1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán công nợ và phân tích tình hình khả năng thanh toán tại siêu thị co opmart huế

86 357 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

1.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nghiệp vụ kế toán phải thu khách hàng, phải trảnhà cung cấp, tình hình và khả năng thanh toán tại siêu thị Co.opMart Huế t

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển dần sang nền kinh tế thịtrường có sự quản lý điều tiết mạnh mẽ của nhà nước, trong đó các doanh nghiệp thực sự

là người chủ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tự chủ về tài chính Để thực hiệnmục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình doanh nghiệp cần có một số vốn nhấtđịnh và đòi hỏi nhà quản trị phải quản lý và sử dụng có nó làm sao cho có hiệu quả nhất.Công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình khả năng thanh toán là một trong nhữngcông cụ hữu hiệu góp phần giúp cho nhà quản trị đưa ra những quyết định, vạch ra cácchiến lược, kế hoạch kinh doanh đúng đắn và chính xác

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiệp vụ liên quan đến phải thu,phải trả rất nhiều Với áp lực về khối lượng công việc như vậy đòi hỏi các kế toán công

nợ phải theo dõi thật chặt chẽ, việc theo dõi các khoản này có vai trò rất quan trọng, đảmbảo nguồn vốn của doanh nghiệp Vì vậy, kế toán công nợ mà đặc biệt là kế toán khoảnphải thu, phải trả là một phần hành kế toán quan trọng không thể thiếu trong doanhnghiệp

Siêu thị Co.opMart Huế trong những năm qua đã luôn cố gắng mở rộng thị phần, khắcphục những khó khăn giữ vững chỗ đứng trên thị trường Siêu thị đã đáp ứng nhu cầu củangười tiêu dùng, góp phần vào việc phát triển kinh tế của đất nước Việc nâng cao hiệuquả kinh doanh luôn gắn liền với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Trong đó nâng caohiệu quả công tác quản lý công nợ là một nội dung mấu chốt Vì vậy, kế toán công nợ màđặc biệt là kế toán khoản phải thu, phải trả là một phần hành kế toán quan trọng và đangđược ban lãnh đạo của siêu thị hết sức quan tâm

Bằng kiến thức được trang bị qua những năm học, kết hợp với quá trình nghiên cứu

tìm hiểu tại siêu thị, em đã quyết định chọn đề tài: “Kế toán công nợ và phân tích tình

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Thực hiện đề tài này nhằm 4 mục tiêu:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về kế toán phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp vàkhả năng thanh toán trong doanh nghiệp

- Tìm hiểu thực trạng kế toán công nợ tại Siêu thị Co.opMart Huế

- Phân tích tình hình, khả năng thanh toán tại siêu thị Co.opMart Huế trong giai đoạnnghiên cứu

- Đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện công tác kế toán công nợ tại siêu thịCo.opMart Huế

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nghiệp vụ kế toán phải thu khách hàng, phải trảnhà cung cấp, tình hình và khả năng thanh toán tại siêu thị Co.opMart Huế thông qua cácthông tin từ hệ thống chứng từ, sổ sách của kế toán công nợ, bảng cân đối kế toán, báocáo kết quả hoạt động kinh doanh và các thông tin liên quan khác của siêu thị Co.opMartHuế

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Do hạn chế về thời gian thực tập cũng như quy mô của chuyên đề nên đề tài của tôichỉ tập trung chủ yếu vào phần hành kế toán nợ phải thu khách hàng, nợ phải trả nhà cungcấp và phân tích tình hình, khả năng thanh toán trong vòng hai năm 2009 đến 2010 tạisiêu thị Co.opMart Huế Các nghiệp vụ phát sinh, sổ chi tiết, bảng tổng hợp được lấy sốliệu vào tháng 1 năm 2010

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Để có thể hoàn thành chuyên đề này, tôi đã tìm hiểu nghiên cứu và nắm vững lý thuyếtthông qua các tài liệu học tại trường, các chuẩn mực kế toán và các tài liệu có liên quanđến đề tài Cùng với quá trình quan sát, tìm hiểu, tiếp cận thực tế để có thể thu thập sốliệu từ phòng kế toán của công ty, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 3

tham khảo, sau đó chắt lọc ý chính hoặc trích dẫn những nội dung phục vụ cho phần cơ sở

lý luận của đề tài Từ đó biết được những nội dung phải tiến hành tìm hiểu, nghiên cứutrong thực tế

- Phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp: là phương pháp theo dõi quá trình làmviệc của cán bộ công nhân viên siêu thị, đồng thời hỏi trực tiếp những người này để thuthập thông tin phục vụ đề tài nghiên cứu

- Phương pháp hạch toán kế toán: phương pháp này sử dụng chứng từ, tài khoản, sổsách để hệ thống hoá và kiểm soát những thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: là phương pháp dựa vào những số liệu

có sẵn để tiến hành so sánh, đối chiếu để tìm ra sự tăng giảm của giá trị nào đó nhằm phục

vụ cho quá trình phân tích Đồng thời, phân tích những ưu, nhược điểm trong công táckinh doanh nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ

Chương 2: Thực trạng kế toán các khoản phải thu khách hàng, phải trả nhà cungcấp và phân tích khả năng thanh toán tại Siêu thị Co.opMart Huế

Chương 3: Đánh giá và một số giải pháp đối với công tác kế toán công nợ tại Siêuthị Co.opMart Huế

Phần III: Kết luận và kiến nghị

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 4

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ1.1 Một số nghiên cứu liên quan

Qua quá trình thực tập và tìm hiểu tại Siêu thị Co.opMart Huế, tôi nhận thấy kế toáncông nợ là một phần hành kế toán quan trọng của Siêu thị Mặc khác, Siêu thị hoạt độngtrong lĩnh vực kinh doanh thương mại, do đó việc theo dõi công nợ, đặc biệt là các khoảnphải thu, phải trả cũng như khả năng thanh toán của Siêu thị là không thể thiếu Tuynhiên, tại Siêu thị chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này Với việc được cung cấpnhững lý thuyết cơ bản về kế toán công nợ và phân tích tình hình khả năng thanh toán tạinhà trường thì việc được tiếp xúc với thực tế công tác kế toán tại Siêu thị là điều rất có ýnghĩa

1.2 Một số khái niệm cơ bản về kế toán công nợ

1.2.1 Khái niệm về kế toán công nợ

Đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh thương mại là thực hiện việc tổ chức lưuthông hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong tiêu dùng xã hội Trongquá trình kinh doanh như vậy, thường xuyên phát sinh các mối quan hệ thanh toán giữadoanh nghiệp với người bán, người mua, với ngân sách, với cán bộ công nhân viên Căn

cứ vào nội dung kinh tế, các nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp được chia làm 2loại: các khoản phải thu và các khoản phải trả Kế toán các khoản phải thu và các khoảnphải trả được gọi chung là kế toán công nợ Như vậy, kế toán công nợ là một phần hành

kế toán có nhiệm vụ hạch toán các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả diễn ra liêntục trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 5

1.2.2.1 Khái niệm

Khoản phải thu xác định quyền lợi của doanh nghiệp về khoản tiền, hàng hoá, dịchvụ mà doanh nghiệp sẽ thu về trong tương lai Khoản nợ phải thu là một bộ phận tài sảncủa doanh nghiệp đang bị các đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân khác chiếm dụng màdoanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi

Các khoản phải thu trong doanh nghiệp bao gồm:

+ Phải thu khách hàng + Thuế GTGT được khấu trừ:

+ Phải thu nội bộ + Phải thu khó đòi

+ Phải thu khác

Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, từng khoản nợ vàtừng lần thanh toán Kế toán phải theo dõi từng khoản nợ và thường xuyên kiểm tra, đônđốc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn hoặc nợ dây dưa Những đối tượng cóquan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có số dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối tháng kế toáncần kiểm tra, đối chiếu từng khoản nợ, có thể yêu cầu đối tượng xác nhận số nợ phải thubằng văn bản

Trường hợp hàng đổi hàng hoặc bù trừ giữa nợ phải thu và nợ phải trả, hoặc phải xử lýkhoản nợ khó đòi cần có đủ các chứng cứ hợp pháp, hợp lệ liên quan như biên bản đốichiếu công nợ, biên bản bù trừ công nợ, biên bản xoá nợ

Các khoản nợ phải thu phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn tuỳtheo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp

1.2.2.2 Nhiệm vụ kế toán các khoản phải thu

Kế toán phản ánh các khoản phải thu theo giá trị thuần, do đó trong nhóm tài khoảnnày phải thiết lập các tài khoản “Dự phòng phải thu khó đòi” để tính trước khoản lỗ dựkiến về khoản thu khó đòi có thể không đòi được trong tương lai nhằm phản ánh giá trịthuần của các khoản phải thu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 6

nợ tồn đọng lâu ngày chưa và khó có khả năng thu hồi được để làm căn cứ lập dự phòngphải thu khó đòi về các khoản thu này.

Các tài khoản phải thu chủ yếu có số dư bên Nợ, nhưng trong quan hệ với từng đốitượng phải thu có thể xuất hiện số dư bên Có Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính,khi tính toán các chỉ tiêu phải thu, phải trả cho phép lấy số dư chi tiết của các khoản nợphải thu để lên hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn” của Bảng cân đối kế toán

1.2.3 Kế toán các khoản phải trả

1.2.3.1 Khái niệm

Khoản phải trả là một bộ phận thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp xác định nghĩa vụcủa doanh nghiệp phải thanh toán cho nhà cung cấp và các đối tượng khác trong và ngoàidoanh nghiệp về vật tư, hàng hoá, sản phẩm đã cung cấp trong một khoảng thời gian xácđịnh Khoản phải trả là những khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng được của các cá nhân,

tổ chức trong và ngoài doanh nghiệp

Khoản phải trả bao gồm:

+ Phải trả cho người bán + Phải trả, phải nộp khác

+ Phải trả cho cán bộ công nhân viên + Vay dài hạn

+ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước + Nợ dài hạn

1.2.3.2 Nhiệm vụ kế toán các khoản phải trả

Kế toán theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải trả

Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp phải căn cứ vào khế ước vay dài hạn, nợ dài hạn,

kế hoạch trả các khoản nợ dài hạn để xác định số nợ dài hạn đã đến hạn phải thanh toántrong niên độ kế toán tiếp theo và kết chuyển sang nợ dài hạn đến hạn trả

Cuối niên độ kế toán phải đánh giá lại số dư các khoản vay, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng dongân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài chính

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 7

ngoại tệ được phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Kế toán phải theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại trái phiếu phát hành và tìnhhình phân bổ từng khoản chiết khấu và phụ trội khi xác định chi phí đi vay để tính vào chiphí sản xuất kinh doanh hoặc vốn hoá theo từng kỳ Trường hợp trả lãi khi đáo hạn tráiphiếu thì định kỳ doanh nghiệp phải tính lãi trái phiếu phải trả từng kỳ để ghi nhận vàochi phí sản xuất kinh doanh hoặc vốn hoá vào giá trị của tài sản dở dang

1.2.4 Nguyên tắc kế toán khoản phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp

Mọi khoản nợ phải thu khách hàng và khoản phải trả người bán phải được theo dõi chitiết theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc việc thanhtoán các khoản nợ phải thu, phải trả kịp thời

Phải phân loại khoản nợ phải thu, khoản phải trả theo thời gian thanh toán cũng nhưtheo từng đối tượng để có kế hoạch và biện pháp thanh toán phù hợp

Phải kiểm tra đối chiếu và có xác nhận bằng văn bản về số nợ phát sinh, số đã thanhtoán, số còn phải thanh toán với các đối tượng có quan hệ giao dịch mua bán thườngxuyên, có số dư nợ lớn

Phải theo dõi theo nguyên tệ và qui đổi ra đồng VNĐ theo tỷ giá giao dịch

Các khoản nợ phải thu, phải trả có liên quan đến vàng, bạc, đá quý được theo dõi chitiết theo số lượng, chất lượng, qui cách và giá trị

Tuyệt đối không bù trừ số dư giữa 2 bên Nợ và Có của 2 tài khoản 131 và 331 khôngcùng đối tượng

Cuối kỳ đối chiếu lập bảng thanh toán bù trừ Nếu có chênh lệch phải tìm ra nguyênnhân và điều chỉnh ngay

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 8

- Số tiền phải thu của khách hàng về

vật tư, sản phẩm, hàng hoá đã giao, lao vụ

- Số tiền chiết khấu thanh toán chongười mua

SD Nợ: - Số tiền còn phải thu của khách

Trang 9

Bảng cân đối kế toán.

1.3.1.3 Sơ đồ hạch toán

TK 131 “Phải thu khách hàng”

Các khoản chi hộ khách hàng Khách hàng ứng trước hoặc

thanh toán tiền

Thuế GTGT Không thu được nợ phải thu

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán phải thu khách hàng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 10

1.3.2.1 Chứng từ sử dụng

Hợp đồng kinh tế, Phiếu nhập kho, Hoá đơn bán hàng của bên bán, Phiếu chi, Giấybáo nợ của Ngân hàng, Biên bản kiểm kê hàng hoá nhập kho

1.3.2.2 Tài khoản sử dụng

Để theo dõi tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả, kế toán sử dụng TK 331 –

“Phải trả cho người bán” Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng

Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán”

- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng

hoá, người cung cấp lao vụ, dịch vụ,

người nhận thầu về XDCB

- Số tiền ứng trước cho người bán, người

cung cấp, người nhận thầu nhưng chưa

nhận được hàng hoá dịch vụ

- Số tiền người bán chấp nhận giảm giá số

hàng hoặc lao vụ đã lao vụ đã giao theo

hợp đồng

- Số kết chuyển về phần giá trị vật tư,

hàng hoá thiếu hụt, kém phẩm chất khi

kiểm nhận và trả lại người bán

- Chiết khấu mua hàng được người bán

chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ

vào nợ phải trả

Số tiền phải trả cho người bán vật tư,hàng hoá, người cung cấp lao vụ, dịch vụ,người nhận thầu về XDCB

Điều chỉnh giá tạm tính về giá trị thực tếcủa số vật tư, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đãnhận khi có hoá đơn hay thông báo chínhthức

SD Nợ: - Số đã ứng trước cho người bán.

- Số tiền đã trả nhiều hơn số tiền

SD Có: - Số tiền còn phải trả người bán,

người cung cấp, người nhận thầu XDCB

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 11

1.3.2.3 Sơ đồ hạch toán

TK 331 “Phải trả người bán”

Thanh toán tiền mua vật tư, Mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ

chưa trả tiền người bán111,112

Trả trước cho người bán

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 12

1.4.1 Chỉ tiêu phân tích tình hình thanh toán

 Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh phần vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng so với phần vốn màdoanh nghiệp đi chiếm dụng

Nếu T <= 100%: T có giá trị càng nhỏ càng chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi công nợ tốt

và số vốn đi chiếm dụng càng được nhiều

 Vòng luân chuyển các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanhnghiệp

Vòng luân chuyển

các khoản phải thu

Doanh thu thuần

Số dư bình quân các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thucàng nhanh Tuy nhiên, nếu vòng thu quá cao thì cũng đồng nghĩa với kỳ thanh toán ngắnhạn và có thể ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ sản phẩm

 Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phảithu, có nghĩa là để thu được các khoản phải thu cần thời gian bao lâu

Trang 13

 Hệ số đảm bảo nợ

Chỉ tiêu này cũng dùng để đánh giá mức độ tự chủ về vốn của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng vốn chủ sỡ hữu

Hệ số đảm bảo nợ càng lớn chứng tỏ vốn tự có của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệpđộc lập với các chủ nợ trong hoạt động kinh doanh

1.4.2 Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán

 Khả năng thanh toán hiện hành

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắnhạn

Hệ số đảm bảo nợ =

Vốn chủ sỡ hữu

Tổng nợ phải trả

Hệ số thanh toánhiện hành

Tổng giá trị tài sảnTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 14

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Về nguyên tắc vàtrên thực tế, nếu tỷ lệ này 2:1 sẽ được coi là hợp lý và chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khảnăng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình trạng tài chính bình thường Nhưng, nếumột tỷ lệ thanh toán hiện hành quá cao có thể không tốt Doanh nghiệp khó quản lý đượccác tài sản của mình

 Khả năng thanh toán nhanh

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tiền và các khoản tương đương tiền (lànhững tài sản quay vòng nhanh có thể chuyển hoá thành tiền như các khoản đầu tư chứngkhoán ngắn hạn và các khoản phải thu) so với các khoản nợ ngắn hạn

 Khả năng thanh toán ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng TSNH đảm bảo cho một đồng

Hệ số thanh toánnhanh

Tiền và các khoản tương đương tiền

Tổng nợ ngắn hạn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 15

KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI SIÊU THỊ COPMART HUẾ

2.1 Khái quát chung về siêu thị Co.opMart Huế

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Siêu thị Co.opMar Huế

Tên gọi: Siêu thị Co.opMart Huế

Tên giao dịch: Công Ty TNHH Co.opMart Huế

Khởi nghiệp: từ năm 1989 – 1991

Sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang nềnkinh tế thị trường theo định hướng XHCN Mô hình kinh tế HTX kiểu cũ thật sự khó khăn

và lâm vào tình thế khủng hoảng phải giải thể hàng loạt Trong bối cảnh như thế, ngày12/5/1989 UBND Thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTXMua Bán Thành phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh – SaigonCo.op với 2 chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX SaigonCo.op là tổ chức kinh tế HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuấtkinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm

Nắm bắt cơ hội phát triển: từ năm 1992 – 1997

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam làm cho các Doanh nghiệp phải năng động và sáng tạo để nắm bắt các cơ hộikinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngoài Saigon Co.op đã khởiđầu bằng việc liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lựccho hướng phát triển của mình Là một trong số ít đơn vị có giấy phép XNK trực tiếp củaThành phố, hoạt động XNK phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập

uy tín, vị thế của Saigon Co.op trên thị trường trong và ngoài nước

Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời Siêu thị đầu tiên của Hệ thống Co.opMart làCo.opMart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTXquốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới,văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 16

Luật HTX ra đời tháng 01/1997 mà Saigon Co.op là mẫu HTX điển hình minh chứngsống động về sự cần thiết, tính hiệu quả của loại hình kinh tế HTX, góp phần tạo ra thuậnlợi mới cho phong trào HTX trên cả nước phát triển.

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ theo đúng chức năng, lãnh đạoSaigòn Co.op dành thời gian nghiên cứu học tập kinh nghiệm của hệ thống Siêu thịKF(Thụy Điển), NTUC Fair Price(Singapore), Co.op(Nhật Bản) để tạo ra một hệ thốngsiêu thị mang nét đặc trưng của phương thức HTX tại TpHCM và Việt Nam

Năm 1998 Saigon Co.op đã tái cấu trúc về tổ chức và nhân sự, tập trung mọi nguồnlực của mình để đầu tư mạnh cho công tác bán lẻ (Các Siêu thị Co.opMart lần lượt ra đờiđánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng : hình thành chuỗi Siêu thị mang thươnghiệu Co.opMart)

Tính đến 02/2008, hệ thống Co.opMart có 28 siêu thị bao gồm 16 Co.opMart ởTPHCM và 12 Co.opMart tại các tỉnh (Co.opMart Cần Thơ, Mỹ Tho, Quy Nhơn, VĩnhLong, Long Xuyên, Pleiku, Phan Thiết, Biên Hoà, Vị Thanh, Tam Kỳ, Tuy Hoà và VũngTàu) Co.opMart trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân thành phố và người tiêudùng cả nước Là nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng

Hệ thống Co.opMart là chuỗi siêu thị bán lẻ trực thuộc Saigon Co.op, bao gồm 40 siêuthị tại TP.HCM và các tỉnh miền Nam và Nam Trung Bộ Các siêu thị Co.opMart có đặcđiểm chung là thân thiện, gần gũi với khách hàng, mang đến cho khách hàng sự tiện lợi vànhiều dịch vụ tăng thêm Với phương châm “Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng,phục vụ ân cần”, Co.opMart đã được ngày càng nhiều khách hàng chọn lựa để đến muasắm và thư giãn cùng gia đình mỗi ngày Thực phẩm tươi sống tươi ngon, thực phẩmcông nghệ đa dạng, đồ dùng phong phú với nhiều mẫu mã mới, hàng may mặc thời trang,chất lượng, giá phải chăng, cùng với dịch vụ khách hàng phong phú, tiện lợi và sự thânthiện của nhân viên Co.opMart là lý do Co.opMart trở thành “Nơi mua sắm đáng tin cậy,bạn của mọi nhà”

Ngày 24/5/2008 siêu thị Co.opMart Huế được thành lập, siêu thị nằm trong khu phứchợp Trung tâm Thương mại Trường Tiền Plaza số 06 Trần Hưng Đạo, Thành phố Huế,Tỉnh Thừa Thiên – Huế, là 1 trong 40 siêu thị thuộc Hệ thống Co.op Mart, được đầu xâydựng với sự hợp tác giữa Công ty Cổ Phần Đầu tư Phát triển Saigon Co.op (SCID) vàCông ty Cổ Phần Đầu tư Bắc Trường Tiền.Với tổng vốn đầu tư 10 tỷ đồng, Co.opMartHuế có diện tích tổng thể 6.460m2 với 2 tầng lầu gồm các khu chức năng như: siêu thị tựchọn, kho hàng, các gian hàng chuyên doanh, nhà sách, khu điện máy, khu ẩm thực, bãigiữ xe cùng nhiều dịch vụ và trang thiết bị hiện đại đảm bảo phục vụ tốt các nhu cầu củangười dân địa phương và du khách đến với Cố Đô Huế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 17

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Siêu thị Co.opMart Huế

- Là một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, chức năng của Siêu thị

là mua bán các loại hàng hoá theo nhiều phương thức khác nhau, cố gắng mua tận gốc,bán đến tận tay người tiêu dùng và luôn đảm bảo chất lượng hàng hoá bán ra với giá cảphù hợp với khả năng thanh toán của người tiêu dùng, hạn chế sự thao túng giá của cácthành phần kinh tế tư nhân

- Quản lý sử dụng vốn kinh doanh theo chế độ, chính sách đảm bảo hiệu quả kinh tế,

đảm bảo việc an toàn và phát triển vốn, tự trang trải về tài chính, thực hiện nghiêm túcđầy đủ các chủ trương và chế độ thuế của nhà nước

- Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng mua bán với các tổ chức kinh tế theo đúng quyđịnh của pháp luật nhà nước

- Quan tâm, chăm lo đời sống vật chất tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộcông nhân viên nâng cao trình độ, tay nghề

2.1.3 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới

- Tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động bán sỉ và lẻ

- Chiến lược phát triển sản phẩm – dịch vụ: tăng chủng loại hàng hoá, tăng cường cácdịch vụ vui chơi giải trí đi kèm trong siêu thị

- Khai thác và phát triển các dịch vụ gia tăng: bán hàng qua điện thoại, giao hàng tận nơi,thanh toán bằng thẻ, phát hành thẻ khách hàng thân thiết, khách hàng Vip…

- Quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ nhân viên trong Siêu thị, tạođiều kiện cho cán bộ nhân viên nâng cao trình độ tay nghề

- Phấn đấu tốc độ phát triển bình quân năm là 8% - 10%

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 18

2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là hệ thống gồm nhiều bộ phận có trách nhiệm vàquyền hạn khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau nhằm tạo thành một chỉnh thể thựchiện những chức năng quản lý

Bộ máy quản lý của Siêu thị Co.opMart được tổ chức theo mô hình hỗn hợp trựctuyến chức năng Mô hình tổ chức này đã khuyến khích và nâng cao tinh thần trách nhiệmcho từng bộ phận cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong việc hoàn thành nhiệm

vụ được giao

Bộ máy quản lý của siêu thị được thể hiện qua sơ đồ 2.1:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 19

HÀNG PHI THỰC PHẨM

HÀNG THỰC PHẨM

Nguyễn Thị Kim Thanh

TỔ SẢN PHẨM MỀM

(TT:

Huỳnh Thị P.Loan TP: Trần Thanh Lộc)

ĐÔNG

LẠNH

(TT:

Nguyễn Hữu T.Nhàn)

TỔ SẢN PHẨM CỨNG

(TT:

Nguyễn Thị M.Tiên)

TỔ HOÁ MỸ PHẨM &

SẢN PHẨM

VỆ SINH

(TP:

Phạm Ngọc Nhãn)

QUẦY BÁNH MÌ

(TQ:

Phan Bích Ngân)

TỔ THU NGÂN VÀ DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

(TT:

Nguyễn Ngọc Tịnh An TP:

Hoàng Trọng Hiếu)

TỔ BẢO VỆ

(TT:

Nguyễn Vẫn TP:

Nguyễn Ngọc Công)

KẾ TOÁN BẢO TRÌ (NT: Trần Duy Bảo)

VI TÍNH (NT:

Nguyễn Công Trung)

GIÁM SÁT KHO

TCHC

KHU CHO THUÊ HỢP TÁC

NHÓM QUẢNG CÁO

KHUYẾN

MÃI &

THIẾU NHI

(NT: Lê Diên Nơ))

T K

&

P K

CÁC NHÂ N VIÊN

T K

&

P K

CÁC NHÂ N VIÊN

T K

&

P K

CÁC NHÂ N VIÊN

CÁC NHÂN VIÊN

CÁC NHÂN VIÊN

CÁC NHÂN VIÊN

CÁC NHÂN VIÊN

CÁC NHÂN VIÊN

Phan Lê Nhật Trường

BỘ PHẬN QUẢN TRỊ Nguyễn Thị Bích Huệ

NHÂN VIÊN CHẤT LƯỢNG

Trang 20

2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Theo cơ cấu tổ chức quản lý này, giữa Giám đốc, nhân viên chất lượng và các bộ phận

có mối quan hệ trực tuyến, nhân viên kiểm định và các bộ phận có vai trò tham mưu, trợ

lý cho Giám đốc, quyết định cuối cùng thuộc về Giám đốc Giữa các bộ phận với nhau cómối quan hệ chức năng hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoạt động kinh doanh của siêu thị.Kiểu cơ cấu này vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng vừađảm bảo quyền chỉ huy sản xuất

 Giám đốc: là người đứng đầu của siêu thị, chịu trách nhiệm điều hành chung toàn

bộ siêu thị về hoạt động kinh doanh

 Nhân viên chất lượng: chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng của tất cả các mặt hàngđược nhập vào siêu thị cũng như được chế biến tại siêu thị trước khi đưa vào tiêu thụ nhưhàng tươi sống, chế biến đông lạnh.v.v…

 Hàng thực phẩm: tại Co.op mart phó giám đốc của siêu thị quản lý bộ phận này baogồm hai loại hàng thực phẩm chính là sản phẩm tươi sống, chế biến & nấu chín và thựcphẩm công nghệ & đông lạnh

- Tổ thực phẩm tươi sống chế biến: chịu trách nhiệm quản lý các mặt hàng tươi sốngnhư cá, thịt, rau củ quả,…

- Tổ thực phẩm công nghệ & đông lạnh: chịu trách nhiệm quản lý các thực phẩm đãqua chế biến toàn bộ hay một phần như bánh kẹo, sữa, ngũ cốc,…

 Hàng phi thực phẩm: Những mặt hàng phi thực phẩm này tương đối đa dạng, dovậy bộ phận hàng phi thực phẩm đã chia nhỏ ra 3 tổ để dễ quản lý :

Tổ sản phẩm mềm : chịu trách nhiệm quản lý các mặt hàng may mặc như áo quần,giày dép,…

- Tổ sản phẩm cứng: chịu trách nhiệm quản lý các mặt hàng như chén, soong nồi, cácloại máy móc, thiết bị sử dụng trong gia đình….TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 21

- Tổ hoá mỹ phẩm và sản phẩm vệ sinh: chịu trách nhiệm quản lý các mặt hàng mỹphẩm như sữa rữa mặt, son phấn trang điểm,… và các mặt hàng vệ sinh như dầu gội đầu,

xà phòng,…

 Quầy bánh mì: Bộ phận này chuyên phụ trách và chịu trách nhiệm sản xuất cũngnhư tiêu thụ bánh mì và các loại bánh ngắn ngày khác tại siêu thị

 Bộ phận hỗ trợ bán: bộ phận này chia thành 3 tổ nhỏ chuyên thực hiện các nhiệm

vụ hỗ trợ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm tại siêu thị:

 Tổ thu ngân và dịch vụ khách hàng: tổ này chịu trách nhiệm thu tiền khi kháchhàng mua hàng hoá tại siêu thị và tư vấn cho khách hàng khi có nhu cầu,

 Nhóm quảng cáo khuyến mãi & thiếu nhi: có nhiệm vụ nghiên cứu và khảo sát thịtrường, thực hiện các hoạt động mua, bán hàng hoá, giao dịch, đàm phán với khách hàng,soạn thảo hợp đồng kinh tế, đôn đốc thanh toán thu hồi vốn.

 Tổ bảo vệ: Chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản của công ty cũng như của khách hàng,thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy

 Bộ phận quản trị: bộ phận này chịu trách nhiệm quản lý tất cả các thông tin, số liệucũng như điều hành, định hướng hoạt động tiêu thụ tại siêu thị:

- Kế toán: có nhiệm vụ thu nhận, xử lý các chứng từ, cung cấp thông tin về các hoạtđộng kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình kinh doanh của siêu thị

- Bảo trì, vi tính : bộ phận này chịu trách nhiệm quản lý và xử lý các máy móc thiết bịkhi gặp trục trặc trong quá trình hoạt động

- Giám sát kho: bộ phận này quản lý lượng hàng tồn kho xuất nhập trong ngày và chịutrách nhiệm bảo vệ chất lượng của hàng hoá từ khi nhập vào kho cho đến khi xuất ra tiêuthụ

- Tổ chức hành chính: tổ chức bộ máy cán bộ, tuyển dụng, đào tạo, tính lương cho cán

bộ công nhân viên, thanh tra, bảo vệ, khen thưởng, kỷ luật, hành chính quản tri,

 Khu cho thuê, hợp tác: bộ phận này quản lý việc cho thuê mặt bằng cũng như hợptác với các đối tác để phát triển siêu thị

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 22

2.1.5 Phân tích các nguồn lực của Siêu thị Co.opMart qua 2 năm 2009 đến 2010 2.1.5.1 Tình hình lao động

Lao động là yếu tố cơ bản, quyết định năng lực sản xuất trong mọi hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Trong thời đại khoa học công nghệ - kỹ thuật phát triển như vũbảo thì quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được các doanh nghiệp áp dụng cóhiệu quả vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Tuy nhiên, yếu tố con người, laođộng, đặc biệt là lao động có trình độ cao và chất lượng tốt là không thể thiếu và luônluôn là yếu tố quyết định Nhận thức được điều này, Ban lãnh đạo Siêu thị luôn quan tâmđến trình độ năng lực của người lao động và sử dụng lao động hợp lý

Tình hình lao động của Siêu thị Co.opMart Huế được thể hiện qua Bảng 2.1

Siêu thị Co.opMart Huế là đơn vị kinh doanh thương mại và do đặc tính công việcnhẹ, điều kiện làm việc chủ yếu ở trong siêu thị nên cần nhiều lao động nữ hơn lao độngnam, vì vậy tại siêu thị lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nam, chiếm trên64% Ngoài ra, do điều kiện kinh doanh và yêu cầu quản lý nên lao động có trình độ thạc

sĩ, đại học và cao đẳng chiếm tỷ trọng không lớn, chủ yếu là lao động phổ thông và trungcấp, chiếm trên 76%

Qua bảng phân tích trên, ta thấy tổng số lao động của siêu thị từ năm 2009 đến 2010biến động không đáng kể, cụ thể:

Năm 2010, tổng số lao động của siêu thị tăng 3 người, từ 143 người tăng lên 146người, tương ứng tăng 2,10% so với năm 2009 Sự biến động này là do năm 2010, siêu thịtuyển dụng thêm 1 nữ kế toán trình độ đại học và 1 nữ bán hàng, làm cho chỉ tiêu laođộng có trình độ đại học tăng 5,00% và chỉ tiêu lao động nữ tăng 2,17%

Ngoài ra, năm 2010, siêu thị còn tuyển dụng thêm 1 nam bảo vệ có trình độ phổ thông,làm cho chỉ tiêu lao động nam tăng 1,96%, chỉ tiêu lao động có trình độ phổ thông tăng2,94%

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 23

Kết quả phân tích cho thấy quy mô và cơ cấu lao động của siêu thị tương đối phù hợp vớiđiều kiện kinh doanh Sự phân bổ phù hợp với năng lực của từng người Tình hình biếnđổi lao động qua 2 năm chủ yếu là do chính sách tuyển dụng thêm lao động mới.

Bảng 2.1: Tình hình lao động tại siêu thị Co.opMart Huế

(Nguồn: Phòng kế toán của siêu thị Co.opMart Huế)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 24

2.1.5.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của siêu thị qua 2 năm 2009 đến 2010

 Về tài sản

Qua bảng phân tích cho ta thấy: Tổng tài sản của siêu thị qua 2 năm đã có những biếnđộng, cụ thể: năm 2010 tăng 355.406.624đ, tương ứng tăng 1,1% so với năm 2009 Điềunày phần nào đã cho thấy quy mô kinh doanh của siêu thị đã có sự mở rộng Đi sâu xemxét từng loại tài sản, ta thấy:

- Khoản mục vốn bằng tiền đã có sự tăng đáng kể, năm 2010 tăng 556.233.893 đ,tương ứng tăng 63,7% so với năm 2009 Nguyên nhân biến động này là do năm 2010 siêuthị có phải tăng cường dữ trữ thêm vốn bằng tiền để đáp ứng một số nghĩa vụ ngắn hạn

- Các khoản phải thu ngắn hạn của năm 2010 tăng 2.234.698.130 đ, tương ứng tăng16,9% Nguyên nhân là do năm 2010, siêu thị đã mở rộng chính sách tín dụng cho kháchhàng để thu hút khách hàng Điều này sẽ làm rủi ro tài chính phát sinh trong khâu thanhtoán tăng Siêu thị phải chú ý đến công tác thu hồi nợ và thường xuyên phân tích khả năngthanh toán của khách hàng mà siêu thị cung cấp tín dụng

- Hàng tồn kho cũng là khoản mục đáng chú ý, năm 2010 tăng 1.693.089.252 đ, tươngứng tăng 12,7% so với năm 2009 Sự biến động của hàng tồn kho là do năm 2010 siêu thịtăng cường thêm nhiều chủng loại mặt hàng mới nên số lượng hàng dữ trữ tăng mạnh.Tuy nhiên, siêu thị cần lưu ý là không dữ trữ hàng hoá nhiều quá dẫn đến ứ đọng vốn vàcũng không dư trữ thiếu gấy khó khăn cho hoạt động kinh doanh

- Tài sản cố định năm 2010 giảm 1.427.748.120 đ, tương ứng giảm 33,4% so với năm

2009 Nguyên nhân là do năm 2010 siêu thị tiến hành tháo dỡ một số tài sản tại khu vựctầng 1, tầng 2 và khu nhà xe cũ nên đã làm giảm giá trị tài sản

- Chi phí xây dựng cơ bản cũng là khoản mục đáng quan tâm, năm 2009 là 1.610.000

đ sang năm 2010 là 2.868.989.145 đ, tăng 2.876.379.145 đ, tương ứng tăng 178098,1%,

so với năm 2009 Ngưyên nhân của sự tăng vượt trội này là do năm 2010 siêu thị tiếnhành cải tạo lại khu trưng bày sản phẩm tại tầng 1, khu nhà sách, khu vui chơi giải trí tầng

2 và khu vực nhà xe, công trình vẫn chưa hoàn thiện

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 25

 Về nguồn vốn

Đi kèm với sự gia tăng về tổng tài sản là sự gia tăng về tổng nguồn vốn Năm 2010tổng nguồn vốn tăng 355.406.624 đ, tương ứng tăng 1,1% so với năm 2009, nguyên nhâncủa sự biến động này sẽ được phân tích cụ thể qua các khoản mục cấu thành nên nguồnvốn, cụ thể:

- Khoản mục vay và nợ ngắn hạn của năm 2010 giảm 279.261.526 đ, so với năm

2009, tương ứng giảm 4,1% Điều này chứng tỏ siêu thị đã có kế hoạch trả nợ hợp lýnhằm làm giảm sự gia tăng của các khoản vay và nợ ngắn hạn, bảo đảm uy tín đối với cácbạn hàng Bỡi lẽ nếu khoản mục vay và nợ ngắn hạn tăng sẽ làm giảm mức độ tự chủ vềmặt tài chính của doanh nghiệp

- Khoản mục phải trả người bán năm 2010 tăng 901.140.820 đ, tương ứng tăng 8,6%

so với năm 2009, nguyên nhân là do năm 2010 siêu thị tăng cường thêm nhiều mặt hàngkinh doanh mới và được nhà cung cấp cho hưởng những chính sách ưu đãi về thời hạnthanh toán nên đã làm tăng giá trị khoản mục này

- Khoản mục người mua trả tiền trước lại có sự giảm đáng kể qua 2 năm từ111.288.460 đ của năm 2009, sang năm 2010 giảm còn 60.552.136 đ, giảm 50.736.324 đ,tương ứng giảm 45,6% Nguyên nhân là do năm 2009 siêu thị đã có nhiều chính sách bánhàng có lợi cho khách hàng, như tăng mức chiết khấu thương mại cho những khách hàngquen thuộc, lâu năm và có uy tín đối với siêu thị Nhưng sang năm 2010, do nhiều doanhnghiệp là khách hàng lớn của siêu thị gặp khó khăn nên khoản mục này giảm đáng kể

- Phải trả người lao động năm 2010 tăng 7.553.384 đ, tương ứng tăng 0,6% so vớinăm 2009 Nguyên nhân này là do năm 2010 siêu thị đã tuyển thêm một số nhân viên

- Đặc biệt khoản mục phải trả dài hạn khác không có sự biến động qua 2 năm Nguyênnhân là do năm 2010 siêu thị không có nghiệp vụ kinh tế nào liên quan đến khoản mụcnày

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 26

Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của siêu thị qua 2 năm 2009 đến 2010

ĐVT: Đồng

TỔNG TÀI SẢN 31.105.508.796 100 31.460.915.420 100 355.406.624 1,1I.Tài sản ngắn hạn 16.847.234.281 54,2 21.208.873.299 67,4 4.361.639.018 25,9

2.LN chưa phân phối 145.278.689 0.5 705.250.377 2,2 559.971.688 385,4

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009 và 2010 của siêu thị Co.opMart Huế)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 27

2.1.5.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của siêu thị qua 2 năm 2009-2010

Kết quả kinh là hiệu quả của việc sử dụng và quản lý tài sản, vốn, nguồn lực lao động.Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục đích mà Siêu thị Co.opMart Huế luôn quantâm đến Kết quả kinh doanh của Siêu thị được thể hiện qua bảng 2.3

- Năm 2009 tổng doanh thu đạt 120.120.983.145 đ, đến năm 2010 tổng doanh thu là128.844.976.289 đ tăng 7,2% so với năm 2009 tương ứng tăng 8.723.993.144 đ đẩy lợinhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của siêu thị từ 27.320.599.245 đ năm 2009lên 28.605.779.894 đ năm 2010 tương ứng tăng 4,7% Nguyên nhân là do trong năm 2010Co.op không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ Kết quả này cho thấy trong những nămgần đây kết quả kinh doanh của Co.op mart ngày càng được nâng cao, tạo ra nhiều công

ăn việc làm cho người lao động Do mức sống của người dân ngày càng được nâng lênlàm cho nhu cầu mua sắm cũng tăng lên rõ rệt Nhận thức được tình hình đó Co.op mart

đã nhận thêm nhiều mặt hàng mới, tăng số lượng hàng mua vào nhằm đáp ứng đầy đủ nhucầu của người tiêu dùng, đẩy mạnh được lượng hàng bán ra làm tổng doanh thu tăng lên

rõ rệt

- Cùng với sự tăng lên của doanh thu, năm 2010 chi phí bán hàng tăng lên rõ rệt tăng963.944.623 đ tương ứng 3,9% so với năm 2009 và đặc biệt tăng 865.253.217 đ tươngứng 264.3% đối với chi phí quản lý doanh nghiệp Sở dĩ có sự tăng đột biến trong chi phícủa Co.op mart là do siêu thị trong năm 2010 đã mở rộng quy mô bán hàng, tăng thêm cácmặt hàng tiêu dùng khác như áo quần, giầy dép, túi xách… đồng thời cũng mở thêm mộtkhu bán bánh mì nóng, khu vui chơi giải trí, nhà sách chi phí bỏ ra này là khá lớn nênđẩy lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh giảm từ 1.060.055.780 đ năm 2009 xuốngcòn 543.664.834 đ năm 2010 tương ứng giảm 48,7% Mặc dù lợi nhuận từ các hoạt độngkhác của Co.op mart năm 2010 tăng 67% tương ứng tăng 392.211.280 đ so với năm 2009nhưng con số này không đủ để bù đắp lượng chi phí mà Co.op tăng trong năm 2010 và dovậy đã dẫn đến một kết quả tất yếu là lợi nhuận kế toán sau thuế giảm từ 1184861250,72

đ năm 2009 xuống còn 1095451891,2 đ năm 2010 tương ứng giảm 89409359,52 đ hay

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 28

7,5% Đây là một dấu hiệu không tốt đòi hỏi Co.op mart phải đề ra các biện pháp tích cựchơn để khắc phục tình trạng này.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của siêu thị qua 2 năm 2009 đến 2010

8 Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh

(Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 2009 và 2010 của siêu thị Co.opMart Huế)

2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại siêu thị

2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại siêu thị

Bộ máy kế toán đóng vai trò quan trọng đảm nhận việc ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh

tế phát sinh, theo dõi tình hình sử dụng nguồn vốn, tài sản và xác định kết quả kinhdoanh Để tiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo của ban lãnh đạo, siêu thị đã tổ chức công tác kếtoán theo mô hình tập trung Theo hình thức này, mọi việc xử lý thông tin kế toán đều tậpTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 29

trung tại phòng kế toán của siêu thị, còn các phòng ban khác đều có nhiệm vụ thu thập,phân loại chứng từ và định kỳ chuyển về phòng kế toán để kiểm tra và nhập liệu vào máytính.

Chú thích: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại siêu thị

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán

 Kế toán trưởng: Là người điều hành mọi công việc kế toán chung, giám sát, chỉ

đạo trực tiếp bộ máy kế toán trong siêu thị Đồng thời tham mưu và báo cáo thường xuyêncho Giám đốc về tình hình hoạt động của siêu thị

 Kế toán tổng hợp: Là người giúp đỡ kế toán trưởng phụ trách tổng hợp số liệu về

nhập và xuất hàng xác định kết quả kinh doanh đồng thời kiểm tra báo cáo kế toán củacác kế toán bộ phận để từ đó lập báo cáo tài chính toàn siêu thị Bảo quản lưu trữ cácchứng từ, hồ sơ, sổ sách kế toán

 Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ, phân loại các khoản

nợ để thanh toán kịp thời khi đến hạn và xác định các khoản mà khách hàng còn nợ để đềxuất giải pháp thu nợ một cách nhanh nhất, đồng thời theo dõi tạm ứng, thanh toán lươngcho nhân viên

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁNTHANH TOÁN

KẾ TOÁNNGÂN HÀNG

KẾ TOÁN

TỔNG HỢP

THỦ QUỸ

KẾ TOÁNNHẬP LIỆU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 30

 Kế toán ngân hàng: Trực tiếp giao dịch với ngân hàng về các nghiệp vụ liên quan

đến thanh toán với ngân hàng bằng hình thức chuyển khoản Theo dõi tiền gửi ngân hàngcủa siêu thị Thường xuyên đối chiếu sổ sách với ngân hàng để giám sát chặt chẽ số dưtrên các tài khoản

 Kế toán nhập liệu: Có nhiệm vụ nhập liệu các chứng từ phát sinh hàng ngày liên

quan đến việc mua bán các hàng hoá trong siêu thị

 Thủ quỹ: Có nhiệm vụ cất trữ, quản lý việc thu chi các khoản tiền mặt Hằng ngày,

căn cứ vào các chứng từ liên quan tiến hành lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt tại két

2.2.3 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại siêu thị

Chế độ kế toán áp dụng tại siêu thị là Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006của Bộ trưởng Bộ Tài Chính Do đó mọi chứng từ, tài khoản, sổ kế toán và báo cáo tàichính của siêu thị đều tuân theo quy định của Quyết định

2.2.4 Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán

Hiện nay, siêu thị đang áp dụng các chứng từ sau:

 Chứng từ bán hàng: Hoá đơn GTGT, hợp đồng mua bán hàng hoáhoá đơn bán hàngkiêm vận chuyển nội bộ

 Chứng từ về hàng hoá: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kiêm vậnchuyển nội bộ, biên bản kiểm nhận vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá

 Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy thanh toán tạm ứng, giấy thanh toántạm ứng

 Chứng từ về tài sản: Biên bản giao nhận tài sản cố định, bảng trích khấu hao tài sản

cố định

 Chứng từ về lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương,bảng kê trích nộp các khoản theo lương, nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 31

2.2.5 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản

Hệ thống tài khoản đang áp dụng tại siêu thị là các tài khoản trong hệ thống tài khoản

do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính

Ngoài hệ thống tài khoản cấp 1 và cấp 2, siêu thị còn mở thêm một số tài khoản chitiết cho các đối tượng kế toán để tiện cô việc quản lý và phù hợp với thực tế tình hình sảnxuất kinh doanh của siêu thị

2.2.6 Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán

 Hiện nay, siêu thị đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với phần mềm

có tên là FAST FINANCIAL 2.0, được thiết kế theo hình thức Nhật ký chung Đối vớiphần hành kế toán công nợ sử dụng các mẫu sổ tổng hợp và chi tiết sau:

- Sổ nhật ký chung

- Sổ cái các tài khoản phải thu, phải trả

- Sổ chi tiết công nợ của từ tài khoản phải thu, phải trả

- Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản phải thu, phải trả

(1) Theo hình thức kế toán này, trình tự ghi sổ được tiến hành như sau:

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,xác định các tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo cácbảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ nhật

ký chung, sổ tổng hợp và các sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan

(2) Cuối quý (hoăc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa

sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chitiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã đượcnhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán vớibáo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy

Thực hiện thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định

Cuối quý, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóngTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 32

- Bảng cân đối kế toán: Mẫu B01 – DN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu B02 – DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu B03 – DN

- Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu B09 – DN

2.2.8 Các chính sách kế toán áp dụng tại siêu thị Co.opMart Huế

- Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01/N đến 31/12/N

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng (VND)

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo giá trị thực tế

- Phương pháp tính giá xuất kho: nhập trước xuất trước (FIFO)

- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp khấu hao nhanh

PHẦN MỀM KẾ TOÁN SAS 5.0

Trang 33

2.3 Thực trạng công tác kế toán công nợ tại siêu thị Copmart

2.3.1 Đặc điểm sản phẩm, thị trường tiêu thụ, phương thức bán hàng, phương thức thanh toán

2.3.1.1 Đặc điểm sản phẩm

Siêu thị Co.opMart Huế là đơn vị kinh doanh chủ yếu các loại hàng nhu yếu phẩm, cácsản phẩm chăm sóc cá nhân, phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày của người dân Hànghoá của siêu thị được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như của Liên Hiệp Sài Gòn Co.op,công ty cổ phần Sữa Việt Nam, công ty Unilever và các nhà cung cấp trên địa bàn tỉnh

2.3.1.2 Đặc điểm thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của siêu thị chủ yếu là tại Thành phố Huế, các địa bàntrong tỉnh và các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị

2.3.1.3 Phương thức thanh toán

Hiện nay, siêu thị đang áp dụng hai phương thức bán hàng: bán buôn và bán lẻ

- Bán buôn: Là hình thức được áp dụng cho khách hàng mua với khối lượng lớn, theo

đó siêu thị sẽ thực hiện ký hợp đồng kinh tế với người mua, trong đó quy định rõ các điềukiện phương thức thanh toán, phương thức nhận hàng Thời điểm ghi nhận doanh thu làlúc khách hàng chấp nhận thanh toán Phương thức này có hai hình thưc: Bán buôn quakho và bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng

- Bán lẻ: Là hình thức bán hàng cho những khách hàng mua với số lượng ít và thanh

toán ngay tại quầy tính tiền của siêu thị Thời điểm ghi nhận doanh thu được xác địnhngay khi giao hàng cho khách hàng Tiêu thụ theo phương thức này giúp siêu thị thu đượctiền ngay và tránh các rủi ro trong thanh toán

2.3.1.4 Phương thức thanh toán

Hiện nay, siêu thị đang áp dụng hai phương thức thanh toán chủ yếu:

- Phương thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt: Áp dụng cho những khách hàngTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 34

- Phương thức thanh toán trả chậm: Áp dụng cho những khách hàng thường xuyên vàkhách hàng có ký hợp đồng mua hàng với khối lượng lớn Căn cứ vào thoả thuận, kháchhàng có thể thanh toán sau thời điểm nhận hàng trong vòng 30 ngày Đến thời hạn thanhtoán, khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua Ngân hàng.

2.3.2 Tổ chức công tác kế toán công nợ tại siêu thị Co.opMart Huế

2.3.2.1 Đặc điểm hệ thống tài khoản đang sử dụng

Để theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến công nợ, kếtoán sử dụng hình thức Nhật ký chung và hệ thống tài khoản được lựa chọn từ hệ thốngtài khoản kế toán do Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định số Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính

Đối với các tài khoản phải thu, phải trả siêu thị tiến hành phân cấp chi tiết hệ thống tàikhoản cho từng đối tượng Do hằng ngày, siêu thị phải làm việc quan hệ kinh tế với rấtnhiều khách hàng, bạn hàng nên phát sinh rất nhiều nghiệp vụ kinh tế, do đó việc theo dõichi tiết khách hàng là rất cần thiết và quan trọng từ đó có cơ sở xác định các khoản thu chithanh toán Với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính trong việc sử lý thông tin nên sẽ giảmbớt phần nào công việc của kế toán

 Đối với các khoản phải thu

- TK 131- "Phải thu của khách hàng"

Tuỳ vào mỗi đối tượng khách hàng khác nhau mà Siêu thị tiến hành mở thêm tài khoảnchi tiết TK 131 – "Phải thu của khách hàng" được Siêu thị phân cấp chi tiết như sau:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 35

Bảng 2.4: Phân cấp chi tiết TK 131 – "Phải thu của khách hàng"

Tài khoản cấp 1 Tài khoản cấp 2 Nội dung phản ánh

131A Phải thu của khách hàng

131B Phải thu của PQT loại 2 liên

131C Phải thu của Ngân hàng

131D Phải thu dịch vụ cho thuê

Ví dụ:

TK 131A – "Phải thu của khách hàng" - Đối tượng: Trường Cao Đẳng Du Lịch Huế

TK 131C - "Phải thu của ngân hàng" - Đối tượng: Ngân hàng Đông Á

TK 131D – "Phải thu dịch vụ cho thuê" - Đối tượng: Quầy chụp hình Hàn Quốc

- Tài khoản 133 – "Thuế GTGT được khấu trừ"

Tài khoản này dùng để theo dõi thuế GTGT được khấu trừ đối với những hàng hoá màsiêu thị mua về trong kỳ Tài khoản này không được theo dõi chi tiết

- Tài khoản 138 – "Phải thu khác"

Tài khoản này dùng để theo dõi khoản phải thu khác ngoài phạm vi đã phản ánh trêntài khoản 131 Tài khoản này được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng

 Đối với các khoản phải trả

- Tài khoản 331 - "Phải trả cho người bán"

Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản trả nợ phải trả của siêu thị với các nhà cungcấp Do số lượng nhà cung cấp đông nên ngoài tài khoản cấp 1 siêu thị còn mở thêm một

số tài khoản cấp 2 để phân loại theo từng nhóm nhà cung cấp và chi tiết cho các đối tượng

để tiện cho việc quản lý Tài khoản 331 gồm những tài khoản cấp 2 sau:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 36

Bảng 2.5: Phân cấp chi tiết TK 331 – "Phải phải trả nhà cung cấp"

Tài khoản cấp 1 Tài khoản cấp 2 Nội dung phản ánh

331A Phải trả Liên Hiệp

331B Phải trả nhà cung cấp tự doanh

331C Phải trả nhà cung cấp không qua kho

331D Phải trả nhà cung cấp khác

Ví dụ:

TK 331A - "Phải trả Liên Hiệp" - Đối tượng: Liên Hiệp Sài Gòn Coop

TK 331B – "Phải trả nhà cung cấp tự doanh" - Đối tượng: Nhà cung cấp Ngô Công

- Tài khoản 333 – "Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước"

Tài khoản này dùng để theo dõi vịêc thực hiện các nghĩa vụ của siêu thị với nhà nước.Tài khoản này được theo dõi chi tiết trên tài khoản cấp 2 theo hệ thống tài khoản do BộTài Chính ban hành

- Tài khoản 334 – "Phải trả công nhân viên"

Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản lương và các khoản trích theo lương củacán bộ, nhân viên trong siêu thị Tài khoản này không theo dõi chi tiết

- Tài khoản 338 – "Phải trả, phải nộp khác"

Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, theo dõi việc thiếuhụt, mất mát tài sản trong siêu thị Tài khoản này được theo dõi chi tiết trên tài khoản cấp

2 theo hệ thống tài khoản do Bộ Tài Chính ban hành

- Tài khoản 331 – "Vay ngắn hạn"

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 37

Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản vay ngắn hạn và tình hình trả nợ của siêuthị với các cá nhân tổ chức tín dụng khác, trong đó chủ yếu là vay ngân hàng Tài khoảnnày không được theo dõi chi tiết.

- Tài khoản 341 – "Vay dài hạn"

Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản vay dài hạn của siêu thị, chủ yếu là vayngân hàng và tài khoản này không được theo dõi chi tiết

2.3.2.2 Đặc điểm hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán công nợ tại siêu thị Co.opMart Huế

 Hệ thống chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là những bằng chứng chứng minh sự xác thực của các nghiệp vụkinh tế đã phát sinh Kế toán công nợ tại siêu thị sử dụng một số chứng từ sau:

- Phiếu nhập kho, xuất kho - Phiếu thu, chi

- Hoá đơn giá trị gia tăng - Uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi

- Hợp đồng kinh tế - Biên bản đối chiếu công nợ, thư xác nhận nợ

(Mẫu một số chứng từ thu thập được trình bày ở phần phụ lục)

 Hệ thống sổ sách

Hệ thống sổ sách được sử dụng trong kế toán công nợ của siêu thị phù hợp vớihình thức kế toán: "Nhật ký chung" Gồm các loại sổ sau:

- Sổ nhật ký chung

- Sổ chi tiết các khoản phải thu, phải trả

- Sổ cái các tài khoản phải thu, phải trả

- Bảng tổng hợp chi tiết các khoản phải thu, phải trả

2.3.3 Nội dung công tác kế toán công nợ

2.3.3.1 Trình tự lưu chuyển chứng từ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 38

 Nghiệp vụ bán hàng (bán chịu)

Bộ phậnbán hàng

Kế toántrưởng

Kế toáncông nợ

Kế toántrưởng

Kế toáncông nợ

Trang 39

2.3.3.2 Kế toán các khoản phải thu của khách hàng

 Trình tự kế toán :

Tại Siêu thị, khoản phải thu được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng khách hàng nêntạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toan Siêu thị đã sử dụng phần mềm có danh mụckhách hàng cho phép lưu trữ các thông tin quan trọng về khách hàng như địa chỉ, số điệnthoại, số fax, người liên hệ, vùng, điều khoản tín dụng, hạn mức tín dụng và phân loại tíndụng

Bảng 2.6: Danh mục khách hàng

Hằng ngày, khi nhận được hoá đơn bán hàng cùng phiếu xuất kho từ bộ phận bánhàng và thủ kho chuyển đến, kế toán công nợ vào phân hệ kế toán bán hàng và công nợphải thu/Cập nhật số liệu/Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho rồi cập nhật số liệu vàomáy

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 40

Do hệ thống máy vi tính đã được nối mạng trong toàn Siêu thị nên sau khi kế toánthực hiện xong việc nhập số liệu Lúc này, máy tự động vào các sổ nhật ký chung, sổ chitiết phải thu khách hàng, sổ cái tài khoản 131.

 Phương thức hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

Để hiểu rõ hơn về phương thức hạch toán của Siêu thị em xin nêu đại diện vài nghiệp

vụ kinh tế phát sinh, sau đó tiến hành định khoản vào sổ như sau:

1 Ngày 01/01/2010 siêu thị Co.opMart Huế xuất kho giao cho khách hàng là TrườngCao Đẳng Du Lịch Huế lượng hàng thực phẩm tươi sống với tổng giá trị thanh toán làTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Ngày đăng: 08/11/2016, 16:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w