1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hoàn Kiếm

111 547 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

1. Lý do nghiên cứu Ngày nay, Doanh nghiệp nhỏ và vừa – Small and medium enterprise (SME) chiếm tỷ trọng lớn nhất và đóng góp phần quan trọng vào GDP, sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Đặc biệt trong tiến trình hội nhập, các doanh nghiệp này đã tạo ra khối lượng hàng hoá và dịch vụ, tham gia cạnh tranh lành mạnh, góp phần tập trung vốn của nền kinh tế, tạo cơ sở vật chất ban đầu, thu hút lao động, giải quyết việc làm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Ở nhiều nước trên thế giới, SME đã có mức đóng góp hơn 50% GDP. Doanh nghiệp Việt Nam từ khi có Luật doanh nghiệp đã phát triển rất nhanh. Trước đây chỉ khoảng 30 vạn đã lên đến gần 600.000 doanh nghiệp, riêng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đến 97% tổng số doanh nghiệp. Về kết quả sử dụng lao động, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng chiếm 50% trong tổng số doanh nghiệp, chiếm 45-51% hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng, đóng góp khoảng trên 20% ngân sách nhà nước [30]. Mặc dù đông về số lượng nhưng trên thực tế các SME vẫn còn rất yếu kém về thực lực tài chính, quy mô vốn nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp đặc biệt là khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn và điều này càng bộc lộ rõ hơn khi khủng hoảng kinh tế xảy ra. Dịch vụ ngân hàng dành cho SME đang trong quá trình chuyển đổi. Từ một phân khúc thị trường vốn được coi là đối tượng phục vụ rất khó, giờ đây thị trường SME đã trở thành mục tiêu chiến lược của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, bí quyết phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng SME có thể là việc các ngân hàng đang bắt đầu hiểu các nhu cầu và ưu tiên riêng biệt của các SME và thiết lập các phương pháp riêng nhằm khắc phục các thách thức từ trước đến nay về rủi ro tín dụng cao và chi phí phục vụ tốn kém. Trong quá trình hoạt động của mình, Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hoàn Kiếm đang cố gắng nhận biết, nắm bắt cơ hội chưa khai thác và có khả năng hoạt động sinh lời trong thị phần SME. Ngân hàng cũng cố gắng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu tài chính của SME, học cách quản lý rủi ro hiệu quả và cách thức thực hiện các giao dịch nhỏ hơn với mức chi phí thấp hơn, chất lượng dịch vụ tốt hơn. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, quy mô, tăng trưởng dư nợ đối với SME cũng như tỷ trọng dư nợ SME trong tổng dư nợ của HDBank Hoàn Kiếm còn khá thấp, lợi nhuận trung bình từ thị phần khách hàng này so với chi phí phải bỏ ra cũng không cao. Nợ xấu trung bình của SME đạt tới con số 3.5% chứng tỏ việc quản lý rủi ro ở nhóm khách hàng này còn hạn chế. Trong bối cảnh cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng ngày càng gay gắt, giờ đây hoạt động cho vay dành cho SME đã trở thành mảng kinh doanh chiến lược của các ngân hàng thương mại. Bởi vậy việc tìm ra các giải pháp để phát triển hoạt động cho vay SME tại HDBank Hoàn Kiếm là vô cùng quan trọng. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn đó tác giả chọn nghiên cứu: “Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hoàn Kiếm” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu hướng đến việc phân tích thực trạng phát triển hoạt động cho vay SME tại Ngân hàng TMCP phát triển TP. Hồ Chí Mnh – chi nhánh Hoàn Kiếm, từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó, trên cơ sở đó góp phần đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay SME tại HDBank Hoàn Kiếm. Để đạt được mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau: -Hệ thống hóa những lý luận về SME, cho vay SME -Tìm hiểu và xác định các thước đo, chỉ số đánh giá mức độ phát triển cho vay SME (quy mô, chất lượng) đối với các ngân hàng thương mại, các nội dung trong chiến lược phát triển cho vay và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả việc phát triển cho vay SME. -Đánh giá quy mô, chất lượng cho vay SME tại HDBank chi nhánh Hoàn Kiếm (dựa trên các chỉ số và thước đo đã xác định), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng, hiện trạng chiến lược và các hoạt động đã triển khai trong việc phát triển cho vay SME tại đây. -Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay dành cho SME tại HDBank chi nhánh Hoàn Kiếm trong thời gian tới. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu việc phát triển cho vay dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu: -Phạm vi về không gian: hoạt động cho vay SME tại HDBank chi nhánh Hoàn Kiếm. -Phạm vi về thời gian: luận văn nghiên cứu sự phát triển cho vay SME trong 3 năm gần nhất, giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014. -Phạm vi về nội dung: trong luận văn tập trung phân tích đánh giá việc phát triển cho vay SME trên giác độ của ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn cũng như cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng gay gắt. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để làm nền tảng lý luận cho luận văn, tác giả đã sử dụng cơ sở lý thuyết của một số tác giả và văn bản pháp luật của Việt Nam như sau: Lý luận về SME: TS. Lê Xuân Bá, TS. Trần Xuân Hảo, TS. Nguyễn Hữu Thắng [7]; Ths. Nguyễn Công Bình [8]; và các văn bản pháp luật như: Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính Phủ [16]; Thông tư số 16/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính [23] và các bàn luận của tác giả. Lý luận về tín dụng ngân hàng: Tác giả đã tổng hợp lý luận của một số tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn, PGS.TS. Hoàng Được, PGS.TS. Trần Huy Hoàng, TS.Trầm Xuân Hương, Th.s Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Thanh Phong [9], PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến [13], Frederic S. Mishkin [5], Edward W.Reed và Edward K.Gill [16] và một số văn bản pháp luật như Thông tư 13/2010/TT-NHNN [21], Thông tư 02/2013/TT-NHNN [22], Thông tư 36/2014/TT-NHNN [23] và các bàn luận của tác giả. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn bao gồm phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp để xử lý số liệu, kết hợp với đồ thị, bảng, biểu minh họa nhằm tăng tính trực quan cho luận văn. Bên cạnh đó, luận văn có sử dụng các số liệu, dữ liệu phù hợp với quá trình phân tích thực tiễn và hoạt động cho vay SME tại HDBank Hoàn Kiếm từ nguồn thông tin thứ cấp, cụ thể lấy từ báo cáo tình hình hoạt động của phòng khách hàng doanh nghiệp HDBank Hoàn Kiếm (báo cáo thực hiện), báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hoàn Kiếm… và thông qua quá trình trực tiếp làm việc tại Chi nhánh Hoàn Kiếm. 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo và các Phụ lục, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương 2: Thực trạng phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Phát triển Thành Phố HCM – Chi nhánh Hoàn Kiếm Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Phát triển Thành Phố HCM – Chi nhánh Hoàn Kiếm

Trang 1

MAI THÞ HUYÒN

PH¸T TRIÓN CHO VAY DOANH NGIÖP NHá Vµ VõA T¹I NG¢N HµNG TMCP PH¸T TRIÓN THµNH PHè

Hå CHÝ MINH - CHI NH¸NH HOµN KIÕM

Chuyªn ngµnh: kinh tÕ TµI CHÝNH – NG¢N HµNG

Ngêi híng dÉn khoa häc :

GS.TS PH¹M QUANG TRUNG

Hµ Néi - 2015

Trang 2

công bố tại bất cứ nơi nào Mọi số liệu sử dụng trong luận văn là những thông tinxác thực.

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Mai Thị Huyền

Trang 3

hàng - trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, đặc biệt là GS.TS Phạm Quang Trung đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tôi hoàn thành luận văn Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu này

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Mai Thị Huyền

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU i

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 5

1.1 DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN KINH TẾ 5

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa 5

1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa 7

1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế 12

1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15

1.2.1 Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại 15

1.2.3 Quy trình cho vay 20

1.2.4 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 22

1.2.5 Vai trò cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 23

1.3 PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 26

1.3.1 Quan niệm về phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 26

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại 27

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 37

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 37

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 37

2.1.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hoàn Kiếm 39

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 46

2.2.1 Định hướng chính sách tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của HDBank 46

Trang 5

2.3.2 Hạn chế tồn tại 58

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 59

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 64

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 64

3.1.1 Mục tiêu kinh doanh 64

3.1.2 Đối tượng khách hàng 65

3.1.3 Đa dạng hoá sản phẩm 65

3.1.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm 66

3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 66

3.2.1 Đẩy mạnh một số sản phẩm dịch vụ dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 66

3.2.2 Nâng cao năng lực thẩm định 68

3.2.3 Nâng cao năng lực quản trị rủi ro 69

3.2.4 Chuyên môn hóa quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa 71

3.2.5 Đẩy mạnh công tác bán hàng và chăm sóc khách hàng 71

3.3 KIẾN NGHỊ 74

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh 74

3.3.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 79

3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước 81

3.3.4 Kiến nghị đối với Chính phủ 83

KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

Từ viết tắt Tên đầy đủ

HDBank Ngân hàng thương mại cố phần Phát triển Thành Phố

Hồ Chí MinhHDBank Hoàn Kiếm Ngân hàng thương mại cố phần Phát triển Thành Phố

Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hoàn Kiếm

Trang 7

Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại SME của World Bank 5Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại SME ở một số nước trên thế giới 6Bảng 1.3: Tiêu chí phân loại SME ở theo nghị định 56/2009/NĐ-CP 7Bảng 1.4: Tỷ trọng thu hút lao động và tạo ra giá trị gia tăng của các SME ở

một số nước Châu Á 13Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Hoàn Kiếm từ năm 2012 đến

2014 40Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay của Chi nhánh Hoàn Kiếm từ năm 2012 đến

2014 42Bảng 2.3: Tình hình kinh doanh thẻ của HDBank Hoàn Kiếm từ năm 2012 đến

2014 45Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hoàn Kiếm từ năm

2012 đến 2014 45Bảng 2.5: Cơ cấu cho vay SME theo thời hạn vay tại Chi nhánh Hoàn Kiếm từ

năm 2012 đến 2014 51Bảng 2.6: Cơ cấu cho vay SME theo tài sản đảm bảo tại Chi nhánh Hoàn Kiếm

2012 đến 2014 55

Trang 8

MAI THÞ HUYÒN

PH¸T TRIÓN CHO VAY DOANH NGIÖP NHá Vµ VõA T¹I NG¢N HµNG TMCP PH¸T TRIÓN THµNH PHè

Hå CHÝ MINH - CHI NH¸NH HOµN KIÕM

Chuyªn ngµnh: kinh tÕ TµI CHÝNH – NG¢N HµNG

Ngêi híng dÉn khoa häc:

GS.TS PH¹M QUANG TRUNG

Hµ Néi - 2015

Trang 9

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Ngày nay, Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) chiếm tỷ trọng lớn nhất và đónggóp phần quan trọng vào GDP, sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế Đặc biệttrong tiến trình hội nhập, các doanh nghiệp này đã tạo ra khối lượng hàng hoá vàdịch vụ, tham gia cạnh tranh lành mạnh, góp phần tập trung vốn của nền kinh tế, tạo

cơ sở vật chất ban đầu, thu hút lao động, giải quyết việc làm góp phần giảm tỷ lệthất nghiệp trong xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là khu vực nôngnghiệp, nông thôn Mặc dù đông về số lượng nhưng trên thực tế các SME vẫn cònrất yếu kém về thực lực tài chính, quy mô vốn nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp đặc biệt

là khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn và điều này càng bộc lộ rõ hơn khi khủng hoảngkinh tế xảy ra

Trong quá trình hoạt động của mình, HDBank – Chi nhánh Hoàn Kiếm đang

cố gắng nhận biết, nắm bắt cơ hội chưa khai thác và có khả năng hoạt động sinh lờitrong thị phần SME Ngân hàng cũng cố gắng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu tài chínhcủa SME, học cách quản lý rủi ro hiệu quả và cách thức thực hiện các giao dịch nhỏhơn với mức chi phí thấp hơn, chất lượng dịch vụ tốt hơn Tuy nhiên kết quả đạtđược chưa tương xứng với kỳ vọng đề ra Xuất phát từ vấn đề thực tiễn đó tác giả

chọn nghiên cứu: “Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng

TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hoàn Kiếm” làm đề tài

nghiên cứu của mình

Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mụctài liệu tham khảo và các Phụ lục, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Luận văn đã tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về phát triển cho vaydoanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thương mại được thể hiện ở các khía cạnhsau:

Luận văn đã làm rõ khái niệm SME, đặc điểm SME và vai trò của SME trongnền kinh tế Bên cạnh đóluận văn cũng đã nêu được các vấn đề cơ bản của hoạt độngcho vay SME của NHTM bao gồm: khái niệm cho vay SME, phân loại cho vay đối

Trang 10

với doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy trình cho vay, đặc điểm cho vay SME cũng nhưvai trò cho vay SME Điều quan trọng nhất trong chương này là luận văn đã nêu rađược quan niệm về phát triển cho vay SME, xác định được các chỉ tiêu phản ánh sựphát triển hoạt động cho vay SME của NHTM bao gồm các chỉ tiêu phản ánh pháttriển hoạt động cho vay SME của NHTM và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng chovay Bên cạnh đó luận văn cũng đã nêu ra được các nhân tố ảnh hưởng đến pháttriển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các nhân tố khách quan và chủquan.

Chương 2: Thực trạng phát triển cho vay SME tại HDBank Hoàn Kiếm

Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu tổng quan về HDBank chi nhánh HoànKiếm với quá trình hình thành và phát triển cũng như khái quát được các hoạt độngkinh doanh chính của chi nhánh Bên cạnh đó, thông qua thu thập số liệu, tiến hànhtổng hợp phân tích thực trạng phát triển hoạt động cho vay SME tại chi nhánh HoànKiếm cho thấy:

 Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhìn chung, những năm gần đây, hoạt động cho vay SME tại Chi nhánhHoàn Kiếm có mức tăng trưởng tương đối thấp Điều này thể hiện định hướng pháttriển ổn định của Chi nhánh, tập trung cơ cấu lại các khoản nợ xấu, lành mạnh hóahoạt động tín dụng Tỷ trọng cho vay SME tại Chi nhánh Hoàn Kiếm năm 2012trong tổng dư nợ vẫn đạt được là 42.8% trong tổng dư nợ, đạt gần 905 tỷ đồng Cuốitháng 12/2013, tăng trưởng dư nợ vay đối với SME đạt ở mức 11.7% Dư nợ chovay SME trong năm 2013 đạt 1,010 tỷ đồng, tăng 106 tỷ so với năm 2012 Tỷ trọng

dư nợ cho vay SME trong tổng dư nợ cũng tăng lên so với năm 2012, đạt mức52.5% trong tổng dư nợ Dư nợ cho vay SME tai 31/12/2014 đạt 1,030 tỷ đồng, chỉtăng có 2.0% so với dư nợ SME năm 2013 Trong khi đó dư nợ cho vay SME trêntổng dư nợ giảm còn 50.4%, thấp hơn trong năm 2013

 Cơ cấu cho vay SME

Cơ cấu cho vay SME theo thời hạn vay tại Chi nhánh Hoàn Kiếm

Hoạt động cho vay đối với SME tại Chi nhánh Hoàn Kiếm chủ yếu là các

Trang 11

khoản vay ngắn hạn, chiếm hơn 4/5 tổng dư nợ cho vay tại ngân hàng Bên cạnh đó,

tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây,đồng thời tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn giảm dần Trong năm 2012, dư nợ ngắnhạn chiếm 82.2% tổng dư nợ SME Sang năm 2013, 2014 con số này tăng lên là89.4% và 92.1% Tại 31/12/2014, dư nợ ngắn hạn tại HDBank Hoàn Kiếm là 949

tỷ, tăng 5.1% so với năm 2013 và tăng 28% so với năm 2012

Cơ cấu cho vay SME theo tài sản đảm bảo tại Chi nhánh Hoàn Kiếm

Tỷ trọng cho vay không có TSĐB chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong trongtổng dư nợ cho vay SME và chỉ đạt mức 2.5% trong năm 2012, 1.7% trong năm

2013 và 3.3% trong năm 2014 Tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng trong năm 2014, dư

nợ cho vay không TSĐB đạt 34 tỷ đồng, tăng 98% so với năm 2013

Nợ xấu cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong năm 2012, tỷ lệ nợ xấu cho vay SME là 3.9%, thấp hơn tỷ lệ nợ xấutoàn bộ dư nợ cho vay toàn Chi nhánh là 4.2% Bước sang năm 2013, nhờ sự chủđộng, nỗ lực và quyết tâm của Chi nhánh mà nợ xấu đã được kiềm chế và xử lý mộtkhối lượng đáng kể Đến cuối tháng 12/2014, tỷ lệ nợ xấu chiếm 3,25% tổng dư nợ(cuối tháng 12/2013, tỷ lệ nợ xấu là 3,61%) Tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu

đã giảm xuống còn 3.4%

Như vậy, hoạt động cho vay SME tại Chi nhánh Hoàn Kiếm trong thời gian

qua đã thu được nhiều kết quả khả quan

Thứ nhất, hoạt động cho vay SME ngày càng có xu hướng mở rộng

Thứ hai, chất lượng các khoản cho vay SME ngày càng được cải thiện Thứ ba, cơ cấu cho vay SME khá đa dạng

Bên cạnh đó hoạt động cho vay SME tại Chi nhánh Hoàn Kiếm vẫn tồn tại

những hạn chế như sau:

Thứ nhất, quy mô cho vay SME còn nhỏ bé, tốc độ tăng trưởng không ổn

định đồng thời tỷ trọng dư nợ cho SME trên tổng dư nợ vẫn còn chưa tương xứng

Thứ hai, sản phẩm cho vay SME chưa phong phú, còn mang tính chất truyền

thống, thông dụng

Trang 12

Thứ ba, cơ cấu cho vay SME theo thời gian vẫn chưa thực sự hợp lý Sự

tương quan giữa cho vay ngắn hạn và trung dài hạn nhìn chung vẫn chưa cân xứng

Ngoài ra trong chương này tác giả cũng đã phân tích ra nguyên nhân củanhững hạn chế trên bao gồm những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân kháchquan như sau:

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất, việc chấp hành quy trình quy chế của Ngân hàng còn nhiều hạn chế.

Tính kỷ cương kỷ luật và tính tuân thủ chấp hành quy trình quy chế của ngân hàngchưa được thực hiện nghiêm

Thứ hai, tồn tại một số sai sót trong công tác thẩm định tín dụng, công tác

kiểm tra, giám sát vốn vay

Thứ ba, hạn chế trong trình độ của cán bộ tín dụng

Thứ tư, công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Nguyên nhân khách quan

Hạn chế xuất phát từ SME

Năng lực tài chính của SME còn hạn chế

Phần lớn các SME hiện nay đều chưa thực sự xây dựng được một hệ thống

SME Việt Nam đôi khi hiểu sai về vay vốn ngân hàng, họ cho rằng chỉ cần

có tài sản đảm bảo và ngân hàng cho vay dựa trên tỷ lệ phần trăm của tài sản đảmbảo

Năng lực quản trị điều hành của chủ doanh nghiệp chưa cao, ảnh hưởng đếnkhả năng sử dụng vốn

SME bị hạn chế về TSĐB Đa số SME không có TSĐB hoặc TSĐB không

có đủ pháp lý đảm bảo cho khoản vay

Trang 13

Nguyên nhân từ phía Ngân hàng TMCP Phát triển Tp Hồ Chí Minh (Hội

sở chính)

Chính sách cho vay SME chưa được quan tâm đúng mức

Chưa có một quy trình cho vay riêng đối với SME gây ra sự phức tạp, rắc rối

và mất thời gian cho cả phía ngân hàng và cả phía doanh nghiệp

Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ chưa hoàn thiện

Để phát phát triển cho vay đối SEM tại HDBank Hoàn Kiếm tác giả đã đưa

ra các giải pháp và kiến nghị như sau:

Về giải pháp phát phát triển cho vay đối SEM tại HDBank Hoàn Kiếm

o Đẩy mạnh một số sản phẩm dịch vụ dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chủ động đẩy mạnh các sản phẩm quy định nới rộng về TSĐB

Tài trợ trọn gói cho SME

Đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn

Đẩy mạnh cho vay tài khoản thấu chi doanh nghiệp

Đẩy mạnh sản phẩm cho vay mua xe ô tô dành cho khách hàng doanh

Trang 14

Nâng cao năng lực thẩm định

Cho vay SME là lĩnh vực hoạt động nhiều rủi ro yêu cầu cán bộ tín dụngphải có trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng, nắm rõ bản chất của từngphương thức cho vay, lãi suất và các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định vềhình thức cho vay và lãi suất khoản vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng.Bên cạnh đó, Ngân hàng cần chú ý nâng cao phong cách phục vụ, khả năng tư vấntài chính của cán bộ ngân hàng

o Nâng cao năng lực quản trị rủi ro

Quản lý rủi ro luôn là một chức năng quan trọng của ngân hàng, tuy nhiênchức năng này trở nên đặc biệt quan trọng trong hoạt động cho vay SME vì rủi rothông tin không cân xứng lớn Để có thể nâng cao năng lực quản trị rủi ro thì ngânhàng cần quan tâm đến công tác sàng lọc khách hàng, thẩm định khách hàng vàkiểm tra, giám sát trong và sau vay nhằm quản lý cả chi phí và rủi ro tín dụng

o Chuyên môn hóa quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngân hàng cần chuyên môn hoá quản lý SME theo ngành, lĩnh vực kinhdoanh, theo thời hạn của khoản vay và theo các khâu của quy trình tín dụng

Đẩy mạnh công tác bán hàng và chăm sóc khách hàng

Cần quan tâm đúng mức cho công tác nghiên cứu thị trường

Tìm kiếm khách hàng mới

Tăng cường công tác phục vụ khách hàng SME

Bên cạnh những giải pháp thì tác giả có đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (Hội sở chính), kiến nghị đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước và kiến nghị đối với Chính phủ nhằm hỗ phát triển hoạt động cho vay SME.

Hiện nay trên thị trường các ngân hàng cạnh tranh nhau rất gay gắt để thu hútđược khách hàng về phía mình, do vậy các Ngân hàng buộc phải vừa tăng cườngđược hoạt động cho vay vừa giảm thiểu được rủi ro

Trong những năm gần đây, với việc xác định cho vay SME là một thị trường

Trang 15

đầy tiềm năng, HDBank Chi nhánh Hoàn Kiếm cũng đã đẩy mạnh triển khai hoạtđộng cho vay SME và đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên, hiệu quả chovay cũng như quy mô, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng cho vay SME trong tổng còn quánhỏ bé chưa xứng đáng với tiềm lực của Chi nhánh Hoàn Kiếm do phải đối mặt vớinhững khó khăn thách thức xuất phát từ chính bản thân Ngân hàng cũng như từnhững nguyên nhân khách quan khác Những vướng mắc này khi được quan tâm,nghiên cứu và thực hiện các giải pháp khắc phục thì sẽ nhanh chóng biến mất, mở

ra thêm những thành công cho hoạt động cho vay SME của ngân hàng, đáp ứngđược nhu cầu vốn cho sự hoạt động và phát triển của SME Với ý nghĩa đó, luậnvăn đã có những đóng góp chủ yếu trong việc phát triển cho vay SME trên một sốkhía cạnh sau:

Thứ nhất, trình bày những cơ sở lý luận chung về SME, hoạt động cho vay

của ngân hàng đối với SME, từ đó chỉ ra những nhân tố làm ảnh hưởng đến sự pháttriển hoạt động cho vay SME

Thứ hai, phản ánh thực trạng phát triển hoạt động của cho vay SME của

HDBank Hoàn Kiếm từ năm 2012 đến năm 2014, qua đó chỉ ra những kết quả đạtđược, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt cho vay đối vớiSME tại HDBank Hoàn Kiếm trong thời gian qua

Thứ ba, từ thực trạng phát triển hoạt động cho vay đối với SME, luận văn đã

đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay SME củaHDBank Hoàn Kiếm trong thời gian tới

Với những giải pháp cụ thể được đưa ra, hy vọng luận văn có thể đóng gópmột phần để Ngân hàng sẽ có thể phát triển hoạt động cho vay SME và nâng caonăng lực cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 16

MAI THÞ HUYÒN

PH¸T TRIÓN CHO VAY DOANH NGIÖP NHá Vµ VõA T¹I NG¢N HµNG TMCP PH¸T TRIÓN THµNH PHè

Hå CHÝ MINH - CHI NH¸NH HOµN KIÕM

Chuyªn ngµnh: kinh tÕ TµI CHÝNH – NG¢N HµNG

Ngêi híng dÉn khoa häc :

GS.TS PH¹M QUANG TRUNG

Hµ Néi - 2015

Trang 17

MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu

Ngày nay, Doanh nghiệp nhỏ và vừa – Small and medium enterprise (SME)chiếm tỷ trọng lớn nhất và đóng góp phần quan trọng vào GDP, sự ổn định và tăngtrưởng của nền kinh tế Đặc biệt trong tiến trình hội nhập, các doanh nghiệp này đãtạo ra khối lượng hàng hoá và dịch vụ, tham gia cạnh tranh lành mạnh, góp phần tậptrung vốn của nền kinh tế, tạo cơ sở vật chất ban đầu, thu hút lao động, giải quyếtviệc làm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn Ở nhiều nước trên thế giới, SME đã cómức đóng góp hơn 50% GDP Doanh nghiệp Việt Nam từ khi có Luật doanh nghiệp

đã phát triển rất nhanh Trước đây chỉ khoảng 30 vạn đã lên đến gần 600.000 doanhnghiệp, riêng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đến 97% tổng số doanh nghiệp Vềkết quả sử dụng lao động, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng chiếm 50% trong tổng sốdoanh nghiệp, chiếm 45-51% hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng, đóng góp khoảngtrên 20% ngân sách nhà nước [30] Mặc dù đông về số lượng nhưng trên thực tế cácSME vẫn còn rất yếu kém về thực lực tài chính, quy mô vốn nhỏ, phạm vi hoạtđộng hẹp đặc biệt là khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn và điều này càng bộc lộ rõhơn khi khủng hoảng kinh tế xảy ra

Dịch vụ ngân hàng dành cho SME đang trong quá trình chuyển đổi Từ mộtphân khúc thị trường vốn được coi là đối tượng phục vụ rất khó, giờ đây thị trườngSME đã trở thành mục tiêu chiến lược của các ngân hàng thương mại

Tuy nhiên, bí quyết phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng SME có thể làviệc các ngân hàng đang bắt đầu hiểu các nhu cầu và ưu tiên riêng biệt của các SME

và thiết lập các phương pháp riêng nhằm khắc phục các thách thức từ trước đến nay

về rủi ro tín dụng cao và chi phí phục vụ tốn kém

Trong quá trình hoạt động của mình, Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố

Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hoàn Kiếm đang cố gắng nhận biết, nắm bắt cơ hội chưakhai thác và có khả năng hoạt động sinh lời trong thị phần SME Ngân hàng cũng cốgắng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu tài chính của SME, học cách quản lý rủi ro hiệu

Trang 18

quả và cách thức thực hiện các giao dịch nhỏ hơn với mức chi phí thấp hơn, chấtlượng dịch vụ tốt hơn Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, quy mô, tăng trưởng dư

nợ đối với SME cũng như tỷ trọng dư nợ SME trong tổng dư nợ của HDBank HoànKiếm còn khá thấp, lợi nhuận trung bình từ thị phần khách hàng này so với chi phíphải bỏ ra cũng không cao Nợ xấu trung bình của SME đạt tới con số 3.5% chứng

tỏ việc quản lý rủi ro ở nhóm khách hàng này còn hạn chế Trong bối cảnh cạnhtranh trong hệ thống ngân hàng ngày càng gay gắt, giờ đây hoạt động cho vay dànhcho SME đã trở thành mảng kinh doanh chiến lược của các ngân hàng thương mại.Bởi vậy việc tìm ra các giải pháp để phát triển hoạt động cho vay SME tại HDBankHoàn Kiếm là vô cùng quan trọng Xuất phát từ vấn đề thực tiễn đó tác giả chọn

nghiên cứu: “Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP

Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hoàn Kiếm” làm đề tài nghiên

cứu của mình

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu hướng đến việc phân tích thực trạng phát triển hoạtđộng cho vay SME tại Ngân hàng TMCP phát triển TP Hồ Chí Mnh – chi nhánhHoàn Kiếm, từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó, trên cơ sở đó gópphần đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay SME tại HDBankHoàn Kiếm

Để đạt được mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa những lý luận về SME, cho vay SME

- Tìm hiểu và xác định các thước đo, chỉ số đánh giá mức độ phát triển chovay SME (quy mô, chất lượng) đối với các ngân hàng thương mại, các nội dungtrong chiến lược phát triển cho vay và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả vàhiệu quả việc phát triển cho vay SME

- Đánh giá quy mô, chất lượng cho vay SME tại HDBank chi nhánh HoànKiếm (dựa trên các chỉ số và thước đo đã xác định), nghiên cứu các yếu tố ảnhhưởng, hiện trạng chiến lược và các hoạt động đã triển khai trong việc phát triểncho vay SME tại đây

Trang 19

- Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vaydành cho SME tại HDBank chi nhánh Hoàn Kiếm trong thời gian tới.

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu việc phát triển cho

vay dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại

Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi về không gian: hoạt động cho vay SME tại HDBank chi nhánhHoàn Kiếm

- Phạm vi về thời gian: luận văn nghiên cứu sự phát triển cho vay SME trong

3 năm gần nhất, giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014

- Phạm vi về nội dung: trong luận văn tập trung phân tích đánh giá việc pháttriển cho vay SME trên giác độ của ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiềukhó khăn cũng như cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng gay gắt

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để làm nền tảng lý luận cho luận văn, tác giả đã sử dụng cơ sở lý thuyết củamột số tác giả và văn bản pháp luật của Việt Nam như sau:

Lý luận về SME: TS Lê Xuân Bá, TS Trần Xuân Hảo, TS Nguyễn Hữu

Thắng [7]; Ths Nguyễn Công Bình [8]; và các văn bản pháp luật như: Nghị định số59/2009/NĐ-CP của Chính Phủ [16]; Thông tư số 16/2013/TT-BTC của Bộ Tàichính [23] và các bàn luận của tác giả

Lý luận về tín dụng ngân hàng: Tác giả đã tổng hợp lý luận của một số tác

giả: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, PGS.TS Hoàng Được, PGS.TS Trần Huy Hoàng,TS.Trầm Xuân Hương, Th.s Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Thanh Phong [9], PGS.TS.Nguyễn Văn Tiến [13], Frederic S Mishkin [5], Edward W.Reed và Edward K.Gill[16] và một số văn bản pháp luật như Thông tư 13/2010/TT-NHNN [21], Thông tư02/2013/TT-NHNN [22], Thông tư 36/2014/TT-NHNN [23] và các bàn luận của tácgiả

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn bao gồm phương pháp thống

kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp để xử lý số liệu, kết hợp

Trang 20

với đồ thị, bảng, biểu minh họa nhằm tăng tính trực quan cho luận văn Bên cạnh

đó, luận văn có sử dụng các số liệu, dữ liệu phù hợp với quá trình phân tích thựctiễn và hoạt động cho vay SME tại HDBank Hoàn Kiếm từ nguồn thông tin thứ cấp,

cụ thể lấy từ báo cáo tình hình hoạt động của phòng khách hàng doanh nghiệpHDBank Hoàn Kiếm (báo cáo thực hiện), báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh củachi nhánh Hoàn Kiếm… và thông qua quá trình trực tiếp làm việc tại Chi nhánhHoàn Kiếm

5 KẾT CẤU LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mụctài liệu tham khảo và các Phụ lục, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương 2: Thực trạng phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân

hàng TMCP Phát triển Thành Phố HCM – Chi nhánh Hoàn Kiếm

Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại

ngân hàng TMCP Phát triển Thành Phố HCM – Chi nhánh Hoàn Kiếm

Trang 21

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CHO VAY

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1 DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN KINH TẾ

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.1.1Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới

Mặc dù thị trường SME có quy mô và tầm quan trọng đáng kể, định nghĩa vềthị trường này vẫn còn khác nhau rất nhiều trên toàn thế giới

Theo quan niệm của Ngân hàng thế giới (World Bank), thì SME là nhữngdoanh nghiệp có vốn, số lao động và doanh thu nhỏ, căn cứ vào đó có thể chia

SME thành ba loại: doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh

nghiệp vừa

Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại SME của World Bank

Quy mô công

ty

Nhân viên Tài sản Doanh thu hàng năm

vừa

50 - 300người 3,000,000 USD -15,000,000 USD 3,000,000 USD -15,000,000 USD

Nguồn: Tổng hợp từ World Bank

Các SME được định nghĩa khác nhau tùy theo từng quốc gia nhưng về cơbản SME có ít lực lượng lao động hoặc tài sản Các tiêu chí để định nghĩa phân

khúc thị trường này là số lượng lao động, doanh thu hàng năm, tài sản và quy mô

vay hoặc đầu tư

Dưới đây là cách thức phân loại SME ở một số nước như sau:

Trang 22

Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại SME ở một số nước trên thế giới

Quốc gia Nhân viên Doanh thu hàng năm

Hoa Kỳ

Nhỏ hơn 500 người đối vớiphần lớn hoạt động khai thác vàsản xuất

Nhỏ hơn 7 triệu đô la Mỹ đối với cácngành không liên quan đến sản xuấtnhưng dao động ở mức tối đa là 35.5triệu đô la Mỹ

Mexico

Nhỏ hơn 500 người trong hoạtđộng sản xuất, nhỏ hơn 50người đối với hoạt động dịch vụNam Phi 10-20 đến 100-200 người tuỳ

và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng) (sau đây gọi chung là doanh nghiệpquy mô vừa và nhỏ)”

Theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúpphát triển định nghĩa SME là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy

Trang 23

định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn

vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế

toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí

ưu tiên), cụ thể như sau:

Bảng 1.3: Tiêu chí phân loại SME ở theo nghị định 56/2009/NĐ-CP

Quy môKhu vực

Doanhnghiệp siêunhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số laođộng

Tổng nguồnvốn Số lao động

Tổng nguồnvốn Số lao động

I Nông, lâm nghiệp và

thủy sản

10 người trởxuống

20 tỷ đồngtrở xuống

Từ trên 10người đến

200 người

Từ trên 20 tỷđồng đến 100

tỷ đồng

Từ trên 200người đến 300người

II Công nghiệp và xây

dựng

10 người trởxuống

20 tỷ đồngtrở xuống

Từ trên 10người đến

200 người

Từ trên 20 tỷđồng đến 100

tỷ đồng

Từ trên 200người đến 300người

III Thương mại và

dịch vụ

10 người trởxuống

10 tỷ đồngtrở xuống

Từ trên 10người đến 50người

Từ trên 10 tỷđồng đến 50 tỷđồng

Từ trên 50người đến 100người

Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP [16]

Tóm lại, SME là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định

pháp luật, có quy mô doanh nghiệp giới hạn theo các tiêu thức như số lao động,

vốn, tài sản hoặc doanh thu hàng năm

1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các SME hoạt động khác với các doanh nghiệp có quy mô lớn, SME ít phứctạp hơn về mặt tài chính, thiếu mảng hoạch định kinh doanh và chuyên môn quản lý

luồng tiền mặt SME có mặt ở gần như mọi điểm trong chuỗi giá trị dưới hình thức

nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà phân phối, bán lẻ và cung cấp dịch vụ Họ thường

có mối quan hệ cộng sinh với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn Thị trường

SME có rất nhiều doanh nghiệp với nhiều hình thức hoạt động và quy mô khác

Trang 24

nhau SME thường là các công ty gia đình, và trong đa số các trường hợp, chủ sởhữu thường là người ra quyết định chính về tài chính.

Tại Việt Nam, SME được coi là xương sống của nền kinh tế, chiếm tỉ lệ 97%tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, đóng góp khoảng 50% vào GDP của nền kinh tế

SME có các đặc điểm sau:

1.1.2.1 Nguồn vốn hạn chế

SME thường là những doanh nghiệp khởi sự thuộc khu vực kinh tế tư nhân.Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì tỷ trọng SME có vốn dưới 5 tỷ đồng vẫnchiếm đa số Theo khảo sát thường niên về SME năm 2013 của nhóm nghiên cứu(bao gồm Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, Đại học Copenhagen

và Viện Khoa học Lao động và Xã hội) công bố vào đầu tháng 11/2014, chỉ có 26%

số doanh nghiệp SME tại Việt Nam tiếp cận được với các nguồn tín dụng chínhthức Số còn lại tìm kiếm vốn từ nguồn phi chính thức (có thể là tín dụng đen, hoặcvay mượn từ bạn bè, gia đình) [28]

Quy mô vốn nhỏ mang lại một số lợi thế cho SME như khả năng dễ thànhlập, dễ gia nhập thị trường, khả năng thu hồi vốn nhanh Những lợi thế này đã tạođiều kiện cho các SME phát triển trong nhiều ngành nghề, trên nhiều địa bàn, lấpvào các khoảng trống mà các doanh nghiệp lớn để lại

Tuy nhiên đặc điểm này cũng làm cho các SME gặp nhiều khó khăn trongquá trình hoạt động Do quy mô vốn nhỏ nên SME bị hạn chế trong khả năng tiếnhành đầu tư vào mặt bằng, nhà xưởng, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu CácSME thường không đạt được lợi thế về quy mô như các doanh nghiệp lớn

1.1.2.2 Năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp còn hạn chế

Điều kiện thành lập SME là rất đơn giản, không đòi hỏi quá cao nên nhìnchung trình độ kĩ năng quản lý của chủ doanh nghiệp còn hạn chế Theo số liệu thống

kê, có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống,trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp

Cụ thể, tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; tốt nghiệp đại học 37,82%; tốtnghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và

Trang 25

43,3% có trình độ thấp hơn [31] Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp,ngay cả những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ítngười được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp, các lớp về phápluật trong kinh doanh Khả năng quản lý doanh nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệmbản thân, vào cách nhìn chủ quan của các chủ doanh nghiệp, họ chưa thực sự hiểuđầy đủ về việc quản lý doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Điềunày có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh vàquản lý, phòng tránh các rủi ro pháp lý của các SME Việt Nam.

1.1.2.3 Trình độ lao động thấp

Về lực lượng lao động, có tới 75% lực lượng lao động trong các SME chưaqua đào tạo chuyên môn kỹ thuật Việc thực hiện chưa đầy đủ các chính sách bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đã làm giảm đi chất lượng lao độngtrong khu vực SME, do vậy các doanh nghiệp này càng rơi vào vị thế bất lợi [31]

Bên cạnh đó các SME thường không đủ khả năng cạnh trạnh với các doanhnghiệp lớn trong việc thu hút lao động có tay nghề do hạn chế về năng lực tài chính.Người lao động ít được đào tạo, chủ doanh nghiệp SME cũng không tiến hành đàotạo lại do kinh phí hạn hẹp dẫn đến trình độ và kỹ năng lao động thấp Ngoài raSME còn bị ảnh hưởng bởi định kiến đây là các doanh nghiệp gia đình, môi trườnglàm việc không ổn định, cơ hội phát triển thấp dẫn đến nhiều lao động có tay nghềkhông muốn làm việc trong khu vực này

1.1.2.4 Khả năng ứng dụng và đổi mới công nghệ thấp

Xuất phát từ đặc điểm nguồn vốn hạn chế nên các SME không đủ năng lựctài chính để đầu tư triển khai nghiên cứu công nghệ tiên tiến Nhiều SME cho dù cósáng kiến công nghệ nhưng không đủ năng lực triển khai nên không thể hình thànhnên công nghệ mới hoặc phải bán ý tưởng có các doanh nghiệp lớn với giá rẻ

Trình độ khoa học công nghệ ở Việt Nam nhìn chung là rất thấp, thường yếukém, lạc hậu, chậm đổi mới và các SME ở Việt Nam không nằm ngoài thực trạngchung đó Hơn nữa, ở nước ta hiện nay thị trường khoa học công nghệ mới được

Trang 26

hình thành, cung – cầu về khoa học công nghệ còn chưa thực sự gắn kết Do vậy,các SME nhìn chung vẫn còn thiếu thông tin về công nghệ và thông tin về thịtrường, thiếu cơ hội tiếp xúc, nắm bắt công nghệ mới, cơ hội hợp tác với các tổchức nghiên cứu – triển khai bên ngoài…

1.1.2.5 Doanh nghiệp nhỏ và vừa đa dạng về loại hình sở hữu

Thị trường SME có rất nhiều doanh nghiệp tồn tại ở mọi loại hình kinh tếkhác nhau như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Nhà Nước,doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã ỞViệt Nam, SME thuộc nhiều thành phần kinh tế với các hình thức tổ chức doanhnghiệp khác nhau: bao gồm doanh nghiệp Nhà Nước đến các doanh nghiệp, công ty

tư nhân, các hợp tác xã Trong một thời gian dài, các doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế khác nhau bị đối xử khác nhau ảnh hưởng đến tâm lý, phong cách kinhdoanh cũng như sự khác nhau trong nguồn lực ban đầu

1.1.2.6 Tính năng động và linh hoạt

Những biến động kinh tế xã hội trên thị trường đã nhiều lần gây cú sốc lớncho nền kinh tế nhiều nước, như các cuộc khủng hoảng kinh tế năm 80, 90 hay nạnlạm phát, ô nhiễm… Tuy nhiên, các SME đã thích nghi nhanh chóng, thay đổi hoàntoàn và tự điều chỉnh cho phù hợp Với nguồn vốn nhỏ, tổ chức đơn giản, linh động,

bộ máy giản đơn đã giúp cho các SME có thể linh hoạt trong việc thay đổi, tránhcác thiệt hại to lớn do môi trường khách quan tác động

Do có vốn đầu tư ban đầu thấp, sử dụng ít lao động và tận dụng nguồn lực tạichỗ, SME dễ dàng thay đổi loại hình kinh doanh thậm chí dễ dàng giải thể khi cóbiến động của thị trường Đây là một lợi thế giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chiphí, thời gian và tận dụng cơ hội kinh doanh khi thời cơ đến

Các SME là nền móng giữa cho nền kinh tế Họ thường có mối quan hệ mậtthiết với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn Trong đó cụ thể là:

- SME là vệ tinh, chế biến bộ phận chi tiết cho các doanh nghiệp lớn với tưcách là tham gia vào các sản phẩm đầu tư

- SME thực hiện các dịch vụ đa dạng và phong phú trong nền kinh tế như

Trang 27

các dịch vụ trong quá trình phân phối và thương mại hoá, dịch vụ sinh hoạt và giảitrí, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ Trực tiếp tham gia chế biến các sản phẩm cho ngườitiêu dùng cuối cùng với tư cách là nhà sản xuất toàn bộ.

Chính nhờ tính chất hoạt động kinh doanh này mà các SME có lợi thế về tínhlinh hoạt và năng động

1.1.2.7 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn yếu

Các SME hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau nhưng nănglực về thị trường của các SME còn yếu, thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ bé, không

có chiến lược kinh doanh rõ ràng, phù hợp với sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp

mà đa phần chỉ xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tính tạm thời,ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu biến động của thị trường Bên cạnh đó, đa số SME chưa

có kế hoạch chi tiết dài hạn về phát triển thị trường, thiếu hiểu biết đầy đủ pháp luật

về thương mại quốc tế và các nước

Nhiều doanh nghiệp chưa tiến hành nghiên cứu thị trường nên không biết rõ

về khách hàng và đối thủ cạnh tranh, chưa tạo lập được những hình ảnh riêng chodoanh nghiệp, chưa tạo được uy tín lớn trên thị trường Các doanh nghiệp vẫn chưa

có khả năng quan hệ trực tiếp với khách hàng để xuất khẩu, hầu như phải thông quađối tác thứ ba… Bên cạnh đó, do quy mô vốn bị hạn chế nên việc đầu tư nâng cấp,đổi mới các máy móc thiết bị, quy trình sản xuất thường không được thường xuyênnên dẫn tới xu hướng rơi vào tình trạng công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếukém Hệ quả là các SME thường sử dụng công nghệ lạc hậu, chi phí sản xuất cao.Nhìn chung, năng lực cạnh tranh của các SME là còn rất yếu

1.1.2.8 Doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Có đến 75% tổng số SME của Việt Nam phải đi vay vốn từ những nguồn vốnphi chính thức với lãi suất cao SME đặc biệt cần nguồn vốn ngân hàng vì họ thiếuluồng tiền mặt luân chuyển để thực hiện các khoản đầu tư lớn, họ không thể tiếp cận tàichính dễ dàng như các doanh nghiệp quy mô lớn, và họ thường thiếu nhân sự giỏi đểthực hiện các chức năng tài chính Tuy được thừa nhận là khu vực quan trọng của kinh

tế, các SME vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ về các dịch vụ và sản phẩm tài chính vôcùng quan trọng đối với sự phát triển của họ Trong các cuộc khảo sát toàn cầu đã cho

Trang 28

thấy rằng khó khăn tiếp cận vốn vay là thách thức lớn nhất cho sự phát triển của SME.

Nguyên nhân xuất phát từ chính quy mô, uy tín và thương hiệu của loại hìnhdoanh nghiệp này Bên cạnh đó, các SME còn vấp phải những hạn chế khác về trình

độ quản lý, vốn, tài sản thế chấp, năng lực sản xuất kinh doanh… Bên cạnh đó, vớiSME, hệ thống báo cáo tài chính có tính chuyên nghiệp chưa cao, do đó khó thuyếtphục ngân hàng về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp cũng như tính khả thi củacác dự án Hơn nữa, quy mô nhỏ và vấn đề minh bạch thông tin hạn chế cũng khiếncho các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận vốn từ các ngân hàng cũng như

từ thị trường chứng khoán Vì vậy, các SME phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn phichính thức, chiếm dụng từ đối tác và lợi nhuận giữ lại Đối với các doanh nghiệptiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nguồn tài trợ này cũng không phải lúcnào cũng đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp do hạn chế về thủ tục vay vốnđối với ngân hàng, phương án sản xuất kinh doanh chưa hoàn thiện, tài sản bảo đảmchưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngân hàng…

1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế

SME rất năng động, linh hoạt trong nền kinh tế, phát triển trong nhiều ngànhnghề, trên nhiều địa bàn, lấp vào các khoảng trống mà các doanh nghiệp lớn để lại

Vì vậy, Chính phủ coi việc phát triển SME là chiến lược lâu dài, là nhiệm vụ trọngtâm trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia Chính những SME này đã giúpcho nhiều nền kinh tế vượt qua thời điểm khó khăn, vươn cao hơn trong trong môitrường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đóng góp vào GDP của khu vực kinh tếngoài nhà nước, mà trong đó chủ yếu là các SME, giai đoạn 2007-2010 đều đạt trên40%; đóng góp vào tỷ trọng thu ngân sách nhà nước qua các năm 2006 là 17,7% vàtới năm 2009 là 30,9%, thể hiện xu hướng tăng qua các năm [32]

Sự phát triển mạnh mẽ của khối SME đã góp phần huy động một lượng lớnnguồn vốn trong dân vào nền kinh tế đất nước, nhất là trong những thời điểm chúng

ta chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tế thế giới

SME đóng góp một phần không nhỏ trong nền kinh tế và giữ vai trò quan

Trang 29

trọng trong việc tạo việc làm

SME cung cấp cho xã hội một khối lượng hàng hóa đáng kể về cả chấtlượng, số lượng và chủng loại, đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước cũngnhư đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, giảm thiểu thất nghiệp Bảngdưới đây thể thiện mức đóng góp của SME trong việc cung cấp công ăn việc làmcũng như giá trị gia tăng ở một số nước châu Á:

Bảng 1.4: Tỷ trọng thu hút lao động và tạo ra giá trị gia tăng của các SME ở

Nguồn: Albert Bery, 1996 [1]

Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì SME là loại hình doanh nghiệpchiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế Theo đó, loại hình doanh nghiệp nàyđóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động,giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Cụthể, về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; sử dụng tới 51%lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP…

Mặt khác, do đặc điểm sản xuất kinh doanh không yêu cầu trình độ cao nên

có thể sử dụng được cả lao động ở các vùng sâu, vùng xa, vùng chưa kinh tế chưaphát triển Đặc biệt khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, trong khi các doanhnghiệp lớn thường phải sa thải nhân công để cắt giảm chi phí thì các SME, với tínhchất linh hoạt và năng động của mình, có thể thích ứng nhanh với sự biến động củathị trường, có thể thích ứng linh hoạt mà không phải cắt giảm lao động, hoặc có thểnhanh chóng thu hút lại lực lượng lao động khi nền kinh tế đi vào chu kỳ phục hồi

Số tiền thuế và phí mà các SME đã nộp cho Nhà nước đã tăng lên hàng năm

Sự đóng góp này đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu vào các công tác xã hội và cácchương trình phát triển khác Bên cạnh đó, SME đã tạo tạo ra 40% cơ hội cho dân cưtham gia đầu tư có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền đang phân tán,

Trang 30

nằm trong dân cư, để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.

SME giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định và thúc đẩy kinh tế pháttriển, năng động

SME tham gia kinh doanh ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế với

đa dạng các sản phẩm Họ có khả năng lấp đầy vào những khe thị trường mà các doanhnghiệp lớn chưa xâm nhập Bên cạnh đó SME đóng vai trò là vệ tinh cho các doanhnghiệp lớn, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động Ở hầu hết cácnước, các SME là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn Sự điều chỉnh hợpđồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định SME đượcxem như “thanh giảm sốc” cho nền kinh tế trước những biến động lớn SME có quy

mô nhỏ, dễ điều chỉnh hoạt động, nền kinh tế sẽ trở nên năng động, linh hoạt hơn, thíchnghi được với những biến động thị trường bắt kịp xu hướng của nền kinh tế thế giới

SME khai thác và phát huy các nguồn lực địa phương, góp phần chuyềndịch cơ cấu kinh tế

Trong khi các doanh nghiệp lớn có xu hướng tập trung ở các thành phố, thị

xã, các khu công nghiệp thì SME với sự linh hoạt và năng động có thể tham gia vàonhiều thị trường nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai, tài nguyên và laođộng của từng vùng, đặc biệt là các ngành nông – lâm – hải sản và ngành côngnghiệp chế biến SME cũng chính là chủ thể tác động tích cực nhất vào việc duy trì

và phát triển các ngành nghề truyền thống như mây tre đan, gốm sứ, dệt đóng gópvào xuất khẩu của cả nước Vì vậy, có thể nói SME là trụ cột của kinh tế địaphương, đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đạihóa nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thu hẹp khoảng cáchphát triển giữa thành thị và nông thôn, đồng thời thúc đẩy các ngành thương mạidịch vụ, tiểu thương phát triển

1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại

1.2.1.1 Khái niệm cho vay

Trang 31

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại là việc NHTM chuyển nhượngquyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định vớimột khoản chi phí nhất định Hoạt động cho vay của NHTM chứa đựng ba nội dung

Tại Việt Nam, căn cứ luật các TCTD năm 2010, cấp tín dụng là việc thỏa thuận

để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoảntiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính,bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cho vay giao chokhách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theothoả thuận với nguyên tắc có hoản trả cả gốc và lãi Cho vay là hoạt động kinhdoanh truyền thống và chủ yếu của ngân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận

Như vậy cho vay đối với SME là một hoạt động cho vay của NHTM trong

đó đối tượng tham gia hoạt động này là NHTM với tư cách là người cho vay vàSME với tư cách là đối tượng đi vay Hay nói cách khác, cho vay đối với SME làmột hình thức một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng thương mại cho vaygiao cho SME một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theothoả thuận với nguyên tắc có hoản trả cả gốc và lãi

1.2.1.2 Phân loại cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Căn cứ thời hạn cho vay

Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng Hơn

một nửa số khoản vay thương mại của ngân hàng được thực hiện dưới hình thứccho vay ngắn hạn Hầu hết những khoản cho vay là nhằm hỗ trợ cho việc tăng dựtrữ hàng hoá, dịch vụ cho nguời vay hoạt động theo mùa (cho vay bổ sung vốnlưu động)

Cho vay trung và dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12

Trang 32

tháng đến 60 tháng đối với cho vay trung hạn và từ 60 tháng trở lên đối với cho vaydài hạn Trong một khoảng thời gian dài, các ngân hàng thương mại không cho vaydài hạn, thậm chí cũng không cho vay trung hạn, bởi vì thiếu các công cụ để quản lýrủi ro nảy sinh từ các hình thức cho vay trên, nhất là thiếu nguồn vốn lâu dài và khóhuy động vốn Nhưng sau này để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất,các ngân hàng phải dần chú ý đến phần thị trường cho vay trung, dài hạn và thayđổi phương thức của họ phù hợp với bối cảnh mới Cho vay trung và dài hạn chủyếu dùng để tài trợ cho việc mua tài sản cố định hoặc mở rộng sản xuất với quy môlớn, mua sắm tài sản, cấp tài chính cho việc thay đổi về công tác kiểm soát công tyhoặc mua lại khoản vay tín dụng tuần hoàn.

Căn cứ vào tài sản đảm bảo

Cho vay có tài sản đảm bảo: đây là hình thức cho vay có đảm bảo đối vật,

tài sản có thể được đảm bảo theo hình thức thế chấp hoặc cầm cố Bảo đảm tiền vaygiúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được cáckhoản nợ đã cho khách hàng vay Các TSĐB thường là giấy tờ có giá, hàng hoátrong kho, nhà cửa, thiết bị… Ngân hàng chỉ chấp nhận những tài sản hợp pháp, cókhả năng bán được làm đảm bảo Phần lớn, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải cóTSĐB khi vay Lý do là khách hàng luôn phải đối đầu với những rủi ro trong kinhdoanh, có thể mất khả năng trả nợ cho ngân hàng Những biến cố không mong đợi

có thể gây cho ngân hàng những tổn thất lớn Chính vì vậy, trừ những khách hàng

có uy tín cao, nhiều khách hàng phải có TSĐB khi nhận tín dụng của ngân hàng.Yêu cầu phải có TSĐB, ngân hàng muốn có được nguồn trả nợ thứ hai khi nguồnthứ nhất là thu nhập từ hoạt động kinh doanh không chắc chắn

+ Cho vay có tài sản đảm bảo theo hình thức thế chấp: là hình thức theo đó

người nhận tài trợ phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu (hoặc sử dụng) củacác tài sản đảm bảo sang ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết song vẫn đượcquyền sử dụng tài sản với cam kết giữ nguyên hiện trạng

Đảm bảo bằng thế chấp thuận lợi cho người đi vay có thể sử dụng tài sảnđảm bảo để thực hiện hoạt động kinh doanh, tuy nhiên có thể gây khó khăn cho

Trang 33

ngân hàng trong việc quản lý và kiểm soát tài sản đảm bảo bởi quá trình sử dụng sẽlàm biến dạng tài sản hoặc khách hàng có thể lợi dụng phân tán, làm giảm giá trị tàisản, gây thiệt hại cho ngân hàng Vì vậy ngân hàng phải tăng khả năng đánh giá,xem xét kĩ vật thế chấp.

+ Cho vay có tài sản đảm bảo theo hình thức cầm cố: là hình thức cho vay theo

đó người nhận tài trợ của ngân hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sangcho ngân hàng trong thời gian cam kết (thường gọi là thời gian tài trợ) Ngân hàngquản lý toàn bộ tài sản đó, mọi chi phí liên quan đến việc quản lý do người vay chịu

Các tài sản cầm cố thưòng gọn nhẹ, dễ quản lý, ít chiu ảnh hưởng của cácyếu tố môi trưòng tự nhiên Cầm cố thích hợp với những tài sản ngân hàng có thểkiểm soát và bảo quản tương đối chắc chắn, đồng thời viêc ngân hàng nắm giữkhông ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của người nhận tài trợ Khi tài trợ dựatrên đảm bảo bằng cầm cố, ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của vật cầm cố,sau đó ngân hàng cùng với khách hàng định giá vật cầm cố, kí hợp đồng cầm cố quyđịnh quyền và nghĩa vụ liên quan đến vật cầm cố

Cho vay không có tài sản đảm bảo: là hoạt động cho vay trong đó ngân hàng

chỉ dựa trên uy tín của khách hàng mà không yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo.Trong trường hợp này, khách hàng phải là khách hàng truyền thống của ngân hàng,

có uy tín lớn và tiềm lực tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả, những doanh nghiệp códoanh thu đều đặn, cam kết chuyển phần lớn doanh thu qua ngân hàng, ngân hàngkiểm soát được nguồn tiền ra vào và nắm được rõ phương án kinh doanh

Căn cứ hình thức cho vay

 Thấu chi tài khoản thanh toán của doanh nghiệp

Thấu chi tài khoản thanh toán của doanh nghiệp là hình thức cho vay trong

đó doanh nghiệp được phép chi vượt quá số dư tài khoản thanh toán tại ngân hàng,giúp doanh nghiệp chủ động hơn đối với những khoản chi đột xuất, cần thiết chonhu cầu kinh doanh của mình Cho vay thấu chi tài khoản thanh toán của doanhnghiệp có thủ tục giải ngân, thu nợ đơn giản; thực hiện linh hoạt tại trụ sở củadoanh nghiệp hoặc điểm giao dịch của ngân hàng Hình thức cho vay này giúp tiết

Trang 34

kiệm chi phí tiền vay do thu nợ tự động ngay khi tài khoản có tiền.

 Cho vay từng lần

Đây là một phương thức cho vay mà mỗi lần vay khách hàng và ngân hànglàm thủ tục vay vốn cần thiết và kí kết hợp đồng tín dụng Đây là hình thức cho vaytương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vaythường xuyên, không có điều kiện để cấp hạn mức thấu chi Chỉ khi có nhu cầu thời

vụ hay mở rộng sản xuất đặc biệt thì khách hàng mới vay ngân hàng, tức là vốn từngân hàng chỉ tham gia vào một giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh

Mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng thực hiện thủ tục vay vốn cầnthiết Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và kí hợp đồng cho cho vay, xác định quy

mô cho vay, xác định thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảmbảo nếu cần Mỗi món vay được tách biệt thành những hồ sơ khác nhau Theo từng

kì hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi

Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản Ngân hàng có thể kiểm soáttừng món vay tách biệt Tiền cho vay dựa vào giá trị của tài sản đảm bảo Cho vaytừng lần có những đặc điểm là vốn tín dụng chỉ tham gia vào một giai đoạn hay mộtquy trình nhất định trong chu kỳ sản xuất kinh doanh, chu kỳ luân chuyển vốn củadoanh nghiệp

 Cho vay theo hạn mức tín dụng

Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hànghạn mức tín dụng HMTD được định nghĩa là mức dư nợ vay tối đa được duy trìtrong một thời gian nhất định thường là 1 năm

Phương thức cho vay theo HMTD thường áp dụng cho các doanh nghiệp màtrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh họ thường xuyên có nhu cầu vay trả,tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh, có tín nhiệm với ngân hàng trong quan hệtín dụng Với phương thức cho vay này, khách hàng và ngân hàng thoả thuận vớinhau căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn giá trị tàisản thế chấp, nguồn vốn ngân hàng có thể đáp ứng, để xác định một hạn mức tíndụng trong một thời kỳ nhất định, đồng thời xác định các thời hạn vay (thời hạn của

Trang 35

khế ước nhận nợ) và mức lãi suất từng lần nhận tiền vay Việc thoả thuận nay phảiđược ký kết trong hợp đồng tín dụng.

Khi đã được ngân hàng ấn định hạn mức tính dụng thì khách hàng đượcquyền vay vốn với số dư trong hạn mức tín dụng đó Vào một thời điểm nào đó nếu

dư nợ vay của khách hàng lên đến mức tối đa cho phép, thì khi đó ngân hàng sẽkhông phát tiền vay cho khách hàng

Đây là hình thức vay thuận tiện cho khách hàng vay mượn thường xuyên,luân chuyển vốn tín dụng tham gia toàn bộ vào vòng quay vốn của doanh nghiệp, từkhâu dự trữ đến khâu lưu thông Vốn tín dụng phát sinh theo nhu cầu của quá trìnhtuần hoàn luân chuyển vốn mà không phụ thuộc vào tình hình dự trữ vật tư, hànghóa của doanh nghiệp Do vậy mà các thủ tục vay vốn theo hình thức HMTD kháđơn giản, nhanh chóng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhận được vốn kịp thời

 Cho vay luân chuyển

Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển hàng hóa Doanh nghiệp khi muahàng có thể thiếu vốn Ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khidoanh nghiệp bán hàng Việc cho vay dựa trên luân chuyển hàng hóa nên cả Ngânhàng lẫn doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch luân chuyển hàng hóa, để dựđoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới

Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho khách hàng Thủ tục vay chỉ cần thựchiện một lần cho nhiều lần vay khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, vìvậy việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn

 Cho vay kinh doanh trả góp

Cho vay kinh doanh trả góp đáp ứng nhu cầu vay bổ sung nguồn vốn kinhdoanh của các doanh nghiệp, theo đó, ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làmnhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận giúp khách hàng giảm áp lực trả vốnkhi đáo hạn

Cho vay trả góp thường áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tàitrợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền

 Cho vay khác: Ngoài các phương thức trên, ngân hàng có thể cho vay theocác phương thức mà pháp luật không cấm, phù hợp với các quy định tại các Quy

Trang 36

chế cho vay của các TCTD, điều kiện kinh doanh của TCTD và đặc điểm của kháchhàng vay.

1.2.3 Quy trình cho vay

Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trongviệc cho vay nhằm đảm bảo hoạt động cho vay được tiến hành một cách khoa họctheo một trình tự hợp lý, trên cơ sở đó hạn chế tối đa rủi ro khi cấp tín dụng, tiếtkiệm thời gian, chi phí Quy trình này bao gồm nhiều khâu theo một trật tự nhấtđịnh và có thể khác nhau tùy thuộc theo đặc điểm của mỗi ngân hàng khác nhau

Việc xác lập một quy trình cho vay và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệtquan trọng đối với một NHTM

Về mặt hiệu quả, một quy trình cho vay hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nângcao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng

Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng:

+ Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận tronghoạt động tín dụng

+ Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn

Về cơ bản, quy trình cho vay đối với SME tương tự như quy trình cho vaythông thường, bao gồm các bước sau đây:

Bước1: Hướng dẫn khách hàng và tiếp nhận hồ sơ

Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó đượcthực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn.Khách hàng lập hồ sơ vay và đề nghị ngân hàng phục vụ mình xem xét đáp ứng nhucầu vay vốn của mình

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình thẩm định

Thẩm định là việc thu thập và xử lý những thông tin liên quan đến kháchhàng, phương án vay vốn, tài sản đảm bảo nợ vay… để làm cơ sở ra quyết định chovay Đây là bước có ý nghĩa quan trọng để ngân hàng có thể đưa ra quyết định cóthể chấp thuận đề nghị vay vốn của khách hàng hay không, cho vay bao nhiêu, thờigian bao lâu, lãi suất bao nhiêu? …

Trang 37

Bước 3: Quyết định tín dụng

Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơvay của khách hàng Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nóảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt độngtín dụng của ngân hàng

Trên cơ sở quyết định của hội đồng thẩm định, nhân viên tín dụng có tráchnhiệm thông báo cho khách hàng về quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đốivới khách hàng

Bước 4: Ký hợp đồng tín dụng

Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả có thể là chấp thuận hoặc từ chối chovay, tùy vào kết quả phân tích và thẩm định ở khâu trước Nếu chấp thuận cho vay,cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng và làm tiếp cácbước tiếp theo Nếu từ chối vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý docho khách hàng được rõ

Bước 5: Giải ngân

Giải ngân là khâu tiếp tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết.Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết tronghợp đồng

Bước 6: Tổ chức giám sát, thu hồi nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng

 Kiểm tra sau khi giải ngân:

Kiểm tra theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, tình hình tài chính,

và công nợ của khách hàng, kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo đảm nợ vay

 Thu nợ

 Thanh lý hợp đồng tín dụng: Hồ sơ vay chỉ tất toán khi bên vay thực hiệnđầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng:

+ Ký thanh lý hợp đồng tín dụng

+ Hoàn trả tài sản đảm bảo nợ vay cho khách hàng

+ Lưu trữ hồ sơ vay

 Xử lý nợ vay

Trang 38

Nếu đến hạn trả nợ, bên đi vay không trả được nợ cho ngân hàng và khôngđược đồng ý gia hạn/ điều chỉnh kỳ hạn nợ thì ngân hàng tiến hành xem xét chuyển

nợ quá hạn, tiếp tục theo dõi để thu hồi nợ

1.2.4 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

SME bị hạn chế trong quy mô vốn, tài chính giản đơn, thiếu mảng hoạchđịnh kinh doanh và chuyên môn quản lý luồng tiền mặt, sử dụng công nghệ lạc hậu,trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp cũng như trình độ tay nghề người lao độngthấp,… Do đó, quan hệ tín dụng của các SME với ngân hàng có các đặc điểm riêngbiệt sau đây:

 Về quy mô tín dụng: là nhỏ nếu tính bình quân trên một SME

 Về các nhu cầu tài trợ: các SME có nhiều nhu cầu hơn và các nhu cầucủa họ thường cũng đa dạng tuy nhiên phần lớn là dùng cho mục đích bổ sungvốn lưu động

 Về thời gian vay vốn: chủ yếu là ngắn hạn

 Về tài sản đảm bảo: đa số các khoản vay ngân hàng đối với SME đều phảiđược bảo đảm do không thể đáp ứng được các điều kiện về cho vay không tài sảnđảm bảo của ngân hàng như: thời gian hoạt động, doanh thu, dòng tiền luân chuyển,yêu cầu về báo cáo kiểm toán,… điều đó làm hạn chế quy mô thị trường này

 Về lãi suất: ngoài các chương trình dành riêng cho SME, thông thường, lãisuất cho vay áp dụng với SME lớn hơn lãi suất áp dụng đối với doanh nghiệp lớn,

do ngân hàng đánh giá SME có mức độ rủi ro cao hơn, chi phí phục vụ lớn, sự tínnhiệm của SME còn thấp

 Về khả năng hoàn trả nợ vay: SME bị nhiều tác động bởi sự biến động củathị trường tiền tệ, thị trường tài chính như lạm phát, khủng hoảng kinh tế… do dóảnh hưởng đến khả năng trả nợ đối với ngân hàng

Với những đặc điểm của SME cũng như quan hệ tín dụng của SME với ngânhàng nên tín dụng SME tồn tại các rủi ro đặc trưng sau:

 Tình trạng thông tin không cân xứng cũng như việc hoạt động manh mún,kinh doanh dựa vào mối quan hệ khiến ngân hàng không thể phát hiện được hết các

Trang 39

rủi ro của trong hoạt động kinh doanh của các SME một cách toàn diện khiến ngânhàng gặp nguy cơ mất vốn.

 SME bị hạn chế trong khả năng tài chính, cụ thể như vốn tự có thấp dẫnđến rủi ro cao khi mất tính thanh khoản, ngân hàng không thể thu hồi nợ vay

 SME có nguy cơ cao trong việc sử dụng vốn sai mục đích gây thiệt hại chongân hàng SME thường có khả năng sử dụng vốn vay cho mục đích cá nhân và gia đình

 Do bị tập trung vào các khách hàng lớn và quen biết nên SME bị phụ thuộcvào các khách hàng này Khi các khách hàng này gặp khó khăn về tài chính sẽ ảnhhưởng đến khả năng trả nợ của SME

 Việc quản lý các rủi ro đối với các SME có tần xuất giao dịch cao và quy

mô giao dịch có giá trị thấp nên lại càng tăng thêm mức độ phức tạp

1.2.5 Vai trò cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.5.1 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong nền kinh tế thị trường sự tồn tại và phát triển của các SME là một tấtyếu khách quan và cũng như các loại hình doanh nghiệp khác trong quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp này cũng sử dụng vốn tín dụng ngânhàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cũng như để tối ưu hoá hiệu quả sử dụngvốn của mình Để thấy được vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triểnSME, ta xét một số vai trò sau:

 Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các SME đượcliên tục

Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn cần phải cải tiến

kỹ thuật, thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để tồn tạiđứng vững và phát triển trong cạnh tranh Phần lớn SME không đủ 100% vốn chonhu cầu sản xuất kinh doanh và hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn đi vay Vốntín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các SME thực hiện các đơn hàng thôngqua việc cấp vốn ngắn hạn để SME mua nguyên vật liệu, trả lương cho nhân viên;hay mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh như: mua mới trang thiết bị, mở rộngnhà xưởng, tăng số lượng lao động Từ đó, góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho

Trang 40

quá trình phát triển sản xuất kinh doanh đựơc liên tục.

 Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của SME Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng các doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồngtín dụng, phải đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và phải tôn trọng các điềukhoản của hợp đồng cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không Do đó đòi hỏicác doanh nghiệp muốn có vốn tín dụng của ngân hàng phải thận trọng hơn từ khâu lập

kế hoạch kinh doanh, tính toán được hiệu quả, khả năng sinh lợi của phương án

Không chỉ thu hồi đủ vốn mà các doanh nghiệp còn phải tìm cách sử dụngvốn có hiệu quả, tăng nhanh chóng vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phảilớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi Trong quá trìnhcho vay ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau vay buộc doanh nghiệpphải thận trọng hơn trong việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả

 Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho SMETrong nền kinh tế thị trường không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tự chủ vềtài chính để sản xuất kinh doanh.Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy tài chính

để doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn Đòn bẩy tài chính giúp thúc đẩylợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, đồng thời đây cũng tạo lợi thế “láchắn thuế” cho doanh nghiệp do lãi vay được tính là chi phí hợp lệ đối với doanhnghiệp Đặc điểm của SME là hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sảnxuất là khó khăn vì vốn tự có nhỏ, không thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh Để hiệuquả thì doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lý nhất là nguồnvốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất

 Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năngcạnh tranh của các SME

Trong nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và đứng vững thì đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh Đặc biệt đối với các SME, vì họphải cạnh tranh trước hết các doanh nghiệp lớn trong nước sau là đến các doanhnghiệp nước ngoài SME cần phải khẳng định chỗ đứng của mình thông qua việckhông ngừng cải tiến chất lượng mẫu mã sản phẩm, đổi mới công nghệ, giảm giáthành sản phẩm, quảng bá hình ảnh… Xu hướng hiện nay là tăng cường liên doanh,

Ngày đăng: 04/11/2016, 12:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình Ngân hàng thương mại. NXB Thống kê, Hà Nội.Tổ chức Tài chính quốc tế (2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Tiến (2011), "Giáo trình Ngân hàng thương mại
Tác giả: Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: NXB Thốngkê
Năm: 2011
14. Phương Anh (2015), Trợ lực cho DNNVV: Cần lắm những biện pháp cụ thể và khả thi, truy cập ngày 04 tháng 07 năm 2015, <http://cafef.vn/doanh- nghiep/tro-luc-cho-dnnvv-can-lam-nhung-bien-phap-cu-the-va-kha-thi-20150307164300534.chn&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương Anh (2015), "Trợ lực cho DNNVV: Cần lắm những biện pháp cụ thểvà khả thi
Tác giả: Phương Anh
Năm: 2015
15. Phương Nguyên (2012), Để những "chiếc rễ" nhỏ giúp nền kinh tế vươn cao, truy cập ngày 02 tháng 08 năm 2015, <http://news.go.vn/chinh-tri/tin-925963/de-nhung-chiec-re-nho-giup-nen-kinh-te-vuon-cao.htm&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: chiếc rễ
Tác giả: Phương Nguyên
Năm: 2012
16. Edward W.Reed Ph.D, Edward K. Gill Ph.D (2004), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Edward W.Reed Ph.D, Edward K. Gill Ph.D (2004), "Ngân hàng thương mại
Tác giả: Edward W.Reed Ph.D, Edward K. Gill Ph.D
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004
17. Tổ chức tài chính quốc tế (2009), Cẩm nang kiến thức Dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (“SME”) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức tài chính quốc tế (2009), "Cẩm nang kiến thức Dịch vụ ngân hàngcho doanh nghiệp vừa và nhỏ (“SME
Tác giả: Tổ chức tài chính quốc tế
Năm: 2009
18. Tô Hoài Nam (2014), Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay và nhu cầu hỗ trợ pháp lý, truy cập ngày 02 tháng 08 năm 2015,<http://moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/PhapLuatKinhTe/View_Detail.aspx?ItemID=390&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài Nam (2014), "Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay và nhucầu hỗ trợ pháp lý
Tác giả: Tô Hoài Nam
Năm: 2014
19. Việt Dũng (2014), Vay vốn: DN vừa và nhỏ bị lãng quên, truy cập ngày 04 tháng 07 năm 2015, < http://www.doanhnhansaigon.vn/tai-chinh-chung-khoan/vay-von-dn-vua-va-nho-bi-lang-quen/1085142/&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Dũng (2014), "Vay vốn: DN vừa và nhỏ bị lãng quên
Tác giả: Việt Dũng
Năm: 2014
20. Vũ Hoàng Mạnh Trung (2014), Đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng và giải pháp, truy cập ngày 15 tháng 07 năm 2015,<http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi---binh-luan/dao-tao-chu-doanh-nghiep-nho-va-vua-thuc-trang-va-giai-phap-51976.html&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Hoàng Mạnh Trung (2014), "Đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thựctrạng và giải pháp
Tác giả: Vũ Hoàng Mạnh Trung
Năm: 2014
33. Tổng cục thống kê (2009), Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng cục thống kê (2009), "Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra
Tác giả: Tổng cục thống kê
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2009
34. Tổng cục thống kê (2010), Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng cục thống kê (2010), "Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra
Tác giả: Tổng cục thống kê
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2010
35. IFC (2004), SME Landscape in Egypt, U.S. Small Business Administration, Statistics Canada Sách, tạp chí
Tiêu đề: IFC (2004)
Tác giả: IFC
Năm: 2004
36. Peter S.Rose and Sylvia C.Hudgins (2007), Bank Management and Financial Services, Mc Graw Hill International Edition Sách, tạp chí
Tiêu đề: Peter S.Rose and Sylvia C.Hudgins (2007), "Bank Management andFinancial Services
Tác giả: Peter S.Rose and Sylvia C.Hudgins
Năm: 2007
21. Luật số 47/2010/QH12 Luật các tổ chức tín dụng, Quốc Hội ban hành ngày 16 tháng 06 năm 2010 Khác
23. Luật số 68/2014/QH13 Luật doanh nghiệp, Quốc Hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014 Khác
24. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chính Phủ ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2009 Khác
25. Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg về quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thủ Tướng Chính Phủ ban hành ngày 15 tháng 10 năm 2013 Khác
26. Quyết định số 193/2001/QĐ – TTg về quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thủ Tướng Chính Phủ ban hành ngày 20 tháng 12 năm 2001 Khác
27. Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006 -2010), Thủ Tướng Chính Phủ ban hành ngày 23 tháng 10 năm 2006 Khác
28. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sủ dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày ngày 22 tháng 4 năm 2005 Khác
29. Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 20 tháng 5 năm 2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại SME ở một số nước trên thế giới - Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 1.2 Tiêu chí phân loại SME ở một số nước trên thế giới (Trang 25)
Bảng 1.3: Tiêu chí phân loại SME ở theo nghị định 56/2009/NĐ-CP - Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 1.3 Tiêu chí phân loại SME ở theo nghị định 56/2009/NĐ-CP (Trang 26)
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Hoàn Kiếm từ năm 2012 đến 2014 Đơn vị: triệu đồng - Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Hoàn Kiếm từ năm 2012 đến 2014 Đơn vị: triệu đồng (Trang 59)
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay của Chi nhánh Hoàn Kiếm từ năm 2012 đến 2014 - Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 2.2 Tình hình dư nợ cho vay của Chi nhánh Hoàn Kiếm từ năm 2012 đến 2014 (Trang 61)
Bảng 2.3: Tình hình kinh doanh thẻ của HDBank Hoàn Kiếm từ năm 2012 đến 2014 - Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 2.3 Tình hình kinh doanh thẻ của HDBank Hoàn Kiếm từ năm 2012 đến 2014 (Trang 64)
Bảng 2.5: Cơ cấu cho vay SME theo thời hạn vay tại Chi nhánh Hoàn Kiếm từ năm 2012 đến 2014 - Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 2.5 Cơ cấu cho vay SME theo thời hạn vay tại Chi nhánh Hoàn Kiếm từ năm 2012 đến 2014 (Trang 70)
Bảng 2.6: Cơ cấu cho vay SME theo tài sản đảm bảo tại Chi nhánh Hoàn Kiếm từ năm 2012 đến 2014 - Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 2.6 Cơ cấu cho vay SME theo tài sản đảm bảo tại Chi nhánh Hoàn Kiếm từ năm 2012 đến 2014 (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w