PHƯƠNG PHÁP, kỹ thuật THẮT TRĨ nội BẰNG VÒNG CAO SU nội SOI CHẨN đoán CAN THIỆP

4 461 1
PHƯƠNG PHÁP, kỹ thuật THẮT TRĨ nội BẰNG VÒNG CAO SU  nội SOI CHẨN đoán CAN THIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP THẮT TRĨ NỘI BẰNG VÒNG CAO SU 1. Đại cương Trĩ nội là cấu trúc mạch máu bình thường ở ống hậu môn. Đặc điểm chủ yếu dễ nhận ra bệnh trĩ là: đi cầu ra máu tươi (có thể dính phân, nhỏ từng giọt hoặc thành tia hoặc thấy máu tươi trên giấy vệ sinh), ngứa hậu môn, búi mềm sa ra hậu môn và gây đau do thuyên tắc. Dù vậy cũng cần xác chẩn bằng nội soi hậu môn trực tràng, soi ống hậu môn hoặc soi đại tràng Trĩ nội được chia làm 4 độ theo Goligher: ­ Độ I: nằm trong ống hậu môn, không sa ra ngoài ­ Độ II: trĩ sa ra ngoài khi rặn và tự chui vào ống hậu môn ­ Độ III: trĩ sa ra ngoài và không tự chui vào ống hậu môn mà phải đẩy vào ­ Độ IV: Trĩ sa ra ngoài không đẩy vào được Các phương pháp điều trị trĩ nội thường được áp dụng: ­ Thắt búi trĩ nội bằng vòng cao su hay thắt thun trĩ nội ­ Đốt bằng hồng ngoại (nfrared coagulation) ­ Chích xơ búi trĩ ­ Phẫu thuật Phương pháp thắt trĩ nội bằng vòng cao su: ­ Được đề xuất 1870 bởi Von Lanenbeck, tái khám phá bởi Blaisdell ­ Mãi đến năm 1963, Barron cải tiến thắt bằng vòng cao su và được áp dụng cho đến ngày nay ­ Chi phí thấp, hiệu quả, dễ thực hiện và không cần gây mê, bệnh nhân chấp nhận nhiều hơn hơn các phương pháp khác. So với phẫu thuật, phương pháp này ít xâm lấn, ít gây biến chứng và ít đau hơn ­ Có thể kết hợp với chích xơ ­ Mỗi lần chỉ thắt 1­ 2 búi. Số lần thắt khoảng 3­4 lần, cách nhau 2­3 tuần ­ Tỉ lệ thành công 70 ­ 97% tùy thuộc vào kỹ thuật thắt, mức độ của trĩ nội. Nếu thất bại cần xem xét điều trị bằng phẫu thuật 2. Chỉ định Trĩ nội độ II, III không đáp ứng với điều trị nội. Tốt nhất là các búi trĩ phải tách biệt nhau 3. Chống chỉ định ✓ Bệnh nhân đang dùng kháng đông ✓ Có tình trạng nhiễm trùng vùng hậu môn ­ trực tràng ✓ Trĩ nội độ IV quá lớn ✓ Trĩ nội có thuyên tắc cấp ✓ Trĩ nội kèm nứt hậu môn mạn ✓ Trĩ ngoại 4. Qui trình kỹ thuật 4.1. Chuẩn bị: ✓ Nhân sự: 1 Bác sĩ và 1 kỹ thuật viên phụ V Chuẩn bị dụng cụ: Ồng soi hậu môn cứng Hệ thống máy Wolf: nguồn sáng, vi xử lý, máy hút Kìm có đầu gắn vòng cao su nhờ nón hình trụ, đuôi gắn nối với máy hút ✓ Chuẩn bị bệnh nhân: o Trước khi tiến hành thủ thuật: bệnh nhân được thụt tháo sạch hoặc bơm hậu môn 1 tube Fleet Enema 133mL sau đó đi cầu sạch o Giải thích và ký cam kết thủ thuật o Ngưng thuốc kháng đông, thuốc kháng kết tập tiểu cầu, NSAIDs 3­5 ngày trước và sau thủ thuật. o Tư thế bệnh nhân: nằm nghiêng trái 4.2. Thực hiện ✓ Lắp vòng cao su vào nòng thắt của kìm ✓ Đặt ống soi hậu môn, rút nòng, điều chỉnh ống thông để xác định búi trĩ cần thắt ✓ Đưa kìm vào ống thông và hút búi trĩ cần thắt vào trong lòng đầu có gắn vòng cao su ✓ Bóp cò trên kìm để vòng cao su thắt chặt búi trĩ ✓ Kiểm tra và dặn dò bệnh nhân 5. Biến chứng sau thắt búi trĩ bằng vòng cao su ✓ Thường hiếm. Than phiền chủ yếu là đau sau thủ thuật, đau nhiều thường do co thắt cơ hậu môn và thắt thấp dưới đường lược ✓ Chảy máu: xảy ra ở tuần đầu sau thủ thuật do búi trĩ xơ hóa, loét và rụng tróc ra, thường sẽ tự cầm. Trong trường hợp nặng đòi hỏi phải mổ khâu cầm máu ✓ Loét: Vết loét sau thắt dây thun có thể lan rộng trong ống hậu môn và tạo ra nứt kẽ hậu môn. Biến chứng này này nên điều trị bảo tồn trừ khi kéo dài nhiều tuần lễ không khỏi ✓ Nhiễm trùng: hiếm gặp nhưng có thể tạo thành áp xe tại vị trí thắt, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết Nhiễm trùng với vi trùng Clostridium có thể gây tử vong vì thế cần cho kháng sinh liều cao ngay khi nghi ngờ biến chứng này. Cần mổ cắt lọc loại mô hoại tử và lấy bỏ dây thun. Khi nhiễm trùng quá nặng cần làm hậu môn nhân tạo để cứu mạng bệnh nhân 6. Chăm sóc bệnh nhân sau thắt trĩ bằng vòng cao su ✓ Trọn tuần lễ sau bệnh nhân không được hoạt động nặng. Trong 48 đến 72 giờ đầu tiên khi có cảm giác mắc rặn bệnh nhân phải ngồi ngâm nước ấm ✓ Bệnh nhân phải ăn lỏng để tránh gây rặn nhiều khi đi tiêu. Nếu cần có thể dùng thuốc nhuận trường nhẹ ✓ Nếu đau nhiều có thể cho bệnh nhân uống acetaminophen ✓ Khi ra về cần dặn bệnh nhân trở lại ngay có biến chứng Tài liệu tham khảo 1. David E Rivadeneira, MD. Outpatient and surgical procedures for hemorrhoids. 2012. Uptodate 20.3 2. Technical Review on the Diagnosis and Treatment of Hemorrhoids. American Gastroenterological Association. Gastroenterology Vol. 126, No. 5, 2004;126:1463­1473 3. Pradeep Saxena. Hemorrhoid Ligation. Medscape. Jun 20, 2013 (http://emedicine.medscape.com/article/1892099­overview)

Ngày đăng: 09/11/2016, 03:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan