1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp marketing nhằm phát triển bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại tổng công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIC)

76 444 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 375,23 KB

Nội dung

Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập hiện nay, rất nhiều các Công ty,Tập đoàn Bảo hiểm lớn trên thế giới đang lăm le xâm nhập thị trường Việt Nam.Tổng Công ty bảo hiểm BIDV BIC, với vai t

Trang 1

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đề tài “Giải pháp Marketing nhằm phát triển bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt tại Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIC)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công bố trên

bất kỳ phương tiện thông tin nào Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện chuyên đề này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong nghiên cứu này đều được ghi rõnguồn gốc

Tác giả chuyên đề tốt nghiệp

Trần Đức Lộc

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình và đầy trách nhiệm, hiệu quảcủa thầy PGS.TS Vũ Thành Hưởng, Khoa Kế hoạch phát triển, Trường Đại họcKinh tế Quốc dân trong suốt quá trình chuyên đề thực tập được thực hiện Em cũngxin gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới các anh, chị tại Tổng Công ty bảo hiểmNgân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam (BIC) đã tạo điều kiện thuận lợi cho em làmtốt nhất bài chuyên đề thực tập này Em xin chân thành cảm ơn

Người thực hiện Trần Đức Lộc

Trang 3

DANH MỤC VIẾT TẮT

BIC Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC VIẾT TẮT

MỤC LỤC BẢNG, HÌNH

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT VÀ MARKETING TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM 4

1.1 Tổng quan về Bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt 4

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của Bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt 4

1.1.2 Vai trò của bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt 7

1.1.3 Nội dung của bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt 8

1.2 Marketing trong lĩnh vực Bảo hiểm 17

1.2.1 Khái niệm, chức năng, vai trò của Marketing trong lĩnh vực Bảo hiểm 17

1.2.2 Hoạt động nghiên cứu thị trường và phát triển Marketing mục tiêu 18

1.2.3 Triển khai Marketing – Mix trong lĩnh vực Bảo hiểm 26

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt 27

1.3.1 Môi trường pháp lí 27

1.3.2 Môi trường Kinh tế- Xã hội 28

1.3.3 Năng lực, chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp 28

1.3.4 Số lượng, loại hình các doanh nghiệp 28

1.3.5 Trình độ dân trí, trách nhiệm của chủ đầu tư 28

1.3.6 Sự phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV (BIC) 30

Trang 5

2.1 Giới thiệu về Tổng Công ty bảo hiểm BIDV (BIC) 30

2.1.1 Giới thiệu chung về BIC, tầm nhìn và sứ mệnh 30

2.1.2 Sự hình thành và phát triển 31

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 34

2.1.4 Phạm vi hoạt động 35

2.2 Tình hình triển khai bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt tại BIC 37

2.2.1 Hoạt động khai thác 37

2.2.2 Hoạt động bồi thường 41

2.2.3 Hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất 43

2.2.4 Hoạt động tái bảo hiểm 44

2.2.5 Hoạt động giải quyết khiếu nại 45

2.3 Thực trạng hoạt động Marketing bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt tại BIC 46

2.3.1 Công tác nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh 46

2.3.2 Hoạt động Marketing-Mix 47

2.4 Đánh giá chung 57

2.4.1 Về tình hình kinh doanh 57

2.4.2 Về hoạt động marketing 58

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT TẠI BIC 60

3.1 Mục tiêu phát triển Bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt 60

3.1.1 Phương hướng phát triển bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt của BIC 60

3.1.2 Thị trường bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt tại Việt Nam 60

3.1.3 Nhận định về khả năng cạnh tranh của BIC 61

3.2 Giải pháp Marketing nhằm phát triển Bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt 62

3.2.1 Giải pháp về công tác tổ chức 62

3.2.2 Giải pháp về công tác nghiên cứu thị trường 62

3.2.3 Giải pháp về sản phẩm 63

Trang 6

3.2.4 Giải pháp về phí bảo hiểm 63

3.2.5 Giải pháp về kênh phân phối 64

3.2.6 Giải pháp về xúc tiến bán hàng 65

3.2.7 Các giải pháp hỗ trợ khác 65

3.3 Một số kiến nghị 66

3.3.1 Đối với Nhà nước và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam 66

3.3.2 Đối với BIC 67

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 7

MỤC LỤC BẢNG, HÌNH

I. Danh mục các bả

Bảng 1.1: Biểu phí rủi ro động đất áp dụng cho Việt Nam 12

Bảng 1.2: Biểu phí rủi ro do bão và lũ lụt 13

Bảng 1.3: Cơ sở để phân đoạn thị trường 22

Bảng 1.4: Phân loại thị trường người mua là các tổ chức 22

Y Bảng 2.1: Kết quả khai thác bảo hiểm XDLĐ tại BIC giai đoạn 2010-2015 40

Bảng 2.2: Tình hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm XDLĐ tại BIC 42

Bảng 2.3: Chi đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm XDLĐ tại BIC giai đoạn 2010-2015 43

Bảng 2.4: Tình hình Tái bảo hiểm XDLĐ của BIC 44

Bảng 2.5: Tỷ lệ nhượng phí bảo hiểm XDLĐ của BIC giai đoạn 2010-2015 45

Bảng 2.6: Biểu phí bảo hiểm xây dựng cho một số công trình 50

Bảng 2.7: Biểu phí bảo hiểm lắp đặt cho một số công trình, ngành nghề 51

Bảng 2.8: Mức khấu trừ được quy định bởi BIC 53

II. Danh mục các hì Hình 1.1: Năm chiến lược lựa chọn thị trường 24

Hình 1.2: Những định vị hiện có trên thị trường 25

Hình 1.2: Những định vị hiện có trên thị trường 25

Hình 1.3: 4P trong Marketing- Mix 26

Y Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIC 34

Hình 2.2: Quy trình khai thác bảo hiểm XDLĐ tại BIC 38

Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng bảo hiểm XDLĐ tại BIC giai đoạn 2010-2015 40

Hình 2.4: Tỷ lệ tổn thất bồi thường bảo hiểm XDLĐ tại BIC 42

Hình 2.5: Doanh thu và chi đề phòng hạn chế tổn thất của BIC 44

Hình 2.6: Thị phần của 10 doanh nghiệp bảo hiểm lớn nhất tại VN hiện nay 46

Hình 2.7: Các yếu tố tác động tới hành vi khách hàng 48

Hình 2.8: Sự phát triển hệ thống mạng lưới và phòng Kinh doanh Khu vực 54

Hình 2.9: Biểu đồ tăng trưởng kênh phân phối Đại lý 55

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Sau khi xóa bỏ cơ chế kinh tế tập bao cấp để chuyển sang cơ chế thị trườnng thìnền kinh tế nước ta có những chuyển biến mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực Lĩnh vựcxây dựng và lắp đặt không nằm ngoài xu thế chung của nền kinh tế, lĩnh vực này đãgóp phần quan trọng vào công cuộc phát triển đó Nó tạo nên những cơ sở vật chất

kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, nhà máy xí nghiệp… cho nền kinh tế Tuy nhiên, có mộtvấn đề đặt ra là các công trình xây dựng thường là những công trình có giá trị lớn,

mà nguy cơ dẫn tới các tổn thất có thể xảy ra bất cứ lúc nào Chính vì vậy mà việctham gia bảo hiểm xây dựng cho những công trình đó là rất cần thiết

Luật Xây dựng 2003 chỉ quy định chung chung việc mua bảo hiểm công trìnhxây dựng như một hình thức tự nguyện là “chủ đầu tư, nhà thầu, nhà khảo sát, thiết

kế, giám sát thi công có nghĩa vụ mua bảo hiểm công trình và bảo hiểm trách nhiệmnghề nghiệp” nên việc mua bảo hiểm công trình lâu nay vẫn chưa được chú trọng.Thực tế hiện nay, khi sự cố công trình xảy ra, do chủ đầu tư và nhà thầu thi côngkhông mua bảo hiểm cho người lao động nên thông thường các nạn nhân và giađình phải chịu thiệt thòi rất nhiều, ngay cả khi gặp tai nạn dẫn đến tử vong Chính vìthế, ngày 13/11/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/2015/NĐ – CP quyđịnh Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, và có hiệu lực từ ngày10/2/2016 Nghị định quy định cụ thể về nguyên tắc tham gia Bảo hiểm bắt buộctrong hoạt động đầu tư xây dựng; trách nhiệm tham gia, điều kiện triển khai, số tiềnbảo hiểm tối thiểu, nguyên tắc xác định mức phí bảo hiểm; quản lý nhà nước về Bảohiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

Tại Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC), Bảo hiểm trong lĩnh vực xây dựngđược mang tên là Bảo hiểm Xây dựng và lắp đặt Thực tế trước khi có Nghị địnhtrên thì Tổng Công ty đã triển khai Bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt từ khá lâu, tuynhiên chủ yếu là dưới hình thức tự nguyện của các chủ đầu tư Từ khi Nghị định119/2015/NĐ-CP có ra đời và có hiệu lực đến nay, với việc chủ đầu tư phải chuyển

từ “tự nguyện” sang “bắt buộc” thì BIC cần phải thay đổi cách nhìn của mình đốivới thị trường bảo hiểm này Do vẫn còn là một Nghị định mới có hiệu lực, nên thờigian để đi vào thực tế đời sống là rất dài Hơn nữa thực tế thị trường bảo hiểm tạiViệt Nam hiện nay đang có sự cạnh tranh rất gắt gao giữa các doanh nghiệp trong

Trang 9

và ngoài nước Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập hiện nay, rất nhiều các Công ty,Tập đoàn Bảo hiểm lớn trên thế giới đang lăm le xâm nhập thị trường Việt Nam.Tổng Công ty bảo hiểm BIDV (BIC), với vai trò là 1 trong 10 công ty bảo hiểm phinhân thọ dẫn đầu về thị phần bảo hiểm gốc và là một trong những công ty bảo hiểm

có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thị trường, cần phải có những giải pháp phùhợp đặc biệt là trong hoạt động Marketing để đưa Bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt trởnên phổ biến, sâu rộng,cạnh tranh hiệu quả hơn trong nền kinh tế- xã hội, cũng nhưđem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp

Đã có một số nghiên cứu trước đó về lĩnh vực Bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt này.Tuy nhiên những nghiên cứu đó chỉ dừng lại ở việc đánh giá thực trạng, đưa ra giảipháp chung chung Còn trong bối cảnh Nghị định 119/2015/NĐ-CP mới có hiệulực, cũng như việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới thì cần có

mộ nghiên cứu rõ ràng, tỉ mỉ về hoạt động Marketing trong sản phẩm bảo hiểm này

Do đó em chọn đề tài cho mình là: “ Giải pháp Marketing nhằm phát triển Bảo hiểmXây dựng, lắp đặt tại Tổng Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư & phát triển ViệtNam”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ các vấn đề về Bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt, Marketing trong kinhdoanh bảo hiểm

- Phân tích thực trạng hoạt động triển khai BH bắt buộc trong hoạt động đầu tưxây dựng thời gian qua, nhưng khó khăn gặp phải

- Xây dựng chiến lược Marketing, đề xuất giải pháp nhằm phát triển Bảo hiểmxây dựng, lắp đặt

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt

- Phạm vi nghiên cứu:

 Nội dung: Giải pháp Marketing để phát triển Bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt

 Không gian: tại Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV

 Thời gian: Đánh giá thực trạng 5 năm qua và đề xuất giải pháp cho nhữngnăm tới

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:

 Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phântích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng

Trang 10

 Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tíchtạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.

- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết:

 Sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề cócùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển

 Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức thành một hệ thống trên cơ sở một môhình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn

- Phương pháp mô hình hóa: Nghiên cứu các đối tượng bằng xây dựng gầngiống với đối tượng, tái hiện lại đối tượng theo các cơ cấu, chức năng của đốitượng

- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu và xem xét lạinhững thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích

5 Cấu trúc

Chuyên đề gồm 3 phần:

Chương I : Tổng quan về Bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt và hoạt động Marketing trong kinh doanh bảo hiểm

Chương II: Thực trạng triển khai Bảo hiểm Xây dựng lắp đặt tại Tổng Công

ty bảo hiểm BIDV (BIC)

Chương III: Giải pháp Marketing nhằm phát triển Bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt tại BIC

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT VÀ MARKETING TRONG LĨNH VỰC BẢO

HIỂM1.1 Tổng quan về Bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt.

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của Bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt.

1.1.1.1 Khái niệm bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt.

Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000) quy định: Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) nhằm mục đích sinh lợi,

theo đó DNBH chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảohiểm đóng phí bảo hiểm để DNBH trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồithường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

Bản chất của bảo hiểm: Là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người

cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu Bảo hiểm hoạt động dựa trênQuy luật số đông (the law of large numbers)

Bảo hiểm xây dựng là bảo hiểm những thiệt hại phát sinh từ một rủi ro bất

ngờ hoặc từ trách nhiệm đối với người thứ ba trong việc xây dựng một công trình,

có sử dụng đến bê tông và xi măng

Mục đích của bảo hiểm xây dựng là bù đắp về tài chính cho chủ đầu tư hay chủthầu để sửa chữa những thiệt hại bất ngờ xảy ra khi xây dựng một công trình, đây làthiệt hại xảy ra cho chính bản thân công trình, cho các thiết bị và có thể là cho cácdụng cụ của công trường hoặc bồi thường thiệt hại gây ra cho người khác (tráchnhiêm dân sự)

Khi chủ thầu đã nhận một giao kèo (hoặc một phần giao kèo) xây dựng mộtcông trình thì phải chịu toàn bộ trách nhiệm về các công việc kể từ lúc bắt đầu côngviệc cho đến lúc nghiệm thu chính thức công trình Trong trường hợp có thiệt hạicho công trình, người chủ thầu phải sửa chữa các thiệt hại này với chi phí riêng củamình, từ đó đối với người chủ thầu là một mất mát về tài chính rất nặng nề, màthậm chí có thể dẫn đến phá sản

Bảo hiểm lắp đặt là một bảo đảm về thiệt hại do một sự cố bất ngờ gây ra

hoặc phát sinh từ trách nhiệm của người chủ công trình trong quá trình lắp đặt máymóc, thiết bị cho một công trình

Trang 12

Bảo hiểm xây dựng và bảo hiểm lắp đặt là hai loại hình bảo hiểm kỹ thuật Từkhi tiến hành khởi công xây dựng một công trình, một nhà máy mới, cho tới khi cácmáy móc thiết bị được đưa vào sản xuất thì tất cả các giai đoạn đều gắn với các loạihình bảo hiểm khác nhau trong bảo hiểm kỹ thuật.

Người ta có thể sử dụng đơn bảo hiểm xây dựng, đơn bảo hiểm lắp đặt riêng rẽcho một công trình hoặc sử dụng đơn bảo hiểm xây dựng để bảo hiểm luôn cho cảcông tác lắp đặt trong cùng một công trình xây dựng hay lắp đặt, thường được dựatrên nội dung, tính chất của công việc

1.1.1.2 Lịch sử hình thành

 Trên Thế giới Bảo hiểm XDLĐ (XDLĐ) là bộ phận của bảo hiểm kỹ thuật

Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm kỹ thuật luôn gắn liền với sự ra đời của cuộccách mạng khoa học kỹ thuật So với các loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểmhàng hải, bảo hiểm cháy thì bảo hiểm kỹ thuật ra đời muộn hơn rất nhiều Bảo hiểmhàng hải xuất hiện năm 1547, bảo hiểm hoả hoạn xuất hiện năm 1667 trong khi đóđơn bảo hiểm kỹ thuật đầu tiên trên thế giới là vào năm 1859 ở Anh, đó là đơn bảohiểm đổ vỡ máy móc (machinary breaking policy) Nhu cầu tái thiết nền kinh tế sauchiến tranh thế giới lần thứ hai và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ

và kỹ thuật là động lực thúc đẩy bảo hiểm kỹ thuật phát triển mạnh mẽ đồng thời nócũng trở thành một trong những loại hình bảo hiểm quan trọng không thể thiếu đốivới sự phát triển của bất cứ nền kinh tế nào

Đơn bảo hiểm xây dựng đầu tiên trên thế giới được cấp vào năm 1929 cho côngtrình xây dựng cầu Lamberth bắc qua sông Thames ở London Tiếp sau đó là vàonăm 1934, đơn bảo hiểm rủi ro lắp đặt được cấp ở Đức Tuy nhiên cả hai đơn bảohiểm này chỉ giành được vị trí quan trọng trong giai đoạn xây dựng sau chiến tranhnăm 1945 và công cuộc phát triển sau đó trên thế giới của các nền kinh tế đang nổilên Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã thúc đẩy việc đưa ra cácphạm vi bảo hiểm mới, phức tạp hơn Các đơn bảo hiểm thiệt hại vật chất như làbảo hiểm máy tính, bảo hiểm thiết bị điện áp thấp, bảo hiểm máy móc và thiết bịxây dựng, bảo hiểm rủi ro đối với công trình xây dựng dân dụng xuất hiện Bêncạnh đó còn các đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh như bảo hiểm hư hỏng hànghoá trong kho và bảo hiểm mất lợi nhuận Điều này cho thấy bảo hiểm kỹ thuật pháttriển rất nhanh, đa dạng về loại hình và ngày càng hoàn chỉnh, bao gồm các loạihình chính sau:

- Bảo hiểm mọi rủi ro cho chủ thầu- Bảo hiểm xây dựng (CAR)

Trang 13

- Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt (EAR)

- Bảo hiểm đổ vỡ máy móc (MBI)

- Bảo hiểm thiết bị điện tử (EEI)

- Bảo hiểm mất thu nhập do máy móc ngừng hoạt động (Loss of profitfollowing machinery breakdown)

- Bảo hiểm hỏng hàng hoá nhà kho lạnh

- Bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí (Oil – Gas exploration andproduction insurance)

 Ở Việt Nam, nghiệp vụ bảo hiểm XDLĐ đã được thực hiện từ trước nhữngnăm 70 Thời kỳ này các công trình được bảo hiểm chủ yếu là nhà của các tướng tácấp cao trong quân đội Mỹ và chính quyền tay sai Do không đảm bảo nguyên tắc

số đông bù số ít nên nghiệp vụ này không phát triển Sau 1975, thì nghiệp vụ nàyvẫn chưa được triển khai

Sau khi nhà nước ban hành “Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam” (tháng 1987), nước vào giai đoạn mới thì bảo hiểm XDLĐ mới thực sự phát triển Công tybảo hiểm đầu tiên được triển khai nghiệp vụ bảo hiểm XDLĐ đầu tiên ở Việt Nam

12-là Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam theo quyết định số 253/TCQĐ-91 ngày7/8/1991 của Bộ tài chính

Ngày 20/10/1994 Thủ tướng Chính Phủ ban hành nghị định 177CP quy định vềquản lý đầu tư và xây dựng, tại điều 52 nghị định này quy định rõ về việc các tổchức nhận thầu xây lắp, các tổ chức tư vấn phải mua bảo hiểm vật tư, nhà xưởngphục vụ thi công, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối vớingười thứ ba, bảo hiểm sản phẩm khảo sát thiết kế trong quá trình thực hiện dự án.Phần này quy định bảo hiểm được mua tại một Công ty trong nước nếu như là dự áncủa Việt Nam, những dự án của nước ngoài thì phải tuân thủ những quy định củaluật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.Sau đó một loạt Công ty bảo hiểm được thànhlập: Bảo Minh, PJICO, Bảo Long, Vinare,…với nhiều văn phòng đại diện cùng với

sự có mặt của nhiều Công ty bảo hiểm nước ngoài làm cho sự cạnh tranh trên thịtrường bảo hiểm ngày một gay gắt hơn đòi hỏi các Công ty phải nâng cao chấtlượng về mọi mặt

Ngày 13/11/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/2015/NĐ – CP quyđịnh Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, và có hiệu lực từ ngày10/2/2016 Nghị định quy định cụ thể về nguyên tắc tham gia Bảo hiểm bắt buộctrong hoạt động đầu tư xây dựng; trách nhiệm tham gia, điều kiện triển khai, số tiền

Trang 14

bảo hiểm tối thiểu, nguyên tắc xác định mức phí bảo hiểm; quản lý nhà nước về Bảohiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Từ khi ra đời đến nay, bảo hiểm XDLĐ đã trở thành một trong những loại hìnhmũi nhọn của các Công ty bảo hiểm trong toàn quốc, kinh doanh nghiệp vụ bảohiểm XDLĐ mang lại doanh thu lớn, tỷ lệ tăng trưởng cao, tạo công ăn việc làmcho người lao động…và như vậy đã tạo ra lợi ích chung cho toàn xã hội

1.1.1.3 Đặc điểm của bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt

Thứ nhất, bảo hiểm XDLĐ có nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau, mỗi loại

hình này đều nhằm đảm bảo cho một giai đoạn hoặc một khâu trong quá trình thựchiện dự án Ta có thể chia thành 2 giai đoạn sau:

 Giai đoạn tiền xây dựng và giai đọan xây dựng

- Bảo hiểm xây dựng

- Bảo hiểm lắp đặt

- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

- Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba

 Giai đoạn xây dựng

- Bảo hiểm bảo hành công trình

- Bảo hiểm trách nhiệm kiến trúc sư

Thứ hai, phạm vi và đối tượng bảo hiểm XDLĐ là rất rộng lớn mà trong đó bảo

hiểm XDLĐ là những mắt xích quan trọng không thể thiếu đƣợc trong quá trìnhxây dựng một công trình Nó là điều kiện tiên quyết để thực hiện các loại hình bảohiểm khác kèm theo Bảo hiểm XDLĐ có mối quan hệ khăng khít với các loại hìnhbảo hiểm khác

Thứ ba, bảo hiểm XDLĐ thường được tiến hành đối với những dự án có quy mô

lớn Nó cũng đòi hỏi nhà bảo hiểm phải là những Công ty bảo hiểm hàng đầu có uytín, có kinh nghiệm triển khai loại hình bảo hiểm này

Thứ tư, do công trình kéo dài từ khi bắt đầu xây dựng đến khi kết thúc, bàn giao

và nghiệm thu công trình cho nên thời gian tiếp cận khai thác kéo dài tùy theo quy

mô của công trình là lớn hay nhỏ

Thứ năm, trong một công trình xây dựng có thể có rất nhiều bên tham gia, từ đó

trong một đơn bảo hiểm có thể liên quan đến nhiều bên khác nhau, dẫn đến có nhiềucác đầu mối tiếp cận khác nhau kéo theo quá trình khai thác diễn ra rất phức tạp

Trang 15

1.1.2 Vai trò của bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt.

Về kinh tế vĩ mô: bảo hiểm XDLĐ giúp cho nền kinh tế của mỗi quốc gia ổn

định trong những điều kiện khó khăn khi xảy ra thiệt hại cho các công trình xây lắplớn, đảm bảo cho các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng của một quốc gia đượcthực hiện tốt và không bị gián đoạn thi công

Về vi mô: bảo hiểm XDLĐ như một tấm lá chắn cuối cùng cho các nhà đầu tư và

các chủ thầu trước những nguy cơ thiệt hại về kinh tế do các rủi ro bất ngờ hoặcthiên tai, thậm chí giúp cho họ tránh được nguy cơ phá sản khi các thiệt hại đó quálớn, giúp cho quá trình xây lắp diễn ra liên tục

Bảo hiểm XDLĐ ra đời còn tạo tâm lý ổn định và yên tâm hơn cho những ngườiliên quan đến công trình xây lắp và là cơ sở quan trọng cho việc đầu tư vào nhữnglĩnh vực, những công trình có độ rủi ro cao

Đối với ngành bảo hiểm: bảo hiểm XDLĐ ra đời khẳng định thêm vị trí của

ngành bảo hiểm trong nền kinh tế quốc dân, góp phần vào tiến triển phát triểnchung của đất nước Việc khen thưởng kịp thời các cá nhân, đơn vị làm tốt công tác

đề phòng hạn chế tổn thất sẽ có tác dụng động viên người được bảo hiểm cũng nhưcác cơ quan chức năng khác như: Công an, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và các

cơ quan kiểm tra, giám định khác tích cực hơn nữa trong công tác này

Với những lý do nêu trên sự ra đời của nghiệp vụ bảo hiểm XDLĐ là một tấtyếu và đúng đắn Nghiệp vụ này ngày càng khẳng định được vai trò của mình và cónhững bước tiến vững chắc trong quá trình phát triển

1.1.3 Nội dung của bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt.

1.1.3.1 Bảo hiểm xây dựng

a) Người được bảo hiểm

Trong bảo hiểm xây dựng, tất cả các bên có liên quan đến công trình xây dựng

và có quyền lợi trong công trình đã được nêu tên hay chỉ định trong bản phụ lục bảohiểm đều có thể là người được bảo hiểm Cụ thể bao gồm:

Chủ đầu tư: là người chủ sở hữu vốn Chủ đầu tư có thể là một tổ chức cá

nhân bỏ toàn bộ hoặc một phần vốn còn lại để đầu tư theo quy định của pháp luật.Trường hợp vốn đầu tư của dự án chủ yếu thuộc sở hữu Nhà nước thì chủ đầu tư làngười được cấp quyết định đầu tư, chỉ định ngay từ khi lập dự án và giao tráchnhiệm quản lý, sử dụng vốn

Trang 16

Chủ thầu: Là người ký kết hợp đồng XDLĐ với chủ đầu tư Đó có thể là cá

nhân hay tổ chức có tư cách pháp nhân Trong trường hợp có nhiều chủ thầu và chủđầu tư, để rõ ràng dùng khái niệm: chủ thầu chính và chủ thầu phụ

Chủ thầu chính: Là người trực tiếp ký hợp đồng XDLĐ với chủ đầu tư, là

người đứng ra bao thầu toàn bộ công trình

Chủ thầu phụ: Là người đảm nhận từng hạng mục riêng, chủ thầu phụ

thường không liên quan đến chủ đầu tư mà chỉ ký hợp đồng với chủ thầu Họ có thể

là người xây thô, hoàn thiện, cung cấp nguyên vật liệu hay dọn dẹp công trình saukhi xây dựng, lắp đặt xong

Các kiến trúc sư, kỹ sư, cố vẫn chuyên môn: Làm việc cho chủ thầu theo

hợp đồng Cần chú ý rằng đơn bảo hiểm XDLĐ không bảo hiểm cho trách nhiệmnhững người này mặc dù họ thuộc thành phần người được bảo hiểm

b) Đối tượng bảo hiểm

Đối tượng bảo hiểm xây dựng bao gồm tất cả các công trình dân dụng, côngtrình công nghiệp… mà kết cấu của nó có sử dụng xi măng và bê tông Cụ thể chia

ra các công trình sau:

- Các công trình xây dựng nhà ở, chung cư, khách sạn, trường học, bệnh viện,trụ sở làm việc

- Nhà xưởng, kho tàng

- Các công trình thuỷ lợi như: kênh dẫn, kè chắn, hồ chứa nước

- Các công trình xây dựng dân dụng: cầu cống, đường sá, cầu cảng, san lấpmặt bằng cho các khu công nghiệp, đô thị mới

- Các nhà máy xi măng, thủy điện, nhiệt điện

- Các công trình xây dựng khác

c) Phạm vi bảo hiểm

Các rủi ro trong phạm vi bảo hiểm

- Cháy, nổ (đặc biệt nguy hiểm đối với các toà nhà đang xây dựng, các lán trạiđang thi công và các vật liệu) và tổn thất do tiến hành các biện pháp chữa cháy

- Sét đánh

- Bị các phương tiện giao thông hay máy bay đâm vào

- Lũ lụt, mưa gió, tuyết lở

- Động đất, núi lửa phun, sóng thần

- Đất đá sụt lở, đất trượt

Trang 17

Phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm xây dựng còn bao gồm cả những tổn thấtcủa nguyên vật liệu xây dựng, các trang thiết bị lắp đặt, trong khi vận chuyển trênkhu vực công trường hay khi lắp đặt, tháo gỡ.

Các điểm loại trừ: Các tổn thất xảy ra trực tiếp hay là hậu quả của chiến

tranh hay các hành động tương tự chiến tranh, đình công, bãi công, nổi loạn, giánđoạn hay ngừng công việc theo lệnh của nhà chức trách, bao gồm:

- Tổn thất do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân hay nhiễm phóng xạ

- Tổn thất do hành động cố ý của người được bảo hiểm hay đại diện của họ

- Các tổn thất có tính chất hậu quả, ví dụ: Tiền phạt do chậm trễ hay vi phạmhợp đồng, mất thu nhập do thời gian xây dựng kéo dài

- Những hỏng hóc về cơ khí và hay về điện hay những trục trặc của các máymóc xây dựng (nếu đơn Bảo hiểm xây dựng bao gồm cả máy móc xây dựng)

- Tổn thất do thiết kế sai, do nguyên vật liệu kém chất lượng hay sai chủngloại

- Hao mòn, rỉ sét, ô xy hoá, giảm giá trị do để lâu không sử dụng hay dướiđiều kiện bình thường về nhiệt độ, áp suất

- Các mất mát hay thiệt hại của tài liệu, bản vẽ, biểu mẫu, chứng từ thanh toán,tiền séc

d) Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

Trong bảo hiểm xây dựng, giá trị bảo hiểm là vấn đề quan trọng và rất phức tạp.Xác định được chính xác giá trị bảo hiểm sẽ giúp cho cả người bảo hiểm và ngườiđược bảo hiểm tránh được các tranh chấp không cần thiết khi có tổn thất xảy ra Cácgiá trị phải xác định trong bảo hiểm xây dựng bao gồm:

- Giá trị của phần công tác thi công xây dựng người được bảo hiểm có thể sẽdùng một trong các giá trị sau đây làm giá trị bảo hiểm cho phần này

- Tổng giá trị khôi phục của công trình, nghĩa là giá trị khôi phục lại công

Trang 18

- Giá trị dự toán của công trình theo hợp đồng xây dựng

- Giá trị bằng hoặc nhỏ hơn tổn thất lớn nhất có thể xảy ra

Giá trị bảo hiểm của máy móc xây dựng: Giá trị bảo hiểm của máy móc xây

dựng phải là giá trị thay thế tương đương mục mới của máy đó (New ReplacementValue) tức là giá trị của một máy móc tương đương có thể mua tại thời điểm đó đểthay thế máy bị tổn thất

Giá trị bảo hiểm của trang thiết bị: Giá trị bảo hiểm đối với trang bị xây dựng

là tương đối khó xác định vì trang bị xây dựng rất nhiều hạng mục với nhiều giá trịkhác nhau Có những hạng mục chỉ sử dụng trong khoảng thời gian nhất định tạicông trường sau đây lại di chuyển tới công trình khác Chỉ một phần giá trị củatrang bị này được đưa vào giá thành của công trình

Giá trị bảo hiểm đối với chi phí dọn dẹp: Cần dự kiến số chi phí cần thiết để di

chuyển chất phế thải xây dựng, đất đá, sau khi xảy ra tổn thất lớn nhất, ví dụ: chiphí bơm nước, vét bùn, vận chuyển nhiều nhất đề phòng trường hợp xảy ra tổn thấtlớn nhất

Giá trị bảo hiểm của tài sản trên và xung quanh công trình: Đó là giá trị các

tài sản thuộc quyền quản lý, sở hữu chăm nom, coi sóc của người được bảo hiểm.Giá trị bảo hiểm là giá trị của các tài sản đó tại thời điểm bảo hiểm Người được bảohiểm cần kê khai đúng giá trị thực của các tài sản đó để có cơ sở chính xác chongười bảo hiểm bồi thường trong trường hợp xảy ra tổn thất thuộc trách nhiệm bảohiểm

 Số tiền bảo hiểm được xác định theo giá trị bảo hiểm, bao gồm:

- Cấu trúc chủ yếu của công trình: Giá trị đầy đủ của công trình theo hợp đồngtại thời điểm hoàn thành việc xây dựng, bao gồm:

 Chi phí cho công tác chuẩn bị mặt bằng (không tính chi phí giải phóng mặtbằng)

 Chi phí các hạng mục công trình xây dựng;

 Giá trị các công trình tạm phục vụ thi công như kênh dẫn nước, đê bảo vệ, hệthống chiếu sáng…

Trong trường hợp chi phí phát sinh làm tăng giá trị bảo hiểm người được bảohiểm phải khai báo kịp thời và nộp thêm phí bảo hiểm Nếu không công ty bảo hiểm

sẽ áp dụng quy tắc tỷ lệ như đối với trường hợp bảo hiểm dưới giá trị

- Giá trị trang thiết bị máy móc phục vụ xây dựng

- Tài sản sẵn có hoặc xung quanh công trường

Trang 19

- Chi phí dọn dẹp tổn thất (5-10 % hợp đồng xây dựng).

e) Phí bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm

Không thể đặt ra được một biểu phí với tỷ lệ cố định cho bảo hiểm xây dựng vìphí bảo hiểm cho mỗi công trình riêng biệt phải được tính toán dựa trên thông số kỹthuật của mỗi công trình và có tính đến trạng thái đất đai, điều kiện khí hậu tại khuvực công trường… Phí bảo hiểm của một công trình xây dựng bao gồm hai phầnchính:

 Phí bảo hiểm tiêu chuẩn: Là phí bảo hiểm tính cho các rủi ro tiêu chuẩn.Việt Nam đang áp dụng theo đơn bảo hiểm tiêu chuẩn của MUNICH RE, baogồm:Phí cơ bản tối thiếu + Các rủi ro thiên tai như: động đất, núi lửa… + Các rủi rokhác như: Cháy nổ, trộm cắp, tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm,…

Phí bảo hiểm tiêu chuẩn = Phí cơ bản tối thiểu + Phụ phí rủi ro động đất + Phụphí rủi ro lũ lụt:

 Phí cơ bản tối thiểu: là mức phí tối thiểu trong một công trình xây dựng,được tính bằng tỷ lệ phần nghìn của số tiền bảo hiểm

 Phụ phí rủi ro động đất: Được tính cho từng loại công trình, phụ thuộc vào

độ nhạy cảm của công trình đối với rủi ro động đất và khu vực xây dựng công trình.Theo mức độ tăng dần, độ nhảy cảm của công trình được xếp vào 5 loại: C, D, E, F,

G Ở Việt Nam, phân chia theo khu vực động đất, gồm có hai khu vực

- Khu vực 1, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, TuyênQuang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh,Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Thái (ít xảy ra động đất)

- Khu vực 0 gồm các tỉnh còn lại (hầu như không xảy ra động đất)

Hiện nay phụ phí cho rủi ro động đất được áp dụng theo bảng 1:

Bảng 1.1: Biểu phí rủi ro động đất áp dụng cho Việt Nam

Độ nhạy cảm của công

trình

Phụ phí rủi ro động đất

CDEFG

00000

0,20,220,240,260,30

Nguồn: Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh

Trang 20

Tỷ lệ phí động đất được tính bằng phần nghìn/năm Nếu một công trình xâydựng có thời gian xây dựng trên hoặc dưới 1 năm được tính như sau:

Phụ phí động đất (trong thời gian xây dựng)= Phí cho 1 năm×Thời hạn bảo hiểm(tháng)

12tháng

 Phụ phí rủi ro lũ lụt: được tính cho một năm căn cứ vào tính chất của từngloại công trình chịu tác động của rủi ro lũ lụt Tỷ lệ phí xác định theo năm và bằngphần nghìn trên số tiền bảo hiểm Việc xác định phụ phí cho rủi ro lũ lụt phụ thuộcvào các yếu tố sau:

- Tính chất của từng loại công trình chịu tác động của rủi ro lũ lụt

- Khu vực rủi ro nơi tiến hành công trình xây dựng

Bảng 1.2: Biểu phí rủi ro do bão và lũ lụt Sức chịu

Khu vực 3

Khu vực 1

Khu vưc 2

Khu vực 3

Nguồn: Tổng Công ty Bảo hiểm VN

 Phụ phí mở rộng: Là phần phí bảo hiểm xác định cho phần trang thiết bị xâydựng, máy móc xây dựng, tài sản sẵn có trên và xung quanh khu vực công trường,chi phí dọn dẹp hiện trường, trách nhiệm pháp lý đối với bên thứ ba

Thời hạn bảo hiểm được ghi rõ trong đơn bảo hiểm Thời hạn bảo hiểm

thường là thời gian thi công công trình được tính từ khi bắt đầu khởi công côngtrình (sau khi đã bốc dỡ vật tư, máy móc xuống công trường) cho đến khi hoànthiện hay chuyển giao hoặc đưa vào hoạt động Trên thực tế, thời gian thi côngkhông nhất thiết phải trùng với thời hạn ghi trong hợp đồng Nếu công trình hoànthành trước thời hạn thì hiệu lực của hợp đồng cũng chấm dứt ngay sau khi côngtrình được bàn giao đưa vào sử dụng Trong trường hợp thời gian thi công kéo dàivượt quá thời hạn quy định thì người được bảo hiểm phải có yêu cầu gia hạn thêmđối với hợp đồng bảo hiểm và phải thanh toán thêm phí bảo hiểm cho bên bảo hiểmcho thời gian vượt quá này

Thông thường thời hạn bảo hiểm bao gồm các thời gian sau:

- Lưu kho (vật liệu) trước khi xây dựng (tối đa là 3 tháng)

Trang 21

- Giai đoạn xây dựng

- Kiểm nghiệm, chạy thử nếu có máy móc

- Bảo hành

1.1.3.2 Bảo hiểm lắp đặt

a) Người được bảo hiểm

Người được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt là các nhà xây dựng hoặc lắp đặt

cơ sở vật chất, một phần hoặc toàn bộ, được chỉ rõ trong hợp đồng bảo hiểm, cũng

có thể là nhà công nghiệp hoặc thực hiện hoặc cho thực hiện theo danh nghĩa củamình những công việc lắp ráp hoạt động trên cơ sở vật chất đã được giao phó cho

nó về mục đích này

f) Đối tượng bảo hiểm

Đối tượng bảo hiểm lắp đặt được hiểu là các máy móc lắp đặt, trang thiết bịphục vụ cho công tác lắp đặt và một số công việc và hạng mục liên quan đến côngviệc lắp đặt Đối tượng được bảo hiểm được phân loại như sau:

- Các máy móc các dây chuyền đồng bộ trong một xí nghiệp hay trong khi tiếnhành lắp đặt các máy móc thiết bị đó

- Các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho lắp đặt

- Các phần việc xây dựng phục vụ cho công tác lắp đặt

- Trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba

- Chi phí dọn dẹp vệ sinh

g) Phạm vi bảo hiểm

Ngoài những rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng, bảo hiểm lắp đặtcòn bảo hiểm thêm cho những rủi ro sau:

- Lỗi về lắp ráp phạm phải trong khi thi công

- Các nguyên nhân từ bên ngoài như do rơi vật lạ vào, đứt cáp, dây chuyền, hệthống nâng, sập toà nhà, sự va đụng…

- Các nguyên nhân nội tại: Ví dụ như hậu quả do một sự thiếu hụt về máy móckiểm tra hoặc về an toàn do sự vụng về và lơ đễnh của nhân viên bên được bảohiểm hoặc của người thứ ba

h) Giá trị và số tiền bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm đối với chi phí lắp đặt Phần này được tính bằng giá trị thay thếmới của bất kỳ một máy móc hay thiết bị mới tương đương, bao gồm: Giá mua +Cước phí vận chuyển + Phí bảo hiểm + Phí kho bãi + Thuế quan + Chi phí lắp đặt

Trang 22

Giá trị này phải được điều chỉnh trước khi kết thúc thời hạn bảo hiểm theo sựbiến động của giá cả Trong trường hợp số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị thực tế củamáy móc thiết bị thì khi có tổn thất xảy ra, sẽ bồi thường theo nguyên tắc “Bảohiểm dưới giá trị” như các loại hình bảo hiểm khác.

Giá trị bảo hiểm của việc xây dựng: Ví dụ như giá trị của việc xây dựng nhà

xưởng để lưu kho, bệ máy…và việc xây dựng này thường được hoàn tất trước khilắp ráp máy móc thiết bị

Giá trị bảo hiểm đối với chi phí dọn dẹp vệ sinh: Thông thường giá trị này

được xác định trong khoảng 5 – 10% giá trị của tổng số thiệt hại

Giá trị bảo hiểm đối với tài sản trên và xung quanh công trường (tương tự như

trong bảo hiểm xây dựng)

 Số tiền bảo hiểm: được xác định dựa vào giá trị các hạng mục nêu ở phầmtrêm và dựa và sự thoả thuận của bai bên Thông thường số tiền bảo hiểm trong bảohiểm lắp đặt bằng giá trị bảo hiểm

Đối với phần bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối vớingười thứ ba thì số tiền bảo hiểm hoàn toàn dựa vào sự thoả thuận giữa các bên

i) Phí bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm

Về cơ bản, phương pháp tính phí bảo hiểm lắp đặt giống với phương pháp tínhphí bảo hiểm xây dựng Có một số điểm khác biệt đó là:

- Phí cơ bản tối thiêu trong bảo hiểm lắp đặt là 300$ hoặc tương đương bằngloại tiền khác

- Việc xác định phụ phí do rủi ro lũ lụt phụ thuộc vào sức chịu của công trìnhđối với tác động của gió bão, lũ lụt Hiện người ta chia ra làm ba loại có sức chịuđựng khác nhau là loại I, II và III

Trong công trình lắp đặt có thể có một phần công việc xây dựng và phần côngviệc này cũng có thể bảo hiểm bằng đơn bảo hiểm lắp đặt Khi đó cần lưu ý cáchtính phí như sau:

- Nếu giá trị của phần xây dựng < 20% tổng giá trị của công trình thì mực tínhphí như tỷ lệ tính phí của bảo hiểm lắp đặt

- Nếu giá trị của phần công việc xây dựng từ 20-50% giá trị của công trình thìphí bảo hiểm cho phần công việc này được tính riêng theo biểu phí trong bảo hiểmxây dựng

- Nếu giá trị công việc xây dựng > 50% giá trị công trình thì áp dụng đơn bảohiểm xây dựng để bảo hiểm cho công việc này

Trang 23

Tổng phí bảo hiểm lắp đặt = Phí tiêu chuẩn + Phụ phí mở rông tiêu chuẩn Phí tiêu chuẩn = Phí tối thiêu + Phụ phí rủi ro do động đất + phụ hí rủi ro do bão lũ

Thời hạn bảo hiểm:

Tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa các bên mà thời hạn bảo hiểm được ghi rõtrong đơn bảo hiểm và có thể bao gồm một phần hoặc toàn bộ thời gian sau:

- Lưu kho trước khi lắp đặt

- Giai đoạn lắp đặt

- Chạy thử (không tải và có tải)

- Giai đoạn bảo hành tối thiểu

1.1.3.3 Giải quyết bồi thường

a) Các nguyên tắc chung

Việc giám đinh và giải quyết bồi thường phải đảm bảo kịp thời, chính xác,khách quan, thỏa đáng Ngoài ra, do tính chất phức tạp và đặc điểm của các đốitượng bảo hiểm, các nhà bảo hiểm có thể trực tiếp hoặc thuê giám định viên chuyênnghiệp thức hiện công tác giám định

j) Các bước trong giám định và bồi thường tổn thất

Bước 1: Nhân thông báo tổn thất và yêu cầu giám định

Khi tổn thất xảy ra, người được bảo hiểm có trách nhiệm báo ngay cho ngườibảo hiểm, giữ nguyên hiện trường và thực hiện các biện pháp đề phòng để hạn chếtổn thất phát sinh thêm Sau một khoảng thời gian nhất định hoàn thành những giấy

tờ sau và gửi cho người bảo hiểm:

- Thông báo chi tiết bằng văn bản về tổn thất

- Giấy yêu cầu giám định (theo mẫu của người bảo hiểm)

- Giấy chứng nhận bảo hiểm

- Hóa đơn thanh toán phí bảo hiểm

- Xác nhận của nhân chứng về tai nạn hoặc sự cố

Bước 2: Tiến hành giám định

Công tác giám đinh đòi hỏi giám định viên phải giải quyết các công việc sau:

- Xem xét hiện trạng tổn thất, chụp ảnh hiện trường

- Thu thập các số liệu, hoá đơn chưng từ có liên quan đến tổn thất

- Lập biên bản giám định

Trang 24

- Thẩm tra lại các bên có liên quan về tai nạn hoặc sự cố và các biện pháp đềphòng hạn chế tổn thất phát sinh thêm.

Bước 3: Giải quyết khiếu nại và bồi thường

Hồ sơ khiếu nại và bồi thường bao gồm:

- Giấy chứng nhận bảo hiểm

- Các hoá đơn đóng phí bảo hiểm

- Giấy yêu cầu bồi thường

- Biên bản giám định

- Báo cáo của công an

- Lời khai của nạn nhân, nhân chứng

Trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm căn cứ vào thời hạn bảo hiểm,phạm vi bảo hiểm Giới hạn trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm căn cứvào:

- Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm

- Mức giới hạn trách nhiệm đối với bên thứ ba

- Giới hạn trách nhiệm đối với các tổn thất do các rủi ro bổ sung

1.2 Marketing trong lĩnh vực Bảo hiểm.

1.2.1 Khái niệm, chức năng, vai trò của Marketing trong lĩnh vực Bảo hiểm

1.2.1.1 Khái niệm của Marketing Bảo hiểm.

Marketing trong bảo hiểm là làm thỏa mãn tối đa mối quan hệ giữa người tiêudùng sản phẩm bảo hiểm của công ty và công ty

Đặc thù của Marketing bảo hiểm là tính không thể động chạm được của sảnphẩm Người tiêu thụ không thể nhìn thấy, không thể cầm trên tay, không thểchỉ như mọi sản phẩm, dịch vụ này không thể chạm vào được Tính đặc thù nàyrất khó khăn trong việc tiếp cận Marketing; được tăng cường bởi những đặc thùkhác làm cho bảo hiểm trở thành một sản phẩm khác biệt

1.2.1.2 Chức năng của Marketing Bảo hiểm.

- Tổng hợp toàn bộ những nghiên cứu phục vụ cho nhà quản lý để làm sáng tỏ

những cơ hội và rủi ro của doanh nghiệp Từ đó nhà quản lý lập nên sự cung cấpdịch vụ một cách lý tưởng

- Lựa chọn đích từ đó đánh giá khối lượng và nhu cầu; Xác định những đặcđiểm của sản phẩm có thể đáp ứng sự mong đợi của đích này

Trang 25

- Dự tính về vịtrí của doanh nghiệp trên thị trường với các đối thủ cạnh tranhcùng sản phẩm.

- Đặt ra những vấn đề của sản phẩm : tính chất thực của sản phẩm hoặc củacác dịch vụ phối hợp, mặt bằng giá, phương pháp phân phối, phương pháp bán,thông tin về sản phẩm, các hoạt động thương mại Từ đó doanh nghiệp có thể đưa raquyết định tung ra hay không một sản phẩm

1.2.1.3 Vai trò của Marketing Bảo hiểm.

Marketing ngày nay đóng một vai trò trung tâm trong việc dịch chuyển thông tinkhách hàng thành các sản phẩm,dịch vụmới và sau đó định vị những sản phẩm nàytrên thị trường Các sản phẩm dịch vụ mới là câu trả lời của các công ty trước sựthay đổi sở thích của khách hàng và cũng là động lực của sự cạnh tranh Nhu cầucủa khách hàng thay đổi, các công ty phải đổi mới để làm hài lòng và đáp ứng nhucầu của khách Vì vậy Marketing hiện đại có vai trò là:

- Xác định nhu cầu của khách hàng, thiết lập và lãnh đạo tiến trình đổi mới

- Phối hợp với các hoạt động nghiên cứu và phát triển khác để thúc đẩy tiếntrình thực hiện các sản phẩm mới, và nó là nhân tố quan trọng nhất tác động đếnthành công của một sản phẩm

- Giúp doanh nghiệp chỉ ra được những xu hướng mới, nhanh chóng trởthành đòn bẩy, biến chúng thành cơ hội, giúp cho sự phát triển chiến lược và sự lớnmạnh lâu bền của công ty

1.2.2 Hoạt động nghiên cứu thị trường và phát triển Marketing mục tiêu.

1.2.2.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường.

Nghiên cứu thị trường là hoạt động tiên quyết của bất kì doanh nghiệp kinhdoanh nào chứ không riêng gì DNBH Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu thị trường

là thu thập thông tin và xử lý thông tin về thị trường, nhằm xác định khả năng tiêuthụ sản phẩm của doanh nghiệp Căn cứ vào kết quả xử lý thông tin thị trường màdoanh nghiệp có cơ sở khoa học để đề ra những chính sách tiếp thị thích hợp (phânđoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu, xác định bốn chính sách: sản phẩm,giá cả, phân phối, xúc tiến yểm trợ) nhằm nâng cao khả năng thích ứng của sảnphẩm với thị trường luôn biến động Bằng cách đó, doanh nghiệp mới có thể củng

cố, giữ vững thị trường, giá cả và mở rộng, chiếm lĩnh thị trường mới

Trang 26

1.2.2.2 Quá trình nghiên cứu thị trường:

 Xác định vấn đề nghiên cứu: Trong giai đoạn này cần phải xác định mục tiêunghiên cứu, các vấn đề cần giải quyết, các thông tin đã có và các thông tin cần thuthập Nghiên cứu thị trường đòi hỏi cho phi Do vậy việc xác định mục tiêu nghiêncứu trước khi tiến hành nghiên cứu là tối cần thiết

 Xây dựng kế hoạch nghiên cứu: Trong kế hoạch nghiên cứu cần mô tả chínhxác các đặc trưng của nghiên cứu và thủ tục để tiến hành nghiên cứu, thường mởđầu bằng việc nhắc lại những mục tiêu nghiên cứu và những câu hỏi cần giải đáp

Cụ thể hơn trong một kế hoạch nghiên cứu gồm: chọn những phương pháp luận

và các thông tin cần thu thập, các phương pháp thu thập và xử lý thông tin có ích;cuối cùng là lập ngân sách cần thiết cho nghiên cứu

 Thực hiện nghiên cứu: Đây chính là quá trình thu thập và xử lý thông tin hữuích cần thiết cho việc ra quyết đinh Công việc nghiên cứu có thể do bộ phânmarketing của doanh nghiệp tiến hành hoặc thuê ngoài, tùy theo mục tiêu để chọnlọc và tổng hợp thông tin

 Chuẩn bị và trình bày báo cáo

a) Nội dung nghiên cứu

 Thăm dò thị trường: các nghiên cứu thăm dò có mục tiêu thu thập và xử lýthông tin thị trường về những vấn đề:

- Số lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấpcủa đối thủ trên thị trường

- Tình hình cung cầu trên thị trường

- Tìm hiểu chiến lược Marketing của đối thủ, so sánh với chiến lược củadoanh nghiệp

- Phân tích mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh

- Mức độ hiểu biết của khách hàng về sản phẩm dịch vụ và mức độ thỏa mãncủa họ

- v…v…

 Thử nghiệm thị trường: dùng để thu thập những thông tin thị trường cần thiết

mà việc thăm dò trực tiếp không thu được Phương pháp thử nghiệm thị trường cóthể dùng nghiên cứu hai vấn đề sau:

- Thử sản phẩm mới: nhằm giới thiệu với khách hàng một sản phẩm mới, haychính sách mới, sau đó đánh giá mức độ yêu thích của khách hàng, khả năng của

họ Bằng cách này, doanh nghiệp có cơ sở để cải tiến sản phẩm trước khi tung ra thịtrường, tránh việc thật bại trên thị trường

Trang 27

- Thử nghiệm thị trường nhằm đưa sản phẩm đến một thị trường mới Thửnghiệm thị trường cũng dùng để thử nghiệm các nội dung quảng cáo để lựa chọnnội dung quảng cáo thích hợp lựa chọn chính sách giá cả, lựa chọn tên gọi sảnphẩm, dịch vụ….

 Phân đoạn thị trường: đây là mộ công việc hết sức quan trọng Do đó, đểphân đoạn có khoa học, khách quan, doanh nghiệp cần phải có thông tin đầu đủ vềkhách hàng của mình

 Dự báo thị trường:

Nhằm vạch ra những xu thế phát triển trong tương lai của những yếu tố thịtrường để vạch ra chính sách phù hợp Những bài toán quan trọng của dự báo thịtrường là dự báo doanh thu, dự báo rủi ro,…

k) Thu thập thông tin thị trường

Có nhiều phương pháp thu thập thông tin hiệu quả, nhưng phổ biến nhất hiệnnay là:

 Phương pháp bàn giấy: dùng các hình thức thống kê, tổng hợp thông tin,phân tích Đây là phương phá phổ biến dễ thực hiện, chi phí thấp và tồn tại trongmọi doanh nghiệp

 Phương pháp nghiên cứu hiện trường: Đây là phương pháp mang lại hiệu quảcao song quá trình thực hiện đòi hỏi trình độ chuyên nghiệp cao Phương pháp nàymang tính cọ xát thực tế thị trường nhiều nên thông tin cung cấp rất chính xác Haihình thức chủ yếu của phương pháp này là quan sát và phỏng vấn

 Phương pháp điều tra chọn mẫu: là phương pháp tùy thuộc rất lớn và mẫuđược chọn Vì mẫu đó có tính đặc trưng riêng nên thông tin thu thập được có thể chỉ

áp dụng được cho các mẫu con nhất định Việc nhân rộng cho các đối tượng kháchhàng sẽ có xác suất thấp, sai lệch lớn Có hai cách điều tra chủ yếu là: điều tra toàn

bộ và điều tra không toàn bộ

1.2.2.3 Phát triển Marketing mục tiêu.

Marketing mục tiêu là việc phát triển phối thức tiếp thị riêng cho một hoặc nhiềuphân khúc thị trường Marketing mục tiêu trái ngược với marketing đại trà, là hìnhthức tiếp thị một sản phẩm cho toàn bộ thị trường

Marketing mục tiêu trải qua 3 giai đoạn như sau:

 Marketing đại trà: Người bán sản xuất, phân phối và kích thích tiêu thụ đạitrà một mặt hàng cho tất cả các người mua

Trang 28

 Marketing đa dạng hoá sản phẩm: Người bán sản xuất 1hay nhiều loại mặthàng nhằm tạo ra sự phong phú đa dạng cho người mua trên thị trường

 Marketing mục tiêu: Người bán xác định ranh vạch ranh giới các đoạn thịtrường, lựa chọn 1 (hoặc 1vài) đoạn thị trường làm thị trường mục tiêu và soạn thảochương trình marketing nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu đã chọn.Tiến trình của marketing mục tiêu là S-T-P Trong đó:

 S: Market Segmentation (Phân đoạn thị trường)

 T: Target Market (Thị trường mục tiêu)

 P: Market Positioning (Định vị thị trường)

a) Phân đoạn thị trường.

 Khái niệm: Là quá trình phân chia người tiêu dùng thành từng nhóm trên cơ

sở những điểm khác biệt về nhu cầu, tính cách hay hành vi

 Yêu cầu: Có nhiều cách để phân khúc thị trường, nhưng không phải tất cảcác cách phân khúc thị trường đều có hiệu quả Để đảm bảo hữu ích tối đa, các khúcthị trường phải có các đặc điểm sau:

- Đo lường được: về quy mô, sức mua và các đặc điểm của khúc thị trường

- Đủ lớn: những khúc thị trường này phải đủ lớn và sinh lời xứng đáng choviệc phục vụ, thực hiện riêng một chương trình marketing

- Có thể tiếp cận được: các khúc thị trường này phải đảm bảo tiết kiệm được

và phục vụ có hiệu quả

- Có thể hoạt động được: các khúc thị trường phải khác biệt nhau về quanniệm và đáp ứng khác nhau đối với các yếu tố marketing-mix và chương trìnhmarketing khác nhau

- Có thể hoạt động được: có thể xây dựng những chương trình có hiệu quả đểthu hút và phục vụ những khúc thị trường đó

 Những tiêu thức phổ biến để phân khúc thị trường người tiêu dùng

Ta có thể mô hình hóa các biến số chủ yếu trong phân đoạn thị trường người tiêudùng như sau:

Bảng 1.3: Cơ sở để phân đoạn thị trường

Trang 29

Tâm lý Thái độ; Động cơ; Cá tính; Lối sống; Giá trị văn hóa; Thói

quen…

Hành vi tiêu dùng Lý do mua; Lợi ích tìm kiếm; Số lượng và tỷ lệ tiêu dung;

Tính trung thành với sản phẩm…

Nguồn: Giáo trình Marketing căn bản

Ngoài các tiêu thức ở trên: Mức độ sẵn sàng mua, thái độ (ưa chuộng, thờ ơ, tẩychay) của khách hàng cũng được sử dụng để phân đoạn thị trường Song trên thực tế

để lượng hoá các tiêu thức này thường gặp khó khăn, hoặc phải bỏ ra các chi phílớn Trong lĩnh vực thương mại, người ta thường sử dụng chúng để phân loại kháchhàng trong từng tình huống giao dịch trực tiếp Mức độ trung thành, thái độ lại được

sử dụng tương đối phổ biến để phân đoạn lĩnh vực marketing xã hội

 Phân đoạn thị trường khách hàng tổ chức:

Về cơ bản, các cơ sở của phân đoạn thị trường tiêu dùng đều có thể đem áp dụngvào phân đoạn thị trường các tổ chức Những người mua là tổ chức cũng có thểđược phân chia theo địa lý (vùng, khu vực), theo hành vi mua với các tiêu thức phổbiến như lợi ích tìm kiếm, mức độ tiêu thụ Song, do có sự khác biệt giữa 2 thịtrường này nên khi phân đoạn thị trường các tổ chức, người ta có thể tập trung vàomột số tiêu thức chủ yếu như bảng sau:

Bảng 1.4: Phân loại thị trường người mua là các tổ chức

Mức mua bán bình quân Nhỏ, vừa, lớn

Loại hình tổ chức Sản xuất, bán buôn, bán lẻ, các tổ chức phi

kinh tế

Địa điểm công ty Miền, vùng, tỉnh

Tình trạng mua Mua mới, mua thường xuyên, mua không

thường xuyên

Trang 30

Sự chung thủy với người bán Mua từ 1, 2, 3 lần hay nhiều hơn.

Tiêu chuẩn đánh giá người

Thị trường mục tiêu: là một hoặc vài đoạn thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn

và quyết định tập trung nỗ lực marketing vào đó nhằm đạt được mục tiêu kinhdoanh của mình

 Đánh giá các đoạn thị trường

- Tiêu chuẩn 1: quy mô và mức tăng trường của đoạn thị trường: doanh sốbán, mức lợi nhuận, sự biến động của doanh số, lợi nhuận theo thời gian

- Tiêu chuẩn 2: mức độ hấp dẫn về cơ cấu thị trường, mức độ cạnh tranh trongđoạn thị trường

- Tiêu chuẩn 3: các mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp (mục tiêu và cácnguồn lực cần thiết

 Lựa chọn thị trường mục tiêu

Có nhiều cách lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu khác nhau Doanh nghiệp

có thể tham khảo các cách sau:

- Một phân khúc thị trường (Single Segment): chỉ hoạt động trong một phân

khúc thị trường duy nhất bằng một phối thức tiếp thị duy nhất Chiến lược nàythường phù hợp cho các công ty nhỏ có nguồn lực hạn hẹp

- Một số phân khúc chọn lọc (Selective Specialization): chọn lọc một số phân

khúc thị trường để hoạt động, các phương pháp phối thức tiếp thị khác nhau sẽ được

sử dụng cho các phân khúc thị trường khác nhau Về mặt sản phẩm thì có thể giốngnhau hoàn toàn hoặc khác nhau chút ít, trong một số trường hợp chỉ có kênh phânphối và thông điệp tiếp thị là khác nhau

- Chuyên môn hóa sản phẩm (Product Specialiation): doanh nghiệp chỉ tập

trung vào một sản phẩm duy nhất và hiệu chỉnh tính năng cho phù hợp từng phânkhúc thị trường mục tiêu

- Chuyên môn hóa thị trường (Market Specialiation): doanh nghiệp chỉ tập

trung vào một thị trường mục tiêu duy nhất và phát triển nhiều sản phẩm khác nhau

để phục vụ

- Bao phủ toàn thị trường (Full market coverage): doanh nghiệp hướng đến

việc phục vụ toàn thị trường Chiến lược này có thể sử dụng qua việc sử dụng một

Trang 31

Hình 1.1: Năm chiến lược lựa chọn thị trường

chiến lược marketing cho toàn bộ thị trường (marketing đại trà) hoặc phối thức tiếpthị khác nhau cho từng phân khúc thị trường

Dưới đây là biểu đồ minh họa 5 chiến lược lựa chọn thị trường mục tiêu thôngqua việc phân chia ra 3 phân khúc thị trường S1, S2, S3 và 3 sản phẩm P1, P2, P3

 Các chiến lược cho thị trường mục tiêu

- Marketing không phân biệt: bỏ qua ranh giới của các đoạn thị trường đượclựa chọn; giúp tiết kiệm chi phí theo lợi thế quy mô

Trang 32

- Marketing phân biệt: áp dung cho những chương trình marketing riêng chotừng đoạn.

- Marketing tập trung: một chương trình marketing cho một đoạn thị trường

m) Định vị thị trường

 Khái niệm: Định vị thị trường là việc xác định một vị trí đặc trưng và có ýnghĩa của sản phẩm vào tâm trí khách hàng mục tiêu

 Các hoạt động trong tâm của chiến lược định vị

- Tạo được một hình ảnh cụ thể cho sản phầm, thương hiệu trong tâm trí kháchhàng ở thị trường mục tiêu

- Lựa chọn vị thế của sản phẩm, của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu

- Tạo được sự khác biệt cho sản phầm, thương hiệu( về sản phẩm vật chất,dịch vụ, nhân sự, hình ảnh, )

- Lựa chọn và khuếch trương những điểm khác biệt có ý nghĩa

 Các bước của tiến trình định vị

- Bước 1: Tiến hành phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu đúngtheo yêu cầu marketing

- Bước 2: Vẽ biểu đổ định vị, đánh giá thực trạng của những định vị hiện cótrên thị trường mục tiêu và xác định một vị thế cho sản phẩm/doanh nghiệp trênbiểu đồ

Chất lượng thấpChất lượng thấp

Chất lượng caoChất lượng cao

Giá caoGiá cao

Giá rẻ

Hình 1.2:

Nhữn

g định

vị hiện

có trên thị trườn gGiá

rẻ

Hình 1.2: Những định vị hiện có trên thị trường

Nguồn: Giáo trình Marketing căn bản

Trang 33

- Bước 3: Xây dựng các phương án định vị

Trong đó:

Product (Sản phẩm): Một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình đó

là khối lượng sản xuất hoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể củađơn vị Sản phẩm vô hình là dịch vụ như ngành du lịch và các ngành công nghiệp

Trang 34

khách sạn hoặc mã số các sản phẩm như nạp điện thoại di động và tín dụng Ví dụđiển hình của một khối lượng sản xuất vật thể hữu hình là những chiếc xe có động

cơ và dao cạo dùng một lần Một khối lượng chưa rõ ràng nhưng phổ biến dịch vụsản xuất là một hệ thống điều hành máy tính

Price (Giá cả): Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm

hay dịch vụ của nhà cung cấp Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thịphần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận củakhách hàng với sản phẩm Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh khôngnhững vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức Nếu đặt giá quá thấp, nhàcung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợinhuận Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh.Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán,

Place (Phân phối): đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được

mua Nó thường được gọi là các kênh phân phối Nó có thể bao gồm bất kỳ cửahàng vật lý cũng như các cửa hàng ảo trên Internet Việc cung cấp sản phẩm đến nơi

và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọngnhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào

Promotions (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng): hỗ trợ bán hàng

là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm haydịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự.Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ,

cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo,đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênhphát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dànhcho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giớithiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng

Ngoài mô hình 4P ở trên, còn rất nhiều mô hình Marketing-Mix khác như 7P,4C, 7C,…Mỗi mô hình đều có ưu điểm riêng, nhưng tựu chung lại, mọi quyết định

về các bộ phận cấu thành mô hình marketing-mix tùy thuộc rất nhiều vào việc xácđịnh vị trí sản phẩm cụ thể của doanh nghiệp

Trang 35

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt.

1.3.1 Môi trường pháp lí.

Hệ thống chính sách, pháp luật tạo ra môi trường, điều kiện cho các doanhnghiệp hoạt động Nó đảm bảo cho các DNBH được cạnh tranh, bình đẳng Đồngthời bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm, từ đó thúc đẩy thị trường bảohiểm phát triển Vì vậy, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về hoạt động kinhdoanh bảo hiểm là điều kiện cần thiết để phát triển thị trường bảo hiểm nói chung làbảo hiểm Xây dựng, lắp đặt nói riêng

1.3.2 Môi trường Kinh tế- Xã hội

Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu ăn, ở của ngườidân ngày càng cao Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về dân số trong những nămqua, đặc biệt là những đô thị lớn như Hà Nội, tp Hồ Chí Minh đang khiến cho áplực về nhà ở, bất động sản,… ngày càng cao

1.3.3 Năng lực, chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp.

Quy mô vốn, trình độ quản lý, trình độ khoa học công nghệ, trình độ cán bộ,phạm vi và phương thức hoạt động, cũng như các chính sách khách hàng, sự hơp tácliên kết giữa các DNBH có ảnh hưởng lớn đến thị trường Bảo hiểm Xây dựng, lắpđặt Chiến lược kinh doanh của các DNBH bao gồm các bộ phận chủ yếu làmarketing, tài chính, kỹ thuật nghiệp vụ và tổ chức nhân sự Trong chiến lược kinhdoanh, các yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển thị trường bảo hiểm là:sản phẩm, giá cả, chất lượng phục vụ và truyền thông quảng cáo

1.3.4 Số lượng, loại hình các doanh nghiệp.

Số lượng, loại hình các DNBH, các kênh phân phối sản phẩm, sự đa dạng phongphú của các sản phẩm quyết định qui mô của thị trường Mặt khác, trong xã hội cónhiều tầng lớp dân cư, có nhiều đối tượng khác nhau về độ tuổi, nghề nghiệp, vềmức sống…Vì thế, sự đa dạng phong phú của các sản phẩm nhằm dáp ứng mọi nhucầu, mọi đối tượng, mọi tầng lớp dân cư trong xã hội Có như vậy thì thị trường bảohiểm xây dựng mới phát triển được

1.3.5 Trình độ dân trí, trách nhiệm của chủ đầu tư.

Trước kia, việc mua bảo hiểm công trình xây dựng như một hình thức tựnguyện:“chủ đầu tư, nhà thầu, nhà khảo sát, thiết kế, giám sát thi công có nghĩa vụmua bảo hiểm công trình và bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp” nên việc mua bảohiểm công trình lâu nay vẫn chưa được chú trọng Nhưng giờ đây nó đã là một hoạt

Trang 36

động bắt buộc, được luật pháp quy định Tuy nhiên, một bộ phận rất lớn người laođộng, phần lớn là công nhân, chưa hiểu rõ được luật và ý thức được quyền lợi củamình Vì thế việc phổ biển bảo hiểm Xây dựng, lắp đặt tới toàn bộ người lao động,cũng như giới đầu tư là việc làm cấp thiết.

1.3.6 Sự phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế.

Đây cũng là nhân tố tích cực ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bảohiểm Xây dựng, lắp đặt Trong một năm qua, Việt Nam đã tuyên bố kết thúc đàmphán 3 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với 3 khu vực kinh tế thuộc loại mạnhnhất thế giới hiện nay Trong đó, Mỹ và Nhật Bản làm "đầu tàu", Liên minh kinh tế

Á - Âu với Nga làm hạt nhân và mới đây nhất là Liên minh châu Âu (EU) Bêncạnh đó, với việc Công đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành lập, và Hiệpđịnh đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương ( TPP ) sắp sửa được hoàn tất, ViệtNam hiện được đánh giá là một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất và tíchcực hội nhập nhất khu vực

Điều này vừa tạo ra cơ hội để các DNBH tiếp cận với kinh nghiệp, công nghiệpbảo hiểm tiên tiến trên thế giới, tiếp cận thị trường bảo hiểm nước ngoài, đồng thờicũng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bảo hiểm Hơn nữa, ngành Xây dựngtại Việt Nam cũng có cơ hội lớn để phát triển từ đó mở rộng thị trường bảo hiểmXây dựng, lắp đặt tại nước nhà

Tuy nhiên, việc hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo ra rất nhiều thách thức từ sựcạnh tranh rất gắt gao đến từ những tập đoàn bảo hiểm xuyên gia ngay trên chính

“sân nhà”

Trang 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO

HIỂM BIDV (BIC)

2.1 Giới thiệu về Tổng Công ty bảo hiểm BIDV (BIC)

1.3.7 Giới thiệu chung về BIC, tầm nhìn và sứ mệnh

1.3.7.1 Giới thiệu chung

- Tên đầy đủ và chính thức: Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu

tư và Phát triển Việt Nam

- Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV

tư nước ngoài, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam từ năm 1999) và chínhthức đi vào hoạt động với tên gọi mới (BIC) kể từ ngày 01/01/2006

Kế thừa kinh nghiệm về hoạt động bảo hiểm sau 6 năm của liên doanh và kinhnghiệm hoạt động trên thị trường tài chính hơn 55 năm qua của Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt nam, sau khi đi vào hoạt động, BIC tiếp tục thực hiện chiến lượccung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thểcác sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói của BIDV tới khách hàng

Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, hiện nay BIC đang là 1 trong

10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu về thị phần bảo hiểm gốc và là một trongnhững công ty bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thị trường BIC làcông ty dẫn đầu thị trường về phát triển kênh Bancassurance và các kênh bảo hiểm

Trang 38

trực tuyến (E-business) BIC cũng là công ty bảo hiểm đầu tiên có mạng lưới hoạtđộng phủ kín tại thị trường Đông Dương.

Từ ngày 01/10/2010, được sự chấp thuận của Bộ Tài chính, BIC chính thứcchuyển đổi sang mô hình Tổng Công ty Cổ phần và tăng vốn điều lệ lên 660 tỷđồng 19 chi nhánh được chuyển đổi thành các công ty thành viên hạch toán phụthuộc

Hiện nay, BIC có gần 700 cán bộ nhân viên, phục vụ khách hàng tại 25 Công tythành viên, 120 Phòng Kinh doanh và hơn 1.500 đại lý bảo hiểm trên toàn quốc.Định hướng phát triển của BIC là sẽ trở thành 1 trong 5 DNBH phi nhân thọ cóthị phần, hiệu quả nhất và được ưa thích nhất Việt Nam, duy trì vị trí 1 trong 2 trụcột chính của hệ thống BIDV

BIC đã chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán T.p Hồ ChíMinh (HOSE) với mã chứng khoán là BIC từ 6/9/2011

Năm 1999, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cùng Công ty Bảo

hiểm Quốc tế QBE (Úc) hợp tác thành lập Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt Úc(BIDV-QBE)

Tháng 1/2006, BIDV chính thức mua lại phần vốn góp của QBE trong liên

doanh và đổi tên thành Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIC)

Năm 2007, BIC tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng, mở rộng thêm 11 chi nhánh và

30 phòng kinh doanh khu vực

Năm 2008, với chiến lược mở rộng hoạt động sang thị trường các nước Đông

Dương, BIC hợp tác với Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB) và Ngân hàngNgoại thương Lào (BCEL) thành lập Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI)

Ngày đăng: 04/11/2016, 14:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chính phủ - Nghị định 119/2015/NĐ-CP: Quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư, xây dựng – ban hành ngày 13/11/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạtđộng đầu tư, xây dựng
2. BIC – “ Báo cáo nghiệp vụ bảo hiểm XDLĐ tháng 12 – 2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Báo cáo nghiệp vụ bảo hiểm XDLĐ tháng 12 – 2010
3. BIC – “ Báo cáo nghiệp vụ bảo hiểm XDLĐ tháng 12 – 2011” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Báo cáo nghiệp vụ bảo hiểm XDLĐ tháng 12 – 2011
4. BIC – “Báo cáo nghiệp vụ bảo hiểm XDLĐ tháng 12 – 2012” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo nghiệp vụ bảo hiểm XDLĐ tháng 12 – 2012
5. BIC – “Báo cáo nghiệp vụ bảo hiểm XDLĐ tháng 12 – 2013” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo nghiệp vụ bảo hiểm XDLĐ tháng 12 – 2013
6. BIC – “Báo cáo Tổng kết năm 2014” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo Tổng kết năm 2014
7. BIC – “Báo cáo Tổng kết năm 2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo Tổng kết năm 2015
9. ThS. Bùi Đức Tuân (Chủ biên) – “Giáo trình Kế hoạch Kinh doanh” – NXB Lao động- Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế hoạch Kinh doanh”
Nhà XB: NXB Laođộng- Xã hội
10. TS. Phạm Thị Định (chủ biên) – TS. Nguyễn Văn Định- “Giáo trình Kinh tế bảo hiểm”- Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Kinh tế bảohiểm”
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
11. Tạp chí Tài chính – “Kiểm soát tốt cơ chế bắt buộc mua bảo hiểm xây dựng” – Ngày 19/8/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kiểm soát tốt cơ chế bắt buộc mua bảo hiểm xây dựng”
12. Tạp chí Luật Bảo hiểm – “Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm phi nhân thọ” – 16/1/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm phinhân thọ”
13. Trang chủ PJICO – “ Xu hướng phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đến năm 2020” – 16/2/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Xu hướng phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhânthọ đến năm 2020”
15. GS. TS. Trần Minh Đạo – “Giáo trình Marketing căn bản” – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Marketing căn bản”
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tếQuốc dân.16
14. Trang chủ Tổng Công ty bảo hiểm BIC - http://www.bic.vn Link
8. BIC – “Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm XDLĐ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w