Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kế thừa giá trịđạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên NinhThuận hiện nay...115 KẾT LUẬN ...148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÕ NGUYỄN HOÀI NHƯ
KẾ THỪA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN
NINH THUẬN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2016
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÕ NGUYỄN HOÀI NHƯ
KẾ THỪA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN
NINH THUẬN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Đạo đức học
Mã số : 62.22.02.06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN VĂN PHÚC
HÀ NỘI - 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả của luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳcông trình nào khác
Tác giả
Võ Nguyễn Hoài Như
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI 6
1.1 Những nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức truyền thống và kếthừa giá trị đạo đức truyền thống 61.2 Những nghiên cứu liên quan đến thanh niên và xây dựng đạo đức chothanh niên 161.3 Những nghiên cứu liên quan đến kế thừa giá trị đạo đức truyền thốngtrong xây dựng đạo đức cho thanh niên và thanh niên Ninh Thuận 241.4 Một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu sâu trong luận án 31
Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ KẾ THỪA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN NINH THUẬN HIỆN NAY 32
2.1 Giá trị đạo đức truyền thống, một số giá trị đạo đức truyền thống cơbản của dân tộc Việt Nam 322.2 Xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận và sự cần thiết kế thừagiá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên NinhThuận hiện nay 55
Chương 3 KẾ THỪA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN NINH THUẬN HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 68
3.1 Những nhân tố tác động đến kế thừa các giá trị đạo đức truyền thốngtrong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận 683.2 Thực trạng kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạođức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay 733.3 Một số vấn đề đặt ra trong kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trongxây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay 99
Trang 5Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA KẾ THỪA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN NINH THUẬN HIỆN NAY 106
4.1 Quan điểm về kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựngđạo đức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay 1064.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kế thừa giá trịđạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên NinhThuận hiện nay 115
KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Thanh niên Việt Nam là chủ nhân tương lai, đồng thời là lực lượngnòng cốt trong sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Để thanhniên thực hiện được vai trò đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyênquan tâm giáo dục rèn luyện, đào tạo thanh niên thành những người có đủ đứctài phục vụ sự nghiệp cách mạng Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Hồ ChíMinh không quên căn dặn: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là mộtviệc rất quan trọng và cần thiết" Trong điều kiện hiện nay, với việc thực hiệnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa và hội nhập, thanh niên lại càng có vai trò quan trọng; vì thế, lạicàng cần thiết đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác giáo dục
và đào tạo thanh niên Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta xác định,một trong ba điểm nghẽn cản trở sự phát triển hiện nay là chất lượng nguồnnhân lực Vì thế, "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lựcchất lượng cao" là một trong ba khâu đột phá nhằm đẩy mạnh sự nghiệp pháttriển đất nước Giáo dục và đào tạo là phương thức trực tiếp hình thành nguồnnhân lực Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 2, khóaVIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược pháttriển giáo dục - đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vựcgiáo dục và đào tạo của nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, gópphần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tuy vậy, chất lượnghiệu quả của giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, chưa chú trọngđúng mức đến việc giáo dục đạo đức, lối sống và kĩ năng làm việc Do vậy,chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay còn những bất cập nhất định cả
về mặt chuyên môn, tài năng và về mặt đạo đức Để khắc phục tình trạng này,cùng với yêu cầu về giáo dục chuyên môn, nghề nghiệp, thể chất, Nghị quyết
Trang 7số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mớicăn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh, cần "chú trọng giáo dụcnhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân Tập trungvào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoavăn hóa nhân loại, giá trị cốt cách nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh" [38].
Truyền thống và đạo lí dân tộc được thể hiện và kết tinh ở những giá trị
đạo đức truyền thống Những giá trị đạo đức truyền thống như: lòng yêu
nước, tinh thần đoàn kết cố kết cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, tinh thần lao động cần cù sáng tạo, tinh thần hiếu học tôn sư trọng đạo… là thành
quả hàng ngàn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước vàgiữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả của giao lưu và tiếpthu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện.Chính vì thế, các giá trị đạo đức truyền thống có ý nghĩa trường tồn Chúngkhông chỉ là động lực, đồng thời xác lập bản sắc văn hóa và con người ViệtNam trong suốt chiều dài lịch sử đã qua, mà còn là nền tảng để xây dựng vănhóa và con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai Khi nhấn mạnh yêucầu tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lí dântộc, Đảng đã chỉ ra và đòi hỏi phải kế thừa các giá trị đạo đức truyền thốngtrong xây dựng văn hóa và con người Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng cácyêu cầu của tình hình mới
Trong bối cảnh chung đó, kế thừa các giá trị đạo đức truyền thốngtrong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận chính là sự thực hiện yêucầu và nhiệm vụ của Nghị quyết về việc xây dựng con người, xây dựng đạođức tại một địa phương cụ thể Hơn thế, so với nhiều địa phương khác, NinhThuận là tỉnh nghèo, điểm xuất phát của công nghiệp hóa, hiện đại hóa kháthấp cả về phương diện tiềm lực kinh tế - công nghệ, cả về phương diện nhân
Trang 8lực Do vậy, việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạođức cho thanh niên sẽ góp phần tạo ra một nguồn nhân lực trẻ, một lực lượnglao động nòng cốt cho sự phát triển của tỉnh Để nâng cao hiệu quả của côngtác này, việc nghiên cứu về mặt lí luận và từ đó đánh giá thực trạng, đề xuấtcác giải pháp nâng cao hiệu quả của kế thừa các giá trị đạo đức truyền thốngtrong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận là cần thiết Trong cácChương trình hành động triển khai Nghị quyết 25-NQ/TW về thanh niên đượcthực hiện bởi các cấp, các ngành của Ninh Thuận trong những năm qua, ítnhiều cũng đã có những nhận định, những đánh giá về việc kế thừa các giá trịđạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Tuy vậy, mộtnghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ triết học là chưa có Vì vậy, tác giả chọn vấn
đề "Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh
niên Ninh Thuận hiện nay" làm đề tài luận án.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lí luận về kế thừa giá trị đạo đứctruyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên, luận án đánh giá thựctrạng; đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệuquả của kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức chothanh niên Ninh Thuận hiện nay
Trang 9- Đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quảcủa kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niênNinh Thuận hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Luận án nghiên cứu vấn đề kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trongxây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian là từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mớiđến nay
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luậnduy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về đạođức, giáo dục đạo đức cho thanh niên; các quan điểm, chủ trương, chính sáchcủa Đảng, Nhà nước về phát triển thanh niên, giáo dục đạo đức cho thanhniên Ngoài ra, luận án kế thừa và phát triển những thành tựu nghiên cứu củacác nhà khoa học, các công trình khoa học liên quan đến đề tài
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung được vận dụng trong nghiên cứu, thực hiện luận án
là phương pháp biện chứng duy vật; đồng thời, kết hợp sử dụng các phươngpháp: lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh,
hệ thống hóa, khái quát hóa
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án đã luận chứng cho sự cần thiết kế thừa giá trị đạo đức trong
xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận
- Thông qua việc phân tích thực trạng kế thừa giá trị đạo đức truyềnthống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận, luận án đã xácđịnh những vấn đề chủ yếu cần giải quyết; đồng thời, đề xuất quan điểm và
Trang 10một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của kế thừa giá trị đạo đứctrong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay.
6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lí luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ và hệ thống hơn về mặt
lí luận vấn đề kế thừa giá trị đạo đức trong xây dựng đạo đức nói chung vàtrong xây dựng đạo đức cho thanh niên nói riêng
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
công tác nghiên cứu và giảng dạy đạo đức học; những kết quả nghiên cứu củaLuận án có ý nghĩa khuyến nghị đối với công tác xây dựng đạo đức cho thanhniên Ninh Thuận hiện nay
7 Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố củatác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận ángồm: 4 chương, 11 tiết
Trang 11Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Những nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức truyền thống
và kế thừa giá trị đạo đức truyền thống
Giá trị truyền thống nói chung, giá trị đạo đức truyền thống nói riêng và
kế thừa giá trị truyền thống là những vấn đề được nhiều tác giả tập trung đisâu, nghiên cứu
Trong số những nghiên cứu sớm nhất, phải kể đến những công trình tiêubiểu sau:
Trang 12Nguyễn Hồng Phong, “Tìm hiểu tính cách dân tộc”, Nxb Văn-Sử-Địa,
1963; “Về giá trị tinh thần Việt Nam” (tập thể tác giả) 2 tập, Nxb Thông tin
-Lý luận, Hà Nội, 1983; Trần Văn Giàu, “Giá trị tinh thần truyền thống của
dân tộc Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980 Trong các công
trình này, các tác giả đã phân tích một cách sâu sắc những đặc điểm về tínhcách dân tộc của con người Việt Nam, cũng như các giá trị tinh thần truyềnthống dân tộc và sự vận động của chúng qua những giai đoạn lịch sử ViệtNam Các tác giả khẳng định, những tính cách dân tộc, những giá trị tinh thần
như: lòng yêu nước, thương người, tinh thần cố kết dân tộc, đức tính lao động
cần cù, sáng tạo, tiết kiệm, ý thức tôn sư, trọng đạo, hiếu học, lối sống giản dị, là những truyền thống vô cùng quý báu của con người Việt Nam và dân
tộc Việt Nam Những khẳng định của các tác giả được dựa trên sự phân tíchnhững điều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử của sự hình thành và phát triển nhữnggiá trị tinh thần, đạo đức đó Những tính quy định của nền sản xuất nôngnghiệp lúa nước; những yếu tố dân chủ làng, xã; vị trí địa lí thuận lợi cho giaolưu kinh tế, văn hóa Bắc Nam, Đông Tây; sự quyết liệt của các cuộc chiếntranh giữ nước triền miên trong lịch sử; những ảnh hưởng từ giao lưu, tiếpbiến văn hóa đã được phân tích khá thấu đáo trong các công trình nêu trên.Thông qua sự khẳng định những giá trị tinh thần, đạo đức truyền thống củadân tộc, các tác giả đặt vấn đề cần phải kế thừa những giá trị tinh thần nàytrong xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam
Trong các công trình: Trần Đình Hượu, “Đến hiện đại từ truyền
thống”, Nxb Văn Hóa, Hà Nội, 1996; Nguyễn Văn Huyên, “Giá trị truyền thống- nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc”,
Tạp chí Triết học số 4-1998… các tác giả luận chứng và khẳng định tính bềnvững, trường tồn của các giá trị truyền thống, trong đó có các giá trị đạo đức.Cùng với điều đó, các tác giả đã đi sâu phân tích mối liên hệ giữa các giá trị
Trang 13truyền thống với yêu cầu xây dựng xã hội và con người trong điều kiện hiệnđại Từ lập trường duy vật lịch sử, Trần Đình Hượu đặc biệt lưu ý đến tínhquy định của các điều kiện kinh tế, xã hội đối với các giá trị tinh thần, đạođức Từ đó, ông chỉ ra, bên cạnh những mặt tích cực, truyền thống cũng chứađựng những hạn chế nhất định Để giải quyết hợp lí quan hệ giữa hiện đại vàtruyền thống, theo ông, cần có những đổi mới trong kinh tế và tư duy về kinh
tế, trong quản lí và trong các phương diện khác của đời sống xã hội để nhữngmặt tiêu cực của truyền thống không tái hiện trong điều kiện mới Trong khinhấn mạnh vai trò, cũng như sự cần thiết phải bảo vệ, giữ gìn, kế thừa và pháthuy các giá trị tinh thần trong quá trình xây dựng xã hội mới hiện nay, tác giảTrần Đình Hượu cũng đồng thời cho rằng, giữ gìn truyền thống không cónghĩa là phục hồi truyền thống một cách đơn thuần, giữ gìn truyền thống là vì
sự nghiệp xây dựng đất nước, con người hiện tại và tương lai Vì thế, ông đặt
tên công trình nghiên cứu của mình là: Đến hiện đại từ truyền thống, chứ không phải là Từ truyền thống đến hiện đại.
Trong luận án tiến sỹ triết học: Nguyễn Văn Lý, “Kế thừa đổi mới các
giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tác
giả đã phân tích về mặt lí luận, kế thừa là tính quy luật tất yếu trong sự vậnđộng và phát triển của tất cả các sự vật, các hiện tượng, các quá trình Tác giảcũng chỉ ra tính đặc thù trong sự kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống.Theo đó, kế thừa các giá trị đạo đức thường được thực hiện một cách chủđộng bởi các giai cấp quản lí xã hội Lợi ích của các giai cấp quản lí xã hộichi phối tính kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống Trên cơ sở lí luận đó,tác giả luận án đã phân tích những mặt tích cực và những hạn chế trong đạođức truyền thống dân tộc, bên cạnh đó xác định những nội dung cần phải kếthừa, bổ sung và đổi mới trong các giá trị đạo đức truyền thống nhằm đáp ứng
Trang 14các yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước Bước đầu tác giả đã đề xuấtmột vài phương hướng và giải pháp cơ bản, đảm bảo kế thừa và đổi mới cácgiá trị đạo đức truyền thống trong quá trình nước ta chuyển sang nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trong số những giải pháp được đềxuất, tác giả nhấn mạnh vai trò của định hướng xã hội chủ nghĩa đối với kinh
tế thị trường; và cùng với điều đó là tăng cường giáo dục các giá trị đạo đứctruyền thống thông qua các hình thức, các biện pháp đa dạng, cụ thể, khả thi
Trong công trình: Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý
(đồng chủ biên), “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, các tác giả
đã đề cập đến vấn đề giá trị, giá trị truyền thống, giá trị văn hóa truyền thống
và sự chuyển biến các giá trị sang hiện đại Trong công trình này, các tác giả
đã phân tích những tác nhân dẫn đến những chuyển biến giá trị tinh thần Đó
là việc chuyển sang thực hiện nền kinh tế thị trường; những tiến bộ công nghệtrong sản xuất và trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội Theo cáctác giả, kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa tác động có tính haimặt đối với sự phát triển xã hội và đạo đức con người Vì thế, khai thác, giữgìn và phát huy các giá trị truyền thống là một trong những đảm bảo cho sựphát triển bền vững xã hội và con người
Trong công trình: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ
biên), “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa”, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, các tác giả đề cập đến vai trò của giá trịtruyền thống trong sự phát triển văn hóa Việt Nam trước đây và sự phát triểncủa nền văn hóa mới Việt Nam hiện nay Công trình đã đề cập đến thách thứccủa toàn cầu hóa đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dântộc Các tác giả chỉ ra rằng, toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, khách quan củathời đại Toàn cầu hóa trước hết là toàn cầu hóa về kinh tế Toàn cầu hóa vềkinh tế là quá trình mà thông qua đó, thị trường và sản xuất ở nhiều nước
Trang 15khác nhau đang ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau do có sự năng động củaviệc buôn bán hàng hóa và dịch vụ cũng như do có sự lưu thông vốn tư bản vàcông nghệ Toàn cầu hóa về kinh tế tất dẫn đến quá trình hình thành mộtchỉnh thể thống nhất toàn thế giới Đó là sự ảnh hưởng, tác động, xâm nhậplẫn nhau xuyên biên giới trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hộitrong đó có đời sống văn hóa, tinh thần Toàn cầu hóa trong điều kiện hiệnnay đang bị thao túng bởi các quốc gia tư bản lớn, các tập đoàn kinh tế xuyênquốc gia Vì thế, bị cuốn hút vào quá trình toàn cầu hóa, dân tộc nào, quốc gianào không có đủ bản lĩnh thì sẽ đánh mất bản sắc dân tộc và trở thành bóng
mờ của các quốc gia phương Tây Các tác giả cho rằng, kế thừa và phát huycác giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống, dân tộc là đảm bảo cho việc hộinhập vào quá trình toàn cầu hóa một cách thành công Bên cạnh đó, các tácgiả còn phân tích và đánh giá thực trạng các giá trị truyền thống Việt Namtrước xu thế toàn cầu hóa; từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm giữ gìn vàphát huy các giá trị tinh thần truyền thống của Việt Nam
Trong bài “Từ “cái thiện” truyền thống đến “cái thiện” trong cơ chế thị
trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí triết học, số 8/ 2002, tác giả Nguyễn
Hùng Hậu, cho rằng, ngày nay trong bối cảnh nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, cái Thiện cần được bổ sung bằng nhiều nội dungmới Nếu như trước kia, Thiện cao nhất, lớn nhất là yêu nước, đánh đuổi quânxâm lược ra khỏi bờ cõi, thì hiện nay Thiện phải làm sao cho dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Theo tác giả: “Trong cơ chế thịtrường ở Việt Nam hiện nay, cái Thiện mang một nội dung mới, một ý nghĩatriết học cụ thể, chứ không chỉ là cái Thiện chung chung, trừu tượng ở trongtâm mỗi người"[63, tr.25] Điều đó có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng;
đó là khi định hướng cái Thiện, chúng ta phải định hướng một cách cụ thể gắnvới yêu cầu xây dựng đất nước và con người trong điều kiện hiện nay Chỉ có
Trang 16như vậy, cái Thiện mới có ý nghĩa tích cực với tư cách là giá trị trung tâm củađời sống tinh thần, đạo đức.
Trong công trình: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ
biên),“Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường nước ta hiện
nay”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, có nhiều tác giả bài viết đề cập
đến giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam; về tác động có tính hai mặt củakinh tế thị trường; về tính tất yếu của việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạođức truyền thống trong bối cảnh kinh tế thị trường… Các tác giả đã chỉ rarằng, để khắc phục tối đa tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường đối với sựphát triển xã hội và con người, thì cùng với việc giữ vững định hướng xã hộichủ nghĩa, cần phải đẩy mạnh việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo đứctruyền thống Tuy nhiên, việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyềnthống chỉ thực sự có hiệu quả khi đổi mới nội dung của chúng nhằm đáp ứngyêu cầu của sự phát triển xã hội và con người trong điều kiện mới
Trong công trình: Hồ Sĩ Quý, “Về giá trị và giá trị châu Á”, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tác giả đã có những phân tích, luận giải vềthực chất của giá trị truyền thống và khả năng của nó trong việc đáp ứng mộtcách tích cực các yêu cầu của xã hội hiện đại Theo tác giả, giá trị của truyềnthống, về thực chất là cái nằm trong quan hệ giữa hiện tại và quá khứ Conngười của xã hội hiện đại có thái độ như thế nào đối với quá khứ, chính điềunày quy định giá trị của truyền thống Nói cách khác, truyền thống không thể
tự bảo tồn được giá trị của mình nếu con người hiện đại không có ý thức tôntrọng các giá trị truyền thống Cùng với điều đó, tác giả trình bày và bình luận
sự xác định, sự phân tích của một số học giả về một số giá trị tiêu biểu củachâu Á Chẳng hạn, đối với Trần Phong Lâm (Trung Quốc), thì bốn giá trị sauđây là tiêu biểu: "đề cao ý chí tự cường; đồng thời quan tâm đến cả nghĩa vàlợi; đề cao tiết kiệm" [128, tr.148] Đối với Phan Ngọc (Việt Nam), thì: "ham
Trang 17học, thông minh, tháo vát, nhạy bén với mọi thay đổi; cần cù chịu khó thíchnghi với hoàn cảnh; gắn bó với Tổ quốc, họ hàng, bà con; thích sống giản dị;không bị những đòi hỏi vật chất dày vò, lo cho con cháu hơn lo cho chínhmình" [128, tr.153] là những giá trị tiêu biểu Có thể thấy, về cơ bản, đó cũng
là những giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của Việt Nam
Trong Luận án tiến sĩ triết học “Kế thừa và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay”,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005, tác giả Võ VănThắng đã phân tích thực trạng và những vấn đề đang đặt ra trong quá trình kếthừa và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, trong việc xây dựng lốisống ở nước ta hiện nay Cụ thể hơn, theo tác giả, những tác động từ mặt tráicủa kinh tế thị trường, toàn cầu hóa đang gây ra những trở ngại cho việc xâydựng lối sống mới Vấn đề đặt ra là, làm sao tận dụng được những cơ hội,khắc phục được những mặt trái của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa để kế thừamột cách hiệu quả các giá trị đạo đức truyền thống đảm bảo cho sự xây dựnglối sống mới của con người Việt Nam hiện nay vừa không bị đứt gãy, giữ gìnđược bản sắc mà đáp ứng được những yêu cầu của tình hình mới Theo nghĩa
đó, tác giả cho rằng: "kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dântộc để xây dựng lối sống mới là một quá trình phấn đấu công phu, bền bỉ vàkhó khăn, đòi hỏi phải được tiến hành một cách thường xuyên, kiên trì vàthận trọng"[142, tr.134]
Trong công trình “Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay – vấn đề và giải
pháp”, Nguyễn Duy Quý (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006,
các tác giả đã phân tích và nhìn nhận vai trò của các giá trị đạo đức truyềnthống ở một số nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore dướigóc độ kinh nghiệm cho Việt Nam Theo các tác giả, các giá trị đạo đứctruyền thống, mà trong các trường hợp này là các giá trị Nho giáo, chỉ thể
Trang 18hiện vai trò tích cực khi được khai thác hoặc kế thừa một cách phù hợp Cácnhà cầm quyền ở các nước nêu trên đã biết khai thác các giá trị Nho giáonhằm củng cố trật tự gia đình và xã hội Họ đã đạo đức hóa quan hệ cố hữugiữa bóc lột và bị bóc lột, giữa chủ đất và nông dân, giữa xí nghiệp và côngnhân Họ không khai thác một cách tùy tiện, mà khai thác một cách thôngminh nhằm tạo ra những con người đáp ứng sự phát triển đất nước theo hướng
tư bản chủ nghĩa
Từ những nhận định như vậy, các tác giả cho rằng, bài học mà ViệtNam có thể rút ra là: "Không phải bất cứ truyền thống nào, bất cứ di sản vănhóa nào cũng được đánh giá như nhau và xử lí như nhau ở những hoàn cảnhkhác nhau với những tầng lớp khác nhau Từ truyền thống sang hiện đại làmột quá trình vừa liên tục vừa đứt đoạn Cái hiện đại không xóa sạch cáitruyền thống và cái truyền thống chỉ có lí do tồn tại khi nó được sàng lọc vàkiểm nghiệm thông qua cái hiện đại" [126, tr.46-47]
Trong công trình: Phạm Văn Đức (chủ biên) “Toàn cầu hóa trong bối
cảnh châu Á – Thái Bình Dương: Một số vấn đề triết học Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2007, các tác giả đã khẳng định, toàn cầu hóa hiện nay là một xuthế vận động khách quan của lịch sử Nó vừa có những yếu tố tích cực, vừa cónhững yếu tố tiêu cực; vừa mang lại những cơ hội to lớn, vừa đặt ra nhữngthách thức không nhỏ đối với sự phát triển của tất cả các quốc gia, dân tộctrong đó có Việt Nam Trong công trình này, các tác giả cũng phân tích độngthái của một số giá trị truyền thống trong làn sóng toàn cầu hóa, những biếnđộng tích cực, tiêu cực của toàn cầu hóa, nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sốngcủa người Việt Nam hiện nay, cũng như tính tất yếu của việc giữ gìn và pháthuy giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống dân tộc trong bối cảnh mới Theocác tác giả, định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường là đảm bảo ởtầng sâu cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc của văn hóa và đạo đức Việt
Trang 19Nam Cùng với điều đó, cần tăng cường vai trò của pháp luật trong việc bảo
vệ các giá trị truyền thống; kiên quyết bài trừ các ấn phẩm không lành mạnh,các biểu hiện của lối sống thực dụng, ích kỉ, vô cảm, vô trách nhiệm; đồngthời giáo dục ý thức, trách nhiệm công dân, trách nhiệm với Tổ quốc nhằmphát huy và khơi dậy tinh thần dân tộc
Cùng với những nghiên cứu về giá trị, giá trị truyền thống, những nghiêncứu về tính tất yếu của kế thừa nói chung và kế thừa các giá trị đạo đức truyềnthống nói riêng cũng thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu
Công trình tập thể: Phan Huy Lê-Vũ Minh Giang (chủ biên), công trình
khoa học cấp nhà nước KX-07, đề tài KX07-02: “Các giá trị truyền thống và
con người Việt Nam hiện nay”, đã tập trung nghiên cứu các giá trị truyền
thống từ các bình diện: tư tưởng, tâm lý, văn hóa trên các phạm vi gia đình
và cộng đồng Từ các số liệu điều tra xã hội học, các tác giả cho thấy: “Trongcon người Việt Nam hiện nay, có thể thấy rõ sự phát triển liên tục, không đứtgãy với những giá trị tinh thần truyền thống trong quá khứ” (tr.268) Với nhậnđịnh được rút ra từ các số liệu đáng tin cậy, các tác giả công trình đã khẳngđịnh, kế thừa các giá trị truyền thống, trong đó có các giá trị đạo đức khôngchỉ là một quy luật được nhận thức về mặt lý luận mà còn là một thực tế hiểnnhiên trong đời sống của con người Việt Nam cả trên phạm vi gia đình cũngnhư cộng đồng Cùng với điều đó, các tác giả cũng cho thấy một số hạn chếcủa các giá trị truyền thống cần khắc phục để con người Việt Nam đáp ứngđược các yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, của công cuộc công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hiện nay
Trang 20Trong công trình: Nguyễn Duy Bắc (chủ biên), “Sự biến đổi các giá trị
văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2008, các tác giả đã luận giải về mặt
lí luận cơ bản những vấn đề: văn hóa, giá trị văn hóa, những biến đổi của cácgiá trị văn hóa, trong đó, các giá trị đạo đức truyền thống được nhấn mạnh và
xem là “chiếm vị trí nổi bật” Từ đó, các tác giả đã phân tích thực trạng biến
đổi các giá trị văn hóa, đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Như tác giả chỉ ra và phân tích, trongđiều kiện của kinh tế thị trường, các giá trị văn hóa, đạo đức biến đổi cả theochiều thuận, tích cực, cả theo chiều nghịch, tiêu cực Sự biến đổi này, mộtmặt, phụ thuộc vào nhân tố khách quan tức tác động có tính hai mặt của kinh
tế thị trường; mặt khác, phụ thuộc vào nhân tố chủ quan tức quan điểm, địnhhướng giá trị, ý chí và năng lực của con người Việt Nam ở cả cấp độ quản lí
xã hội, ở cả cấp độ cá nhân mỗi người dân
Trang 21Trong công trình: Mai Thị Quý, “Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một
số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay,
Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, đã phân tích một cách hệ thống vàluận giải những vấn đề lí luận về giá trị và giá trị đạo đức truyền thống, tínhtất yếu của việc kế thừa các giá trị và giá trị đạo đức truyền thống trong điềukiện toàn cầu hóa Toàn cầu hóa được nhìn nhận như là một quá trình kháchquan Quá trình đó tác động và tạo ra những thách thức đối với việc giữ gìncác giá trị tinh thần, đạo đức truyền thống dân tộc Cùng với điều đó, vai tròcủa các giá trị truyền thống trong đó có các giá trị đạo đức đối với sự pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội, con người đã được tác giả đi sâu nghiên cứu Sự
kế thừa các giá trị truyền thống được tác giả nhìn nhận và phân tích như lànhân tố đảm bảo cho việc mở cửa hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa Theotác giả, để kế thừa có hiệu quả các giá trị truyền thống, cần khắc phục và vượtqua những hạn chế của giá trị truyền thống, đồng thời bổ sung những nội dungmới, những yêu cầu mới vào trong mỗi giá trị truyền thống nhằm thích ứngvới bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Trong Luận án tiến sĩ "Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây
dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay", Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2014, tác giả Nguyễn
Thị Thanh Hà đã luận chứng cho sự cần thiết kế thừa các giá trị đạo đứctruyền thống đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnhtoàn cầu hóa Theo đó, các giá trị đạo đức truyền thống được nhìn nhận như là
cơ sở, là một trong những yếu tố cấu thành, đồng thời là một trong những yếu
tố có vai trò đề kháng những phản giá trị, những tác động từ mặt trái của toàncầu hóa đối với lối sống của sinh viên hiện nay Trên cơ sở đánh giá nhữngtác động của toàn cầu hóa đến việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, luận
án đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc kế thừa giá trịđạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Namtrong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Trang 22Những thành tựu nghiên cứu về giá trị và giá trị đạo đức truyềnthống, tính tất yếu của kế thừa các giá trị tinh thần truyền thống, những giảipháp kế thừa các giá trị truyền thống trong xây dựng xã hội, lối sống và conngười trong điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, mở cửa hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa chính là những căn cứ
lí luận, những gợi ý cho việc nghiên cứu mang tính ứng dụng vấn đề kế thừacác giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niênNinh Thuận hiện nay
1.2 Những nghiên cứu liên quan đến thanh niên và xây dựng đạo đức cho thanh niên
Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, là nhân tố quan trọngảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc Chủ tịch Hồ ChíMinh, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác thanh niên Trongbối cảnh đó, những nghiên cứu về thanh niên, phát triển thanh niên rất đadạng và liên tục Trong Luận án này, tác giả chỉ khảo sát một số công trìnhtiêu biểu có liên quan trực tiếp đến việc giải quyết mục đích và những nhiệm
vụ của Luận án
Trang 23Công trình nghiên cứu khái quát về thanh niên trong thời gian qua là
công trình “Cơ sở lý luận và thực tiễn của chiến lược phát triển thanh niên”,
Chu Xuân Việt (chủ biên), Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2003 Trong công trìnhnày, các tác giả đã luận giải những vấn đề lý luận và phương pháp luận củachiến lược phát triển thanh niên, công tác thanh niên, phong trào thanh niên,
…Trên cơ sở đó, các tác giả đã phân tích và khẳng định rằng, chiến lược pháttriển thanh niên hiện nay bao hàm một hệ vấn đề cần giải quyết đồng bộ; đólà: “giải quyết việc làm; nâng cao trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp chothanh niên; tăng cường giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức cáchmạng, giáo dục truyền thống, nâng cao lòng yêu nước, xây dựng nếp sống, lốisống lành mạnh; chăm lo công tác bảo vệ sức khỏe, đẩy mạnh phong trào toàndân tập thể dục, thể thao, rèn luyện thân thể để nâng cao thể lực cho thanhniên;…”[171, tr.156,157]
Trong công trình “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về công tác thanh
niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb Thanh
niên, Hà Nội, 2005, tác giả Dương Tự Đam đã luận chứng cho vai trò củathanh niên với tư cách là tài nguyên lớn của quốc gia, nguồn nhân lực trẻ có trítuệ, chất lượng cao, có nhiệt huyết, ý chí và nghị lực tiềm tàng, tinh thần tìnhnguyện hiến dâng, tích cực tham gia hoạt động kinh tế-xã hội Theo tác giả, đểđảm bảo sự phát triển đúng hướng của thanh niên, cần đổi mới sự lãnh đạo củaĐảng đối với thanh niên Theo đó, cần đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục lítưởng cách mạng, truyền thống cách mạng, truyền thống thanh niên và các giátrị tinh thần truyền thống dân tộc Việc giáo dục cần gắn với các phong tràothanh niên, coi như là một phương diện của chính các phong trào đó
Trang 24Trong công trình “ Xã hội học thanh niên”, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2006, tác giả Đặng Cảnh Khanh đã tập trung phân tích về vị trí, vaitrò của thanh niên; sự thay đổi chuẩn mực, định hướng giá trị dưới tác độngcủa những điều kiện kinh tế-xã hội hiện đại Theo tác giả, tác động của nhữngđiều kiện kinh tế-xã hội hiện đại đối với định hướng giá trị của thanh niên làmang tính hai mặt cả tích cực, cả tiêu cực Các chủ thể của công tác thanhniên có vai trò và trách nhiệm định hướng cho thanh niên theo những thay đổi,những chuyển đổi tích cực, đáp ứng các yêu cầu của xã hội hiện đại Tất cảnhững vấn đề đó đã được minh chứng bằng những số liệu điều tra xã hội học,những con số biết nói, như cách diễn đạt của các nhà xã hội học; từ đó đã gợi
mở nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng trong việc nghiên cứu thanhniên ở nước ta
Trang 25Trong công trình “Xây dựng bản lĩnh thanh niên hiện nay”, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2006, Hồ Bá Thâm (chủ biên), các tác giả đã luận chứng cho
tính cấp thiết của vấn đề xây dựng bản lĩnh cho thanh niên và xây dựng nhâncách đối với thanh niên nói chung trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay.Trong điều kiện toàn cầu hóa có nhiều cơ hội và cũng không ít thách thứckhông chỉ đối với tương lai của dân tộc mà còn đối với thanh niên, thế hệ trẻ -lực lượng rường cột của quốc gia, những người hết sức nhạy cảm với thờicuộc, có năng lực sáng tạo cao, nhưng do thiếu kinh nghiệm nên dễ bị ảnhhưởng bởi những tác động tiêu cực Trong công trình này, các khái niệm bảnlĩnh, cấu trúc bản lĩnh của thanh niên; bản lĩnh văn hóa của dân tộc, bản lĩnh
Hồ Chí Minh và bản lĩnh của các thế hệ thanh niên từ truyền thống tới hiện tạitrên những nét chính đã được đi sâu phân tích và luận giải; từ đó, công trìnhxác định nội dung, đề xuất giải pháp xây dựng bản lĩnh chính trị cho thanhniên nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, hiện đại hóa và phát triểnđất nước hiện nay Các tác giả cho rằng: “Đoàn viên, thanh niên hiện nay phảihướng tới những lý tưởng độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội vớiham muốn mãnh liệt về học tập, xây dựng phát triển kinh tế đất nước; chúng
ta cần cụ thể hóa lý tưởng, ước mơ, tham vọng đó thành những đức tính cụ thể
để trau dồi thường xuyên, giúp cho việc hoàn thiện nhân cách, lý tưởng và bảnlĩnh sống cao đẹp”[138, tr.87]
Trong công trình “Quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên trong
giai đoạn hiện nay” Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2006, tác giả Đoàn Văn Thái
đã nghiên cứu lịch sử phát triển và bài học kinh nghiệm trong quản lý Nhànước đối với công tác thanh niên; từ đó nêu ra một số dự báo về tình hìnhthanh niên và giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với công tác thanhniên trong giai đoạn hiện nay
Trang 26Năm 2007, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng xuất bản công
trình “Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng thanh thiếu niên và nhi đồng”.
Trong công trình này, các tác giả đã cho thấy, Hồ Chí Minh không chỉ đánhgiá cao vai trò của thế hệ trẻ, coi họ là những người kế tục sự nghiệp của chaanh, là người chủ tương lai của nước nhà; mà cùng với điều đó, Người còn chỉ
ra những hạn chế của tuổi trẻ Từ đó, Người chú ý quan tâm đến việc bồidưỡng về lý tưởng cách mạng, đạo đức, khoa học kỹ thuật, phương pháp cáchmạng, ý thức tổ chức để họ trở thành con người phát triển toàn diện, có đức,
có tài đáp ứng yêu cầu mà cách mạng và nhân dân giao phó Các tác giả cũngnhấn mạnh, chính vì đánh giá cao vai trò của tuổi trẻ mà cho đến trước lúc đi
xa, Người vẫn không quên căn dặn rằng, đoàn viên thanh niên ta nói chung làtốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ.Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành
những người kế thừa xây dựng xã hội chủ nghĩa, vừa hồng vừa chuyên Theo
các tác giả, trong bối cảnh hiện nay, những lời chỉ dẫn và những kinh nghiệmcủa Hồ Chí Minh về giáo dục và bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thanh thiếuniên để họ trở thành người kế tục sự nghiệp cách mạng vẫn còn nguyên giá trị
và có tính thời sự thiết thực
Trang 27Trong công trình “Thanh niên: giáo dục và phát triển”, Nxb Thanh
niên, Hà Nội, 2007, tác giả Dương Tự Đam đã làm rõ một số đặc điểm và vaitrò của thanh niên đối với sự phát triển của đất nước; Theo tác giả, được Chủtịch Hồ Chí Minh và Đảng ta dày công giáo dục, thanh niên Việt Nam đã thực
sự là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ đất nước Tuy vậy, với tưcách là thế hệ trẻ, những đặc điểm về tâm-sinh lí có thể làm cho thanh niêndao động về lập trường, lí tưởng, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thị trường,
mở cửa hội nhập Từ đó, tác giả cho rằng, để thanh niên phát triển đúnghướng, cần chủ động định hướng các giá trị tích cực cho thanh niên; đồng thờitạo mọi điều kiện giúp họ nhận biết và đấu tranh khắc phục những phản giá trịnảy sinh trong điều kiện hiện nay Phân tích sự chuyển đổi về định hướng giátrị của thanh niên trong thời kỳ mới, đồng thời, xác định nội dung giáo dụcđịnh hướng giá trị cho thanh niên, tác giả cho rằng: “các giá trị cần địnhhướng cho thanh niên Việt Nam hiện nay phải phù hợp với yêu cầu đào tạocon người mới phát triển toàn diện đồng thời đáp ứng với thời đại mới” [30,
tr.54] Theo Dương Tự Đam, các giá trị đó bao gồm: "một là giá trị hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng học vấn và trọng tài năng; hai là, giáo dục định hướng giá trị về việc làm và phát triển nghề nghiệp cho thanh niên; ba là, những giá
trị về văn hóa, nghệ thuật và thẩm mỹ cần định hướng giáo dục cho thanh
niên; bốn là, định hướng giáo dục sức khỏe và thể chất cho thanh niên xây dựng con người phát triển cân đối về thể lực, hài hòa trong cuộc sống; năm là,
giáo dục định hướng lý tưởng, nhân cách cho thanh niên nhằm đáp ứng vớimục tiêu yêu cầu con người mới - xã hội chủ nghĩa, thích hợp với con ngườicủa thời đại kinh tế tri thức" [30, tr 54-56]
Công trình “Định hướng giá trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay”
do tập thể thường trực Trung ương Hội sinh viên Việt Nam biên soạn, Nxb.Thanh niên, 2007, đã tập trung nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị,
Trang 28phân tích thực trạng tình hình thanh niên và giáo dục định hướng giá trị chothanh niên sinh viên được thực hiện bởi Đoàn thanh niên, Hội sinh viên Trên
cơ sở những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng định hướnggiá trị cho sinh viên, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát huy vai tròcủa Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong việc giáo dục định hướng giá trị chothanh niên sinh viên Theo đó, các tác giả nhấn mạnh rằng, cần kết hợp cácgiá trị tinh thần truyền thống, lí tưởng cách mạng (độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội) và những giá trị tiên tiến hiện đại trong việc định hướng giá trịcho sinh viên trong điều kiện hiện nay
Hội thảo toàn quốc “Giáo dục đạo đức học sinh, sinh viên ở nước ta:
thực trạng và giải pháp” do Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam tổ
chức tại Biên Hòa-Đồng Nai, ngày 18, 19/7/2008 đã thu hút sự tham gia củacác chuyên gia, các nhà khoa học tâm lý, giáo dục Các chuyên gia, nhà khoahọc tâm lý, giáo dục, cùng nhau phân tích, đánh giá hiện trạng đạo đức họcsinh, sinh viên và nguyên nhân của thực trạng Theo ý kiến đa số, nguyênnhân chủ yếu của những biểu hiện suy thoái đạo đức của học sinh, sinh viênlà: sự buông lỏng trong việc quản lý giáo dục con em trong gia đình; việc giáodục đạo đức trong nhà trường từ bậc phổ thông đến đại học còn nhiều bất ổn
và tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự hội nhập quốc tế Giảipháp cho vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm là sự kết hợp đồng bộ giữagia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức; đổi mới nội dung,hình thức cho phù hợp với từng độ tuổi học sinh, sinh viên và phù hợp vớiyêu cầu hiện đại hóa giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhậpquốc tế
Đề tài cấp Bộ “Sự lựa chọn các giá trị đạo đức và nhân văn trong định
hướng lối sống của sinh viên”, 2009, do Huỳnh Văn Sơn làm chủ nhiệm đã
khảo sát 874 sinh viên từ các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh Từ
Trang 29số liệu khảo sát, đề tài cho thấy, sự lựa chọn các giá trị đạo đức nhân văn củasinh viên chưa rõ ràng, còn dao động, tồn tại nhiều biểu hiện tiêu cực ở một
bộ phận không nhỏ sinh viên Lí giải tình trạng đó, các tác giả cho rằng, mộtmặt là do tác động của chính sự chuyển đổi giá trị, giá trị đạo đức từ truyềnthống sang hiện đại, theo đó có sự đan xen giữa các chiều hướng tích cực vớicác chiều hướng tiêu cực; mặt khác, do các chủ thể định hướng giá trị chosinh viên chưa nhận thức đầy đủ sự cần thiết cũng như những nội dung vàphương thức cụ thể nhằm định hướng giá trị cho sinh viên để người sinh viên
có đủ hiểu biết và bản lĩnh hướng tới những giá trị tích cực Từ đó, đề tài đềxuất một số kiến nghị như: xây dựng mô hình nhân cách chuẩn mực, mộtthang giá trị rõ ràng để định hướng cho sinh viên; chú trọng giáo dục nhữnggiá trị đạo đức nhân văn, thực hiện công tác giáo dục bằng nhiều hình thức đadạng phù hợp với đặc điểm tâm lí sinh viên và đặc trưng của thời đại
Công trình “Những giá trị sống cho tuổi trẻ” của Diane Tillman, Nxb.
Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2009 bao gồm các bài giảng cho tuổi trẻvới nội dung về các giá trị: hòa bình, tôn trọng, yêu thương, khoan dung,trung thực, khiêm tốn, hợp tác, hạnh phúc, trách nhiệm, giản dị, tự do, đoànkết Các bài giảng này được thiết kế nhằm hướng dẫn hơn là thuyết lí; giảngviên đóng vai trò hỗ trợ, hướng dẫn học viên tự khám phá các giá trị này vàvận dụng chúng vào thực tiễn Nội dung và phương pháp giảng dạy theohướng phát huy tính tích cực của người học phù hợp với đặc điểm tâm lí củathanh niên trong điều kiện hiện nay Đây là tài liệu tham khảo tốt cho việc đổimới giáo dục giá trị nói chung, giá trị đạo đức nói riêng cho thanh thiếu niênViệt Nam hiện nay
Trong công trình “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong
quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”, Nxb Chính trị Quốc gia, 2011, tác
giả Phạm Hồng Tung đã luận chứng cho cách tiếp cận đặc thù đối với nghiêncứu thanh niên và lối sống thanh niên Theo tác giả, cách tiếp cận đặc thù đối
Trang 30với nghiên cứu thanh niên bị quy định bởi tính đặc thù của thanh niên về mặt
độ tuổi, tâm-sinh lí Đối với thanh niên Việt Nam, còn cần tính đến điều là,trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam kể từ khi Đảng ra đời, thanh niên đã
là đối tượng được quan tâm giáo dục lí tưởng, đạo đức cách mạng; từ đó đãtạo ra những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của thanh niên Vì vậy, công tácthanh niên trong điều kiện hiện nay cần chú ý đến việc phát huy truyền thốngcách mạng của thanh niên Cùng với điều đó, tác giả đã chỉ ra và phân tích tácđộng của các nhân tố hiện đại đến lối sống thanh niên bao gồm: kinh tế thịtrường, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra và phân tích những ưu thế và những mặtmạnh cơ bản của thanh niên Việt Nam hiện nay xét cả trên những đặc điểm vàkhía cạnh phản ánh chất lượng thể chất và chất lượng tinh thần Tác giả khẳngđịnh: “Sự quan tâm nghiêm túc, mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước đối vớithanh niên và công tác thanh niên là nguyên nhân quan trọng nhất đưa lạinhững thành tựu lịch sử trong việc giáo dục, tổ chức và vận động thanh niên ởViệt Nam trong 25 năm qua, góp phần quan trọng vào sự ổn định của tìnhhình và sự phát triển nhanh chóng, vững chắc của đất nước trong thời kỳ đổimới” [162, tr.85]
Tác giả đã đưa ra những khuyến nghị và đề xuất 6 nhóm giải phápnhằm xây dựng lối sống của thanh niên Việt Nam phù hợp với tiến trình đổimới đất nước hiện nay: Đó là nhóm giải pháp liên quan đến đường lối, chínhsách thanh niên của Đảng và Nhà nước; Các tổ chức, đoàn thể của thanh niên;Gia đình và giáo dục gia đình đối với thanh niên; Giáo dục học đường đối vớithanh niên; Truyền thông đại chúng; Chính bản thân thanh niên
Một số sách và đề tài khảo sát thực tế tình hình sinh viên và thanh niên
như: “Tổng quan tình hình sinh viên và công tác hội và phong trào sinh viên
nhiệm kỳ VII (2003-2008)” của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Nxb.
Trang 31Thanh niên, 2008 ; Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Tổng quan tình hình thanh
niên, công tác Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2005-2010” do Nguyễn Phước Lộc làm chủ nhiệm cũng đã phân
tích thực trạng đạo đức của thanh niên qua kết quả điều tra tổng quan tìnhhình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi và qua các hoạtđộng của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanhniên Việt Nam; trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị với Đảng, Nhà nước
và các cấp các ngành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Sinh viênViệt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đưa phong trào thanh niên đivào thực chất hơn nữa Những kiến nghị của các công trình này bao gồm:nâng cao hơn nữa nhận thức của các chủ thể về công tác thanh niên; đa dạnghóa, sinh động hóa các hình thức và nội dung giáo dục, tuyên truyền cũngnhư các phong trào thực tiễn; tăng cường đội ngũ và nâng cao năng lực cán
bộ chuyên trách; gắn phong trào thanh niên với chính các lĩnh vực lao động,sản xuất, hoạt động khoa học, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng… Nhữngkết quả nghiên cứu trong lĩnh vực này cũng chính là những gợi ý cho tác giảtrong nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cho kế thừa giá trị đạo đức truyềnthống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận
1.3 Những nghiên cứu liên quan đến kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên và thanh niên Ninh Thuận
Cũng như những nghiên cứu về thanh niên, giáo dục và phát triển thanhniên, những nghiên cứu về xây dựng đạo đức thanh niên trong thời gian qua
có nhiều thành tựu đáng kể Dưới đây là một số công trình tiêu biểu:
Đề tài nghiên cứu khoa học đặc biệt cấp Đại học quốc gia“Đạo đức
sinh viên trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam-Thực trạng, vấn đề và giải pháp”, 2003, mã số:
Trang 32QG.01.08 do Trương Văn Phước làm chủ nhiệm, đã phân tích sự chuyển đổithang giá trị đạo đức trong kinh tế thị trường và tác động của kinh tế thịtrường đối với đạo đức của sinh viên trong giai đoạn từ khi nước ta chuyểnsang nền kinh tế thị trường Phân tích những số liệu điều tra xã hội học, cáctác giả cho thấy, tình hình đạo đức của sinh viên trong điều kiện kinh tế thịtrường là khá phức tạp; bên cạnh những sinh viên biết kế thừa và phát huynhững giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện đổi mới đất nước, biết tiếpnhận những giá trị đạo đức mới để khẳng định nhân cách thì còn một bộ phậnsinh viên sống thiếu lành mạnh, không chịu rèn luyện tu dưỡng Từ đó, đề tài
đã xác định một số vấn đề đặt ra cần giải quyết để xây dựng nhân cách đạođức sinh viên như: Vấn đề đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa kinh tế thịtrường và đạo đức sinh viên; vấn đề truyền thống và hiện đại trong xây dựngđạo đức sinh viên; vấn đề dân tộc và quốc tế trong xây dựng đạo đức cho sinhviên Đồng thời, đề tài đề xuất một số giải pháp phát huy tác động tích cực,hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường trong quá trình xây dựng đạođức mới cho sinh viên bao gồm: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạođức, lối sống cho sinh viên; đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy các
bộ môn khoa học Mác-Lênin nói chung và đạo đức học nói riêng theo phươngpháp dạy học tích cực; nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn; gắn giáodục nhà trường với giáo dục xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho sinhviên; phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, tự giáo dục, tự rèn luyện củasinh viên; nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trongviệc xây dựng đạo đức cho sinh viên
Lê Thị Hoài Thanh trong luận án Tiến sĩ Triết học (2003): “Quan hệ
biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã phân
tích mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo
Trang 33đức cho thanh niên Theo tác giả, giữa truyền thống và hiện đại có quan hệbiện chứng Giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay đương nhiên
bị quy định bởi tính thời đại, hiện đại cả về nội dung lẫn phương pháp Tuyvậy, những giá trị đạo đức truyền thống và trong một chừng mực nhất định,những phương pháp truyền thống vẫn có những giá trị nhất định Vấn đề làlàm sao kết hợp được một cách hài hòa giữa truyền thống và hiện đại bằngviệc đổi mới những nội dung của cái truyền thống cho phù hợp với yêu cầucủa xã hội và con người hiện đại Trên cơ sở thực trạng việc vận dụng quan
hệ đó, luận án đã đề xuất một số giải pháp cụ thể trong việc giáo dục đạo đứcthanh niên; đó là: Kết hợp giáo dục truyền thống và hiện đại trong gia đình,nhà trường và xã hội, tạo môi trường giáo dục lành mạnh và thống nhất; kếthợp giáo dục đạo đức với giáo dục pháp luật, tạo môi trường pháp lý cho việckết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức; kết hợp các phươngpháp giáo dục truyền thống với các phương pháp giáo dục hiện đại, đổi mớihình thức và phương pháp giáo dục
Trong công trình “Giáo dục ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện
nay”, Nxb.Thanh Niên, Hà Nội, 2005, tác giả Võ Minh Tuấn, đã làm rõ vị trí,
vai trò và đặc điểm của sinh viên Việt Nam, phân tích khái niệm kết cấu vàđặc điểm ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay, tác giả đã đi sâu khảosát thực trạng ý thức của sinh viên, các yếu tố tác động, từ đó dự báo một số
xu hướng vận động chủ yếu trong ý thức đạo đức sinh viên Từ đó, tác giả đã
đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm góp phần xây dựng và phát triển ý thứcđạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay thông qua việc xây dựng môitrường xã hội, môi trường học đường lành mạnh, nhân văn và môi trường giađình văn hóa Đồng thời nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, quản
lý sinh viên bao gồm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh của đoànthể, phát huy vai trò của báo chí truyền thông, kết hợp biện pháp giáo dục,
Trang 34quản lý sinh viên, đặc biệt là việc tăng cường và đổi mới công tác giảng dạycác bộ môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong Luận án Tiến sỹ triết học của Phạm Bá Lượng,“Giá trị đạo đức
truyền thống với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Công an nhân dân Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính trị-hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2009,
đã chỉ ra mối liên hệ của các giá trị đạo đức truyền thống đối với những phẩmchất cần có của người Công an nhân dân hiện nay, từ đó nhấn mạnh rằng, để
kế thừa có hiệu quả giá trị đạo đức truyền thống trong giáo dục đạo đức chosinh viên Công an nhân dân cần tính đến tính đặc thù không chỉ của tuổi trẻ
mà cả tính đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp của người Công an nhân dân
Cao Thu Hằng trong luận án Tiến sỹ triết học “Kế thừa giá trị đạo
đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay”,
Học viện khoa học xã hội Việt Nam, 2011, đã phân tích vai trò của giá trịđạo đức truyền thống trong sự hình thành và phát triển nhân cách con ngườiViệt Nam hiện nay, trong đó có thanh niên Việt Nam Từ đó, tác giả chothấy, sự cần thiết phải kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống; đồng thời tácgiả cũng chỉ ra một số vấn đề có tính phương pháp luận cần lưu ý khi kếthừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con ngườiViệt Nam Đó là phải có quan điểm lịch sử, biện chứng khi kế thừa các giátrị đạo đức truyền thống; kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống cần phảiphát triển chúng; kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựngnhân cách con người Việt Nam hiện nay cần gắn với những yêu cầu của thờiđại; tác giả cũng đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến nhân cách và kếthừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người ViệtNam hiện nay Đó là kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, quá trình toàn cầu hóa Luận án cũng đã đề xuất một số giảipháp có tính định hướng đối với việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền
Trang 35thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam, đặc biệt là thanh niên.
Đó là đẩy mạnh giáo dục giá trị đạo đức truyền thống; tăng cường vai tròcủa pháp luật; nâng cao tính tích cực của toàn dân trong việc kế thừa giá trịđạo đức truyền thống
Luận án tiến sĩ triết học của Diệp Minh Giang “Xây dựng đạo đức của
thanh niên Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2011, đã làm rõ một số
vấn đề về lý luận và thực tiễn về đạo đức của thanh niên trong nền kinh tế thịtrường Theo tác giả, kinh tế thị trường có tác động tiêu cực nhất định đối vớiđạo đức của thanh niên Tuy vậy, kinh tế thị trường cũng đồng thời tạo ranhững điều kiện thuận lợi để thanh niên khẳng định vai trò của mình trong laođộng, xây dựng và bảo vệ đất nước Chính trong những hoạt động đa dạng vànăng động được tạo ra bởi kinh tế thị trường, nhân cách đạo đức của thanhniên được phát triển Lao động, xây dựng và bảo vệ đất nước trong điều kiệnmới đòi hỏi thanh niên phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn và do đó, trưởng thànhhơn Các phẩm chất đạo đức của thanh niên được đảm bảo bằng chính nhữngcống hiến của họ trong điều kiện kinh tế thị trường Phân tích những số liệuđiều tra xã hội học, tác giả luận án đã chỉ ra những mặt mạnh cũng như nhữngđiểm yếu trong thực trạng đạo đức thanh niên và đề xuất một số giải phápnhằm xây dựng đạo đức thanh niên trong điều kiện kinh tế thị trường Trong
số những giải pháp được đề xuất, những vấn đề như: tạo công ăn việc làm chothanh niên; giáo dục hướng nghiệp và nghề nghiệp; giáo dục lí tưởng chínhtrị, đạo đức, thẩm mĩ; tổ chức các phong trào hoạt động cộng đồng, các sânchơi văn hóa, thể thao được tác giả cho là cần được phát huy vì chúng phùhợp với những đặc thù về tâm lí và vị thế xã hội của thanh niên Đồng thời,tác giả cũng cho rằng, cần đẩy mạnh việc kiện toàn, hoàn thiện cơ chế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo cơ sở kinh tế; nâng cao hiệu lực pháp
Trang 36luật tạo cơ sở pháp lí cho việc xây dựng và nâng cao ý thức đạo đức của sinhviên hiện nay.
Trong công trình “Giáo dục thành nhân”, Hoàng Thanh Linh, Nxb.Tri
Thức, 2011, tác giả đã nghiên cứu và đề xuất một triết lý giáo dục với nhữnggiá trị cụ thể và phương pháp uyên bác, thông thái Với triết lí của mình, tácgiả mong muốn góp phần định hướng phát triển con người cho xã hội, đặcbiệt giới trẻ, giúp cho họ có sự định hướng để nâng cao giá trị bản thân,hướng đến cuộc sống thành công và hạnh phúc Giáo dục thành nhân hướngđến xây dựng giới trẻ Việt Nam thành nhân ở tầm mức toàn cầu, tức là trởthành những công dân có ích cho thế giới, công dân toàn cầu “Để giúp nângcao năng lực và phát triển con người dựa vào hệ giá trị Tâm-Dũng-Năng-Tín-Nhẫn-Trọng, để xây dựng những con người thành nhân thành thạo, sáng tạo,nhiệt tâm, vui sống, hữu ích và chính trực”[88, tr.173]
Tham vọng của tác giả là tập trung vào bộ giá trị đạo đức thuần Việtgồm Tâm-Dũng-Năng-Tín-Nhẫn-Trọng, có kết hợp những giá trị phổ quáttoàn cầu để giúp phát triển con người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ thànhnhững con người có ích cho quốc gia, dân tộc và thế giới
Trên đây là những nghiên cứu tiêu biểu về kế thừa các giá trị đạo đứctruyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Việt Nam nói chung
Cho đến nay, vấn đề kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trongxây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận chưa được nghiên cứu nhưmột vấn đề chuyên sâu và mang tính khái quát triết học Tuy vậy, dướinhững hình thức và mức độ nhất định, việc coi trọng những giá trị truyềnthống dân tộc, truyền thống đạo đức địa phương và thanh niên Ninh Thuậntrong việc xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận đã được thể hiệntrong các văn kiện của Tỉnh ủy Ninh Thuận về công tác thanh niên, cácchương trình phát triển thanh niên của Ủy ban Nhân dân Ninh Thuận, các
Trang 37hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Thuận.Dưới đây là một số văn kiện tiêu biểu:
Thực hiện quyết định của thủ tướng chính phủ về Chiến lược phát
triển thanh niên đến năm 2010, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã xây
dựng và triển khai “Chương trình phát triển thanh niên Ninh Thuận đến năm
2010” Theo đó các nội dung chính được triển khai như sau:
1 Giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu quêhương, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp vàđạo đức cách mạng cho thanh niên
2 Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp cho thanhniên, giúp thanh niên tiếp cận được khoa học, công nghệ hiện đại
3 Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giúp thanh niên làm ănchính đáng
4 Nâng cao sức khỏe, đời sống tinh thần, xây dựng nếp sống văn hóa
và đẩy lùi tệ nạn xã hội, hạn chế tình hình vi phạm pháp luật trongthanh niên
5 Nâng cao vai trò xung kích của thanh niên trong việc phát triển kinhtế-xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của địa phương, tích cựctham gia bảo vệ Tổ quốc
Như vậy có thể thấy, các giá trị đạo đức truyền thống và truyền thốngquê hương Ninh Thuận đã được triển khai thực hiện trong giáo dục thanhniên Đồng thời, việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống được thực hiệnđồng bộ và gắn liền với việc giáo dục nâng cao học vấn, chuyên môn, hoạtđộng nghề nghiệp
Tỉnh ủy Ninh Thuận đã có “Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện kết luận số 380 ngày 23 tháng 09 năm 2010 của Ban bí thư về Năm thanh niên” Như chúng ta biết, năm 2011 được Đảng và Nhà nước chọn là Năm thanh niên Phương châm hoạt động của Năm thanh niên là: hành động
Trang 38vì môi trường xã hội lành mạnh cho giới trẻ với các hoạt động; ngày thanhniên hoạt động vì người nghèo; ngày thanh niên hoạt động vì môi trường;ngày thanh niên hoạt động vì trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; ngày thanh niênhoạt động vì biên cương Tổ quốc; ngày thanh niên hoạt động hiến máu tình
nguyện Ban thường vụ tỉnh ủy đã hướng dẫn thực hiện thắng lợi Năm thanh
niên thông qua việc xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy, các cấp chính
quyền, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Thuận
Trong Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành tỉnh Đoàn khóa IV,nhiệm kỳ 2007 – 2012 có những nội dung sau:
- Xác định quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa chiến lược phát triển thanhniên Ninh Thuận giai đoạn 2011 – 2020
- Phối hợp gia đình nhà trường xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyềngiáo dục nâng cao nhận thức để thanh niên ý thức về vị trí, vai trò trách nhiệmnhằm thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân của thanh niên
- Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạođức và lối sống, pháp luật cho thanh niên
Có thể thấy, trong những quan điểm, những định hướng về công tácthanh niên Ninh Thuận được nêu trên, vai trò của giá trị đạo đức truyền thốngtrong xây dựng đạo đức thanh niên Ninh Thuận đã được quan tâm Nhữnghình thức giáo dục cụ thể nhằm xây dựng đạo đức thanh niên Ninh Thuận làkhá đa dạng và gắn liền với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
1.4 Một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu sâu trong luận án
Luận án này kế thừa thành tựu nghiên cứu lí luận về kế thừa giá trị đạođức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Việt Nam làm cơ sởcho việc nghiên cứu một địa bàn cụ thể, một đối tượng cụ thể, đó là thanhniên Ninh Thuận Tuy vậy, tác giả cũng thấy rằng, cần làm sáng tỏ hơn nữamột số vấn đề lí luận liên quan đến việc triển khai thực hiện đề tài Để góp
Trang 39phần luận chứng về mặt lý luận, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng và đềxuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc kế thừa giá trịđạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuậnhiện nay, luận án này sẽ triển khai theo hướng:
- Làm sáng tỏ hơn nữa về mặt lý luận vai trò của giá trị đạo đức truyềnthống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên nói chung và cho thanh niênNinh Thuận nói riêng;
- Phân tích thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong việc
kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanhniên Ninh Thuận;
- Đề xuất và luận giải quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằmnâng cao hơn nữa hiệu quả của việc kế thừa các giá trị của đạo đức truyềnthống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận trong giai đoạnhiện nay
Trang 40Chương 2MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ KẾ THỪA GIÁ TRỊ
ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC
CHO THANH NIÊN NINH THUẬN HIỆN NAY 2.1 Giá trị đạo đức truyền thống, một số giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc Việt Nam
2.1.1 Giá trị đạo đức truyền thống
Tư tưởng về giá trị đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại khi các nhà tưtưởng xem xét các sự vật hiện tượng trong quan hệ với con người, xã hội loàingười từ phương diện nhu cầu, lợi ích Tuy vậy, với tư cách là trung tâm củagiá trị học (Axiology) khái niệm giá trị chỉ thực sự hình thành cùng với sựhình thành giá trị học vào nửa cuối thế kỉ XIX ở phương Tây
Trong giá trị học phương Tây hiện đại có ba cách nhìn nhận giá trị dựatrên cơ sở thế giới quan triết học Những người theo chủ nghĩa duy tâm kháchquan cho rằng, giá trị có bản chất thần thánh, tồn tại ngoài không gian và thờigian, nghĩa là có tính vĩnh hằng không thay đổi Những người theo chủ nghĩaduy tâm chủ quan coi giá trị chỉ là hiện tượng thuần túy ý thức, là biểu hiệncủa một trạng thái tâm lí, thái độ chủ quan của con người đối với khách thể
mà người đó đánh giá Những người theo chủ nghĩa tự nhiên (Đạo đức họcmục đích luận, Đạo đức học tiến hóa) coi giá trị chỉ là biểu hiện những nhucầu tự nhiên của con người hoặc những quy luật của tự nhiên nói chung
Triết học mácxít nhìn nhận giá trị là những hiện tượng xã hội đặc thù
Cụ thể hơn, giá trị hình thành trong quá trình lao động sản xuất, trong hoạtđộng tinh thần và nói chung là trong đời sống xã hội Từ điển Bách khoa toànthư Xô viết định nghĩa: "Giá trị là sự khẳng định hay phủ định ý nghĩa của cácđối tượng thuộc thế giới chung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm hoặctoàn bộ xã hội nói chung Giá trị được xác định không phải bởi bản thân các