1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Kế toán công nợ và phân tích tình hình, khả năng thanh toán tại Công ty Cổ phần Sinh Quyền Asia

89 280 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 751,63 KB

Nội dung

Việc chiếm dụng vốn liên quan đến tình hình công nợ và khả năng thanh toán, nó không chỉ phản ánh tiềm lực kinh tế mà còn phản ánh rõ nét tình hình “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp.

Trang 1

KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH

CỔ PHẦN SINH QUYẾN ASIA

Sin viên th ûc hiện: Giáo viên hư ïn dẫn:

Ng yễn Thị Min Hằn Th.S Đào Ng yên Phi Lớp: K4 Kế toán - Kiểm toán

Niên k óa: 2 0 - 2 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 3

đ ã h ọc tr ên gh ế nhà trường, đến nay tôi đ ã hoàn thành xong khóa lu ận tốt nghiệp của m ình v ới

hình, kh ả năng thanh toán tại Công ty Cổ phần

Sinh Quy ền Asia” Để thực hiện khóa luận n ày

thành và sâu s ắc đến quý thầy cô giáo gi ảng dạy

cho tôi nh ững kiến thức v à kinh nghi ệm quý báu.

điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời

gian th ực tập tại Công ty.

đ ình và b ạn b è nh ững người đ ã luôn chia s ẽ v à

Do th ời gian thực tập có hạn, tr ình độ khả

tránh kh ỏi nhữn g sai sót v ề mặt nội dung lẫn

hình th ức V ì v ậy, tôi rất mong nhận được sự

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 4

Sinh viên th ực hiện

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 5

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

I.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

I.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

I.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

I.4 Phương pháp nghiên cứu 3

I.5 Cấu trúc khóa luận 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH, KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SINH QUYỀN ASIA 4

1.1 Một số khái niệm cơ bản về kế toán công nợ 4

1.1.1 Khái niệm công nợ 4

1.1.2 Khái niệm kế toán công nợ 4

1.1.3 Khái niệm các khoản phải thu 5

1.1.4 Khái niệm các khoản phải trả 5

1.1.5 Nhiệm vụ của kế toán công nợ 6

1.1.6 Nguyên tắc kế toán các khoản phải thu, phải trả 7

1.2 Nội dung của kế toán công nợ 7

1.2.1 Kế toán phải thu khách hàng 7

1.2.1.1 Tài khoản sử dụng 8

1.2.1.2 Chứng từ sử dụng 8

1.2.1.3 Sơ đồ hạch toán tổng hợp 8

1.2.2 Kế toán khoản phải trả người bán 10

1.2.2.1 Tài khoản sử dụng 10

1.2.2.2 Chứng từ sử dụng 10

1.2.2.3 Sơ đồ hạch toán tổng hợp 10

1.2.3 Hình thức kế toán 11

1.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 6

1.3.4 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 16

1.3.5 Phương pháp phân tích tình hình và khả năng thanh toán 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH, KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SINH QUYỀN ASIA 19

2.1 Tổng quan về công ty CP Sinh Quyền Asia 19

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 19

2.1.2 Đặc điểm các loại hình kinh doanh của Công ty 20

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 20

2.1.4 Khái quát nguồn lực của công ty qua 3 năm từ 2009 - 2011 23

2.1.4.1 Tình hình sử dụng lao động 23

2.1.4.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn 25

2.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 2009 – 2011 27

2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 30

2.1.5.1 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ 30

2.1.5.2 Chế độ và hình thức kế toán 31

2.2 Thực trạng kế toán công nợ tại công ty Cổ phần Sinh Quyền Asia 32

2.2.1 Trình tự ghi sổ 32

2.2.2 Kế toán các khoản phải thu 32

2.2.2.1 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 32

2.2.2.2 Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ 34

2.2.2.3 Sổ kế toán và trình tự ghi sổ 35

2.2.3 Kế toán khoản phải trả 43

2.2.3.1 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 43

2.2.3.2 Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ 44

2.2.3.3 Sổ kế toán và trình tự ghi sổ 45

2.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 53

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 7

2.3.1.2 Tình hình khoản phải trả 55

2.3.1.3 Phân tích tình hình công nợ tại Công ty qua 3 năm (2009 – 2010)

59

2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty qua3 năm ( 2009 – 2011)

63

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CP SINH QUYỀN ASIA 67

3.1 Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán tại Công ty 67

3.1.1 Ưu điểm 67

3.1.2 Hạn chế 68

3.2 Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán công nợ và tình hình, khả năng thanh toán tại Công ty 68

3.2.1 Ưu điểm 68

3.2.2 Hạn chế 69

3.3 Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán nói chung cũng như phần hành kế toán công nợ nói riêng và nâng cao khả năng thanh toán tại Công ty 70

3.3.1 Về công tác kế toán 70

3.3.2 Về việc nâng cao chất lượng quản lý các khoản nợ 72

3.3.3 Về việc nâng cao khả năng thanh toán 73

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

III.1 Kết luận 75

III.2 Kiến nghị 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 8

Cụm từ viết tắt Nghĩa cụm từ viết tắt

BCTC Báo cáo tài chính

BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh

CKTM Chiết khấu thương mại

CKTT Chiết khấu thanh toán

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

LNST Lợi nhuận sau thuế

LNTT Lợi nhuận trước thuế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 10

Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty Qua 3 năm 2009 – 2011 23

Bảng 2.2: Tình hình tài sản – nguồn vốn qua 3 năm 2009 – 2011 25

Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh qua 3 năm 2009 – 2011 27

Bảng 2.4: Thực trạng các khoản phải thu của Công ty CP sinh quyền ASIA qua 3 năm 2009 – 2011 53

Bảng 2.5: Thực trạng các khoản phải trả của Công ty CP sinh quyền ASIA qua 3 năm 2009 – 2011 55

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu phân tích tình hình thanh toán tại Công ty qua 3 năm 2009 – 2011 60

Bảng 2.7: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của Công ty qua 3 năm 2009 -2011

66

DANH MỤC BIỂU Trang Biểu 2.1: Hóa đơn giá trị gia tăng 37

Biểu 2.2: Sổ chi tiết TK 131 39

Biểu 2.3: Bảng kê số 2 TK 131 38

Biểu 2.4: Bảng tổng hợp chi tiết TK 131 41

Biểu 2.5: Sổ cái TK 131 42

Biểu 2.6:Nhật ký chứng từ số 2 TK 131 40

Biểu 2.7: Sổ chi tiết TK 331 49

Biểu 2.8: Nhật ký chứng từ số 2 TK 331 47

Biểu 2.9: Bảng tổng hợp chi tiết TK 331 51

Biểu 2.10: Sổ cái TK 331 52

Biểu 2.11: Ủy nhiệm chi 48

Biểu 2.12: Bảng kê số 2 TK 331 50

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 1: Một số chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán tại Công ty qua 3 năm

2009 – 2011 64

DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán phải thu khách hàng 9

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán phải trả người bán 11

Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi chép theo hình thức Nhật ký – Chứng từ 12

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty 21

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bố trí sản xuất 22

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 30

Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 12

toán tại Công ty CP Sinh Quyền Asia Khóa luận gồm 77 trang, được bố trí thành 3 phần như sau:

Ph ần I: Đặt vấn đề

Phần này nêu rõ lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các

phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu cũng như kết cấu của khóa luận

Ph ần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Phần này gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về kế toán công nợ và phân tích tình hình, khả năng thanh toán.

Chương này đưa ra một số khái niệm liên quan đến kế toán công nợ, đặc biệt tập trung vào kế

toán phải thu người mua và phải trả người bán Đồng thời, đưa ra một số công thức tính củamột số chỉ tiêu để đánh giá khả năng thanh toán

Chương 2: Thực trạng kế toán công nợ và phân tích tình hình, khả năng thanh toán tại

Công ty CP Sinh Quyền Asia

Chương này tìm hiểu tổng quan về Công ty như lịch sử hình thành, ngành nghề kinh

doanh Đồng thời tìm hiểu sâu về tình hình tổ chức kế toán công nợ thông qua cách thứcluân chuyển chứng từ hay quy trình thực hiện kế toán cũng như phân tích một số chỉ tiêunhằm đánh giá khả năng thanh toán trong 3 năm từ năm 2009 – 2011

Chương 3: Đánh giá và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ và

nâng cao khả năng thanh toán

Chương này đánh giá ưu điểm, hạn chế về công tác tổ chức kế toán nói chung hay kế

toán công nợ nói riêng, cũng như đánh giá về khả năng thanh toán Từ đó đưa ra một số kiến nghịnhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán công nợ và nâng cao khả năng thanh toán tại đơn vị

Ph ần III: Kết luận và kiến nghị

Phần này đưa ra những kết luận về đề tài nghiên cứu đồng thời đưa ra những kiến nghị

về hướng mở rộng đề tài trong tương lai

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 13

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

I.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tếthế giới Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới(WTO), đây được xem là bước ngoặt quan trọng giúp phá bỏ rào cản, giúp kinh tế Việt

Nam có bước nhảy xa hơn trong tương lai Bên cạnh những thuận lợi khi hội nhập, thì

đó cũng chính là những thách thức khi mà chúng ta bắt đầu thực hiện các cam kết mở

cửa, phá bỏ rào cản đối với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam vànhững bảo hộ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp trong nước Vì vậy, trongnhững năm gần đây sự biến động bất ổn của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng ít nhiều

đến nền kinh tế trong nước Minh chứng, những năm vừa qua, kinh tế Việt Năm gặp

nhiều khó khăn, tình hình lạm phát tăng cao tất cả những nhân tố đó đôi khi làmdoanh nghiệp đến bờ vực phá sản Do đó nguồn vốn hoạt động là hết sức cần thiết đến

sự tồn tại của một doanh nghiệp Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũngdẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau để hoạt động Việc chiếm dụng vốn liên

quan đến tình hình công nợ và khả năng thanh toán, nó không chỉ phản ánh tiềm lực

kinh tế mà còn phản ánh rõ nét tình hình “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp Quản

lý công nợ là quản lý các khoản phải thu, phải trả đồng thời nâng cao khả năng thanhtoán Với nền kinh tế đầy biến động vừa qua, các doanh nghiệp đã nổ lực rất nhiều mới

có thể tồn tại và phát triển, tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp dù tình hình kinhdoanh là tốt nhưng họ vẫn không có tiền để chi trả các khoản nợ, trả lãi tiền vay, thanhtoán các nghĩa vụ Nhà nước Vì thế, phần hành công nợ dù là một phần hành nhỏ

nhưng khá quan trọng trong một doanh nghiệp Việc đánh giá được tình hình phải thu,

phải trả sẽ góp phần phản ánh được chất lượng tài chính của doanh nghiệp Từ đó,doanh nghiệp sẽ có những biện pháp để khắc phục tới mức thấp nhất các khoản nợ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 14

Công ty Cổ phần Sinh Quyền Asia là một doanh nghiệp vừa mới được thành lập,

là doanh nghiệp thương mại vừa sản xuất, chuyên hoạt động ở lĩnh vực gia côngnhôm, mạ nhôm Vì mới thành lập nên công tác kế toán thanh toán và quản lý công

nợ tại đơn vị còn gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ từ phía Công ty mẹ Tổng công ty CP Đại Trường Phát nên những năm qua Công ty đã hoạt động tốt vàngày càng mở rộng quy mô sản xuất, khẳng định được vị trí doanh nghiệp trong địabàn tỉnh và cả nước

-Kế toán công nợ tuy không phải là một đề tài mới nhưng tại Công ty CP SinhQuyền Asia thì chưa có một sinh viên nào thực hiện nghiên cứu về mảng đề tài này.Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian thực tập tại Công ty, tôi đã chọn đề tài:

“K ế toán công nợ và phân tích tình hình, khả năng thanh toán tại Công ty Cổ phần Sinh Quy ền Asia” làm đề tài khóa luận của mình.

I.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến kế toán công nợ và phântích tình hình, khả năng thanh toán

- Tìm hiểu thực trạng kế toán công nợ và tình hình, khả năng thanh toán tại Công

ty CP Sinh Quyền Asia

- Trên cơ sở đó, so sánh, đối chiếu, đánh giá thực trạng có những ưu, nhược điểm

về phần hành kế toán công nợ và tình hình, khả năng thanh toán tại Công ty

- Cuối cùng đưa ra một số ý kiến, giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toáncông nợ và tình hình, khả năng thanh toán tại Công ty

I.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Kế toán phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp

- Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản để đánh giá khả năng thanh toán tại Công ty Sốliệu dùng để phân tích là số liệu của 3 năm (2009 – 2011)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 15

I.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thông qua các chứng từ, sổ sách liên quan, cácBCTC, giáo trình, internet tiến hành thu thập, nghiên cứu để tìm hiểu công tác kếtoán công nợ và khả năng, tình hình thanh toán tại Công ty

- Phương pháp phân tích: dựa vào các số liệu thô, tiến hành lựa chọn các chỉ tiêuphù hợp, từ đó phân tích, đánh giá

- Phương pháp phỏng vấn, quan sát: trong quá trình thực tập, tôi đã trực tiếp quansát, phỏng vấn các anh chị trong phòng kế toán – tài chính của Công ty nhằm tìm hiểunhững vấn đề cần nghiên cứu

I.5 Cấu trúc khóa luận

Khóa luận gồm 3 phần:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

- Chương 1: Tổng quan về kế toán công nợ và phân tích tình hình, khả

năng thanh toán tại Công ty CP Sinh Quyền Asia

- Chương 2: Thực trạng kế toán công nợ và phân tích tình hình, khả năngthanh toán tại Công ty CP Sinh Quyền Asia

- Chương 3: Đánh giá và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kếtoán công nợ và nâng cao khả năng thanh toán tại Công ty CP SinhQuyền Asia

Phần III: Kết luận và kiến nghị

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 16

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH, KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN SINH QUYỀN ASIA

1.1 Một số khái niệm cơ bản về kế toán công nợ

1.1.1 Khái ni ệm công nợ

Khái niệm công nợ

Công nợ là một thuật ngữ kinh tế thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của doanhnghiệp đối với các khoản vốn đang chiếm dụng và bị chiếm dụng bởi các đối tượngbên ngoài

Các mối quan hệ trong thanh toán

Trong quá trình SXKD, doanh nghiệp thực hiện nhiều giao dịch với nhiều đối

tượng khác nhau, vì vậy phát sinh nhiều mối quan hệ trong thanh toán, cụ thể:

- Thanh toán với người bán

- Thanh toán với người mua

- Thanh toán với Ngân sách nhà Nước

- Thanh toán với cán bộ, công nhân viên

- Thanh toán các khoản vay

- Các khoản thanh toán khác

1.1.2 Khái ni ệm kế toán công nợ

Hoạt động SXKD của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng nằm trong mối liên hệvới hoạt động của các doanh nghiệp khác và cơ quan quản lý của nhà Nước, mối quan

hệ này tồn tại một cách khách quan trong các hoạt động của doanh nghiệp từ quá trìnhmua sắm công cụ, vật tư đến sản xuất và cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm hay dịchvụ Từ đó có thể nói hoạt động SXKD của doanh nghiệp luôn gắn liền với nghiệp vụ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 17

thanh toán với nhà cung cấp, khách hàng, công nhân viên Căn cứ vào nội dung kinh

tế, các nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp được chia làm 2 loại: các khoản phảithu và các khoản phải trả Kế toán các khoản phả thu và các khoản phải trả được gọichung là kế toán công nợ

Như vậy, kế toán công nợ là một phần hành kế toán có nhiệm vụ hạch toán các

khoản phải thu và phải trả được xảy ra liên tục trong hoạt động SXKD của một doanh nghiệp

1.1.3 Khái ni ệm các khoản phải thu

Trong quá trình SXKD, khi doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách

hàng mà khách hàng chưa thanh toán thì sẽ phát sinh khoản phải thu Khoản phải thu là

quyền lợi của doanh nghiệp về khoản tiền, tương đương tiền, hàng hóa, dịch vụ mà Công

ty sẽ thu về trong tương lai Khoản phải thu là một bộ phận tài sản của doanh nghiệp đang

bị các đơn vị, tổ chức, các cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có quyền thu hồi.Phân loại theo thời hạn thanh toán, khoản phải thu chia thành 2 loại: khoản phải thungắn hạn và khoản phải thu dài hạn

Phân loại theo nội dung, khoản phải thu bao gồm: phải thu của khách hàng, thuế

GTGT được khấu trừ, các khoản phải thu nội bộ, tạm ứng, phải thu khác Trong đó,

khoản phải thu khách hàng thường phát sinh nhiều nhất và có nhiều rủi ro nhất

1.1.4 Khái ni ệm các khoản phải trả

Trong quá trình SXKD, đơn vị cần phải mua các yếu tố đầu vào để phục vụSXKD, có khi do nguồn lực của doanh nghiệp hạn chế vì vậy đơn vị phải mua chịu từnhà cung cấp Từ đó phát sinh nghĩa vụ phải trả nợ cho nhà cung cấp khi đến hạn

Do đó “ Khoản phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các

giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của

mình” (Theo VAS 01 – Chuẩn mực chung)

Các khoản phải trả của doanh nghiệp bao gồm: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 18

- Nợ ngắn hạn là khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán trongvòng 12 tháng kể từ ngày lập BCTC, bao gồm: nợ vay, phải trả cho người bán, thuế vàcác khoản phải nộp nhà Nước

- Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời gian trả nợ trên 1 năm, bao gồm: vaydài hạn, phát hành trái phiếu, nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

Các khoản phải trả là nguồn tài trợ vốn tạm thời để doanh nghiệp hoạt động và

đây là nguồn vốn có chi phí thấp Thế nên, doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ từng

khoản nợ và kịp thời trả đúng hạn để đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp

1.1.5 Nhi ệm vụ của kế toán công nợ

Kế toán công nợ là một trong những phần hành kế toán quan trọng trong côngtác tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp

Với chức năng thông tin và kiểm tra tình hình thanh toán các khoản phải thu,phải trả, kế toán công nợ góp phần phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp Nếu

đơn vị hoạt động tốt, thì đơn vị sẽ ít bị chiếm dụng vốn và lượng vốn doanh nghiệp đi

chiếm dụng có khả năng được chi trả khi đến hạn, tạo tính chủ động trong thanh toán.Ngược lại, nếu tình hình tài chính khó khăn sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn kéo

dài, đơn vị mất tính chủ động trong thanh toán và dẫn đến phá sản

Việc theo dõi, quản lý công nợ là hết sức quan trọng, nó giúp doanh nghiệpnắm rõ được tình tình tài chính và đưa ra những giải pháp kịp thời Để thực hiện được

điều trên đòi hỏi kế toán công nợ phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời các khoản thanh toánphát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán, kết hợp với thời hạn thanh toán,chiết khấu nhằm thực hiện tốt quy định hiện hành và chế độ quản lý tài chính

- Đối với những khách nợ có quan hệ giao dịch mua, bán thường xuyên hoặc có

số dư Nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối niên độ kế toán, kế toán cần tiến hành kiểm tra đốichiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn nợ Nếu cần có thể yêu cầukhách hàng xác nhận số nợ bằng văn bản

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 19

- Giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán công nợ và tình hình chấp hành kỷluật thanh toán.

- Tổng hợp và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình từng loại công nợ choquản lý để có biện pháp xử lý

1.1.6 Nguyên t ắc kế toán các khoản phải thu, phải trả

- Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng,

thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán kịp thời

- Phải kiểm tra, đối chiếu theo định kỳ hoặc cuối mỗi niên độ từng khoản phảithu, phải trả phát sinh, số đã thu, đã trả; số còn phải thu, phải trả; đặc biệt là đối vớicác đối tượng có quan hệ mua bán thường xuyên, có số dư phải thu, phải trả lớn

- Đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ cần theo dõi cả nguyên tệ và quy đổi

theo đồng tiền Việt Nam Cuối mỗi kỳ đều phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá hối đoái

thực tế

- Phải chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản nợ bằng vàng,bạc, đá quý Cuối kỳ, phải đối chiếu số dư theo giá thực tế

- Phải phân loại các khoản nợ phải thu, phải trả theo thời gian thanh toán cũng

như theo từng đối tượng để có biện pháp thu hồi hay thanh toán

- Phải căn cứ vào số dư chi tiết bên Nợ (hoặc bên Có) các tài khoản phải thu,phải trả để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, tuyệt đối không

được bù trừ số dư giữa hai bên Nợ, Có với nhau

1.2 Nội dung của kế toán công nợ

1.2.1 K ế toán phải thu khách hàng

- Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá, BĐS

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 20

- Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại cáckhoản nợ, loại nợ có thể trả đúng thời hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng khôngthu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc cóbiện pháp xử lý những khoản nợ phải thu không đòi được.

- Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo sự thoả thuậngiữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư đã giao; dịch

vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua cóthể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao

(Nguồn:http://www.slideshare.net/pnquang/4-ke-toan-cac-khoan-phai-thu-5975418,

xem ngày 12/02/2012) 1.2.1.1 Tài khoản sử dụng

Tài khoản sử dụng để hạch toán là TK 131, tài khoản phản ánh tình hình tănggiảm các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm,hàng hoá, TSCĐ Đồng thời phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầuXDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành Nội dung

hạch toán bên Nợ và Có (Xem ph ụ lục 01) Tùy vào số dư Nợ hay số dư Có mà phản

ánh vào phần Tài sản hay Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán

Trang 21

TK 111,112 CKTT cho khách hàng

Các khoản chi hộ khách hàng TK 139,642

Xử lý xóa nợ

SDCK SDCK

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán phải thu khách hàng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 22

1.2.2 K ế toán khoản phải trả người bán

- Những vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng cuối tháng vẫn chưa

có hoá đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi

nhận được hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán

- Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng các khoảnchiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán của người cung cấp ngoài hoá đơn mua hàng

(Nguồn:http://www.slideshare.net/pnquang/no-phai-tra-1, xem ngày 12/02/2012) 1.2.2.1 Tài khoản sử dụng

Tài khoản sử dụng để hạch toán là TK 331, tài khoản phản ánh tình hình tănggiảm các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hoá, ngườicung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, hay về các khoản nợ phải trả cho

người nhận thầu xây lắp chính, phụ Nội dung hạch toán bên Nợ và Có (Xem ph ụ lục 02) Tùy vào số dư Nợ hay số dư Có mà phản ánh vào phần Tài sản hay Nguồn vốn

trên Bảng cân đối kế toán

Việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TK 331 được thể

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 23

hiện cụ thể ở sơ đồ 1.2 như sau:

TK 331

SDĐK SDĐK

Thanh toán tiền hàng, Mua vật tư, hàng hóa TSCĐ

trả trước cho bên bán

Theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, doanh nghiệp được áp dụng một

trong năm hình thức kế toán sau:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 24

- Hình thức kế toán Nhật ký chung

- Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái

- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

- Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ

- Hình thức kế toán trên máy vi tính

Tại đơn vị sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính dựa trên hình thức Nhật ký

– Chứng từ Do đó, tôi sẽ tìm hiểu sâu về hình thức Nhật ký – Chứng từ Trình tự ghi

sổ được thể hiện như sơ đồ sau:

: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi chép theo hình thức Nhật ký – Chứng từ

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ, bảng phân bổ, lấy số liệu ghi trực tiếp vàocác Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan Cuối tháng lấy số liệu

Bảng tổng hợpchi tiết

Chứng từ gốc

Sổ chi tiếtNhật ký – Chứng từ

Sổcái

Báo cáo tài chínhBảng kê

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 25

tổng cộng của Bảng kê để vào Nhật ký chứng từ và tiến hành đối chiếu kiểm tra giữacác sổ Từ Nhật ký chứng từ, cuối tháng khóa sổ và lấy số liệu để lên Sổ cái Từ sổ kếtoán chi tiết lên bảng tổng hợp chi tiết Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêuchi tiết trong Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng đểlập báo cáo tài chính.

1.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

1.3.1 S ự cần thiết của việc phân tích tình hình và khả năng thanh toán

Hoạt động SXKD của doanh nghiệp là quá trình gắn liền với việc thu, chi Việc

tăng hay giảm các khoản phải thu, phải trả có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu nguồn vốn

của một doanh nghiệp Khi mà các khoản phải trả của doanh nghiệp cao có nghĩa hoạt

động SXKD của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn lực bên ngoài, điều đó

không tạo được tính chủ động trong nguồn vốn để sản xuất và nó ảnh hưởng đến khả

năng thanh toán Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm rõ tình hình tuổi nợ các

khoản phải thu, phải trả để phân tích và đưa ra chính sách thu hồi, quản lý nợ hiệu quả,giảm các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi đồng thời thanh toán các khoản nợ kịp thời,

đảm bảo khả năng thanh toán và duy trì được một cơ cấu nguồn vốn hợp lý nhất

1.3.2 M ục tiêu của việc phân tích tình hình và khả năng thanh toán

- Giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được tình hình và khả năng thanh toán trongcác kỳ kinh doanh trước Từ đó giúp nhà quản lý đưa ra đự đoán về tình hình và khả

năng thanh toán trong tương lai và đưa ra các quyết định về tình hình thanh toán để

phù hợp với thực tế kinh doanh

- Kết quả phân tích là công cụ để đánh giá và kiểm soát tình hình tài chính củadoanh nghiệp

1.3.3 Các ch ỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ

(1) Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả

Tỷ lệ này phản ánh quan hệ giữa các khoản phải thu so với các khoản phải trảcủa doanh nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 26

Tổng các khoản phải thu

Tỷ lệ các khoản phải thu/phải trả = *100%

Tổng nợ phải trảNếu tỷ lệ này > 100% chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều.Nếu tỷ lệ này < 100% chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng nhiều vốn

Tỷ lệ cao hay thấp được đánh giá là tốt thì còn phù thuộc vào đặc điểm, ngànhnghề kinh doanh, hình thức sở hữu vốn của doanh nghiệp Thực tế cho thấy số đichiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh và

đều ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

(2) Vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay được bao nhiêuvòng Công thức tính:

Trong đó, số dư bình quân các khoản phải thu được tính như sau:

Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý các khoản phải thu và hiệu quả thu hồi nợ.Nếu số vòng quay lớn chứng tỏ việc thu hồi tiền kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn, điềunày tốt cho doanh nghiệp Tuy nhiên nếu hệ số quá cao chứng tỏ chính sách thanh toánquá chặt chẽ và sẽ không hấp dẫn khách mua hàng

(3) Kỳ thu tiền bình quân

Thời gian của kỳ phân tích

Kỳ thu tiền bình quân (ngày)

Số vòng quay các khoản phải thu

=

=

Số dư bình quân các

khoản phải thu

Số dư KPT đầu kỳ + Số dư KPT cuối kỳ

2

Số vòng quay các

khoản phải thu =

Doanh thu bán chịu

Số bình quân các khoản phải thu

(vòng)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 27

Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanhnghiệp ít bị chiếm dụng vốn Ngược lại chỉ tiêu này càng dài chứng tỏ tốc độ thu tiềnhàng càng dài, thời gian doanh nghiệp bị chiếm dụng càng lớn.

(4) Số vòng quay các khoản phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ phân tích các khoản phải trả quay được bao nhiêuvòng Công thức tính:

Trong đó, số dư bình quân các khoản phải trả được tính như sau:

Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đichiếm dụng vốn, uy tín của doanh nghiệp được nâng cao Ngược lại chỉ tiêu này thấp,chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng chậm, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn nhiều,

ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp

(5) Kỳ trả tiền bình quân

Chỉ tiêu này càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng càng nhanh, khả

năng tài chính của doanh nghiệp càng ổn định Nếu chỉ tiêu này quá cao, chứng tỏ tốc

độ thanh toán tiền hàng chậm, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn nhiều, ảnh hưởng tới

uy tín của doanh nghiệp

(6) Hệ số nợ

Số vòng quay các

khoản phải trả =

Giá vốn hàng bán +/- Lượng tăng giảm HTK

Số dư KPTr đầu kỳ + Số dư KPTr cuối kỳ

Thời gian của kỳ phân tích

Số vòng quay các khoản phải trả

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 28

Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp thì cómấy đồng nợ phải trả Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chínhcàng thấp, doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc thuyết phục các nhà tín dụng cho vay.

(7) Hệ số tự tài trợ

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự đảm bảo và mức độ độc lập về mặt tài chínhcủa doanh nghiệp Chỉ tiêu cho biết trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồnvốn chủ sở hữu chiếm mấy phần Hệ số càng lớn chứng tỏ khả năng tự đảm bảo vềmặt tài chính càng cao và ngược lại

1.3.4 Các ch ỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

(1) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệptrong kỳ báo cáo Công thức tính:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo.Chỉ tiêu này càng cao, khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt, góp phần ổn

định hoạt động tài chính thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển và ngược lại

(2) Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (ngắn hạn)

Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn sẽ đảm bảo cho một đồng

nợ ngắn hạn Công thức tính:

Hệ số tựtài trợ

Trang 29

Chỉ tiêu càng cao cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của đơn vị càng tốt

và ngược lại Tuy nhiên nếu quá cao lại không tốt vì đơn vị đầu tư quá mức vào TSNH

(3) Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đối với cáckhoản công nợ ngắn hạn Công thức tính:

Chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo,tuy nhiên chỉ tiêu cao kéo dài dẫn tới vốn bằng tiền bị nhàn rỗi, ứ đọng nên hiệu quả

sử dụng vốn thấp Chỉ tiêu thấp quá chứng tỏ doanh nghiệp không có đủ khả năngthanh toán các khoản nợ Trường hợp chỉ tiêu này thấp kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uytín của doanh nghiệp và có thể dẫn tới bị giải thể hoặc phá sản

(4) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (TIE)

Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệptốt, khi đó doanh nghiệp không chỉ có khả năng thanh toán lãi vay mà còn thanh toán

nợ gốc vay, chứng tỏ tiền vay đã sử dụng có hiệu quả Khi tỷ lệ sinh lời của vốn đầu tưcao hơn lãi suất vay ngân hàng thì doanh nghiệp có thể tiếp tục vay thêm đầu tư vàohoạt động kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao

(Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, 2008 – PGS.TS Nguyễn Năng Phúc)

1.3.5 Phương pháp phân tích tình hình và khả năng thanh toán

- Phương pháp so sánh: nhằm nghiên cứu sự biến động và mức độ biến động củatừng chỉ tiêu Việc so sánh sẽ xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động

tương đối trên các chỉ tiêu cần so sánh

Hệ số khả năng

thanh toán nhanh =

Tiền và các khoản tương đương tiền

Trang 30

 Mức biến động tương đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu ở kỳ này

với trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc và có điều chỉnh với trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc

Việc so sánh có thể được thực hiện bằng cách so sánh dọc để thấy tỷ trọng củatừng chỉ tiêu so với tổng thể, hay so sánh ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổicủa một chỉ tiêu nào đó

- Phương pháp phân tích tỷ số

Tỷ số là công cụ phân tích khá phổ biến Một tỷ số là mối quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu

Phương pháp này yêu cầu phải xác định các ngưỡng, các định mức để nhận xét,đánh giá trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.Chương 1 đã đưa ra các vấn đề mang tính chất lý luận là nền tảng để tìm hiểu,đánh giá thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình, khả năng thanh

toán tại Công ty Cổ phần Sinh Quyền Asia Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm gópphần hoàn thiện công tác kế toán và khả năng thanh toán tại Công ty

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH, KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN SINH QUYỀN ASIA

2.1 Tổng quan về công ty CP Sinh Quyền Asia

2.1.1 L ịch sử hình thành và phát triển

Công ty CP Sinh Quyền Asia được thành lập năm 2009 theo giấy đăng ký kinhdoanh số 3100488315, do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Bình cấp

- Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty Cổ phần sinh quyền ASIA

- Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: SINH QUYEN ASIA JOINT STOCKCOMPANY

- Trụ sở: số 08 Đoàn Thị Điểm, TP Đồng Hới, T.Quảng Bình

- Vốn Điều lệ: 16.000.000.000 đồng (Mười sáu tỷ đồng)

- Người đại diện: CT HĐQT kiêm Giám đốc Lê Văn Doanh

Trong đó, cổ đông lớn nhất là Tổng công ty CP Đại Trường Phát, chiếm 60% cổ

phần toàn Công ty

Từ ngày hoạt động đến nay, Công ty không ngừng phát triển và mở rộng kinhdoanh, từ số lượng khách hàng khoảng 20 đơn vị năm 2009, đến nay lượng khách hàng

tăng lên gần 150 đơn vị; phân xưởng sản xuất từ không có sự chia tổ đến nay đã được

bố trí các tổ một cách khoa học

Mới thành lập năm 2009 nhưng Công ty có sự hỗ trợ rất lớn từ Tổng công ty mẹ

-Đại Trường Phát, đây là một lợi thế so với các doanh nghiệp khác, việc khai thác thịtrường và tìm kiếm nguồn nguyên liệu, vật tư để phục vụ hoạt động sản xuất kinh

doanh không gặp nhiều khó khăn Điều này được thể hiện ở kết quả sản xuất kinhdoanh trong những năm đầu của Công ty đều đạt lợi nhuận dương Trên đà phát triển,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 32

bàn tỉnh Đặc biệt đội ngũ quản lý tại Công ty cũng đã có nhiều kinh nghiệm vì đãtừng làm việc tại Đại Trường Phát, do đó công tác quản lý ban đầu được tổ chức khákhoa học.

Bên cạnh đó, Công ty cũng gặp một số khó khăn nhất định như môi trường kinhdoanh tại địa bàn tỉnh khá khó khăn, chất lượng nguồn lao động có trình độ khá thấp,

hơn nữa các phân xưởng sản xuất của Công ty được bố trí ở địa điểm khá xa trung tâm

thành phố nên quá trình tiêu thụ và vận chuyển diễn ra phức tạp và tốn nhiều chi phí.Phát huy những điểm mạnh, khắc phục những khó khăn toàn thể Công ty đã bước đầukhẳng định hình ảnh trên địa bàn tỉnh và ngày càng có những bước phát triển vững chắc

2.1.2 Đặc điểm các loại hình kinh doanh của Công ty

Công ty CP Sinh Quyền Asia đăng ký kinh doanh các ngành nghề sau:

- Mua bán và lắp ráp các sản phẩm bằng nhôm, kính, inox, sắt: Mặt dựng, vách

ngăn, cửa, cầu thang Sản xuất và lắp ráp cửa gỗ, cửa sắt, cửa nhựa lõi thép

- Sản xuất kinh doanh các loại sơn nhôm tỉnh điện mang nhãn hiệu Asia

- Bán buôn kính xây dựng, vật liệu xây dựng: nhôm, sắt, thép, inox, gỗ

- Kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất các sản phẩm nhôm kính

- Tư vấn xây dựng các khu dân cư, đô thị, các công trình dân dụng

- San lắp mặt bằng, khai thác đá, cát sỏi, đất sét và cao lanh Mua bán nông lâmsản nguyên liệu, nông lâm sản thô chưa qua chế biến, nông sản sơ chế

- Kinh doanh bất động sản, địa ốc kim loại màu, dịch vụ ủy thác xuất nhậpkhẩu sản xuất kinh doanh các loại ô tô, xe máy, giấy

- Kinh doanh ăn uống, khách sạn, vận tải

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý của Công ty CP Sinh Quyền Asia có khoảng 12 người, được tổchức quản lý theo mô hình chỉ đạo trực tuyến kết hợp thực hiện theo quy chế của

Công ty đề ra Trong đó, Ban Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động của bộ

máy quản lý và toàn Công ty Ban Giám đốc bao gồm: Giám đốc và Phó giám đốc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 33

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty

- Giám đốc: Điều hành chung toàn bộ hoạt động SXKD của Công ty, chịu tráchnhiệm cuối cùng về kết quả sản xuất, trực tiếp chỉ đạo và điều hành bộ máy quản lýcũng như toàn Công ty

- Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc về mọi hoạt động SXKD, chịutrách nhiệm trước Giám đốc về kết quả các mặt công tác do mình phụ trách Thay mặt

Giám đốc điều hành các hoạt động khi Giám đốc đi vắng, duy trì nền nếp, giờ giấc làm

việc của Công ty

- Phòng tổ chức - hành chính: thực hiện nhiệm vụ quản lý lao động, sắp xếp nhân

sự theo yêu cầu kế hoạch sản xuất, tổ chức tuyển dụng lao động đáp ứng nhu cầunguồn lực cho Công ty phù hợp với nhiệm vụ SXKD từng giai đoạn, xét khen thưởng,

kỷ luật, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môncủa cán bộ, công nhân viên

- Phòng tài chính - kế toán: thực hiện công tác kế toán, đóng góp ý kiến cho banGiám đốc trong công tác quản lý tài chính - kế toán; huy động, sử dụng nguồn lực củaCông ty đúng mục đích, hiệu quả Hướng dẫn các chế độ và quy trình hạch toán đếncác bộ phận liên quan, giám sát các hoạt động tài chính

- Phòng nghiệp vụ kinh doanh: lập kế hoạch SXKD, báo cáo tổng hợp kết quả

Phòng tổ chức

hành - chính

Phòng tàichính - kếtoán

Trang 34

cứu thị trường, tập hợp các thông tin liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh của Công ty,tham mưu kịp thời cho lãnh đạo các chiến lược SXKD ngắn và dài hạn đạt hiệu quả.Tuy mỗi phòng ban hoạt động mang tính độc lập về nghiệp vụ nhưng luôn cómối quan hệ qua lại trong hoạt động SXKD Thông qua cơ cấu tổ chức này ban Giám

đốc chỉ huy, giám sát và có thể khuyến khích, động viên cán bộ cấp dưới, nhân viên

phát huy khả năng của mình, song vẫn thực hiện được chế độ một thủ trưởng

- Phân xưởng sản xuất: Công ty CP Sinh Quyền Asia có một phân xưởng sảnxuất Phân xưởng bao gồm 4 tổ: tổ gián tiếp, tổ đóng gói, tổ sơn, tổ cẩu

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bố trí sản xuất

Ch ức năng nhiệm vụ của các tổ:

- Tổ gián tiếp bao gồm: thủ kho, kế toán phân xưởng, quản đốc với chức năngtheo dõi nhập xuất hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp sản xuất, quản lý, giámsát công việc, thái độ làm việc của người lao động

- Tổ sơn: có chức năng theo dõi buồng sơn, chịu trách nhiệm về màu sơn và chất

lượng sản phẩm

- Tổ đóng gói: có nhiệm vụ phân loại và đóng gói sản phẩm, hoàn thành giai

đoạn cuối sau khi giai đoạn gia công hoàn thành

- Tổ cẩu: có nhiệm vụ vận chuyển, bốc nguyên vật liệu lên giá trước khi vàobuồng sơn và bốc thành phẩm để đem đi tiêu thụ

Trang 35

2.1.4 Khái quát ngu ồn lực của công ty qua 3 năm từ 2009 - 2011

2.1.4.1 Tình hình sử dụng lao động

Qua bảng 2.1 ta thấy tổng số lao động của Công ty qua 3 năm có biến động thất

thường, lúc tăng, lúc giảm Cụ thể, năm 2010 so với năm 2009 tăng thêm 5 ngườitương ứng tăng 10,00%; năm 2011 so với năm 2010 lại giảm 10 người tương ứng

giảm 18,18% Nguyên nhân của biến động này phù hợp với tình hình hoạt động củaCông ty Sau năm đầu thành lập, Công ty đã có những thành công nhất định do đó

năm 2010 Công ty quyết định mở rộng quy mô sản xuất, thuê thêm lao động để phục

vụ hoạt động sản xuất Kế hoạch mở rộng sản xuất vẫn được Công ty thực hiện tại

năm 2011, khi mà lượng lao động đầu năm tăng đáng kể so với 2010, tuy nhiên do

những biến động bất ổn của nền kinh tế và ngày càng có nhiều doanh nghiệp đượcthành lập trên địa bàn tỉnh, nên trong suốt năm 2011 số lao động xin nghỉ và tự ý nghỉ

là khá nhiều Cùng với biến động của số lượng lao động thì trình độ lao động tại Công

ty cũng có biến động lúc tăng, lúc giảm Cụ thể, trình độ lao động bậc đại học, cao

đẳng trung cấp năm 2010 so với năm 2009 đều có sự gia tăng, tuy nhiên tốc độ tăng

của bậc cao đẳng, trung cấp là cao hơn so với bậc đại học Đây là tín hiệu khá khả

Bảng 2.1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2009 – 2011

Trang 36

quan tâm và khắc phục Tuy nhiên, sang năm 2011 do biến động giảm của số lượng

lao động kéo theo biến động giảm của các bậc lao động, nhưng tốc độ giảm của bậcđại học nhỏ hơn bậc cao đẳng, trung cấp Trong khi trình độ lao động bậc đại học, caođẳng, trung cấp có biến động tăng, giảm thì trình độ lao động phổ thông tại Công ty lại

có xu hướng giảm qua các năm và tốc độ giảm năm sau cao hơn năm trước Cụ thể,năm 2010 giảm gần 5% so với năm 2009, thì sang năm 2011 giảm đến 35% so vớinăm 2010 Điều này thể hiện Công ty đang ngày càng nâng cao chất lượng nguồn laođộng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Như vậy trong 3 năm qua, số lượng và chất lượng lao động của Công ty đều có

biến động thất thường nhưng nó phù hợp với môi trường kinh doanh hiện nay Vì vậy,trong những năm tới khi nền kinh tế được ổn định, Công ty nên quan tâm đến đời sốngtinh thần, mức lương của người lao động để hạn chế việc công nhân tự ý bỏ việc và

thu hút được nhiều lao động có chất lượng hơn, vì xét đến cùng sự thành bại của mộtđơn vị được quyết định bởi chất lượng nguồn lao động

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 37

2.1.4.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn

Qua bảng số liệu 2.2, ta thấy hình tài sản – nguồn vốn của Công ty qua 3 năm

đều tăng Cụ thể năm 2010, tổng tài sản tăng 10,70 tỷ, tương đương 63,69% so vớinăm 2009; năm 2011, tổng tài sản tăng gần 2,09 tỷ, tương đương tăng 7,60%

Nguyên nhân của việc tăng tổng tài sản là do sự tăng lên của TSNH và TSDH

Sở dĩ có sự tăng lên của TSNH là do sự tăng lên của khoản mục như tiền và các khoản

tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, TSNH khác Cụ thểnăm 2010, TSNH tăng gần 7,05 tỷ tương đương tăng 63,13% so với năm 2009; năm

2011 TSNH tăng 0,10 tỷ tương đương tăng 0,57% Nguyên nhân của biến động tăng làCông ty đang dần mở rộng quy mô với mong muốn đạt được kết quả kinh doanh tốt

Bảng 2.2: TÌNH HÌNH TÀI SẢN - NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM 2009-2011

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty Cổ phần Sinh Quyền Asia)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 38

ty tăng do sự gia tăng của nhiều chỉ tiêu như: tiền và các khoản tương đương tiền,

hàng tồn kho, các khoản phải thu Đến năm 2011, tổng tài sản cũng tăng nhưng không

đáng kể, đa số các chỉ tiêu như tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu

ngắn hạn, TSNH khác đều giảm; mà nguyên nhân chính là do tăng lượng hàng tồn

kho, do đó Công ty cần quan tâm đến chính sách bán hàng để tránh ứ đọng vốn

Bên cạnh sự gia tăng của TSNH thì TSDH của Công ty qua 3 năm có sự gia tăng

đáng kể So với năm 2009, năm 2010 TSDH tăng gần 3,86 tỷ tương đương tăng71,77%; năm 2011 TSDH tăng 1,98 tỷ tương đương 21,49% Nguyên nhân chủ yếu là

do Công ty đầu tư, mua sắm thêm TSCĐ để phục vụ quá trình sản xuất

Nhìn chung, trong tổng giá trị tài sản của Công ty, TSNH luôn chiếm tỷ trọngcao từ năm 2009 đến năm 2011 lý do là Công ty mới thành lập, công việc chính là giacông nhôm, mạ nhôm vì vậy việc đầu tư nhiều vào TSCĐ là chưa cần thiết

Cùng với sự gia tăng của tổng tài sản, là sự gia tăng của tổng nguồn vốn Trongtổng nguồn vốn của đơn vị thì cũng có sự biến động giữa các khoản mục Năm 2009,

cơ cấu tổng nguồn vốn chủ yếu là VCSH chiếm 62,55% so với tổng nguồn vốn Tuynhiên sang năm 2010, năm 2011, cơ cấu trong tổng nguồn vốn có sự thay đổi; mặc dù

NPT, VCSH đều tăng nhưng tỷ trọng NPT cao hơn VCSH Cụ thể, năm 2010 NPTchiếm tỷ trọng 58,37%; năm 2011 NPT chiểm tỷ trọng 59,00% Theo BCKQKD, năm

2010 Công ty kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận tăng cao nhưng việc NPT chiểm tỷtrọng cao trong tổng nguồn vốn thì vẫn chưa tốt Vì vậy, đòi hỏi Công ty cần có chínhsách quản lý để giảm bớt các khoản nợ và duy trì một cơ cấu vốn hợp lý

Tóm lại, tình hình tài sản – nguồn vốn qua 3 năm đều có sự gia tăng và đó là tínhiệu tốt trong hoạt động kinh doanh của Công ty Nó thể hiện khả năng cũng như tiềmlực kinh tế của doanh nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 39

2.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Qua số liệu bảng 2.3, ta thấy doanh thu thuần của Công ty qua 3 năm có sự biến

động không đồng đều Cụ thể, năm 2010 doanh thu thuần tăng 33,42 tỷ tương đương

Bảng 2.3: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty cổ phần sinh quyền ASIA)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 40

doanh nghiệp có sự tăng trưởng mạnh khi doanh thu tăng một cách đáng kể so với

năm 2009, điều đó thể hiện hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty Tuynhiên, sang năm 2011, doanh thu Công ty có sự sụt giảm, nhưng biến động giảm nếu

xét một cách khách quan thì đó là biến động chung của nền kinh tế, vì năm 2011 nềnkinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát biến động mạnh, giá cả không ngừng tăng cao Cùng với biến động của doanh thu thuần, thì Giá vốn hàng bán qua 3 năm cũng có sựbiến động tương đồng Năm 2010, GVHB tăng gần 32,29 tỷ tương đương tăng134,82%; năm 2011, GVHB giảm gần 27,11 tỷ tương đương giảm 48,20%

Năm 2010 doanh thu thuần của Công ty tăng rõ rệt nhưng Công ty cần phải chú

ý vào khoản mục GVHB, vì theo số liệu ta thấy, tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơntốc độ tăng của chi phí, đến năm 2011 dù doanh thu thuần giảm nhưng tốc độ giảmdoanh thu nhỏ hơn tốc độ giảm chi phí, tức là năm 2011 đơn vị đã nổ lực trong vấn đềtiết kiệm chi phí, so với năm 2010 thì chi phí giảm mạnh hơn so với biến động giảmcủa doanh thu Đây là một tín hiệu tốt vì trong điều kiện kinh tế đầy biến động, tìnhhình lạm phát không ngừng tăng cao nhưng toàn thể Công ty đã có những nổ lực trongviệc tiết kiệm và cắt giảm những chi phí không cần thiết Biến động không ổn địnhcủa DTT, GVHB qua 3 năm dẫn đến sự biến động của lợi nhuận gộp Cụ thể, năm

2010 lợi nhuận gộp tăng gần 1,14 tỷ tương đương tăng 74,65%, năm 2011 lợi nhuậngộp giảm 85,47 trđ, tương đương giảm 3,21% Năm 2010 lợi nhuận gộp mặc dù có

tăng so với năm 2009, nhưng tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tốc độ tăng của

doanh thu, lý do như đã phân tích ở trên vì tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăngchi phí, kéo theo lợi nhuận gộp tăng nhưng chưa tương xứng là vậy Đến năm 2011vấn đề đó đã được khắc phục khá tốt khi doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phítrong khâu gia công sản phẩm, vì vậy dù lợi nhuận gộp có giảm 3,21% nhưng khá nhỏ

và có thể chấp nhận vì là xu hướng chung và do những điều kiện khách quan tác động.Nhìn nhận một cách khách quan thì đây được xem là một thành công trong hoạt độngsản xuất kinh doanh tại đơn vị, vì so với tốc độ giảm của doanh thu thuần thì tốc độgiảm của lợi nhuận gộp là rất nhỏ, đó là kết quả đáng khen ngợi của toàn đơn vị trong khâutìm kiếm nguồn vật liệu tốt mà giá cả hợp lý nhằm phục vụ tốt hơn cho khâu sản xuất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Ngày đăng: 12/01/2017, 21:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. T.S Phan Đức Dũng (2006), Kế toán tài chính, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán tài chính
Tác giả: T.S Phan Đức Dũng
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2006
2. T.S Hồ Phan Minh Đức (2008), Giáo trình kế toán Kế toán tài chính I, Đại học kinh tế, Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán Kế toán tài chính I
Tác giả: T.S Hồ Phan Minh Đức
Năm: 2008
3. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích báo cáo tài chính
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Năng Phúc
Nhà XB: Nhàxuất bản Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội
Năm: 2008
4.T.S Phan Thị Minh Lý (2007), Giáo trình Nguyên lý kế toán, Đại học kinh tế, Đại học Huế Khác
5. Quyết định 15/QĐ – BTC ban hành 20/03/2006 và một số thông tư, hướng dẫn do Bộ tài chính ban hành Khác
6. Một số khóa luận của các anh chị khóa trước Khác
7. Một số trang website như: Webketoan.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w