- Tại các bệnh viện hạng I, II, III: Vị trí, tổ chức, nhiệm vụ của phòng, nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng phòng Điều dưỡng trưởng bệnh viện và Điều dưỡng trưởng khoa đã được xác định rõ
Trang 1Đề cương Quản lý y tế có trả lời
Câu 1 : Trình bày những quan điểm cơ bản của Đảng về công tác chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe nhân dân
1.1.1 Quan điểm chỉ đạo
- Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồnnhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ
- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
- Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công bằng trong CSSK, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giầu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người giàu; công bằng trong đãi ngộ đối với CBYT
- Thực hiện chăm sóc sức khoẻ toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng và tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ Phát triển đồng thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu; kết hợp đông y và tây y
- Xã hội hóa các hoạt động CSSK gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước; thực hiện tốt việc trợ giúp cho các đối tượng chính sách và người nghèo trong chăm sóc
và nâng cao sức khỏe
Trang 2Câu 2 : Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế và tầm nhìn đến năm 20202.1 Mục tiêu : bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Phòng, chống dịch chủ động, tích cực, không để dịch lớn xảy ra
- Dự báo, kiểm soát và khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm và các tác nhân truyền nhiễm gây dịch, nhất là các dịch bệnh mới phát sinh
- Phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, tai nạn gây thương tích
- Khống chế số người nhiễm HIV/AIDS ở mức dưới 0,3% dân số vào năm 2010
và không tăng hơn trong các năm sau
2.1.2 Đầu tư, sắp xếp lại mạng lưới khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng theo hướng:
- Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh theo cụm dân cư không phân biệt địa giớihành chính; các đơn vị chuyên môn y tế ở địa phương được quản lý theo ngành, bảo đảm cho mọi người dân tiếp cận một cách thuận lợi với các dịch vụ khám, chữa bệnh tại các tuyến
- Bảo đảm tính hệ thống và tính liên tục trong hoạt động chuyên môn của từng tuyến điều trị và sự phát triển cân đối, hợp lý giữa các bệnh viện đa khoa và
giường (có 5 giường của bệnh viện tư nhân)
- Củng cố và hiện đại hoá các bệnh viện y học cổ truyền hiện có tại tuyến trung ương đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng I; xây dựng bệnh viện y học cổ truyền ở những
Trang 3tỉnh chưa có bệnh viện y học cổ truyền, vừa làm cơ sở điều trị, vừa là cơ sở thực hành cho các trường đào tạo CBYT chuyên ngành y dược học cổ truyền.
2.1.3 Củng cố và hoàn thiện mạng lưới YTCS, nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế thiết yếu
2.1.4 Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn
Câu 3 : Mô hình chung của tổ chức y tế việt nam:
Dựa theo tổ chức hành chính.\
Mạng lưới được chia thành 4 tuyến: Trung ương, tỉnh, quận/ huyện, xã/ phường.Tuyến sau có trách nhiệm chỉ đạo, hỗ trợ tuyến trước, tuyến trước có trách nhiệm báo cáo đầy đủ các thông tin cho tuyến sau để làm tốt việc quản lý
Tổ chức theo khu vực dân cư: những cơ sở làm công tác khám chữa bệnh như bệnh viện, các phòng khám, nhà hộ sinh… có thể tổ chức theo khu vực dân cư để thuận tiện cho dân
Mạng lưới còn được chia làm 2 khu vực
Khu vực chuyên sâu với nhiệm vụ:
+ Từng bước đi vào khoa học kỹ thuật cao
+ Sử dụng các kỹ thuật cao, thích hợp với Việt Nam đi sâu vào nghiên cứu khoa học và chỉ đạo khoa học kỹ thuật cho địa phương, hỗ trợ giải quyết khó khăn vượt khả năng của y tế phổ cập
+ Đào tạo CBYT cho phổ cập
Khu vực phổ cập (bao gồm cả YTCS) với nhiệm vụ:
+ Bảo đảm nhu cầu BVSK cho nhân dân hàng ngày
+ Sử dụng các kỹ thuật thông thường phổ biến
+ Khu vực này từ tuyến tỉnh trở xuống đến y tế xã/phường
Trang 4+ YTCS chỉ gồm y tế huyện, xã
Mạng lưới còn hình thành theo nhiều thành phần kinh tế
- Mạng lưới YTCS chủ yếu là tuyến huyện, xã thuộc khu vực y tế phổ cập
- Các ngành cần có tổ chức y tế để phục vụ sức khỏe cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt các ngành có nhiều độc hại nặng nhọc, cường độ lao động cao
- Tất cả mạng lưới y tế trên đều chịu sự chỉ đạo của Bộ Y tế (trừ tổ chức quân y) thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cung cấp vật tư, thuốc men
Câu 4: Hệ thống tổ chức Ngành điều dưỡng Việt Nam nhiệm vụ chỉ đạo hệ thống điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên (gọi chung là điều dưỡng) trong toàn quốc
- Tại các cơ Sở y tế: Điều dưỡng trưởng Sở y tế được cơ cấu thành phó phòng nghiệp vụ y chuyên trách công tác điều dưỡng trong toàn tỉnh
- Tại tuyến y tế Quận/huyện: tùy theo số giường bệnh mà có tổ điều dưỡng trưởng hoặc Điều dưỡng trưởng bệnh viện huyện
- Tại các bệnh viện hạng I, II, III: Vị trí, tổ chức, nhiệm vụ của phòng, nhiệm
vụ và quyền hạn của trưởng phòng Điều dưỡng trưởng bệnh viện và Điều dưỡng trưởng khoa đã được xác định rõ và hoạt động ngày càng có hiệu quả
Câu 5 : Nhiệm vụ của phòng điều dưỡng bệnh viện:
- Tổ chức, chỉ đạo công tác chăm sóc bệnh nhân trong toàn bệnh viện
- Đôn đốc, kiểm tra điều dưỡng và hộ lý thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, quy chế chuyên môn và các thường quy làm việc hàng ngày, báo cáo ngay những việc đột xuất, bất thường và đề xuất biện pháp để trình giám đốc bệnh viện giải quyết kịp thời
- Lập chương trình và tổ chức huấn luyện để nâng cao kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng thực hành và giáo dục y đức cho điều dưỡng và hộ lý trong bệnh viện, tham gia huấn luyện học sinh, sinh viên và công tác chỉ đạo tuyến
Trang 5- Kiểm tra tay nghề điều dưỡng trước khi tuyển dụng và là thành viên hội đồng tuyển dụng, thi đua, hội đồng kỷ luật và hội đồng lương của bệnh viện.
- Tham gia dự trù, phân phối kiểm tra sử dụng và bảo quản thiết bị y tế, vật tư tiêu hao cho công tác chăm sóc bệnh nhân
- Tổ chức thực hiện công tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn tại các buồng bệnh và phòng khám
- Đánh giá chất lượng chăm sóc bệnh nhân, định kỳ sơ kết, tổng kết hiệu quả chăm sóc, điều dưỡng theo sự chỉ đạo của giám đốc
Câu 6 : Trình bày định nghĩa , chức năng chính và một số đặc điểm về quản lý và
xu hướng phát triển bệnh viện của thế kỷ XXI ?
+ Định nghĩa bệnh viện: Theo Tổ chức Y tế Thế giới “Bệnh viện là một bộ phận không thể tách rời của tổ chức xã hội y tế, chức năng của nó là CSSK toàn diện cho nhân dân, cả phòng bệnh và chữa bệnh, dịch vụ ngoại trú của bệnh viện phải vươn tới gia đình và môi trường cư trú Bệnh viện còn là trung tâm đào tạo CBYT và nghiên cứu khoa học”
+ Chức năng chính của bệnh viện:
1 Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc, điều dưỡng và phục hồi chức năng
2 Đào tạo, huấn luyện CBYT, GDSK cho bệnh nhân và gia đình họ
3 Nghiên cứu khoa học về y tế
4 Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật bằng cách giúp đỡ tại chỗ, cố vấn, chuyên gia, công nghệ, nâng cao tay nghề và CSSKBĐ
5 Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch, tuyên truyền GDSK cho cộng đồng
6 Hợp tác quốc tế mở rộng mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài để trao đổi kinh nghiệm nhằm từng bước xây dựng bệnh viện hiện đại
Trang 67 Quản lý kinh tế trong y tế theo định hướng hạch toán, có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao các nguồn kinh phí, ngân sách Nhà nước cấp, bảo hiểm y tế, viện phí, viện trợ
+ Một số đặc điểm về quản lý và xu hướng phát triển bệnh viện của thế kỷ XXI
- Việc điều trị ngoại trú ngày càng tăng Xu hướng điều trị theo địa chỉ, điều trị theo yêu cầu của cá nhân ngày càng nhiều
- Từ năm 1980, tại Mỹ có trường phái quan niệm bệnh viện như một công ty nên quản lý như một doanh nghiệp
- Đầu tư về kỹ thuật công nghệ ở bệnh viện ngày càng tăng, chi phí cho chẩn đoán
và điều trị có giá thành ngày càng lớn
- Chế độ quản lý tài chính, chi phí cho việc khám chữa bệnh ngày càng được côngkhai minh bạch
- Chiến lược phát triển bệnh viện dựa trên nguồn nhân lực có kỹ thuật cao (thu hút nhân tài) để cạnh tranh ngày càng rõ nét
- Một số lực cản cho sự phát triển bệnh viện:
+ Do buông lỏng quản lý
+ Do tư duy bao cấp còn nặng nề
+ Do việc xây dựng một số bệnh viện duy ý trí
Câu 7 : Trình bày tổ chức và nhiệm vụ cụ thể của bệnh viện ?
Tổ chức bệnh viện
Bệnh viện gồm các bộ phận sau:
.1 Bộ phận hành chính gồm:
- Ban giám đốc
Trang 7- Khám và điều trị bệnh nội trú, ngoại trú
- Quản lý sức khoẻ, quản lý hồ sơ
- BHYT
- Phục hồi chức năng
- Giám định sức khoẻ, giám định bệnh tật
.2.Phòng chống bệnh dịch, chăm sóc sức khoẻ ban đầu
Trang 8- Phát hiện quản lý phòng chống các bệnh lây, bệnh lạ, làm tốt công tác vệ sinh phòng bệnh.
- Tham gia công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong cộng đồng
.3.Huấn luyện, đào tạo cán bộ
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chính trị, ngoại ngữ cho cán bộ côngnhân viên
- Hướng dẫn học sinh, sinh viên thực tập
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho tuyến trước
.4.Nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu khoa học tiên tiến trong và nước ngoài áp dụng vào công tác điều trịbệnh nhân
- Ứng dụng các kinh nghiệm y học dân tộc, kết hợp với đông y, tây y vào công tácđiều trị
- Tổ chức nghiên cứu khoa học trên thực tiễn chăm sóc bệnh nhân trong cộng đồng nhằm phát huy sáng kiến cải tiến
.5.Chỉ đạo tuyến trước
- Bồi dưỡng bổ xung kiến thức chuyên môn, giúp đỡ tuyến trước làm tốt công tác chuyên môn
Câu 8 : Nội dung và cơ chế quản lý bệnh viện ?
+ Nội dung:
- Công tác hành chính, văn thư, lưu trữ hồ sơ tài liệu
- Công tác kế hoạch
- Công tác chuyên môn: Quản lý việc thực hiện các quy định về chuyên môn, ví
dụ quy trình tiệt khuẩn, quy trình thực hiện các cuộc phẫu thuật, quy trình khám, chữa bệnh theo các chuyên khoa…, các chế độ giao ban về chuyên môn…
- Công tác tổ chức cán bộ
- Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học
Trang 9- Công tác chăm sóc, điều dưỡng
- Công tác tài chính kế toán
- Vật tư, trang thiết bị y tế
+ Cơ chế quản lý:
- Quản lý nhân lực và chế độ làm việc:
Giám đốc bệnh viện là người chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật về mọi hoạt động của bệnh viện Khi Giám đốc vắng mặt, phải ủy quyền cho Phó Giám đốc bệnh viện
- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các khoa, phòng:
Trong bệnh viện là mối quan hệ hợp tác cùng chung một mục đích phục vụ cho bệnh nhân trong khám, chữa bệnh
Câu 9 : Trình bày vị trí , biên chế và nhiệm vụ của trạm y tế xã phường ?
Vị trí của y tế xã, phường trong hệ thống y tế
Là tuyến y tế đầu tiên trực tiếp phục vụ nhân dân, chịu sự quản lý của UBND xã, phường trong công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác CS&BVBiên chế: Được xác định theo
- Địa bàn hoạt động
- Số lượng dân cư
- Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng
* Biên chế cụ thể hiện nay cho các khu vực khác nhau
Khu vực đồng bằng, trung du:
a) Những xã từ 8000 dân trở xuống được bố trí từ 03 đến 04 CBYT
Trang 10b) Những xã từ 8000 - 12000 dân được bố trí từ 04 đến 05 CBYT
c) Những xã trên 12000 dân được bố trí tối đa 06 CBYT
Khu vực miền núi, Tây Nguyên, biên giới hải đảo:
a) Xã dưới 3000 dân được bố trí 04 CBYT
b) Xã có 3000 dân trở lên được bố trí 05 đến06 CBYT
c) ở vùng cao vùng sâu miền núi, nơi xa xôi hẻo lánh chỉ cần bố trí 01 hoặc 02 Bác
sỹ hay y sỹ thường xuyên có mặt tại Trạm, số CBYT còn lại được phân công về công tác tại các bản, buôn, làng, ấp và định kỳ tổ chức giao ban tại trạm
- Tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về BVSKBMTE-KHHGĐ, bảo đảm việc quản lý thai, khám thai và đỡ đẻ thường cho sản phụ
- Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám, chữa bệnh thông th¬ường cho nhân dân tại TYT
và mở rộng dần việc quản lý sức khoẻ tại gia đình
Trang 11- Tổ chức khám và quản lý sức khoẻ cho các đối tượng trong khu vực mình phụ trách, tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự.
- Xây dựng vốn tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý Xây dựng
và phát triển thuốc nam, kết hợp y học dân tộc trong phòng và chữa bệnh
- Quản lý các chỉ số sức khoẻ và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác lên tuyến trên theo quy định thuộc đơn vị mình phụ trách
- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho CBYT thôn, làng, ấp bản và nhânviên y tế công cộng
- Tham mưu cho chính quyền xã, phường và giám đốc TTYT huyện chỉ đạo thực hiện các nội dung chuyên môn thuộc các chương trình trọng điểm về y tế tại địa phương
- Phát hiện báo cáo UBND xã và cơ quan y tế cấp trên các hành vi hoạt động y tế phạm pháp trên địa bàn để ngăn chặn kịp thời
- Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể, quần chúng, các ngành trong xã để tuyên truyền và cùng tổ chức thực hiện các nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầuSKND
Câu 10 : Nội dung quản lý chính của trạm y tế xã Phường ?
7.1 Quản lý kế hoạch
Trạm YTCS xây dựng và thực hiện theo kế hoạch hoạt động 6 tháng, một năm được UBND xã và TTYT huyện phê duyệt Ngoài ra trong quá trình hoạt động cần thiết xây dựng các kế hoạch hoạt động cho từng hoạt động cụ thể
7.2 Quản lý nhân lực, quản lý công việc, chức trách, nhiệm vụ, thời gian
Để làm tụt việc quản lý nhân lực TYT cần lập thời gian biểu của trạm và xếp thành
3 bảng:
Trang 12Bảng A: Công việc hàng ngày, các cụng việc luân phiên trong tuần.
Bảng B: Những công việc xẩy ra đều đặn trong tháng
Bảng C: Những công việc đột xuất xảy ra trong tháng
Số lượng CBYT trong biên chế nhà nước từ 3 đến 6 người (theo thông tư 08) 100% thôn bản có nhân viên y tế
Cơ cấu như sau:
- Bác sỹ/ y sỹ đa khoa (đồng bằng phải có bác sỹ)
- Nữ hộ sinh/ y sỹ sản nhi (đồng bằng phải có nữ hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi)
- Điều dưỡng (đồng bằng phải có điều dưỡng trung học trở lên)
7.3 Quản lý thông tin
- Từ các quyển sổ trên định kỳ xã tổng hợp báo cáo lên trung tâm y tế huyện theo biểu mẫu báo cáo (từ biểu 1 đến biểu 8)
- Tối thiểu phải có:
* Sổ khám thai, đỡ đẻ
* Sổ sinh đẻ kế hoạch và phụ khoa
* Sổ theo dõi sức khỏe trẻ em
Trang 13* Sổ xuất nhập thuốc
* Sổ trực và sinh hoạt trạm
* Sổ kế toán
- Hệ thống báo cáo
Báo cáo của y tế xã lên Trung tâm y tế huyện gồm:
* Báo cáo hàng ngày (đột xuất)
* Báo cáo hàng tháng
* Báo cáo hàng quý
* Báo cáo hàng năm
7.4 Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị, quản lý thuốc
- Công tác quản lý thuốc ở xã chủ yếu tập trung ở các mặt cung cấp thuốc cho trạm và cho thôn, bản
- Làm tốt công việc tiếp nhận và lưu trữ thuốc, bảo quản và phân phối hợp lý theonhu cầu và khả năng, dùng thuốc hợp lý và an toàn
- Quản lý cơ sở (nhà, trạm…), vật tư, trang thiết bị
- Vật tư, trang thiết bị của trạm phải được ghi vào trong sổ kế toán Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên trong quản lý vật tư, trang thiết bị phải được ghi vào trong quy chế làm việc của trạm
7.5 Quản lý các mặt hoạt động tại trạm: Khám bệnh, chữa bệnh, CSSKBĐ, giáo dục sức khoẻ
7.6 Quản lý NVYTTB Theo chức trách nhiệm vụ của NVYTTB tại cụm dân cư.Câu 11 : Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của người Điều dưỡng trưởng khoa
và người Điều dưỡng hành chính khoa ?
3.1 Chức năng và nhiệm vụ
- Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện
- Hàng ngày đi thăm người bệnh Nhận các y lệnh về điều trị và chăm sóc của trưởng khoa để tổ chức thực hiện
Trang 14- Quản lý buồng bệnh và kiểm tra công tác vệ sinh, vô khuẩn, chống nhiễm khuẩn
- Kiểm tra, đôn đốc điều dưỡng, hộ lý thực hiện y lệnh của bác sỹ điều trị, quy chế bệnh viện, quy định kỹ thuật Báo cáo kịp thời trưởng khoa các việc đột xuất, những diễn biến bất thường của người bệnh để kịp thời xử trí
- Lập kế hoạch và phân công công việc cho điều dưỡng, hộ lý trưởng khoa
- Tham gia công tác đào tạo cho điều dưỡng, học sinh, hộ lý và tham gia công tác chỉ đạo tuyến theo sự phân công
- Lập kế hoạch mua y dụng cụ, vật tư tiêu hao Thường xuyên kiểm tra sử dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản, vật tư theo quy định hiện hành Lập kế hoạch yêu cầu sửa chữa dụng cụ hỏng
- Kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc, công tác hành chính, thống kê và báo cáo trong khoa
- Theo dõi chấm công lao động hàng ngày và tổng hợp ngày công để báo cáo
- Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh
- Ủy viên thường trực kiêm thư ký hội đồng cấp khoa
3.2 Quyền hạn
- Phân công điều dưỡng, hộ lý đáp ứng yêu cầu của khoa
- Kiểm ta điều dưỡng, hộ lý thực hiện các quy định, quy chế bệnh viện
4 Chức năng nhiệm vụ của người Điều dưỡng hành chính khoa
- Thực hiện công tác tống kê theo quy định
- Ghi cập nhật sổ đăng ký người bệnh vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện
và tử vong
- Báo cáo tình hình người bệnh thường ngày, hàng tháng, hàng quý theo quy định
- Chuyển bệnh án đã được trưởng khoa duyệt của người bệnh đã được ra viện, tử vong đến phòng lưu trữ
- Bảo quản bệnh án, ấn chỉ và tài liệu trong khoa
- Quản lý thuốc dùng hàng ngày cho người bệnh trong khoa
Trang 15- Tổng hợp thuốc dùng hàng ngày theo y lệnh và viết phiếu lĩnh thuốc để trình trưởng khoa duyệt
- Lĩnh thuốc và bàn giao thuốc hàng ngày để điều dưỡng chăm sóc thực hiện cho từng người bệnh theo y lệnh
- Kiểm tra sử dụng thuốc trực hàng ngày và bổ sung trực theo cơ số quy định
- Thu hồi thuốc thừa để trả lại khoa dược theo quy chế sử dụng thuốc
- Tổng hợp thuốc đã dùng cho mỗi người bệnh trước khi ra viện
- Lĩnh dụng cụ y tế, văn phòng phẩm Lập hồ sơ theo dõi và cấp phát sử dụng theo kế hoạch của điều dưỡng trưởng và trưởng khoa
- Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh khi cần
- Thay điều dưỡng trưởng khoa khi được ủy quyền
Câu 12 : Chức năng nhiệm vụ của người Điều dưỡng chăm sóc và của người Điều dưỡng cộng đồng
Chức năng nhiệm vụ của người Điều dưỡng chăm sóc
- Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, đặc biệt chú ý thực hiện quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện, quy chế quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật
- Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lệnh của thầy thuốc
- Thực hiện chăm sóc người bệnh theo đúng quy định thủ thuật của bệnh viện
- Thực hiện các kỹ thuật cơ bản như: lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh, cho bệnh nhân uống thuốc, thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc, truyền dịch, kỹ thuật cấp cứutheo quy định
- Đối với những trường hợp bệnh nặng, nguy kịch phải chăm sóc theo y lệnh, báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường cho bác sỹ điều trị kịp thời xử lý
- Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu trứng bất thường của người bệnh cách xử trívào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc theo quy định
Trang 16- Bảo quản tài sản thuốc, dụng cụ y tế, trật tự và vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật trong phạm vi được phân công
- Tham gia hướng dẫn các kĩ thuật chăm sóc người bệnh cho học sinh khi được Điều dưỡng trưởng khoa phân công
- Tham gia thường trực theo sự phân công của Điều dưỡng trưởng khoa
- Động viên người bệnh an tâm điều trị
- Thực hiện tốt quy định về y đức
- Thường xuyên tự học tập, cập nhật kiến thức
6 Chức năng nhiệm vụ của người Điều dưỡng cộng đồng
- Xác định nhu cầu sức khỏe của cộng đồng, lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên và
đề ra biện pháp giải quyết
- Nhận định chính xác tình trạng sức khỏe và bệnh tật của người bệnh, gai đình vàcộng đồng
- Lập kế hoạch Điều dưỡng cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng, cùng với các nhân viên y tế khác cung cấp các dịch vụ CSSK
- Sơ cứu, cấp cứu tai nạn, thảm họa với trang bị và kỹ thuật điều dưỡng tại cộng đồng
trình y tế tại địa phương- Tham gia chăm sóc môi trường sinh sống của cộng đồng Thực hiện các chương
- GDSK hướng dẫn giảng dạy về sức khỏe cho cộng đồng, người bệnh và nhân viên Điều dưỡng thôn bản
- Huy động các gia đình và các cá nhân vào chăm sóc, nâng cao sức khỏe và phát triển cộng đồng
- Lập kế hoạch hành động, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động y tế tại địa phương
Câu 13 : Tuyên ngôn AlmaAta
1.1 Nội dung cơ bản của Tuyên ngôn
Trang 17Hội nghị quốc tế về CSSKBĐ và YTCS họp ngày 12/9/1978 tại thủ đô Kazaxtan
đã khẳng định lại: sức khỏe là quyền cơ bản của con người Để đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất cần phải tăng cường hơn nữa công tác CSSKBĐ với sự tham gia của toàn xã hội
Tuyên ngôn Alma - Ata là một văn kiện quốc tế về CSSKBĐ và có 10 nội dung cơ bản
1 Khẳng định lại khái niệm sức khỏe của Tổ chức y tế thế giới đã nêu năm 1948
và quyền con người về BVSK
2 Thừa nhận có sự chênh lệch sức khỏe một cách không thể chấp nhận được về mặt chính trị kinh tế xã hội giữa các dân tộc, các nước và ngay trong nội bộ từng nước
3 Mối liên quan tương hỗ giữa tiến độ xã hội, kinh tế và sức khỏe
4 Quyền của mọi người trong sự nghiệp BVSK
5 Trách nhiệm của Chính phủ các nước đối với sức khỏe của nhân dân
6 Nêu khái niệm CSSKBĐ
7 Nội dung và điều kiện để thực hiện CSSKBĐ
8 Các nước phải xây dựng sách lược, chiến lược và chương trình hành động thực hiện CSSKBĐ
9 Hợp tác quốc tế trong CSSKBĐ
10 Toàn nhân loại đạt được mức sức khỏe có thể chấp nhận được vào năm
2000 Nghĩa là, vào năm 2000 không còn nơi nào trên thê giới có:
o Tỉ lệ chết trẻ em 0 tuổi (IRM) > 50%o
o Tuổi thọ trung bình < 60 tuổi
1.2 Ý nghĩa của Tuyên ngôn
- Phê phán một số thiếu sót của nền y tế cổ điển :
+ Chỉ chú ý đến chữa bệnh bằng các kỹ thuật hiện đại, đắt tiền làm cho y tế xã vờivới quần chúng lao động
Trang 18+ Chú ý đến cá nhân hơn là cộng đồng và môi trường hoạt động của họ.
- Lên án sự bất công trong xã hội hiện nay và giữa các tầng lớp nhân dân trong mỗi nước: tầng lớp ưu tiên - giàu, tầng lớp nhân dân lao động nghèo - cùng cực
- Nêu cao tính nhân đạo thời đại của bản tuyên ngôn
- CSSKBĐ có khả năng thực hiện được ở đại bộ phận các nước và tính tiến bộ của nền y học cận đại: Y học dự phòng
- Nêu cao vai trò làm chủ của nhân dân trong BVSK cá nhân và tập thể ngành, liên khu vực và lượng giá các chỉ số theo dõi đánh giá công việc
- Nêu rõ mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa sức khỏe và xây dựng kinh tế - xã hội, thực hiện chiến lược con người
Câu 14 : Trình bày Định nghĩa,ý nghĩa ,nguyên tắc cơ bản của chăm sóc sức khỏe ban đầu ?
Định nghĩa
Là những chăm sóc thiết yếu dựa trên các phương pháp và kỹ thuật thực hành, có
cơ sở khoa học, được chấp nhận về mặt xã hội có thể phổ biến rộng rãi cho tất cả mọi cá nhân và gia đình trong cộng đồng, thông qua sự tham gia tích cực của họ với giá thành mà cộng đồng có thể chấp nhận được dể duy trì các giai đoạn của quátrình phát triển với tinh thần tự lực cánh sinh
Ý nghĩa
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống y tế vàquá trình phát triển kinh tế, xã hội của cộng đồng Nó là bước tiếp xúc đầu tiên giữa cá nhân, gia đình và cộng đồng với các dịch vụ CSSK đến tận nơi mà người dân sống và làm việc CSSKBĐ nghĩa là:
- CSSK cho tất cả mọi người
- CSSK tới tận gia đình chứ không phải chỉ hạn chế ở các cơ sở y tế
- Thiết lập mối quan hệ thường xuyên, liên tục với mọi người và gia đình
Trang 19- CSSKBĐ không phải là chăm sóc y tế ban đầu
- CSSKBĐ không phải chỉ tiếp xúc đầu tiên với y tế
- CSSKBĐ không phải chỉ cung cấp các dịch vụ y tế cho tất cả mọi người.Nguyên tắc cơ bản
1.Tính công bằng
- Tính công bằng đòi hỏi các cá nhân có nhu cầu như nhau được nhận các CSSK như nhau Tính công bằng không có nghĩa là cung cấp các CSSK đồng đều cho mọi thành viên của cộng đồng mà là cung cấp các dịch vụ CSSK cho những người thực sự có nhu cầu
2.Tăng cường sức khoẻ, dự phòng và phục hồi sức khoẻ
- CSSKBĐ không chỉ là chữa bệnh mà còn phải tăng cường hiểu biết của người dân về sức khoẻ và lối sống khoẻ mạnh CSSKBĐ nhấn mạnh đến việc dự phòng và loại bỏ tận gốc các nguyên nhân của bệnh tật
3.Sự tham gia của cộng đồng
- các cá nhân trong cộng đồng nhận rõ trách nhiệm của họ trong CSSK, các thành viên cộng đồng tham gia vào việc đưa ra các quyết định để giải quyết các vấn đề sức khoẻ ưu tiên và phân phối các nguồn lực y tế, quản lý cộng đồng, vận động cộng đồng trong các chiến dịch chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Cộng đồng cònđóng góp nguồn lực của họ cho công tác CSSK Cộng đồng cần quyết định những điều họ mong muốn trong công tác CSSK và làm thế nào để đạt được điều đó Sự tham gia của cộng đồng là một trong những nội dung quan trọng nhất của
CSSKBĐ
4.Kỹ thuật học thích hợp
- Điều này không có nghĩa là áp dụng các kỹ thuật thấp mà là cân nhắc tới nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu CSSK cũng như khả năng chấp nhận và duy trì các CSSK của cộng đồng
5.Phối hợp liên ngành
Trang 20- Giải quyết các vấn đề sức khoẻ của cộng đồng không thể chỉ do ngành y tế
mà cần thiết phải có sự tham gia của nhiều ngành khác Đối với nhiều người muốn tăng cường tình trạng sức khoẻ thì cần phải có những thay đổi quan trọng
Câu 15 : Trình bày các giải pháp của chương trình mục tiêu quốc gia ?
Giải pháp chung
3.1 Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hoá về CS&BVSKND nói chung và thực hiện các mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia nói riêng Các hoạt động củachương trình y tế quốc gia phải được Đảng lãnh đạo, Chính quyền quan tâm, các đoàn thể, các ngành phối hợp hành động và đông đảo tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng
Xã hội hoá các hoạt động CSSK gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước; thực hiện tốt việc trợ giúp cho các đối tượng chính sách và người nghèo trong chăm sóc và nâng cao sức khoẻ
3.2 Tăng cường tuyên truyền giáo dục với các nội dung và hình thức phù hợp để người dân hiểu biết tự chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và hăng hái thamgia các hoạt động chung của cộng đồng
3.3 Gắn liền và phù hợp thực tế với kế hoạch của Chương trình mục tiêu y tế quốc gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội từng vùng
3.4 Huy động nguồn vốn đầu tư như: Nhà nước cấp, viện trợ, vay vốn, giúp đỡ củacác tổ chức từ thiện, nhà nước và nhân dân cùng làm, sự đóng góp của nhân dân…3.5 Củng cố và phát triển mạng lưới YTCS, đảm bảo 100% số xã có TYT, nâng tỷ
lệ số xã có bác sỹ, 100% phòng khám đa khoa khu vực ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo được xây dựng kiên cố và có bác sỹ, 100% số TYT có nữ hộ sinh hoặc
y sỹ sản nhi, các TYT đều cócán bộ làm công tác dược và y học cổ truyền, chú
Trang 21trọng kiện toàn mạng lưới y tế đến từng thôn bản nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng cao, miền núi.
3.6 Phát huy truyền thống kết hợp quân dân y trong CS&BVSKND, đặc biệt là những vùng xa xôi, hẻo lánh, miền núi, vùng cao, biên gới, hải đảo
3.7 Mở rộng hợp tác, giao lưu, tranh thủ sự giúp đỡ và đầu tư nguồn lực của các nước, các tổ chức quốc tế , tiếp thu các thành tựu về khao học công nghệ và kinh nghiệm quản lý phục vụ sự nghệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân
3.8 Lồng ghép nội dung hoạt động giữa các mục tiêu chương trình y tế quốc gia vàgiữa chương trình mục tiêu, chương trình y tế quốc gia với quản lý y tế, đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ ban đầu
3.9 Chú ý chăm lo và tạo điều kiện tốt cho cán bộ, nhân viên về đời sống, học tập nâng cao trình độ để họ yên tâm phục vụ lâu dài Thường xuyên nêu cao tinh thần thái độ phục vụ, gaío dục y đức: “Thầy thuốc như mẹ hiền”
Nghiên cứu và bổ sung luật pháp để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm của người bệnh và của CBYT trong lúc làm nhiệm vụ; thực hiện bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp đối với CBYT
3.10 Thường xuyên kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của chương trình mục tiêu y
tế quốc gia, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá theo từng mục tiêu cụ thể Tăng cường công tác chỉ đạo ở tất cả các cấp
Câu 16 : Chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu Iot
4.2.1 Mục tiêu và định hướng
- Giữ vững và phát huy thành quả ở các vùng đã đạt được mục tiêu
- Hoàn thành mục tiêu thanh toán các rối loạn do thiếu Iôt gây nên, với nội dung:
+ Tỷ lệ hộ gia đình dùng muối Iot đạt trên 90%
+ Mức Iot nước tiểu trung vị đạt 10-20 mcg/dl