1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế thành phố thanh hoá

117 267 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

thức công khai cho phù hợp để đảm bảo giữ gìn bí mật quốc gia, bí mật người tốcáo, đảm bảo lợi ích của nhà nước và công dân, đảm bảo hiệu quả kiểm tra cao nhất.Khi kết luận một vấn đề ph

Trang 1

BỘ GIÂO DỤC VĂ ĐĂO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM

TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ THANH

HOÁ

CHUYÍN NGĂNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÊ SỐ: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRƯƠNG TẤN QUĐN

ĐẠI HỌC KINH TÍ́ HUÍ́

Trang 2

HUẾ - 2014

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin camđoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và cácthông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Cẩm Nhung

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kinhnghiệp trong quá trình công tác tại Cục thuế Thanh Hoá, thực tập tại Chi cục thuế

TP Thanh Hóa và sự nỗ lực cố gắng của bản thân

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các cơquan, tổ chức và cá nhân Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâusắc đến thầy giáo TS Trương Tấn Quân đã nhiệt tình dành nhiều thời gian, hướngdẫn nhiệt tình và chu đáo cho tôi trong quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứuhoàn thành luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, P.KHCN - Hợp tác quốc tế - Đàotạo SĐH, Trường ĐH Kinh tế Huế đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôitrong suốt quá trình học tập và hoàn thiện đề tài luận văn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ công chứcCục thuế Thanh Hoá và Chi cục thuế TP Thanh Hóa đã giúp đỡ tôi trong thời gianthực tập và thực hiện luận văn

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn bên cạnh độngviên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều nhưng luân văn không thể tránh khỏinhững khiếm khuyết, hạn chế Rất mong được sự góp ý chân thành của Quý thầy,

cô giáo, đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn./

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Cẩm Nhung

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Cẩm Nhung

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

Niên khóa: 2012 - 2014

Người hướng dẫn khoa học: TS Trương Tấn Quân

Tên đề tài: Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế Thành phố Thanh Hoá

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Kiểm tra thuế là một chức năng rất quan trọng của mô hình quản lý thuế theochức năng, là một hoạt động đặc thù của cơ quan thuế nhằm giám sát các hoạt độnggiao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế, một biện pháp hữu hiệu nhằm pháthiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế, dây dưa

nợ đọng thuế, góp phần tăng thu NSNN Tuy nhiên, công tác kiểm tra thuế tại Chicục thuế Thành phố Thanh Hóa trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, đòi hỏicần phải nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới và nâng cao chất lượng hơn nữa nhằmđáp ứng yêu cầu thực tiễn đề ra

2 Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích dữ liệu chuỗi thời gian đểđánh giá chất lượng công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế thành phố Thanh Hoáthời kỳ 2010 - 2012

- Sử dụng phương pháp phân tích ANOVA để đánh giá các nhân tố ảnhhưởng đến chất lượng công tác kiểm tra thuế

- Sử dụng các phương pháp cụ thể: Phương pháp thu thập số liệu; tổng hợp và

xử lý số liệu; phân tích; chuyên gia và chuyên khảo

3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản về kiểm tra thuế đồng thời thông quanghiên cứu thực trạng, chất lượng công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế Thành phốThanh Hóa , luận văn đã đề xuất và giới thiệu những giải pháp nâng cao chất lượngcông tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế Thành phố Thanh Hóa

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT

CBCC Cán bộ công chức

CQT Cơ quan thuế

CCTTP Chi cục thuế thành phố

DNNN Doanh nghiệp Nhà nước

GTGT Giá trị gia tăng

NNT Người nộp thuế

NSNN Ngân sách nhà nước

NQD Ngoài quốc doanh

QLTCC Hệ thống thông tin quản lý cấp Chi cục

TINC Hệ thống quản lý thông tin NNT

TNCN Thu nhập cá nhân

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Đội ngũ CBCC Chi cục Thuế thành phố Thanh Hóa

giai đoạn 2010 – 2012 56

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng tài sản tại CCT TP Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2012 60

Bảng 2.3: Tình hình nhân lực làm công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2012 62

Bảng 2.4: Kế hoạch kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở CQT giai đoạn 2010-2012 64

Bảng 2.5: Kết quả kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở CQT giai đoạn 2010-2012 67

Bảng 2.6: Kết quả điều chỉnh số thu thuế tại CQT sau xử lý hồ sơ khai thuế .69

Bảng 2.7: Kế hoạch kiểm tra thuế tại trụ sở NNT giai đoạn 2010 - 2012 71

Bảng 2.8: Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở NNT giai đoạn 2010-2012 73

Bảng 2.9: Kết quả kiểm tra hoàn thuế từ năm 2010 đến 2012 75

Bảng 2.10: Đánh giá về chất lượng của công tác kiểm tra thuế của các đối tượng khác nhau 77

Bảng 2.11: Đánh giá của các đối tượng về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra 79

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế iii

Danh mục chữ viêt tắt iv

Danh mục các bảng v

Mục lục vi

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA THUẾ 4

1.1 Tổng quan về kiểm tra thuế 4

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, mục đích, vai trò và ý nghĩa của Kiểm tra thuế 4

1.1.2 Nguyên tắc kiểm tra thuế 9

1.1.3 Các hình thức kiểm tra thuế 11

1.1.4 Nội dung kiểm tra thuế 13

1.1.5 Quy trình thực hiện kiểm tra thuế 17

1.1.6 Tổ chức kiểm tra thuế 31

1.1.7 Kiểm tra thuế trong hệ thống tự khai tự nộp 32

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra thuế 36

1.2.1 Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ công chức làm công tác kiểm tra thuế 36

1.2.2 Cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác kiểm tra thuế 37

1.2.3 Hệ thống pháp luật và cơ chế Quản lý thuế 38

1.2.4 Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT 39

1.2.5 Trình độ dân trí và ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của NNT 40

1.2.6 Sự hợp tác giữa các ban ngành và cơ quan hữu quan 40

1.2.7 Thời gian 41

1.3 Đặc điểm công tác kiểm tra thuế tại Việt Nam 42

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

1.4 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác kiểm tra

thuế 42

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu 42

1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác kiểm tra thuế 43

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CH CỤC THUẾ THÀNH PHỐ THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2010-2013 47

2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của Thành phố Thanh Hoá 47

2.1.1 Tình hình dân số, lao động và nguồn nhân lực 47

2.1.2 Cơ sở hạ tầng 48

2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 51

2.1.4 Tình hình phát triển văn hoá - xã hội 53

2.2 Tổng quan về Chi cục thuế Thành phố Thanh Hoá 54

2.2.1 Lịch sử hình thành 54

2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy 54

2.2.3 Đội ngũ cán bộ 56

2.2.4 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Đội kiểm tra 57

2.3 Thực trang công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế Thành phố Thanh Hoá 59

2.3.1 Cơ sở vật chất hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin 59

2.3.2 Tổ chức cán bộ làm công tác kiểm tra thuế 61

2.3.3 Tình hình thực hiện công tác kiểm tra thuế 62

2.3.3.1 Tại trụ sở Cơ quan thuế 63

2.3.3.2 Tại trụ sở Người nộp thuế 70

2.4 Đánh giá chất lượng công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế Thành phố Thanh Hoá 76

2.5 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra 78

2.6 Đánh giá chung về công tác kiểm tra thuế ở thành phố Thánh Hóa 83

2.6.1 Ưu điểm 83

2.6.2 Hạn chế 85

2.6.3 Nguyên nhân của các hạn chế trên 87

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM

TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ THANH HÓA 91

3.1 Định hướng công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế đến năm 2016 91

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế .92

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý thuế .92

3.2.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT 93

3.2.3 Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về chất cũng như về lượng 95

3.2.4 Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra 96

3.2.5 Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch kiểm tra thuế 97

3.2.6 Thời gian 99

3.2.7 Tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế và các ban ngành 99

3.2.8 Tổ chức tốt công tác sau kiểm tra 100

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101

I Kết luận 101

II Kiến nghị 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

PHỤ LỤC 105 NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Kiểm tra thuế là một chức năng rất quan trọng của mô hình quản lý thuế theochức năng, là một hoạt động đặc thù của cơ quan thuế nhằm giám sát các hoạt độnggiao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế, một biện pháp hữu hiệu nhằm pháthiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế, dây dưa

nợ đọng thuế, góp phần tăng thu NSNN Với chức năng nhiệm vụ của mình, côngtác kiểm tra thuế không chỉ đóng góp đáng kể vào việc chống thất thu thuế mà cònnhằm đảm bảo công bằng, động viên đối với các chủ thể kinh tế phát huy nguồn lựccủa mình đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động Với những nhiệm vụ rấttrọng tâm, những yêu cầu thực tiễn ngày càng nâng cao, chất lượng của công táckiểm tra thuế đòi hỏi phải nâng cao và hoàn thiện thường xuyên Tuy nhiên, côngtác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế Thành phố Thanh Hóa trong thời gian qua vẫn cònmột số hạn chế nhất định, tình hình kê khai và chấp hành pháp luật thuế của cácdoanh nghiệp trên địa bàn còn tồn tại nhiều bất cập, các hành vi vi phạm ngày càngtinh vi, tình hình giải quyết hồ sơ chưa thật sự kịp thời và chất lượng kiểm tra thuếchỉ đạt mức độ khá, dẫn đến rủi ro trong việc gây thất thu NSNN Với sự đòi hỏicần phải nghiên cứu nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng hơn nữa để đáp ứng yêu

cầu thực tiễn đề ra, tôi chọn đề tài: "Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thuế tại

Chi cục thuế thành phố Thanh Hoá" làm luận văn thạc sỹ.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Nhằm cải thiện chất lượng công tác kiểm tra thuế tại Chi cục

thuế thành phố Thanh Hóa, từ đó đảm bảo công tác thu thuế một cách hiệu quả

Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về công tác kiểm tra thuế

- Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế Thành phốThanh Hoá giai đoạn 2010-2012, trên cơ sở đó rút ra những thành tựu và nhữngnguyên nhân hạn chế của công tác kiểm tra thuế tại CCT TP Thanh Hoá

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

-Đánh giá chất lượng của công tác kiểm tra và phân tích các nhân tố ảnhhưởng đến chất lượng công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế Thành phố Thanh Hóa.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thuế tại Chi cụcthuế Thành phố Thanh Hoá trong thời gian tới

3 Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích dữ liệu chuỗi thời gian đểđánh giá chất lượng công tác kiểm tra thuế tại CCT TP Thanh Hoá thời kỳ 2010 -2012

- Sử dụng phương pháp phân tích T Test để kiểm định sự khác biệt về chấtlượng công tác kiểm tra thuế và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượngcông tác kiểm tra thuế của các nhóm đối tượng

- Sử dụng các phương pháp cụ thể: Phương pháp thu thập số liệu; tổng hợp và

xử lý số liệu; phân tích; chuyên gia và chuyên khảo

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động kiểm tra thuế tại CụcThuế, thành phố Thanh Hoá

- Số liệu thứ cấp được tập hợp trong giai đoạn 2010 - 2012

- Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn các cán bộ làm công tác kiểmtra thuế vào năm 2013

*Không gian: Thành phố Thanh Hóa

5 Kết cấu và nội dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

3 chương:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra thuế

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế Thành phốThanh Hoá

Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thuế tại Chicục thuế Thành phố Thanh Hoá

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA THUẾ

1.1 Tổng quan về kiểm tra thuế

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, mục đích, vai trò và ý nghĩa của Kiểm tra thuế

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, là công cụ có tính cưỡngchế dùng để phân phối thu nhập và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế Nộp thuếcho Nhà nước được coi là nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân

có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lãnh thổ nước ta Công tác thuthuế được coi là thu đúng, thu đủ số thuế, ngoài việc điều tiết thu nhập, đảm bảocông bằng xã hội mà còn tạo nguồn thu để duy trì bộ máy Nhà nước, giúp Nhà nướcthực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình vào hoạt động xây dựng và phát triểnchung của đất nước Với yêu cầu thực tiễn trên, hệ thống thuế Việt Nam ngày càngđược đổi mới và hoàn thiện, phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập thế giới.Việc ra đời luật quản lý thuế và sự đổi mới chính sách thuế của Nhà nướctrong thời gian vừa qua đã góp phần không nhỏ trong việc khuyến khích đầu tưtrong nước, đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát huy tích cực trêncác mặt của đời sống kinh tế-xã hội của đất nước Tuy vậy, bên cạnh những mặt tíchcực của chính sách thuế thì việc thực thi pháp luật thuế còn nhiều phức tạp và khókhăn, đó là tình trạng NNT lợi dụng những kẻ hở trong công tác quản lý thuế đểthực hiện các hành vi gian lận, lách thuế, trốn lậu thuế gây thất thoát nguồn thu choNSNN Vì vậy, công tác quản lý thuế nói chung và công tác kiểm tra thuế nói riêngtrở nên quan trọng và cấp thiết hơn.Thông qua việc kiểm tra thuế chặt chẽ giúp chođơn vị nộp thuế thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về công tác quản lýthuế, ngăn ngừa, xử lý những mặt tiêu cực, giúp tạo ra môi trường cạnh tranh lànhmạnh và bình đẳng Đồng thời giúp cơ quan Thuế thu đúng, thu đủ, thu kịp thời cáckhoản thuế cho NSNN; đảm bảo chống thất thu, gian lận và sai phạm về thuế Vậy,kiểm tra thuế là gi?

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xác định tính đầy đủ,chính xác các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế Từ đó có những đánh giá, xử lýđối với việc thực hiện pháp luật thuế của NNT và công tác quản lý, hành thu, kiểmtra của cán bộ thuế.

Kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của CQT đối với các hoạt động, giao dịchliên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chínhthuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT, nhằm bảo đảm pháp luật thuế đượcthực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội

Kiểm tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế theo môhình chức năng Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai, tự nộp thuế củaNNT, CQT thực hiện các biện pháp giám sát vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ

tự nguyện, vừa đảm bảo việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạmpháp luật thuế Kiểm tra thuế là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa

vi phạm, giúp NNT nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát tồn tại và kịp thời pháthiện các hành vi vi phạm của họ

Công tác kiểm tra thuế không chỉ có vai trò quan trọng đối với hoạt động củangành thuế mà còn có ý nghĩa lớn đối với hoạt động của toàn bộ nền kinh tế

* Một số đặc điểm của kiểm tra thuế là:

Thuế là một lĩnh vực đặc thù, kiểm tra thuế là một chức năng của công tácquản lý thu thuế nên cũng có những đặc thù riêng Theo từng giai đoạn phát triểncủa công tác quản lý thuế, hoạt dộng kiểm tra cũng có những thay đổi như: Trướcnăm 2004( trước khi ban hành cơ chế TKTN) do có nhiều nguyên nhân, công táckiểm tra mang tính chất áp đặt sự vụ và tính chủ quan của CQT, coi nhẹ các cơ sởphân tích khoa học từ các dữ liệu thu thập được Từ năm 2004, khi áp dụng cơ chếTKTN đặc biệt là sau khi có luật QLT 2006 ra đời thì có thể nói các hoạt động kiểmtra đã được đổi mới theo hướng tiến bộ hơn

- Kiểm tra thuế thực hiện trên một quy trinh cụ thể: Hoạt động QLT thống nhấttheo hệ thống ngành dọc, điều hành từ trên xuống dưới, quy trình quản lý được banhành và thực hiện theo yêu cầu và cơ chế quản lý từng giai đoạn, yêu cầu xây dựng,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

chuẩn hoá trình tự thực hiện các bước công việc phải tiến hành, quy định rõ tráchnhiệm của từng bộ phận, từng thành viên tham gia quy trình.

- Kiểm tra thuế được tiến hành trên cơ sở kỹ thuật quản lý rủi ro tuân thủ Đó

là khi NNT không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụtheo quy định của pháp luật hiện hành về kê khai, nộp thuế, sử dụng sổ sách, chứng

từ, hoặc các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế Lúc này, công tác kiểm tra sẽ sử dụngcác phương pháp và kỹ thuật phân tích để xác định, đánh giá, xếp loại rủi ro nhằmnắm bắt và thực hiện các hoạt động hạn chế rủi ro một cách có hiệu quả nhất theomục tiêu đề ra

- Chủ thể của kiểm tra có thể đồng nhất, có thể không đồng nhất với đối tượngkiểm tra Chẳng hạn,khi đơn vị tự kiểm tra thì chủ thể và khách thể kiểm tra là một

- Tính chất của Kiểm tra là một hoạt động trung tính, có thể là hoạt độngquyền lực quản lý nhà nước, mà có thể là hoạt động quản lý đơn thuần

- Đối tượng kiểm tra là các tổ chức,cá nhân trong ngành Thuế, là đối tượngnộp thuế bao gồm mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội thuộc phạm vi điều chỉnhcủa các luật thuế Kiểm tra thuế là công tác rất khó khăn,phức tạp vì nó đụng chạmtrực tiếp đến lợi ích kinh tế của đối tượng nộp thuế Để che giấu các hành vi trốnthuế, sai lầm, thiếu sót nhằm đảm bảo lợi ích vật chất của mình, các đối tượng nộpthuế thường tìm mọi biện pháp cản trở, gây khó khăn cho công tác kiểm tra của cơquan thuế

Kiểm tra thuế là công việc đòi hỏi rất cao về năng lực chuyên môn và phẩm chấtđạo đức của người cán bộ làm việc trong lĩnh vực này Để xác định đúng đắn nghĩa

vụ thuế của đối tượng kiểm tra, đòi hỏi người cán bộ thuế không chỉ nắm chắccác luật thuế mà còn phải nắm bắt được bản chất của các hoạt động kinh tế của đốitượng kiểm tra, tức là người cán bộ kiểm tra còn phải có sự am hiểu sâu rộng về kinh

tế, giỏi kế toán, sâu sắc trong tư duy lô gíc… Đồng thời, người cán bộ kiểm tra thuếcần phải có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh vững vàng vì thường xuyên phải làmviệc trong môi trường có sự cám dỗ về vật chất

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

Kiểm tra thuế là hoạt động có tính chất pháp lý cao, liên quan đến lợi ích kinh

tế và chính trị của nhiều đối tượng trong xã hội Do đó, công tác kiểm tra thuế phảiđảm bảo các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, kiểm tra thuế phải đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, xử

lý đúng người đúng tội, không bao che, quy chụp cho các đối tượng được kiểm tra.Đây là những yêu cầu hàng đầu của kiểm tra thuế vì chỉ khi đạt được yêu cầu nàymới đạt được mục đích của công tác kiểm tra thuế, mới làm cho kiểm tra thuế trởthành cán cân công lý, mới có đuợc sự tin tưởng của quần chúng nhân dân

Thứ hai, kiểm tra thuế phải đảm bảo công khai, dân chủ, kịp thời, tạođiều kiện tốt nhất để quần chúng nhân dân tham gia ý kiến Đảm bảo công khai,dân chủ, trung thực, khách quan là yêu cầu quan trọng của công tác kiểm trathuế vì thông qua đó phát huy được vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dântrong công tác giám sát tuân thủ pháp luật Yêu cầu kịp thời được đặt ra trong côngtác kiểm tra thuế nhằm khắc phục những yếu kém, bất cập trong quản lý nhà nước,ngăn chặn đúng lúc các hành vi tiêu cực, tránh những tổn thất nặng nề cho nhà nước

và cho nhân dân

Thứ ba, kiểm tra thuế phải đảm bảo thực hiện đúng các luật thuế, ngăn ngừaloại trừ những hành vi trốn lậu thuế Đây là yêu cầu thiết yếu của công tác kiểm trathuế, đạt được yêu cầu này thì công tác kiểm tra thuế mới làm tròn nhiệm vụ vàchức năng của mình Mục đích của kiểm tra thuế

Hoạt động kiểm tra thuế nhằm giúp các đối tượng nộp thuế và CQT thực hiệnnghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về công tác quản lý thu ngân sách đảm bảothực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành

Thông qua công tác kiểm tra, đảm bảo việc giám sát hồ sơ khai thuế của ngườinộp thuế là chính xác, chống thất thu thuế qua việc kê khai thuế Để xử lý kịp thờinhững vi phạm về thuế

Thông qua công tác kiểm tra thuế nhằm đánh giá việc chấp hành các luật thuếcủa các đối tượng nộp thuế và người thu thuế nhằm phát huy nhân tố tích cực, đấutranh ngăn ngừa và xử lý những mặt tiêu cực Căn cứ vào những kiến nghị của kết

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

quả kiểm tra, CQT các cấp có thể đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện, đưa Luậtthuế vào cuộc sống thực tế, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện luật thuế,đồng thời cải cách được các quy trình quản lý thu thuế ngày càng hợp lý hơn.

Thông qua công tác kiểm tra thuế nhằm hướng dẫn, giúp đỡ đối tượng nộpthuế nắm được nghĩa vụ và quyền hạn của đơn vị khi thực hiện luật thuế Nâng caotính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế trong việc thực hiện kê khaithuế, tính thuế và nộp thuế; đồng thời nâng cao trách nhiệm của công chức ngànhthuế khi thi hành công vụ

Đồng thời thực hiện cải cách hành chính trong việc kiểm tra thuế từ đó tránhgây phiền nhiễu và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế phát triển sản xuất,kinh doanh hàng hoá, dịch vụ

Thông qua công tác kiểm tra nội bộ nhằm kịp thời ngăn chặn, phòng ngừanhững hành vị tiêu cực, tham nhũng phát sinh, để xây dựng CQT trong sạch vữngmạnh với đội ngũ cán bộ thuế về phẩm chất đạo đức, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn

* Vai trò của Kiểm tra thuế

Với mục đích trên, công tác kiểm tra thuế có vai trò quan trọng trong quản lý

và phát triển kinh tế Thực tế cho thấy không có hệ thống pháp luật nào có thể đảmbảo là không khiếm khuyết Đây chính là nguyên nhân để các đối tượng lợi dụng,

cố tình lách luật để trục lợi cá nhân

- Với tư cách là công cụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, kiểm tra thuếchính là việc xem xét tại chỗ việc làm của các tổ chức, cơ quan và các cá nhân cóđúng quy định của chính sách, pháp luật về thuế hay không? nhằm phát hiện kịpthời các hành vi gian lận sai phạm trong công tác thuế của NNT Qua đó sử dụngcác biện pháp chế tài bằng mệnh lệnh hoặc các quyết định hành chính nhằm ngănngừa cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của NNT, giúp làm tăng nguồnthu NSNN và cân bằng xã hội

- Kiểm tra thuế góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật về thuế Hệthống thuế ở nước ta hiện nay bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau Mỗi sắc thuế điềutiết đến một số đối tượng xã hội nhất định và có những phương pháp quản lý thu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

khác nhau Về cơ bản mỗi sắc thuế khi được ban hành đều đã được nghiên cứu kỹ

và chuẩn bị chu đáo nhưng do đặc điểm nền kinh tế nước ta đang ở thời kỳ chuyểnđổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, bất cập.Chính vì vậy, kiểm tra thuế là nơi cung cấp các căn cứ, các bằng chứng cụ thể phảnánh một cách chân thực, sống động các hoạt động kinh tế diễn ra trong thực tế đểphục vụ cho việc hoàn thiện, bổ sung các chính sách cho phù hợp

- Kiểm tra thuế có vai trò quan trọng trong việc cải cách thủ tục hành chính cả

về quy chế và tổ chức thực hiện Thông qua hoạt động kiểm tra thuế giúp giảm đếnmức tối đa các thủ tục, quy chế không cần thiết gây phiền hà đến NNT

* Ý nghĩa của kiểm tra thuế

- Kiểm tra thuế tăng cường công tác quản lý thuế, chống thất thu thuế và xử lý

vi phạm về thuế

- Góp phần hoàn thiện cơ chế pháp luật thuế và nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụcủa NNT

1.1.2 Nguyên tắc kiểm tra thuế

Với mục đích của công tác kiểm tra thuế là giúp NNT nghiêm chỉnh chấp hànhmọi chính sách pháp luật về Thuế, phát huy nhân tố tích cực, đồng thời phát hiện,ngăn ngừa, xử lý những sai phạm gây tổn thất đến lợi ích của nhà nước,của nhândân, của các doanh nghiệp, góp phần hoàn thiện chính sách thuế, tăng cường phápchế xã hội chủ nghĩa

Để công tác kiểm tra thuế đạt chất lượng cao, cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

- Kiểm tra thuế phải thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quanđến NNT; đánh giá việc chấp hành pháp luật của NNT; xác minh và thu thập chứng

cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế Trong quá trình kiểm tra thuếphải tuân thủ theo các quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật, đảm bảo tínhđúng đắn khách quan, công khai, dân chủ, trung thực Đó là công khai quyết địnhkiểm tra, tiếp xúc công khai với các đối tượng có liên quan và công bố công khaikết luận kiểm tra, tùy trường hợp cụ thể mà xác định phạm vi công khai và hình

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

thức công khai cho phù hợp để đảm bảo giữ gìn bí mật quốc gia, bí mật người tốcáo, đảm bảo lợi ích của nhà nước và công dân, đảm bảo hiệu quả kiểm tra cao nhất.Khi kết luận một vấn đề phải có chứng lý rõ ràng, không được suy diễn, kết luậnkiểm tra theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Trong khi kiểm tra thuế phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của quần chúng,nhằm lôi cuốn sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, sử dụng quần chúngnhư là những tai mắt của lực lượng kiểm tra, phát huy dân chủ động viên tham giacung cấp tài liệu số liệu thông tin cho đoàn Dân chủ trong hoạt động kiểm tra là thểhiện sự tôn trọng khách quan, tôn trọng quần chúng, lấy dân làm gốc Coi trọng việctiếp nhận thu thập ý kiến của mọi đối tượng có liên quan, tạo điều kiện cho đốitượng kiểm tra được trình bày ý kiến của mình, nhất là khi giải quyết khiếu nại tốcáo của công dân

- Trong quá trình kiểm tra phải phản ánh và đánh giá đúng bản chất của sự vật,hiện tượng; vô tư; không thiên lệch; không vì quyền lợi cá nhân; phải tỷ mỷ,cẩn thận

và phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, hiểu biết sâu rộng và sâu sát thực tiễn

- Bên cạnh đó, không được cản trở các hoạt động bình thường của cơ quan, tổchức, cá nhân là NNT

- Kiểm tra thuế phải thực hiện đúng quy trình do ngành đã quy định

- Việc tiến hành kiểm tra thuế phải thực hiện theo kế hoạch và nội dung đềcương được duyệt

- Nghiêm cấm cán bộ làm công tác kiểm tra thuế cố ý làm sai lệch nội dung vụviệc hoặc mở rộng nội dung, phạm vi kiểm tra; lợi dụng quyền hạn để sách nhiễugây phiền hà cho đơn vị, bao che người vi phạm hoặc truy ép đơn vị trong việc giảitrình, trả lời chất vấn

- Căn cứ vào mục đích của từng cuộc kiểm tra thuế đòi hỏi người ra quyết địnhthành lập đoàn kiểm tra phải cử đúng những người có trình độ kỹ năng nghiệp vụphù hợp Đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất trong công việc

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

1.1.3 Các hình thức kiểm tra thuế

Kiểm tra thuế diễn ra dưới nhiều hình thức Tuỳ theo tính chất của công táckiểm tra có thể phân theo các hình thức sau:

* Theo tính kế hoạch, hoạt động kiểm tra thuế có hai hình thức là: kiểm

tra theo chương trình, kế hoạch và kiểm tra đột xuất.

Kiểm tra thuế theo chương trình, kế hoạch: Căn cứ vào nguồn lực hiện có, tình

hình chấp hành pháp luật thuế trên địa bàn và mục tiêu quản lý thuế, cán bộ thuếxây dựng kế hoạch kiểm tra sau đấy trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thựchiện kế hoạch kiểm tra thuế theo chương trinh đã được được phê duyệt

Kiểm tra thuế đột xuất: Được tiến hành khi phát hiện NNT có dấu hiệu vi

phạm pháp luật thuế, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao

* Theo nội dung và phạm vi kiểm tra thuế có hai hình thức là kiểm tra

toàn diện và kiểm tra hạn chế.

Kiểm tra toàn diện: Là hình thức kiểm tra tổng hợp, toàn diện tình hình tuân thủ

pháp luật thuế của NNT mà NNT có nghĩa vụ thực hiện và ngành thuế có trách nhiệmquản lý Đây là loại hình kiểm tra sâu và phạm vi rộng cho phép kết luận về nhữngvấn đề mà NNT chưa tuân thủ pháp luật thuế Kiểm tra toàn diện liên quan đến:

- Nhiều sắc thuế - nghĩa là kiểm tra tổng hợp các sắc thuế thu nhập, GTGT,TTĐB, phí xăng dầu, phí bảo vệ môi trường, … và các sắc thuế khác trên cơ sở tờkhai thuế hàng năm, hoá đơn, tình hình thu nộp

- Nhiều kỳ tính thuế - đối với những sắc thuế nộp tờ khai năm thì thời kỳ kiểmtra là những kỳ tính thuế gần nhất và trong quá trình kiểm tra, thấy có hành vi viphạm mới cần thiết mở rộng phạm vi kiểm tra Đối với những sắc thuế nộp tờ khaitháng thì thời kỳ kiểm tra thường là kỳ tính thuế gần nhất cộng với 2 kỳ tính thuếnữa, tuy nhiên kiểm tra dạng này thường là ngoại lệ

- Phạm vi kiểm tra không hạn chế hoặc rộng - các cuộc kiểm tra dạng này sửdụng các kỹ thuật chọn mẫu thích hợp và sẽ quyết định mở rộng phạm vi kiểm tra(trên cơ sở rủi ro) khi phát hiện có rủi ro hoặc tìm các chứng cứ xác minh

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

- Nhóm trọng điểm - phần lớn đối tượng của kiểm tra toàn diện là các NNT lớn.

- Địa điểm tiến hành - thường ở trụ sở của NNT chứ không ở CQT

Kiểm tra hạn chế: Là loại kiểm tra bị hạn chế về phạm vi, có thể là kiểm tra

một sắc thuế, một số kỳ tính thuế, một bộ hồ sơ hoàn thuế, các yếu tố liên quan đến

kỳ tính thuế như doanh thu tính thuế, giá vốn hàng bán, khấu hao, tiền lương, tài sảnròng,…hay là kiểm tra dự án về hạng mục chi phí hoặc một chỉ tiêu nào đó trênbảng cân đối kế toán hoặc báo cáo lỗ lãi

Công việc kiểm tra chỉ hạn chế đối với một số chỉ tiêu nhất định và không baogồm các phép thử hay các bước tuần tự kiểm tra cần thiết cho phép cán bộ kiểm trađánh giá được tổng thể mức độ tuân thủ hay không tuân thủ pháp luật thuế của NNT

bị kiểm tra Thông thường kiểm tra bao gồm việc rà lại các chứng từ liên quan trựctiếp đến các vấn đề được kiểm tra Loại hình kiểm tra này thường được bắt đầu từmột trong những nguồn sau:

- Đề xuất của bộ phận rà soát các tờ khai;

- Một dự án hay chương trình liên quan đến vấn đề cụ thể cần được kiểm tra;

- Hướng dẫn của cán bộ thanh tra cấp cao hơn;

- Kiểm tra 1 NNT khác về 1 vấn đề cụ thể

* Theo địa điểm tiến hành kiểm tra có hai hình thức là kiểm tra tại trụ sở

CQT và kiểm tra tại trụ sở NNT.

Kiểm tra tại bàn (tại trụ sở CQT): Việc kiểm tra tại bàn có thể áp dụng đối với bất

kỳ tờ khai thuế nào, bao gồm kiểm tra các chỉ tiêu thu nhập, chi phí hoặc hoàn thuế.Kiểm tra tại bàn không cần đến tận cơ sở NNT Phạm vi kiểm tra thường hạnchế chỉ để xác minh một số vấn đề cụ thể đã được cán bộ rà soát tờ khai lưu ý hoặcđược lưu chuyển qua các khâu (xử lý trước đó)

Kiểm tra tại bàn thực hiện đối chiếu chéo những thông tin kê khai trong tờ khai

cụ thể, xác minh các phép tính về trừ chi phí sử dụng vốn và kiểm tra chéo dữ liệuthông qua việc yêu cầu NNT mang đến và xuất trình sổ sách, chứng từ mua vào,bán ra tại CQT Thông thường kiểm tra tại bàn đối với NNT qui mô lớn hoàn tấttrong 3 ngày, đối với NNT qui mô vừa là 1 ngày Kiểm tra tại bàn bao gồm:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

- Một sắc thuế hoặc một chỉ tiêu – chỉ kiểm tra hoặc xác minh một sắc thuếnhư thuế lợi tức, thuế lương, thuế khấu trừ tại nguồn Kiểm tra tại bàn cũng được ápdụng để kiểm tra một hạng mục chi phí hoặc chỉ tiêu nào đó trên tờ khai.

- Một kỳ tính thuế

- Phạm vi hạn chế hoặc hẹp – đối chiếu chéo những thông tin kê khai trong tờkhai cụ thể, xác minh các phép tính về trừ chi phí sử dụng vốn và kiểm tra chéo dữliệu thông qua việc yêu cầu NNT mang đến, xuất trình sổ sách, chứng từ mua vào,bán ra tại CQT

- Nhóm NNT trọng điểm – cả nhóm NNT lớn và vừa

- Địa điểm tiến hành – CQT

- Thời gian/độ dài cuộc kiểm tra tại bàn đối với NNT quy mô lớn hoàn tấttrong 3 ngày, đối với NNT vừa là 1 ngày

Kiểm tra tại trụ sở của NNT: Kiểm tra thuế tại trụ sở NNT là một công cụ chủ

yếu trong chương trình kiểm tra của CQT Kiểm tra tại trụ sở NNT thường là việckiểm tra chi tiết nhưng cũng có lúc chỉ là việc kiểm tra một phần sổ sách kế toánthông thường của NNT ngay tại trụ sở làm việc của NNT Kiểm tra tại trụ sở NNT

có thể được tiến hành bởi một cán bộ kiểm tra hoặc một đoàn kiểm tra Đoàn kiểmtra sử dụng từ hai cán bộ kiểm tra trở lên và có thể bao gồm những thành viên cónhững kỹ năng khác nhau Đặc điểm của kiểm tra tại cơ sở của NNT:

- Kiểm tra và sử dụng các kỹ thuật kiểm tra đối với những chứng từ kế toánđược NNT lưu giữ

- Có thể trao đổi trực tiếp với NNT

- Cán bộ kiểm tra có thể quan sát đánh giá thực tế

- Có thể yêu cầu bất cứ cán bộ, nhân viên nào thuộc NNT đang kiểm tra cungcấp thông tin;

- Có thể yêu cầu thông tin từ bên thứ ba

1.1.4 Nội dung kiểm tra thuế

Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra thuế, nhóm phân tích phải thực hiện quá trìnhtập hợp và phân tích rủi ro các thông tin chuyên sâu tại CQT, nhằm kiểm tra tính

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

xác thực đối với các hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính thông tin, các nghi vấn cầndoanh nghiệp cung cấp thêm thông tin hoặc những nội dung nghi ngờ cần tiếp xúcvới doanh nghiệp để làm rõ (thông tin chung về doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinhdoanh, tổ chức hạch toán, liên doanh liên kết, đối tác kinh doanh, hợp đồng mua bánhàng, tăng giảm tài sản, biên bản xác nhận công nợ nội bộ, công nợ người bán,người mua ) Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu tổng hợp tại trụ sở của NNT đượcthực hiện tuỳ theo phạm vi, quy mô, nội dung cuộc thanh tra, kiểm tra Các nộidung kiểm tra đối chiếu số liệu tổng hợp gồm:

* Kiểm tra hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, mã số thuế, tình hình đăng ký sử dụng hoá đơn.

Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là quyền và nghĩa vụ của đối tượngkinh doanh Thông qua việc đăng ký, Nhà nước quản lý được mọi mặt hoạt độngsản xuất kinh doanh của cơ sở ngay từ khi bắt đầu hoạt động, tạo điều kiện thuận lợicho công tác kế hoạch hóa nguồn thu ngân sách Nội dung thanh tra, kiểm tra đăng

ký là xem xét trên từng địa bàn, trong từng loại ngành nghề có bao nhiêu doanhnghiệp, hộ kinh doanh hoạt động sản xuất kinh doanh; số lượng đơn vị đã đăng ký

và chưa đăng ký thuế

Đối với mỗi cơ sở kinh doanh, khi kiểm tra, cần đi sâu xem xét tính pháp lýcủa đăng ký thuế, kiểm tra tính trung thực của các tài liệu, số liệu kê khai trongđăng ký kinh doanh và đăng ký thuế về vốn và địa điểm, ngành nghề kinh doanh,thời gian thực tế kinh doanh, hình thức kế toán áp dụng, tài khoản giao dịch nhằm phát hiện và xử lý những gian lận trong kê khai đăng ký thuế

* Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hoá đơn

Theo quy định của pháp luật Việt nam (Luật Doanh Nghiệp, Luật Kế Toán ),tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức, cơ quan đoàn thểlàm kinh tế đều phải chấp hành chế độ kế toán thống kê Việc thực hiện chế độ

kế toán, sổ sách, chứng từ, hóa đơn có liên quan mật thiết đến việc tính thuế,nộp thuế và công tác quản lý của Nhà nước

- Nội dung kiểm tra trong lĩnh vực này bao gồm những vấn đề cơ bản sau đây:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

+ Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Luật kế toán, chế độ kế toán, việc mở sổ sách

kế toán và tính hợp pháp trong lập, quản lý và sử dụng các loại chứng từ, hóa đơntheo quy định , hình thức hạch toán, chế độ ghi chép, cập nhật sổ sách, sổ cái, sổ chitiết theo các chuẩn mực kế toán nhà nước quy định, đối chiếu số liệu tổng hợp giữa sổchi tiết với bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng kết tài sản

+ Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: đối chiếu số liệu hạch toán,

số liệu tính, kê khai, thu nộp thuế và hạch toán thực tế của doanh nghiệp với cácchuẩn mực nhà nước quy định (quy định luật, pháp lệnh thuế và các văn bản hướngdẫn thi hành; các cơ chế tài chính và chuẩn mực kế toán Nhà nước ban hành ).+ Kiểm tra việc lập và sử dụng các loại chứng từ, hoá đơn có liên quan đếnviệc tính thuế Đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, trung thực của từng loại chứng từ cóliên quan như: Hoá đơn bán hàng, phiếu Xuât- Nhập kho, chứng từ thu – Chi, chứng

từ Xuất - Nhập khẩu

+ Kiểm tra đối chiếu tài liệu, hồ sơ gửi CQT với thực tế xuất trình của doanhnghiệp: báo cáo quyết toán tài chính quí, năm; tờ khai thuế Giá trị gia tăng, bản xácđịnh số thuế Thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý, tờ khai thuế Thu nhậpdoanh nghiệp tự quyết toán năm và các tờ khai quyết toán thuế khác liên quan đếnnội dung ghi tại quyết định kiểm tra

+ Ngoài ra, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể cần kiểm tra xem xét các tài liệu,

hồ sơ liên quan khác: số thuế đầu kỳ trước chuyển sang, xác nhận của CQT, cơquan kho bạc nhà nước về số nộp ngân sách trong kỳ, các tài liệu liên quan đếnhoàn thuế, miễn giảm thuế

+ Trường hợp cần thiết phải giám định tài liệu, cần lập biên bản thu giữ tài liệughi rõ tình trạng của tài liệu đó (kể cả hiện vật nếu có) để yêu cầu cơ quan có tráchnhiệm giám định khai quyết toán thuế khác liên quan đến nội dung ghi tại quyếtđịnh thanh tra, kiểm tra

+ Kiểm tra sổ sách, chứng từ và các hồ sơ liên quan đến nội dung kiểm tra thuế.+ Thực hiện lập hồ sơ chứng lý kiểm tra, hồ sơ chứng lý được coi là tài liệugốc để lập biên bản kiểm tra, gồm: Các biên bản ghi nhận kết quả đối chiếu; các bản

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

sao chụp các tài liệu có liên quan kể cả các bức ảnh, đoạn băng ghi lại những việclàm sai của DN (phân tán kho quỹ, cất giấu chứng từ, tài liệu )

+ Qua kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hóađơn đảm bảo chính xác các căn cứ tính thuế, ngăn chặn kịp thời việc hạch toán sai

để trốn lậu thuế Do vậy, nội dung kiểm tra này cần được tiến hành thường xuyên.Kiểm tra việc kê khai, tính thuế và nộp thuế

- Việc kê khai, tính thuế, nộp thuế là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, tổ chức,

cá nhân kinh doanh đối với nhà nước Nội dung công tác kiểm tra việc kê khai, tínhthuế, nộp thuế bao gồm :

+ Kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn liên quan tới các căn cứ tính thuế.Nhằm xác định đúng số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế được miễn, giảm, sốthuế được hoàn trong kỳ Việc kiểm tra căn cứ tính thuế được thực hiện trên cơ sởkiểm tra sổ sách kế toán, chứngtừ hóa đơn và các tài liệu có liên quan Thông quaviệc kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các tờ khai, bản kê, quyết toán thuế cơ sở kinhdoanh đã kê khai với số liệu kiểm tra trên sổ sách kế toán và tình hình thực tế của cơ

sở kinh doanh để phát hiện số thuế đợn vị kê khai thiếu, số thuế ẩn lậu

+ Kiểm tra việc chấp hành nộp thuế Xác định xem xơ sở kinh doanh có thựchiện nghiêm túc quy định về thưòi hạn nộp thuế, có dây dưa nộp chậm tiền thuế đểchiếm dụng ngân hàng làm vốn kinh doanh không, có nợ đọng thuế không Để đạtyêu cầu trên, cần đối chiếu thời hạn nộp thuế theo quy định cuả các luật thuế với thờigian nộp thuế của NNT qua các chứng từ nộp thuế, biên lai thuế

Bên cạnh đó, cần lưu ý một số điểm sau:

- Thực hiện lập hồ sơ chứng lý kiểm tra, đây được coi là tài liệu gốc để lậpbiên bản kiểm tra, bao gồm: các biên bản ghi nhận kết quả đối chiếu, các bản saochụp tài liệu có liên quan ( bức ảnh, đoạn băng: phân tán kho quỹ, cất dấu chứng từtài liệu), biên bản kiểm kê kho quỹ và ghi nhận kết quả làm việc của các thành viênđoàn kiểm tra với các đối tượng liên quan, các tài liệu, báo cáo của NNT lập theoyêu cầu của đoàn kiểm tra, hoạc các bảng kê tài liệu, số liệu mà đoàn kiểm tra cùnglập với NNT khi được kiểm tra

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

- Trong trường hợp cần thiết phải giám định tài liệu, cần lập biên bản thu giữtài liệu và ghi rõ tình trạng của tài liệu đó (kể cả hiện vật nếu có) để yêu cầu cơquan có trách nhiệm giám định Đoàn kiểm tra phải thực hiện đúng quy định vềgiám định: Lập yêu cầu giám định, công bố kết quả giám định, hoàn trả lại tài liệuhoặc tiếp tục tạm giữ để xử lý.

- Trong trường hợp thay đổi nội dung đã ghi trong quyết định kiểm tra, hoặctrong quá trình thực hiện kiểm tra thấy vụ việc cần phải tiến hành thanh tra thìtrưởng đoàn phải lập báo cáo nêu rõ lý do, kèm theo quyết định kiểm tra đã banhành Chi cục thuế xét duyệt và gửi lên VP Cục thuế Tỉnh

- Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì trưởng đoànkiểm tra phải kiến nghị với Lãnh đạo Chi cục thuế chuyển hồ sơ của đối tượng nộpthuế hoặc thông báo cho cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự

1.1.5 Quy trình thực hiện kiểm tra thuế

Hiện nay, công tác kiểm tra thuế thực hiện theo quy trình do Tổng cục Thuếban hành Quy trình kiểm tra thuế được ban hành theo Quyết định 528/QĐ-TCTngày 29/5/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, được áp dụng trên toàn hệthống ngành thuế toàn quốc Nội dung quy trình kiểm tra thuế bao gồm các trình tự

và các bước công việc cụ thể bắt buộc phải tuân thủ khi thực hiện một quyết địnhkiểm tra thuế, một chương trình kiểm tra hay một kế hoạch kiểm tra cụ thể Ngoàicông tác lập kế hoạch kiểm tra hàng năm và công tác báo cáo thực hiện kết quảkiểm tra thì kiểm tra bao gồm một loạt các bước lô-gic với nhau từ lúc cán bộ kiểmtra nhận hồ sơ cho đến khi hoàn thành

Căn cứ Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Căn cứ Nghịđịnh số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhmột số điều của Luật Quản lý thuế; các hồ sơ thuế khi gửi đến cơ quan thuế đềuđược kiểm tra tính đầy đủ, tính chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuếnhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.Việc kiểm tra thuếđược thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế hoặc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

A Nội dung quy trình

* Trường hợp 1: Kiểm tra tại trụ sở CQT

Bước 1: Thu thập thông tin về NNT

1) Bộ phận kiểm tra thuế và cán bộ kiểm tra thuế sử dụng dữ liệu kê khai thuếcủa người nộp thuế trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và những dữ liệu thôngtin của người nộp thuế chưa được nhập vào hệ thống dữ liệu của ngành (nếu có) đểkiểm tra tất cả các hồ sơ khai thuế; phân tích, đánh giá lựa chọn các cơ sở kinhdoanh có rủi ro về việc kê khai thuế

2) Ngoài các dữ liệu, thông tin trong hồ sơ khai thuế, bộ phận kiểm tra và cán

bộ kiểm tra thuế còn phải tổ chức thu thập thêm thông tin nếu có liên quan đến việcxác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế từ các nguồn thông tin của các cơ quannhư Ngân hàng, Kho bạc, Kiểm toán, Quản lý thị trường, tài nguyên môi trường, kếhoạch và đầu tư, thanh tra, công an, toà án

Bước 2: Lập danh sách kiểm tra

Hàng năm các tổ kiểm tra thuộc Chi cục Thuế phải kiểm tra sơ bộ tất cả cácloại hồ sơ khai thuế Phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro vềthuế để lập danh sách phải kiểm tra theo hướng dẫn sau:

1) Lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế

a) Cơ sở kinh doanh có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế thấp như:

+ Nộp hồ sơ khai thuế thường không đầy đủ các tài liệu kèm theo hoặc nộpkhông đúng hạn các loại hồ sơ khai thuế

+ Khai thuế hay sai sót không đúng với số thuế thực tế phải nộp, phải điềuchỉnh nhiều lần; cơ quan Thuế đã nhiều lần nhắc nhở nhưng chậm khắc phục

+ Vi phạm về hồ sơ khai thuế tháng, quý mà cơ quan Thuế phải ra Quyết địnhkiểm tra tại trụ sở cơ sở kinh doanh ít nhất 3 lần trong 1 năm

+ Không nộp đầy đủ số thuế đã kê khai và nộp chậm kéo dài, thường xuyên cótình trạng nợ thuế

b) Có các dấu hiệu không bình thường về khai thuế so với tháng trước hoặcnăm trước:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

+ Có số thuế giá trị gia tăng âm (-) liên tục nhưng không xin hoàn hoặc có xinhoàn nhưng hồ sơ khai thuế không đầy đủ và cơ quan Thuế đã có yêu cầu bổ sunghoàn thiện nhưng không thực hiện được.

+ Có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp tăng (+), giảm (-) trên 20%.2) Lựa chọn cơ sở kinh doanh có doanh thu năm trước hoặc số thuế phải nộplớn Thủ trưởng cơ quan Thuế quy định mức doanh thu và số tiền thuế phải nộp đểxác định cơ sở kinh doanh có doanh thu hoặc số thuế phải nộp lớn

3) Lựa chọn một số cơ sở kinh doanh theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quanThuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan Thuế cấp trên

4) Trường hợp kiểm tra để giải quyết đơn thư khiếu tố/

5) Khi lập danh sách số lượng cơ sở kinh doanh phải kiểm tra hồ sơ khai thuế

để trình lãnh đạo cơ quan phê duyệt, Đội trưởng đội kiểm tra thuế cần phải cân đốivới nguồn nhân lực hiện có đảm bảo kiểm tra được tất cả các loại hồ sơ khai thuếcủa cơ sở kinh doanh đã được lập theo danh sách

6) Đối với các loại hồ sơ khai thuế: Thuế nhà thầu nước ngoài; nộp tiền thuế

sử dụng đất khi được giao đất; thuế nhà đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế sửdụng đất nông nghiệp; thuế môn bài; lệ phí trước bạ; phí và các loại lệ phí khác không thuộc diện lập danh sách để Thủ trưởng cơ quan Thuế duyệt hàng năm Bộphận được giao kiểm tra các loại hồ sơ khai thuế nêu trên phải bố trí cán bộ kiểm tratất cả các loại hồ sơ khai thuế phát sinh trong năm

Bước 3: Duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khai thuế

1) Khoảng 18/12 hàng năm, bộ phận kiểm tra thuế trình Thủ trưởng cơ quanThuế danh sách người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế theo đánh giá rủi ro.2) Khoảng 28/12 hàng năm, Thủ trưởng cơ quan Thuế duyệt xong danh sáchngười nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế

3) Căn cứ vào danh sách số lượng người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế

đã được Thủ trưởng cơ quan Thuế duyệt, Đội trưởng đội kiểm tra thuế cân đối vớinguồn nhân lực hiện có đảm bảo kiểm tra được tất cả các loại hồ sơ khai thuế của cơ

sở kinh doanh đã được lập theo danh sách Đối với các loại hồ sơ khai thuế không

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

thuộc diện lập danh sách, bộ phận được giao kiểm tra bố trí cán bộ kiểm tra tất cảcác loại hồ sơ khai thuế phát sinh trong năm.

Cán bộ kiểm tra thuế có trách nhiệm kiểm tra tất cả các loại hồ sơ khai thuếbao gồm: Hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh; các loại hồ sơ khai thuế theotháng; các loại hồ sơ khai thuế theo quý; các loại hồ sơ khai thuế theo năm củangười nộp thuế được giao

Bước 4: Ban hành quyết định kiểm tra

1) Dự thảo và ký ban hành quyết định kiểm tra: Bộ phận kiểm tra của CQT dựthảo quyết định kiểm tra, trình lãnh đạo CQT ký ban hành Trong đó, quyết địnhkiểm tra phải ghi rõ: căn cứ pháp lý để kiểm tra, nội dung, yêu cầu phạm vi kiểmtra, thời gian kiểm tra, thành viên tham gia đoàn kiểm tra, quyền và trách nhiệm củatừng người và nhiệm vụ của NNT khi được kiểm tra

2) Với trường hợp NNT được kiểm tra là tổng công ty có các công ty thànhviên thì trong quyết định kiểm tra phải ghi rõ danh sách đơn vị thành viên thuộc đốitượng kiểm tra kèm theo quyết định

3) Trong từng trường hợp khi trình ký quyết định kiểm tra, ngoài dự thảoquyết định kiểm tra đối với từng trường hợp đặc biệt sau thì phải kèm theo các hồ

- Đối với trường hợp kiểm tra bất thường : chứng cứ vi phạm pháp luật về thuế

- Đối với trường hợp kiểm tra theo đơn thư khiếu nại tố cáo : đơn thư khiếu nại

tố cáo (thu thập từ công tác quản lý và thông tin thu thập từ người đăng ký khiếu tố).4) Quyết định kiểm tra lập thành 03 bản lưu tại : Đội kiểm tra, hành chính, NNT

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

Quyết định kiểm tra phải thông báo cho NNT trước khi công bố quyết định ítnhất 03 ngày (trừ các trường hợp kiểm tra bất thường).

- Trong mọi trường hợp khi quyết định kiểm tra đã được ký ban hành (đãthông báo hoặc chưa thông báo cho NNT) nếu vì lý do khách quan hay chủ quan màkhông tiến hành kiểm tra thì trưởng đoàn kiểm tra phải dự thảo quyết định thu hồiquyết định kiểm tra, nêu rõ lý do báo cáo lãnh đạo phụ trách, để xem xét trình lãnhđạo CQT về việc thu hồi quyết định ban hành Quyết định lập thành 3 bản lưu Bộphận kiểm tra, hành chính, NNT

- Trường hợp khi quyết định kiểm tra đã lý ban hành nhưng phải hoãn lại (lý

do từ CQT hoặc NNT) thì Trường đoàn kiểm tra phải nêu rõ lý do hoãn và dự tínhthời gian sẽ tiến hành để báo cáo phụ trách bộ phận kiểm tra và lãnh đạo CQT 5) Công bố quyết định kiểm tra : sau khi hết hạn thời gian thông báo quyếtđịnh kiểm tra, cán bộ đoàn kiểm tra sẽ tiếp xúc với đại diện của NNT và thực hiệnmột số công việc sau :

- Công bố nội dung của quyết định kiểm tra: giới thiệu thành viên của đoànkiểm tra, giải thích cụ thể về mục đích, yêu cầu, nội dung kiểm tra để đại diện củaNNT hiểu rõ và có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm tra

- Trường hợp NNT bao gồm nhiều đơn vị thành viên, chi nhánh, đơn vị phụthuộc, công ty con thì đoàn kiểm tra phải có thông báo cụ thể danh sách, thời gian, nộidung, quyền, nhiệm vụ của các bên để NNT có thể chủ động và thực hiện

- Trao đổi để thống nhất với đại diện của NNT về kế hoạch làm việc, bố tríthời gian làm việc, các tài liệu mà NNT có trách nhiệm cung cấp cho đoàn kiểm tra,chuẩn bị tài liệu làm việc với đoàn kiểm tra

- Ngoài ra, để có cơ sở bổ sung về tình hình của NNT và đối chiếu xác địnhđối với các nguồn thông tin đã tập hợp, phân tích khi lập kế hoạch kiểm tra Trưởngđoàn kiểm tra sẽ đề nghị NNT báo cáo tổng quát tình hình của đơn vị về một số nộidung như : ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, tình hìnhhạch toán, liên nhánh (nếu có), số cán bộ, nhân viên, thu nhập bình quân, tình hìnhkinh doanh, lãi, lỗ qua một số năm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

- Đối với trường hợp NNT không chấp hành quyết định kiểm tra thì đoàn kiểmtra thực hiện trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm

về kiểm tra thuế

- Lập nhật ký kiểm tra : được lập cho từng cuộc kiểm tra Trưởng đoàn kiểm tra

có trách nhiệm lập nhật ký kiểm tra để ghi nhận diễn biến của quá trình kiểm tra từkhi bắt đầu đến khi kết thúc Mọi cán bộ và đoàn kiểm tra phải ký xác nhận và chịutrách nhiệm về tính xác thực đối với các nội dung đã ghi trong nhật ký kiểm tra

Bước 5: Nội dung kiểm tra hồ sơ thuế

1) Kiểm tra việc ghi chép phản ánh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế Trườnghợp phát hiện người nộp thuế không ghi chép, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ

sơ khai thuế, cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế ra thôngbáo yêu cầu người nộp thuế bổ sung các chỉ tiêu chưa phản ánh trong hồ sơ khai thuế.2) Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền thuếđược miễn, giảm; số tiền hoàn thuế theo phương pháp đối chiếu so sánh như sau:

- Đối chiếu với các quy định của các văn bản pháp luật về thuế

- Đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai thuế với các tài liệu kèm theo

- Đối chiếu các chỉ tiêu phản ánh trong tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờkhai thuế với tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế tháng trước, quý trước,năm trước

- Đối chiếu với các dữ liệu của người nộp thuế có quy mô kinh doanh tươngđương, có cùng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh

- Đối chiếu với các thông tin, tài liệu thu thập được từ các nguồn khác

Bước 6: Xử lý kết quả kiểm tra

1) Kết thúc kiểm tra mỗi hồ sơ khai thuế, cán bộ kiểm tra thuế phải nhận xét

hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/Ktra kèm theo quy trình này

2) Xử lý sau khi nhận xét hồ sơ khai thuế:

- Đối với các hồ sơ khai thuế khai đầy đủ chỉ tiêu; đảm bảo tính hợp lý, chínhxác của các thông tin, tài liệu; không có dấu hiệu vi phạm thì bản nhận xét hồ sơkhai thuế được lưu lại cùng với hồ sơ khai thuế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

- Đối với các hồ sơ khai thuế phát hiện thấy căn cứ để xác định số thuế khai là

có nghi vấn thì cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế ra thôngbáo yêu cầu người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định

- Đối với hồ sơ khai thuế, số liệu khai phát hiện thấy chưa chính xác hoặc cónhững chỉ tiêu cần làm rõ liên quan đến số thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn,giảm; số thuế được hoàn Cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo Thủ trưởng cơ quanThuế ra thông báo bằng văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sungthông tin tài liệu theo mẫu số 01/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số60/2007/TT-BTC ngày 14/08/2007 của Bộ Tài chính

Thời hạn người nộp thuế phải giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu đượcghi trong thông báo không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày Thủ trưởng cơ quanThuế ký thông báo

- Trường hợp người nộp thuế trực tiếp đến cơ quan Thuế giải trình hoặc bổsung thông tin tài liệu theo thông báo của cơ quan Thuế, cán bộ kiểm tra thuế phảilập biên bản làm việc theo mẫu số 02/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số60/2007/TT- BTC ngày 14/08/2007 của Bộ Tài chính

- Xử lý sau khi người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu:+ Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu chứngminh được số thuế khai là đúng thì Bản giải trình, tài liệu bổ sung hoặc Biên bản làmviệc (nếu làm việc trực tiếp) được chấp nhận và lưu lại cùng với hồ sơ khai thuế.+ Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệunhưng không chứng minh số thuế khai là đúng thì cán bộ kiểm tra thuế báo cáo Thủtrưởng cơ quan Thuế ra thông báo lần 2 yêu cầu người nộp thuế tiếp tục giải trìnhhoặc bổ sung thêm thông tin tài liệu Thời hạn yêu cầu người nộp thuế tiếp tục giảitrình hoặc bổ sung thêm thông tin tài liệu được ghi trong thông báo không quá 5ngày làm việc kể từ ngày Thủ trưởng cơ quan Thuế ký thông báo

- Hết thời hạn theo thông báo lần 2 của cơ quan Thuế mà người nộp thuếkhông giải trình, bổ sung thêm thông tin tài liệu hoặc trong thời hạn theo thông báocủa cơ quan Thuế, người nộp thuế giải trình, bổ sung thêm thông tin tài liệu nhưng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

không chứng minh được số thuế khai là đúng thì cán bộ kiểm tra thuế báo cáo Thủtrưởng cơ quan Thuế:

+ Quyết định ấn định số thuế phải nộp theo mẫu Quyết định số 03/AĐTH banhành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/08/2007 của Bộ Tài chính; hoặc+ Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế trong trường hợp không đủcăn cứ để ấn định số thuế phải nộp Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của ngườinộp thuế theo mẫu số 03/KTTT ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTCngày 14/08/2007 của Bộ Tài chính

3) Thủ tục hành chính khi cán bộ kiểm tra thuế trình Thủ trưởng cơ quan Thuế

ra thông báo thuế hoặc Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế như sau:a) Thủ tục trình lãnh đạo để thực hiện ra thông báo lần thứ nhất, lần thứ hai:+ Thông báo lần thứ nhất phải có tờ trình và kèm theo các tài liệu:

 Dự thảo thông báo;

 Bản nhận xét kết quả kiểm tra;

 Hồ sơ khai thuế

+ Thông báo lần thứ hai phải có tờ trình và kèm theo các tài liệu:

 Dự thảo thông báo lần thứ hai;

 Bản giải trình hoặc các thông tin tài liệu của người nộp thuế bổ sung theothông báo lần thứ nhất hoặc biên bản làm việc (đối với trường hợp người nộp thuếtrực tiếp đến cơ quan Thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu)

 Toàn bộ hồ sơ trình theo thông báo lần thứ nhất

b) Hồ sơ trình Quyết định ấn định số thuế phải nộp gồm:

+ Tờ trình nêu rõ các căn cứ để ấn định số thuế phải nộp

+ Dự thảo thông báo ấn định số thuế phải nộp

+ Các tài liệu kèm theo thông báo lần thứ nhất và thông báo lần thứ hai

- Hồ sơ trình quyết định kiểm tra gồm:

+ Tờ trình nêu rõ lý do phải kiểm tra; nội dung kiểm tra được ghi cụ thể kiểmtra vấn đề gì

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

+ Dự thảo quyết định kiểm tra thuế Trong quyết định kiểm tra phải có nhữngnội dung cơ bản sau đây:

 Căn cứ pháp lý để kiểm tra;

 Đối tượng kiểm tra (nếu đối tượng kiểm tra có các đơn vị thành viên thìphải ghi cụ thể danh sách các đơn vị thành viên thuộc đối tượng kiểm tra);

 Nội dung, phạm vi kiểm tra;

 Thời gian tiến hành kiểm tra;

 Thành phần đoàn kiểm tra gồm: Trưởng đoàn và các thành viên;

 Quyền hạn và trách nhiệm của đoàn kiểm tra và của đối tượng kiểm tra.+ Các tài liệu kèm theo thông báo lần thứ nhất và thông báo lần thứ hai

* Trường hợp 2: Kiểm tra tại trụ sở NNT

Bước 1: Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế

1) Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế chậm nhất là 3ngày làm việc, kể từ ngày quyết định kiểm tra được Thủ trưởng cơ quan Thuế ký.2) Trước thời điểm tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, người nộpthuế có văn bản đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thì trong thời hạn 5 ngàylàm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hoãn thời gian kiểm tra, Trưởngđoàn kiểm tra thuế phải xem xét và trình Thủ trưởng cơ quan thuế ra văn bản chấpnhận hay không chấp nhận việc hoãn thời gian kiểm tra

3) Trước thời điểm tiến hành kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế mà ngườinộp thuế chứng minh được số thuế khai là đúng thì trong thời hạn 5 ngày làm việcTrưởng đoàn kiểm tra thuế trình Thủ trưởng cơ quan Thuế ra quyết định bãi bỏQuyết định kiểm tra thuế

Hồ sơ trình bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế gồm:

- Tờ trình nêu rõ lý do bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế

- Dự thảo quyết định bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế

- Các tài liệu của người nộp thuế chứng minh được số thuế khai là đúng

4) Việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế phải được tiến hành chậmnhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định kiểm tra thuế Trưởng đoàn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

kiểm tra thuế có trách nhiệm công bố quyết định kiểm tra thuế và giải thích nội dungkiểm tra theo quyết định Khi kết thúc công bố quyết định kiểm tra, Đoàn kiểm trathuế và người nộp thuế phải có biên bản xác định thời gian và nội dung công bố quyếtđịnh kiểm tra theo mẫu số 05/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của LuậtQuản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.

5) Sau một ngày công bố quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải phâncông các thành viên trong đoàn thực hiện kiểm tra từng phần việc theo nội dung ghitrong quyết định kiểm tra

6) Các thành viên đoàn kiểm tra phải thực hiện phần công việc theo sự phâncông của Trưởng đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm về phần công việc được giao.Kết thúc phần việc được giao, thành viên đoàn kiểm tra phải lập biên bản xác định

số liệu kiểm tra với người được uỷ quyền của người nộp thuế làm việc với đoànkiểm tra

7) Trong quá trình thực hiện kiểm tra, Đoàn kiểm tra được quyền kiểm tra tài sản,vật tư, hàng hoá, xem xét chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, các tàiliệu có liên quan trong phạm vi nội dung của Quyết định kiểm tra thuế

Trường hợp cần phải tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế,gian lận thuế thì Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế cóquyết định áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốnthuế, gian lận thuế theo quy định

8) Khi tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế,Trưởng đoàn kiểm tra thuế phải lập biên bản tạm giữ tài liệu, tang vật có xác nhậncủa người nộp thuế thực hiện theo mẫu số 11/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số60/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính

9) Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên trong đoàn kiểm tra không đượcyêu cầu người nộp thuế cung cấp các thông tin tài liệu không liên quan đến nội

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

dung kiểm tra; thông tin tài liệu thuộc bí mật của Nhà nước, trừ trường hợp phápluật có quy định khác.

10) Thời hạn kiểm tra tại trụ sở của Người nộp thuế không quá 5 ngày làmviệc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế Trongtrường hợp xét thấy cần phải kéo dài thời gian để xác minh, thu thập tài liệu, chứng

cứ thì chậm nhất là trước một ngày kết thúc thời hạn kiểm tra, Trưởng đoàn kiểmtra phải báo cáo thủ trưởng cơ quan thuế để có quyết định bổ sung thời hạn kiểmtra Mỗi cuộc kiểm tra chỉ được bổ sung thêm thời hạn kiểm tra một lần Thời gian

bổ sung không quá 5 ngày làm việc

Bước 2: Lập biên bản kiểm tra

1) Biên bản kiểm tra thuế phải được lập theo mẫu số 04/KTTT ban hành kèmtheo Thông tư số 60/TT-BTC ngày 14/08/2007 của Bộ Tài chính Căn cứ để lập biênbản kiểm tra là số liệu và tình hình được phản ánh trong biên bản kiểm tra từng phầnviệc mà Trưởng đoàn kiểm tra đã giao cho từng thành viên trong đoàn thực hiện.2) Biên bản kiểm tra gồm các nội dung chính như sau:

- Các căn cứ pháp lý để thiết lập biên bản

- Mô tả diễn biến của sự việc theo nội dung đã kiểm tra Nêu kết quả số liệucủa Đoàn kiểm tra so với số liệu kê khai, báo cáo của người nộp thuế; giải thích lý

do, nguyên nhân có sự chênh lệch

- Kết luận từng nội dung đã tiến hành kiểm tra, xác định hành vi, mức độ viphạm và đề xuất xử lý vi phạm theo thẩm quyền Kiến nghị biện pháp xử lý khôngthuộc thẩm quyền của đoàn kiểm tra

3) Biên bản kiểm tra phải được thống nhất trong Đoàn kiểm tra trước khi công

bố công khai với người nộp thuế Nếu có thành viên trong Đoàn không thống nhấtthì Trưởng đoàn kiểm tra có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung Biênbản kiểm tra Trong trường hợp này, thành viên trong đoàn kiểm tra có quyền bảolưu số liệu theo biên bản từng phần việc được giao

4) Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn kiểm tra, Trưởngđoàn kiểm tra phải công bố công khai Biên bản kiểm tra trước người nộp thuế và các

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

thành viên trong Đoàn kiểm tra Nếu người nộp thuế yêu cầu, Trưởng đoàn kiểm trathuế phải giải thích các nội dung chưa rõ trong biên bản kiểm tra thuế.

5) Biên bản kiểm tra phải được Trưởng đoàn kiểm tra và người nộp thuế (hoặcđại diện hợp pháp của người nộp thuế) ký vào từng trang và đóng dấu của ngườinộp thuế (nếu có) ngay trong ngày công bố công khai Trường hợp người nộp thuếbảo lưu ý kiến trong Biên bản kiểm tra thì Trưởng đoàn kiểm tra phải tạo điều kiện

để người nộp thuế thực hiện quyền bảo lưu

6) Biên bản kiểm tra phải được lập thành 4 bản, có giá trị pháp lý như nhau

- 01 bản người nộp thuế giữ

- 01 bản Đoàn kiểm tra giữ

- 01 bản gửi cho bộ phận kê khai và kế toán thuế

- 01 bản lưu tại phòng kiểm tra của Đội kiểm tra của Chi cục Thuế

Bước 3: Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế.

1) Chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra thuế, Trưởngđoàn kiểm tra phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế về kết quả kiểm tra thuế và dựthảo các quyết định xử lý về thuế hoặc kết luận kiểm tra thuế

Trường hợp phải xử lý truy thu về thuế; xử phạt vi phạm hành chính về thuếthì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra, Thủ trưởng cơquan Thuế phải ký Quyết định xử lý truy thu về thuế; xử phạt vi phạm hành chính

về thuế

Trường hợp không phải xử lý truy thu về thuế; không phải xử phạt vi phạmhành chính về thuế thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểmtra, Thủ trưởng cơ quan Thuế phải ký kết luận kiểm tra thuế

Quyết định xử lý truy thu thuế, xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc kếtluận kiểm tra thuế được gửi cho người nộp thuế và các bộ phận sau:

- 01 bản gửi cho người nộp thuế - 01 bản đoàn kiểm tra lưu

- 01 bản gửi cho bộ phận kê khai và kế toán thuế

- 01 bản phòng kiểm tra của Cục Thuế hoặc đội kiểm tra của Chi cục Thuế lưucùng với quyết định kiểm tra và biên bản kiểm tra thuế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

2) Trường hợp người nộp thuế không ký biên bản kiểm tra thuế thì chậm nhất

là 5 ngày làm việc kể từ ngày công bố công khai biên bản kiểm tra, Trưởng đoànkiểm tra phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế để ra thông báo yêu cầu người nộpthuế ký biên bản kiểm tra Nếu người nộp thuế vẫn không ký biên bản kiểm tra thìtrong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày công bố công khai biên bản kiểm tra, Thủ trưởng

cơ quan Thuế ra Quyết định xử lý truy thu thuế; xử phạt vi phạm hành chính về thuếhoặc kết luận kiểm tra thuế theo nội dung biên bản kiểm tra

3) Trường hợp mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế vượt quá thẩm quyềncủa Thủ trưởng cơ quan Thuế ra Quyết định kiểm tra thuế thì trong thời hạn 10ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra thuế, Thủ trưởng cơ quan Thuế raQuyết định kiểm tra thuế có văn bản đề nghị Thủ trưởng cơ quan Thuế cấp trênhoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra Quyết định xử phạt vi phạm hànhchính về thuế và thông báo cho người nộp thuế biết về việc đề nghị nêu trên

4) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xửphạt vi phạm hành chính của Thủ trưởng cơ quan Thuế cấp dưới, Thủ trưởng cơquan Thuế cấp trên phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyềnhoặc thông báo chuyển lại hồ sơ cho Thủ trưởng cơ quan Thuế cấp dưới nếu khôngthuộc thẩm quyền để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật

5) Qua kiểm tra thuế nếu phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu trốn thuế, gianlận về thuế thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, Trưởng đoànkiểm tra thuế có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế để bổ sung vào kếhoạch thanh tra của cơ quan Thuế

B Sau khi kết thúc cuộc kiểm tra, CQT phải tổng hợp báo cáo và lưu giữ tài liệu kiểm tra thuế

Bước 1 : Báo cáo và lưu trừ hồ sơ

1) Chậm nhất 10 ngày sau kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra phải lập báo cáo kếtquả cuộc kiểm tra lưu tại bộ phận kiểm tra Bộ phận kiểm tra Chi cục thuế tổng hợptoàn bộ hồ sơ liên quan đến mỗi cuộc kiểm tra : biên bản, quyết định xử lý, bảngphân tích trước khi kiểm tra, nhật ký mỗi đơn vị 02 bộ : lưu bộ phận kiểm tra 01

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

bộ, bộ phận xử lý dữ liệu tờ khai kê toán thuế 01 bộ lưu vào hồ sơ của doanhnghiệp.

2) Cơ quan Thuế cấp dưới phải tổng hợp báo cáo cơ quan Thuế cấp trên hàngtháng, hàng quý và cả năm kết quả kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan Thuế và tạitrụ sở người nộp thuế theo mẫu báo cáo số 03A/KTra; 03B/Ktra và mẫu báo cáo số05A/Ktra; 05B/Ktra ban hành kèm theo Quy trình này

Thủ trưởng cơ quan Thuế giao cho một đội kiểm tra tập hợp chung báo cáo

của các đội kiểm tra theo mẫu báo cáo số 02A/Ktra; 02B/Ktra; 04A/Ktra;

04B/Ktra ban hành kèm theo Quy trình này để báo cáo cơ quan Thuế cấp trên.3) Thời gian báo cáo được quy định như sau:

- Báo cáo hàng tháng: Chi cục Thuế báo cáo Cục thuế trước ngày 10 của thángsau tháng báo cáo; Cục thuế báo cáo Tổng cục Thuế trước ngày 15 của tháng sautháng báo cáo

- Báo cáo quý: Chi cục Thuế báo cáo Cục thuế trước ngày 15 của tháng đầuquý sau; Cục thuế báo cáo Tổng cục Thuế trước ngày 20 của tháng đầu quý sau

- Báo cáo năm: Chi cục Thuế báo cáo Cục Thuế trước ngày 20 của tháng đầunăm sau; Cục thuế báo cáo Tổng cục Thuế trước ngày 25 của tháng đầu năm sau.4) Hồ sơ kiểm tra thuế được lưu giữ tại cơ quan Thuế theo thời hạn sau:

- Đối với hồ sơ kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan Thuế; hồ sơ kiểm tra thuế tạitrụ sở của người nộp thuế được lưu giữ trong thời hạn là 5 năm, kể từ ngày kết thúckiểm tra

- Đối với các báo cáo tổng hợp được lưu giữ tại cơ quan Thuế trong thời hạn

là 5 năm kể từ năm báo cáo

Bước 2 : Theo dõi việc thực hiện quyết định xử lý

Hàng tháng, bộ phận kiểm tra thuộc Chi cục thuế có trách nhiệm :

- Phối hợp với các bộ phận thu nợ, bộ phận xử lý lời khai, bộ phận quản lý hóađơn ấn chỉ và các bộ phận khác có liên quan: theo dõi, đôn đốc thu ngay vào ngânsách các khoản phải truy thu, truy hoàn, tiền phạt; Giải quyết các trường hợp có đơnthư khiếu nại hoặc thực hiện phúc tra theo đúng chế độ quy định

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 08/11/2016, 11:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính (2011), Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 và kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2015, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 và kếhoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2015
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2011
2. Cục thuế Thanh Hoá (2008), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ công chức thuế, NXB Thanh Hóa, Thanh Hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng cán bộ công chức thuế
Tác giả: Cục thuế Thanh Hoá
Nhà XB: NXB ThanhHóa
Năm: 2008
4. Cục thuế Thanh Hoá (2006), Kỷ yếu Cục thuế tỉnh Thanh Hoá (1990-2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Cục thuế tỉnh Thanh Hoá
Tác giả: Cục thuế Thanh Hoá
Năm: 2006
5. Tôn Thu Hiền (2008), “Cải thiện dịch vụ hỗ trợ, tư vấn thuế đáp ứng yêu cầu cơ chế tự khai tự nộp”, Tạp chí thuế (16-17) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cải thiện dịch vụ hỗ trợ, tư vấn thuế đáp ứng yêu cầu cơ chế tựkhai tự nộp”
Tác giả: Tôn Thu Hiền
Năm: 2008
6. Tôn Thu Hiền (2008), “Phát triển dịch vụ thuế theo hướng chuyên nghiệp”, Tạp chí thuế (47) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển dịch vụ thuế theo hướng chuyên nghiệp”
Tác giả: Tôn Thu Hiền
Năm: 2008
7. Trung Kiên (2008), “Đưa giáo dục pháp luật thuế vào học đường Mô hình mới mở Yên Bái”, Tạp chí thuế (41) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đưa giáo dục pháp luật thuế vào học đường Mô hình mới mở YênBái
Tác giả: Trung Kiên
Năm: 2008
8. Thủy Loan (2009), “Giáo dục thuế trong học đường và hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập”, Tạp chí (12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo dục thuế trong học đường và hỗ trợ doanh nghiệp mới thànhlập”
Tác giả: Thủy Loan
Năm: 2009
10. PGS.TS Sử Đình Thành – TS.Vũ Thị Minh Hằng (2006), Nhập môn tài chính – tiền tệ, NXB Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn tài chính – tiềntệ
Tác giả: PGS.TS Sử Đình Thành – TS.Vũ Thị Minh Hằng
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh
Năm: 2006
12. Tổng cục thuế (2004), công văn số Số 1568TCT/HTQT về việc thực hiện thí điểm cơ chế tự khai tự nộp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: công văn số Số 1568TCT/HTQT về việc thực hiện thí điểm cơchế tự khai tự nộp
Tác giả: Tổng cục thuế
Năm: 2004
13. Tổng cục thuế (2005), Quyết định số 1166/QĐ-TCT ngày 31/10/2005 về việc ban hành quy trình thanh tra, kiểm tra thuế doanh nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1166/QĐ-TCT ngày 31/10/2005 về việc banhành quy trình thanh tra, kiểm tra thuế doanh nghiệp
Tác giả: Tổng cục thuế
Năm: 2005
14. Tổng cục thuế (2009), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thuế cho cán bộ công chức mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thuế cho cán bộ công chức mới
Tác giả: Tổng cục thuế
Năm: 2009
15. Tổng cục thuế (2008), Tài liệu đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên thuế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên thuế
Tác giả: Tổng cục thuế
Năm: 2008
16. Tổng cục Thuế - Tạp chí thuế Nhà nước (2008), Quy trình kê khai, miễn giảm, hoàn, kiểm tra và quản lý nợ thuế (tập 1), NXB Tài chính, Hà Nội.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình kê khai, miễn giảm, hoàn,kiểm tra và quản lý nợ thuế (tập 1)
Tác giả: Tổng cục Thuế - Tạp chí thuế Nhà nước
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2008
3. Cục thuế Thanh Hoá (2010 – 2012), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra các năm 2009, 2010, 2011 Khác
9. GS.TS Dương Thị Bình Minh (2005), Tài chính công, NXB Tài chính Khác
11. Tổng cục thuế, Tài liệu Hội nghị Công tác Thanh tra – Kiểm tra (năm 2009) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w