1. Lý do nghiên cứu đề tài Ngân hàng thương mại là một thành phần rất quan trọng trong thị trường tài chính, đóng vai trò trung gian, cầu nối giữa các thành phần khác của thị trường. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM) trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn rủi ro, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh và uy tín của chính ngân hàng và có thể lan sang ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, để hoạt động ngân hàng phát triển vững chắc, an toàn và hiệu quả cần phải kiểm soát và hạn chế được rủi ro thông qua công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Rủi ro trong NHTM được phân chia thành rất nhiều loại: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất…. Trong đó rủi ro lãi suất đang là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM. Ở Việt Nam hiện nay, cơ chế điều hành lãi suất đang trong tiến trình tự do hóa. Đây là điều kiện tiền đề để các ngân hàng nâng cao tính tự chủ trong định giá các sản phẩm - dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, cơ chế này cũng làm gia tăng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất cho các ngân hàng do sự biến động thường xuyên của lãi suất thị trường. Như vậy các NHTM đứng trước nguy cơ rủi ro lãi suất nhiều hơn, đòi hỏi các nhà lãnh đạo quản lí ngân hàng phải đề ra chính sách quản trị rủi ro lãi suất hiệu quả và phù hợp. Không nằm ngoài nguy cơ ấy, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, trong thời gian gần đây đã gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến rủi ro lãi suất. Trước thực trạng như vậy, SHB đã đưa ra nhiều chính sách, giải pháp kịp thời để hạn chế RRLS và cũng đạt được những thành công nhất định trong công tác quản trị RRLS. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, Ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các tổn thất do sự biến động của lãi suất gây ra. Vì vậy, qua quá trình công tác tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, tác giả nhận thấy cần phải nghiên cứu một cách có hệ thống về RRLS và quản trị RRLS tại SHB; đồng thời tìm cơ sở thực tiễn để đề xuất giải pháp hợp lý. Với mục đích như vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài : “Tăng cường quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu nhằm các mục đích sau : -Làm rõ những vấn đề lý luận về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM. -Đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng SHB, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng. -Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân của hạn chế, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế, phòng ngừa và quản trị rủi ro lãi suất tốt hơn tại SHB. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Phạm vi nghiên cứu là quản trị RRLS trên cả 2 mặt hoạt động kinh doanh là huy động vốn và cho vay. Tác giả lựa chọn Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội để nghiên cứu, đánh giá thực trạng RRLS và quản trị RRLS tại Ngân hàng này từ năm 2012 đến năm 2014. 4. Phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp thống kê, mô tả được áp dụng để đưa ra cái nhìn bao quát về thực trạng cơ chế lãi suất và tình hình biến động lãi suất từ năm 2012 đến năm 2014. -Phương pháp định tính: tổng hợp ý kiến khảo sát của các cán bộ ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội thông qua việc phỏng vấn để tăng cơ sở thực tiễn về thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng này nhằm đưa ra những đánh giá và đề xuất giải pháp phù hợp. -Phương pháp định lượng: tính toán, đo lường và rủi ro lãi suất qua mô hình quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất (GAP); -Ngoài ra, tác giả còn dùng phương pháp phương pháp so sánh để thấy được sự biến chuyển của kết quả các mặt hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng qua các năm từ 2012 đến 2014. 5. Kết cấu đề tài Đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
Trang 1đinh thị hồng hạnh
tăng cờng quản trị rủi ro lãi suất trong
hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thơng mại
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, Mọi số liệu đều xuất phát từ tình hình thực tế của
ngân hàng trong thời gian qua.
Tác giả luận văn
Đinh Thị Hồng Hạnh
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu đề tài
Ngân hàng thương mại là một thành phần rất quan trọng trong thị trường tàichính, đóng vai trò trung gian, cầu nối giữa các thành phần khác của thị trường Tuynhiên, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM) trong nền kinh tếthị trường luôn tiềm ẩn rủi ro, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh và
uy tín của chính ngân hàng và có thể lan sang ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tếcủa mỗi quốc gia Vì vậy, để hoạt động ngân hàng phát triển vững chắc, an toàn vàhiệu quả cần phải kiểm soát và hạn chế được rủi ro thông qua công tác quản trị rủi
ro trong kinh doanh ngân hàng
Rủi ro trong NHTM được phân chia thành rất nhiều loại: rủi ro tín dụng, rủi
ro thanh khoản, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất… Trong đó rủi ro lãi suất đang là mốiquan tâm hàng đầu của các NHTM Ở Việt Nam hiện nay, cơ chế điều hành lãi suấtđang trong tiến trình tự do hóa Đây là điều kiện tiền đề để các ngân hàng nâng caotính tự chủ trong định giá các sản phẩm - dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh Tuy nhiên, cơ chế này cũng làm gia tăng nguy cơ tiềm ẩn rủi rolãi suất cho các ngân hàng do sự biến động thường xuyên của lãi suất thị trường.Như vậy các NHTM đứng trước nguy cơ rủi ro lãi suất nhiều hơn, đòi hỏi các nhàlãnh đạo quản lí ngân hàng phải đề ra chính sách quản trị rủi ro lãi suất hiệu quả vàphù hợp Không nằm ngoài nguy cơ ấy, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn –
Hà Nội, trong thời gian gần đây đã gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến rủi ro lãi suất.Trước thực trạng như vậy, SHB đã đưa ra nhiều chính sách, giải pháp kịp thời để hạnchế RRLS và cũng đạt được những thành công nhất định trong công tác quản trị RRLS.Tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, Ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khókhăn trong việc xử lý các tổn thất do sự biến động của lãi suất gây ra
Vì vậy, qua quá trình công tác tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – HàNội, tác giả nhận thấy cần phải nghiên cứu một cách có hệ thống về RRLS và quản trịRRLS tại SHB; đồng thời tìm cơ sở thực tiễn để đề xuất giải pháp hợp lý Với mục
đích như vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài : “Tăng cường quản trị rủi ro lãi suất trong
hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội”.
Trang 42 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu nhằm các mục đích sau :
- Làm rõ những vấn đề lý luận về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất tronghoạt động kinh doanh của NHTM
- Đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàngSHB, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác quản trị rủi
ro lãi suất tại Ngân hàng
- Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân của hạn chế, đề xuất các giải phápnhằm hạn chế, phòng ngừa và quản trị rủi ro lãi suất tốt hơn tại SHB
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM.Phạm vi nghiên cứu là quản trị RRLS trên cả 2 mặt hoạt động kinh doanh là huy độngvốn và cho vay Tác giả lựa chọn Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội để nghiên cứu, đánhgiá thực trạng RRLS và quản trị RRLS tại Ngân hàng này từ năm 2012 đến năm 2014
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê, mô tả được áp dụng để đưa ra cái nhìn bao quát về thựctrạng cơ chế lãi suất và tình hình biến động lãi suất từ năm 2012 đến năm 2014
- Phương pháp định tính: tổng hợp ý kiến khảo sát của các cán bộ ngân hàng SàiGòn – Hà Nội thông qua việc phỏng vấn để tăng cơ sở thực tiễn về thực trạng quản trị rủi
ro lãi suất tại ngân hàng này nhằm đưa ra những đánh giá và đề xuất giải pháp phù hợp
- Phương pháp định lượng: tính toán, đo lường và rủi ro lãi suất qua mô hìnhquản lý khe hở nhạy cảm lãi suất (GAP);
- Ngoài ra, tác giả còn dùng phương pháp phương pháp so sánh để thấy được
sự biến chuyển của kết quả các mặt hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng qua cácnăm từ 2012 đến 2014
5 Kết cấu đề tài
Đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng
thương mại
Chương 2: Thực trạng rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
Trang 5CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm rủi ro lãi suất của Ngân hàng thương mại
Lãi suất là giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốndưới dạng tiền tệ hoặc tài sản khác Cũng như nhiều giá cả hàng hóa khác, lãi suấtcủa các khoản cho vay, tiền gửi, chứng khoán… thường xuyên biến động, làm giatăng lợi nhuận cho Ngân hàng hoặc ngược lại gây tổn thất cho Ngân hàng
Rủi ro lãi suất: là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi lãi suất thay đổi
ngoài dự tính của ngân hàng Đây là rủi ro đặc trưng của bất kỳ một trung gian tàichính nào khi có sự chênh lệch về kỳ hạn tái định giá giữa tài sản và nguồn vốn Sựkhông cân xứng về thời hạn giữa tài sản và nguồn vốn xảy ra thường xuyên trongquá trình hoạt động của các trung gian tài chính cùng với sự biến động liên tục củamức lãi suất thị trường làm cho các tổ chức này rơi vào tình trạng rủi ro lãi suất.Mặc dù lãi suất là một yếu tố quan trọng bậc nhất đối với hoạt động ngân hàngnhưng các ngân hàng không thể kiểm soát được mức độ và xu hướng biến động củalãi suất Lãi suất đối với một khoản cho vay bất kỳ được xác định trên cơ sở thịtrường thông qua quá trình tác động qua lại giữa lực lượng cung và cầu về tiền vay.Theo đó, lãi suất hay giá cả của các khoản tín dụng được xác định tại mức cân bằngcủa lượng cung và lượng cầu của tín dụng
Ngân hàng đóng vai trò là những nhà cung cấp tín dụng, tuy nhiên mỗi ngânhàng chỉ là một nhà cung cấp trên thị trường vốn quốc tế với hàng nghìn nhà cungcấp khác nhau Tương tự như vậy khi huy động tiền gửi hoặc phát hành giấy tờ cógiá để tài trợ vốn cho đầu tư, ngân hàng tạo ra cầu tín dụng trên thị trường Tuynhiên một ngân hàng có quy mô lớn đến đâu cũng là một tổ chức có nhu cầu về tíndụng trên thị trường có hàng ngàn người đi vay Do vậy dù cho đứng về phía cunghay phía cầu của thị trường ngân hàng cũng không thể tự xác định mức lãi suất hoặc
Trang 6dự đoán chắc chắn chắn về xu hướng vận động của lãi suất Thay vào đó ngân hàng chỉ
có thể phản ứng và điều chỉnh hoạt động của mình theo sự biến động của lãi suất để đạtđược mục tiêu mong muốn của mình một cách hiệu quả nhất Nói cách khác ngân hàngkhông phải là người tạo giá mà chỉ là người chấp nhận giá, chấp nhận và lập kế hoạchhoạt động trên cơ sở mức độ hiện tại và khuynh hướng vận động của lãi suất
1.1.2 Nguyên nhân xảy ra rủi ro lãi suất trong hoạt động của NHTM
1.1.2.1 Sự không cân xứng về kì hạn của nguồn vốn và tài sản
Các tài sản và nguồn vốn của ngân hàng có kì hạn khác nhau Vì vậy khi gắnchúng với lãi suất, ngân hàng quan tâm đến kỳ điều chỉnh lãi suất Căn cứ vào kì hạnkhoản vay mà ngân hàng có kì hạn điều chỉnh lãi suất cho phù hợp Ví dụ khoản cho vay
3 năm, kì hạn điều chỉnh lãi suất có thể là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm… Đó là kìhạn mà khi kết thúc, lãi suất sẽ bị thay đổi theo lãi suất thị trường Căn cứ vào kì hạn này,ngân hàng chia tài sản và nguồn vốn thành loại nhạy cảm và loại kém nhạy cảm lãi suất
- Các tài sản và nguồn nhạy cảm với lãi suất: là loại mà số dư nhanh chóngchuyển sang lãi suất mới khi lãi suất thị trường thay đổi bao gồm loại có kì điềuchỉnh lãi suất dưới 12 tháng hoặc lãi suất thả nổi
+ Tài sản nhạy cảm lãi suất bao gồm: tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại cácTCTD khác, các chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạnsắp đến hạn trả, cho vay trung và dài hạn có lãi suất thả nổi…
+ Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất bao gồm: tiền gửi ngắn hạn, tiền vay ngắnhạn, tiền huy động trung và dài hạn sắp đến hạn trả …
- Các tài sản và nguồn kém nhạy cảm với lãi suất: là loại mà số dư chậmchuyển đổi sang lãi suất mới khi lãi suất thị trường thay đổi bao gồm các tài sảntrung và dài hạn với lãi suất cố định kì hạn đặt giá trên 12 tháng
+ Tài sản không nhạy cảm lãi suất bao gồm: các khoản cho vay trung và dàihạn , đầu tư trung và dài hạn… có lãi suất cố định hoặc không có lãi suất xác địnhtrước hoặc không sinh lãi
+ Nguồn vốn không nhạy cảm lãi suất: tiền gửi trung và dài hạn, giấy tờ có giátrung dài hạn, vốn chủ sở hữu….có lãi suất cố định hoặc không phải trả lãi
Trang 7Giá trị thường của TS hay NV là dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền
tệ Do đó, nếu lãi suất thị trường tăng lên thì mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tănglên làm cho giá trị hiện tại của TS hay NV giảm xuống Ngược lại, nếu lãi suất thịtrường giảm thì giá trị của TS hay NV sẽ tăng lên Do đó, nếu kỳ hạn của TS hay
NV không cân xứng với nhau, chẳng hạn TS kỳ hạn dài hơn NV, thì khi lãi suất thịtrường tăng, giá trị của TS sẽ giảm nhanh và nhiều hơn so với giá trị của NV
Sự không phù hợp về kì hạn của nguồn và tài sản được đo bằng khe hở lãi suất:Khe hở lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất – Nguồn nhạy cảm lãi suất
Ngân hàng có khe hở dương nếu tài sản nhạy cảm lớn hơn nguồn nhạy cảmnghĩa là kì hạn huy động dài hơn sử dụng và có khe hở âm nếu tài sản nhạy cảmnhỏ hơn nguồn nhạy cảm nghĩa là kì hạn huy động nhỏ hơn sử dụng
Sự khác biệt về kì hạn và kì điều chỉnh lãi suất là tất yếu và ngân hàng khó cóthể duy trì một sự phù hợp tuyệt đối về kỳ hạn giữa nguồn và các loại tài sản khácnhau trong mọi thời kì do kỳ hạn thường do người đi vay và người gửi tiền quyếtđịnh Kỳ điều chỉnh lãi suất thì bị tác động bởi dự đoán về sự biến động lãi suấttrong tương lai của ngân hàng và của khách hàng Khách hàng muốn chọn lãi suất
cố định trong trong suốt hợp đồng để tính toán trước chi phí của dự án, trong khi đóthì ngân hàng có xu hướng chia nhỏ kỳ hạn để hạn chế rủi ro lãi suất
1.1.2.2 Sự thay đổi của lãi suất thị trường ngoài dự kiến
Quan hệ cung - cầu về huy động và tín dụng trên thị trường thường xuyên thayđổi, do đó lãi suất thị trường cũng thay đổi theo Ngân hàng rất khó kiểm soát mức
độ và xu hướng biến động của nó
Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương thì sự tăng giảm về chênh lệchlãi suất tỷ lệ thuận với sự tăng giảm lãi suất trên thị trường liên ngân hàng Ngượclại, nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất âm thì sẽ tỷ lệ nghịch
Ngân hàng chỉ có thể phản ứng điều chỉnh hoạt động của mình theo sự biếnđộng lãi suất để đạt được mục tiêu mong muốn kinh doanh hiệu quả nhất
1.1.2.3 Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng
Nếu ngân hàng thả nổi tất cả các hợp đồng huy động và sử dụng vốn, thu lãi
và chi lãi đều tăng hoặc giảm như nhau khi lãi suất thay đổi Tuy nhiên trên thực tế,các ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất cố định trong một kỳ hạn nhất định tùy
Trang 8theo hợp đồng Khi giữa ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận 1 lãi suất cố địnhthì trong khoảng thời gian đã thỏa thuận, lãi suất này không thay đổi theo lãi suất thịtrường Do đó khi lãi suất thị trường thay đổi sẽ tác động đồng thời lên tất cả cáckhoản mục tài sản và nguồn vốn của ngân hàng Có 2 khả năng xảy ra:
+ Khả năng 1 là khối lượng của các khoản mục tài sản với lãi suất cố định lớnhơn khối lượng của các khoản mục nguồn vốn với lãi suất cố định Khi lãi suất thịtrường tăng thì lãi suất của phần nguồn vốn với lãi suất biến đổi (nhưng sử dụng vớilãi suất cố định) cũng sẽ tăng lên Chi phí nguồn vốn tăng nhưng lãi suất thu được
từ sử dụng vốn lại không tăng dẫn đến giảm kết quả kinh doanh của ngân hàng.Ngược lại khi lãi suất thị trường giảm ngân hàng lại có thêm lợi nhuận do gia tăngchênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào
+ Khả năng 2 là khối lượng của các khoản mục tài sản với lãi suất cố định nhỏhơn khối lượng của các khoản mục nguồn vốn với lãi suất cố định Khi lãi suất thịtrường giảm thì lãi suất của phần nguồn vốn với lãi suất biến đổi (nhưng sử dụngvới lãi suất cố định) cũng sẽ giảm Chi phí nguồn vốn không giảm nhưng lãi suấtthu được từ sử dụng vốn lại giảm lên dẫn đến giảm kết quả kinh doanh của ngânhàng Ngược lại khi lãi suất thị trường tăng ngân hàng lại có thêm lợi nhuận do giatăng chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào
Như vậy trong cả hai trường hợp, khi có biến động lãi suất thị trường thì sẽ cóthay đổi chênh lệch lãi suất Phần chênh lệch khối lượng của các khoản mục tài sản
và nguồn vốn với lãi suất cố định có quy mô càng lớn thì ảnh hưởng đến kết quảnkinh doanh càng nhiều
1.2.3 Các mô hình đo lường rủi ro lãi suất
Hiện nay, trên thế giới có hai mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất đang được các
NH hiện đại áp dụng, đó là:
- Mô hình định giá lại (The repricing model)
- Mô hình thời lượng (The duration model)
1.2.3.1 Mô hình định giá lại
Nội dung của mô hình định giá lại là việc phân tích các luồng tiền dựa trênnguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ tài sản
có và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định Theo đó, để
Trang 9lượng hóa rủi ro lãi suất, các NH tính số chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ đốivới từng kỳ hạn và đặt chúng trong mối quan hệ với độ nhạy cảm lãi suất của thịtrường Độ nhạy cảm lãi suất trong trường hợp này chính là khoảng thời gian mà tàisản có và tài sản nợ được định giá lại (theo mức lãi suất mới của thị trường).
Tài sản và nguồn vốn của ngân hàng có thể được phân chia thành các nhóm tàisản nhạy cảm với lãi suất theo các mức kỳ hạn, tính trên cơ sở thời hạn còn lại củatài sản Cơ sở cho việc phân loại dựa vào mức độ biến động của thu nhập từ lãi suất(đối với tài sản) và chi phí trả lãi (đối với nguồn vốn) khi lãi suất thị trường có sựthay đổi
Cụ thể, tài sản nhạy cảm với lãi suất thường là những tài sản có thể định giá lạikhi lãi suất thị trường thay đổi như những khoản cho vay, chứng khoán sắp đáo hạn,chuẩn bị gia hạn hoặc đến kỳ điều chỉnh lãi
Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất là những nguồn vốn được định giá lại khi lãisuất thị trường thay đổi như: những khoản tiền gửi sắp đến hạn phải trả, đến kỳ điềuchỉnh lãi khi đó ngân hàng và khách hàng phải thỏa thuận mức lãi suất tiền gửi mớiphù hợp với điều kiện của thị trường; những khoản tiền gửi có lãi suất thả nổi;những khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ…
* Xác định rủi ro lãi suất theo mô hình định giá lại như sau:
- Ấn định khung thời hạn để phân loại tài sản và nguồn vốn theo các nhómthời hạn còn lại hoặc thời hạn được định giá lại
- Tính chênh lệch giữa giá trị tài sản, nguồn vốn của từng nhóm : chênh lệchnày được gọi là khe hở nhạy cảm lãi suất GAP
GAP = RSA – RSL
RSA : tài sản có nhạy cảm với lãi suất ; RSL : nguồn vốn nhạy cảm lãi suất
- Lượng hóa sự biến động của thu nhập ròng từ lãi suất thị trường thay đổiΔNHNH= GAP x ΔNHR (1.2)
ΔNHR: Mức biến động của lãi suất thị trường
ΔNHNH: sự thay đổi của thu nhập ròng từ lãi
Trang 10* Các phương pháp đo lường khe hở nhạy cảm lãi suất :
- Khe hở tuyệt đối GAP = RSA – RSL
- Khe hở nhạy cảm lãi suất tương đối =
Khe hở tương đối > 1 → trạng thái nhạy cảm tài sản
Khe hở tương đối < 1 → trạng thái nhạy cảm nguồn vốn
- Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất =
Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất > 1 → trạng thái nhạy cảm tài sản
Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất < 1 → trạng thái nhạy cảm nguồn vốn
Giả sử tại một ngân hàng có cơ cấu tài sản và nguồn vốn có được phân thành 5nhóm theo các kỳ hạn như sau :
Trên 1 ngày đến 90 ngày
Trên 90 ngày đến 180 ngày
Trên 180 ngày đến 360 ngày
Trên 360 ngày đến 5 năm
30409010060
40601107040
-10-20-20+30+20
Trong trường hợp lãi suất thị trường tăng 1% → ΔNH i = 1%
Theo bảng 1.3, chênh lệch của nhóm tài sản có kỳ hạn 1 ngày là 10 nghìn tỷVNĐ, nhóm tài sản đó sẽ được định giá lại ngay trong ngày khi lãi suất thay đổi
Có thể thấy rằng, ở NH trên, đối với nhóm thứ nhất thì:
GAP1 = RSA1 – RSL1 = 30 – 40 = -10
Khi đó ΔNH NII = (-10) x 0,01 = -0,1 ( nghìn tỷ VNĐ)
Ngân hàng có thể tính toàn chênh lệch tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãisuất theo phương pháp tích lũy, được ứng dụng phổ biến nhất là đến 12 tháng.Theo ví dụ bảng trên ta có chênh lệch đến 12 tháng tức 1 năm của NH được
Trang 11tính như sau : CGAP = (-10) + (-20) + (-20) +30 = -20 ( nghìn tỷ VNĐ)
Khi đó mức thay đổi thu nhập lãi suất ròng trong năm tới của ngân hàng trên
là : ΔNH NII = CGAP x ΔNHR = (-20) x 0,01 = - 0,2 nghìn tỷ
Theo mô hình có thể thấy rằng, khi tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suấtcủa ngân hàng có sự chênh lệch, ngân hàng luôn đứng trước nguy cơ rủi ro lãi suất mỗi khilãi suất biến động Ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến thu nhập ròng của ngân hàngđược tóm tắt như sau :
GAP Sự biến động của lãi suất Sự biến động của
Như vậy, có thể nhận thấy không phải trong trường hợp nào sự biến động củalãi suất thị trường cũng gây ra thiệt hại cho ngân hàng Cụ thể, khi GAP > 0 nếu lãisuất thị trường tăng lên hoặc khi GAP < 0 mà lãi suất thị trường giảm sẽ làm tăngchứ không làm giảm thu nhập lãi ròng của ngân hàng Rủi ro lãi suất thực tế sẽ xảy
ra đối với hai trường hợp còn lại, tức là khi GAP >0 kết hợp với lãi suất thị trườnggiảm và khi GAP <0 kết hợp với sự biến động tăng của lãi suất thị trường làm chongân hàng phải chịu thiệt hại về thu nhập lãi ròng
- Ưu điểm:
+ Cung cấp thông tin về cơ cấu tài sản sẽ được định giá lại
+ Dễ dàng chỉ ra được sự thay đổi của thu nhập ròng về lãi suất mỗi khi lãisuất thay đổi
=> Có thể thấy rằng MH định giá lại là công cụ hữu ích đối với nhà quản trịnhân hàng và những định chế trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất
- Nhược điểm:
+ Mô hình định giá lại chỉ phản ánh một phần rủi ro lãi suất đối với ngân hàng bởi
mô hình này không đề cập đến giá trị thị trường của tài sản và nguồn vốn Mô hình địnhgiá lại chỉ phản ánh giá trị ghi sổ của tài sản chứ không phải là giá trị thị trường của chúng
Trang 12+ Vấn đề phân nhóm tài sản theo một khung kì hạn nhất định đã phản ánh sai lệchthông tin về cơ cấu các tài sản và nguồn vốn trong cùng một nhóm Bởi trong cùng mộtnhóm, tài sản có thể được định giá tại thời điểm cuối và nguồn vốn có thể được định giá lạitại thời điểm đầu của kỳ định giá lại Hơn nữa, nếu trong cùng một nhóm, ví dụ kỳ hạn từ 3tháng đến 6 tháng số lượng tài sản và nguồn vốn là bằng nhau, nhưng nếu cơ cấu kỳ hạncủa tài sản là 3 đến 4 tháng còn của nguồn vốn từ 5 đến 6 tháng, thì rõ ràng đã xuất hiệnhiện tượng không cân xứng giữa tài sản và nguồn vốn Trong khi đó mô hình định giá lạilại coi như không có vấn đề gì đối với thu nhập lãi suất ròng Nếu kỳ định giá càng ngắnthì hạn chế của mô hình định giá lại càng nhỏ Nếu kì định giá được tính toán hàng ngàythì sẽ phản ánh trung thực về sự thay đổi thu nhập lãi suất ròng.
+ Vấn đề tài sản đến hạn: Trong thực tế ngân hàng thường cho vay mới và thuhồi nợ cũ đối với tín dụng ngắn hạn và ngay cả đối với tín dụng dài hạn Nhữngkhoản tín dụng dài hạn có thể thế chấp và thường được trả góp định kì hàng thánghoặc hàng quý Do đó, ngân hàng có thể tái đầu tư những khoản tiền thu được nàytrong năm với lãi suất trên thị trường hiện hành, nghĩa là các khoản tiền thu đượctrong năm thuộc loại tài sản có nhạy cảm với lãi suất
1.2.3.2 Mô hình thời lượng:
Mô hình thời lượng lượng hóa rủi ro lãi suất dựa trên yếu tố thời lượng của tất cả cácluồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ và tài sản có
Thời lượng của một tài sản là thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của tài sản này,được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó
CF t D
1
1
)1(
)1(
Trong đó:
D : Thời lượng của tài sản
CFt : Luồng tiền nhận được tại thời điểm t
y : Mức lãi suất thị trường hiện hành
t : Thời điểm xảy ra luồng tiền (t = 1, 2, 3,…,n)
Mô hình thời lượng lượng hóa rủi ro lãi suất bằng cách xác định mức thay đổi
Trang 13vốn tự có của NH khi lãi suất thị trường thay đổi:
- Công thức xác định sự thay đổi:
ΔNHE = - (DA – DL*k)*A*(ΔNHR/(1+R))
Trong đó:
DA là thời lượng của toàn bộ tài sản
DL là thời lượng của toàn bộ nguồn vốn
∆E là mức thay đổi vốn tự có khi lãi suất thị trường thay đổi
k = L/A là tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sản có của ngân hàng – tỷ lệ đòn bẩy
- Ý nghĩa
+ Chênh lệch thời lượng giữa tài sản nguồn vốn đã được điều chỉnh bởi tỷ lệđòn bẩy - *k) Chênh lệch thời lượng được tính bằng năm, phản ánh sựkhông cân xứng về thời lượng của hai vế bảng cân đối tài sản Đặc biệt, nếu chênhlệch này lớn thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất với ngân hàng càng cao
+ Quy mô của ngân hàng, tức tổng tài sản A càng lớn thì tiềm ẩn rủi ro lãi suấtvới ngân hàng càng cao
+ Mức thay đổi lãi suất ΔNHR/(1+R)) càng nhiều thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất đốivới ngân hàng càng cao
∆E = - Chênh lệc thời lượng đã điều chỉnh x Quy mô tài sản x Mức thay đổi lãi suất
Như vậy, sự thay đổi lãi suất ngoài dự kiến tác động đến mức vốn tự có của
NH phụ thuộc vào ba yếu tố sau:
- Chênh lệch thời lượng giữa tài sản và nguồn vốn đã được điều chỉnh bởi tỷ lệđòn bẩy k = L/A: Chênh lệch này càng lớn thì rủi ro lãi suất đối với NH càng cao
- Quy mô của NH, tức là tổng tài sản có A: Quy mô tài sản của NH càng lớnthì tiềm ẩn rủi ro lãi suất đối với NH này càng cao
- Mức thay đổi lãi suất ∆r: Mức thay đổi lãi suất càng cao thì tiềm ẩn rủi ro lãisuất đối với NH càng cao
Tác động của sự thay đổi lãi suất tới giá trị VTC của ngân hàng được tóm tắt nhưsau :
Trạng thái Thay đổi lãi suất Sự thay đổi giá
Trang 14Trong ba yếu tố trên thì ảnh hưởng của yếu tố lãi suất thường mang tính chấtngoại sinh đối với NH bởi vì sự thay đổi lãi suất thường là từ sự thay đổi chính sáchtiền tệ của NHNN Còn đối với mức độ chênh lệch thời lượng và quy mô tài sản thìđược đặt dưới sự kiểm soát của NH.
- Ví dụ minh họa về mô hình thời lượng:
Giả dử Ngân hang cho 1 công ty vay 100 triệu với mức lãi suất 15% với điềukiện gốc được thanh toán 1 nửa sau 6 tháng, phần còn lại được thanh toán vào thờiđiểm đến hạn Cash flow (CF) là lượng tiền thu về từ khoản tín dụng
Cách xác định thời lượng
Tại thời điểm 6 tháng : thu gốc 50 triệu
Thu lãi 100*1/2*15%= 7,5 triệu
Tổng thu 50 + 7,5 = 57,5 triệu
CF1/2 = 57,5 triệu
Tại thời điểm cuối năm: thu gốc 50 triệu
Thu lãi 50*1/2*15% = 3,75 triệu
X1/2 = PV1/ 2/ ( PV1/2 + PV1 ) = 53,49/100 = 53,49%
X1 = PV1// ( PV1/2 + PV1 ) = 46,51/100 = 46,51%
Trang 15 Mô hình thời lượng
Xét bảng tài sản và nguồn vốn của 1 ngân hàng tính đến hết tháng 06 – 2014
(Đơn vị: triệu đồng)
Tài sản
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 0.0833 0.66% 623,505Tiền gửi tại NHNN 0.0833 0.52% 485,905Tiền gửi tại và cho vay tại các TCTD khác 0.1629 20.04% 19,049,968Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài
Cho vay khách hàng 0.6618 52.41% 58,432,986Chứng khoán đầu tư 0.2835 9.85% 11,154,525Góp vốn, đầu tư dài hạn 5.0000 0.30% 563,552Tài sản cố định và bất động sản đầu tư 0.2077 4.19% 4,071,952Tài sản Có khác 0.1685 12.03% 11,445,240
Nguồn vốn
Tiền gửi của và vay từ NHNN và các TCTD khác 0.1250 13.64% 12,709,949Tiền gửi của khách hàng 0.1818 81.67% 76,932,167Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư , cho vay mà TCTD
chịu rủi ro 0.2430 0.39% 442,337Phát hành GTCG 0.3044 2.74% 2,618,297Các khoản nợ khác 0.0833 1.57% 1,452,239
Giả sử nhà quản trị ngân hàng dự đoán được lãi suất dự tính sẽ tăng từ mức lãisuất hiện hành là 15%/năm lên mức 16%/ năm, tức là ΔNHR = 1% và 1+R=1.16 Ta cóbảng cân đối tài sản của ngân hàng trước khi lãi suất thay đổi như sau:
Tài sản (triệu VND) Nguồn vốn (triệu VND)
Tài sản (A) 105,834,903 Vốn huy động (L) 94,154,989
Vốn tự có (E) 11,679,914
Trang 16Tổng 105,834,903 Tổng 105,834,903
Dựa và bảng trên, ta có thể đo được mức chênh lệch về thời lượng của tài sản nguồnvốn của bảng cân đối tài sản và từ đó xác định sự thay đổi tài sản của ngân hàng như thếnào Áp dụng công thức : ΔNHE = - (DA – DL*k)*A*(ΔNHR/(1+R)) ta tính được
Tỷ lệ đòn bẩy k = L / A = 94,154,989 / 105,834,903 = 0,8896
ΔNHE = - 271,687.53 triệu đồng
Như vậy, nếu lãi suất thị trường tăng thêm 1% thì ngân hàng dự tính mộtkhoản lỗ là 271,687.53 triệu đồng trên tổng số vốn tự có trước khi tăng lãi suất là11,679,914 triệu đồng, tức là lỗ 0.26%
Khi đó sự thay đổi thị giá của tài sản và vốn huy động được quy ra theo công thức:
Giá trị bảng cân đối tài sản sau khi lãi suất tăng được biểu diễn như sau:
Tài sản Có (triệu VND) Tài sản Nợ (triệu VND)
- Ưu điểm:
So với mô hình trên thì mô hình thời lượng được đánh giá là hoàn hảo hơn nhiềutrong việc đo mức độ nhạy cảm của tài sản với lãi suất, bởi nó đề cập đến yếu tố thời
Trang 17lượng của tất cả các luồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ và tài sản có.Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng thì việc sử dụng mô hình thời lượng để quảntrị rủi ro lãi suất là một giải pháp thích hợp bởi nó cho phép các ngân hàng phòng ngừađược rủi ro lãi suất đối với toàn bộ hay một bộ phận riêng lẻ của bảng cân đối tài sản.
- Nhược điểm: Rất khó áp dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
+ Mô hình thời lượng sử dụng giả thuyết lãi suất thị trường thay đổi ngay lậptức sau khi mua trái phiếu Trong thực thế không phải lúc nào cũng như vậy, lãi suấtthị trường có thể thay đổi và bất cứ lúc nào trong suốt thời hạn của trái phiếu
+ Thời lượng của trái phiếu thay đổi theo thời gian, nghĩa là càng gần đếnngày đến hạn thì thời hạn của trái phiếu càng giảm Điều này làm xuất hiện sựkhông cân xứng về thời lượng giữa khoản tiền sẽ phải thanh toán và khoản tiền sẽnhận được Điều đó đòi hỏi việc phòng ngừa rủi ro lãi suất dựa trên mô hình thờilượng phải là một chiến lược linh hoạt
+ Mô hình thời lượng có thể đo chính xác sự thay đổi của thị giá của chứngkhoán có thu nhập cố định khi lãi suất thị trường thay đổi ở mức nhỏ (1 điểm phầntrăm) Nếu lãi suất thay đổi ở mức lớn hơn (từ 2 đến 200 điểm) thì mô hình thờilượng trở nên kém tin cậy, không thể dự đoán được sự thay đổi thị giá của chứngkhoán một cách chính xác
+ Nếu chỉ nghiên cứu mô hình thời lượng đơn với tuyến lãi suất (hay cấu trúc
kỳ hạn của lãi suất) là nằm ngang, không thay đổi theo kỳ hạn của lãi suất, thì sẽtiềm ẩn một sai số đáng kể trong việc đo độ nhạy cảm của giá trị tài sản đối với sựthay đổi lãi suất
+ Trên thực tế khách hàng có thể chậm thanh toán khoản tiền lãi tín dụng chongân hàng hoặc ngân hàng phải cơ cấu lại khoản nợ cho khách hàng Điều này dẫnđến các nguồn tiền mà ngân hàng nhận hoặc chi trả trong tương lai sẽ thay đổi(được cơ cấu lại), đây cũng là nguyên nhân buộc ngân hàng phải tính toán và điềuchỉnh lại thời lượng tài sản và nguồn vốn
1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro lãi suất
Trang 18Quản trị rủi ro lãi suất là quá trình tiếp cận rủi ro lãi suất một cách khoa học, toàndiện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu đến mứcthấp nhất những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro lãi suất gây ra.
Mục tiêu của hoạt động quản trị rủi ro lãi suất
Một trong các mục tiêu quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro lãi suất làhạn chế tới mức tối đa nhất mọi ảnh hưởng xuất của sự biến động cuẩ lãi suất đếnthu nhập của ngân hàng Dù lãi suất thay đổi như thế nào, các ngân hàng luôn mongmuốn đạt được mức thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định
Để đạt được các mục tiêu này các ngân hàng phải tập trung vào những bộ phậnnhạy cảm nhất với lãi suất trong danh mục tài sản và nguồn vốn Thông thường đó
là các tài sản sinh lời, như các khoản cho vay và đầu tư( bên tài sản) hay các khoảntiền gửi, khoản vay trên thị trường tiền tệ, để bảo vệ thu nhập trước rủi ro lãi suất ,ngân hàng duy trì một tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cố định Tỷ lệ thu nhập cậnbiên không phải là lợi nhuận của ngân hàng vì chúng ta chưa tính đến những chi phíngoài lãi khác như tiền lương, chi phí quản lý nếu trừ đi các chi phí này thu nhậpngân hàng chỉ còn rất ít để bù đắp lại những sai lầm trong quản lý rủi ro lãi suất.Nếu các nhà quản lý ngân hàng hài lòng với mức tỷ lệ thu nhập lãi cận biên này họ
sẽ áp dụng hàng loạt các biện pháp ngăn ngừa nhằm bảo vệ tỷ lệ thu nhập lãi cậnbiên, qua đó ổn định được thu nhập ròng của ngân hàng
Nếu lãi suất tăng khiến chi phí trả lãi cho các nguồn vốn vay tăng nhanh hơnthu lãi trên các khoản cho vay và đầu tư chứng khoản, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽgiảm và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi nhuận của ngân hàng Nếu lãi suất thịtrường giảm khiến cho thu nhập từ các khoản cho vay và chứng khoán giảm nhanhhơn chi phí trả lãi, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cũng giảm Nói cách khác đường congthu nhập không bao giờ hoàn toàn cố định, do đó chênh lệch giữa chi phí trả lãi vàthu từ lãi không bao giờ hoàn toàn cố định Các nhà quản lý ngân hàng phải nỗ lựckhông ngừng để đảm bảo rằng chi phí huy động vốn không tăng hơn đáng kể so vớithu nhập từ các tài sản sinh lời vì điều này sẽ làm giảm tỷ lệ thu nhập lãi cận biênNgoài việc giảm thiểu những mất mát do RRLS gây ra, ngân hàng còn có thể
Trang 19tối đa hóa lợi nhuận cho mình với những dự đoán đúng về biến động của lãi suấttrong tương lai.
Nếu các ngân hàng đoán trước được sự tăng lên của lãi suất, họ có thể ngănchặn tổn thất và sinh lời bằng cách thực hiện một số điều chỉnh đối với tài sản và nợ
để giảm quy mô của khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy hoặc sử dụng các công cụbảo vệ( hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn…)
1.2.2 Nôi dung quản trị rủi ro lãi suất
Mỗi ngân hàng phải có một chính sách để quản lý rủi ro lãi suất và các chínhsách này cần phải đảm bảo những nội dung chủ yếu sau đây
1.2.2.1 Xây dựng chính sách quản lý rủi ro lãi suất
Chính sách Quản trị RRLS là một hệ thống các hạn mức và văn bản hướngdẫn các hoạt động rủi ro được xây dựng cho toàn ngân hàng Thông lệ quản trị rủi
ro hiệu quả phải bắt đầu từ cấp cao nhất, đó là các chức năng quản lý rủi ro lãi suất
do hội đồng quản trị và ban điều hành thực hiện
Cấp quản lý cấp cao chịu trách nhiểm đảm bảo RRLS được quản lý theo chiều dọc
và mỗi ngày Các cấp quản lý cấp cao nên: (1) Phát triển và thực thi những thủ tục vàhành động chuyển tải các mục tiêu và khả năng chịu đựng rủi ro của HĐQT đặt ra nhữngtiêu chuẩn hoạt động dễ hiểu và phù hợp với ý chí của HĐQT (2) Đảm bảo phù hợp vớithẩm quyền và chức năng mà HĐQT đã đặt ra để đo lường, quản lý và báo cáo tình hìnhrủi ro lãi suất.(3) Kiểm tra việc thi và duy trì thông tin quản trị và các hệ thống khác cóthể nhận biết đo lường giám sát và kiểm soát rủi ro lãi suất của ngân hàng (4) Thiết lập
hệ thống kiểm toán nội bộ hiệu quả để kiểm tra quy trình quản trị RRLS
Chính sách quản lý rủi ro lãi suất bao gồm các nội dung sau:
a Mục tiêu của quản trị rủi ro lãi suất:
- Mục tiêu đầu tiên của quản trị RRLS: Mục tiêu quan trọng nhất của quản lýRRLS là giảm thiểu sự sụt giảm của thu nhập ròng cũng như sự sụt giảm về giá trịkinh tế của các tài sản từ sự thay đổi của lãi suất trong tương lai Những sự sụt giảmnày sẽ được quản lý cùng hạn mức được chỉ rõ trong các chính sách, được địnhlượng rủi ro một cách rõ ràng, cùng với các hoạt động quản trị RRLS và các biện
Trang 20pháp được xác định rõ ràng.
- Mục tiêu thứ 2 của quản trị RRLS bao gồm:
+ Phối hợp mục tiêu quản lý rủi ro lãi suất với các mục tiêu quản lý khác củangân hàng
+ Thiết lập các khung quản lý thích đáng về các yêu cầu để đảm bảo rằngRRLS được đo lường một cách chính xác, giám sát và quản lý
+ Trợ giúp, cải thiện mối liên lạc giữa tất cả các lãnh đạo, giám đốc … nhữngngười mà hoạt động của họ ảnh hưởng tới hoạt động quản trị rủi ro lãi suất hoặc bịtác động bởi hoạt động quản trị RRLS
+ Quản lý rủi ro ở khung pháp lý phù hợp với kiểm soát nội bộ của ngân hàng + Với những phạm vi cho phép, những mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất caohơn sẽ được đặt ra trong khi vẫn bảo đảm việc phục vụ khách hàng và nhu cầu củakhách hàng với các khả năng xấu thấp nhất ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng
và vốn chủ sở hữu Chính sách quản trị RRLS được thiết kế để cung cấp cho cácnhà quản lý các hướng dẫn bằng văn bản về việc đo lường RRLS, quản lý RRLS vàgiám sát cùng với các hạn mức được thiết lập trong chính sách này
b Chính sách quản trị rủi ro thị trường – RRLS
Việc xây dựng chính sách quản trị rủi ro của ngân hàng có ảnh hưởng đếnQLRRLS của ngân hàng và phải chú ý đến quy mô, bản chất, phạm vi và mức độphức tạp trong kết cấu sản phẩm được giao dịch, điều kiện thị trường và chấp nhậnrủi ro của ngân hàng Các chính sách đó là:
- Xác định khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng
- Cụ thể hóa phạm vi hoạt động có thể chấp nhận được
- Mô tả các mức độ ủy quyền và trách nhiệm trong việc thực hiện và quản lýrủi ro phát sinh từ những hoạt động này
- Cụ thể hóa các biện pháp, kiểm soát, cơ cấu báo cáo và hạn mức rủi ro
- Phạm vi thực hiện các chính sách hiệu quả cũng bao gồm việc đánh giá rủi
ro của những sản phẩm và dịch vụ mới hoặc đã có sẵn, các rủi ro được dẫn chứngbằng tài liệu kỹ thuật đi lường các hạn mức rủi ro và các biện pháp kiểm soát
Trang 21Yêu cầu tất cả các đơn vị kinh doanh rủi ro phải đảm bảo các chính sách rủi ro
và các hạn mức rủi ro đã được phê chuẩn trước khi tình trạng rủi ro có thể xảy ra
c Quy định về hạn mức hoạt động.
Hạn mức hoạt động cũng như các thông lệ khác thường được thiết lập nhằmđảm bảo rủi ro luôn được giữ ở mức phù hợp với các chính sách nội bộ Mục tiêuquản lý RRLS của ngân hàng là duy trì rủi ro này tại mức ngân hàng tự đặt ra trongtrường hợp có biến động lãi suất Để đạt mục đích này, ngân hàng phải có các hạnmức rủi ro và các hướng dẫn Hệ thống này sẽ đặt ra các giới hạn rủi ro cho toànngân hàng và nếu có thể thì phân bổ xuống từng bộ phận kinh doanh hay từng sảnphẩm danh mục đầu tư Hệ thống hạn mức nhằm đảm bảo cho ban lãnh đạo ngânhàng luôn phải lưu ý bất kỳ sự vượt giới hạn cho phép nào Một hệ thống hạn mứcphù hợp sẽ cho phép quản lý ngân hàng có thể kiểm soát RRLS, thảo luận về các cơhội và RR, theo dõi mức rủi ro thực tế so với mức dự kiến
Các hạn mức rủi ro phải thống nhất với phương pháp chung đo lường rủi rocủa ngân hàng Các hạn mức thể hiện mức độ có thể chấp nhận rủi ro của ngân hàng
và cần được BGĐ điều hành thông qua cũng như xem xét lại theo từng giai đoạn.Các hạn mức phải phù hợp với quy mô, độ phức tạp và mức đủ vốn của ngân hàngcũng như khả năng đo lường và QLRR Tùy thuộc vào bản chất các hạng mục ngânhàng đang nắm giữ và mức độ phức tạp chung ngân hàng có thể đặt hạn mức chotừng bộ phận kinh doanh, danh mục đầu tư, từng loại công cụ Mức độ chi tiết hạnmức rủi ro phản ánh đặc điểm của các hạng mục ngân hàng đang nắm giữ, cácnguồn rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt
Ban quản lý cấp cao phải nhanh chóng nắm bắt các ngoại lệ hạn mức Ngânhàng phải có chính sách rõ ràng trong các trường hợp này, quy định cách thức thôngbáo và xử lý Đặc biệt quan trọng cần làm rõ liệu các hạn mức này đã bao giờ bị viphạm hay chưa hay trong hoàn cảnh đặc biệt hạn mức này có thể chỉ vượt quá trongmột thời gian ngắn
Các hạn mức phải tương thích với phương pháp đo lường rủi ro của ngân hàng
và phải phản ánh tác động dự đoán của biến động lãi suất lên lợi nhuận và trị giá
Trang 22kinh tế của ngân hàng Từ khía cạnh lợi nhuận ngân hàng cần xem xét các hạn mứcdưới góc độ biến động của thu nhập ròng và thu nhập ròng từ lãi suất để từ đó đánhgiá được đóng góp thu nhập phi lãi suất trong trường hợp ngân hàng đang chịuRRLS Các hạn mức này thể hiện mức độ biến động lợi nhuận mà ngân hàng có thểchấp nhận trong các trường hợp lãi suất biến động.
Hình thức của hạn mức phản ánh tác động lãi suất đối với giá trị kinh tế của ngânhàng cần phù hợp với quy mô và đặc điểm hạng mục ngân hàng đang nắm giữ Nếungân hàng thiên về hoạt động truyền thống và ít nắm các công cụ dài hạn, các giao dịchquyền chọn hay các công cụ khác có giá trị thay đổi bất kể biến động lãi suất bất thường.Các biến động lãi suất được dùng để phân tích tạo lập các hạn mức phải tính cả các biếnđộng lãi suất quá khứ và thời gian cần thiết để ban điều hành ngân hàng nhận biết RR.Các hạn mức có thể tính dựa trên các kỹ thuật phân bố thống kê lãi suất, ví dụ như lợinhuận rủi ro (Earning at Risk) hay giá trị kinh tế rủi ro kinh tế(economi value at risk).Ngoài ra các giả định tình huống còn phải lưu ý đến cả các nguồn gây rủi ro lãi suất nhưrủi ro chênh lêch, rủi ro đường cong lợi nhuận, rủi ro cơ bản, rủi ro quyền chọn
1.2.2.2 Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro lãi suất
Một trong những nguyên nhân cơ bản phát sinh rủi ro lãi suất là do sự khôngcân xứng về kỳ hạn TS và NV của ngân hàng nên việc tổ chức quản trị rủi ro lãisuất được thực hiện ở cấp độ tập trung trong toàn ngân hàng Mô hình tổ chức quảntrị rủi ro lãi suất đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào quy mô của từng ngân hàng.Với những ngân hàng nhỏ, giám đốc điều hành có thể quán xuyến được toàn bộhoạt động của ngân hàng thì không nhất thiết phải hình thành những phòng chứcnăng chuyên trách về quản trị rủi ro lãi suất mà chỉ cần một vài nhân viên chịu trácnhiệm đo lường,đánh giá mức độ rủi ro lãi suất và trực tiếp báo cáo cho giám đốc.Tại những ngân hàng lớn với hệ thống chi nhánh lớn, trong cơ cấu tổ chức của ngânhàng thường hình thành khối chuyên trách quản trị rủi ro lãi suất với nhiều cấp độquản lý Trong trường hợp này có sự phân định trách nhiệm rõ ràng ở từng cấp quảntrị trong ngân hàng và quản trị rủi ro lãi suất là quá trình thực hiện cả từ trên xuống
và từ dưới lên Tại cấp độ cao nhất là việc xác định mục tiêu thu nhập và giới hạn
Trang 23rủi ro Trong quá trình quản trị được thực hiện từ trên xuống, mục tiêu chung củangân hàng cần được cụ thể hóa bằng các chỉ dẫn cho các bộ phận chức năng vànhững nhà quản trị có trách nhiệm Những chỉ dẫn này bao gồm: mục tiêu thu nhập,giới hạn rủi ro và các văn bản hướng dẫn các chính sách quản trị rủi ro Việc giámsát và lập báo cáo rủi ro được định hướng từ dưới lên,bắt đầu từ các giao dịch và kếtthúc với những rủi ro đã được tổng hợp, mức thu nhập và doanh số hoạt động Việctổng hợp được yêu cầu thực hiện vì mục tiêu giám sát và để so sánh giữa mục tiêuđặt ra và thực tế hiện tại tất cả các cấp ra quyết định
Việc tổ chức hoạt động của quản lý rủi ro lãi suất theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát quản lý rủi ro lãi suất
- Mô tả rõ ràng trách nhiệm của 3 tuyến phòng ngừa RRLS, đó là (1) các đơn
vị kinh doanh rủi ro, (2) các đơn vị kiểm soát rủi ro(3) kiểm toán nội bộ
- Các chính sách, hạn mức và các tham số kiểm soát quản lý rủi ro thị trườngphù hợp được tạo ra nhằm quản lý tất cả các hoạt động kinh doanh chịu rủi ro, đặcbiệt là các hoạt động hoặc sản phẩm mới
- Tất cả chính sách và phương pháp quản lý rủi ro thị trường được hội đồngALCO, giám đốc quản lý rủi ro xem xét và phê duyệt Tất cả hạn mức rủi ro đượcxem xét và phê duyệt Tất cả các hạn mức rủi ro được xem xét theo định kỳ Cácxem xét đột xuất được thực hiện khi thị trường có biến động
- Các phương pháp thích hợp được áp dụng để xác định đo lường tổng hợp,giám sát và báo cáo khả năng rủi ro trên thị trường Khả năng rủi ro được đánh giátheo giá thị trường trên cơ sở nhất quán trong khoảng thời gian thích hợp
- Hiệu lực của các cách thức và giả định sử dụng trong mô hình rủi ro đượckiểm tra, phê chuẩn theo định kỳ Xem xét việc thực hiện theo định kỳ được tiếnhành để bảo đảm hoạt động kinh doanh, đầu tư cân bằng trạng thái tuân thủ theoquy định
Hội đồng quản trị, ban giám đốc và các phòng ban liên quan có các nhiệm vụ
cơ bản sau:
A Nhiệm vụ của hội đồng quản trị:
Trang 24Thông qua các chính sách và chiến lược quản trị RRLS, đảm bảo ban giámđốc(BGĐ) thực hiện các bước cần thiết để theo dõi và kiểm soát những rủi ro theocác chính sách, chiến lược đã đề ra.
HĐQT phải được thông báo một cách thường xuyên về RRLS của ngân hàng
để đánh giá hoạt động, theo dõi và kiểm tra rủi ro này theo các chỉ thị hướng dẫn vềcác cấp độ rủi ro được chấp nhận của ngân hàng HĐQT phải thiết lập và hướng dẫnchiến lược, mức chịu đựng của ngân hàng đối với rủi ro lãi suất, đồng thời chỉ địnhcác điều hành cấp cao có thẩm quyền và trách nhiệm QLRR này
Giám sát việc thực hiện của ngân hàng và nhìn tổng thể tình hình rủi ro lãi suấtcủa ngân hàng đảm bảo RRLS được dùy trì ở mức độ thận trọng và được tài trợ bởinguồn vốn hợp lý Khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng đối vớiRRLS,HĐQT nên xem xét tình hình RRLS hiện tại, tiềm năng cũng như những rủi
ro khác có khả năng làm giảm nguồn vốn như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản vàrủi ro giao dịch
HĐQT đảm bảo ngân hàng thực hiện những nguyên tắc cơ bản hợp lý hỗ trơ choviệc nhận biết, đo lường giám sát và kiểm soát RRLS Đảm bảo nhân lực có khả năngcho công tác quản lý RRLS, QLRR hiệu quả đòi hỏi cả kỹ thuật và nguồn nhân lực
B Nhiệm vụ của Ban giám đốc
BGD đảm bảo cơ cấu hoạt động kinh doanh của ngân hàng và mức độ rủi rolãi suất của ngân hàng được quản lý hiệu quả, các chính sách và quy trình phù hợp
đã được thiết lập nhằm kiểm soát và hạn chế những rủi ro này, nguồn lực của ngânhàng luôn sẵn sàng phục vụ cho việc đánh giá và kiểm soát RRLS
Cần phải xác định rõ ràng các ủy ban chịu trách nhiệm quản lý RRLS và đảmbảo rằng việc phân chia trách nhiệm được thực hiện một cách đầy đủ đối với nhữnghoạt động chính trong quy trình QLRR nhằm tránh mâu thuẫn lợi ích Quy định rõnhiệm vụ, chức năng đối với việc tính toán, theo dõi và kiểm soát rủi ro hoàn toànđộc lập với các chức năng thực hiện công việc kinh doanh, đầu tư của ngân hàng vàquy định phải báo cáo trực tiếp về tình hình rủi ro lên BGĐ và HĐQT
Xác định rõ quy trình và chính sách quản lý RRLS phù hợp và nhất quán với
Trang 25đặc tính và sự phức tạp của các hoạt động liên quan Các chính sách này phải được
áp dụng trên cơ sở thống nhất và phù hợp theo từng cấp độ của các chi nhánh, đặcbiệt là khi nhận biết được những khác biệt về mặt pháp lý và những rào cản có thểxảy ra đối với các luồng tiền giữa các chi nhánh
BGD phải xem xét thường xuyên các báo cáo chi tiết về RRLS, các báo cáo này
có thể khác nhau tùy thuộc vào hồ sơ rủi ro của ngân hàng nhưng tối thiểu phải baogồm các nội dung sau: (1) Tóm tắt rủi ro của ngân hàng,(2) Các báo cáo thể hiện tuânthủ các chính sách và hạn mức (3) kết quả thử nghiệm tình huống căng thẳng bao gồm
cả các đánh giá trong trường hợp các giả định và thông số chủ chốt bị phá vỡ (4) tómtát các kết quả xem xét các chính sách thủ tục và khả năng của hệ thống đo lường rủi
ro, bao gồm các kết quả từ kiểm toán nội bộ hoặc bên ngoài tư vấn
C Nhiệm vụ của phòng quản lý rủi ro:
Xác định được những rủi ro lãi suất tiềm ẩn trong các sản phẩm và hoạt độngmới, cần phải đảm bảo các sản phẩm và hoạt động này cần tuân theo các quy trình vàđược kiểm soát chặt chẽ trước khi được đưa ra thực hiện Những biện pháp quản lý rủi
ro hay dự phòng rủi ro phải được hội đồng quản trị hay ủy ban chuyên trách thông qua.Tính toán được mức độ nhạy cảm dẫn đến thiệt hại trong các điều kiện căngthẳng của thị trường, bao gồm cả trường hợp giả định bị phá vỡ, xem xét các hậuquả khi thiết lập các chính sách, hạn mức cho RRLS
Thường xuyên báo các tình hình đo lường rủi ro lãi suất và so sánh giữa mứcrủi ro hiện thời với các hạn mức đề ra trong các chính sách, ngoài ra cũng cần sosánh các dự đoán rủi ro với kết quả thực tế nhằm nhận dạng được các điểm yếutrong phương pháp phân tích
Thực hiện các biện pháp điều chỉnh giám mức độ rủi ro hoặc đề xuất bổ sungthêm vốn hoặc cả hai
D Nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán nội bộ.
Ngân hàng cần phải có một bộ phận kiểm toán nội bộ mạnh để đảm bảo tất cảcác hoạt động kinh doanh được báo các lên quản lý cao cấp kịp thời và phù hợp vớichiến lược đã được cán bộ quản lý cấp cao phê duyệt
Hệ thống kiểm tra nội bộ chặt chẽ phục vụ cho quy trình quản lý RRLS Báo
Trang 26cáo đánh giá độc lập thường kỳ và những đánh giá liên quan đến tính hiệu quả của
hệ thống này phải được thực hiện
1.2.2.3 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất
a Duy trì sự phù hợp về kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản
Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại đó là sựkhông cân xứng về kỳ hạn của tài sản và nợ phải trả, vốn chủ sở hữu của ngân hàngkết hợp với sự biến động của lãi suất thị trường Một trong các biện pháp quan trọng
để phòng ngừa rủi ro lãi suất là các ngân hàng phải duy trì sự cân xứng về kỳ hạn
TS và nợ phải trả& VCSH ) Nội dung của phương pháp này là tìm kiếm các nguồn
có kỳ hạn phù hợp với tài sản, hoặc sử dụng các tài sản (cho vay) có kỳ hạn phù hợpvới nguồn huy động được Khi có sự khác biệt lớn về kỳ hạn danh nghĩa, ngân hàng
sẽ tính toán lại kỳ hạn đặt giá để tạo nên sự phù hợp giữa nguồn và tài sản Về lýthuyết sự cân xứng về kỳ hạn có thể đạt được bằng cách khi có một khoản huyđộng mới tăng thêm thì ngân hàng phải sẽ dụng ngay nguồn vốn này để cho vay/đầu tư với kỳ hạn tương đương Tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện như vây cũng
vô cùng khó khăn và tốn kém
Trong bối cảnh thị trường vốn có nhiều biến động, việc áp dụng lãi suất điềuchỉnh theo biến động thị trường được nhiều ngân hàng áp dụng, đặc biệt là trongcho vay trung, dài hạn và các khoản đầu tư lớn, các khách hàng truyền thống nhằm
ổn định thị phần và đáp ứng yêu cầu phòng ngừa rủi ro lãi suất
Cùng với sự phát triển đa dạng của thị trường tài chính, các ngân hàng trên thếgiới có xu hướng ngày càng sử dụng nhiều hơn nghiệp vụ chứng khoán hóa để điềuchỉnh cơ cấu kỳ hạn bảng cân đối tài sản của mình Chứng khoán hóa tài sản là việc ngânhàng mang bán tài sản nội bảng chưa đến hạn thanh toán cho những người đầu tư dướihình thức phát hành chứng khoán Nghiệp vụ này đòi hỏi ngân hàng phải dành riêng cáctài sản có sinh lời như các khoản cho vay thế chấp Ngân hàng thanh lý các khoản vay
đó, chuyển sang hạch toán ngoại bảng và bán ra thị trường qua người ủy thác( thường làcác tổ chức chuyên nghiệp) Khi người đi vay hoàn trả vốn và lãi ngân hàng sẽ chuyểntrả cho người sở hữu chứng khoán nói trên Về bản chất các khoản cho vay của ngân
Trang 27hàng đã chuyển thành chứng khoán được mua bán trên thị trường Về phía ngân hàngtiếp tục quản trị các tài khoản đảm bảo cho chứng khoán, ngân hàng có thể đưa các tàisản này ra ngoài bảng cân đối đồng thời nhận lại phần vốn bỏ ra để có các tài sản đó và
sử dụng vốn đã thu hồi để tạo ra các tài sản mới Chứng khoán hóa giúp các ngân hàngrút ngắn kỳ hạn của tài sản, làm giảm bớt nhạy cảm của tài sản ngân hàng trước sự biếnđộng của lãi suất Đây là công cụ hữu hiệu trong quản trị rủi ro lãi suất
b Sử dụng các hợp đồng phái sinh
Hợp đồng kỳ hạn: là sự thoả thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm
t = 0: Tại một thời điểm xác định trong tương lai, người mua sẽ thanh toán chongười bán theo giá kỳ hạn đã được thoả thuận tại thời điểm t0, và người bán sẽ traohàng cho người mua
Nội dung nghiệp vụ:
Thống kê dự báo thay đổi lãi suất
Thực hiện mua bán chứng khoán theo hợp đồng kỳ hạn
Lãi suất thị trường thay đổi, việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn tạo thu nhập bùđắp rủi ro do thay đổi lãi suât cho ngân hàng
Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là sự thoả thuận giữa người mua và người bán tại thờiđiểm t0 = 0: việc thanh toán và giao nhận hàng hóa được tiến hành tại một thời điểmxác định trong tương lai Tuy nhiên, hợp đồng tương lai khác với hợp đồng kỳ hạn ởđiểm, hợp đồng tương lai được chuẩn hoá giao dịch trên sở giao dịch, giá được điềuchỉnh theo điều kiện thị trường
Hợp đồng quyền chọn
Quyền chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua hoặc đượcbán một khối lượng nhất định hàng hóa tại một mức giá xác định và trong một thờigian nhất định
Hợp đồng quyền chọn bán: Người nắm giữ chứng khoán ký hợp đồng quyềnchọn bán với người mua thoả thuận: tại một thời điểm nhất định trong tương lai,người bán có quyền chọn bán hoặc không bán chứng khoán cho người mua tuỳ theo
Trang 28biến đổi lãi suất có lợi cho người bán hay không Người bán phải trả một khoản phí
Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng hoán đổi lãi suất:
Hợp đồng hoán đổi lãi suất được sử dụng như một công cụ để bảo hiểm rủi
ro lãi suất Hợp đồng hoán đổi lãi suất: là thoả thuận theo đó mỗi bên thanhtoán cho bên kia khoản tiền lãi tính theo lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định trêncùng một khoản nợ gốc trong cùng một khoảng thời gian
Hoán đổi lãi suất là một cách thức nhằm thay đổi trạng thái rủi ro lãi suất củamột NH Hoạt động này giúp làm giảm chi phí vay vốn Các bên tham gia hợp đồng
có thể chuyển lãi suất cố định thành lãi suất thả nổi hay lãi suất thả nổi thành lãisuất cố định và làm cho kỳ hạn của các tài sản và nợ phù hợp hơn
Sơ đồ 1.2 : Mô hình hợp đồng hoán đổi lãi suất
hạn dài hơn do đang
nắm giữ nhiều tài
cố định do đang nắm giữ nhiều tài sản ngắn hạn hay không muốn có những biến động trong dài hạn.Thường có khe hở
Chênh lệch được thanh toán qua một trung gian
Trả lãi cho các khoản tín dụng ngắn hạn gắn với lãi suất NH cơ bản hay lãi suất LIBORTrả lãi suất cố định dài hạn
Trang 29Ví dụ về hoán đổi lãi suất giữa 2 ngân hàng:
Ngân hàng A: vay trung hạn với lãi suất 10% năm, vay ngắn hạn với lãi suấtthả nổi (lãi suất thị trường 6% năm)
Ngân hàng B: vay trung hạn với lãi suất 12% năm, vay ngắn hạn với lãi suấtthả nổi + 1% Ngân hàng B có nguồn huy động đắt hơn ngân hàng A, do ưu thế trênthị trường thấp hơn
Hai bên ký hợp đồng hoán đổi lãi suất với nội dung: B sẽ thanh toán cho A10% để có nguồn vốn trung hạn với lãi suất thấp hơn, đổi lại, A được hưởng nguồnngắn hạn từ B với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường 0.75% cho cùng giá trị củanguồn trung hạn
Như vậy, hợp đồng hoán đổi không làm thay đổi bản cân đối của 2 ngân hàng,nhưng cả A và B đều được hưởng tiết kiệm từ lãi suất:
B trả lãi 7% (lãi suất thị trường + 1%) cho nguồn ngắn hạn và trả 10% cho A
Trang 30cho nguồn trung hạn Phần chênh lệch B tiết kiệm được :12% -10% + (6%- 0.75%)– (6% + 1%) = 0.25%
A trả lãi 10% để huy động nguồn trung hạn trên thị trường và trả 5.25% ( lãisuất thị trường – 0.75%) cho B để huy động nguồn ngắn hạn A sẽ tiết kiệm được:10% - 10% + 6% - (6% - 0.75%) = 0.75%
Khi lãi suất thay đổi, thiệt hại của ngân hàng này sẽ được bù đắp bằng thunhập của ngân hàng kia Hoán đổi lãi suất đòi hỏi ngân hàng phải nghiên cứu kỹlưỡng xu hướng và mức độ thay đổi của lãi suất Việc hoán đổi lãi suất giữa haingân hàng trong nhiều trường hợp cần có sự tham gia của ngân hàng trung gian Giátrị của chi phí hoán đổi tuỳ thuộc vào dự tính của mỗi bên, và làm tăng chi phí củangân hàng Trường hợp dự đoán biến động lãi suất sai, hoán đổi lãi suất sẽ gây thiệthại cho ngân hàng
c Áp dụng lãi suất thả nổi trong hợp đồng
Việc áp dụng lãi suất cố định trong hợp đồng của các ngân hàng khiến chothời hạn của nguồn huy động và tài sản là yếu tố tạo ra rủi ro lãi suất Nhiều ngânhàng sử dụng chế độ lãi suất thả nồi, theo đó lãi suất cho vay sẽ thay đổi tuỳ thuộcvào sự thay đổi của lãi suất nguồn trên thị trường, nhằm hạn chế rủi ro lãi suất Tíndụng ngăn chặn rủi ro lãi suất cho các ngân hàng bằng cách trút rủi ro từ ngân hàngsang người đi vay
Phương pháp áp dụng lãi suất thả nổi được sử dụng ngày càng nhiều trong cácgiao dịch trên thị trường liên ngân hàng, hoặc trong các hợp đồng ngắn hạn Tuynhiên, nó vẫn không thể thay thế cho lãi suất cố định, do phần lớn các khách hànggửi tiết kiệm hoăc khách hàng vay trung và dài hạn yêu cầu lãi suất cố định để dựtính trước được hiệu quả của vốn
1.2.3 Các chỉ tiêu đo lường quản trị rủi ro lãi suất
1.2.3.1 Hệ số tài sản có nhạy cảm lãi suất trên tài sản nợ nhạy cảm lãi suất
Các tài sản và nguồn vốn của ngân hàng có kỳ hạn khác nhau Đứng trên giác
độ ngân hàng, kỳ hạn cần quan tâm là kỳ điều chỉnh lãi suất Khi kết thúc kỳ hạntrên, lãi suất sẽ bị thay đổi theo lãi suất thị trường Do đó, các tài sản, hoặc nguồnvốn trong ngân hàng sẽ có độ nhạy cảm khác nhau đối với sự biến động lãi suất thịtrường Cụ thể, tài sản và nguồn vốn trong ngân hàng được phân thành tài sản
Trang 31(nguồn) nhạy cảm với lãi suất và tài sản (nguồn) ít nhạy cảm với lãi suất.
Các tài sản và nguồn nhạy cảm lãi suất là loại có kỳ hạn ngắn (≤ 12 tháng)
do có thể nhanh chóng thay đổi theo biến động lãi suất thị trường
Các tài sản và nguồn ít nhạy cảm lãi suất là loại có kỳ hạn trung và dài hạn(≥12 tháng)
Ví dụ về khoản cho vay cá nhân 1 tỷ đồng trong 2 năm Trường hợp kỳ điềuchỉnh lãi suất là 3 tháng < 12 tháng, khi đó khoản cho vay vẫn được xếp vào loại tàisản nhạy cảm lãi suất do lãi suất của khoản vay có thể nhanh chóng chuyển sang lãisuất mới Ngược lại trường hợp kỳ điều chỉnh lãi suất của khoản vay là 1 năm,khoản vay sẽ được xếp vào tài sản ít nhạy cảm hơn với lãi suất
Để xác định rủi ro lãi suất của ngân hàng, người ta tính hệ số tài sản có nhạycảm lãi suất trên tài sản nợ nhạy cảm lãi suất như sau:
ISR = Tài sản có nhạy cảm với lãi suất Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất
Hệ số tài sản có nhạy cảm lãi suất trên tài sản nợ nhạy cảm lãi suất chỉ ra khảnăng xảy ra rủi ro lãi suất đối với ngân hàng:
TH ISR > 1 khi đó tài sản có nhạy cảm lãi suất nhiều hơn tài sản nợ nhạycảm lãi suất
Như vậy, nếu lãi suất tăng, ngân hàng không những không chịu rủi ro lãi suất
mà còn tăng được lợi nhuận do thu từ lãi sẽ tăng nhiều hơn chi trả lãi Ngược lại,nếu lãi suất giảm, do thu từ lãi sẽ giảm nhiều hơn chi trả lãi nên thu nhập từ lãi củangân hàng giảm sút so với dự kiến, xảy ra rủi ro lãi suất
TH ISR < 1, ngược lại với TH ISR > 1, tài sản có nhạy cảm lãi suất ít hơn tàisản nợ nhạy cảm lãi suất Khi đó nếu lãi suất tăng, ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro lãisuất do phải chịu giảm thu nhập từ lãi Tuy nhiên, khi lãi suât giảm, ngân hàng cóthu nhập từ lãi cao hơn
TH ISR = 1, khi đó biến động lãi suất thị trường sẽ không làm thay đổi thunhập từ lãi của ngân hàng do mức tăng (giảm) của thu lãi từ tài sản có nhạy cảmlãi suất sẽ bị triệt tiêu bởi mức tăng (giảm) của phí trả lãi từ tài sản nợ nhạy cảmlãi suất
Trang 32Ta nhận thấy, khi ISR = 1, ngân hàng không gặp phải rủi ro lãi suất, nhưngđồng thời cũng mất đi cơ hội gia tăng thu nhập cho mình.
1.2.3.2 Khe hở lãi suất
Tương tự như hệ số tài sản có nhạy cảm lãi suất trên tài sản nợ nhạy cảm lãisuất, khe hở lãi suất cũng là một thước đo rủi ro lãi suất của ngân hàng
Khe hở lãi suất hình thành do chênh lệch tài sản và nguồn nhạy cảm Khe hở lãi suấtđược tính theo công thức:
Dựa trên giả thiết lãi suất của nguồn và tài sản nhạy cảm lãi suất thay đổi vớicùng mức độ
TH Ngân hàng có khe hở lãi suất dương
Khi lãi suất trên thị trường tăng sẽ làm tăng thu nhập của ngân hàng do mứctăng của thu nhập từ lãi cao hơn mức tăng của trả lãi Đồng thời, chênh lệch lãi suấtcủa ngân hàng cũng sẽ tăng
Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm, ngân hàng gặp rủi ro giảm thu nhập,chênh lệch lãi suất giảm
TH Ngân hàng có khe hở lãi suất âm
Khi lãi suất trên thị trường tăng, ngân hàng gặp rủi ro lãi suất làm giảm thunhập, do mức tăng của thu từ lãi thấp hơn mức tăng của các khoản phải trả lãi.Chênh lệch lãi suất giảm
Ngược lãi, nếu lãi suất thị trường giảm, ngân hàng sẽ được lợi và chênh lệchlãi suất tăng
TH khe hở lãi suất của ngân hàng bằng 0
Khi đó ngân hàng có thể coi là không gặp rủi ro lãi suất do biến động lãi suấtkhông làm thay đổi thu nhập Nhưng tương tự như trường hợp hệ số R bằng 1, ngânhàng cũng mất đi cơ hội gia tăng thu nhập khi lãi suất thay đổi theo hướng có lợi.Trong thực tế, do sự thay đổi lãi suất với mỗi loại tài sản hoặc nguồn là khácnhau, dù độ lớn và dấu của khe hở kỳ hạn là như thế nào, ngân hàng vẫn luôn gặpphải vấn đề rủi ro lãi suất
Trang 33Vẫn dựa trên giả thiết lãi suất thị trường của các tài sản và nợ thay đổi vớicùng mức độ Ta xét tác động của khe hở kỳ hạn lên giá trị ròng của ngân hàng theocác trường hợp sau:
TH Khe hở kỳ hạn > 0, như vậy kỳ hạn bình quân của tài sản lớn hơn của nợ.Giá trị tài sản ròng của ngân hàng sẽ giảm khi lãi suất thị trường tăng, do giá trị củatài sản giảm mạnh hơn giá trị nợ, và ngược lãi khi lãi suất giảm
TH Khe hở kỳ hạn < 0, kỳ hạn bình quân của tài sản nhỏ hơn của nợ Khi đó,nếu lãi suất thị trường tăng, giá trị tài sản ròng của ngân hàng sẽ tăng Ngược lại khilãi suất giảm
TH Khe hở kỳ hạn = 0, ngân hàng không phải chịu rủi ro
1.2.3.4 Thu nhập ròng từ lãi và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.
Tổng tài sản sinh lờiMột mục tiêu quan trọng trong họat động quản lý rủi ro là hạn chế tới mức tối
đa mọi ảnh hưởng xấu của sự biến động của lãi suất đến thu nhập của ngân hàng
Dù lãi suất thay đổi như thế nào, các ngân hàng luôn mong muốn đạt được mức thunhập dự kiến ở mức tương đối ổn định
Để đạt được mục tiêu này ngân hàng cần phải tập trung vào những bộ phậnnhạy cảm nhất với lãi suất trong danh mục tài sản nợ Thông thường đó là các tàisản sinh lời như các khoản cho vay và đầu tư hay các khoản tiền gửi trên thị trườngliên ngân hàng Để bảo vệ thu nhập trước rủi ro lãi suất ngân hàng duy trì tỷ lệ thunhập lãi cận biên (NIM) cố định
Trang 34Khi các nhà quản lý bằng lòng với một mức NIM cố định họ sẽ áp dụng hàngloạt các biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro lãi suất nhằm bảo vệ tỷ lệ thu nhập lãi cậnbiên qua đó ổn định thu nhập của ngân hàng
Nếu chi phí trả lãi cho các nguồn vốn vay tăng nhanh hơn thu lãi trên cáckhoản cho vay và đầu tư chứng khoán, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ giảm và làmảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của ngân hàng Nếu lãi suất thị trường giảmkhiến thu nhập từ các khoản cho vay và chứng khoán thấp hơn chi phí trả lãi, tỷ lệthu nhập lãi cận biên cũng giảm Nói cách khác đường cong thu nhập không bao giờ
ổn định, do đó chênh lệch chi phí trả lãi và thu từ lãi không bao giờ cố định Cácnhà quản lý ngân hàng phải luôn nỗ lực không ngừng để đảm bảo rằng chi phí huyđộng vốn không tăng đáng kể so với thu nhập với thu nhập từ các tài sản sinh lời vìđiều này sẽ làm giảm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Việc so sánh hai chỉ tiêu này qua từng thời kỳ sẽ giúp cho các nhà quản lý biếtđược rủi ro lãi suất đã ảnh hưởng đến rủi ro của hoạt động kinh doanh hay chưa vàtác động của nó đến thu nhập ngân hàng như thế nào
Khi so sánh giữa các thời kỳ, NH được cho là đã chịu mức rủi ro về lãi suấtcao hơn khi thu nhập ròng từ lãi và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên giảm đi và ngược lại.Thu nhập ròng từ lãi và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NH chịu sự tác độngbởi nhiều yếu tố như:
- Thay đổi trong lãi suất
- Thay đổi trong mức chênh lệch giữa lãi thu về từ tài sản và chi phí trả lãi chovốn huy động (thường được phản ánh trong sự thay đổi hình dạng của đường congthu nhập giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn, vì phần lớn nguồn vốn của NH
có kỳ hạn ngắn trong khi tài sản của NH thường có kỳ hạn dài hơn)
- Thay đổi về giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất mà NH nắm giữ, giá trị nguồnvốn phải trả lãi mà NH sử dụng để tài trợ cho danh mục tài sản sinh lời khi NH mởrộng hoặc thu hẹp quy mô hoạt động của mình
- Thay đổi về cấu trúc của tài sản và nguồn vốn mà NH thực hiện khi tiến hànhchuyển đổi tài sản, nguồn vốn giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi, giữa kỳ hạn
Trang 35ngắn và kỳ hạn dài, giữa tài sản mang mức thu nhập thấp hơn với tài sản mang lạimức thu nhập cao (ví dụ như NH tiến hành chuyển tiền mặt thành các khoản chovay, hay chuyển các khoản cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản có mức lãi suấtcao thành các khoản cho vay thương mại với lãi suất thấp,…).
1.2.4 Quy trình quản lý rủi ro lãi suất.
1.2.4.1 Dự báo biến động lãi suất thị trường và nhận biết rủi ro
Việc dự báo biến động lãi suất trên thị trường được thực hiện dựa trên phântích cung cầu quỹ cho vay và các nhân tố tác động tới cung cầu quỹ cho vay
Bên cạnh đó, các nhân tố khác: cung cầu tiền tệ, lạm phát, các chính sách củaNhà nước, tình hình đời sống xã hội… cũng tác động 1 cách gián tiếp lên cung cầuquỹ cho vay, từ đó làm thay đổi lãi suất trên thị trường
Ngân hàng có thể thành lập ra một bộ phận chuyên theo dõi nghiên cứu vàphân tích những biến động về lãi suất nhằm đưa ra những nhận định về lãi suất.Ngân hàng cũng có thể xây dựng một hệ thống dự báo lãi suất, họ có thể đưa
ra các quyết định điều chỉnh lãi suất các bên TSN và TSC để đáp ứng tính cạnhtranh trên thị trường
RRLS có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau và có hệ thống đo lường đa dạngtrong cách tiến cận từng loại RRLS Các NHTM cần xét bản chất và độ phức tạp của cácsản phẩm và hoạt động của ngân hàng mình, các tính chất rủi ro của hoạt động kinhdoanh này trước khi nhận dạng các nguồn chính gây nên rủi ro lãi suất và đóng góp cóliên quan của mỗi nguồn rủi ro đến hồ sơ RRLS chung của ngân hàng
Các ngân hàng thương mại cần thiết lập hệ thống đo lường RRLS có khả năngnhận biết tất cả các nguồn rủi ro lãi suất cũng như đánh giá được tác động của biếnđộng lãi suất đối với phạm vi hoạt động của ngân hàng, nhận diện và lượng hóanhững nguồn chính gây ra rủi ro cho ngân hàng
Dấu hiệu RRLS của ngân hàng có thể được chia làm 4 loại: Rủi ro đánh giá lại hayrủi ro chênh lệch kỳ hạn, rủi ro cơ bản, rủi ro đường cong lợi tức và rủi ro quyền chọn
1.2.4.2 Đo lường rủi ro
Hệ thống đo lường rủi ro lãi suất phải có khả năng nhận biết tất cả các nguổnRRLS cũng như đánh giá được tác động của biến động lãi suất đối với phạn vi hoạt
Trang 36động của ngân hàng( nguồn giao dịch lẫn phi giao dịch) Phòng QLRR và ban điềuhành ngân hàng phải hiểu rõ và nắm vững các giả định trong hệ thống QTRR này.Ngân hàng cần ưu tiên tập trung vào các hạng mục RRLS chiếm đa số hơn.Các hệ thống đo lường RRLS cần có cách xử lý thận trọng hơn với những công cụảnh hưởng lớn đến tình trạng chung của ngân hàng mặc dù có thể không chiếm đa
số Các công cụ có sử dụng điều khoản quyền chọn đi kèm thì cần đặc biệt lưu ý.Ngân hàng có thể áp dụng kỹ thuật đo lường rủi ro lãi suất ở cả hai khía cạnhlợi nhuận và giá trị kinh tế Mức độ có thể từ các tính toán đơn giản cho đến các kỹthuật mô phỏng tĩnh, hoặc kỹ thuật mô phỏng phức tạp hơn để phản ánh tác độngtrong tương lai và các quyết định kinh doanh
Hiện nay trên thế giới định lượng rủi ro lãi suất được thực hiện theo 3 phươngpháp: 1 Đo lường băng biểu đồ độ lệch phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất, 2 Phân tích
độ nhạy cảm của lãi suất, 3 Định lượng rủi ro lãi suất bằng giá trị có thể tổn thất VaR.Các kỹ thuật mô phỏng đưa ra là các giả định lãi suất trong tương lai từ đóphân tích tác động của chúng đối với dòng tiền Theo kỹ thuật mô phỏng tĩnh, cácdòng tiền chỉ được lấy từ bảng cân đối tài sản và các hạng mục ngoại bảng tại thờiđiểm hiện tại của ngân hàng Kỹ thuật mô phỏng tính đến các giả định lãi uất trongtương lai và thay đổi tương ứng trong hoạt động của ngân hàng Các kỹ thuật phứctạp này cho phép ngân hàng nắm rõ hơn tương quan giữa các dòng tiền thanh toán
và ảnh hưởng của các quyền chọn đi kèm
Ngân hàng phải tự tính các môi trường lãi suất trong tương lai và đo lường rủi
ro đối với ngân hàng đó bằng cách xác định những ảnh hưởng cụ thể đó Ngân hàngcần đưa ra kịch bản và diễn biến Các kịch bản lãi suất cụ thể là khác nhau ở mỗingân hàng Ngân hàng cần có cấu trúc lỳ hạn của lãi suất, mối liên hệ cơ bản giữađường cong lợi tức và mức lãi suất, ước tính các lãi suất được quản lý bởi BĐH sẽthay đổi như thế nào nếu lãi suất thị trường thay đổi
Từ những giả định đó ngân hàng thực hiện những kịch bản lãi suất theo đóRRLS sẽ được đo lường Sự phức tạp của những kịch bản thật được sử dụng có thểxếp từ một giả thuyết đơn giản trong đó tất cả các hạn mức lãi suất biến động đồngthời,những kịch bản phức tạp liên quan đến đường cong lợi tức phức tạp Những
Trang 37kịch bản này có thể bao gồm “ những cú sốc lãi suất”trong đó lãi suất đột ngột tănglên một mức mới, hay “đoạn dốc lãi suất” lãi suất được tăng lên một cách từ từ.Ngân hàng có thể sử dụng đường cong lợi nhuận song song hoặc không song song.Cho dù có áp dụng hệ thống đo lường nào tác dụng của các kỹ thuật đo lườngphụ thuộc vào thời hạn các giả định và độ chính các áp dụng các phương pháp đolường Trong quá trình xây dựng hệ thống đo lường rủi ro lãi suất, ngân hàng phảiđảm bảo rằng mức độ chi tiết mức độ chi tiết của các hạng mực nhạy cảm lãi suấtphải tương thích với mức độ phức tạp và mức độ rủi ro ẩn trong các hạng mục này.Nhìn chung, tùy thuộc vào độ phức tạp và phạm vi hoạt động của từng ngânhàng, các ngân hàng cần có các hệ thống đo lường rủi ro lãi suất để đánh giá đượctác động của lãi suất lên hai khía cạnh lợi nhuận và giá trị kinh tế của tài sản ngânhàng Những hệ thống này là công cụ đắc lực đo lường chính xác mức rủi ro màngân hàng đang phải đối mặt và báo động ngay khi hạn mức bị phá vỡ.
Việc đo lường rủi ro để theo dõi và báo cáo cần được hỗ trợ của khối côngnghệ thông tin do khối lượng dòng tiền TSN và TSC là rất lớn và phức tạp
1.2.4.3 Giám sát rủi ro lãi suất
Quản trị RRLS là một quá trình năng động Đo lường rủi ro lãi suất của việc kinhdoanh hiện tại thôi chưa đủ, ngân hàng nên ước tính ảnh hưởng của việc kinh doanhmới lên rủi ro của nó Ngân hàng nên đánh giá lại các chiến lược hiện tại có phù hợpvới hồ sơ rủi ro như dự tính của ngân hàng định kỳ Ban quản lý cấp cao và ngân hàngnên có hệ thống báo cáo cho phép họ giám sát tình hình rủi ro lãi suất hiện tại và tiềmnăng để đảm bảo rằng tất cả các mức độ đó nhất quán với các mục tiêu đã đề ra
+ Chiến lược đánh giá rủi ro lãi suất
Ngân hàng được quản lý tốt không những nhìn rủi ro phát sinh từ việc kinhdoanh hiện tại mà còn nhìn vào các rủi ro có thể phát sinh từ tốc độ phát triển kinhdoanh kỳ vọng Trong phân tíc thu nhập chịu rủi ro của ngân hàng ngân hàng có thểđặt ra các giả thuyết về loại và sự kết hợp các hoạt động kinh doanh cũng như khốilượng, việc định giá và kỳ đáo hạn của việc kinh doanh trong tương lai Điển hìnhnhư, kế hoạch kinh doanh chiến lược, chiến lược tiếp thị, ngân sách hàng năm vàphân tích xu hướng lịch sử giúp ngân hàng lập thành các giả định này Có thể đưacác giả định kinh doanh mới vào trong phân tích rủi ro đến giá trị kinh tế của ngânhàng Để làm như thế, ngân hàng cần định lượng độ nhạy cảm kinh tế vốn chủ sởhữu đến rủi ro phát sinh từ trạng thái hiện tại Sau đó tính lại giá trị kinh tế của vốn
Trang 38vào một ngày tương lai theo bảng cân đối dự tính.
Mặc dù giả định kinh doanh mới giới thiệu các nhân tố chủ quan khác đến quátrình đo lường rủi ro, chúng còn giúp BĐH ngân hàng dự đoán giá trị rủi ro trong tươnglai Khi kết hợp các giả định về việc kết hợp kinh doanh mới và thay đổi, ngân hàngnên đảm bảo rằng các giả định đó thực tế đối với kịch bản lãi suất được đánh giá và cóthể đạt tới qua chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh tổng thể
+ Báo cáo RRLS
Ngân hàng nên có một hệ thống hợp lý để báo cáo RRLS BĐH cấp cao củangân hàng và HĐQT hay một ủy ban thuộc HĐQT nên có các báo cáo về hồ sơRRLS của ngân hàng ít nhất hàng Quý Báo cáo thường xuyên hơn sẽ thích hợp khi
độ RRLS của ngân hàng cao hơn và khả năng xảy ra rủi ro hay đổi đáng kể
Những báo cáo này cho phép BĐH cấp cao ngân hàng và HĐQT hay ủy ban ALCO:
Đánh giá mức độ và xu hướng của RRLS tích hợp
Đánh giá tính nhạy cảm của các giả định chính, là các giả định có liên quanđến sự thay đổi trong hình dạng đường cong lợi nhuận hay trong tốc độ của việcthanh toán khoản nợ vay trước khi rút tiền trước kỳ hạn
Đánh giá mối tương quan giữa mức độ rủi ro và việc thực hiện
Báo cáo cấp cần rõ ràng, ngắn gọn, súc tích và đúng thời gian đồng thời phảicung cấp thông tin cần thiết để ra quyết định
Thiết lập chuẩn mực báo cáo để giám sát tình hình rủi ro hiện tại và tiềm năng
để đảm bảo các mức độ đó nhất quán với các mục tiêu đã đề ra Đồng thời nâng cấp
hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng nhằm đảm bảo dữ liệu truy xuất nhanhchóng để đảm bảo cho BĐH cho các quyết định kịp thời nhằm hạn chế RRLS
1.2.4.4 Kiểm soát rủi ro
Việc thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát hiệu quả quản trị rủi ro, baogồm sự tuân thủ các chuẩn mực chính thức của quyền hành và sự tách bạch tráchnhiệm hợp lý là một trong những trách nhiệm quan trọng của BĐH Những cán bộchịu trách nhiệm đánh giá quá trình giám sát và kiểm soát rủi ro nên độc lập vớichức năng kiểm tra, kiểm toán nội bộ và cấu trúc hạn mức rủi ro hiệu quả
+ Kiểm toán quá trình QL RRLS
Ngân hàng cần kiểm tra và cập nhật mỗi bước qua quá trình đo lường rủi ro lãisuất để đảm bảo tính trung thực và hợp lý Việc kiểm tra được thực hiện thườngxuyên bởi một số đơn vị trong tổ chức, bao gồm ALCO hay đội ngũ phòng kinh
Trang 39doanh tiền tệ( thường xuyên và đều đặn), và đơn vị kiểm soát rủi ro có trách nhiệmgiám sát việc lập mô hình RRLS Các kiểm toán nội bộ và bên ngoài cũng có thểkiểm tra quy trình của ngân hàng định kỳ.
Các khoản mục một kiểm toán viên nên kiểm tra và cập nhật là:
- Sự thích hợp của hệ thống đo lường rủi ro ngân hàng cho thấy bản chất tầmnhìn và sự phức tạp của hệ thống ngân hàng
- Tính chính xác và toàn diện của dữ liệu nhập vào trong mô hình bao gồmviệc xác minh số dư, các điều khoản hợp đồn, các công cụ chính, các danh mục đầu
tư và các đơn vị kinh doanh
- Tính hợp lý, hiệu lực của kịch bản và giả định
- Hiệu lực của việc tính toán đo lường rủi ro: Tính hiệu lực của các mô hìnhthường được kiểm tra bằng cách so sánh kết quả thực tế và kết quả dự báo Khi làmnhư thế ngân hàng sẽ so sánh kết quả thu nhập ròng dự kiến và thu nhập thực tế.Việc kết hợp với kết quả của hệ thốn đánh giá thực tế có thể khó khăn hơn vị giá trịthị trường đối với tất cả các công cụ này thì luôn sẵn sàng trong khi ngân hàngkhông thường xuyên ghi nhận lại bảng cân đối theo giá thị trường
+ Hạn mức rủi ro
HĐQT ngân hàng nên đặt ra hạn mức chịu đựng rủi ro lãi suất ngân hàng và truyềnđạt lại cho BĐH cấp cao Căn cứ vào hạn mức RRLS BĐH nên thiết lập hạn mức rủi rolãi suất hợp lý để duy trì tình trạng rủi ro của ngân hàng trong mức chịu đựng của HĐQTgiao cho khi có sự biến động của lãi suất Việc kiểm soát hạn mức đảm bảo trạng thái đóvượt quá hạn mức đặt ra trước sẽ nhận được sự chú ý đặc biệt của BĐH
Hạn mức của ngân hàng nên nhất quán với việc tiếp cận tổng thể đo lường RRLS
và nên được dựa trên mức độ vốn tình hình thu nhập và hạn mức chịu đựng RR Nhữnghạn mức này nên phù hợp với quy mô, sự phức tạp và hiệu quả sử dụng vốn trong ngânhàng và chỉ ảnh hưởng tiềm năng của những thay đổi lãi suất thị trường trong cả báo cáothu nhập và giá trị kinh tế vốn của ngân hàng
RRLS có thể được kiểm soát bởi chính sách định giá và hệ thống chuyển giá vốnnội bộ Hệ thống chuyển giá vốn nội bộ thường đòi hỏi các đơn vị hạn mức đạt được giá
Trang 40vốn do phòng điều hành vốn của ngân hàng đặt ra đối với các giao dịch lớn Người kiểmtra nên nhận ra và đánh giá loại hạn mức ngân hàng sử dụng kiểm soát rủi ro đối với thunhập và vốn từ sự thay đổi của lãi suất Đặc biệt, cán bộ kiểm tra nên quyết định hạn mứcnào là phương pháp hiệu quả cho việc kiểm soát rủi ro của ngân hàng và tuân thủ đúnghạn mức chịu đựng rủi ro do hội đồng quản trị đặt ra Cán bộ kiểm tra cũng nên đánh giátính phù hợp của mức độ rủi ro cho phép theo các hạn mức rủi ro của ngân hàng theođiều kiện tài chính của ngân hàng, chất lượng của công tác quản lý rủi ro, chuyên mônquản lý và nền tảng của ngân hàng.
1.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1 Nhân tố chủ quan
a) Mô hình tổ chức bộ máy quản trị rủi ro
Mô hình tổ chức bộ máy quản trị rủi ro chuẩn phải có sự tách biệt giữa 3 chứcnăng: chức năng kinh doanh, chức năng quản trị rủi ro, chức năng tác nghiệp Tuynhiên đây không phải là sự tách rời độc lập mà phải có sự phối hợp nhịp nhàng, có hiệuquả, trao đổi thông tin thường xuyên lẫn nhau giữa cả 3 bộ phận trong toàn bộ quá trìnhcấp tín dụng cho khách hàng Nếu hoạt động quản trị rủi ro lãi suất không được hoạchđịnh một cách riêng lẻ, mà được thực hiện xen kẽ trong quản trị huy động vốn và chovay sẽ gây rất nhiều khó khăn trong việc theo dõi, đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp
b) Trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro
Con người là yếu tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro tíndụng Một đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn, đạo đức nghềnghiệp tốt sẽ làm cho các biện pháp quản trị rủi ro phát huy được sức mạnh, đẩy lùiđược điểm yếu và đem lại kết quả tích cực hơn cho ngân hàng trong hoạt động quảntrị rủi ro lãi suất Với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm sẽ cókhả năng khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, cũng như có khả năng phântích và phán đoán nhằm đưa ra nhận định và dự báo một cách chính xác nhất biếnđộng lãi suất Ngược lại, khi cán bộ có trình độ chuyên môn không cao, thiếu kinhnghiệm thì khả năng khai thác thông tin kém, việc phân tích, đánh giá thông tincũng không chính xác, dễ dẫn đến việc đưa ra các quyết định sai lầm