ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐOÀN THỊ KIM HOA CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN MA TUÝ TRONG THANH NIÊN HÀ NỘI Ở GIAI ĐOẠN
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
ĐOÀN THỊ KIM HOA
CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN MA TUÝ TRONG THANH NIÊN HÀ NỘI
Ở GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2005
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
ĐOÀN THỊ KIM HOA
CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN MA TUÝ TRONG THANH NIÊN HÀ NỘI
Ở GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 5.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2005
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Xuân Thảo Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2005
Tác giả luận văn
Đoàn Thị Kim Hoa
Trang 4MỤC LỤC
Mở đầu
Chương 1 Thanh niên nguồn lực phát triển của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước
1.1 Nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá
1.2 Thanh niên một trong những nguồn lực quan trọng của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1
7
7
19
Chương 2 Thực trạng công tác phòng, chống tệ nạn nghiện ma tuý
trong thanh niên Hà Nội
2.1 Tình hình kinh tế - xã hội và tình hình thanh niên Hà Nội
2.2 Thực trạng tệ nạn nghiện ma tuý trong thanh niên Hà Nội
2.3 Những kết quả, hạn chế và tồn tại của công tác phòng,
chống tệ nạn nghiện ma tuý trong thanh niên Hà Nội
37
37
43
55
Chương 3 Các giải pháp phòng, chống tệ nạn nghiện ma tuý trong
thanh niên Hà Nội
3.1 Quan điểm, mục tiêu của Đảng, Nhà nước và Thành phố
Hà Nội về công tác phòng chống tệ nạn ma tuý
3.2 Các giải pháp chủ yếu về phòng, chống tệ nạn nghiện ma
tuý trong thanh niên Hà Nội
3.3 Một số đề xuất, kiến nghị
73
73
78
93
Kết luận
102
104
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn và hùng hậu, là nguồn lực quan trọng của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thanh niên và công tác thanh niên có vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã chỉ rõ: "Sự nghiệp đổi mới có thành
công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng Việt Nam" Do vậy việc đào
tạo, bồi dưỡng, rèn luyện thanh niên là một trong những định hướng mang tính chiến lược của Đảng nhằm phát huy sức mạnh nguồn lực thanh niên, một trong những nguồn lực con người quan trọng và quý giá nhất
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra những yêu cầu bức bách và đòi hỏi chúng ta phải đào tạo, bồi dưỡng một thế hệ thanh niên
có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe, giàu ước mơ hoài bão, có lý tưởng cao đẹp,
kế tục trung thành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc Song hiện nay, thanh niên đang đứng trước những khó khăn, thách thức, những tác động tiêu cực của các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma tuý Tệ nạn ma túy đang tấn công vào lớp trẻ, trở thành hiểm họa không chỉ cho một dân tộc, một quốc gia mà còn là hiểm họa chung của toàn nhân loại
Việt nam không nằm ngoài tình trạng trên Từ những năm 90 trở lại đây,
tệ nạn ma túy diễn ra hết sức phức tạp, nghiêm trọng cả về quy mô, mức độ và tính chất Đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VIII Đảng ta chỉ rõ: "Các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy và mại dâm đang
Trang 6lan rộng" Tại văn kiện Đại hội thành phố lần thứ XIII khi đề cập tới những vấn
đề xã hội bức xúc hiện nay cũng chỉ rõ: "Tệ nạn ma túy, mại dâm, mê tín có
chiều hướng gia tăng"
Hồi chuông báo động về sự phát triển của tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên đang vang lên, theo số liệu điều tra cả nước hiện có 142.000 người nghiện có hồ sơ quản lý và con số đó ở Hà Nội là 15.697 người, trong đó thanh niên luôn chiếm tỷ lệ cao (70% - 80%) Tệ nạn nghiện ma túy đã và đang đánh vào tính ưu việt của chế độ xã hội ta, gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên nhiều mặt của đời sống xã hội Ma túy đang hàng ngày, hàng giờ làm tha hóa, băng hoại đạo đức, nhân cách, lối sống, đến thể lực, sức khỏe của một bộ phận thanh niên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nhân lực trẻ Tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng, là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của cả nước nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng
Đứng trước thực trạng trên, từ nhiều năm nay, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm đẩy lùi và bài trừ tệ nạn ma túy nói chung và tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên nói riêng
Từ năm 2000 đến nay, ở Thành phố Hà Nội nhiều băng nhóm buôn lậu ma túy
đã bị triệt phá, tòa án nhân dân các cấp đã xét xử hàng ngàn vụ, với hàng ngàn tên tội phạm ma túy đã bị bắt và lĩnh án tử hình Trong 5 năm qua, Thành phố đã
tổ chức cai nghiện tập trung tại các trung tâm cho hàng nghìn lượt người nghiện
Mặc dù chúng ta đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, nhưng tệ nạn nghiện ma túy, đặc biệt trong tầng lớp thanh niên không giảm mà đang phát triển với tốc độ đáng báo động Tỷ lệ tái nghiện trong thanh niên rất cao, số thanh niên đi cai nghiện thành công chỉ vào khoảng 10 - 20%
Vì sao chúng ta càng chống, tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên lại càng có chiều hướng gia tăng với quy mô, mức độ, tính chất ngày càng phức tạp?
Trang 7Một trong những nguyên nhân hết sức cơ bản đó là, do chúng ta còn thiếu các giải pháp đồng bộ về phòng, chống tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên hiện nay
Bởi vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp đồng bộ để đấu tranh loại
bỏ ma túy ra khỏi đời sống của thanh niên, nhằm góp phần xây dựng nguồn nhân lực thanh niên có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thủ đô và đất nước, là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, khi ma túy trở thành tệ nạn xã hội làm tha hóa, băng hoại đạo đức, lối sống và sức khỏe của một bộ phận thanh niên, đã có nhiều
đề tài nghiên cứu về vấn đề này; cụ thể có một số đề tài và tổng luận sau:
- Năm 1995, Trung ương đoàn Thanh niên Cộng sản đã chỉ đạo xây dựng
"Tổng luận phân tích về phòng chống lạm dụng ma túy trong thanh niên và
những giải pháp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia phòng chống ma túy trong thanh niên"
- Đề tài cấp bộ KTN.95-05 "Những giải pháp thực tiễn trong việc ngăn
chặn tệ nạn mại dâm, ma túy trong thanh thiếu niên" do Thạc sĩ Nguyễn Thị
Bích Điểm (Viện nghiên cứu Thanh niên) làm chủ nhiệm
- Đề tài cấp bộ KTN.97-04 "Vai trò của tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong việc tham
gia phòng chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn dân cư" do Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh
Tâm (Viện nghiên cứu Thanh niên) làm chủ nhiệm
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội - Đề tài khoa học "Tình
hình lạm dụng ma túy trong sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, THCN -
một số biện pháp phòng ngừa ngăn chặn."
- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - Đề tài khoa học "Nghiên cứu các biện
pháp giáo dục phòng chống ma túy trong các trường học"
Trang 8- Nguyễn Vi Hùng "Phương hướng, chính sách, giải pháp đối với công tác
phòng chống ma túy và chữa trị cho người nghiện ma túy" (chuyên đề khoa
học)
Những nghiên cứu trên ít nhiều đã đề cập và đưa ra các giải pháp phòng chống
tệ nạn ma túy trong thanh, thiếu niên Nhìn chung các đề tài đều nghiên cứu ở góc độ rộng đó là tệ nạn ma túy, nó bao gồm cả tình trạng nghiện ma tuý, tội phạm về ma tuý
và các hành vi trái phép khác về ma túy; ở đề tài này chỉ đề cập và đi sâu vào nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phòng, chống tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên Hà Nội
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục đích
Nghiên cứu về con người, nguồn lực con người và thực trạng công tác phòng chống tệ nạn ma tuý và đề ra các giải pháp chủ yếu để phòng chống tệ nạn
nghiên ma tuýtrong thanh niên Hà Nội
3.2 Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên đề tài có nhiệm vụ:
- Hệ thống hoá có lựa chọn và phân tích một số vấn đề chung về vai trò của nguồn lực con người và nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá
- Phân tích, đánh giá thực trạng tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên và công tác phòng chống tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn nghiện
ma túy trong thanh niên Hà Nội
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng:
Bao gồm các giải pháp phòng, chống tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên
4.2 Phạm vi:
Luận văn chủ yếu nghiên cứu thực trạng tình hình, nguyên nhân, hậu quả
tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên trên địa bàn Hà Nội và đặt nó trong mối
Trang 9quan hệ với thanh niên Việt Nam nói chung ở giai đoạn hiện nay (từ năm 2000 đến 2004)
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của Thành phố Hà Nội về vấn đề nguồn nhân lực và công tác phòng, chống tệ nạn ma túy hiện nay
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp các thông tin thứ cấp và phương pháp khảo sát, so sánh, đánh giá
6 Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ vai trò của nguồn nhân lực nói chung và nguồn lực thanh niên nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Đánh giá thực trạng tình hình, những nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên Hà Nội giai đoạn hiện nay và bước đầu đề xuất những giải pháp nhằm góp phần phòng, chống tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng kế hoạch phòng, chống tệ nạn ma túy trong thanh niên Hà Nội; hoặc có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn ma túy trong thanh niên
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tư liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết
Trang 10Chương 1: Thanh niên - nguồn lực phát triển của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước
Chương 2: Thực trạng công tác phòng, chống tệ nạn nghiện ma túy trong
thanh niên Hà Nội
Chương 3: Các giải pháp phòng, chống tệ nạn nghiện ma tuý trong thanh
niên Hà Nội
Trang 11DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ban Dân vận Trung ương (2001), Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác
vận động thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
2 Bộ Lao động thương binh và xã hội - Cục phòng chống tệ nạn xã hội
(1997), Hỏi đáp chính sách pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội và
HIV/AIDS, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
3 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
(30/11/1996), Chỉ thị 06 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng
chống và kiểm soát ma tuý
4 Vũ Ngọc Bừng (1997), Phòng chống ma tuý trong trường học, Nxb Giáo
dục và Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội
5 Đỗ Minh Cương - Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực
giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
6 Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp
hành Trung ương khoá VII Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
7 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
8 Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp
hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
9 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
10 Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
(2001), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ Thành phố Hà Nội
(Lưu hành nội bộ)
Trang 1211 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội, Đề tài khoa
học Tình hình lạm dụng ma tuý trong sinh viên các trường đại học - cao
đẳng - trung học chuyên nghiệp Một số biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn
12 Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
13 Phạm Minh Hạc - Nguyễn Khoa Điềm (2003), Về phát triển văn hoá và xây
dựng con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội
14 Lê Quang Hoan (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội
15 Phong Hiền (1986), Triết học tư sản phương Tây hôm nay, Nxb.Thông tin
lý luận, Hà Nội
16 Vũ Trọng Kim (1999), Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên trong thời
kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
17 V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva
18 V.I.Lênin (1981), Bàn về Thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội
19 C.Mác và Ph.Ăngghen (1982), Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà
Nội
20 C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội
21 C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội
22 C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội
23 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
24 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
25 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Trang 1326 Hồ Chí Minh (1980), Về giáo dục Thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội
27 Hồ Sỹ Quý (chủ biên, 2003) - Viện nghiên cứu con người, Con người và
phát triển con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
28 Từ điển Tiếng Việt (2000), NXB Đà Nẵng
29 Lưu Minh Trị (2000), Hiểm hoạ ma tuý nhận biết và hành động, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội
30 Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Đề tài KTN 95-01,
Kỷ yếu khoa học - Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với việc tạo nguồn nhân lực trẻ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
31 Trung tâm Xã hội học - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1997),
Một số vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay (dành cho cán
bộ lãnh đạo, quản lý), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
32 Văn phòng thường trực phòng chống ma tuý (2001), Chương trình hành động
phòng, chống ma tuý giai đoạn 2001-2005 và một số văn bản pháp luật về phòng, chống ma tuý, Nxb Công an nhân dân
33 Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
(2004), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (hệ Cử nhân chính trị), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội