1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

95 471 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN  ---KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN



-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

ĐẤT CANH TÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Lớp: K45 KTTN&MT

Niên khóa: 2011- 2015

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

Lời Cảm Ơn Trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu bên cạnh những nỗlực của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sựgiúp đỡ, hỗtrợtừthầy cô, gia đình, bạn bè và các cán bộ làm việc tại cơ quan thực tập.

Đểhoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin tỏlòng biếtơn sâu sắc tới

Cô giáo ThS Mai LệQuyên đã tận tình giúp đỡ, định hướng đềtài, cung cấp những tài liệu cần thiết và những chỉdẫn hết sức quý báu đã giúp tôi giải quyết những vướng mắc gặp phải.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học kinh tếHuế, là những người trong suốt quá trình học đã truyền thụkiến thức chuyên môn làm nền tảng vững chắc đểtôi hoàn thành tốt khóa luận.

Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bác, các chú và các anh chịđang công tác tại Phòng TN&MT huyện Phú Vang đã nhiệt tình giúp đỡtôi trong quá trình thực tập, nghiên cứu Xin cảm ơn60 hộgia đình tạithịtrấn Phú Đa và xã Phú Lương

đã nhiệt tình cộng tác trong suốt thời gian phỏng vấn và điều tra sốliệu.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thểgia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh, ủng hộvà động viên trong những lúc khó khăn, giúp tôi có thểhoàn thành tốt công việc học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Mặc dù bản thân đã cốgắng và tâm huyết với công việc nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và động viên của Thầy, Cô và các bạn sinh viên đểkhóa luận này được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế,tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện ĐỗThịHương

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN iTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ix

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI x

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Phương pháp nghiên cứu 3

3.1 Phương pháp thu thập số liệu 3

3.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 3

3.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 3

3.4 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1.1 Khái niệm về đất và đất canh tác 5

1.1.2 Đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp 6

1.1.3 Vị trí, vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp 6

1.1.4 Phân loại đất canh tác 7

1.1.5 Khái niệm và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế 8

1.1.6 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất 10

1.1.7 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất 11

1.1.8 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất 11

1.1.9 Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất 13

1.1.10 Quan điểm sử dụng đất bền vững 15 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 16

1.2.1 Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam 16

1.2.2 Tình hình sử dụng đất của tỉnh Thừa Thiên Huế 18

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 19

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 19

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 19

2.1.1.1 Vị trí địa lý 19

2.1.1.2 Địa hình, địa mạo 19

2.1.1.3 Khí hậu 20

2.1.1.4 Thủy văn 21

2.1.1.5 Các nguồn tài nguyên 21

2.1.1.6 Thực trạng môi trường 23

2.1.1.7 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên 24

2.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 24

2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 24

2.1.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp 25

2.1.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập của huyện Phú Vang 26

2.1.2.4 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn 27

2.1.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 27

2.1.2.6 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội của huyện 30

2.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN PHÚ VANG 31

2.2.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phú Vang năm 2012 - 2014 31

2.2.2 Tỷ lệ sử dụng đất canh tác của huyện 34

2.2.3 Các hình thức luân canh, chuyên canh sử dụng đất canh tác của huyện Phú Vang .35

2.2.4 Cơ cấu diện tích đất canh tác của huyện Phú Vang 35

2.2.5 Cơ cấu các loại cây trồng hàng năm của huyện Phú Vang giai đoạn 2012 – 2014 38 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

2.2.5.2 Năng suất, sản lượng các loại cây trồng hàng năm của huyện Phú Vang 41

2.3 TÌNH HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 45

2.3.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra 45

2.3.2 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của nông hộ 46

2.3.3 Tình hình vay vốn của các nông hộ 47

2.3.4 Tình hình đất đai của các hộ điều tra 47

2.3.5 Một số công thức luân canh chủ yếu của các hộ điều tra 48

2.3.6 Tình hình bố trí cây trồng hàng năm của các hộ điều tra 51

2.3.7 Tình hình đầu tư của các nông hộ trên từng công thức luân canh 51

2.3.8 Năng suất ruộng đất theo công thức luân canh 55

2.3.9 Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất canh tác của các hộ điều tra 57

2.3.10 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội 61

2.3.11 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt môi trường 61

2.3.12 Những khó khăn mà các hộ gặp phải trong quá trình sản xuất 63

2.4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN THIẾT LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC CỦA HUYỆN PHÚ VANG 65

2.4.1 Thị trường đầu vào, đầu ra 65

2.4.2 Công tác khuyến nông 66

2.4.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp 66

2.4.4 Áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp 66

2.4.5 Chính sách của chính phủ 67

CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 68

3.1 ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG 68

3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG 69

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

1 KẾT LUẬN 71

2 KIẾN NGHỊ 72 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

2.1 Đối với nhà nước 72

2.2 Đối với chính quyền địa phương 72

2.3 Đối với nông hộ 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

ĐVT: Đơn vị tínhFAO: Tổ chức LHQ về lương thực và nông nghiệpLHQ: Liên Hợp Quốc

SXNN Sản xuất nông nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 của Việt Nam 17

Bảng 2: Số lượng đàn gia súc, gia cầm năm 2012 - 2014 26

Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phú Vang năm 2012 - 2014 32

Bảng 4: Tỷ lệ sử dụng đất canh tác của huyện Phú Vang giai đoạn 2012 – 2014 34

Bảng 5: Một số công thức luân canh sử dụng đất chủ yếu phân theo hạng đất của huyện Phú Vang năm 2014 35

Bảng 6: Cơ cấu diện tích đất canh tác huyện Phú Vang giai đoạn 2012 – 2014 37

Bảng 7: Diện tích và cơ cấu các loại cây trồng hàng năm của huyện Phú Vang giai đoạn 2012 - 2014 .39

Bảng 8: Năng suất, sản lượng cây trồng hàng năm của huyện Phú Vang giai đoạn 2012 – 2014 42

Bảng 9: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra 45

Bảng 10: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra 46

Bảng 11: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra 47

Bảng 12: Tình hình đất đai của các hộ điều tra năm 2014 48

Bảng 13: Các công thức luân canh phân theo hạng đất của các hộ điều tra 49

Bảng 14: Lịch mùa vụ của các hộ điều tra năm 2014 (theo âm lịch) 51

Bảng 15: Tình hình đầu tư theo công thức luân canh của các nông hộ điều tra năm 2014 53

(Tính bình quân/sào) 53

Bảng 16: Năng suất ruộng đất theo các CTLC của các hộ điều tra năm 2014 56

(Tính bình quân/sào) 56

Bảng 17: Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh phân theo hạng đất 58

(Tính bình quân trên một sào đất canh tác) 58

Bảng 18: Những khó khăn mà các nông hộ gặp phải trong quá trình sản xuất 64 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề hiệu quả sử dụng đất

- Đánh giá tình hình sử dụng đất canh tác của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Đánh giá hiệu quả các công thức luân canh của các hộ sử dụng đất canh táctrên địa bàn huyện Phú Vang

- Đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả

sử dụng đất canh tác trong thời gian tới

 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp điều tra phỏng vấn, thu thập số liệu

 Phương pháp phân tích chi phí- lợi ích, phương pháp phân tích so sánh

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

 Kết quả đạt được

Qua quá trình nghiên cứu tôi thấy huyện Phú Vang có diện tích đất canh tácchiếm phần lớn trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Đất canh táccòn manh mún, nhiều ô thửa gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất Trong nhữngnăm qua chính quyền địa phương cũng như người dân đã nổ lực chuyển đổi cơ cấu câytrồng, áp dụng nhiều công thức luân canh, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuấtnông nghiệp bước đầu đã mang lại hiệu quả đáng kể Đây là tiền đề cho việc nâng caohơn nữa hiệu quả sử dụng đất canh tác, nâng cao thu nhập cho người dân Tuy nhiênđiều kiện cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ còn phụ thuộc vào điều kiện tựnhiên gây trở ngại cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

Trang 11

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho

con người Đất đai là nền tảng để con người định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế

xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay

thế được, đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông nghiệp, đất là yếu tố đầu vào có tác

động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là môi trường duy

nhất sản xuất ra những lương thực thực phẩm nuôi sống con người Việc sử dụng đất

có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy

trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai

Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về

lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội Con người

đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó

Như vậy đất đai, đặc biệt là đất canh tác có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị

suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá

trình sản xuất Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất canh tác do quá trình

đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn

chế Do vậy, việc đánh giá hiệu quả đất canh tác để sử dụng hợp lý theo quan điểm

sinh thái và phát triển bền vững trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu và đang được

các nhà khoa học trên thế giới quan tâm Đối với một nước có nền kinh tế nông nghiệp

chủ yếu như ở Việt Nam thì việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác

càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết

Huyện Phú Vang là đồng bằng ven biển, nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Thừa

Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên 27.987,03 ha với số dân trung bình là 186.784

người Trong những năm gần đây, trình độ dân trí ngày một nâng cao, người dân hiếu

học, cần cù, các lĩnh vực y tế, giáo dục ngày một tiến bộ, thu nhập bình quân trên đầu

người năm sau cao hơn năm trước Quá trình đô thị hóa kèm theo với việc trưng dụng

đất vào các mục đích phi nông nghiệp tăng, làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp

trên địa bàn huyện giảm xuống Vấn đề đặt ra là phải làm sao để nâng cao hiệu quả sử

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

dụng đất trong khi diện tích đất canh tác đang giảm, để đáp ứng được nhu cầu lương

thực thực phẩm và thu nhập của người dân trên địa bàn Thực tế cho thấy: để tăng thu

nhập cho gia đình, rất nhiều HTX, hộ nông dân trong huyện đã và đang cố gắng để có

thể thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi loại hình sử dụng đất trên diện tích đất sản xuất

nông nghiệp của mình Trong một chừng mực nào đó, thay đổi cơ cấu cây trồng đã

làm gia tăng đáng kể giá trị sản xuất trên một diện tích đất Tuy nhiên sự thay đổi đó

diễn ra một cách tự phát thiếu khoa học có thể dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học

và ảnh hưởng đến tính bền vững trong sử dụng đất

Chính vì vậy, tiến hành đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng đất canh tác trên

ba phương diện kinh tế, xã hội và môi trường nhằm phát hiện những lợi thế và trở ngại

trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm và

bền vững hơn, tăng thu nhập cho người dân tại địa phương

Từ những vấn đề khoa học và thực tiễn sản xuất như đã trình bày ở trên, trong

quá trình thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

Thiên Huế tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình và hiệu quả sử

dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm

khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Phú

Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề hiệu quả sử dụng đất

- Đánh giá tình hình sử dụng đất canh tác của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Đánh giá hiệu quả các công thức luân canh của các hộ sử dụng đất canh tác

trên địa bàn huyện Phú Vang

- Đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả

sử dụng đất canh tác trong thời gian tới

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

3 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài của mình, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một

số phương pháp sau:

3.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.1.1 Số liệu thứ cấp

Thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau của các

cơ quan ban ngành huyện Phú Vang Bao gồm:

+ Số liệu về hiện trạng sử dụng đất (Tổng diện tích đất tự nhiên, đất canh tác

nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, lâm nghiệp…)

+ Số liệu dân số, lao động của huyện Phú Vang

+ Thu thập thông tin về các loại cây trồng, năng suất, sản lượng hàng năm của

huyện Phú Vang

3.1.2 Số liệu sơ cấp

- Chọn mẫu điều tra: Căn cứ vào địa hình, điều kiện tự nhiên đất đai của huyện

Phú Vang tôi đã chọn 60 hộ đại diện, thuộc thị trấn Phú Đa và xã Phú Lương để tiếp

xúc trực tiếp và lấy thông tin

- Phương pháp điều tra: Việc thu thập số liệu được thực hiện bằng cách phỏng

vấn trực tiếp dựa vào bảng hỏi được thiết kế và chuẩn bị sẵn cho mục đích nghiên cứu

3.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Phương phân tích so sánh: Phương pháp này nhằm xử lý số liệu thu thập được,

dùng để đối chiếu, so sánh số liệu các năm trước, sự tăng giảm các chỉ tiêu qua các kỳ

và rút ra nhận xét về sự thay đổi đó

- Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu để trên cơ sở đó

đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh

Thừa Thiên Huế

- Sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích để phân tích chỉ tiêu hiệu quả

kinh tế, hiệu quả môi trường bằng phần mềm Microsoft Excel

3.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu và thu thập các tài liệu có liên quan để phục vụ cho vấn đề nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

3.4 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

Tham khảo ý kiến của các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý cấp xã, cấp huyện và

một số trưởng thôn, chủ hộ có trình độ văn hóa, có kiến thức và có nhiều kinh nghiệm

Do thời gian tiếp cận vấn đề nghiên cứu không dài, đề tài nghiên cứu rộng, trình

độ và chuyên môn còn hạn chế, nên tôi không thể tránh khỏi những thiếu xót và hạn

chế Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các cán bộ chuyên môn để

chuyên đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tình hình sản xuất, chi phí,

hiệu quả sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Phú Vang

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng đất canh tác

trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu và điều tra trực tiếp các hộ sử dụng đất

canh tác trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện từ ngày 19/1/2015 đến ngày

16/05/2015

Các số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2012 đến năm 2014 và số liệu sơ cấp được

điều tra năm 2015

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Khái niệm về đất và đất canh tác

- “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông

nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ

loài người kế tiếp nhau” (Theo C.Mac)

- Theo các nhà kinh tế học, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng: “Đất

đai là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”

- Theo luật đất đai của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì: “Đất đai

là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan

trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng

cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng”

Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng khái

niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều

thẳng đứng, gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật,

động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất;

theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp thổ nhưỡng, địa hình thủy văn thảm thực

vật với các thành phần khác, nó có tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn

đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người

- Khái niệm đất hàng năm:

Đất hàng năm hay còn gọi là đất canh tác được sử dụng để trồng các loại cây

ngắn ngày có chu kỳ sinh trưởng không quá một năm Đây là một bộ phận có vị trí hết

sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, phần lớn các sản phẩm như lương thực,

thực phẩm cung cấp cho con người Vì đóng vai trò quan trọng nên đất canh tác được

quy định về tiêu chuẩn và chất lượng khá chặt chẽ đảm bảo cho các loại cây trồng có

chu kỳ sản xuất trong khoảng một năm được sinh trưởng và phát triển bình thường

Tuy nhiên phải được quy hoạch và sử dụng hợp lý kết hợp với những biện pháp cải

tạo, bảo vệ thì đất canh tác mới phát huy được tiềm năng của mình, góp phần tạo ra

lương thực, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu con người

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

1.1.2 Đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp

Đất đai trong sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm sau:

Một là, ruộng đất nguyên thủy là sảm phẩm của tự nhiên, nó vừa là đối tượng

của lao động nhưng cũng vừa là tư liệu của lao động Điều này có nghĩa là sự hình

thành đất nông nghiệp nằm ngoài ý muốn của con người, hay khác là con người không

thể sáng tạo ra ruộng đất

Hai là, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt Nét đặc biệt của tư liệu sản xuất này

ở chỗ: Đất đai không thể di chuyển được, đối với tư liệu sản xuất khác trong quá trình

sử dụng sẽ bị hao mòn còn đất đai nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất không

ngừng được tăng lên

Ba là, đất có diện tích giới hạn, quy mô của nó giới hạn bởi bề mặt trái đất,

quốc gia bị giới hạn bởi bề mặt lãnh thổ của mỗi nước, địa phương, tỉnh huyện, xã bị

giới hạn bởi ranh giới hành chính, ranh giới sử dụng…

Bốn là, đất đai có vị trí cố định Trong khi các tư liệu khác khi sử dụng thì

chúng có thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, với đất đai lại trái ngược Chúng

ta không thể di chuyển đất đai theo ý muốn mà chỉ canh tác đất đai ở những nơi có đất

Năm là, đất đai thường có tính không đồng nhất về mặt chất lượng do cấu tạo

thổ nhưỡng, địa hình, vị trí, độ màu mỡ của đất thường là khác nhau Mặt khác do chế

độ chăm sóc, phân bón, tưới tiêu, luân canh cây trồng trong quá trình sử dụng của con

người gây ra

1.1.3 Vị trí, vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là điều kiện vật chất cần thiết để thực hiện

mọi quá trình sản xuất, vừa là chỗ đứng, vừa là địa bàn hoạt động cho tất cả các

nghành nông lâm, công nghiệp khai thác khoáng sản, giao thông vận tải, văn hóa – xã

hội và an ninh quốc phòng…

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt độc đáo khác với cá tư liệu sản xuất khác là:

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên: Đất đai là tặng phẩm của thiên nhiên cho

không loài người, không phải do con người làm ra Đất đai là yếu tố cấu thành nên

lãnh thổ của quốc gia Đất đai được cố định về mặt số lượng Nó không mất đi mà chỉ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

biến đổi từ dạng này sang dạng khác, từ mục đích này sang mục đích sử dụng khác

theo nhu cầu của con người

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia Đất đai là sản

phẩm của tự nhiên nhưng nó chứa đựng những yếu tố lao động sống hoặc lao động vật

hóa của con người

Đất đai là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống: Đất đai là điều kiện

để sinh vật sống và là nơi có sự sống Đất đai là địa bàn phân bố dân cư, là chỗ đứng

của khu công nghiệp, an ninh quốc phòng

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt với nông lâm nghiệp thể hiện ở chỗ:

Đất đai có vị trí cố định không thể di dời được trong khi các tư liệu sản xuất

khác lại có khả năng di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác

Trong nông nghiệp, đất đai bị hạn chế về diện tích và không thay thế được Còn

các tư liệu sản xuất khác tùy theo mức độ phát triển của lực lượng sản xuất thì có thể

thay đổi về số lượng, ngày một hoàn thiện hơn và hiệu quả hơn

Đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động

Qua quá trình khai thác và sử dụng sản phẩm, nếu con người biết bồi dưỡng và

cải tạo đất thì nó không những không mất đi về diện tích mà còn giữ nguyên được

trạng thái ban đầu của nó

1.1.4 Phân loại đất canh tác

- Dựa vào khả năng gieo trồng người ta phân đất canh tác thành:

+ Đất 4 vụ là loại đất có khả năng gieo trồng 4 vụ trong năm, loại đất này chủ

yếu là đất chuyên màu

+ Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch 3 vụ/năm với công thức 3 vụ là 2 vụ

lúa + 1 vụ màu,…

+ Đất 2 vụ có công thức luân canh như lúa – lúa, lúa – màu, màu – màu

+ Đất 1 vụ là đất trên đó chỉ trồng được 1 vụ lúa hay 1 vụ màu/năm

- Phân loại đất theo hạng của đất đai căn cứ vào mức độ sinh lời của đất Hiện

nay được phân thành 6 hạng: Hạng I, Hạng II, Hạng III, Hạng IV, Hạng V, Hạng VI

- Phân loại đất theo tính chất thổ nhưỡng, nông hóa Được căn cứ theo nhiều

tiêu thức: căn cứ vào nguồn gốc đá mẹ - yếu tố hình thành nên kết cấu đất (đất feralit,

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

đất bazan…), thành phần cơ giới của đất (đất cát, cát pha, thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt

nặng, sét), theo hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất (nghèo, trung bình, giàu các

chất đạm, lân, kali…), theo độ chua, kiềm (pH)

1.1.5 Khái niệm và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

 Khái niệm hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù đặc biệt quan trọng nó thể hiện kết quả sản

xuất trong mỗi đơn vị chi phí của nghành sản xuất về mặt hình thức Hiệu quả kinh tế

là một đại lượng so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra Để đánh giá hiệu quả kinh

tế chúng ta phải đứng trên quan điểm toàn diện, phải biểu hiện trên các góc độ khác

nhau và có quan hệ chặt chẽ với nhau theo không gian, thời gian, số lượng và chất

lượng

+ Về mặt không gian: Khi xét hiệu quả kinh tế không nên xét một mặt, một lĩnh

vực mà phải xét trong mối quan hệ hữu cơ hợp lý trong tổng thể chung

+ Về mặt thời gian: Sự toàn diện về hiệu quả kinh tế đạt được không chỉ xét ở

từng giai đoạn mà phải xét trong toàn bộ chu kỳ sản xuất

+ Về mặt số lượng: Hiệu quả kinh tế phải thể hiện mối tương quan thu chi theo

hướng giảm đi hoặc tăng thêm

+ Về mặt chất lượng: Hiệu quả kinh tế phải đảm bảo sự cân đối hợp lý giữa các

mặt kinh tế, chính trị và xã hội

Căn cứ vào nội dung người ta phân biệt thành 3 loại hiệu quả như: Hiệu quả

kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường

Hiệu quả kinh tế được thể hiện ở mức độ đặc trưng quan hệ so sánh giữa lượng

kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra Khi xét đến hiệu quả kinh tế phải xem xét đầy

đủ mối quan hệ, kết hợp chặt chẽ giữa các đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối

Hiệu quả kinh tế ở đây được biểu hiện bằng tổng giá trị sản phẩm, tổng thu nhập, lợi

nhuận và tỷ suất lợi nhuận, mối quan hệ đầu ra – đầu vào

- Hiệu quả xã hội: Là những kết quả mà khi sử dụng đất canh tác đạt được về

mặt xã hội Hiệu quả xã hội có mối liên hệ mật thiết với các loại hiệu quả khác và thể

hiện bằng mục tiêu hoạt động kinh tế của con người

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

- Hiệu quả môi trường: Đánh giá mức độ sử dụng phân bón, thuốc BVTV cũng

như là mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng để từ đó biết được chất lượng đất canh

tác hiện nay so với những năm trước Từ những căn cứ đó để đưa ra những khuyến cáo

giúp cho các hộ nông dân sử dụng hợp lý các loại phân bón, thuốc BVTV nhằm hạn

chế những tác động xấu đến môi trường

 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

Như chúng ta đã biết hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa kết quả thu được

và lượng chi phí bỏ ra trong một chu kỳ sản xuất Do đó muốn xác định hiệu quả kinh

tế phải xác định được kết quả và chi phí bỏ ra

Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là chi phí cho các yếu tố đầu

vào như: đất đai, lao động, tiền vốn, nguyên vật liệu…Tùy theo mục đích phân tích,

nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính toàn bộ hoặc có thể tính cho từng yếu tố

Sau khi đã xác định được kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra chúng ta có thể tính

được hiệu quả kinh tế theo những cách sau:

+ H = Q – C Trong đó:

H: Hiệu quả kinh tếQ: Kết quả đạt đượcC: Chi phí bỏ raTheo phương pháp này cho ta biết được tổng lợi nhuận đạt được một cách chính

xác nhưng không thấy được cái giá phải trả để có được kết quả đó

+ H = Q/C

Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được

một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả, do đó giúp ta so sánh

được hiệu quả ở các quy mô khác nhau

+ Hiệu quả kinh tế có thể được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết

quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra Công thức được xác định như sau:

H = Q/C

Trong đó:

Q: Phần tăng (giảm) của kết quả

C: Phần tăng (giảm) của chi phí

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, nó xác

định lượng kết quả thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm hay nói cách khác một

đơn vị chi phí tăng thêm đã tạo bao nhiêu kết quả thu thêm

Với cách tính này nó sẽ cho ta biết được tổng thu nhập, tổng lợi nhuận đạt được

một cách chính xác cụ thể hơn nhưng không thể so sánh được hiệu quả kinh tế của các

doanh nghiệp, của các đơn vị kinh doanh có quy mô khác nhau

Như vậy, theo phân tích như trên thì hiệu kinh tế có rất nhiều cách tính khác

nhau, mỗi cách tính đều phản ánh một khía cạnh nhất định về hiệu quả kinh tế đó tùy

theo từng điều kiện của mỗi doanh nghiệp để chọn cho mình một cách tính thích hợp

1.1.6 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Xã hội ngày càng phát triển, dân số tăng nhanh đòi hỏi ngày càng tăng về lương

thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội Con người đã tìm ra

mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn các nhu cầu đó Chính vì thế đất đai đặc

biệt là đất nông nghiệp đang có nguy cơ suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự

thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất Theo FAO (Tổ chức LHQ về

lương thực và nông nghiệp, 1976): “Thế giới đang sử dụng 5 tỷ ha đất cho sản xuất

nông nghiệp Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 - 5 tỷ ha Nhân loại

đang làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 - 7

triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa Để giải quyết nhu cầu

về sản phẩm nông nghiệp con người phải thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng

và mở rộng diện tích đất nông nghiệp”

Do vậy để đánh giá hiệu quả sử dụng đất và lựa chọn các loại hình sử dụng đất

có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang

trở thành vấn đề mang tính toàn cầu Đối với Việt Nam một nước có nền nông nghiệp

chủ yếu thì việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất trở nên cần thiết hơn bao

giờ hết để từ đó nắm vững số lượng cũng như chất lượng đất đai nhằm sử dụng và

quản lý nguồn tài nguyên này được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong

tương lai

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

1.1.7 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Trong quá trình sử dụng đất đai, tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá

hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các

nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả Do đó tiêu chuẩn đánh giá việc

nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông - lâm nghiệp là mức độ tăng thêm các

kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực hiện có hoặc mức độ tiết kiệm về chi phí

các nguồn lực khi sản xuất ra khối lượng nông - lâm sản nhất định

Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được các mục tiêu kinh

tế, xã hội và môi trường (Đỗ Thị Lan, Đỗ Tài Anh, 2007)

“Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp, đến

môi trường sinh thái, đến đời sống người dân Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải

tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về

kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường” (theo FAO, 1994)

1.1.8 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất

 Hệ số sử dụng ruộng đất: Chỉ tiêu này là số lần trồng bình quân trong năm

tính trên một đơn vị diện tích đất canh tác Được tính theo công thức:

Trong đó:

H: Hệ số sử dụng đất canh tác (tính bằng lần)

D: Tổng diện tích gieo trồng trong năm

C: Tổng diện tích đất canh tác

 Cơ cấu ruộng đất: Chỉ tiêu này thể hiện bằng diện tích và tỷ lệ phần trăm

của từng loại đất trong tổng diện tích

Trong đó:

là tỷ trọng một loại đất nào đó (tính bằng %)

là diện tích một loại đất nào đóTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

là tổng diện tích của tất cả các loại

 Năng suất ruộng đất: Để đánh giá một cách tổng hợp tình hình sử dụng đất

đai nhất là hiệu quả sử dụng đất người ta tính chỉ tiêu năng suất đất đai

Đối với đất đai chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm

 Diện tích đất canh tác trên hộ nông nghiệp

Diện tích đất canh tác/hộ nông nghiệp =

 Diện tích đất canh tác BQ lao động

Diện tích đất canh tác/lao động =

 Diện tích đất canh tác trên lao động nông nghiệp

Diện tích đất canh tác/lao động nông nghiệp =

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

 Lợi nhuận trên một đơn vị đất canh tác

Lợi nhuận/ha đất canh tác =

 Năng suất cây trồng: Là lượng sản phẩm chính của từng loại cây trồng trên

một ha của loại cây trồng đó trong một vụ hay một năm về mặt hiện vật

Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ

người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường Căn cứ

vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn đinh và bền

vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý

nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh

thái, kinh tế, xã hội cao nhất Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng

đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứvào thuộc tính tự nhiên của đất

đai “Với vai trò là nhân tố của của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất

đai được thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử

dụng đất

- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình

thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất

- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế

sử dụng đất

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một

cách kinh tế, tập trung, thâm canh (Lương Văn Hinh và cs, 2003)

 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất

Phạm vi, cơ cấu và phương thức sử dụng đất…vừa bị chi phối bởi các điều kiện

và quy luật sinh thái tự nhiên, vừa bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế- xã

hội và các yếu tố kỹ thuật Vì vậy, những điều kiện và nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến

việc sử dụng đất là:

- Yếu tố điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, thủy

văn, không khí….trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu của việc sử dụng đất

đai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác

Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất

nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người Trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân

bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh yếu

có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất, cũng như khả năng

đảm bảo, khả năng cung cấp nước cho các cây con sinh trưởng, phát triển (Lương Văn

Hinh và Cs, 2003)

Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực

nước biển, độ dốc hướng dốc…thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó ảnh

hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp Mỗi vùng địa lý

khác nhau có sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước và các điều

kiện tự nhiên khác

- Yếu tố về kinh tế – xã hội

Bao gồm các yếu tố như: chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản

lý, chính sách môi trường và chính sách đất đai, yêu cầu quốc phòng, sức sản suất và

trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, các điều

kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, sự phát triển của

khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động….“Yếu tố kinh tế – xã hội

thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai” (Lương Văn Hinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

và cs, 2003) Thật vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã

hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định

1.1.10 Quan điểm sử dụng đất bền vững

 Khái quát về sử dụng đất bền vững

Sử dụng đất bền vững là duy trì các chức năng chính của đất, đảm bảo khả năng

sản xuất của cây trồng một cách ổn định, không làm suy giảm đối với tài nguyên đất

đai theo thời gian và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sống

của con người

Sử dụng đất đai bền vững là nhu cầu cấp bách của nhà nước ta cũng như nhiều

nước trên thế giới Những hiện tượng sa mạc hóa, lũ lụt, diện tích đất trống đồi núi

trọc ngày càng gia tăng là nguyên nhân của việc sử dụng đất kém bền vững làm cho

môi trường tự nhiên ngày càng bị suy thoái

Khái niệm bền vững được các nhà khoa học trên thế giới và trong nước nêu ra

hướng vào 3 yêu cầu sau:

Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường

chấp nhận

Bền vững về môi trường: Loại sử dụng đất phải bảo vệ được đất đai, ngăn chặn

được sự thoái hóa đất, bảo vệ được môi trường tự nhiên

Bền vững về xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội

 Những quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên cho

nông nghiệp (đất đai, lao động…) để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người đồng

thời gìn giữ và cải thiện tài nguyên thiên nhiên môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên

nhiên Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng cho

nhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đồng thời gìn giữ và cải thiện tài nguyên thiên

nhiên và chất lượng sống cho môi trường sau này

Các quan điểm trên có nhều cách bểu thị khác nhau, song về nội dung thường

bao gồm 3 thành phần cơ bản:

Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông

nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan hệ

con người hiện tại và cho cả đời sau

Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý

Mục tiêu và quan điểm sử dụng đất bền vững là:

Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 33.096.731 ha, là nước có quy mô

trung bình, xếp thứ 59 trong tổng số 200 quốc gia trên thế giới nhưng lại là nước khá

đông dân nên bình quân theo đầu người rất thấp (4.313 m2/người) chỉ bằng 1/6 mức

trung bình trên thế gới Trong đó đất nông nghiệp là 24.696 nghìn ha chiếm 74,56%

tổng diện tích đất tự nhiên Diện tích đất bình quân đầu người Việt Nam thuộc loại

thấp nhất thế giới Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa kèm theo là

những quá trình xói mòn rửa trôi bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không hợp

lý, chăn thả quá mức, quá trình chua hóa, mặn hóa, hoang mạc hóa, cát bay, đá lộ dầu,

mất cân bằng dinh dưỡng… Tỷ lệ bón phân N : P : K trên thế giới là 100 : 33 : 17 còn

ở Việt Nam là 100 : 29 : 7 thiếu lân và kali nghiêm trọng dẫn đến diện tích đất đai

nước ta nói chung ngày càng giảm, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp Tính theo

bình quân đầu người thì diện tích đất tự nhiên giảm 26,7%, đất nông nghiệp giảm

21,5%

Vì vậy, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm trong khi đất nông

nghiệp ngày càng giảm là một áp lực rất lớn Do đó việc sử dụng hiệu quả nguồn tài

nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với nước ta

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

Bảng 1: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 của Việt Nam

Hiện trạng năm 2013

Quy hoạch đến năm 2020 Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

Tổng số Diện tích (ha)

Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ

(Nguồn: Từ Website của Thư viện pháp luật, 2013)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

1.2.2 Tình hình sử dụng đất của tỉnh Thừa Thiên Huế

Theo số liệu thống kê của cục thống kê Thừa Thiên Huế thì hiện nay tổng diện

tích đất tự nhiên là 508,74 nghìn ha chiếm 1,54 % diện tích cả nước, với hơn 10 loại

Đất có diện tích lớn nhất là đất phù sa, đất đỏ vàng, đất vùng trên núi, đất cát pha …

phân bố trên nhiều vùng khác nhau

Trong đó quỹ đất để tiến hành sản xuất nông nghiệp là 52,3 ha chiếm 12,3%

tổng diện tích hiện có Tuy nhiên cũng nằm trong diều kiện chung của đất nước thì

diện tích trồng cây hàng năm vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn với 39,35 ha chiếm 75,1%

diện tích đất nông nghiệp Ngoài ra còn có đất trồng cây lâu năm và đất vườn tạp,

đồng cỏ tái tạo dùng vào chăn nuôi

Mặc dù sản xuất nông nghiệp bị chi phối của nhiều điều kiện thời tiết, bên cạnh

đó do nền kinh tế vẫn phát triển chưa mạnh so với các vùng khác trong cả nước Cuộc

sống của đại bộ phận dân cư dựa vào nông nghiệp nhưng bình quân đất canh tác trên

đầu người chỉ 564m2 Dù thiếu đất canh tác nhưng đất chưa sử dụng vẫn còn rất lớn

Như vậy có thể nói rằng, đất đai là yếu tố quan trọng của mọi quá trình sản xuất

Trong điều kiện hạn chế của đất đai thì việc sử dụng sao cho hợp lý là vấn đề có ý

nghĩa thực tiễn không chỉ ở từng địa phương, từng quốc gia mà đúng với tất cả các

nước trên thế giới

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

ĐẤT CANH TÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Phú Vang là một huyện đồng bằng ven biển, nằm về phía Đông Bắc của tỉnh

Thừa Thiên Huế, có tọa độ địa lý: 107034’20” - 107050’50” kinh độ Đông và

16020’13” - 16034’30” vĩ độ Bắc Huyện Phú Vang có ranh giới hành chính được xác

định như sau:

Phía Bắc giáp thị xã Hương Trà;

Phía Tây giáp thành phố Huế, thị xã Hương Thủy;

Phía Nam giáp huyện Phú Lộc;

Phía Đông giáp biển Đông

Huyện Phú Vang bao gồm 20 đơn vị hành chính, trong đó gồm 02 thị trấn

(Thuận An và Phú Đa) và 18 xã, với tổng diện tích đất tự nhiên là 27.987,03 ha, chiếm

5,52% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế

Ranh giới của huyện được bao bọc bởi biển Đông, sông Hương, sông Như Ý,

sông Lợi Nông và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

2.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Huyện Phú Vang có địa hình khá bằng phẳng, với độ dốc <1% và cao trình biến

thiên từ 0 - 2,5 mét so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8 - 1,5 mét Nhìn chung, địa

hình huyện thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam nhưng không lớn, tuy nhiên có

những khu vực địa hình trũng hay gò cao hơn địa hình chung, có thể chia làm 3 vùng

chính như sau:

- Vùng cồn cát ven biển: đây là khu vực có địa hình cao nhất, được hình thành

do các cồn cát ven biển khá nổi bật so với các khu vực xung quanh

- Vùng đồng bằng: được hình thành bởi vùng đồng bằng ven sông và đầm phá

nên khá bằng phẳng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

- Vùng đầm phá: chủ yếu là phá Tam Giang được hình thành bởi các đầm

(Thuỷ Tú, Thanh Lam, Sam, Chuồn, ) nên rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản

2.1.1.3 Khí hậu

Phú Vang cũng như các huyện khác của tỉnh Thừa Thiên Huế đều chịu sự chi

phối chung của khí hậu nội chí tuyến nhiệt đới gió mùa có ảnh hưởng khí hậu đại

dương Vì vậy những đặc trưng chủ yếu về khí hậu thời tiết là: Nhiệt độ cao đều quanh

năm (250C – 39,80C), lượng mưa biến động theo mùa khá rõ ràng (mùa mưa và mùa

khô) và chịu ảnh hưởng nhiều của bão

- Nhiệt độ không khí: Do nằm ở vĩ độ thấp, chế độ bức xạ dồi dào, tổng lượng

bức xạ thực tế hàng năm đạt 124 - 126 kcal/cm2 Hầu hết các xã trong huyện Phú Vang

đều có nhiệt độ trung bình năm đạt 250C Nhiệt độ cao nhất thường xảy ra vào các

tháng 6,7,8 với nhiệt độ trung bình tháng trên 290C và nhiệt độ thấp nhất thường xuất

hiện vào tháng 12, tháng 1 và tháng 2 năm sau với nhiệt độ trung bình khoảng 200C

Nhiệt độ cao tuyệt đối là 40,10C, thấp nhất tuyệt đối là 10,20C

- Mưa: Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung mưa bắt đầu từ

tháng 9 và kết thúc gần cuối tháng 12 hàng năm Trong đó lượng mưa tập trung cao

nhất từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, vào những tháng này thường xảy ra lũ lụt và

lượng mưa giai đoạn này chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm

Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.550 mm, lượng mưa cao nhất 4.827 mm,

thấp nhất 1.1982 mm Số ngày mưa bình quân hàng năm là 120 ngày

- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình năm 85-86% Độ ẩm cao nhất là 89%.

Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9, 10, 11 Độ ẩm thấp nhất trong năm là 76%

- Gió, bão : Huyện Phú Vang chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:

Gió mùa Tây Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, vận tốc gió bình

quân từ 2-3 m/s có khi lên tới 7-8 m/s Mùa này gió thường khô nóng, bốc hơi mạnh

nên gây khô hạn kéo dài

Gió mùa Đông Bắc ẩm lạnh kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió

bình quân từ 4-6 m/s, cực đại 10 m/s Gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm dễ

gây lũ lụt, ngập úng ở nhiều nơi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

Trung bình hàng năm khu vực nghiên cứu có khoảng 0,87 cơn bão đổ bộ trực

tiếp Thời gian thường bị ảnh hưởng của bão nhất là tháng 9 (chiếm 35%), rồi đến

tháng 10 (22%) và tháng 8 (18%)

2.1.1.4 Thủy văn

Nước mặt: Phú Vang có mạng lưới sông ngòi không nhiều, mật độ <1km/1km2,

các sông suối trên địa bàn huyện có lưu vực đều nằm trọn trong địa bàn Gồm các lưu vực

sông như : Lưu vực sông Huơng, lưu vực sông Như Ý, lưu vực sông La Ỷ - chợ Nọ

Nước ngầm : Theo quan sát thực tế từ các giếng đào cho thấy nguồn nước

ngầm ở Phú Vang tương đối lớn, độ sâu từ 4-6 mét có thể khai thác phục vụ sinh hoạt

và cung cấp cho một số cơ sở sản xuất nhỏ

2.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Được hình thành nhiều nguồn gốc khác nhau nên phân loại đất khá đa dạng,

phân bố trên nhiều loại địa hình nên khả năng khai thác cũng hết sức đa dạng, phân bố

trên nhiều loại địa hình nên khả năng khai thác cũng hết sức đa dạng, phong phú

Trong tổng số 27.987,03 ha đất tự nhiên có các loại đất chính như sau:

- Đất cát: được hình thành ở các vùng ven biển Diện tích 8.679,13 ha chiếm

31,01% diện tích tự nhiên Nhóm đất này có 2 loại đất: đất cát biển và đất cồn cát

- Đất mặn ven biển: Diện tích 198,2 ha, chiếm 0,7% diện tích tự nhiên

- Đất phù sa: diện tích 1.753,9 ha chiếm 6,3% diện tích tự nhiên

- Đất biến đổi do trồng lúa: Diện tích 7.325,90 ha chiếm 26,18% diện tích tự

nhiên Hình thành do sản phẩm phong hoá đá mẹ khác nhau loại đất này được phân bố

ở các xã đồng bằng

- Đất mặt nước và sông hồ: diện tích 6.710,47 chiếm 23,98% diện tích tự nhiên,

loại đất này chủ yếu là sông suối, mặt nước chuyên dùng,

Tài nguyên nước

Phú Vang có mạng lưới sông ngòi không nhiều mật độ <1km/km2, nói chung

các sông suối trên địa bàn huyện thường ngắn và hầu hết các lưu vực đều nằm trọn

trong địa bàn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

Vùng mưa nhiều thì dòng chảy nhiều, dòng chảy tập trung vào mùa lũ (tháng

9,12) Tổng lượng dòng chảy lũ chiếm 80 – 85%/năm đối với năm nhiều nước đặc

biệt, 65-70%/năm đối với năm trung bình, 45-50%/năm đối với năm ít nước Đặc điểm

chủ yếu các sông suối lớn của Phú Vang như sau:

* Lưu vực sông Hương: Diện tích lưu vực: 3.000km2; lưu lượng mùa lũ là:

12.000m3/s ; lưu lượng mùa kiệt là: 1m3/s

Thực tế cho thấy lưu lượng ngày tháng kiệt thường rơi vào tháng 4 hoặc tháng

8, đôi khi xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn, dao động trong khoảng 1 tháng

* Lưu vực sông Như Ý :

Sông Như Ý có chiều dài 12km, đây là một nhánh rẽ của sông Lợi Nông Lưu

vực của sông này bao gồm các xã như: Phú Dương, Phú Thanh, Phú Mậu, Phú An…

* Lưu vực sông La Ỷ - Chợ Nọ:

Đây là một nhánh rẽ lớn của Sông Hương, lưu vực của sông này bao gồm các

xã như: Thuận An và Phú Thanh

Tài nguyên rừng

Tổng diện tích có rừng trên địa bàn huyện là: 1.668,53 ha chiếm 5,96 diện tích

đất nông nghiệp Trong đó chủ yếu là đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ Tài

nguyên rừng ở đây đơn điệu, cây trồng chủ yếu là phi lao chắn cát nên có độ che phủ

là khá thấp

Tài nguyên biển và đầm phá

Phú Vang có trên 35 km bờ biển và diện tích đầm phá Tam Giang rộng trên

6.975 ha, toàn huyện có 13/20 xã, thị trấn ven biển và đầm phá Với tài nguyên biển có

vai trò: Tài nguyên thuỷ sản, tiềm năng du lịch lớn phục vụ phát triển kinh tế xã hội,

an ninh quốc phòng của tỉnh, huyện

Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện hiện có mỏ titan và cát thuỷ tinh, một số nơi đã đưa vào

khai thác công nghiệp nhưng quy mô còn nhỏ Đây là một trong những nguồn lực góp

phần cho phát triển nền kinh tế về lâu dài của huyện, tỉnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

Tài nguyên nhân văn

Phú Vang có trữ lượng tiềm năng văn hoá du lịch đầy triển vọng với các di tích

danh lam thắng cảnh nổi tiếng Hiện nay đã có 6 di tích lịch sử được xếp hạng và công

nhận là: trấn Hải Thành, di tích nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diễu, di tích đình làng An

Truyền, nhà thờ Nguyễn Khoa Chiêm, di tích đình làng Dương Nỗ và di tích nhà lưu

niệm Bác Hồ Cùng với di sản văn hoá hữu thể là những di sản văn hoá phi vật thể có

bản sắc riêng, được lưu truyền

2.1.1.6 Thực trạng môi trường

Được đánh giá là huyện có tiềm năng phát triển du lịch, vấn đề môi trường đã

được tỉnh và huyện quan tâm và có nhiều biện pháp tích cực nhằm bảo vệ và cải thiện

theo hướng có lợi Theo kết quả báo cáo hàng năm của các ngành, nhìn chung điều

kiện môi trường của Phú Vang còn khá tốt Tuy nhiên, từng lúc, từng nơi vẫn còn

những tồn tại cần phải được quan tâm giải quyết trên nhiều lĩnh vực bao gồm:

- Môi trường nông thôn:

+ Suy giảm về số lượng và chất lượng đất canh tác do lũ lụt và hạn hán, do sự

xâm thực của nước biển Đây là một thực tế kéo dài trong nhiều năm qua và diễn ra

với quy mô ngày càng lớn do ảnh hưởng của thiên tai (lũ lụt, hạn hán, ) hằng năm

hàng chục ha đất bị bồi lấp, bị nước mặn xâm nhập làm giảm diện tích đất canh tác

+ Các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân đã và đang làm ô nhiễm

môi trường như: lợi dụng quá mức phân bón hóa học và thuốc trừ sâu Việc ứng dụng

kỹ thuật canh tác thiếu hợp lý, đặc biệt ở các vùng đất cát và một bộ phận dân cư đang

sinh sống phụ thuộc vào đầm phá Bên cạnh đó việc thiếu ý thức cũng như chưa có

biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi và hoạt động sản xuất công nghiệp nhỏ ở khu

vực nông thôn cũng có tác động xấu đến môi trường

- Môi trường khu vực đầm phá hết sức nhạy cảm với những sự tác động của các

yếu tố bên ngoài Hàng năm hiện tượng ngập lụt kéo theo ngọt hóa về mùa mưa và

nhiễm mặn về mùa khô đã ảnh hưởng xấu đến môi trường đầm phá Ngoài ra môi

trường này còn đứng trước nguy cơ ô nhiễm nặng do nước thải và các chất thải rắn

chưa được xử lý từ các nơi thuộc lưu vực sông Hương đổ về với số lượng lớn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

2.1.1.7 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

 Thuận lợi:

Phú Vang là huyện cách thành phố Huế không xa, lại là huyện đồng bằng ven

biển Trên địa bàn huyện có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến trục ngang nối các

tỉnh lộ với quốc lộ tạo điều kiện thuận lợi trong việc lưu thông, trao đổi hàng hóa nông

sản, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác cũng như việc tiếp

cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và thông tin thị trường

Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, có nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn để phát

triển du lịch, có những điểm du lịch triển vọng

Địa hình tương đối bằng phẳng, nguồn nước mặt, nước ngầm và nước mưa

phong phú, cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp một cách khá chủ động,

cũng như việc cấp nước cho công nghiệp và cho sinh hoạt của người dân

Với lượng bức xạ dồi dào, lượng mưa trung bình năm cao là điều kiện tương

đối thuận lợi cho phát triển đa dạng nông lâm nghiệp nhiệt đới

Đất đai của huyện rất đa dạng với đầy đủ các loại đất, đây là điểm thuận lợi cho

phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, đặc biệt là tiềm năng phát triển lúa năng suất

cao, thủy sản,

 Khó khăn

Phú Vang nằm trong dải đất miền Trung nên cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của

khí hậu thời tiết khắc nghiệt, mùa hạ nắng hạn kéo dài kèm theo gió Tây Nam khô

nóng, còn vào mùa mưa khí hậu lạnh, lượng mưa tập trung vào một số tháng gây ra lũ

lụt, ngập úng làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống dân sinh Do đó cần thiết

phải có các giải pháp tích cực về chọn giống cây trồng và thủy lợi nhằm bảo đảm chủ

động tưới tiêu về mùa vụ

Ô nhiễm môi trường cảnh quan đang là vấn đề tồn tại trong nhiều năm nay, đặc

biệt là ô nhiễm môi trường biển, ven bờ, đầm phá bởi các hoạt động khai thác thủy sản

2.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nền kinh tế của huyện trong những năm qua nhìn chung có bước tăng trưởng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

nghiệp – nông nghiệp Giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2014 đạt 2.463 tỷ đồng,

tăng 27,2% so với năm 2013

Công nghiệp: Đang tiến hành kêu gọi các nhà đầu tư vào Khu Công nghiệp Phú

Đa Hiện nay đã có 03 Công ty đến đầu tư và xây dựng nhà máy sản xuất: Công ty

TNHH Giống cây trồng Liên Việt chuyên sản xuất, chế biến hạt giống cây trồng nông

nghiệp với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 8 tỷ đồng; Công ty cổ phần Dệt may Thiên

An Phú xây dựng nhà máy may quy mô 1.000 công nhân; Công ty TNHH Trường An

đầu tư nhà máy gạch bê tông siêu nhẹ

Tiểu thủ công nghiệp: Đang triển khai thành lập và quy hoạch chi tiết cụm tiểu

thủ công nghiệp Thuận An với diện tích 14,5 ha

Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 2014 ước đạt 2.060 tỷ đồng, tăng

8,14% so với cùng kỳ năm 2013 Trong đó nông nghiệp đạt 965.5 tỷ đồng, ngư nghiệp

đạt 1.064,4 tỷ đồng

2.1.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp

Nông, lâm, ngư nghiệp phát triển theo hướng tích cực và bền vững Đã chú

trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật, công nghệ vào chăn nuôi, sản xuất

Trồng trọt: Ổn định sản lượng lương thực có hạt, đảm bảo an sinh xã hội, cơ

cấu giống cây trồng được chuyển đổi phù hợp từng chất đất, giống lúa xác nhận đạt

98,5 % Diện tích lúa năm 2014 là 11.605 ha; năng suất bình quân đạt 60,6 tạ/ha, sản

lượng 70.337 tấn Các cây trồng khác đều ổn định về diện tích (ngô 55 ha; sắn 780 ha;

lạc 352 ha; rau, đậu 1.719 ha)

Để tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, đưa các giống lúa

năng suất, chất lượng cao vào sản xuất Nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn với các

giống lúa chất lượng cao như: HT1, DT39, HN6, nếp Iri352… Chuyển đổi diện tích

màu, lúa 1 vụ sang trồng các cây công nghiệp, nhất là trồng hoa chất lượng cao ở các

xã Phú Mậu, Phú Dương, Phú Lương, Phú Đa và Phú Thượng…; trồng nấm rơm, nấm

sò, nấm linh chi ở xã Phú Lương, Phú Hồ… đã xác định một số cây trồng chủ lực có

hiệu quả kinh tế giúp người sản xuất, xóa đói giảm nghèo, đưa 505 ha đất cát bạch sa

sang trồng sắn KM94

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Chăn nuôi: Chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá Số lượng và chất

lượng đàn gia súc, gia cầm ngày càng tăng và được cải thiện; Đã chú trọng phát triển chăn

nuôi theo hướng trang trại, gia trại; trên địa bàn có 07 trang trại và 256 gia trại

Bảng 2: Số lượng đàn gia súc, gia cầm năm 2012 - 2014

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Vang, 2015)

Số lượng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm ổn định, tỷ trọng chăn nuôi chiếm

33,5% giá trị sản xuất nông nghiệp

Thủy sản: Khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản phát triển, giữ vai trò quan

trọng trong việc duy trì và thúc đẩy tăng trưởng của ngành nông nghiệp Thủy sản:

Ước tính sản lượng khai thác năm 2014: 23.850 tấn, trong đó, khai thác biển: 23.000

tấn; Sông đầm: 850 tấn Tổng diện tích kế hoạch nuôi trồng thủy sản: 2.624,7 ha

Lâm nghiệp: Chủ yếu tập trung chỉ đạo trồng rừng Triển khai phương án bảo

vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng Triển khai công tác giao rừng, cho thuê rừng giai

đoạn 2010-2015 Đã trồng được 106 ha rừng tập trung và 2,5 triệu cây phân tán, nâng

diện tích rừng phòng hộ đạt 1.010,43 ha, rừng sản xuất lên 658,10 ha, độ che phủ đạt

7,2% so với diện tích tự nhiên

Những kết quả đạt được trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đã góp phần làm

cho bộ mặt nông thôn khởi sắc, hình thành nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả

Một số địa phương đã khẳng định được thế mạnh vật nuôi và cây trồng với giá trị kinh

tế cao

2.1.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập của huyện Phú Vang

Theo số liệu thống kê, dân số trung bình toàn huyện năm 2014 là 186.784

người, bao gồm 43159 hộ Tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,1% Mật độ dân số trung

bình là 667 người/km2, nhưng phân bố không đồng đều giữa các xã, dân cư tập trung

đông nhất là ở thị trấn Thuận An, Phú Đa, xã Phú Thượng, Phú Mậu, Phú Diên; thấp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

Hiện nay, lao động trên địa bàn huyện có khoảng 85586 người chiếm 45,63%

dân số của huyện Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động lành

nghề thấp và số lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm khoảng 3,39 % Như

vậy có thể nói nguồn lực lao động của huyện Phú Vang rất dồi dào song phần lớn là

lao động phổ thông, năng suất lao động thấp Chính vì vậy năm 2014 huyện đã đẩy

mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ các chương trình phát triển

kinh tế - xã hội và đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động Trong năm qua đã tạo việc

làm mới cho 4.100 lao động, có 100 lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài

2.1.2.4 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Tranh thủ nguồn vốn của tỉnh; các chương trình mục tiêu và ngân sách huyện

đẩy nhanh quá trình đô thị hoá ở Phú Thượng, thị trấn Thuận An, trung tâm huyện lỵ

Phú Đa, Vinh Thanh….phát triển mạnh các dịch vụ, các ngành nghề tiểu thủ công

nghiệp, sản xuất các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và phát triển kinh tế nông thôn

Hình thái phân bố dân cư theo thôn, dân cư chủ yếu tập trung hai bên các trục

đường quốc lộ, liên xã, liên thôn Vùng các xã nông nghiệp đã tập trung xây dựng hệ

thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, xây dựng trạm bơm và kiên cố hoá kênh mương, đê bao;

thực hiện tốt các chương trình chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh sản

xuất hàng hoá, hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa; nhựa hoá tỉnh lộ, bê tông hoá cơ

bản đường giao thông nông thôn, chương trình nước máy và nước sạch

2.1.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Giao thông

Hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn huyện phát triển khá đồng bộ và toàn

diện, một phần do được chính quyền các cấp hết sức quan tâm và ưu tiên đầu tư, một

phần do nhân dân nỗ lực đóng góp

- Hệ thống giao thông đường bộ: Các tuyến giao thông đường bộ đã được kết

nối thành mạng lưới giao thông liên hoàn, phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa

bàn huyện

+ Các tuyến quốc lộ bao gồm: Quốc lộ 49A, quốc lộ 49B

+ Các tuyến tỉnh lộ: toàn huyện hiện có 8 tuyến tỉnh lộ phục vụ hoạt động giao

thông vận tải trên địa bàn gồm: tỉnh lộ số 2, 10A, 10B, 10C, 10D, 3, 18 và 5

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

+ Các tuyến đường nội thị: hiện tại có thị trấn Thuận An, thị trấn Phú Đa.

- Giao thông nông thôn: Hiện tại, hệ thống này có tổng chiều dài 753 km trong

đó bê tông hóa, nhựa hóa 508 km, với 261 tuyến ngắn dài khác nhau

- Hệ thống cầu cống: Cầu trên địa bàn huyện có 33 chiếc với tổng chiều dài hơn

3.000m Cống trên địa bàn huyện có 755 chiếc với tổng chiều dài 522,5m

- Hệ thống giao thông đường thuỷ

Đường sông: Các tuyến đường sông chủ yếu phục vụ vận tải nhỏ, chuyên chở

hàng hoá tới các chợ quê

Đường biển: Với gần 40 km chiều dài bờ biển, đây là điều kiện thuận lợi cho

các xã bãi ngang làm nghề đánh bắt hải sản Đồng thời xây dựng các bãi tắm, khu nghỉ

dưỡng, khu du lịch sinh thái phục vụ du khách trong và ngoài nước

Đầm phá: hệ thống đầm phá của huyện Phú Vang rộng 6800 ha Ngoài việc

cung cấp nguồn lợi thuỷ sản, đầm phá còn là tuyến giao thông thuỷ rất thuận tiện, nối

liền các huyện trong khu vực

Thủy lợi

Đặc điểm địa hình Phú Vang chia cắt thành hai vùng biệt lập, vùng đồi cát ven

biển và vùng ruộng trũng, cao thấp xen lẫn Phú Vang có 3 con sông lớn chảy qua,

thuận lợi về nguồn nước Các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã

được chú trọng đầu tư xây dựng, đang bước vào thời kỳ phát huy tác dụng, đã tạo điều

kiện khai hoang, tăng vụ, tăng khả năng sản xuất của đất chủ động trong tưới tiêu

Trong những năm qua huyện đã xây dựng nhiều trạm bơm, nâng cấp hệ thống kênh

mương và công trình ngăn mặn

Năng lượng

Phú Vang là một trong những huyện của tỉnh hoàn thành sớm chương trình phủ

điện nông thôn Mạng lưới điện quốc gia đã phủ tất cả các xã Đến năm 2014 đã có

100% số xã có điện và khoảng đạt 99,8% số hộ dân nông thôn có điện Ngoài mục tiêu

phục vụ sinh họat, điện cũng đã đến được nâng cao qua nhiều cơ sở sản xuất, các khu

công nghiệp tập trung trên địa bàn huyện

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

Bưu chính viễn thông

Hệ thống thông tin liên lạc từng bước mở rộng và hiện đại hóa Tính đến năm

2014 toàn huyện có 17 bưu điện văn hóa chiếm 85% và 100% số xã có điện thoại

Bình quân 10,5 máy trên 100 dân Thông tin liên lạc ngày càng thuận lợi hơn thông

qua các dịch vụ như: mạng Vinaphone, Mobiphone…

Cơ sở văn hóa

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển và

là mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội, ngành văn hóa thông tin huyện Phú Vang đã

không ngừng củng cố và phát triển Nhằm tiếp tục củng cố phong trào xây dựng đời

sống văn hóa cơ sở và phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần ngày càng cao của

nhân dân Hệ thống văn hóa thông tin phát triển từ tỉnh, huyện đến xã, thôn với những

quy mô khác nhau Tuy còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật nhưng ngành

văn hóa thông tin từ huyện đến cơ sở đã chủ động sáng tạo trong các lĩnh vực họat

động: văn hoá, văn nghệ, thông tin, cổ động tuyên truyền, công tác quản lý Nhà nước

Cơ sở giáo dục

Đến nay, trên địa bàn huyện có 25 trường mầm non - mẫu giáo, 37 trường Tiểu

học, 20 trường THCS, 05 trường THPT, 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 01

Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp hướng nghiệp và 14 Trung tâm học tập cộng đồng Bình

quân hàng năm, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ được huy động đến trường đạt

15,25%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,2%, học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học

vào lớp 6 đạt 98,5%, học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 đạt 90% trở lên Các điều

kiện về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất trường học không ngừng được tăng cường,

bổ sung hàng năm Đến nay, cơ bản đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng đội ngũ

giáo viên; 100% xã, thị trấn có trường học cao tầng

Cơ sở y tế

Công tác y tế, dân số có nhiều tiến bộ Việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân

được quan tâm đúng mức, đảm bảo mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ y tế và

từng bước tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật cao Chủ động kiểm soát và khống chế các

dịch bệnh nguy hiểm, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong Có mạng lưới y

tế từ huyện đến cơ sở, đầu tư mở rộng bệnh viện, xây dựng mới phòng khám Đa khoa

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

Thuận An, 100% trạm y tế xã, thị trấn được tầng hoá Hiện nay, 100% trạm y tế có bác

sĩ, bình quân có 3,9 bác sĩ/1 vạn dân, 100% trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia

Thể dục thể thao

Phong trào thể dục thể thao trên địa bàn được phát triển mạnh, tăng cường giáo

dục thể chất trong nhà trường, mở rộng các loại hình luyện tập thể dục thể thao trong

nhân dân nhằm nâng cao sức khỏe Các hoạt động lễ hội dân gian được duy trì, nhiều

hoạt động như văn nghệ, đua ghe, thi đấu cầu lông, quần vợt, bóng chuyền, bóng đá và

các trò chơi dân gian khác tiếp tục phát huy tốt

Quốc phòng, an ninh

- Quốc phòng: Công tác quốc phòng và quân sự địa phương được tăng cường

Tập trung xây dựng lực lượng đủ về số lượng và nâng cao chất lượng Hoàn thành tốt

nhiệm vụ tuyển quân và kế hoạch diễn tập hàng năm Tăng cường các hoạt động giáo

dục quốc phòng và huấn luyện quân sự cho dân quân tự vệ

- An ninh: Tình hình an ninh chính trị ổn định Kịp thời nắm, xử lý tình hình,

không để xảy ra đột biến, bất ngờ, hình thành “điểm nóng”, nhất là an ninh tôn giáo,

an ninh nông thôn Đã chủ động phòng ngừa và tấn công tội phạm, giữ gìn trật tự an

toàn xã hội, hạn chế tai nạn, tệ nạn; có nhiều cố gắng kiềm chế tai nạn giao thông

Công tác chống tham nhũng, tiêu cực, buôn lậu và gian lận thương mại được quan tâm

2.1.2.6 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội của huyện

a Những kết quả đạt được:

Trong thời gian qua kinh tế huyện đã đạt những thành tựu quan trọng trên tất cả

các mặt, một số ngành và lĩnh vực đạt mức tăng trưởng khá Tốc độ tăng trưởng kinh

tế nhiều năm liền tăng cao thu ngân sách chuyển biến tích cực, hạ tầng kinh tế xã hội

được đầu tư đồng bộ Nét nổi bật là đã tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật

nuôi, năng suất và sản lượng lương thực ổn định, đảm bảo an ninh lương thực; các

hoạt động giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ, văn hoá thông tin, bảo đảm an sinh xã

hội đạt nhiều kết quả thiết thực; kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông, thuỷ lợi,

điện, nước, trường, trạm, cơ sở neo đậu tàu, cảng biển … được đầu tư và hoàn thiện

đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 08/11/2016, 22:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] TS. Phùng Thị Hồng Hà, (2006), Bài giảng quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, Đại học Kinh Tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng quản trị doanh nghiệp nông nghiệp
Tác giả: TS. Phùng Thị Hồng Hà
Năm: 2006
[2] Th.S Nguyễn Văn cường, (2006), Bài Giảng quản lý đất đai, Đại học Kinh Tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài Giảng quản lý đất đai
Tác giả: Th.S Nguyễn Văn cường
Năm: 2006
[5] Cục thống kê huyện Phú Vang, Niên giám thống kê huyện Phú Vang năm 2013 [6] Giáo trình lý thuyết thống kê, Trường Đại học Kinh tế Huế 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê huyện Phú Vang năm 2013"[6]"Giáo trình lý thuyết thống kê
[7] Nguyễn Thị Huyền, (2012), “Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trênđịa bàn xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
Năm: 2012
[8] Lê Thị Thanh Huyền, (2014), “Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn xã Hương Minh, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà tỉnh”. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh táctrên địa bàn xã Hương Minh, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà tỉnh”
Tác giả: Lê Thị Thanh Huyền
Năm: 2014
[3] Th.S Đinh Văn Thóa, (2008), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước về đất đai, Huế Khác
[4] UBND huyện Phú Vang, Báo cáo kinh tế xã hội huyện Phú Vang năm 2012, 2013, 2014 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w