Việc xác định doanh thu và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp là khâu rất quan trọng trong công tác kế toán, là mối quan tâm hàng đầu, và là nhiệm vụ thường xuyên chiến lược.Thật vậy,
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
- -
KẾ TỐN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CƠNG TY
Giáo viên hướng dẫn:
NGƯT Phan Đình Ngân
Trang 2L ỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp cũng như hoàn thành chương trình
4 năm Đại học, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ quý thầy, quý cô
của Trường Đại học Kinh tế Huế nói chung và quý thầy cô của Khoa Kế toán- Kiểm toán nói riêng
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô
đã tận tâm hướng dẫn em qua những lần học tập khi ngồi dưới ghế nhà trường, trao đổi
về lĩnh vực kế toán tài chính, giúp em mở mang, đầy đủ kiến thức để làm bài khóa
luận, mở rộng tầm hiểu biết, hiểu sâu hơn về lĩnh vực chuyên môn để hành trang kĩ lưỡng cho chúng em sau này bước vào đời
Đặc biệt, em xin gửi lời biết ơn đến NGƯT Phan Đình Ngân đã tận tậm, chu đáo hướng dẫn, dạy bảo, giúp em thực hiện bài khóa luận một cách hoàn thiện nhất Nếu không có sự hướng dẫn, dạy bảo, sự giúp đỡ của thầy thì em nghĩ bài khóa luận này khó có thể mà hoàn thiện được Một lần nữa em xin cảm ơn thầy!
Qua đây, em cũng cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Sài Gòn đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại Công ty Cảm ơn các anh,chị làm việc trong phòng Kế toán đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập, thu thập số liệu
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện khóa luận một cách hoàn chỉnh nhất, song do mới buổi đầu thực tập, tìm hiểu thu thập số liệu của Công ty, cũng như hạn
chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót nhất định Em rất mong nhận được sự đóng góp từ quý thầy cô để bài khóa luận được hoàn
Trang 3MỤC LỤC
L ỜI CẢM ƠN i
M ỤC LỤC ii
B ẢNG KÊ TỪ VIẾT TẮT v
DANH M ỤC BẢNG vi
DANH M ỤC SƠ ĐỒ vii
DANH M ỤC BIỂU viii
Ph ần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Bố cục đề tài 3
PH ẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ 4
1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Thương mại và Dịch vụ 4
1.1.1.Ý nghĩa, vai trò của hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 4
1.1.1.1 Ý nghĩa và vai trò của hạch toán doanh thu, thu nhập 4
1.1.1.2 Ý nghĩa và vai trò của việc hạch toán xác định kết quả kinh doanh 5
1.1.2 Yêu cầu và nhiệm vụ quản lý 5
1.1.2.1 Yêu cầu quản lý 5
1.1.2.2.Nhiệm vụ quản lý 5
1.2 Những nội dung cơ bản về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Thương mại và Dịch vụ 6
1.2.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6
1.2.1.1 Các khái niệm về doanh thu 6
1.2.1.2 Đặc điểm về doanh thu 7
tế Hu
ế
Trang 41.2.1.3 Điều kiện ghi nhận doanh thu 8
1.2.2 Các khoản giảm trừ doanh thu 9
1.2.3 Xác định kết quả hoạt động kinh doanh 10
1.2.3.1 Khái niệm 10
1.2.3.2 Cách xác định kết quả kinh doanh 10
1.2.3.3 Cách tính thuế TNDN 11
1.2.4 Hình thức kế toán 11
1.2.4.1 Sổ sách, chứng từ 11
1.2.4.2 Nội dung và kết cấu các tài khoản sử dụng trong kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh theo Quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 12
1.2.5 Một số phương pháp hạch toán chủ yếu doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Thương mại và Dịch vụ 18
1.2.5.1 Hạch toán về doanh thu, thu nhập 18
1.2.5.2 Hạch toán về các khoản giảm trừ doanh thu 21
1.2.5.3 Phương pháp kế toán kết chuyển và xác định kết quả kinh doanh 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QU Ả KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SÀI GÒN 24
2.1.Giới thiệu về Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Sài Gòn 24
2.1.1.Khái quát về Công ty 24
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty 24
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh 25
2.1.4 Phương hướng phát triển của Công ty 27
2.1.5.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 28
2.1.5.1 Chức năng 28
2.1.5.2 Nhiệm vụ 28
2.1.6.Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 29
2.1.7 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 32
2.1.7.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán 32
2.1.7.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 32
2.1.7.3 Chế độ, chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 34
2.1.7.4 Hình thức kế toán áp dụng 35
tế Hu
ế
Trang 52.1.8 Tình hình nguồn lực tại Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Sài Gòn 36
2.1.8.1 Tình hình lao động tại Công ty 37
2.1.8.2.Tình hình tài sản và nguồn vốn 39
2.1.8.3.Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 42
2.2 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Sài Gòn 45
2.2.1.Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ tại Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Sài Gòn 45
2.2.2.Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty 45
2.2.2.1 Kế toán doanh thu tại Công ty 45
2.2.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 53
2.2.3.Kế toán xác định kết quả kinh doanh 53
2.2.3.1 Kế toán giá vốn hàng bán 53
2.2.3.2 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 56
2.2.3.3.Kế toán doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính 63
2.2.3.4 Kế toán các khoản thu nhập khác và chi phí khác 69
2.2.3.5 Thuế thu nhập doanh nghiệp 78
2.2.3.6.Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Sài Gòn 80
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC K Ế TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY C Ổ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SÀI GÒN 85
3.1 Nhận xét về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Sài Gòn 85
3.1.1 Ưu điểm 85
3.1.2 Nhược điểm 86
3.2 Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Sài Gòn 87
PH ẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
1.Kết luận 90
2.Kiến nghị 91
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 92
tế Hu
ế
Trang 6HĐTC - Hoạt động tài chính SDCK - Số dư cuối kỳ
SPHH - Sản phẩm hàng hóa
CPBH - Chi phí bán hàng CPQLDN - Chi phí quản lý doanh nghiệp TNDN - Thu nhập doanh nghiệp DTHĐTC - Doanh thu hoạt động tài chính
TSCĐ - Tài sản cố định HBBTL - Hàng bán bị trả lại CKGT - Các khoản giảm trừ GGHB - Giảm giá hàng bán
tế Hu
ế
Trang 8DANH M ỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kết chuyển xác định kết quả kinh doanh 23
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 29
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty 32
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi chép của hình thức Chứng từ ghi sổ 35
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tài khoản 911 (quý IV/2014) 82
tế Hu
ế
Trang 9DANH M ỤC BIỂU
Biểu 2.1: Hóa đơn Giá trị gia tăng 47
Biểu 2.2: Hóa đơn Giá trị gia tăng 49
Biểu 2.3: Sổ cái tài khoản 511 50
Biểu 2.4: Sổ cái tài khoản 511 52
Biểu 2.5: Phiếu xuất kho 55
Biểu 2.6: Sổ cái tài khoản 632 56
Biểu 2.7: Sổ cái tài khoản 641 58
Biểu 2.8: Giấy Báo Nợ ngân hàng 61
Biểu 2.9: Sổ cái tài khoản 642 63
Biểu 2.10: Giấy báo có ngân hàng 65
Biểu 2.11: Sổ cái tài khoản 515 66
Biểu 2.12: Sổ cái tài khoản 635 68
Biểu 2.13: Hóa đơn Giá trị gia tăng 70
Biểu 2.14: Hóa đơn Giá trị gia tăng 72
Biểu 2.15: Sổ cái tài khoản 711 73
Biểu 2.16: Hóa đơn Giá trị gia tăng 75
Biểu 2.17: Ủy Nhiệm Chi 76
Biểu 2.18: Sổ cái tài khoản 811 77
Biểu 2.19: Sổ cái tài khoản 821 79
Biểu 2.20: Sổ cái tài khoản 911 83
Biểu 2.21: Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 84
tế Hu
ế
Trang 10Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế nhiều thành phần của cơ chế thị trường như hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải biết cạnh tranh nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình Vì thế, muốn có chỗ đứng trên thị trường, muốn có sự tồn
tồn tại lâu dài thì mỗi doanh nghiệp cần có sự cố gắng, có các chính sách chiến lược phát triển và có hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh hay nói cách khác lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp Làm như thế nào để doanh nghiệp mình hoạt động có hiệu quả, thu
về lợi nhuận cao, thu nhập doanh nghiệp không những bù đắp được chi phí mà còn
phải có lãi, đó là câu hỏi mà doanh nghiệp thường xuyên quan tâm và tìm cách đạt được nó Bất cứ một doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng muốn lợi nhuận đạt tối đa,
để có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải có mức doanh thu hợp lý, là phần dôi ra khi đã
bù đắp được chi phí bất biến và chi phí khả biến mà doanh nghiệp phải bỏ ra Doanh nghiệp cần phải đặt ra cho mình phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, việc bán sản
phẩm tạo ra doanh thu tốt, quản lý tốt các chi phí trong doanh nghiệp để từ đó đạt được
mục tiêu đã đặt ra
Việc xác định doanh thu và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp là khâu rất quan trọng trong công tác kế toán, là mối quan tâm hàng đầu, và là nhiệm vụ thường xuyên chiến lược.Thật vậy, việc xác định kết quả kinh doanh giúp cho nhà quản trị có được cách nhìn đúng đắn hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, biết được trong kỳ doanh nghiệp làm ăn như thế nào, hiệu quả ra sao, đã đạt được những gì doanh nghiệp đặt ra trước đó hay chưa Đồng thời cho phép đánh giá hiệu quả quản lý trong giai đoạn hiện tại để kịp thời đưa ra các quyết định nhằm điều chỉnh và định hướng cho doanh nghiệp các giai đoạn tiếp theo Vì vậy, việc thực hiện hệ thống kế toán về việc tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là một việc rất cần thiết, bắt buộc,
sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc xác định hiệu quả kinh doanh, giúp được cho nhà
quản lý, nhà quản trị trong việc điều hành kinh doanh sản xuất
tế Hu
ế
Trang 11Nhận thức tầm quan trọng bộ phận kế toán về doanh thu và xác định kết quả
kinh doanh, em đã quyết định chọn đề tài “Kế toán doanh thu và xác định kết quả
khóa luận của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài giúp góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Thương mại và Dịch vụ Nghiên cứu thực trạng về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Sài Gòn
Đưa ra nhận xét đánh giá Công ty, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định hiệu quả kinh doanh trong Công ty
3 Đối tượng nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Sài Gòn, khóa luận
tốt nghiệp đi sâu nghiên cứu các nội dung, phương pháp và qui trình kế toán doanh thu
và xác định kết quả kinh doanh Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Sài Gòn
4 Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện tại Công ty Cổ phần Thương mại Dịch
vụ Sài Gòn Được nghiên cứu đề tài tại trụ sở chính, phòng kế toán của Công ty Cổ
phần Thương mại Dịch vụ Sài Gòn
• Phạm vi thời gian: Thời gian thu thập, nghiên cứu khoảng từ ngày 22/1/2015 đến ngày 16/5/2015 Số liệu được phân tích trong các năm từ năm 2012 đến năm 2014
Về phần công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh lấy ví dụ làm minh họa tháng 12 năm 2014
5 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận trong đợt thực tập, em đã sử dụng các phương pháp như là phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thu thập thông tin,
và phương pháp xử lý,tổng hợp, phân tích số liệu để hoàn thiện kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Sài Gòn
tế Hu
ế
Trang 12- Về phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc, tham khảo, tìm hiểu các giáo trình
của các giảng viên biên soạn, các sách ở thư viện và một số bài khóa luận tốt nghiệp
của các anh chị khóa trước để có cơ sở cho đề tài nghiên cứu
- Về phương pháp thu thập thông tin: Thu thập số liệu kế toán thống kê tại Công
ty nhằm phục vụ cho việc giới thiệu Công ty và phân tích khái quát tình hình tài chính
của Công ty Đặt câu hỏi cho những người liên quan, tìm hiểu chức năng và nhiệm vụ
của từng nhân viên trong Công ty
- Về phương pháp xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu: Dựa trên những số liệu đã thu thập được, tiến hành xử lý số liệu thô và chọn lọc để đưa vào khóa luận một cách phù hợp, khoa học Tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được, chia nhỏ các vấn đề làm đơn giản hóa, từ đó nêu nhận xét đánh giá các chỉ tiêu phân tích
6 Bố cục đề tài
Bố cục khóa luận gồm có 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Thương mại và Dịch vụ
Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Sài Gòn
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Sài Gòn
Phần III: Kết luận và Kiến nghị Đạ i h
tế Hu
ế
Trang 13PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ 1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Thương mại và Dịch vụ
Tổ chức công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp là việc hết sức cần thiết giúp cho người quản lý nắm bắt được tình hình hoạt động và đẩy mạnh việc kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp mình
1.1.1.1 Ý nghĩa và vai trò của hạch toán doanh thu, thu nhập
Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp Trước hết, doanh thu là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái sản xuất
giản đơn cũng như tái sản xuất mở rộng Doanh thu còn là nguồn để các doanh nghiệp
có thể thực hiện nghĩa vụ với nhà nước như nộp các khoản thuế theo quy định Trường hợp doanh thu không đảm bảo chi phí đã bỏ ra doanh nghiệp sẽ khó khăn về tài chính Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tất yếu dẫn đến phá sản
Thông qua tiêu thụ giá trị hàng hóa, cung cấp dịch vụ được thực hiện, các vấn đề liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được xác định như: số lượng, chất lượng, chủng loại,
thời gian phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Tiêu thụ xét trên toàn bộ nền kinh
tế quốc dân là điều kiện cần thiết để tái sản xuất Tiêu thụ là đảm bảo duy trì sự liên
tục của hoạt động kinh tế, đảm bảo mối liên hệ mật thiết giữa các khâu trong quá trình tái sản xuất
Như vậy, tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh thương mại Vì vậy, để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hóa cũng như hoàn thiện hạch toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa là điều cần thiết
tế Hu
ế
Trang 141.1.1.2 Ý nghĩa và vai trò của việc hạch toán xác định kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và
hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định, được biểu hiện bằng số
tiền lãi hay lỗ
Kế toán xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trong việc xác định lượng hàng hóa,
dịch vụ tiêu thụ trong kỳ, biết được xu thế phát triển doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp
sẽ đưa ra chiến lược kinh doanh cụ thể trong các chu kỳ tiếp theo Do đó, đòi hỏi kế toán doanh nghiệp phải xác định và phản ánh một cách đúng đắn kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp mình trong từng thời kỳ
1.1.2.1 Yêu cầu quản lý
Đối với doanh nghiệp Thương mại và Dịch vụ, yêu cầu quản lý nghiệp vụ tiêu
thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ là quá trình quản lý về số lượng, chất lượng hàng hóa,
dịch vụ bao gồm quản lý từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra
1.1.2.2.N hiệm vụ quản lý
Để phát huy được vai trò thực sự của kế toán là công cụ quản lý kinh tế ở doanh nghiệp thì kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Lập các chứng từ kế toán để chứng minh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mở sổ
kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết để phản ánh tình hình khối lượng hàng hóa tiêu
thụ, dịch vụ đã cung cấp, ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các chỉ tiêu khác
- Phân bổ chi phí trong kỳ cho số hàng hóa tiêu thụ, dịch vụ đã cung cấp Về tiêu
thụ hàng hóa, kế toán quản lý chặt chẽ tình hình biến động và dự trữ kho hàng hóa, phát hiện, xử lý kịp thời hàng hóa ứ đọng
- Lựa chọn phương pháp và xác định đúng giá vốn hàng bán để đảm bảo độ chính xác của chỉ tiêu lãi gộp
- Xác định kết quả bán hàng và cung cấp dịch vụ và thực hiện chế độ báo cáo Theo dõi, thanh toán kịp thời công nợ với nhà cung cấp và khách hàng
tế Hu
ế
Trang 15- Theo dõi, phản ánh các khoản thu nhập, chi phí hoạt động tài chính Trên cơ sở
đó tính toán đầy đủ, kịp thời và chính xác kết quả hoạt động tài chính
- Ghi chép theo dõi, phản ánh kịp thời từng khoản chi phí, thu nhập khác phát sinh trong kỳ Kế toán cần tính toán, phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời kết quả
hoạt động khác diễn ra trong kỳ
1.2 Những nội dung cơ bản về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Thương mại và Dịch vụ
1.2.1.1 Các khái niệm về doanh thu
Theo chuẩn mực số 14 “doanh thu và thu nhập khác” ban hành theo Quyết định
số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính:
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần tăng vốn
chủ sở hữu
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)
- Doanh thu nội bộ dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một Công ty,
Tổng Công ty, hạch toán toàn ngành
- Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu bao gồm tiền lãi; cổ tức, lợi nhuận được chia; thu nhập từ cho thuê tài sản; thu nhập về đầu tư mua, bán chứng khoán; thu
nhập về hoạt động đầu tư khác; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;…
Doanh thu không bao gồm khoản thu hộ bên thứ 3 và các khoản góp vốn cổ đông
hoặc vốn chủ sở hữu Như là : Các loại thuế gián thu (thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường) phải nộp; Số tiền người bán hàng đại lý thu hộ bên chủ hàng do bán hàng đại lý; Các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán đơn vị không được hưởng và các trường hợp khác Trường hợp các khoản thuế
tế Hu
ế
Trang 16gián thu phải nộp mà không tách riêng ngay được tại thời điểm phát sinh giao dịch thì
để thuận lợi cho công tác kế toán, có thể ghi nhận doanh thu trên sổ kế toán bao gồm
cả số thuế gián thu nhưng định kỳ kế toán phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế gián thu phải nộp Tuy nhiên, khi lập Báo cáo tài chính kế toán bắt buộc phải xác định và
loại bỏ toàn bộ số thuế gián thu phải nộp ra khỏi các chỉ tiêu phản ánh doanh thu gộp
1.2.1.2 Đặc điểm về doanh thu
Theo đoạn 2 mục IV trong thông tư 89/2002/TT – BTC về hướng dẫn kế toán
thực hiện bốn chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC, ngày 31- 12 - 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì doanh thu có một số đặc điểm sau:
- Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính
- Chỉ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, tiền cổ tức và lợi nhuận được chia quy định tại điểm 10, 16, 24 của Chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác (Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31-12-2001 của
Bộ Tài Chính) và các quy định của chế độ kế toán hiện hành Khi không thỏa mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu không hạch toán vào tài khoản doanh thu
- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự
về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu và không được ghi nhận là doanh thu
- Doanh thu (kể cả doanh thu nội bộ) phải được theo dõi riêng biệt theo từng loại doanh thu: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, tiền cổ tức và lợi nhuận được chia Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết theo từng thứ doanh thu, như doanh thu bán hàng có thể được chi tiết thành doanh thu bán sản phẩn, hàng hóa…nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác KQKD theo yêu cầu quản lý hoạt động SXKD và lập báo cáo KQKD của doanh nghiệp
- Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ, như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì phải được hạch toán riêng biệt Các khoản giảm trừ doanh thu được tính trừ vào doanh thu ghi
nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định KQKD của kỳ kế toán
tế Hu
ế
Trang 17- Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán, DN phải xác định kết quả hoạt động SXKD Toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán được kết chuyển vào TK 911 “xác định kết quả kinh doanh” Các TK thuộc loại TK doanh thu không có số dư cuối kỳ
1.2.1.3 Điều kiện ghi nhận doanh thu
Theo chuẩn mực kế toán số 14- “Doanh thu và thu nhập khác”:
• Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều
kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
• Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau:
-Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó
- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán
-Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao
dịch cung cấp dịch vụ đó.
Theo đoạn 2.1 loại Tài khoản 5 – doanh thu của mục hướng dẫn kế toán chuẩn
mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” trong Thông tư 89/2002/TT – BTC có viết
một số quy định cần tôn trọng khi hạch toán tài khoản này như sau:
- Chỉ phản ánh DT của khối lượng sản phẩm, hàng hóa đã bán; dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ không phân biệt DT đã thu tiền hay sẽ thu được tiền
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, DT bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT, hoặc
chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì DT bán hàng và cung cấp dịch vụ là
tế Hu
ế
Trang 18tổng giá thanh toán
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, hoặc thuế XK thì DT bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế TTĐB, hoặc thuế XK)
- Đối với DN nhận gia công DT được ghi nhận là số tiền gia công thực tế được hưởng
- Đối với hàng hóa nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng thì DT là phần hoa hồng mà DN được hưởng
- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì DN ghi nhận DT bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào DT hoạt động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận DT được xác định
- Trường hợp trong kỳ DN đã viết hóa đơn bán hàng và đã thu tiền nhưng đến
cuối kỳ vẫn chưa giao hàng thì trị giá số hàng này không được coi là tiêu thụ và không được ghi vào TK 511 mà chỉ hạch toán vào bên Có TK 131
- Những sản phẩm, hàng hóa được xác định là tiêu thụ nhưng vì lý do về chất lượng, về qui cách kỹ thuật…người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại hoặc yêu cầu
giảm giá và được DN chấp thuận thì các khoản giảm trừ DT này được theo dõi riêng
biệt trên TK 531, 532, 521
- Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm thì DT cung cấp dịch vụ ghi nhận của năm tài chính là số tiền cho thuê được xác định trên cơ sở lấy toàn bộ tổng số tiền thu được chia cho số năm cho thuê tài sản
- Đối với DN thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo yêu
cầu của Nhà nước, được Nhà nước trợ cấp, trợ giá theo qui định thì DT trợ cấp, trợ giá
là số tiền được Nhà nước chính thức thông báo, hoặc thực tế trợ cấp, trợ giá DT được
phản ánh trên TK 5114
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các loại thuế không hoàn lại
Căn cứ vào Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006:
a) Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà DN đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hóa), dịch
tế Hu
ế
Trang 19vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng
b) Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp thuận
một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận trong hóa đơn, vì lý do hàng bán bị kém
phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng c) Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu
thụ, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại
• Thuế không hoàn lại
- Theo luật số 27/2008/QH12 của Quốc hội về Luật thuế tiêu thụ đặc biệt thì Thuế TTĐB được đánh vào DT của các DN sản xuất một số mặt hàng đặc biệt mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất, cần hạn chế mức tiêu thụ vì không phục vụ thiết thực cho nhu cầu đời sống nhân dân trong xã hội như: rượu, bia, thuốc lá, vàng mã, bài lá…
- Theo Luật số 45/2005/QH11 của Quốc hội về Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu thì Thuế xuất nhập khẩu còn gọi là thuế quan hay nó là một loại thuế gián thu được đánh vào các mặt hàng hóa thông qua tại các cửa khẩu của một quốc gia
- Theo luật số 13/2008/QH12 của Quốc hội về luật thuế giá trị gia tăng thì Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ SX, lưu thông đến tiêu dùng
1.2.3.1 Khái niệm
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả quá trình hoạt động SXKD của DN được xác định theo từng thời kỳ (tháng, quý, năm) nhưng kết quả cuối cùng sẽ được xác định trong một niên độ kế toán, thường là ngày 31 tháng 12 hàng năm
1.2.3.2 Cách xác định kết quả kinh doanh
* Kết quả kinh doanh được biểu hiện qua chỉ tiêu:
- Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh được xác định theo công thức:
tế Hu
ế
Trang 20- Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
-Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác
- Lợi nhuận sau thuế TNDN = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - Chi phí thuế TNDN hiện hành – Chi phí thuế TNDN hoãn lại
1.2.3.3 Cách tính thuế TNDN
- Thuế TNDN phải nộp= Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
- Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác Thuế suất phổ thông năm 2014 có mức là 22%
cấp dịch vụ
-
Giá
vốn hàng bán +
Doanh thu
hoạt động tài chính
-
Chi phí tài chính
-
Chi phí bán hàng
-
Chi phí
quản lý doanh nghiệp
tế Hu
ế
Trang 21b) Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái gồm các loại sổ chủ yếu sau:
+ Nhật ký – Sổ cái;
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
c) Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ chủ yếu sau:
+ Chứng từ ghi sổ;
+ Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
+ Sổ cái;
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
d) Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm các loại sổ chủ yếu sau:
+ Nhật ký chứng từ;
+ Bảng kê;
+ Sổ cái;
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
e) Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính: phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay
1.2.4.2 Nội dung và kết cấu các tài khoản sử dụng trong kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh theo Quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006
a) Tài khoản sử dụng
- TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ TK này không có số dư cuối kỳ
+ TK này có 6 TK cấp 2
• TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa
• TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm
• TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
• TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá
• TK 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
• TK 5118: Doanh thu khác:
- TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ
+ TK này không có số dư cuối kỳ
Trang 22• TK 5121: Doanh thu bán hàng hóa
• TK 5122: Doanh thu bán các thành phẩm
• TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ
- TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính, không có số dư cuối kỳ
- TK 521: Chiết khấu thương mại, không có số dư cuối kỳ
- TK 531: Hàng bán bị trả lại, không có số dư cuối kỳ
- TK 532: Giảm giá hàng bán, không có số dư cuối kỳ
- TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
- TK 711: Thu nhập khác, không có số dư cuối kỳ
-TK 632: Giá vốn hàng bán, không có số dư cuối kỳ
-TK 635: Chi phí hoạt động tài chính, không có số dư cuối kỳ
-TK 641: Chi phí bán hàng, không có số dư cuối kỳ
-TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp, không có số dư cuối kỳ
-Tk 811: Chi phí khác, không có số dư cuối kỳ
-TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, không có số dư cuối kỳ
+ Tài khoản này có 2 TK cấp 2:
• TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành
• TK 8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại
- TK 911: Xác định kết quả kinh doanh, không có số dư cuối kỳ
- Và một số TK liên quan khác
b) Nội dung, kết cấu tài khoản
* Kết cấu TK 511, 512
TK 511, 512
- Thuế TTĐB hoặc thuế XK và thuế
GTGT tính theo phương pháp trực tiếp
phải nộp tính trên DT bán hàng thực tế
của DN trong kỳ
- Khoản giảm giá hàng bán
- Trị giá hàng bị trả lại
- Khoản chiết khấu thương mại
- Kết chuyển DT thuần sang TK 911 để
xác định KQKD
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp lao vụ, dịch vụ của DN thực hiện trong kỳ hạch toán
tế Hu
ế
Trang 23* Kết cấu TK 515
- Số thuế GTGT phải nộp tính theo
phương pháp trực tiếp (nếu có)
- Kết chuyển DT hoạt động tài chính
- Số chiết khấu thương mại đã chấp
nhận thanh toán cho khách hàng
- Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK 511 để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
- Số thuế GTGT được giảm trừ vào số
- Số thuế GTGT phải nộp của DT HĐTC, hoạt động khác
- Số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa
Trang 24* Kết cấu TK 711
TK 711
- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính
theo phương pháp trực tiếp đối với các
khoản TNK (nếu có) ở DN nộp thuế
GTGT tính theo phương pháp trực tiếp
- Cuối kỳ kết chuyển các khoản TNK
tồn kho (Chênh lệch giữa số dự phòng
giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay
lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước
chưa sử dụng hết)
- Trị giá vốn của hàng bán bị trả lại
- Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Chênh
lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay
nhỏ hơn số đã lập năm trước);
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán trong kỳ sang TK
911 “ Xác định KQKD”
*Kết cấu TK 635
TK 635
- Các chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng
trả chậm, lỗ bán ngoại tệ, chiết khấu
thanh toán cho người mua,…
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn;
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh
*Kết cấu TK 641
TK 641
- Các chi phí phát sinh liên quan đến
quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung
Trang 25*Kết cấu TK 642
TK 642
- Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực
tế phát sinh trong kỳ;
- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự
phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự
phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự
phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng
hết);
- Dự phòng trợ cấp mất việc làm
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi,
dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số
dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng
phí khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
*Kết cấu TK 821
TK 821:
- Chi phí thuế TNDN hiện hành trong
năm
- Thuế TNDN hiện hành của các năm
trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai
sót không trọng yếu của các năm trước
- Chi phí TNDN hoãn lại trong năm từ việc
ghi nhận thuế TN hoãn lại phải trả (Là số
chênh lệch giữa thuế TN hoãn lại phải trả
phát sinh trong năm > thuế TN hoãn lại
phải trả được hoàn nhập trong năm);
- Ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại
(Số chênh lệch giữa tài sản thuế TN hoãn
lại được hoàn nhập trong năm > tài sản
- Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm < số thuế TN hiện hành tạm phải nộp
- Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm
do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước
- Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế TN hoãn lại (Số chênh
lệch giữa tài sản thuế TN hoãn lại phát sinh trong năm > tài sản thuế TN hoãn lại được hoàn nhập trong năm);
- Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại (Số chênh lệch giữa thuế TN hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm > thuế TN hoãn
tế Hu
ế
Trang 26thuế TN hoãn lại phát sinh trong năm)
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát
sinh bên Có TK 8212 > SPS bên Nợ TK
8212 phát sinh trong kỳ vào bên Có TK
911
lại phải trả phát sinh trong năm);
- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm
> khoản được ghi giảm chi phí TNDN hiện hành trong năm vào TK 911
- Kết chuyển số chênh lệch giữa SPS bên
Nợ TK 8212 > bên Có TK 8212 phát sinh trong kỳ vào bên Nợ TK911
*Kết cấu TK 911
TK 911 -Trị giá vốn của SPHH, lao vụ, dịch vụ
đã tiêu thụ và toàn bộ CP kinh doanh
BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ
- CPBH và CPQLDN
- Chi phí tài chính
- Chi phí khác
- CP thuế TNDN
- Lãi sau thuế các hoạt động trong kỳ
- DT thuần về SPHH, DV tiêu thụ trong
kỳ và DT thuần kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ
- Trích lập các quỹ của doanh nghiệp;
- Chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông, cho
các nhà đầu tư, các bên tham gia liên doanh;
- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh;
- Nộp lợi nhuận lên cấp trên
SDCK: Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa
xử lý
- Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ;
- Số lợi nhuận cấp dưới nộp lên, số lỗ của
cấp dưới được cấp trên cấp bù;
- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh
SDCK: Số lợi nhuận chưa phân phối hoặc
Trang 271.2.5 Một số phương pháp hạch toán chủ yếu doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Thương mại và Dịch vụ
1.2.5.1 Hạch toán về doanh thu, thu nhập
Theo thông tư 89/2002/TT – BTC về hướng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn
mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC, ngày 31 – 12 – 2001
của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hạch toán về doanh thu có một số nghiệp vụ như sau: Phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng
- Căn cứ vào hóa đơn GTGT phản ánh DTBH phát sinh
Nợ TK 111, 112, 113, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 33311: (Thuế GTGT) – theo phương pháp khấu trừ
Phương thức tiêu thụ qua các đại lý
- Xuất hóa đơn cho bên giao đại lý (chủ hàng) làm cơ sở để thanh toán tiền hoa hồng
Nợ TK 3388: tổng số tiền phải thanh toán cho chủ hàng
Có TK 511: hoa hồng được hưởng
Có TK 111, 112: số tiền thực trả cho chủ hàng sau khi đã trừ lại khoản hoa hồng được hưởng
Phương thức bán hàng trả góp
- Đối với hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 111, 112, 131: tổng giá thanh toán
Có TK 5113: giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT
Trang 28Các trường hợp được coi là tiêu thụ khác
- Trao đổi hàng
DT sản phẩm đem trao đổi = số lượng SP đem trao đổi x giá bán trên thị trường
tại thời điểm thực hiện việc trao đổi
Nợ TK 131: tổng số tiền phải thu
- Căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa đơn GTGT do bên cung cấp vật liệu kế toán
phản ánh trị giá thực tế vật tư hàng hóa nhập kho:
Nợ TK 152, 153: trị giá vật tư, hàng hóa nhập kho
Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào
- Trường hợp sử dụng SP do DN sản xuất ra để phục vụ lại cho hoạt động SXKD
của DN hoặc dùng để biếu tặng
Trang 29- Cuối kỳ kết chuyển các khoản ghi giảm doanh thu:
Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu về TK 515
- Các khoản lãi từ hoạt động đầu tư tài chính:
Nợ các TK 111, 112, 138…
Nợ TK 121, 128, 228…
Có TK 3331 (nếu có) (theo phương pháp khấu trừ)
- Cuối kỳ, Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911”Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 515
Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu về TK 711
- Phản ánh số thu nhập về thanh lý, nhượng bán, TSCĐ:
+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131(Tổng giá thanh toán)
Có TK 711- Thu nhập khác (Số thu nhập chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp
- Các khoản phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ, nay lại thu được tiền:
Nợ TK 111, 112,…
Đồng thời ghi Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”
- Trường hợp được giảm thuế GTGT trừ vào số thuế GTGT phải nộp, ghi:
Trang 30- Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ
kế toán, năm nay mới phát hiện ra, ghi:
1.2.5.2 Hạch toán về các khoản giảm trừ doanh thu
- CKTM và GGHB, chấp thuận hoặc đã trả cho khách hàng phát sinh, hàng bán
1.2.5.3 Phương pháp kế toán kết chuyển và xác định kết quả kinh doanh
- Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính sang TK 911
Trang 31- Kết chuyển chi phí thuế TNDN
+ Nếu bên Nợ 821 > bên Có 821
Trang 32Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kết chuyển xác định kết quả kinh doanh
(Trích ngu ồn: chương 6 – giáo trình “Kế toán doanh nghiệp,
Lý thuy ết – bài tập, tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Công)
K/c chi phí thuế TNDN K/c giảm CP thuế TNDN
tế Hu
ế
Trang 33CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SÀI GÒN
2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Sài Gòn
Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SÀI GÒN
Tên giao dịch quốc tế: SAI GON TRADING AND SERVICE JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: SATRASECO
Địa chỉ: 141 Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 38258346
Fax : (08) 38258345
Địa chỉ email: Satraseco@hcm.vnn.vn
Web side: www.satraseco.com.vn
Mã số thuế: 0300604838
Số đăng ký: 4103002968 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 29/12/2004 Thay đổi lần thứ 12 số 0300604838 ngày 26/07/2014
Tài khoản số: -1602201008403 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn chi nhánh TP.HCM -0181000018318 tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bình Thạnh TP.HCM
Khi mới thành lập, vốn điều lệ 10.000.000.000 đồng, hiện tại vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng
Tiền thân Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Sài Gòn là Công ty Vải sợi May mặc TP.HCM
Công ty Vải sợi May mặc TP.HCM là doanh nghiệp Nhà nước, thành viên thuộc
Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn
Công ty Vải sợi May mặc TP.HCM chính thức được thành lập bằng quyết định
số 133/TCCQ, ngày 16/03/1976 do Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng
tế Hu
ế
Trang 34TP.HCM- Lê Đình Quý ký Thực hiện Nghị định 388/NĐ/ HBĐT của hội đồng Bộ trưởng( nay là Chính phủ), công ty tiến hành thành lập tại Doanh nghiệp Nhà nước, được Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM chấp nhận thành lập Công ty Vải Sợi May Mặc TP.HCM theo Quyết định số 16/QĐUB ngày 29/09/1992 của Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM
Căn cứ theo Quyết định 315/ HĐBT ngày 23/10/1991 của Chính phủ, Quyết định
số 6190/TTG ngày 07/01/1994, ngày 17/11/1995 của Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM ra Quyết định số 7796/QĐ-UB-NCVX về việc sát nhập Công ty Thương mại Gia Định vào Công ty Vải Sợi may mặc TP.HCM lấy tên là Công ty Vải sợi May mặc và Thương mại Gia Định, sau đó đổi tên là Công ty Vải sợi May mặc Thời trang Sài Gòn
và được kế thừa chức năng của Công ty Thương mại Gia Định
Ngày nay, cùng với sự năng động, phát triển của thị trường, toàn thể ban lãnh đạo của Công ty quyết tâm chuyển mình đưa Công ty hội nhập xu thế thời đại Là doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước Công ty Vải Sợi Thời trang Sài Gòn, Công ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ Sài Gòn được thành lập theo quyết định
số 5762/QĐ-UB ngày 31/12/2003 của Ủy Ban Nhân Dân TP.Hồ Chí Minh Đại hội cổ đông thành lập ngày 18/11/2004, chính thức hoạt động ngày 01/01/2005
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh
Công ty hoạt động trong các lĩnh vực:
• Sản xuất chế biến, gia công:
Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản – Mã ngành: 1020.Chi tiết: Gia công chế biến thủy hải sản (không chế biến thực phẩm tại trụ sở)
Chế biến và bảo quản rau quả - Mã ngành: 103 Chi tiết: gia công chế biến nông, lâm sản (không chế biến thực phẩm tại trụ sở)
Sản xuất sợi – Mã ngành: 1311 Chi tiết: sản xuất, gia công bông, xơ pes, vải sợi (không nhuộm tại trụ sở)
May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) – Mã ngành: 1410.Chi tiết: sản xuất hàng may mặc (không nhuộm tại trụ sở)
Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan – Mã ngành: 3211 Chi tiết: gia công vàng bạc, đá quý, nữ trang
tế Hu
ế
Trang 35• Kinh doanh Thương mại: gồm bán buôn và bán lẻ
Bán buôn:
Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác – Mã ngành:
4530 Chi tiết: Mua bán linh kiện, phụ tùng xe gắn máy, xe ô tô các loại
Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu(trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống – Mã ngành: 4620 Chi tiết: Mua bán nông lâm sản
Bán buôn thực phẩm – Mã ngành: 4632 Chi tiết: mua bán thủy hải sản, thực
Bán buôn kim loại và quặng kim loại – Mã ngành: 4662 Chi tiết: Mua bán vàng bạc, đá quý, nữ trang
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng – Mã ngành: 4663
Bán buôn chuyên doanh khác– Mã ngành: 4669 Chi tiết: mua bán bông, sợi, nguyên vật liệu ngành dệt may, thuốc nhuộm, hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh) Mua bán vật tư ngành da giày, ngành in, ngành dệt may, bao bì, máy móc, thiết
bị văn phòng, đá quý Bán buôn phân bón Bán buôn thức ăn và nguyên liệu làm thức
ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản
Bán lẻ:
Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp – Mã ngành: 4711
Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp – Mã ngành: 4719
Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh – Mã ngành : 4721
Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh – Mã ngành: 4722
tế Hu
ế
Trang 36Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh – Mã ngành: 4723
Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh – Mã ngành: 4752
Bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh – Mã ngành: 4761
Bán lẻ trò chơi, đồ chơi trong các cửa hàng chuyên doanh – Mã ngành: 4764 Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh – Mã ngành: 4772
Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc
đi thuê – Mã ngành: 6810 Chi tiết: kinh doanh nhà ở Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà xưởng, kho bãi
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan – Mã ngành: 7110 Chi tiết:
tư vấn xây dựng (trừ kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình)
Công ty luôn luôn phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, kinh doanh thương mại, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, tích lũy tái đầu tư phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh
Đảm bảo lợi ích cho các cổ đông, làm tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, cải thiện điều kiện môi trường làm việc và nâng cao thu nhập, đời sống của người lao động trong Công ty
Từng bước phát triển đa ngành trên cơ sở lấy hiệu quả làm mục tiêu, không ngừng đổi mới về phương thức kinh doanh và quản lý, đầu tư nâng cấp và khai thác tối
đa lợi thế của Công ty nhằm tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của Công ty
tế Hu
ế
Trang 37Duy trì kinh doanh vải sợi may mặc, phát triển hàng may đo và hàng thời trang trẻ theo hướng đảm bảo an toàn vốn, có hiệu quả và đúng quy định pháp luật
Củng cố bộ máy tổ chức quản lý, mạng lưới kinh doanh, sắp xếp lao động, đào tạo tuyển dụng phù hợp nhu cầu phát triển kinh doanh của Công ty để bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, mạnh về kinh doanh, giỏi về quản lý, đáp ứng xu thế hội nhập, nâng cao vị thế của Công ty
Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty về mọi mặt, phát triển kinh doanh Thương mại Dịch vụ là thế mạnh của Công ty để hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cao ốc văn phòng…
Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài chính, quản lý lao động, tiền lương đúng quy định, làm công tác phân phối lao động đảm bảo công bằng xã hội, đào
tạo, bồi dưỡng công nhân viên chức để không ngừng nâng cao trình độ quản lý tay nghề
Thực hiện chế độ báo cáo và thống kê định kỳ, công bố công khai tài chính hằng năm
Thực hiện các quy định của Nhà nước về môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Nộp thuế và các khoản ngân sách Nhà nước Tuân thủ các quy định pháp luật
của Nhà nước
Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hiện có, bảo toàn và phát triển vốn được giao, mở rộng và đổi mới phương thức kinh doanh, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, phấn đấu thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch ngày càng cao
Quản lý, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Công ty theo quy định hiện hành
tế Hu
ế
Trang 382.1.6 T ổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
Ta có sơ đồ tổ chức:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, gồm tất cả các cổ đông có quyền
biểu quyết, họp ít nhất một năm một lần Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề được pháp luật và điều lệ Công ty quy định , Đại hội đồng cổ đông thông qua các nội
Ban kiểm soát
Ban Tổng Giám Đốc
số 4
Trung tâm TMDV Hành Xanh
Phòng Kế hoạch
- Kinh doanh
Phòng tổ chức hành chính
Kho
229 TTV
Trung tâm TMDV Đại Quang Minh
Trung tâm
thời trang VBĐQ BếnThành
Tổ Kinh doanh XNK
Phòng tổ chức hành chính
Ban kiểm soát
Ban Tổng Giám Đốc
số 4
Trung tâm TMDV Hành Xanh
Phòng Kế hoạch
- Kinh doanh
Kho
229 TTV
Trung tâm TMDV Đại Quang Minh
Trung tâm
thời trang VBĐQ BếnThành
Tổ Kinh doanh XNK
tế Hu
ế
Trang 39dung bằng hình thức biểu quyết Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng
quản trị , thành viên Ban kiểm soát bằng hình thức bỏ phiếu kín
Hội đồng quản trị của Công ty:
Là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định
mọi vấn đề liên quan đến Công ty ngoại trừ vấn đề liên quan thẩm quyền Đại hôi đồng cổ đông
Ban kiểm soát Công ty:
Do Đại hội đồng bầu ra, có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc
Ban Tổng Giám đốc:
Đại diện cho Công ty chịu trách nhiệm về mặt pháp nhân cũng đồng thời chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trước Ban quản trị Có quyền toàn quyền quyết định và chỉ đạo hoạt động của Công ty về mọi mặt trong khuôn khổ
và nguyên tắc quy định
Phòng Tổ chức – Hành chính:
- Tổng số lao động: 9 người ( 07 nam – 02 nữ)
- Chức năng nhiệm vụ chính của phòng ban :
+ Tham mưu Tổng Giám đốc và xây dựng bộ máy tổ chức nhân sự Công ty để trình Hội đồng Quản trị và đại hội đồng cổ đông phê duyệt
+ Xây dựng kế hoạch tiền lương và thực hiện chế độ chính sách người lao động + Công tác tổ chức hành chánh
+ Các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao
Phòng Kế Toán – Tài Chính:
- Tổng số lao động: 8 người ( 02 nam – 06 nữ)
- Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán tài chính :
+ Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty, hướng dẫn chỉ đạo các công việc thực
hiện các chiến lược kinh tế kéo dài, tài chính tiền tệ theo quy định của Bộ Tài Chính + Tổ chức hành chính kế toán và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo
chế độ Kế Toán Việt Nam theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC và các thông tư hướng dẫn
tế Hu
ế
Trang 40sửa đổi bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài Chính
+ Các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao
Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh:
- Tổng số lao động: 6 người ( 05 nam – 01 nữ)
- Chức năng nhiệm vụ chính của phòng kế hoạch kinh doanh:
+ Tham mưu , giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc quản lý, điều hành công
việc thực hiện các lĩnh vực kế hoạch, kinh doanh, tiếp thị, quảng cáo vào lĩnh vực công nghệ thông tin
+ Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược tiếp
thị, quảng cáo của Công ty
+ Quản lý vào việc theo dõi các hợp đồng kinh tế
+ Tổng hợp, phân tích, lập báo cáo vào tình hình kinh doanh tháng, quý, 6 tháng,
cả năm và theo yêu cầu của Ban giám đốc Công ty;
+ Các nhiệm vụ khác do Tổng Giám Đốc giao
Phòng Đầu Tư – Phát Triển:
- Tổng số lao động: 3 người ( 02 nam – 01 nữ)
- Chức năng nhiệm vụ của phòng đầu tư và phát triển :
+ Tham mưu giúp việc cho Tổng Giám Đốc Công ty trong việc định hướng quản
lý và điều hành về chiến lược đầu tư, phát triển Công ty vào triển khai thực hiện các
dự án đầu tư của Công ty Quản lý điều hành toàn bộ dự án của Công ty
+ Xác lập hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý về đất đền bù, giải toả, thoả thuận địa điểm, xin chủ trương thoả thuận phương án kiến trúc quy hoạch, thoả thuận PCCC, môi sinh, môi trường, trình duyệt thiết kế cơ sở, dự án đầu tư, xin giấy phép xây dựng + Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc khảo sát, thiết kế, thi công công trình thuộc
dự án và thẩm định dự án đầu tư, nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng theo đúng quy định
+ Các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao