KỸ THUẬT GẮP DỊ VẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA QUA NỘI SOI 1. ĐẠI CƯƠNG: Dị vật đường tiêu hóa nhất là dị vật thực quản là một cấp cứu có tính phổ biến, là một tai nạn, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỷ lệ tử vong cao. Dị vật thường gặp như: Xương cá, xương gà Viên thuốc còn vỏ Răng giả Đồng xu Thường nhất là xương động vật (cá, gia cầm, lợn ). Xương động vật ngày thứ hai trở đi đã có thể gây áp xe trung thất, xương nhọn có thể xuyên thủng động mạch lớn, đều là biến chứng nguy hiểm Những bất thường về cấu trúc của thực quản làm tăng nguy cơ của dị vật hoặc tắc nghẽn thực quản như: Túi thừa thực quản, u thực quản, co thắt tâm vị Các biến chứng của dị vật đường tiêu hóa bao gồm: hình thành loét, thủng, tắc, hình thành lỗ dò, xuất huyết, áp xe, nhiễm khuẩn huyết 2. CHẨN ĐOÁN: 2.1. Lâm sàng: Bệnh nhân thường có cảm nuốt vướng và nuốt đau sau hõm ức, xương ức, ứa nhiều nước bọt, nôn ói do dị vật vướng lại tại thực quản trên và thực quản dưới Bệnh nhân có tình trạng đau thượng vị, hội chứng dạ dày tá tràng do dị vật gây sang chấn cho dạ dày và tá tràng, cũng có trường hợp gây triệu chứng của hẹp môn vị do dị vật tương đối lớn 2.2. Cận lâm sàng: 2.2.1. X quang: Đa số dị vật có thể phát hiện khi chụp X quang, tuy nhiên một số ít không thấy được trên film X quang X quang tim phổi thẳng: nếu nghi ngờ dị vật vướng lại tại thực quản trên và dưới X quang bụng đứng không sửa soạn để đánh giá dị vật tại dạ dày: hình dạng, kích thước, đã qua khỏi dạ dày chưa Một số trường hợp tại thời điểm chụp X quang mà dị vật còn nằm tại D1 của hành tá tràng thì nội soi khẩn cấp có thể vẫn gặp được dị vật (loại nhỏ) và gắp kịp thời (vì D2 là nơi dị vật có thể đi khá nhanh nếu có thể) Nếu dị vật có tính cản quang thì quan sát được kích thước và vị trí của dị vật là chính xác) 2.2.2. Nội soi: Đánh giá chính xác vị trí, kích thước, và các tổn thương do dị vật gây ra. Qua nội soi có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để gắp dị vật Nội soi gây mê, hội chẩn ngoại khoa trong trường hợp tiên lượng cuộc soi kéo dài hoặc có khả năng thất bại 2.2.3. Chụp cắt lớp: Sử dụng trong trường hợp không phát hiện dị vật trên X quang 2.2.4. Các xét nghiệm tiền phẫu: TQ, TCK, nhóm máu ABO, Rh. trong 1 số trường gắp qua ngả nội soi thất bại, cần phải can thiệp ngoại 3. CHỈ ĐỊNH NỘI SOI: o Các dị vật tại thực quản dạ dày o Các dị vật lớn có nguy cơ tắc nghẹt o Các dị vật có khả gây tổn thương thành dạ dày o Bệnh nhân phải hợp tác nội soi gắp dị vật 4. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: o Bệnh nhân không hợp tác o Nghi các dị vật này đã làm thủng thực quản dạ dày o Dị vật đã trôi qua khỏi D2 5. QUI TRÌNH THỦ THUẬT: 5.1. Dụng cụ và thuốc: o Máy nội soi và nguồn sáng o Thuốc tê, bôi trơn họng: Xylocain gel, Xylocain spray o Kìm răng chuột o Kìm ba chấu o Rọ lấy dị vật o Thòng lọng cắt polyp 5.2. Nhân sự: o Bác sĩ nội soi: 01 o Kỹ thuật viên: 02 o Ekíp hồi sức hỗ trợ trong trường hợp bệnh nhân cần được đặt nội khí quản bảo vệ đường thở khi nội soi 5.3. Chuẩn bị bệnh nhân: o Giải thích, ký cam kết o Đánh giá tổng trạng bệnh nhân, chỉ định, chống chỉ định o Gây tê vùng hầu họng bằng Xylocain 2% o Tháo răng giả nếu có o Đặt ngáng miệng bảo vệ máy soi o Bệnh nhân nằm nghiêng trái 5.4. Kỹ thuật: o Đặt máy soi, kiểm tra vị trí kích thước của dị vật, kiểm tra kỹ tổn thương của ống tiêu hóa do dị vật gây ra o Lựa chọn dụng cụ thích hợp để gắp dị vật tùy theo hình dạng kích thước của dị vật. Dị vật hình tròn thường lựa chọn rọ lưới gắp dị vật. Đồng xu được gắp ra tốt nhất bằng kìm răng chuột, thòng lọng cắt polyp hoặc rọ lưới o Với những sắc bén khi gắp có thể gây tổn thương niêm mạc thì có thể dùng cap. o Sau khi đã cố định chắc dị vật thì kéo ra từ từ, vừa kéo vừa quan sát tránh làm tổn thương niêm mạc 5.5. Theo dõi sau thủ thuật: o Theo dõi bệnh nhân sau thủ thuật nếu có nghi nghờ thủng hay chảy máu 6. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ: o Chảy máu: Tiêm và kẹp cầm máu, nếu không hiệu quản => xử trí ngoại khoa o Thủng: xử trí ngoại khoa TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bệnh viện Chợ Rẫy Khoa nội soi( 2007), “ Lấy dị vật thực quản dạ dày qua nội soi ”, Tài liệu giảng dạy 2. Uptodate 2014 “Ingested íoreign bodies and food impactions in adults”