Tuy nhiên, cũng như tình hình quản lý nhà trường nói chung, công tác quản lý của trường THPT Trần Phú chưa tìm được những biện pháp thật thiết thực nhằm tạo ra một bước đột phá trong đổi
Trang 1KHOA SƯ PHẠM
TRẦN THỊ THANH MAI
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN PHÚ, THÀNH PHỐ VĨ NH YÊN, TỈ NH VĨ NH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giaó dục
Mã số: 60.14.05
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Ngọc Bích
Hà Nội – 2008
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chất lượng dạy học luôn là mục tiêu của quá trình Giáo dục - Đào tạo ở các nhà trường trong hệ thống giáo dục Nhiệm vụ cấp thiết hiện nay ở nước ta
là đảm bảo nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo Nghị quyết Đại hội Đảng
IX đã xác định: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý Giáo dục và Đào tạo, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hoá, xã hội hoá giáo dục” Nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển nhà trường phổ thông Với mục tiêu chuẩn bị cho học sinh những tri thức và kĩ năng về khoa học xã hội - nhân văn, toán học, khoa học tự nhiên, kĩ thuật để họ có thể tiếp tục được đào tạo ở bậc học tiếp theo, nhà trường phổ thông chú trọng phát triển cho học sinh phẩm chất và năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong giai đoạn mới Chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu của cá nhân người học, giáo dục trung học phổ thông đang thực hiện đổi mới từ nội dung chương trình, phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá và hình thức tổ chức dạy học
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12 - 1996), được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể hoá trong các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt Chỉ thị số 14 (4 -
1999) Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
Trang 3cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Sự nghiệp đổi mới
giáo dục trong những năm gần đây đã tập trung mọi cố gắng vào đổi mới chương trình và sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy Đây có thể được coi là một cuộc "cách mạng" từ quan niệm, nhận thức, tư duy đến hành động Điều đó đòi hỏi công tác quản lý nhà trường, đặc biệt là quản lý hoạt động dạy học, cũng phải có những chuyển biến thích hợp
Đánh giá về tình hình đổi mới giáo dục những năm qua, văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Chất lượng giáo dục còn nhiều yếu
kém, khả năng chủ động sáng tạo của học sinh, sinh viên ít được bồi dưỡng, năng lực thực hành của học sinh còn yếu Chương trình, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng nề, chưa thật phù hợp… Công tác quản lý quá trình dạy học, giáo dục, đào tạo chậm đổi mới và có nhiều bất cập” [14, tr.170]
Điều đó cho thấy sự lúng túng trong tìm kiếm biện pháp quản lý, sự chậm chạp trong thay đổi nhận thức và tư duy giáo dục đã làm cho công tác quản lý nhà trường nhiều năm qua bộc lộ một số hạn chế, trong đó quan trọng nhất là chưa có những biện pháp hữu hiệu để thay đổi thật sự một lối học, lối dạy thụ động đã thành nếp quen
Là một cán bộ quản lý cấp cơ sở, được đào tạo nâng cao, tôi càng nhận thức
rõ việc kiện toàn công tác quản lý nhà trường, nhất là quản lý hoạt động dạy học, là hết sức quan trọng và thật sự cần thiết Vì vậy, nghiên cứu thực tế quản lý ở cơ sở
để làm sáng tỏ những vấn đề thuộc lý luận quản lý và tìm ra những biện pháp quản
lý hữu hiệu trong công tác dạy và học ở nhà trường phổ thông là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, đáp ứng yêu cầu của tình hình quản lý nhà trường hiện nay
Trường THPT Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với hơn
60 năm tồn tại và phát triển, đến nay đã có sự ổn định cả về cơ sở vật chất, đội ngũ, nền nếp dạy và học Nhà trường được địa phương tín nhiệm, được quan tâm đầu tư cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như con người Đội ngũ lãnh đạo nhìn chung là mạnh, năng động, sáng tạo trong điều hành quản lý đã
Trang 4bảo đảm cho nhà trường ở thế đi lên vững chắc trong tương quan với các trường THPT trong địa bàn tỉnh nhà Tuy nhiên, cũng như tình hình quản lý nhà trường nói chung, công tác quản lý của trường THPT Trần Phú chưa tìm được những biện pháp thật thiết thực nhằm tạo ra một bước đột phá trong đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học đối với cả đội ngũ giáo viên
và học sinh Thực trạng quản lý ở trường THPT Trần Phú vì thế có thể coi như tiêu biểu cho thực trạng quản lý nhà trường ở tỉnh Vĩnh Phúc, cả về điểm mạnh và những gì chưa mạnh
Với mong muốn nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông Trần Phú sẽ tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của công tác quản lý nhà trường nói chung, từ đó tìm ra nguyên nhân và những biện pháp thích hợp không chỉ đối với trường Trung học phổ
thông Trần Phú, nên tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” để nghiên cứu Tôi mong muốn xác định được những biện pháp có tính
tổng thể để hoàn thiện công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông Làm tốt đề tài này cũng sẽ góp phần tạo ra mô hình quản lý chung hoạt động dạy học của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, đáp ứng yêu cầu cải cách chương trình và đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu
Xác định một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Trung học phổ thông Trần Phú và các trường
Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích đề ra, luận văn dự kiến triển khai các nhiệm
vụ nghiên cứu dưới đây:
Trang 5- Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy học nói chung và trong trường THPT nói riêng
- Đánh giá thực trạng hoạt động dạy học và hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; phân tích những điểm mạnh, những hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế trong công tác này
- Xác định một số biện pháp khả thi cho công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
4 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Thực tiễn quản lý hoạt động dạy học ở trường
THPT Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
4.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường
THPT Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
5 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Để bảo đảm tính khả thi, đề tài tập trung nghiên cứu việc quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
từ năm 2005 đến nay
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa khoa học: Luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về công
tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT và đẩy mạnh sự phát triển của ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc
6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động
dạy học ở trường THPT Trần Phú nói riêng nhưng cũng có thể khái quát ở mức
độ nhất định cho các trường THPT địa bàn Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúcđể chỉ ra những hạn chế cần khắc phục trong công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT hiện nay Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường THPT Trần Phú cũng có thể ứng dụng để nâng cao chất lượng dạy học nói chung Chính vì trường THPT Trần
Trang 6Phú đã được xác định là trường chất lượng cao, cho nên các vấn đề nghiên cứu
về nhà trường càng thể hiện rõ thực tiễn giáo dục THPT hiện nay
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết, các văn kiện của Đảng và Nhà
nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về công tác quản lý hoạt động dạy học trong trường THPT; tham khảo, phân tích các tài liệu khoa học, sách báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xác định khung lý luận của đề tài
7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra, quan sát, thu thập thông tin, phân tích số liệu, dữ liệu; Dự giờ, khảo sát thực tế và xác định tính khả thi của biện pháp ở trường THPT Trần Phú
7.3 Phương pháp bổ trợ
Phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia và các cán bộ quản lý
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong ba chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy học và nâng cao
chất lượng dạy học ở trường Trung học phổ thông
- Chương 2: Thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy
học ở trường THPT Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT
Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 7CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường là những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hết sức quan tâm Việc chú trọng tới các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường
luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng
Những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã đề cập đến vấn đề cốt lõi của quản lý và quản lý giáo dục như: F.W.Taylor (1911), G.Mayor,
P.Druckev
Nhiều nhà sư phạm trong nước như: Hà Thế Ngữ (1991), Hồ Ngọc Đại, Đặng Vũ Hoạt (1988), Trần Kiều (1997), Thái Duy Tuyên (1998), Nguyễn Văn
Lê (1996) đã tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề về vị trí, vai trò của việc tổ chức quá trình dạy học, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dạy học; Những ưu điểm và nhược điểm của hình thức dạy học trên lớp, bản chất và mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học, vai trò của người dạy và
người học; việc đổi mới nội dung cũng như cách thức tổ chức dạy học
Gần đây, đứng trước nhiệm vụ đổi mới giáo dục đào tạo nói chung và đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nói riêng, nhiều nhà giáo dục học, tâm lý học như Phạm Viết Vượng (2000), Đặng Thành Hưng (2002), Nguyễn Văn Đản đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng nâng cao tính hiện đại và gắn khoa học với đời sống thực tiễn sản xuất, vấn đề lấy học sinh làm trung tâm; Những nghiên cứu công phu của các tác giả như Nguyễn Đức Chính, Đặng Quốc Bảo (2004), Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Nguyễn Công Bằng, Cao Duy Bình… đều tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Trang 8Nhiều cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông trong cả nước cũng
đã đầu tư nghiên cứu về các biện pháp quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chẳng hạn như luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý
giáo dục của các tác giả: Đỗ Thị Minh với đề tài: “Các biện pháp quản lý
nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Việt Yên tỉnh
Bắc Giang” (2005); Trần Thị Lụa với đề tài “Những biện pháp quản lý hoạt
động dạy và học theo yêu cầu đổi mới giáo dục của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ”(2006); Nguyễn Thị Kim
Chung với đề tài: “Các biện pháp quản lý quá trình dạy học nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục ở các trường THPT Thành phố Hải phòng” (2006)
Luận văn của các tác giả hầu hết đã nêu lên những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông, trong đó có các biện pháp quản lý hoạt động dạy học Đó là những công trình có giá trị về lý luận và thực tiễn, phù hợp với việc thực hiện chức trách của Hiệu trưởng, đồng thời giúp các cán bộ quản lý nhà trường nói chung và Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông tham khảo để vận dụng trong công tác quản lý của mình
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, vấn đề nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng dạy học ở các trường THPT cũng đã được quan tâm nghiên cứu, song việc triển khai chưa thật hiệu quả Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn này tác giả muốn dựa vào cơ sở lý luận của công tác quản lý, để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Trần Phú tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần thực hiện đổi mới giáo dục đáp ứng yêu cầu phân ban hiện nay Nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học cần nhiều yếu tố tác động, trong đó hoạt động quản lý, chỉ đạo chuyên môn là yếu tố quan trọng và cấp thiết trong suốt quá trình dạy học Nhân tố quyết định đến chất lượng dạy học chính là đội ngũ giáo viên; kết quả học tập của học sinh cơ bản phụ thuộc vào kiến thức và năng lực sư phạm của tập thể đội ngũ giáo viên Người quản lý phải biết tổ
Trang 9chức, chỉ đạo chặt chẽ, sử dụng phù hợp các biện pháp quản lý để tạo động lực thúc đẩy người thầy say mê, yêu nghề, yên tâm công tác, phát huy khả năng của mình và cống hiến nhiều nhất cho công tác giảng dạy và giáo dục
Sau đây là phần trình bày tóm tắt những khái niệm cơ bản làm khung lý luận của đề tài
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.1.1 Quản lý
Quản lý là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi xã hội, mọi quốc gia và trong mọi thời đại Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý:
Tác giả của “Kỷ nguyên vàng” trong quản lý, Frederik Winslon Taylo
(1856 - 1915), người Mỹ đã thể hiện tư tưởng cốt lõi của mình trong quản lý
là: “Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải chuyên môn hoá và đều phải
quản lý chặt chẽ”; "Quản lý là biết được điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”
Có thể dẫn ra một vài quan niệm khác nữa về quản lý như sau: "Quản lý
là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo), kiểm tra" [9, tr 01]
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, nhà xuất bản Giáo dục năm 1998
thì: “Quản lý là tổ chức và điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan”
Các tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một quá
trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định” [24, tr 29]
Như vậy, quản lý là hoạt động vốn có của xã hội ở bất kỳ trình độ phát triển nào Bản chất của quản lý là một loại lao động, xã hội càng phát triển, các loại hình lao động càng phong phú, phức tạp thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu suất lao động Dù quản lý được
Trang 10quan niệm thế nào chăng nữa, về tổng quan cú thể khỏi quỏt: quản lý là sự tỏc động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn cỏc quỏ trỡnh xó hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đớch đó đề ra
Quản lý cú bốn chức năng cơ bản, đú là kế hoạch hoỏ, tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra Mối quan hệ giữa cỏc chức năng quản lý thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ của cỏc chức năng quản lý
Chức năng của quản lý được diễn đạt theo nhiều cỏch:
- “Chức năng quản lý là tập hợp cỏc nhiệm vụ mà chủ thể quản lý phải
thực hiện để đạt mục đớch và mục tiờu quản lý đề ra” [31, tr 141]
- “Chức năng quản lý là dạng hoạt động quản lý thụng qua đú chủ
thể quản lý tỏc động vào khỏch thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiờu nhất định” [27, tr 58]
Cỏc chức năng cơ bản của quản lý gắn kết với nhau, chi phối lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất của hoạt động quản lý
1.2.1.2 Quản lý giỏo dục
Quản lý giỏo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp cỏc lực lượng xó hội nhằm đẩy mạnh cụng tỏc đào tạo thế hệ trẻ theo yờu cầu phỏt triển xó hội Cú nhiều cỏch tiếp cận khỏc nhau về quản lý giỏo dục, ở đõy chỳng ta chỉ đề cập đến khỏi niệm quản lý giỏo dục trong phạm vi quản lý
một hệ thống giỏo dục chung mà hạt nhõn là hệ thống cỏc trường học
Kế hoạch
hóa
Chỉ đạo
Kiểm tra