MỤC LỤC
Theo Dương Tự Đam, các giá trị đó bao gồm: "một là giá trị hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng học vấn và trọng tài năng; hai là, giáo dục định hướng giá trị về việc làm và phát triển nghề nghiệp cho thanh niên; ba là, những giá trị về văn hóa, nghệ thuật và thẩm mỹ cần định hướng giáo dục cho thanh niên; bốn là, định hướng giáo dục sức khỏe và thể chất cho thanh niên xây dựng con người phát triển cân đối về thể lực, hài hòa trong cuộc sống; năm là, giáo dục định hướng lý tưởng, nhân cách cho thanh niên nhằm đáp ứng với mục tiêu yêu cầu con người mới - xã hội chủ nghĩa, thích hợp với con người của thời đại kinh tế tri thức" [30, tr. Thanh niên, 2008 ; Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2005-2010” do Nguyễn Phước Lộc làm chủ nhiệm cũng đã phân tích thực trạng đạo đức của thanh niên qua kết quả điều tra tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi và qua các hoạt động của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị với Đảng, Nhà nước và các cấp các ngành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đưa phong trào thanh niên đi vào thực chất hơn nữa.
Đồng thời, đề tài đề xuất một số giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường trong quá trình xây dựng đạo đức mới cho sinh viên bao gồm: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên; đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy các bộ môn khoa học Mác-Lênin nói chung và đạo đức học nói riêng theo phương pháp dạy học tích cực; nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn; gắn giáo dục nhà trường với giáo dục xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên; phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, tự giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên; nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong việc xây dựng đạo đức cho sinh viên. Trong Luận án Tiến sỹ triết học của Phạm Bá Lượng,“Giá trị đạo đức truyền thống với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Công an nhân dân Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính trị-hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2009, đã chỉ ra mối liên hệ của các giá trị đạo đức truyền thống đối với những phẩm chất cần có của người Công an nhân dân hiện nay, từ đó nhấn mạnh rằng, để kế thừa có hiệu quả giá trị đạo đức truyền thống trong giáo dục đạo đức cho sinh viên Công an nhân dân cần tính đến tính đặc thù không chỉ của tuổi trẻ mà cả tính đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp của người Công an nhân dân.
- Phối hợp gia đình nhà trường xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức để thanh niên ý thức về vị trí, vai trò trách nhiệm nhằm thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân của thanh niên. - Đề xuất và luận giải quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc kế thừa các giá trị của đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận trong giai đoạn hiện nay.
Cũng như vậy, lí tưởng đạo đức biểu hiện dưới dạng mô hình một xã hội tốt đẹp hay những nhân cách đạo đức lớn lao hoặc những hành vi đạo đức, chẳng hạn, dũng cảm cứu người, hi sinh vì chính nghĩa… đều hiện diện như là những giá trị đạo đức… Như vậy, theo chúng tôi, giá trị đạo đức là toàn bộ những tình cảm, những quan niệm, những chuẩn mực, những quy tắc ứng xử, những lí tưởng đạo đức và những hành vi đạo đức…có ý nghĩa tích cực được con người lựa chọn, noi theo trong hoạt động sống nhằm phát triển con người và xã hội. … Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia-dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước"[39, tr.158, 159].
Chẳng hạn, tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ), kỉ sở bất dục vật thi ư nhân (điều mình không muốn thì không làm cho người khác), nhân ái hiếu đễ (nhân ái với người, hiếu với cha mẹ, quý trọng anh em), thành tín đốc thực (thành thực chất phác), khắc kỉ phụng công (kiềm chế bản thân để phụng sự sự nghiệp chung), kiến lợi tư nghĩa (thấy lợi phải nghĩ đến nghĩa)… Những giá trị truyền thống đó đang được kế thừa trong xây dựng nhân cách đạo đức cho con người Trung Hoa hiện đại. Với chủ trương và yêu cầu đó, trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ chín khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Đảng đã xác định, một trong những mục tiêu cụ thể của định hướng xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là: "Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước"[Xem: 39].
Vì vậy, năm 2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Chỉ thị về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại cho đạo đức xó hội, trong đú chỉ rừ: "thời gian qua, nhiều sản phẩm văn húa độc hại từ bên ngoài đã xâm nhập vào nước ta bằng nhiều con đường, tác động rất xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lí, hành vi của một bộ phận nhân dân, nhất là thanh thiếu niên; làm hủy hoại, xói mòn nền tảng và những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc" [Xem: 34]. Trong bối cảnh tác động có tính hai mặt của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả của việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận tùy thuộc vào năng lực của các chủ thể trong việc nắm bắt cơ hội, phát huy tác động tích cực, khắc phục những tác động tiêu cực đối với kinh tế - xã hội nói chung, đối với việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận nói riêng.
Hồ Chí Minh hỗ trợ 300 triệu đồng; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng 3 hệ thống giếng khoan giúp Nhân dân chống hạn; phối hợp với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức tặng 104 suất quà trị giá 28 triệu đồng; phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh và các đơn vị khác tặng 129 suất học bổng trị giá 101 triệu cho các học sinh nghèo vượt khó; phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác tặng 2 tấn gạo, 500 phần quà, 40 bồn chứa nước cho Nhân dân các vùng hạn… Đồng thời, Ban thường vụ tỉnh đoàn còn chỉ đạo các huyện đoàn, thành đoàn và các cơ sở đoàn tăng cường vận động đoàn viên, thanh niên tập trung giúp Nhân dân chống hạn gắn với việc thực hiện các công trình, phần việc thanh niên tình nguyện (đưa nước sạch về vùng hạn, tặng quà…) [Xem: 113]. Cụ thể hơn, Hội khuyến học tỉnh đã triển khai kế hoạch liên tịch giữa Sở giáo dục và đào tạo và Hội khuyến học tỉnh nhằm thực hiện 10 nhiệm vụ khuyến học trong trường học; các Hội khuyến học ở các trường phối hợp với Ban giám hiệu, Công đoàn, Ban đại diện phụ huynh học sinh, Đoàn thanh niên… đẩy mạnh phong trào thi đua hai tốt gắn với phong trào Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn… Đối với công tác khuyến học ngoài trường học, các huyện hội, thành hội, hội khuyến học cơ sở tập trung phát triển nâng cao chất lượng mô hình Xã hội học tập, gia đình học tập, dòng họ học tập, khu dân cư học tập, đơn vị học tập và đặc biệt là hoạt động của các Trung tâm khuyến học cộng đồng.
Họ không yêu lao động, không yêu công việc, lười học, lười làm, sống hoang phí; sa vào những tệ nạn xã hội; một số vi phạm pháp luật… Cùng với những giải pháp chung khuyến khích tinh thần tự giác tự giáo dục cho thanh niên nói chung, việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận cần đặc biệt chú ý đến bộ phận chậm tiến này; làm sao nhanh chóng đưa họ hòa nhập chung với các phong trào hoạt động hữu ích qua đó nâng cao hiệu quả của tự giáo dục đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận nói chung, đặc biệt là cho bộ phận thanh niên chậm tiến nói riêng. Vấn đề đặt ra đối với kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận là: Cần khắc phục những hạn chế trong nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể giáo dục; Khắc phục những hạn chế về hình thức và nội dung trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên; Khắc phục những tác động tiêu cực từ mặt trái của môi trường kinh tế - xã hội trong điều kiện hiện nay; Khắc phục những hạn chế trong chính quá trình tự giáo dục, tự kế thừa giá trị đạo đức của thanh niên.
Điều đó có nghĩa là, từ những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, tỉnh Ninh Thuận nói riêng, thẩm định lại những giá trị đạo đức truyền thống, khắc phục những yếu tố lỗi thời, lạc hậu, kế thừa những yếu tố tích cực thông qua việc đổi mới, mở rộng nội dung và nâng cấp các giá trị cũng như các yếu tố cấu thành giá trị đạo đức truyền thống để từ đó xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận. Huy động, sử dụng tốt các nguồn lực, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh gắn với tái cơ cấu nền kinh tế; phát triển kinh tế biển là động lực, tập trung phát triển năng lượng sạch, du lịch, nông lâm - thủy sản gắn với công nghiệp chế biến; chú trọng phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn tạo đột phá cho tăng trưởng nhanh, bền vững; bảo đảm an sinh, phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.