1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá công tác huy động và quản lí vốn phát triển cơ sở hạ tầng ở huyện quảng điền tỉnh thừa thiên huế

91 282 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 758,6 KB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: số liệu về công tác huy động và quản lí vốn phát triển cơ sở hạ tầng cuả huyện Quảng Điền giai đoạn 2010 – 2014 q

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

-- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HUY ĐỘNGVÀ QUẢN LÍ VỐN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

NGUYỄN THỊ KIỀU MY

KHÓA HỌC: 2011 - 2015

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

-- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÍ VỐN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Kiều My ThS Mai Chiếm Tuyến

Lớp:K45B Kế hoạch – Đầu tư

Niên khóa: 2011 - 2015

Huế, tháng 5 năm 2015

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh

tế Huế đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập.

Để hoàn thành đề tài khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi cũng đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ Thầy Cô, người thân và bạn bè Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo ThS Mai Chiếm Tuyến, người

đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Ngoài ra tôi cũng xin cảm ơn các cô chú, anh chị trong phòng Tài chính –

Kế hoạch huyện Quảng Điền đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thực tập của tôi.

Do bản thân còn thiếu kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học nên khóa luận không tránh khỏi những hạn chế nhất định, tôi rất mong nhận được sự đóng góp

ý kiến từ quý Thầy Cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kiều My

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC……… ……….………i

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU……….……… …v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ………….……… ………vi

DANH MỤC CÁC BẢNG……….……… ……….viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU……… ……….……… ……ix

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÍ VỐN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG 5

1.1 Cơ sở lí luận về huy động và quản lí vốn phát triển cơ sở hạ tầng 5

1.1.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 5

1.1.1.1 Khái niệm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 5

1.1.1.2 Đặc điểm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 5

1.1.1.3 Nội dung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 6

1.1.1.4 Vai trò đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đối vơisự phát triển kinh tế - xã hội 7

1.1.2 Công tác huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng 8

1.1.2.1 Khái niệm vốn đầu tư 8

1.1.2.2 Khái niệm huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng 8

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

1.1.2.3 Mục đích huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng 8

1.1.2.4 Các nguồn huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng 9

1.1.3 Quản lí vốn phát triển cơ sở hạ tầng 10

1.1.3.1 Mục đích quản lí 10

1.1.3.2 Nguyên tắc quản lí 10

1.1.3.3 Nội dung quản lí 10

1.2 Một số chỉ tiêu nghiên cứu về huy động và quản lí vốn phát triẻn cơ sở hạ tầng 11

1.3 Cơ sở huy thực tiễn về huy động và quản lí vốn phát triẻn cơ sở hạ tầng 12

1.3.1 Kinh nghiệm về huy động và quản lí vốn phát triển cơ sở hạ tầng 12

1.3.1.1 Kinh nghiệm huy động và quản lí vốn phát triển cơ sở hạ tầng ở một số nước trên thế giới 12

1.3.1.2 Kinh nghiệm huy động và quản lí vốn phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam 14

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÍ VỐN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ16 2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Quảng Điền 17

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 17

2.1.1.1 Vị trí địa lí 17

2.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng 17

2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết 17

2.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên 18

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 20

2.1.2.1 Dân số và lao động 20

2.1.2.2 Kinh tế - xã hội 21

2.1.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Quảng Điền 23

2.2 Đánh giá công tác huy động và quản lí vốn phát triển cơ sở hạ tàng huyện Quảng Điền giai đoạn 2010 - 2014 24

2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lí vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Quảng Điền 24

2.2.2 Tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Điền 25

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

2.2.3 Tỉ trọng vốn phát triển cơ sở hạ tầng trong tổng vốn đầu tư ở huyện Quảng Điền

giai đoạn 2010 - 2014 27

2.2.4 Cơ cấu vốn phát triển cơ sở hạ tầng ở huyện Quảng Điền phân theo nguồn vốn giai đoạn 2010- 2014 28

2.2.5 Cơ cấu vốn phát triển có sở hạ tầngở huyện Quảng Điền phân theo lĩnh vực giai đoạn 2010-2014 32

2.2.6 Cơ cấu vốn phát triển cơ sở hạ tầng ở huyện Quảng Điền phân theo tính chất dự án giai đoạn 2010 - 2014 35

2.2.7 Cơ cấu vốn phát triển cơ sở hạ tầng ở huyện Quảng Điền phân theo cấp quản lí giai đoạn 2010 - 2014 37

2.3 Đánh giá của hộ đièu tra đối với công tác huy động và quản lí vốn phát triển CSHT ở huyện Quảng Điền 37

2.3.1 Tình hình cơ bản của hộ điều tra ở huyện Quảng Điền 37

2.3.1.1 Thông tin chung của hộ điều tra ở huyện Quảng Điền 37

2.3.1.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra ở huyện Quảng Điền 39

2.3.1.3 Cơ cấu đất đai của các hộ điều tra ở huyện Quảng Điền 41

2.3.2 Công tác huy động và quản lí vốn phát triển CSHT ở huyện quảng Điền 43

2.3.2.1 Hiểu biết về vấn đề huy động vốn của hộ điều tra ở huyện Quảng Điền 43

3.3.2.2 Tình hình đóng góp vốn của các hộ điều tra ở huyện Quảng Điền 44

2.3.2.3 Tình hình ghi nhận và giám sát sự đóng góp của các hộ điều tra ở huyện Quảng Điền 48

2.3.2.4 Tình hình quản lí và sử dụng vốn góp từ người dân ở huyện Quảng Điền 51

2.3.2.5 Tình hình tham gia bàn bạc của người dân trong quá trình góp vốn xây dựng CSHT ở huyện Quảng Điền 53

2.3.2.6 Ghi nhận kết quả góp vốn của các hộ dân và một số vấn đề liên quan 54

2.4 Tồn tại và nguyên nhân 59

2.4.1 Những vấn đề tồn tại 59

2.4.2 Nguyên nhân 60

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÍ VỐN PHÁT TRIỂN CSHT 61

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển cơ sở hạ tầng của huyện Quảng Điền trong thời

gian tới 61

3.1.1 Mục tiêu tổng quát 61

3.1.2 Định hướng chung 61

3.1.3 Định hướng phát triển một số lĩnh vực của cơ sở hạ tầng trong thời gian tới 61

3.1.3.1 Hệ thống giao thông……….61

3.1.3.2 Phát triển điện lưới 62

3.1.3.3 Hạ tầng thông tin và truyền thông 63

3.1.3.4 Thủy lợi 63

3.1.3.5 Các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch 64

3.2 Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động và quản lí vốn phát triển cơ sở hạ tầng 64

3.2.1 Tăng cường thu ngân sách, kết hợp việc huy động vốn góp ngoài NSNN 64

3.2.2 Tích cực tuyên truyền cộng đồng dân cư về các loại hình cơ sở hạ tầng cũng như các loại vốn đầu tư cơ sở hạ tầng 69

3.2.3 Tăng cường sự tham gia của các cấp chính quyền trong quá trình ghi nhận sự đóng góp của người dân 69

3.2.4 Minh bạch hóa việc quản lí và mục đích sử dụng vốn của người dân 70

3.2.5 Đẩy mạnh công tác đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng vì mục đích cộng đồng 70

3.2.6 Nâng cao chất lượng kế hoạch vốn đầu tư 67

3.2.7 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với cơ cấu kinh tế và quy hoạch 67

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

1 Kết luận 68

2 Kiến nghị 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

PHỤ LỤC 76

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

VSMT Vệ sinh môi trường

XD NTM Xây dựng nông thôn mới

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ

Biểu đồ 1: Bản đỒ hành chính huyện Quảng Điền 3

Sơ đồ 1: Mối quan hệ trong công tác quản lí vốn phát triển cơ sở hạ tầng 25Biểu ĐỒ 2: Nguồn vốn phát triển CSHT ở huyện Quảng Điền phân theo dự án 37

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Cơ cấu mẫu điều tra ở huyện Quảng Điền 2

Bảng 2: cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Quảng Điền giai đoạn 2010 - 2014 23

Bảng 3: Tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Điền giai đoạn 2010 -2014 28

Bảng 4: Tỉ trọng vốn phát triển CSHT trong tổng vốn đầu tư 30

ở huyện Quảng Điền giai đoạn 2010 – 2014 30

Bảng 5: Cơ cấu vốn phát triển CSHT ở huyện Quảng Điền phân theo nguồn vốn giai đoạn 2010 - 2014 31

Bảng 6: Cơ cấu vốn thát Triển CSHT ở huyện Quảng Điền phân theo lĩnh vực giai đoạn 2010 - 2014 34

Bảng 7: Cơ cấu vốn phát triển CSHT ở huyện Quảng Điền phân theo tính chất dự án giai đoạn 2010 - 2014 36

Bảng 8: Cơ cấu vốn phát triển CSHT ở huyện Quảng Điền phân theo cấp quản lí giai đoạn 2010 - 2014 38

Bảng 9: Thông tin chung của hộ điều tra ở huyện Quảng Điền 40

Bảng 10: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra ở huyện Quảng Điền 42 Bảng 11: Cơ cấu đất đai của các hộ điều tra ở Huyện Quảng Điền 44

Bảng 12: Hiểu biết về vấn đề huy động vốn của hộ điều tra ở huyện Quảng Điền 45

Bảng 13: Tình hình đóng góp vốn của các hộ điều tra ở Huyện Quảng Điền 46

Bảng 14: Giá trị đóng góp của các hộ điều tra ở Huyện Quảng Điền 49

Bảng 15: lĩnh vực, tinh thần và căn cứ dóng góp của các hộ điều tra ở huyện Quảng Điền 50

Bảng 16: Tình hình ghi nhận và giám sát sự đóng góp của cách hộ điều tra ở huyện Quảng Điền 52

Bảng 16: Tình hình ghi nhận và giám sát sự đóng góp của các hộ điều tra ở huyện Quảng Điền (Tiếp theo) 53

Bảng 17: tình hình quản lý và sử dụng vốn góp từ người dân ở huyện Quảng Điền 55

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

Bảng 18: tình hình tham gia bàn bạc của người dân trong quá trình góp vốn xây dựngCSHT ở huyện Quảng Điền 56Bảng 19: Nguyên nhân các hộ gia đình không tham gia góp vốn xây dựng CSHT ởhuyện Quảng Điền 58Bảng 20: Mức Độ tham gia đóng góp của các hộ gia đình ở Huyện Quảng Điền nếucác tồn tại được giải quyết dứt điểm 60Bảng 21: Lợi ích mong nhận được của các hộ điều tra nếu sẵn lòng đóng góp 61

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Cơ sở hạ tầng là “cốt vật chất” của các lĩnh vực kinh tế xã hội Việc phát triển

cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, góp phần bảo đảm tốc độ tăngtrưởng kinh tế nhanh và bền vững Để thực hiện mục tiêu xây dựng Quảng Điền thànhHuyện nông thôn mới, phát triển toàn diện kinh tế, xã hội gắn với phát triển bền vững,huyện đã Mặc dù có những kết quả khả quan, tuy vậy cơ sở hạ tầng vẫn còn nhữnghạn chế, thiếu đồng bộ, chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng Trong công tác huy động,quản lý vốn còn nhiều bất cập Vì vậy, đề tài tập trung đánh giá công tác huy động vàquản lí vốn phát triển CSHT ở huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời đưa

ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế và bất cập trên

Đề tài được thực hiện nhằm (i) hệ thống hóa cơ sở lí luận về huy động và quản

lí vốn phát triển CSHT; (ii) đánh giá công tác huy động và quản lí vốn phát triểnCSHT góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về huy động và quản lí vốnphát triển CSHT ở huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế; (iii) đưa ra một số giảipháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động và quản lí vốn phát triển CSHT trên địa bànhuyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế Sử dụng nguồn dữ liệu huyện quảng Điềncung cấp từ năm 2010 đến năm 2014, là các báo cáo kinh tế- xã hội hàng năm, báo cáothực hiện xây dựng hạ tầng theo dự án, báo cáo công tác xây dựng nông thôn mới vàcác số liệu thu được từ các bảng hỏi hộ gia đình ngoài ra, còn có các tài liệu là các giáotrình đã học

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thứ cấp từ phòng Tài chính –

Kế hoạch huyện Quảng Điền, thu thập số liệu sơ cấp từ các hộ gia đình ở ba xã QuảngPhú, Quảng Phước, Quảng Ngạn ở huyện Quảng Điền

- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:

+ Phương pháp xử lý số liệu: xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft OfficeExcel đối với các số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp được xử lí bằng phần mềm SPSS 16.0

+ Phương pháp phân tích số liệu: thống kê mô tả, phương pháp so sánh,phương pháp chỉ số bình quân, phương pháp ANOVA

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong những năm qua, huyện Quảng Điền có bướcphát triển về kinh tế - xã hội nói chung và phát triển CSHT nói riêng Trong giai đoạn2010- 2014, Quảng Điền đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình là 18,1%/năm, đây làmột con số khá cao, nông nghiệp phát triển với tốc độ là 16,8%, công nghiệp có tốc độ

là 10,6%, dịch vụ phát triển với tốc độ 24,42%, đây là điều đáng mừng Tuy nhiên cơcấu kinh tế vẫn chuyển dịch ở hướng dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp do QuảngĐiền là huyện làm nông lâu đời và có nhiều điều kiện để phát triển dịch vụ đặc biệt là

du lịch nên công nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng rất thấp

Huyện Quảng Điền có xuất phát điểm CSHT chưa thực sự tiên tiến, tích lũy vốn

từ nội bộ kinh tế không cao Các nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển còn nhỏ sovới nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Nhìn chung việc huy động vốn chophát triển CSHT đang được quan tâm xây dựng biểu hiện qua lượng vốn ĐT cho hoạtđộng này tăng lên Giai đoạn 2010 – 2014, lượng vốn huy động phát triển CSHT tănglên từ 224.970 triệu đồng lên 261.791 triệu đồng , tốc độ tăng trưởng bình quân giaiđoạn này là 8,02% Số dự án cũng tăng lên từ 63 dự án năm 2010 đến 108 dự án năm

2014 Vốn đầu tư phát triển CSHT chủ yếu dành cho các dự án đầu tư xây dựng mới,

cơ cấu vốn các DA chuyển tiếp cũng giảm đáng kể chứng tỏ các dự án thực hiện trongnăm là tương đối tốt, hạn chế kéo dài các công trình CSHT

Bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác huy động và quản lí vốn pháttriển CSHT Nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ yêu cầu phát triển cơ sở

hạ tầng kinh tế xã hội theo mục tiêu định hướng huyện đặt ra; nguồn vốn đầu tư vẫnchủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước Việc bố trí dự án đầu tư thiếu tập trung; lập dựtoán còn xảy ra tình trạng tính thừa, thiếu khối lượng; bố trí sai nguồn, không đúng dốitượng, mục tiêu Nguyên nhân của những hạn chế này xuất phát từ môi trường hoạtđộng, các cơ chế chính sách cũng như chủ thể quản lí vốn đầu tư

Những giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hệu quả trong công tác quy hoạch, kếhoạch; tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư, hoàn thiện bộ máy quản lí; đầu tưxây dựng CSHT phù hợp với cơ cấu kinh tế và quy hoạch

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cơ sở hạ tầng là “cốt vật chất” của các lĩnh vực kinh tế xã hội Việc phát triển

cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, góp phần bảo đảm tốc độ tăngtrưởng kinh tế nhanh, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giảm nhẹ thiên tai và bảođảm an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói, giảm nghèo, rút ngắnkhoảng cách giữa các vùng, miền “Tuy nhiên hệ thống kết cấu hạ tầng nước ta vẫncòn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, kém tính kết nối, hiện đang là

điểm nghẽn của quá trình phát triển”.( Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2012)

Quảng Điền là huyện đồng bằng ven biển, đầm phá, nằm về phía Bắc tỉnh ThừaThiên Huế, huyện nằm trên hai tuyến tỉnh lộ quan trọng là tỉnh lộ 11A và tỉnh lộ 4, cócác tuyến đường ngang liên thông với quốc lộ 1A và các vùng lân cận; nằm không quá

xa quần thể di tích cố đô Huế, có điều kiện thuận lợi để phát triển thành vùng kinh tếven đô, kế tiếp sự phát triển lan toả của đô thị Huế Xây dựng Quảng Điền thànhHuyện nông thôn mới, phát triển toàn diện kinh tế, xã hội gắn với phát triển bền vữngtạo chuyển biến căn bản về chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế làmục tiêu phát triển của huyện Để thực hiện mục tiêu đó, nhiệm vụ quan trọng Huyệnđặt ra là tranh thủ các nguồn lực, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếutheo hướng đồng bộ và từng bước hiện đại Trong những năm qua, nhiều công trìnhquan trọng được hoàn thành và đưa vào sử dụng như trụ sở UBND các xã, các côngtrình nhà văn hóa, các trung tâm chợ, kiên cố hóa trường học, trạm y tế, kênh mươngthủy lợi, .làm mới, nâng cấp nhiều tuyến giao thông góp phần thúc đẩy phát triểnkinh tế xã hội ở địa phương

Mặc dù có những kết quả khả quan, tuy vậy cơ sở hạ tầng vẫn còn những hạnchế, thiếu đồng bộ, chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng Trong công tác huy động,quản lý vốn còn nhiều bất cập, nguồn lực đầu tư vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhànước, chưa có cơ chế, chính sách thích hợp để huy động tiềm năng và nguồn lực bênngoài, chưa tạo được sự ủng hộ mạnh mẽ và chia sẻ trách nhiệm của toàn dân, phân bổnguồn lực dàn trải, chi phí đầu tư còn cao, hiệu quả thấp, thiếu chế tài, kiểm tra, giámsát xử lý vi phạm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

Xuất phát từ lý do đó tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác huy động

và quản lí vốn phát triển cơ sở hạ tầng ở huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về huy động và quản lí vốn phát triển cơ sở hạtầng,

- Đánh giá công tác huy động và quản lí vốn phát triển cơ sở hạ tầng ở huyệnQuảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế,

- Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động và quản lí vốnphát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế

3 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: số liệu về công tác huy động và quản lí vốn phát triển cơ sở

hạ tầng cuả huyện Quảng Điền giai đoạn 2010 – 2014 qua các báo cáo tổng hợp kinh

tế - xã hội từ 2010 – 2014, bảng thu chi ngân sách huyện, báo cáo tình hình thực hiệnđầu tư, báo cáo tổng kết xây dựng nông thôn mới…

- Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng phương pháp điều tra hộ gia đình quaphương thức điều tra với cách thức chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo tỉ lệ, dùngbảng hỏi điều tra hộ gia đình về việc huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng

Bảng 1: Cơ cấu mẫu điều tra ở huyện Quảng Điền

Địa bàn Tổng số hộ

Số mẫu điều tra SL

(Hộ)

CC (%)

SL (Hộ)

CC (%)

Quảng Ngạn 1.665 25,35 15 25,35Quảng Phước 1.998 30,42 18 30,42Quảng Phú 2.906 44,24 27 44,24

Tổng số 6.569 100,00 60 100,00

( Nguồn: Phòng lao động thương binh và xã hội)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

Biểu đồ 1: Bản đồ hành chính huyện Quảng Điền

Do thời gian có hạn nên số lượng mẫu điều tra chỉ là 60 Dựa vào tình hình pháttriển của các xã nên tôi chọn địa bàn điều tra là 3 xã Quảng Phú, Quảng Ngạn, QuảngPhước Quảng Phú là xã đồng bằng, có 3 HTX gồm 2 HTX nông nghiệp và 01 HTXTTCN mây tre đan, trên địa bàn xã có 13 công ty và DNTN, năm 2014 xã vừa đượccông nhận đạt chuẩn nông thôn mới, có cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ Xã QuảngPhước nằm về phía Đông Nam của huyện Quảng Điền Năm 1997 thực hiện Nghị định22/NĐ-CP của Thủ tướng Chính Phủ về phân định địa giới hành chính xã QuảngPhước và thành lập Thị Trấn Sịa nên cơ sở hạ tầng đếu phải xây dựng mới,chưa ngangtầm với đà phát triển chung của huyện Tuy nhiên trong những năm trở lại đây với sựquan tâm của Đảng và Nhà nước, xã Quảng Phước ngày càng phát triển và có cơ sở hạtầng đồng bộ Xã Quảng Ngạn là xã ven đầm phá, so với các xã trên địa bàn huyện thìphát triển kinh tế ở Quảng Ngạn còn thấp, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn

* Phương pháp xử lí và phân tích số liệu

- Phương pháp xử lí số liệu: xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft OfficeExcel đối với các số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp được xử lí bằng phần mềm SPSS 16.0

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

- Phương pháp phân tích số liệu:

+ Phương pháp thống kê mô tả

+ Phương pháp so sánh

+ Phương pháp chỉ số bình quân

+ Phương pháp ANOVA

H0: Không có sự khác biệt về biến phân tích

H1: Có sự khác biệt về biến phân tích

Sig1< =0,05: chấp nhận giả thiết H1: có sự khác biệt về biến phân tích

Sig1 > 0,05, Sig2 > 0,05: chấp nhận giả thiết H0: không có sự khác biệt về biếnphân tích

Sig1 > 0,05, Sig2 <= 0,05: chấp nhận giả thiết H1: có sự khác biệt về biến phântích

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Công tác huy động và quản lí vốn phát triển cơ sở hạtầng ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

* Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: huyện Quảng Điền

- Thời gian: Giai đoạn 2010 – 2014 đối với các số liệu thứ cấp, năm 2015 đốivới các số liệu sơ cấp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÍ VỐN PHÁT

TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG 1.1 Cơ sở lí luận về huy động và quản lí vốn phát triển cơ sở hạ tầng

1.1.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

1.1.1.1 Khái niệm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Đầu tư phát triển CSHT trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tưphát triển Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng CSHTnhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trong nềnkinh tế Do vậy đầu tư phát triển CSHT trong nền kinh tế quốc dân được thông quanhiều hình thức: Xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa hay khôi phục CSHTcho nền kinh tế

1.1.1.2 Đặc điểm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

- Đầu tư CSHT đòi hỏi vốn lớn, ứ đọng trong thời gian dài

Các công trình CSHT khi xây dựng thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng thờigian thu hồi vốn lâu, thường việc thu hồi vốn phải thực hiện gián tiếp thông qua cácngành kinh tế khác

- Có giá trị sử dụng lâu dài

Các công trình CSHT sau khi được xây dựng có thời gian tồn tại lâu dài trênlãnh thổ, phục vụ lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt

- Cố định

Các thành quả của hoạt động đầu tư CSHT là các công trình xây dựng sẽ hoạtđộng ở ngay nơi mà nơi mà nó được tạo dựng cho nên các điều kiện về địa lí, địa hình

có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư, cũng như việc phát huy kết quả đầu

tư Vì vậy cần được bố trí hợp lí địa điểm xây dựng đảm bảo các yêu cầu về an ninhquốc phòng, phải phù hợp với kế hoạch quy hoạch bố trí tại nơi có điều kiện thuận lợi,

để khai thác lợi thế so sánh của vùng, quốc gia, đồng thời phải đảm bảo được sự pháttriển cân đối của vùng lãnh thổ

- Mang tính chất đồng bộ cao

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư CSHT thì phải tính đến sự phối hợpgiữa các công trình CSHT về thời gian xây dựng, công suất thiết kế và thời gian sửdụng nhằm làm tăng giá trị đột biến, thúc đẩy phát triển của vùng lãnh thổ Ví dụ taxây con đường thì giá trị đất ven con đường tăng lên, hình thành khu công nghiệp, khu

đô thị mới, khu dân cư mới

1.1.1.3 Nội dung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Đầu tư phát triển CSHT bao gồm:

 Đầu tư CSHT kinh tế

Là đầu tư phát triển hệ thống các công trình vật chất kĩ thuật phục vụ cho sựphát triển của các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân bao gồm:

- Hệ thống các công trình giao thông vận tải

- Hệ thống các công trình cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên nhiên liệu phục vụsản xuất

- Mạng lưới chuyển tải và phân phối năng lượng điện, hệ thống các thiết bị,công trình và phương tiện thông tin liên lạc

- Hệ thống thủy lợi, thủy nông phục vụ tưới tiêu và cung cấp nước, phục vụ sảnxuất nông, lâm, ngư nghiệp

 Đầu tư CSHT xã hội

Là đầu tư phát triển hệ thống công trình vật chất, đảm bảo cho việc nâng caotrình độ dân trí, văn hóa tinh thần của dân cư, đồng thời cũng là điều kiện chung choquá trình tái sản xuất sức lao động và nâng cao trình độ lao động của xã hội, hệ thốngnày bao gồm:

- Các cơ sở, thiết bị và công trình phục vụ cho giáo dục, nghiên cứu khoa học,ứng dụng và triển khai công nghệ

- Các cơ sở y tế, bảo vệ sức khỏe, bảo hiểm xã hội, nghỉ ngơi, tham quan dulịch, các công trình phục vụ cho các hoạt động văn hóa xã hội, văn nghệ, thể dục thểthao…

 Đầu tư CSHT môi trường

Là đầu tư phát triển hệ thống vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn

và cải tạo môi trường sinh thái của đất nước và môi trường sống của con người:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

- Các công trình phòng chống thiên tại.

- Các công trình bảo vệ đất đai, rừng, biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Hệ thống cung cấp, xử lí và tiêu thải nước sinh hoạt

- Hệ thống xử lí chất thải công nghiệp

1.1.1.4 Vai trò đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Vai trò đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đượcthể hiện qua:

- Quyết định định sự tăng trưởng và phát triển nhanh của nền kinh tế nói chungcũng như các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ

CSHT cung cấp các dịch vụ cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các yếu tố đầuvào, đầu ra đảm bảo cho quy trình sản xuất và tái sản xuất của đất nước được tiến hànhmột cách thường xuyên liên tục với quy mô ngày càng mở rộng Vì thế đầu tư choCSHT sẽ là điều kiện hết sức căn bản để cho các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụcủa đất nước nhanh chóng đi vào hiện đại hóa, trên cơ sở đó làm tăng nhanh và liêntục năng suất lao động của từng ngành cũng như năng suất lao động của toàn xã hội,giúp cho nền kinh tế nước ta sớm hòa nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực

và trên thế giới

- Tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong nước

Những vùng có nhiều đô thị lớn, có CSHT tốt thì phát triển nhanh, còn nhữngvùng núi cao, vùng sâu, CSHT lạc hậu, chậm phát triển làm mất cân đối cơ cấu nềnkinh tế của cả nước Một hệ thống CSHT đồng bộ, hiện đại sẽ tạo điều kiện cho cácvùng này khai thác được tối đa tiềm năng và thế mạnh của mình, từ đó tạo ra sự pháttriển đồng đều giữa các vùng đó Khi hệ thống CSHT phát triển cũng tạo điều kiệnthuận lợi cho quá trình sản xuất, cho việc giao lưu hàng hóa đi lại giữa các vùng

- Tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài

Trong thời đại ngày nay, bất kì nước nào bước vào việc thực hiện công nghiệphóa, hiện đại hóa cũng cần có vốn đầu tư Tình trạng thiếu vốn diễn ra khá phổ biến,nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam Vì vậy, việc thu hút vốn đầu tưnước ngoài là hết sức cần thiết đối với nước ta, để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

hóa đất nước nhằm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa nước ta với nướckhác Và cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại là một trong các điều kiện cơ bản để thu hútvốn đầu tư nước ngoài.Cơ sở hạ tầng đô thị cũng tạo môi trường để thu hút các nguồnvốn đầu tư trong nước cho đầu tư phát triển

- Tạo điều kiện để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân

CSHT phát triển cho phép chúng ta tạo ra được nhiều cơ sở sản xuất vật chấtmới, tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các khu vực góp phần giảiquyết công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời phân bổ nguồn lao động hợp lý.Hơn nữa, sự xuất hiện của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ mới với công nghệ

kỹ thuật cao nên sẽ hoạt động hiệu quả hơn mang lại nhiều lợi nhuận hơn, mang lại thunhập cao cho người lao động

1.1.2 Công tác huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng

1.1.2.1 Khái niệm vốn đầu tư

Vốn đầu tư là phần tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh –dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác đươc đưa vào sửdụng trong quá trính tái sản xuất xã hội, nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lựclớn hơn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt cho mỗi giađình

Vốn đầu tư gồm 4 dạng sau:

- Các dạng đặc biệt khác ( vàng bạc, đá quý, cổ phiếu)

1.1.2.2 Khái niệm huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng

Huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng là sự tập trung các khoản tiền nhàn rỗitrong nhân dân và trong nền kinh tế phục vụ cho mục tiêu cải tạo, duy tu, bảo dưỡng

và xây dựng mới các công trình cơ sở hạ tầng

1.1.2.3 Mục đích huy động vốn phát triển cở hạ tầng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

Mục đích huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tập trung mọi nguồn lực

để đầu tư đầu tư giải quyết cơ bản những tắc nghẽn, quá tải, bức xúc và từng bướchình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ với một số côngtrình hiện đại, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững, tăng cường hội nhập quốc

tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới, thu hẹpkhoảng cách vùng miền và nâng cao đời sống của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, anninh và giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia

1.1.2.4 Các nguồn huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng

 Nguồn vốn trong nước

- Nguồn vốn của nhà nước: nguồn vốn của nhà nước chủ yếu là phần thặng dưgiữa thu và chi của nhà nước và khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp quốcdoanh Bao gồm vốn ngân sách nhà nước,vốn tín dụng nhà nước, vốn đầu tư của cácdoanh nghiệp nhà nước

- Nguồn vốn từ tư nhân: nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệmcủa dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp, hợp tác xã

 Vốn đầu tư từ các hộ gia đình: Vốn đầu tư từ các hộ gia đình chính là phầnthu nhập không bị tiêu dung và được tiết kiệm để đầu tư, cộng với tiền tích lũy từ cáchoạt động kinh doanh không phải của công ti

 Nguồn vốn đầu tư doanh nghiệp tư nhân được lấy từ vốn sở hữu và tiền tiếtkiệm, vốn đi vay

- Thị trường vốn: thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như làmột trung tâm để thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân, thu hút mọ nguồnvốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính hay của chính phủ trungương và chính quyền địa phương để tạo một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế

 Nguồn vốn nước ngoài

- Nguồn vốn ODA: ODA là nguồn vốn phát triển chính thức do các tổ chứcquốc tế và Chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu là trợ giúp cho các nước đangphát triển

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thứcđầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đã góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

xuất và dịch vụ để có thể trực tiếp quản lí hoặc tham gia quản lí quá trình sử dụng vàthu hồi vốn bỏ ra.

1.1.3 Quản lí vốn phát triển cơ sở hạ tầng

1.1.3.1 Mục đích quản lí

Việc thực hiện tốt công tác quản lí vốn phát triển CSHT nhằm mục đích đảmbảo hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đối với việc xâydựng và phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội, nâng caochất lượng công trình, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường

1.1.3.2 Nguyên tắc quản lí

Việc quản lí vốn phát triển CSHT phải tuân thủ theo nguyên tắc:

- Công tác lập kế hoạch vốn đầu tư phải được chú trọng đảm bảo tính khoa học,đồng bộ, kịp thời, linh hoạt Phải dựa trên những căn cứ khoa học về chiến lược, địnhhướng phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược đầu tư chung, đảm bảo đồng bộ giữa cácnội dung đầu tư, giữa mục tiêu và biện pháp, tạo ra cơ cấu đầu tư hợp lí

- Trước khi phân bổ vốn cần rà soát lại các dự án chuyển tiếp và xử lí theohướng: cắt giảm hoặc rút bỏ các công trình không phù hợp với quy hoạch phát triểnđược duyệt, các công trình không sát với yêu cầu thiết thực của ngành, địa phương,các dự án không đạt hiệu quả, yêu cầu kĩ thuật

- Chưa bố trí vốn cho các dự án, chương trình chưa đủ thủ tục về đầu tư xâydựng theo quy định, không có khả năng cân đối vốn theo tiến độ được duyệt

- Bố trí vốn đầu tư tập trung, có trọng điểm, phù hợp với khả năng cân đối vốntrong năm và những năm tiếp theo

- Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lí và sử dụng vốn đầu tư Cơ cấuđầu tư, dự án quan trọng phải được UBND, HĐND thảo luận, quyết định

1.1.3.3 Nội dung quản lí

- Cơ quan tài chính có trách nhiệm bố trí nguồn để thực hiện kịp thời các khoảnchi theo dự toán đã được duyệt theo quy định, kiểm tra việc thực hiện theo chỉ tiêu.Công tác quản lí vốn của các cơ quan tài chính phải đảm bảo tập trung và đáp ứngnguồn vốn kịp thời theo tiến độ thực hiện kế hoạch của các dự án

- Thực hiện theo dõi, kiểm toán, thực hiện tạm ứng thanh toán, hạch toán kếĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

toán và quyết toán vốn theo từng chủ đầu tư, dự án, từng loại vốn, từng cấp ngân sách,theo đúng niên độ.

- Tạo môi trường pháp lí cho việc quản lí về quy hoạch, thiết kế, thẩm định các

+ Theo nguồn huy động vốn

Ki: Tỷ trọng vốn huy động của nguồn i

Ii: Là lượng vốn huy động của nguồn i

Chỉ tiêu này cho thấy vai trò của các thành phần tham gia đóng góp nguồn vốn+ Theo ngành kinh tế

Ki: Tỷ trọng vốn huy động của ngành kinh tế i

Ii: Là lượng vốn huy động của ngành kinh tế i

Chỉ tiêu này cho thấy tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư đối với từng ngànhtrong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Theo dự án

Ki: Tỷ trọng vốn huy động của dự án i

Ii: Là lượng vốn huy động cho dự án i

Mỗi dự án đầu tư cần khối lượng vốn huy động khác nhau tùy thuộc vào quy

mô và tầm quan trọng của từng dự án

 Quản lí vốn

Quản lý vốn phát triển cơ sở hạ tầng là tổng thể các biện pháp, công cụ, cáchthức mà nhà nước tác động vào quá trình huy động, cấp phát và sử dụng vốn để đạt cácmục tiêu KT - XH đề ra Đối tượng được quản lí chính là vốn phát triển cơ sở hạ tầng

và chủ thể quản lí vốn là các cơ quan chức năng được phân cấp quản lí vốn phát triển

cơ sở hạ tầng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

Cơ cấu nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng phân theo cấp quản lí

KQLi= IQLi/ Q * 100 (%)

KQLi: Tỉ trọng vốn phát triển cơ sở hạ tầng phân theo cấp quản lí i

IQL: Là khối lượng vốn phát triển cơ sở hạ tầng của từng cấp quản lí i

Q: Tổng khối lượng vốn phát triển cơ sở hạ tầng

Chỉ tiêu này mức độ tham gia quản lí nguồn vốn của các cấp và thể hiện đượcquy mô của các công trình cơ sở hạ tầng

1.3 Cơ sở thực tiễn về huy động và quản lí vốn phát triển cơ sở hạ tầng

1.3.1 Kinh nghiệm về huy động và quản lí vốn phát triển cơ sở hạ tầng

1.3.1.1 Kinh nghiêm huy động và quản lí vốn phát triển cơ sở hạ tầng ở một số nước trên thế giới

Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng luôn là yêu cầu thiết yếu đốivới mỗi nước Tuy nhiên, với sự tham gia đa dạng của các thành phần kinh tế, mỗi

nước lại có phương pháp kêu gọi, thu hút nguồn vốn riêng cho phát triển cơ sở hạ tầng.

Khảo sát cho thấy, hiện nay trên thế giới có 3 nguồn vốn chủ yếu được huy động đểđầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu phát triển: Đầu tư công từ nguồn ngânsách nhà nước (NSNN); Vốn huy động trong nước qua hệ thống ngân hàng, các doanhnghiệp (DN), phát hành trái phiếu…; Vốn huy động nước ngoài (các khoản vay quốc

tế, phát hành trái phiếu quốc tế, đầu tư trực tiếp của nước ngoài…)( ThS.Lê Thị Hòa,2015) Cụ thể như:

Tại các quốc gia đang phát triển châu Á: Do quy mô NSNN nhỏ và phải chitiêu, đầu tư cho nhiều lĩnh vực khác, cho nên phần lớn nguồn vốn đầu tư phát triển kếtcấu hạ tầng được huy động từ nước ngoài (chủ yếu là vốn vay ODA) và các nhà đầu tư

tư nhân trong và ngoài nước Nhà nước chỉ đóng vai trò ban hành các cơ chế, chínhsách để duy trì môi trường đầu tư thuận lợi, tạo điều kiện và khuyến khích nhiều thànhphần trong xã hội tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là thành phần kinh tế

tư nhân

Tại một số nước như Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan cũng xác địnhNSNN không phải là nguồn cung cấp vốn chính cho phát triển kết cấu hạ tầng Cácnước này đã chủ động kêu gọi sự tham gia của thành phần tư nhân và nhà đầu tư nước

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

ngoài Trong hầu hết các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, vai trò của chính quyền hầunhư chỉ là duy trì một môi trường đầu tư ổn định với hệ thống luật pháp thống nhất vàmức thuế thấp Các DN tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài được khuyến khích khai tháctối đa các cơ hội kinh doanh Hình thức hợp tác công – tư (PPP) cũng được áp dụngvới nhiều công cụ hỗ trợ đa dạng như: Trợ giá xây dựng, bảo lãnh tín dụng, bảo lãnhdoanh thu tối thiểu, trợ giá vận hành, thời hạn chuyển giao dài

Tại Ấn Độ: Xác định vốn từ NSNN là không thể đủ cho đầu tư phát triển cơ sở

hạ tầng nên Ấn Độ cũng đã xây dựng hệ thống chính sách và môi trường thuận lợi chocác dự án đầu tư theo hình thức PPP; khuyến khích thành phần tư nhân tham gia mạnh

mẽ vào các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông Không chỉ vậy, Ấn Độ còn thànhlập Công ty Tài chính phát triển kết cấu hạ tầng (IIFC) nhằm huy động tài chính từnhiều nguồn khác nhau, sau đó cung cấp vốn cho các dự án một cách trực tiếp hoặcthông qua các ngân hàng và tổ chức tín dụng

Tại Cộng hòa Séc: Nước này đã thành công với Công ty Tài chính kết cấu hạtầng địa phương (MUFIS) Trong đó, chính quyền địa phương tự xây dựng dự án, ngânhàng thương mại tiến hành đánh giá và chấp nhận tất cả các rủi ro tín dụng cho khoảnvay của họ MUFIS đã kích thích được sự cạnh tranh giữa các tổ chức cho vay thươngmại đối với chính quyền địa phương và mở rộng sự tiếp cận tài chính cho chính quyềnđịa phương

Tại Nhật Bản: Sự tham gia của tư nhân vào xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ đãgiúp Nhật Bản có một hệ thống giao thông đường bộ với chất lượng cao Quỹ Pháttriển hệ thống đường bộ cao tốc được sử dụng từ nguồn thuế, phí đường bộ; điều tiếtlãi từ những đoạn đường có khả năng hoàn vốn đầu tư để bao cấp cho những đoạnđường sẽ đầu tư nhằm hoàn thiện hệ thống, tạo hiệu quả kinh tế xã hội cao

Tại Mỹ: Chính phủ đã cho phép khu vực tư nhân tham gia quy hoạch, cung cấpcác dịch vụ công cộng cho ngành Giao thông và loại bỏ các rào cản để thành phần tưnhân tham gia vào lĩnh vực này ngày càng nhiều hơn Thành lập Quỹ Phát triển giaothông để huy động vốn Tiền của Quỹ sẽ được dành chủ yếu cho những dự án do cácBang độc lập triển khai thực hiện Đối với những dự án đặc thù, Chính phủ liên bangchịu 80% chi phí và các bang chịu phần còn lại

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

Tại Pháp: Luật pháp nước này công nhận việc cổ phần hóa và áp dụng các trạmthu phí đường bộ nhưng Nhà nước vẫn duy trì một hệ thống kiểm soát quan trọng trêntoàn bộ các tuyến đường nhượng quyền Cách làm trên đã góp phần giải quyết nhữngkhó khăn về ngân sách, đáp ứng đòi hỏi về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông củanước này…

1.3.1.2 Kinh nghiệm huy động và quản lí vốn phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam

Sau 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới, hệ thống kết cấu hạ tầng ở Việt Nam

có nhiều thay đổi rõ rệt nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển Nghị quyết

số 13_NQ/TW Hội nghị Trung ương 4 khóa XI cũng chỉ rõ: hệ thống kết cấu hạ tầng ởnước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu thiếu đồng bộ, kém tính kết nối, hiệnđang là điểm nghẽn của quá trình phát triển”

Việt nam được xem là một trong những quốc gia thành công trong đầu tư phát triểnkết cấu hạ tầng xét trên khía cạnh huy động đầu tư vốn Nhu cầu vốn phục vụ pháttriển kết cấu hạ tầng tại Việt Nam rất lớn và sẽ ngày càng tăng lên trong một thời giannữa mới bước sang giai đoạn hoàn thiện và giảm dần Nếu như giai đoạn những năm

1990 và 2000, tổng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của Việt Nam luôn chiếmkhoảng 9-10% GDP, thì trong giai đoạn tiếp theo, Việt Nam sẽ phải nâng mức đầu tưphát triển kết cấu hạ tầng lên khoảng 11-12% GDP Đây là mức đầu tư phù hợp với tốc

độ phát triển khoảng 7-8%/năm của Việt Nam

Tại buổi Đối thoại cấp cao lần thứ nhất giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngânhàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) về thúc đẩy các dự án PPP tại Việt Nam, Bộtrưởng Bùi Quang Vinh cho biết từ nay đến năm 2020, mỗi năm Việt Nam cần từ 16-

17 tỷ USD cho phát triển kết cấu hạ tầng, trong khi khả năng đáp ứng theo cách truyềnthống từ ngân sách chỉ khoảng 50-60% Trước bối cảnh nguồn vốn NSNN cho đầu tư

eo hẹp, kinh tế khó khăn trong khi cơ hội tiếp cận với các khoản vay ưu đãi từ các nhàtài trợ ngày càng giảm (do Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình), từkinh nghiệm huy động vốn thành công của quốc tế, các chuyên gia của Ngân hàng Thếgiới đưa ra gợi ý: Không có một giải pháp nào tồn tại đơn lẻ, Việt Nam cần phải thựchiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Cải cách khu vực ngân hàng, phát triển thị trường

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

vốn trong nước, thu hút đầu tư theo mô hình PPP và nguồn tài chính từ đất đai, quỹ tàichính hạ tầng đô thị Cụ thể:

Thứ nhất, tháo gỡ những rào cản để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn tư nhân nướcngoài thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, chính sách rõ ràng hấp dẫn và quỹ đấtsạch… Việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài thời gian qua còn hạnchế, chưa đạt hiệu quả cao là vì: Các quy định về đầu tư tư nhân trong lĩnh vực kết cấu

hạ tầng chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng; thiếu minh bạch trong lựa chọn dự án và nhà đầutư; thiếu sự cam kết và hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước và các cơ quan chức năng trongquá trình triển khai…

Thứ hai, quy hoạch phải đi trước một bước, làm cơ sở cho việc hoạch định kếhoạch đầu tư phát triển Như vậy, mới có thể thu hút được các nguồn vốn đầu tư củaNhà nước đúng nơi, đúng chỗ, phân bổ phù hợp và phát huy hiệu quả cao nhất

Thứ ba, bên cạnh mở rộng các kênh đầu tư, phải có các cơ chế chính sách độtphá và cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến đầu tư Đặcbiệt, cần xây dựng một chiến lược và có cơ chế hiệu quả để xã hội hóa và huy động tối

đa nguồn vốn tư nhân vào tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Tìm kiếm các môhình PPP hợp lý đang là giải pháp hữu hiệu nhất để thu hút mạnh nguồn vốn từ xã hộinhư: Mở rộng lĩnh vực và danh mục dự án đầu tư PPP, khắc phục vướng mắc về chiphí chuẩn bị đầu tư đối với các dự án PPP từ vốn ngân sách, có cơ chế ưu đãi đầu tư

Thứ tư, cần chuyển vai trò từ tham gia đầu tư trực tiếp sang duy trì một môitrường đầu tư hấp dẫn, ổn định với hệ thống luật pháp đầy đủ điều chỉnh các quan hệđầu tư theo các hình thức PPP, BT, BOT Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cáchhành chính, rà soát loại bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, đơn giản hóathủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính Đồng thời, thúc đẩy xây dựng chínhquyền điện tử, trung tâm dịch vụ hành chính công tạo môi trường đầu tư thôngthoáng, minh bạch và ổn định.

Kinh nghiệm huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố Hồ Chí Minh

Sau hơn 30 năm đổi mới thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tựuĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

trong công tác phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật, trong đó tuyến đường nối tây thànhphố và đông thành phố là một thành tựu đáng ghi nhận Đại lộ Đông Tây dài gần 22

km nối từ quốc lộ 1A đến xa lộ Hà Nội, đi qua tám quận huyện là quận 1,2,4,5,6,8,Bình Tân và Bình Chánh, có tổng vốn đầu tư 9864 tỉ đồng, trong đó 6394 tỉ đồng từvốn vay ODA của ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, còn lại là nguồn vốn củathành phố

Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư của thành phố có thể thấy một số nét cơ bảnsau mà chúng ta có thể học hỏi

-Từng bước hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư xây dựng phù hợp với từng giaiđoạn phát triển của thành phố, giảm bớt các thủ tục phiền hà trong đăng kí đầu tư

- Đối với các dự án có nguồn vốn đầu tư nước ngoài luôn đảm bảo đáp ứng đủvốn đối ứng tránh tình trạng treo dự án vì không đủ vốn đối ứng.Ví dụ cụ thể là dự án

“ Đại lộ Đông Tây ” Thông thường với mỗi dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩthuật có vốn ODA thì yêu cầu vốn đối ứng phải đạt từ 10% tổng số vốn đầu tư trở lên,nhưng với dự án này thành phố Hồ Chí Minh đã huy động được 3470 tỉ đồng vốn đốiứng đạt 35% tổng vốn đầu tư

- Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng đã giảiphóng xong cho nhà đầu tư

- Có nhiều biện pháp khuyến khích các tổ chức công ty tư nhân tham gia vàophát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật như: đổi đất lấy hạ tầng, phát hành trái phiếu côngtrình…

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VÀ QUẢN

LÍ VỐN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG HUYỆN QUẢNG ĐIỀN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Quảng Điền 2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lí

Huyện Quảng Điền được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 16o31’00” đến

16o39’20”vĩ độ Bắc và 107o24’40” đến 107o34’50” kinh độ Đông

Ranh giới hành chính của huyện được xác định:

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp biển Đông;

- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Phong Điền;

- Phía Đông và Nam giáp huyện Hương Trà

Quảng Điền nằm trên hai tuyến tỉnh lộ quan trọng là tỉnh lộ 11A và tỉnh lộ 4, cócác tuyến đường ngang liên thông với quốc lộ 1A và các vùng lân cận; nằm không quá

xa quần thể di tích cố đô Huế, có điều kiện thuận lợi để phát triển thành vùng kinh tếven đô, kế tiếp sự phát triển lan toả của đô thị Huế

Quảng Điền nằm ở hạ lưu sông Bồ, có đất đai màu mỡ, là vùng trọng điểm lúacủa tỉnh Với bờ biển dài 11 km và vùng đầm phá rộng lớn với diện tích 3.490 ha,Quảng Điền có tiềm năng về đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản

Nằm ở ven biển, đầm phá, trên địa bàn có nhiều cảnh quan sinh thái đẹp và các di tíchlịch sử văn hóa, cách mạng, các lễ hội và làng nghề truyền thống, Quảng Điền có tiềmnăng phát triển dịch vụ, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng

Trang 31

- Vùng cát nội đồng: có diện tích tự nhiên là 5.092 ha, chiếm khoảng 31% diệntích toàn huyện

- Vùng ven biển - đầm phá: gồm hai xã ven biển Quảng Công và Quảng Ngạn vớitổng diện tích tự nhiên 2.362 ha chiếm 14% diện tích toàn huyện, là dãi cồn cát phânchia giữa phá Tam Giang và biển Đông, đặc trưng địa hình cồn cát ven biển Bắc miềnTrung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng

* Thổ nhưỡng:

Đất đai Quảng Điền không đa dạng, được hình thành chủ yếu 3 nhóm chínhgồm: đất cát, đất biến đổi do trồng lúa và đất được bồi hàng năm Nhóm đất phù sa códiện tích 1.787,7 ha, chiếm 11,0% diện tích tự nhiên Nhóm đất biến đổi do trồng lúa:diện tích 3.652,3 ha, chiếm 22,4 % diện tích tự nhiên Nhóm đất cát có diện tích 6.054,7

ha, chiếm 37,2% diện tích tự nhiên

Ngoài đất đai chia theo nguồn gốc phát sinh, trên địa huyện Quảng Điền còn có3.421,15 ha mặt nước đầm phá và ao hồ, sông suối

2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết

Huyện Quảng Điền nói riêng và tỉnh Thừa Thiên-Huế nói chung nằm trong khuvực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miềnNam nước ta

- Nhiệt độ trung bình năm là 25,2oC, thường dao động trong khoảng 17,4oC đến34,6oC Nhiệt độ lúc cao nhất 39,9oC và lúc thấp nhất là 8,8oC

- Tổng tích ôn hàng năm 9000 - 9200oC

- Số giờ nắng trung bình 5 - 6 giờ/1 ngày

Lượng mưa bình quân năm 2560 mm, dao động trong khoảng 2677 mm

-3005 mm Số ngày mưa trung bình trong năm 180 ngày

- Độ ẩm bình quân 84%, dao động trong khoảng 60,3% - 96,7%

- Khí hậu chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa kéo dài từ tháng 9đến tháng giêng năm sau, các tháng 9, 10, 11 thường hay có bão và áp thấp nhiệt đới.Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Nam nên không khí khônóng, oi bức

2.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

* Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê, kiểm kế đất đến ngày 01/01/2012 của Phòng Tài nguyên

và Môi trường, diện tích tự nhiên toàn huyện có 16.294,75 ha, trong đó được chia theo

3 loại đất chủ yếu là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng Đấtnông nghiệp có diện tích có 8.149,33 ha, chiếm 50,01% tổng diện tích tự nhiên toànhuyện Đất phi nông nghiệp có diện tích có 7.691,45 ha, chiếm 47,20% tổng diện tích

tự nhiên Toàn huyện còn 453,97 ha đất bằng chưa sử dụng, chủ yếu phân bố ở vùngcát nội đồng và vùng ven biển, đầm phá

*Tài nguyên biển và đầm phá

Quảng Điền có bờ biển dài 11 km, có một số bãi tắm có thể khai thác, phát triển

du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng Vùng biển ven bờ chủ yếu là bãi ngang, trữ lượng khaithác hải sản không cao; vùng biển ngoài khơi có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế,nếu được đầu tư đánh bắt xa bờ sẽ đem lại sản lượng hải sản cao

Quảng Điền có vùng đầm phá Tam Giang khá rộng lớn cùng hệ thống sôngngòi có diện tích 3.421,15 ha Đặc biệt đầm phá Tam Giang với diện tích mặt nước2.357 ha có tiềm năng to lớn về khả năng đánh bắt và nuôi trồng nhiều loại thủy sản cógiá trị như tôm sú, cua, thủy đặc sản v.v

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Chủ yếu được cung cấp từ 2 sông chính là sông Ô Lâu, sông

Bồ và các sông nhánh, các ao, hồ, các trằm, bàu phân bố khá dày đặc, đảm bảo đủ lượngnước phục vụ tốt cho sinh hoạt và sản xuất Ngoài ra, nước mưa cũng là nguồn bổ sungnước mặt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện

- Nguồn nước ngầm: Quảng Điền được đánh giá là nơi có nguồn nước phong phú,

chất lượng đảm bảo, nhất là trên địa bàn các xã vùng cát nội đồng Các xã còn lại chấtlượng nước nguồn nước ngầm kém hơn, phần lớn bị chua, phèn, nhiễm mặn; một số nơinước ngầm bị ô nhiễm do các chất thải từ các khu dân cư, từ chăn nuôi và các chất hoáhọc sử dụng trong nông nghiệp nên không thể cung cấp lâu dài cho sinh hoạt của dân cư

Trang 33

bố ở các xã Quảng Thái, Quảng Lợi, một phần của Quảng Vinh, Quảng Công, QuảngNgạn Tuy diện tích không lớn nhưng rừng phân bố ở những vị trí xung yếu nên có ýnghĩa rất quan trọng trong việc phòng hộ chống cát bay, cát lấp, bảo vệ bờ biển, đầm phá.

*Tài nguyên du lịch

Quảng Điền là huyện ven biển và đầm phá, nằm gần kề thành phố Huế, có nhiềucảnh quan đẹp, có các di tích lịch sử-văn hóa giá trị, có các làng nghề truyền thống v.v lànhững tiềm năng đa dạng có thể khai thác phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tếquan trọng

Quảng Điền có bờ biển dài 11 km với những bãi tắm đẹp như Tân Mỹ, các làngchài truyền thống Vùng ven phá Tam Giang có nhiều cảnh quan đẹp, có mặt nướcrộng lớn; bên cạnh đó là vùng cửa sông với các vườn chim, khu bảo tồn sinh thái ngậpmặn, vùng cát nội đồng v.v

Trên địa bàn huyện còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử-văn hóa được xếphạng như đình làng Thủ Lễ, đây là di tích lịch sử cấp quốc gia còn giữ được nét kiếntrúc cổ xưa rất tinh tế; có thành cổ Hoá Châu, phủ Bác Vọng, phủ Phước Yên, chùaThành Trung, chùa Thiện Khánh; có các di tích lịch sử cách mạng như nhà lưu niệmĐại tướng Nguyễn Chí Thanh, đền thờ Đặng Hữu Phổ, miếu thờ Nguyễn Hữu Dật v.v.Tiềm năng du lịch đa dạng nêu trên cho phép phát triển các loại hình du lịch hấp dẫnnhư du lịch sinh thái biển, đầm phá, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch lễ hội v.v Nếuđược đầu tư đưa vào khai thác, phát triển du lịch sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy pháttriển kinh tế-xã hội trên địa bàn

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Dân số và lao động

Năm 2013 dân số trung bình toàn huyện có 84,451 người, tỉ lệ tăng dân số tựnhiên là 0,94% Mật độ dân số chung là 518 người/km2 Dân cư phân bố không đều,nơi có mật độ dân số đông tập trung ở thụ trấn Sịa và các xã vùng đồng bằng nhưQuảng Phú, Quảng Thành, Quảng Thọ (khoảng 858-893 người/km2); nơi có mật độthấp là các xã vùng cát nội đồng như Quảng Thái, Quảng Lợi (khoảng 225-249người/km2) Trong cơ cấu dân số theo giới, tỷ lệ nam chiếm 49,2%, nữ chiếm 50,8%.Dân số đô thị chiếm gần 10%, chủ yếu tập trung ở thị trấn Sịa

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

Trên địa bàn toàn huyện số người trong độ tuổi lao động năm 2013 có 46.782người, chiếm 55.39% dân số, trong đó số người có khả năng lao động 42.942 người.Nguồn nhân lực trên địa bàn huyện tuy dồi dào, song chất lượng còn hạn chế, tỷ lệđược đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, ngành nghề chưa cao, năng suất lao động thấp; đờisống một bộ phận dân cư còn gặp khó khăn, nhất là các xã vùng cát nội đồng và vùngven biển.

2.1.2.2 Kinh tế - xã hội

Về kinh tế

Nhìn vào bảng 2 ta thấy giá trị sản xuất (GO) trên địa bàn huyện giai đoạn 2010– 2014 được nâng lên đáng kể và tăng dần qua các năm Tốc độ tăng trưởng giá trị sảnxuất bình quân trong 5 năm 2010-2014 đạt tốc độ tăng trưởng khá cao 18,1%/năm Giátrị sản xuất cao nhất vào năm 2014 với 2.029.861 triệu đồng, tăng 986647 triệu đồng(tăng 94,58%) so với năm 2010 Giá tri sản xuất được tính trên 3 lĩnh vực: Nông – lâm– thủy sản, công nghiệp-Xây dựng, dịch vụ

Sản xuất nông nghiệp liên tục được mùa, năng suất và sản lượng tăng; giá trịsản xuất bình quân hàng năm đạt 785.363 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là16,8%/ năm, giá tị sản xuất năm 2014 tăng 86,09% so với năm 2010 Quảng Điền làmột huyện xuất phát từ nông nghiệp nên nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơcấu kinh tế

Giá trị sản xuất bình quân của ngành dịch vụ đạt 486.304 triệu đồng, có tốc độtăng trưởng bình quân là 24,42%/năm, năm 2014 tăng tăng 139,65% so với năm 2010.Trong thời gian này hoạt động thương mại, dịch vụ ở trung tâm huyện lị và các tiểuvùng chuyển biến đáng kể.Một số loại hình dịch vụ từng bước phát triển đa dạng như:dịch vụ sản xuất nông nghiệp, điện - điện tử, vận tải, ăn uống giải khát…, bước đầukhai thác các loại hình du lịch sinh thái, du lịch đầm phá

Giá trị sản xuất bình quân của công nghiệp - xây dựng đạt 235.895 triệu đồng,tăng bình quân 10,6%/năm và tăng 49,66% so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng bìnhquân là Đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Bắc An Gia( giai đoạn 1) tạo điều kiện chocác cơ sở sản xuất vào hoạt động tập trung Các ngành nghề, làng nghề truyền thốngđược khôi phục, phát triển;từng bước hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, cải tiến mẫu mã,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

quảng bá Các ngành khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, chế biến lươngthực thực phảm có mức tăng trưởng khá, khả năng cạnh tranh ngày càng cao.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

Bảng 2: Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Quảng Điền giai đoạn 2010 - 2014

Ngành

TĐTTBQ (+/- %) SL

(Trđ)

CC (%)

SL (Trđ)

CC (%)

SL (Trđ)

CC (%)

SL (Trđ)

CC (%)

SL (Trđ)

CC (%) Nông-Lâm-Thủy sản 568.914 54,53 706.949 55,62 765.241 50,68 827.021 49,12 1.058.689 52,16 16,80

CN-XD 183.892 17,63 205.556 16,17 250.299 16,58 264.500 15,71 275.208 13,56 10,60

Dịch vụ 290.408 27,84 358.626 28,21 494.461 32,75 592.061 35,17 695.964 34,29 24,42

Tổng 1.043.214 100,00 1.271.131 100,00 1.510.001 100,00 1.683.582 100,00 2.029.861 100,00 18,11

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Quảng Điền)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

Về xã hội

Thường xuyên quan tâm củng cố xây dựng các địa bàn trọng yếu, phát hiện vàgiải quyết khá kịp thời các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân Tiếp tục đẩy mạnhChương trình quốc gia phòng chống tội phạm Giữ gìn trật tự giao thông, trật tự côngcộng , giúp đỡ nhân dân phòng chống và khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra Đồngthời triển khai Kế hoạch diễn tập Cụm sẵn sàng chiến đấu kết hợp với việc phòngchống bảo lụt và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trên địa bàn huyện và thành phần xã

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được đẩy mạnh và

từng bước đi vào chiều sâu Đến nay, toàn huyện đã có 62/102 làng đạt chuẩn làng vănhóa, đạt 60,8%; 60/104 cơ quan, trường học đạt chuẩn văn hóa, có trên 91,83% giađình đạt chuẩn văn hoá Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các lễ hội truyềnthống từng bước được phát huy

2.1.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Quảng Điền

Giao thông: Hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng đã được tập

trung đầu tư nâng cấp, sửa chữa thông qua nhiều chương trình, dự án bằng nguồn vốncủa Nhà nước, từ nguồn vốn đóng góp của nhân dân, của HTX và các tổ chức, cá nhântài trợ Trong những năm thực hiện chương trình nông thôn mới gần đây huyện đã đầu

tư cứng hoá được 81,7 km đường giao thông liên xã, liên thôn, liên xóm và 11,2 kmđường trục chính nội đồng, với tổng kinh phí thực hiện khoảng 149.989 triệu đồng

Thuỷ lợi: Toàn huyện có 75 công trình thủy lợi (trong đó có 54 trạm bơm, 21

hồ chứa) và 198,4km kênh mương (trong đó đã kiến cố hoá được 101,9km, đạt51,4%) Hệ thống thủy lợi cơ bản chủ động tưới tiêu cho phần lớn diện tích lúa

Trường học: Nhìn chung, cơ sở vật chất trường học ngày càng được đầu tư xây

dựng và nâng cấp Đến nay, toàn huyện có 16 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ31,37%, tăng 10 trường so với đầu năm 2011 Tổng kinh phí đầu tư thực hiện là46.815,3 triệu đồng

Cấp điện: Mạng lưới điện được xây dựng mở rộng đến các xã ven biển, đến

nay đã 100% (11/11) xã, thị trấn có điện Hệ thống điện lưới quốc gia gồm đường dây

hạ thế có chiều dài 309,49km, tỉ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên và an toàn đạt99.74%

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

Hạ tầng thông tin và truyền thông

Trên địa bàn huyện dã có 3 tổng đài thông tin liên lạc Cơ sở vật chất của ngànhviễn thông đã phát triển khá mạnh Hệ thống các trạm thu phát sóng thông tin di độngcủa các mạng di dộng được phân bố đều khắp, đảm bảo chất lượng phục vụ trong mọitình huống Mạng bưu chính phát triển nhanh, đến nay trên địa bàn huyện có 100% số

xã có điểm bưu điệnvăn hóa xã, có các điểm dịch vụ internet

2.2 Đánh giá công tác huy động và quản lí vốn phát triển cơ sở hạ tầng huyện Quảng Điền giai đọan 2010 – 2014

2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lí vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Quảng Điền

Sơ đồ 1: Mối quan hệ trong công tác quản lí vốn phát triển cở hạ

tầng

PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH

CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG

CHỦ ĐẦU TƯBAN QUẢN LÍ DỰ ÁN

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quảng Điền)

Khi có các vấn đề phát sinh về vốn, chủ đầu tư và ban quản lí dự án đến phòngTài chính kế hoạch để báo cáo và xin điều chỉnh vốn, nhờ phòng xem xét thẩm định lạicông trình Phòng tài chính kế hoạch khi đó thực hiện nhiệm vụ của mình lf xác định

và điều chỉnh lại nguồn vốn phát cho chủ đầu tư, thực hiện công tác kiểm tra côngtrình về tính khả thi Nếu công trình không đạt được hệu quả thì sẽ có 2 phương án đểgiải quyết: dừng thi công hoặc thay chủ đầu tư bằng đơn vị khác

Dựa vào chức năng nhiệm vụ của mình, ban quản lí dự án xem xét năng lực củachủ đầu tư, dơn vị thi công; tổ chức đấu tầu lựa chọn nhà đầu tư tốt nhất

Đối với chủ đầu tư là đơn vị thi công hoặc quản lí nguồn vốn cuối cùng phải cónăng lực về trình độ cũng như có năng lực về tài chính thì mới đáp ứng được yêu cầu.Thực tế hiện nay, Chủ đầu tư không có chuyên môn về đầu tư chiếm tương đối lớn,điều này diễn ra phổ biến đối với các công trình xây dựng có nguồn vốn nhà nước, xâydựng cho đơn vị của chính mình, do vậy chủ đầu tư phải thuê đơn vị thi công, khi đithuê đơn vị thi công như vậy thì cha đảm bảo được năng lực của bên thi công

2.2.2 Tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Điền

Thu, chi ngân sách là quá trình huy động và phân phối những khoản tiền vàongân sách nhà nước, là một trong các chỉ tiêu phản ánh toàn cảnh nền kinh tế - xã hội

và chính sách tài chính trong thời kì nhất định nhằm định hướng để phân bổ cho cácmục tiêu, hoạt động đã xác định

Từ năm 2010 đến năm 2014 tổng thu tăng thêm 176.028 triệu đồng tươngđương với 92,04% Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện tăng khá ổn định trong giaiđoạn 2010-2013 đến năm 2014 tổng thu lại giảm 113.172 triệu đồng tương đương23,56% so với năm 2013 Tính chung trong tổng số thu, thu bổ sung từ ngân sách cấptrên vẫn là chủ yếu, luôn chiếm trên 50% tổng thu ngân sách Tổng thu ngân sách giaiđoạn 2010 – 2014 là 1.645.819 triệu đồng thì có đến 1.328.843 triệu đồng là nguồn thu

bổ sung từ ngân sách cấp trên Số thu ngân sách nội địa vẫn chỉ chiếm tỉ trọng thứ yếutrong cơ cấu tổng thu ngân sách của huyện, chứng tỏ nguồn thu trên địa bàn hết sứchạn chế, chủ yêu dựa vào nguồn ngân sách cấp trên Trong các năm từ 2010 – 2014, sốthu nội địa là 172.994 triệu đồng chiếm 10,5% so với tổng số thu, thu trợ cấp từ ngân

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

sách cấp trên chiếm 80,74%, 8,76% là các khoản còn lại.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 08/11/2016, 22:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. ThS. Hồ Tú Linh (2012), Bài giảng Kinh tế đầu tư, Trường Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Kinh tế đầu tư
Tác giả: ThS. Hồ Tú Linh
Năm: 2012
4. Hồ Trọng Phúc (2010), Bài giảng Quy hoạch phát triển, Trường Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Quy hoạch phát triển
Tác giả: Hồ Trọng Phúc
Năm: 2010
11. UBND huyện Quảng Điền, Báo cáo tình hình kinh tế năm 2011, nhiệm vụ, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu năm 2012.12. Các webside Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình kinh tế năm 2011, nhiệm vụ,mục tiêu và các giải pháp chủ yếu năm 2012
2. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khác
5. Huyện Quảng Điền, Quy hoạch phát triển KT – XH huyện Quảng Điền đến năm 2020 Khác
6. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quảng Điền, Báo cáo tình hình thu chi ngân sách. (2010-2014) Khác
7. UBND huyện Quảng Điền, Báo cáo tình hình kinh tế năm 2010, nhiệm vụ, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu năm 2011 Khác
8. UBND huyện Quảng Điền, Báo cáo tình hình kinh tế năm 2011, nhiệm vụ, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu năm 2012 Khác
9. UBND huyện Quảng Điền, Báo cáo tình hình kinh tế năm 2012, nhiệm vụ, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu năm 2013 Khác
10. UBND huyện Quảng Điền, Báo cáo tình hình kinh tế năm 2013, nhiệm vụ, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu năm 2014 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w