1. Tính cấp thiết của đề tài Cho vay tiêu dùng đang là một xu thế và là yêu cầu tất yếu đối với các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay nhằm tăng cường sự hiện diện, gia tăng thị phần và đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, góp phần vào tăng sức cạnh tranh cũng như doanh thu của ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ hội mở rộng thị trường, tiềm năng phát triển, khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng cũng sẽ tăng lên. Từ năm 2007 đến nay, cho vay tiêu dùng đã có sự phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Tính đến cuối năm 2013, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đạt khoảng 188.000 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2012 và chiếm 5,4% trong tổng dư nợ của toàn hệ thống, tương đương khoảng 5,2% GDP, và 7% tổng giá trị tiêu dùng cuối cùng. Mặc dù chưa có thống kê đầy đủ, song năm 2014 hoạt động cho vay tiêu dùng được đánh giá là phát triển mạnh hơn so với năm 2013 từ các Ngân hàng thương mại. (Theo Viện Chiến lược Việt Nam tổng hợp). Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương thành lập ngày 01/02/2013, được coi là chi nhánh còn “non trẻ” trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Việt Nam với quy mô thị trường 90 triệu dân sẽ mở ra cơ hội lớn cho các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Chương Dương nói riêng chú trọng mở rộng cho vay tiêu dùng trong thời gian tới. Hiện tại, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Chương Dương từ khi thành lập đến nay chủ yếu cho vay trung dài hạn đối với các dự án đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian tới, chi nhánh xác định tầm nhìn “Trở thành chi nhánh bán lẻ số 1 tại BIDV trong năm 2016” là một trọng tâm trong chiến lược kinh doanh. Mở rộng cho vay tiêu dùng có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết nhằm góp phần củng cố và nâng cao vị thế cho chi nhánh, mang lại nền khách hàng bền vững, tăng trưởng dư nợ tín dụng và đem lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, theo các số liệu báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh, sau thời gian hoạt động một số tồn tại của cho vay tiêu dùng của chi nhánh là: số lượng khách hàng ít, dư nợ trong cho vay tiêu dùng chỉ đạt 10% dư nợ tín dụng của chi nhánh, lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng mang lại còn hạn chế. Xuất phát từ thực tế nêu trên, đề tài “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương” đã được tác giả lựa chọn để nghiên cứu với hy vọng góp một phần vào quá trình phát triển hoạt động kinh doanh tại đơn vị. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định các chỉ tiêu, thước đo đánh giá mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng và sự phù hợp của các cơ chế, chính sách hiện tại mà BIDV đang áp dụng với đối tượng khách hàng này. - Xác định các điều kiện đảm bảo cho việc mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM. - Nắm bắt tình hình cho vay tiêu dùng tại BIDV Chi nhánh Chương Dương hiện nay, từ đó đề ra đánh giá cho vay tiêu dùng tại chi nhánh (dựa vào các chỉ tiêu, thước đo đã đề ra) - Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại BIDV Chi nhánh Chương Dương trong thời gian tới. 3. Tên và kết cấu của chuyên đề - Tên luận văn: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương. - Kết cấu chuyên đề ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về mở rộng cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương Chương 3: Đề xuất nhằm góp phần mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương
Trang 1trÇn ngäc diÖp
më réng cho vay tiªu dïng t¹i ng©n hµng tmcp
®Çu t vµ ph¸t triÓn viÖt nam - chi nh¸nh ch¬ng
Trang 2Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Chương Dương” hoàn
toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới
sự hướng dẫn khoa học của TS Hoàng Thị Lan Hương Các số liệu và kết quả cóđược trong luận văn là hoàn toàn trung thực Nội dung của luận văn có tham khảo
và sử dụng các tài liệu theo danh mục tài liệu của luận văn
Học viên
Trần Ngọc Diệp
Trang 3Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sỹ và kết thúc khóa học, tôi xin chân thànhcảm ơn Trường Đại học kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện cho tôi có môi trườnghọc tập tốt trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Viện Đào tạo Sau đại học - Trường Đại họckinh tế Quốc dân, các thầy cô tham gia quản lý, giảng dạy và tư vấn cho tôi trongsuốt quá trình học tập tại trường và nghiên cứu đề tài luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô trong Trường Đại họcKinh tế quốc dân, đặc biệt là TS Hoàng Thị Lan Hương đã dành rất nhiều thời gian
và tâm huyết để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, trực tiếp hướng dẫn tôihoàn thành đề tài luận văn thạc sỹ
Kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô, bạn bè và đồngnghiệp để công trình nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Học viên
Trần Ngọc Diệp
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 Tổng quan về hoạt động cho vay của NHTM 4
1.1.1 Khái niệm về hoạt động cho vay của NHTM 4
1.1.2 Các loại hình cho vay của ngân hàng thương mại 4
1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay trong nền kinh tế 6
1.2 Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM 8
1.2.1 Định nghĩa và đặc điểm của cho vay tiêu dùng 8
1.2.2 Phân loại cho vay tiêu dùng 11
1.2.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng 16
1.3 Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại 17
1.3.1 Quan điểm về mở rộng cho vay tiêu dùng 17
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM .17 1.3.3 Các điều kiện đảm bảo việc mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 34
2.1 Khái quát về NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương 34
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương 34
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương 35
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương 36
2.2 Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương 43
2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô 43
2.2.2 Thực trạng về nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động 51
Trang 52.3.1 Kết quả khảo sát về những mong muốn của khách hàng đối với sản phẩmcho vay tiêu dùng 542.3.2 Mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng 57đến người thân 64
2.4 Đánh giá điều kiện đảm bảo sự mở rộng cho vay tiêu dùng tại BIDV Chương Dương 64
2.4.1 Những điều kiện thuận lợi 652.4.2 Những điều kiện chưa được đảm bảo 67
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 71 3.1 Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 71
3.1.1 Triển vọng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam 713.1.2 Định hướng với cho vay tiêu dùng tại BIDV 72
3.2 Đề xuất nhằm góp phần mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương 72
3.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, có sự ưu đãi trong cho vay tiêudùng tại Chi nhánh 723.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị 743.2.3 Tăng cường hoạt động marketing tại Chi nhánh 763.2.4 Nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự, đào tạo những cán bộ chuyên sâu vềcho vay tiêu dùng 783.2.5 Rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ 82
3.3 Một số kiến nghị góp phần mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương 83
3.3.1 Kiến nghị đối với Hội sở chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam 833.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 84
KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6TMCP Thương mại cổ phần
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamCNTT Công nghệ thông tin
NHTM Ngân hàng thương mại
Trang 7Bảng 2.1 Tổng nguồn vốn huy động 37
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động 38
Bảng 2.3 Dư nợ cho vay qua các năm 40
Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ tín dụng 41
Bảng 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh tại BIDVChương Dương 42
Bảng 2.6 Số lượng và số lượt khách hàng đến giao dịch tại BIDVChi nhánh Chương Dương giai đoạn 2013-06/2015 43
Bảng 2.7 Số lượng khách hàng vay tiêu dùng và tổng số khách hàng đến chi nhánh giao dịch 45
Bảng 2.8 Doanh số cho vay tiêu dùng giai đoạn 2013- 06/2015 của BIDV Chi nhánh Chương Dương 46
Bảng 2.9 Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 47
Bảng 2.10 Thực trạng CVTD tại BIDVChi nhánh Chương Dương theo sản phẩm cung ứng 48
Bảng 2.11 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng 51
Bảng 2.12 Tình hình nợ quá hạn của CVTD trên tổng nợ quá hạn 52
Bảng 2.13 Mong đợi của khách hàng đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng 55
Bảng 2.14 Mức độ thỏa mãn của khách hàng 57
Bảng 2.15 Kết quả khảo sát về thái độ phục vụ của nhân viên BIDV – CN Chương Dương 59
Bảng 2.16 Kết quả điều tra về chất lượng phục vụ của nhân viên BIDV – CN Chương Dương 60
Bảng 2.17 Thống kê thời gian nhân viên Ngân hàng báo trước cho khách hàng khi sai hẹn 61
Bảng 2.18 Kết quả khảo sát về Thời gian giải quyết hồ sơ 61
Trang 8Biểu đồ 2.1 Dư nợ và doanh số cho vay qua các năm 40Biểu đồ 2.2 Số lượng và số lượt khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh 44Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng số lượng khách hàng vay tiêu dùng với tổng số khách hàng
của chi nhánh giai đoạn 2013- 06/2015 45Biểu đồ 2.4 Doanh số cho vay tiêu dùng tại chi nhánh giai đoạn 2013- 06/2015 46Biểu đồ 2.5 Dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh giai đoạn 2013- 06/2015 47Biểu đồ 2.6 Cơ cấu các khoản vay tiêu dùng theo sản phẩm tại BIDV Chi nhánh
Chương Dương giai đoạn 2013- 06/2015 48
HÌNH
Hình 2.1 Biểu đồ Độ tuổi khách hàng 54Hình 2.2 Biểu đồ Thời gian giải quyết hồ sơ 62Hình 2.3 Biểu đồ Đánh giá tiến độ giải quyết hồ sơ 63Hình 2.4 Biểu đồ Tỷ lệ khách hàng giới thiệu sản phẩm cho vay tiêu dùng 64
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp 12
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp 13
Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức hành chính của BIDV Chương Dương 36
Trang 9trÇn ngäc diÖp
më réng cho vay tiªu dïng t¹i ng©n hµng tmcp
®Çu t vµ ph¸t triÓn viÖt nam - chi nh¸nh ch¬ng
d-¬ng
Chuyªn ngµnh: KINH TÕ TµI CHÝNH – NG¢N HµNG
Hµ néi – 2015
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cho vay tiêu dùng đang là một xu thế và là yêu cầu tất yếu đối với các ngânhàng trong giai đoạn hiện nay nhằm tăng cường sự hiện diện, gia tăng thị phần và
đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, góp phần vào tăng sứccạnh tranh cũng như doanh thu của ngân hàng Bên cạnh đó, cơ hội mở rộng thịtrường, tiềm năng phát triển, khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh của ngânhàng cũng sẽ tăng lên
Từ năm 2007 đến nay, cho vay tiêu dùng đã có sự phát triển mạnh mẽ ở ViệtNam Tính đến cuối năm 2013, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng trong hệ thống các tổchức tín dụng Việt Nam đạt khoảng 188.000 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2012
và chiếm 5,4% trong tổng dư nợ của toàn hệ thống, tương đương khoảng 5,2% GDP,
và 7% tổng giá trị tiêu dùng cuối cùng Mặc dù chưa có thống kê đầy đủ, song năm
2014 hoạt động cho vay tiêu dùng được đánh giá là phát triển mạnh hơn so với năm
2013 từ các Ngân hàng thương mại (Theo Viện Chiến lược Việt Nam tổng hợp)
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dươngthành lập ngày 01/02/2013, được coi là chi nhánh còn “non trẻ” trong hệ thốngNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Việt Nam với quy mô thịtrường 90 triệu dân sẽ mở ra cơ hội lớn cho các ngân hàng thương mại nói chung vàNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Chương Dương nóiriêng chú trọng mở rộng cho vay tiêu dùng trong thời gian tới Hiện tại, Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Chương Dương từ khi thành lậpđến nay chủ yếu cho vay trung dài hạn đối với các dự án đầu tư và phát triển Tuynhiên, trong thời gian tới, chi nhánh xác định tầm nhìn “Trở thành chi nhánh bán lẻ
số 1 tại BIDV trong năm 2016” là một trọng tâm trong chiến lược kinh doanh
Mở rộng cho vay tiêu dùng có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết nhằmgóp phần củng cố và nâng cao vị thế cho chi nhánh, mang lại nền khách hàng bềnvững, tăng trưởng dư nợ tín dụng và đem lại hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, theo các
số liệu báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh, sau thời gian hoạt động một số
Trang 11tồn tại của cho vay tiêu dùng của chi nhánh là: số lượng khách hàng ít, dư nợ trongcho vay tiêu dùng chỉ đạt 10% dư nợ tín dụng của chi nhánh, lợi nhuận từ cho vaytiêu dùng mang lại còn hạn chế.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, đề tài “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương” đã được tácgiả lựa chọn để nghiên cứu với hy vọng góp một phần vào quá trình phát triển hoạtđộng kinh doanh tại đơn vị
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các chỉ tiêu, thước đo đánh giá mở rộng hoạt động cho vay tiêudùng và sự phù hợp của các cơ chế, chính sách hiện tại mà BIDV đang áp dụng vớiđối tượng khách hàng này
- Xác định các điều kiện đảm bảo cho việc mở rộng cho vay tiêu dùng củaNHTM
- Nắm bắt tình hình cho vay tiêu dùng tại BIDV Chi nhánh Chương Dươnghiện nay, từ đó đề ra đánh giá cho vay tiêu dùng tại chi nhánh (dựa vào các chỉ tiêu,thước đo đã đề ra)
- Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại BIDV Chinhánh Chương Dương trong thời gian tới
3 Tên và kết cấu của chuyên đề
- Tên luận văn: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổphần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương
- Kết cấu chuyên đề ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu thamkhảo bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về mở rộng cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương
Chương 3: Đề xuất nhằm góp phần mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương
Trang 12CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TRONG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Nội dung chương 1 nghiên cứu về mở rộng cho vay tiêu dùng, trong đó đisâu vào các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng, nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng chovay tiêu dùng của NHTM
Khái niệm cho vay tiêu dùng: là hình thức cho vay đối với cá nhân nhằm đáp
ứng nhu cầu, mục đích tiêu dùng của khách hàng vay hoặc gia đình của khách hàng vay
Những đặc điểm cơ bản của cho vay tiêu dùng
- Quy mô khoản vay tiêu dùng nhỏ nhưng số lượng khoản vay lớn
- Chi phí quản lý khoản vay tiêu dùng lớn
- Cho vay tiêu dùng có mức độ rủi ro cao và khó kiểm soát
- Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn cho vay sản xuất kinh doanh
- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế
Phân loại cho vay tiêu dùng
- Căn cứ vào mục đích vay, cho vay tiêu dùng bao gồm cho vay tiêu dùng
cư trú và cho vay tiêu dùng phi cư trú
- Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay, cho vay tiêu dùng bao gồm chovay tiêu dùng có đảm bảo và cho vay tiêu dùng không có đảm bảo
- Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ, cho vay tiêu dùng bao gồm cho vaytiêu dùng trực tiếp và cho vay tiêu dùng gián tiếp
- Căn cứ và thời hạn cho vay, cho vay tiêu dùng bao gồm cho vay tiêu dùngngắn hạn, cho vay tiêu dùng trung hạn và cho vay tiêu dùng dài hạn
- Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ, cho vay tiêu dùng bao gồm cho vaytiêu dùng phi trả góp, cho vay tiêu dùng trả góp, cho vay tiêu dùng tuần hoàn
Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng
- Đối với nền kinh tế: hỗ trợ hoạt động tiêu dùng của người dân từ đó kíchcầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mặt khác, cho vay tiêu dùng thông qua thẻ tíndụng phát triển sẽ thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt của người dân
Trang 13- Đối với ngân hàng: mang lại nguồn thu nhập cao nếu kiểm soát rủi ro tốt,giúp ngân hàng phân tán rủi ro do mỗi khoản cho vay tiêu dùng thường có giá trịnhỏ, ngoài ra tăng cơ hội bán chéo các sản phẩm dành cho cá nhân
- Đối với khách hàng vay: giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; giảmgánh nặng tài chính do lãi suất cho vay của NHTM thấp hơn so với tín dụng đen
- Đối với nhà sản xuất: giúp bán được nhiều hàng hóa, thu hồi vốn nhanh hơn
Quan điểm về mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
Theo quan điểm của tác giả, mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM là hoạtđộng tăng quy mô dư nợ, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng và đối tượngkhách hàng
Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
- Các chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng cho vay tiêu dùng bao gồm: sốlượng và số lượt khách hàng vay tiêu dùng, tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng
- Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng và mức độ an toàn cho vay tiêu dùng baogồm: mức độ tuân thủ các quy định của ngân hàng trung ương và của bản thânNHTM trong hoạt động cho vay, mức độ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, tỷ lệ
nợ xấu, tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng có TSBĐ, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từcho vay tiêu dùng, lợi nhuận thu được tính trên một đồng dư nợ cho vay tiêu dùngbình quân
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM
- Các nhân tố từ phía ngân hàng bao gồm: quy mô và độ đa dạng của mạnglưới kênh bán hàng, chính sách cho vay tiêu dùng, quy trình cho vay tiêu dùng, chấtlượng nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, năng lực tài chính của ngân hàng
- Các nhân tố từ phía khách hàng: nhu cầu tiêu dùng và khả năng tài chínhcủa khách hàng, phẩm chất đạo đức của khách hàng
- Các nhân tố khác: môi trường kinh tế, pháp lý, chính trị xã hội
Trang 14CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG
Nội dung chương 2 tác giả giới thiệu qua về BIDV chi nhánh ChươngDương, sau đó phân tích thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánhChương Dương theo các tiêu chí đánh giá ở chương 1, từ đó rút ra những kết quảđạt được, hạn chế và nguyên nhân
Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương
Sơ lược về quá trình phát triển: Được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam tại Công văn số 6963/NHNN –TTGSNH ngày 23/1/2013,Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ chính thức khai trươnghoạt động chi nhánh Chương Dương trên cơ sở tiếp nhận và chuyển đổi Ngân hàngliên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội kể từ ngày 1/2/2013
Cơ cấu tổ chức: Buổi đầu thành lập, khi được tiếp nhận và chuyển đổi từ
Ngân hàng Liên doanh Lào Việt Chi nhánh Hà Nội, BIDV Chương Dương chỉ có
80 cán bộ nhưng tính đến thời điểm 30/06/2015, Chi nhánh đã có 110 cán bộ vớihơn 90% có trình độ đại học trở lên, trong đó gần 20% cán bộ có trình độ trên đạihọc hoặc đang theo học các khóa trên đại học Bộ máy tổ chức và mạng lưới hoạtđộng của BIDV Chương Dương đang quá trình mở rộng Chi nhánh đã có đầy đủcác phòng, tổ chức năng nghiệp vụ của một Chi nhánh chuẩn cấp I của hệ thống vớitổng số 16 phòng, tổ, trong đó có 01 phòng giao dịch và 03 quỹ tiết kiệm.Kế hoạchtrong cuối năm 2015 sẽ nâng cấp 03 Quỹ tiết kiệm thành 03 Phòng giao dịch, hoạtđộng hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội
Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-nay
Kể từ khi thành lập đến nay, kết quả về chênh lệch thu chi và lợi nhuận trướcthuế mà BIDV Chương Dương đạt được là rất khả quan Năm 2013, lợi nhuận trướcthuế của Chi nhánh mới đạt 75,9 tỷ đồng thì sang năm 2014, lợi nhuận trước thuế đãtăng thêm 51,5 tỷ, tương ứng với mức tăng 67,9%
Trang 15Bước sang năm 2015, tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã theo
đà tăng trưởng trở lại Chỉ trong 6 tháng đầu năm, chênh lệch thu chi đã đạt gần 130
tỷ đồng, tăng 63,8% so với cùng kỳ năm trước Kết quả này đã cho thấy sự đúngđắn trong chỉ đạo và nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh trongnhững tháng đầu năm qua cùng với sự hỗ trợ từ trụ sở chính BIDV đối với các chinhánh mới thành lập
Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Chương Dương
- Cho vay tiêu dùng đang được mở rộng, thể hiện qua các con số: Năm 2013
số lượt khách hàng giao dịch với chi nhánh là 1396 người, số lượt giao dịch là 1721lượt, sang năm 2014 các con số này lần lượt tăng lên 21.92% và 16.32%
- Năm 2013, doanh số CVTD là 15 tỷ đồng, chiếm 9,8%% doanh số cho vaycủa chi nhánh Sang năm 2014, các con số này có tăng nhưng tốc độ tăng thấp.Trong giai đoạn 2013- 06/2015, tại chi nhánh quy mô các khoản cho vay tiêu dùngtăng và mức độ tăng khá đồng đều
- Danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng của BIDV chi nhánh ChươngDương rất đa dạng, trong đó tập trung lớn ở sản phẩm cho vay mua sắm các phươngtiện đi và cho vay mua, sửa chữa nhà ở, các sản phẩm khác mặc dù có sự tăngtrưởng về giá trị dư nợ tuyệt đối nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ
- BIDV chi nhánh Chương Dương tuân thủ đầy đủ các quy định về giới hạn
tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi
ro tín dụng đầy đủ
- Chi nhánh là chi nhánh mới thành lập Do đó, dư nợ quá hạn ở mức thấp.CVTD có xu hướng giảm và ở mức thấp so với mặt bằng chung của các chi nhánhcủa các ngân hàng khác Hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh có chất lượngkhá ổn định do đối tượng khách hàng chủ yếu là dân thành thị, khu vực trung tâmthành phố Hà Nội nên khả năng tài chính cũng như lịch sử vay nợ khá tốt
- Tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng nói chung và lợi nhuận từ cho vaytiêu dùng của BIDV Chương Dương đều đạt được sự tăng trưởng trong giai đoạn từ
Trang 16năm 2013 đến nay Năm 2013, tổng lợi nhuận từ tín dụng của Chi nhánh mới đạt96,9 tỷ đồng thì sau 3 năm, hoạt động tín dụng đã mang về cho Chi nhánh tổng lợinhuận 140,84 tỷ.
- Cùng với sự tăng lên của tổng lợi nhuận, lợi nhuận thu được từ hoạt độngcho vay tiêu dùng của Chi nhánh ở mức tăng giảm nhẹ Xét bình quân, lợi nhuận cóđược từ hoạt động cho vay tiêu dùngchỉ đạt khoảng hơn 2% so với tổng lợi nhuận từhoạt động cho vay của toàn chi nhánh
Đánh giá điều kiện đảm bảo mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Chương Dương
Điều kiện đạt được
- Quy mô mạng lưới kênh bán hàng được mở rộng nhanh chóng
- Số lượng khách hàng tăng trưởng vượt bậc
- Dư nợ cho vay tiêu dùng tăng trưởng mạnh
- Sản phẩm cho vay tiêu dùng đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng
- Lợi nhuận trước thuế từ cho vay tiêu dùng tăng lên về giá trị tuyệt đối, cũngđóng góp một phần vào tăng trưởng lợi nhuận nói chung của chi nhánh
Điều kiện chưa đạt được
- Cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa cân đối, mới tập trung chủ yếu ởsản phẩm cho vay mua sắm phương tiện đi lại
- Tỷ trọng cho vay tiêu dùng tín chấp tăng nhanh, làm gia tăng khả năng tổnthất mất vốn khi khách hàng không có khả năng hoặc cố tình không trả nợ
- Chất lượng cho vay tiêu dùng giảm sút: giá trị nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tăng cao
- Tỷ lệ sinh lời trên một đồng dư nợ cho vay tiêu dùng trung bình giảm sút
- Tình trạng khách hàng phàn nàn về chất lượng dịch vụ vẫn tồn tại
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
- Hệ thống kênh bán hàng phân bổ chưa phù hợp, mới chỉ tập trung mởrộng, chưa chú ý nhiều đến kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả các kênh bán hàng
- Điều kiện cho vay được nới lỏng trong khi hạn mức cho vay cao, đặc biệt là đối
Trang 17với các khoản cho vay tín chấp là một nguyên nhân khiến nợ xấu gia tăng mạnh
- Chính sách lãi suất và phí trả nợ trước hạn chưa thực sự linh hoạt
- Công tác thu hồi nợ chưa hiệu quả
- Chất lượng đội ngũ nhân viên chưa thực sự tốt và đồng đều
- Hệ thống công nghệ thông tin chưa được hiện đại hóa đồng bộ
Nguyên nhân khách quan
- Môi trường kinh tế, tình trạng việc làm và sức khỏe của khách hàng thay đổi
- Phẩm chất đạo đức khách hàng chưa tốt
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NHTMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV- chinhánh Chương Dương ở chương 2, kết hợp với định hướng hoạt động của BIDV –chi nhánh Chương Dương, tác giả đề xuất một số giải pháp để phát triển hoạt độngcho vay tiêu dùng tại BIDV- chi nhánh Chương Dương
Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam
Triển vọng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam
Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng tại BIDV
- Cải tiến sản phẩm, nâng cao năng suất bán hàng nhằm mục tiêu tăngtrưởng cho vay tiêu dùng bình quân trong giai đoạn 2015-2016 ở mức từ 40%-50%/năm
- Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ tồn đọng để đưa tỷ lệ nợ xấu về mức thấphơn
- Cải thiện tỷ suất sinh lời bình quân trên một đồng dư nợ cho vay tiêu dùnglên mức bình quân 1,4%-1,5%/năm
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ
Trang 18phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng
- Xây dựng quy trình tuyển dụng rõ ràng, đặc thù với từng vị trí công việc Tập
trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực hiện có để nâng cao năng suất lao động
- Đưa các công cụ và tham số đánh giá hiệu quả làm việc của cán bộ nhân
viên vào sử dụng, đánh giá nhân viên một cách thực chất hơn
- Xây dựng hệ thống lương thưởng công bằng, gắn kết với kết quả đánh giá
cán bộ nhân viên, linh hoạt điều chỉnh tăng/giảm lương theo năng lực
Điều chỉnh chính sách cho vay tiêu dùng hợp lý và linh hoạt
- Nâng điều kiện cho vay tiêu dùng tín chấp lên, hướng tới phục vụ nhóm
khách hàng tầm trung trở nên Đối với nhóm khách hàng tầm thấp hơn, điều kiệncho vay thấp hơn chuyển sang công ty tài chính con thực hiện
- Chính sách lãi suất và phí trả nợ trước hạn cần linh hoạt hơn Cụ thể, mức
chênh lệch lãi suất của cùng một sản phẩm cho vay tiêu dùng giữa các nhóm kháchhàng có mức độ xếp hạng tín dụng khác nhau nên được nới rộng hơn, có thể lên tớimức +/-2%/năm; giảm mức phí trả nợ trước hạn đối với các khoản cho vay có giá trịnhỏ, đảm bảo phí trả nợ trước hạn không vượt quá 3% số tiền trả nợ trước hạn
Phát huy tính hiệu quả của các kênh bán hàng
- Rà soát lại mạng lưới kênh bán hàng, xem xét điều chỉnh hệ thống kênh
bán hàng theo hướng giảm các kênh bán hàng không hiệu quả nếu có, đồng thờităng các kênh bán hàng liên kết với các sàn bất động sản uy tín, các dự án bất độngsản mới, các bệnh viện, trường học, trung tâm tư vấn du học, các doanh nghiệp lớn
- Chuyển từ việc tập trung mở rộng quy mô mạng lưới kênh bán hàng sang
tập trung nâng cao hiệu quả các kênh bán hàng
Thực hiện đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cấu phần công nghệ thông tin chưa
hoàn thiện, duy trì các hệ thống xử lý tập trung hoạt động ổn định và hiệu quả
- Tăng tính tự động hóa trong quy trình, nâng cao năng lực kết nối giữa các đơn vị
Trang 19nghiệp vụ với nhau và giữa các đơn vị nghiệp vụ với khối công nghệ thông tin.
- Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, góp phần tạo sự khác biệt
về chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng, nhất là trên các kênh điện tử
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường làm cơ sở xây dựng định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng
- Tập trung nghiên cứu chiến lược, điểm mạnh và yếu của các đối thủ cạnh tranh.
- Tích cực nghiên cứu sâu xu hướng tiêu dùng của người dân, việc nghiên cứu
phải kết hợp tìm hiểu cả các thông tin kinh tế vĩ mô, biến động trong và ngoài nước
- Tạo cơ chế thúc đẩy việc trao đổi thông tin giữa bộ phận nghiên cứu thị
trường và bộ phận phát triển sản phẩm, bộ phận quản lý mạng lưới kênh bán hàng
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, nhận thấy vai trò quan trọng của tiêu dùng cá nhântrong sự phát triển kinh tế - xã hội chung của nền kinh tế, đã ban hành nhiều chủtrương, chính sách nhằm hỗ trợ và phát huy đến mức cao nhất hiệu quả của đốitượng này Bám sát xu hướng phát triển của thị trường, trong những năm qua, Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Chương Dương đã có nhiều
nỗ lực trong việc đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu cho vay tiêu dùng của kháchhàng cá nhân trên địa bàn, thực hiện chính sách ưu đãi và ra sức tăng cường khaithác bộ phận khách hàng này Điều đó được thể hiện qua sự mở rộng số lượngkhách hàng vay, tăng trưởng dư nợ cho vay đối với khách hàng vay tiêu dùng tạiChi nhánh Tuy nhiên, những tồn tại và hạn chế lại là nhân tố cản trở việc phát triểnhoạt động cho vay của Chi nhánh với khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Chương Dương” đã giải
quyết được các vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề về cho vay tiêu dùng (nghiên cứu các vấn
đề về quan điểm, sự cần thiết, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến
Trang 20mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại).
Thứ hai, nghiên cứu và phân tích thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng tại
BIDV Chương Dương trên cơ sở các chỉ tiêu định lượng Trên cơ sở đó chỉ rõnhững kết quả đã đạt được như: quy mô cho vay tiêu dùng đang có xu hướng mởrộng (cả về số lượng khách hàng, doanh số cho vay và dư nợ cho vay), chất lượnghoạt động cho vay tiêu dùng càng được nâng cao (nợ xấu thấp, lợi nhuận luôn có sựtăng trưởng qua các năm); chỉ rõ những hạn chế như: dư nợ cho vay tiêu dùng chỉchiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ của Chi nhánh, nợ quá hạn ở mức cao sovới cho vay các đối tượng khác… Đồng thời, luận văn đã chỉ ra những nguyên nhân
cơ bản dẫn đến các hạn chế trên, bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan đến từnội tại của Chi nhánh lẫn những nguyên nhân khách quan bên ngoài như nguyênnhân từ phía các khách hàng, chính sách, văn bản pháp lý chưa đầy đủ…
Thứ ba, trên cơ sở định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng tại BIDV Chương
Dương trong thời gian tới và những nguyên nhân dẫn tới các hạn chế còn tồn tại,luận văn có đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động chovay tiêu dùng tại Chi nhánh Một số giải pháp mang tính cấp thiết như: xây dựngchính sách tín dụng phù hợp có sự ưu đãi cho các khách hàng vay tiêu dùng, nângcao trình độ đội ngũ nhân sự, tăng cường các hoạt động marketing…
Hy vọng trong thời gian tới, BIDV Chương Dương sẽ có những bước chuyểnbiến mới trong việc phát triển hoạt động cho vay của Chi nhánh nói chung và hoạtđộng cho vay tiêu dùng nói riêng để có được sự thích ứng ngày càng cao đối với xuhướng phát triển của nền kinh tế, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung củađất nước
Trang 21trÇn ngäc diÖp
më réng cho vay tiªu dïng t¹i ng©n hµng tmcp
®Çu t vµ ph¸t triÓn viÖt nam - chi nh¸nh ch¬ng
Trang 22LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cho vay tiêu dùng đang là một xu thế và là yêu cầu tất yếu đối với các ngânhàng trong giai đoạn hiện nay nhằm tăng cường sự hiện diện, gia tăng thị phần và
đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, góp phần vào tăng sứccạnh tranh cũng như doanh thu của ngân hàng Bên cạnh đó, cơ hội mở rộng thịtrường, tiềm năng phát triển, khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh của ngânhàng cũng sẽ tăng lên
Từ năm 2007 đến nay, cho vay tiêu dùng đã có sự phát triển mạnh mẽ ởViệt Nam Tính đến cuối năm 2013, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng trong hệthống các tổ chức tín dụng Việt Nam đạt khoảng 188.000 tỷ đồng, tăng 12% sovới cuối năm 2012 và chiếm 5,4% trong tổng dư nợ của toàn hệ thống, tươngđương khoảng 5,2% GDP, và 7% tổng giá trị tiêu dùng cuối cùng Mặc dù chưa
có thống kê đầy đủ, song năm 2014 hoạt động cho vay tiêu dùng được đánh giá
là phát triển mạnh hơn so với năm 2013 từ các Ngân hàng thương mại (TheoViện Chiến lược Việt Nam tổng hợp)
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dươngthành lập ngày 01/02/2013, được coi là chi nhánh còn “non trẻ” trong hệ thốngNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Việt Nam với quy mô thịtrường 90 triệu dân sẽ mở ra cơ hội lớn cho các ngân hàng thương mại nói chung vàNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Chương Dương nóiriêng chú trọng mở rộng cho vay tiêu dùng trong thời gian tới Hiện tại, Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Chương Dương từ khi thành lậpđến nay chủ yếu cho vay trung dài hạn đối với các dự án đầu tư và phát triển Tuynhiên, trong thời gian tới, chi nhánh xác định tầm nhìn “Trở thành chi nhánh bán lẻ
số 1 tại BIDV trong năm 2016” là một trọng tâm trong chiến lược kinh doanh
Mở rộng cho vay tiêu dùng có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết nhằmgóp phần củng cố và nâng cao vị thế cho chi nhánh, mang lại nền khách hàng bềnvững, tăng trưởng dư nợ tín dụng và đem lại hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, theo các
số liệu báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh, sau thời gian hoạt động một sốtồn tại của cho vay tiêu dùng của chi nhánh là: số lượng khách hàng ít, dư nợ trong
Trang 23cho vay tiêu dùng chỉ đạt 10% dư nợ tín dụng của chi nhánh, lợi nhuận từ cho vaytiêu dùng mang lại còn hạn chế.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, đề tài “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương” đã được tácgiả lựa chọn để nghiên cứu với hy vọng góp một phần vào quá trình phát triển hoạtđộng kinh doanh tại đơn vị
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các chỉ tiêu, thước đo đánh giá mở rộng hoạt động cho vay tiêudùng và sự phù hợp của các cơ chế, chính sách hiện tại mà BIDV đang áp dụng vớiđối tượng khách hàng này
- Xác định các điều kiện đảm bảo cho việc mở rộng cho vay tiêu dùng củaNHTM
- Nắm bắt tình hình cho vay tiêu dùng tại BIDV Chi nhánh Chương Dươnghiện nay, từ đó đề ra đánh giá cho vay tiêu dùng tại chi nhánh (dựa vào các chỉ tiêu,thước đo đã đề ra)
- Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại BIDV Chinhánh Chương Dương trong thời gian tới
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:hoạt động cho vay tiêu dùng NHTM
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi BIDV Chinhánh Chương Dương
- Thời gian nghiên cứu: từ 2013 đến nay (06/2015)
4 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp.+ Phương pháp tổng hợp thống kê: được sử dụng để thu thập, tìm kiếm vàtổng hợp các số liệu cần thiết
+ Phương pháp phân tích: căn cứ trên nguồn thông tin và số liệu thu thậpđược, chọn lọc các chỉ tiêu để tiến hành phân tích đối tượng nghiên cứu
+ Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu qua các năm, sosánh chỉ tiêu của đối tượng với đối tượng khác, so sánh chỉ tiêu kế hoạch và thực tế từ
đó rút ra nhận định chung về sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh
Trang 24- Nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận văn:
+ Nguồn dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu được thu thập từ các báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh của Chi nhánh Chương Dương nói riêng và BIDV nói chung Bêncạnh đó, nguồn dữ liệu còn được thu thập từ các trang web của Bộ tài chính, …
+ Nguồn dữ liệu sơ cấp : Đây là nguồn dữ liệu được thu thập thông quaphiếu lấy ý kiến điều tra của cá nhân hiện đang có quan hệ với BIDV Chi nhánhChương Dương và ý kiến của các lãnh đạo Phòng Kế hoạch – Tổng hợp, PhòngKhách hàng Cá nhân, Phòng Giao dịch Khách hàng cá nhân là các phòng ban trựctiếp thực hiện nghiệp vụ có liên quan đến các hoạt động cho vay tiêu dùng Ngoài
ra, nguồn dữ liệu được sử dụng còn là kết quả khảo sát của 115 khách hàng vớiphương thức điều tra online qua bảng hỏi
5 Hạn chế của nghiên cứu
- Việc nghiên cứu chỉ áp dụng phạm vi tại Chi nhánh của BIDV Trong khi
đó, các chi nhánh chịu sự chỉ đạo chung từ chính sách, sản phẩm của Hội sở chính
Do vậy khi áp dụng và đề ra giải pháp có thể có những giải pháp chưa thực hiệnđược trong phạm vi chi nhánh
- Các thông tin về chính sách, lãi suất ưu đãi đối với khách hàng là thông tinbảo mật của Ngân hàng, do đó, việc trình bày về các cơ chế áp dụng riêng cho từngloại khách hàng cũng gặp khó khăn
6 Tên và kết cấu của chuyên đề
- Tên luận văn: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổphần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương
- Kết cấu chuyên đề ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu thamkhảo bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về mở rộng cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương
Chương 3: Đề xuất nhằm góp phần mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chương Dương
Trang 25CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về hoạt động cho vay của NHTM
1.1.1 Khái niệm về hoạt động cho vay của NHTM
Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sởhữu (NHTM) sang người sử dụng (người vay), sau một thời gian nhất định lại quay
về với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu
Theo Luật các TCTD năm 2010, cho vay là một hình thức cấp tíndụng theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để
sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận vớinguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Hoạt động cho vay có thể được phân loại theorất nhiều tiêu chí khác nhau như theo đối tượng khách hàng, thời hạn cho vay, mụcđích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, lãi suất cho vay
1.1.2 Các loại hình cho vay của ngân hàng thương mại.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tùy theo yêu cầu của khách hàng vàmục tiêu quản lý của NHTM mà có cách phân loại cho vay như sau:
1.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn, cho vay chia thành các loại sau đây:
Cho vay ngắn hạn: có thời hạn từ 12 tháng trở xuống
Cho vay trung hạn: có thời gian từ 1 năm đến 5 năm
Cho vay dài hạn: có thời hạn từ 5 năm trở lên
Thời hạn cho vay đó chính là thời hạn mà trong đó ngân hàng cam kết cấpcho khách hàng một khoản tiền và nó được xác định cụ thể ngày, tháng, năm Haythời hạn cho vay còn được hiểu là thời hạn được tính từ lúc đồng vốn đầu tiên củangân hàng được phát ra cho đến lúc đồng vốn và lãi cuối cùng phải thu về
1.1.2.2 Phân loại theo hình thức cho vay.
Căn cứ theo hình thức cho vay ta có các loại sau:
Trang 26 Thấu chi
Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay đượcchi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định vàtrong khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi
Cho vay trực tiếp từng lần
Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các kháchhàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mứcthấu chi Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủyếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng,tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sảnxuất kinh doanh
Cho vay theo hạn mức
Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hànghạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ Đó là số dưtối đa tại thời điểm tính
Cho vay trả góp
Cho vay trả góp là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép kháchhàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận Cho vay trả gópthường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cốđịnh hoặc hàng lâu bền Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp với khảnăng trả nợ (thường là từ khấu hao và thu nhập sau thuế của dự án, hoặc từ thu nhậphàng kỳ của người tiêu dùng)
1.1.2.3 Phân loại cho vay theo tài sản đảm bảo.
Nếu căn cứ vào tài sản đảm bảo thì ta có các loại hình cho vay sau đây:
Cho vay đảm bảo đó là sự cam kết của người nhận tín dụng về việc dùng tàisản đảm bảo thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàngtrong trường hợp không trả được nợ Trong trường hợp này khi khách hàng không trảđược nợ, hoặc vì sử dụng sai mục đích nguồn vốn vay dẫn đến không thanh toán đượcthì NH sẽ bán tài sản đi để thu hồi nguồn vốn
Trang 27Cho vay không có tài sản đảm bảo đó là loại hình cho vay mà khách hàng
có nhu cầu vay vốn với một hạn mức nhất định mà không cần tài sản đảm bảo Loạicho vay này thường được cấp cho các khách hàng có uy tín cao, những khách hàng
có mối quan hệ tốt và lâu dài đối với NH Họ có tình hình tài chính lành mạnh, cómối quan hệ lâu dài với các tổ chức tài chính Cũng có thể là các khoản vay thựchiên theo chỉ thị của Chính phủ, hay Chính phủ yêu cầu không cần tài sản đảm bảo
1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay trong nền kinh tế
1.1.3.1 Vai trò của hoạt động cho vay đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng
- Hoạt động cho vay của NHTM là hoạt động chủ yếu của NHTM, nó quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng trong nền kinh tế Hoạt động tíndụng mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho một NHTM
Trong nền kinh tế, NHTM đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế
xã hội, là trung gian chuyển vốn từ người có vốn tạm thời nhàn rỗi sang người thiếuvốn để đầu tư Đầu tiên, hoạt động của ngân hàng thương mại đã tập trung chủ yếuvào nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt về vốn của cácdoanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu tiêudùng cá nhân Cùng với sự phát triển của kinh tế, hoạt động tín dụng ngày càngđược phát triển một cách đa dạng với sự tham gia của nhiều chủ thể kinh tế, theo đóquan hệ tín dụng cũng được mở rộng cả về đối tượng và quy mô làm cho hoạt độngtín dụng ngân hàng càng đa dạng và phức tạp hơn
1.1.3.2 Vai trò của hoạt động cho vay trong nền kinh tế
Hoạt động cho vay của ngân hàng huy động các nguồn vốn tạm thời nhànrỗi trong tất cả các thành phần kinh tế để cho các doanh nghiệp, cá nhân vay, gópphần mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Sự có mặt của hoạt động cho vay của ngân hàng được coi như là một công cụ
để kết nối nhu cầu của người có vốn tạm thời nhàn rỗi và người thiếu vốn Lợi tức
đi vay và cho vay của ngân hàng luôn là công cụ điều chỉnh các quan hệ cung cầuvốn tín dụng Nhờ có ngân hàng mà vốn được vận động một cách liên tục, điều đóvừa làm tăng khả năng tích luỹ tư bản của các ngân hàng, vừa thúc đẩy quá trình
Trang 28tăng trưởng kinh tế nhờ vào nguồn thu từ việc cấp tín dụng của ngân hàng.
Hoạt động cho vay của ngân hàng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tếkém phát triển với các ngành kinh tế mũi nhọn
Trong nền kinh tế thường tồn tại các ngành có trạng thái phát triển đối lậpnhau, một số ngành do có điều kiện thuận lợi và cò lịch sử lâu dài có thể phát triểntốt với nhiều thế mạnh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngược lại một số ngành
do nhiều nguyên nhân khác nhau nên kém phát triển Trong chiến lược phát triểnkinh tế lâu dài của quốc gia, nhiều quốc gia đã thực hiện phân loại những ngànhkinh tế mũi nhọn và những ngành kinh tế kém phát triển để có kế hoạch đầu tưnhằm cân đối lại cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ Muốn thựchiện được kế hoạch đó cần phải có vốn Hoạt động cho vay của ngân hàng góp phầnđáp ứng điều đó
Hoạt động cho vay của ngân hàng tác động có hiệu quả tới sản xuất, thúcđẩy cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ, doanhnghiệp cần vốn đầu tư máy móc thiết bị và luôn phải đổi mới công nghệ Hoạt độngcho vay đáp ứng được yêu cầu đó với điều kiện phải hoàn trả cả vốn vay và lãi; nếu
vi phạm hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp phải chịu phạt như chịu lãi suất nợ quáhạn cao, mất quyền sử dụng tài sản thế chấp Do vậy, doanh nghiệp luôn phải nângcao hiệu quả sản xuất, cạnh tranh trên thị trường để kinh doanh có lãi, thu hồi vốnđầu tư trả nợ cho ngân hàng
Hoạt động cho vay của ngân hàng tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệkinh tế đối ngoại
Trong điều kiện hiện nay, các nước đều thực hiện nền kinh tế mở, nên nhucầu giao lưu kinh tế với các nước khác là rất cần thiết Hoạt động cho vay là mộtphương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau thông qua hoạt động đầu tư vốnxuyên quốc gia Ngoài ra, muốn thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu thì phải cóvốn và vốn tín dụng ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu này kịp thời Ngày nay, xuấtphát từ nhu cầu vốn để hỗ trợ xuất nhập khẩu nhiều ngân hàng đã và đang xúc tiến
Trang 29quá trình xây dựng các ngân hàng hỗ trợ xuất nhập khẩu
Hoạt động cho vay có một vai trò rất lớn, không chỉ đối với ngân hàng mà cònđối với xã hội Xã hội càng phát triển thì tín dụng ngân hàng càng trở nên cần thiết
1.2 Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM
1.2.1 Định nghĩa và đặc điểm của cho vay tiêu dùng
1.2.1.1 Định nghĩa cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là một trong nhiều loại hình cho vay của ngân hàngthương mại, cụ thể nếu xét theo tiêu chí mục đích sử dụng vốn thì cho vay tiêu dùng
là một hình thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu, mục đích tiêu dùng của kháchhàng vay hoặc gia đình của khách hàng vay; xét theo tiêu chí đối tượng khách hàngthì cho vay tiêu dùng là một hình thức cho vay đối với cá nhân
Cho vay tiêu dùng, theo cách hiểu phổ biến, được xem là một trong cácnghiệp vụ của ngân hàng, là mối quan hệ về nền kinh tế trong đó ngân hàng chuyểncho khách hàng quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) với những điều kiện mà haibên đã thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhấtđịnh nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ trang trải các nhucầu trong cuộc sống như: nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, dulịch, y tế… trước khi họ có khả năng chi trả
Tóm lại, cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay đối với cá nhân nhằm đáp ứngnhu cầu, mục đích tiêu dùng của khách hàng vay hoặc gia đình của khách hàng vay
1.2.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
Quy mô khoản vay tiêu dùng nhỏ nhưng số lượng khoản vay lớn: Quy mô các
khoản vay tiêu dùng thường nhỏ hơn so với các khoản vay nhằm mục đích sản xuấtkinh doanh, do cho vay tiêu dùng để phục vụ mục đích tiêu dùng mà giá cả các hànghóa, dịch vụ tiêu dùng thường không lớn (trừ bất động sản) Ngoài ra số lượng cáckhoản cho vay tiêu dùng lớn và ngày càng tăng do cho vay tiêu dùng là hình thứccho vay đối với cá nhân mà cuộc sống ngày càng phát triển, con người ngày càngphát sinh nhiều nhu cầu đối với các loại hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng khác nhau
Chi phí quản lý khoản vay tiêu dùng lớn:đối với mỗi khoản cho vay, NHTM
Trang 30đều phải bỏ chi phí để thẩm định, giải ngân, kiểm tra, giám sát khoản vay và thunợ… Vì quy mô một khoản cho vay tiêu dùng thường nhỏ hơn nhiều so với quy môkhoản cho vay sản xuất kinh doanh nên chi phí quản lý tính trên một đồng dư nợcho vay tiêu dùng thường lớn hơn so với cho vay sản xuất kinh doanh.
Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế: Cho
vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế Cụ thể, khi nền kinh tế tăngtrưởng, sản xuất mở rộng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập và mức sống của ngườidân được cải thiện, nhu cầu mua sắm hàng hóa dịch vụ tăng lên kéo theo nhu cầuvay tiêu dùng tăng, hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển Ngược lại khi nền kinh
tế suy thoái, sản xuất trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên làm cho thu nhập và mức sốngcủa người dân đi xuống, nhu cầu mua sắm hàng hóa dịch vụ giảm, kéo theo nhu cầuvay tiêu dùng giảm, hoạt động cho vay tiêu dùng bị thu hẹp Đặc điểm này của chovay tiêu dùng khác với cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay sản xuất kinh doanhluôn cần thiết cho dù nền kinh tế đang ở trạng thái nào Cụ thể, khi nền kinh tế tăngtrưởng các doanh nghiệp có nhu cầu vay để đầu tư mở rộng sản xuất, khi nền kinh
tế suy thoái các doanh nghiệp có nhu cầu vay để phục hồi sản xuất, duy trì sự tồn tạicủa doanh nghiệp
Cho vay tiêu dùng có mức độ rủi ro cao và khó kiểm soát: Khả năng hoàn trảvốn vay đối với các khoản cho vay tiêu dùng phụ thuộc lớn vào thu nhập củangười đi vay Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởngđến khả năng trả nợ của khách hàng: nhân tố khách quan như lũ lụt, hạn hánmất mùa, suy thoái kinh tế dẫn đến khả năng thu nhập giảm sút, tỷ lệ thấtnghiệp cao; nhân tố chủ quan có thể xuất phát từ tình trạng sức khỏe, khả nănglao động, tình trạng công việc, tư cách đạo đức của khách hàng… Vấn đề thẩmđịnh khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân cũng khó khăn hơn, khác vớithẩm định đối tượng khách hàng doanh nghiệp Cụ thể, đối với khách hàngdoanh nghiệp việc xác định thông tin tài chính sẽ dễ hơn nhờ có báo cáo tàichính, báo cáo kết quả kinh doanh, dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh
mà doanh nghiệp gửi lên ngân hàng để xin vay vốn Đối với khách hàng cá
Trang 31nhân, ngân hàng thường xác định khả năng trả nợ thông qua mức lương hiện tạicủa khách hàng, khó xác định và kiểm soát được các nguồn thu nhập khác Tuynhiên thu nhập của khách hàng cũng hoàn toàn có thể thay đổi do khách hàng
có thể đột ngột chuyển việc, thôi việc trong thời gian đi vay… Hoặc đôi khi để
có được khoản vay thì khách hàng có thể che giấu thông tin về tình hình sứckhỏe, công việc trong tương lai khiến ngân hàng đối mặt với rủi ro cao khi chovay tiêu dùng
Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn cho vay sản xuất kinh doanh:
ngân hàng xác định lãi suất cho vay dựa trên các yếu tố chính như chi phí huy độngvốn, chi phí quản lý và mức độ rủi ro của khách hàng Như đã phân tích ở trên chiphí quản lý và mức độ rủi ro của cho vay tiêu dùng thường cao hơn cho vay sảnxuất kinh doanh, do đó dẫn đến lãi suất cho vay tiêu dùng cũng thường cao hơn
Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là một trong những hoạt động tín dụng có rủi ro lớn củaNHTM Đối tượng CVTD là các cá nhân, hộ gia đình và nguồn trả nợ chủ yếu lànguồn thu nhập hàng tháng, có thể biến động tùy theo tình trạng công việc và sứckhỏe của mỗi cá nhân Hình thức cho vay này có thể xảy ra các trường hợp bất ngờnhư khách hàng bị ốm, bệnh tật hay mất việc làm hoặc chết bất ngờ, ngân hàng sẽkhó khăn trong việc thu hồi nợ, đặc biệt là đối với các khoản vay dài hạn
Thêm vào đó, việc chứng minh tài chính của khách hàng cá nhân thường gặpnhiều khó khăn do chủ yếu dựa vào tiền lương, sự suy đoán chứ không đưa ra đượcbằng chứng cụ thể, chính xác Do đó, việc thẩm định và quyết định cho vay đối vớicác khoản vay tiêu dùng của NHTM gặp nhiều khó khăn
Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng
CVTD là một trong những khoản mục góp phần đem lại lợi nhuận cho ngânhàng Các khoản CVTD có chi phí cao nên lãi suất cũng thường cao hơn, đủ bù đắpđược những khoản chi phí và mang lại lợi nhuận cho NH Lãi suất CVTD là mộttrong những lãi suất hấp dẫn trên thị trường tài chính do đặc điểm của loại lãi suất
Trang 32này là theo cơ chế thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
Ngân hàng có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định mức lãisuất thực tế đối với cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng Song phần lớn lãi suất đượcxác định dựa trên lãi suất cơ bản cộng phần lợi nhuận cận biên và phần bù đắp rủi
ro, có thể đưa ra công thức tính tổng quát như sau:
Lãi suất cho
vay tiêu dùng =
Chi phíhuy độngvốn
+
Rủi rotổn thất
dự kiến
+
Phần bù kỳhạn với cáckhoản chovay dài hạn
+ Lợi nhuậncận biên
Hiện nay, mỗi ngân hàng thương mại có những phương pháp tính lãi riêng, songnhìn chung, tập trung vào những phương pháp như: Phương pháp lãi đơn, phương pháplãi gộp, phương pháp tỷ lệ chiết khấu, phương pháp lãi suất biến đổi…
1.2.2 Phân loại cho vay tiêu dùng
Để thu hút và đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của khách hàng, cho vay tiêudùng đã có nhiều thay đổi và phát triển Cụ thể, các ngân hàng thương mại đã pháttriển rất nhiều loại hình cho vay tiêu dùng khác nhau được phân chia theo các tiêuthức khác nhau như sau:
a Căn cứ vào mục đích vay
- Cho vay tiêu dùng cư trú (Residential Mortgage Loan): là hình thức cho
vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của khách hàng
là cá nhân hoặc hộ gia đình
- Cho vay tiêu dùng phi cư trú (Nonresidential Loan): là hình thức cho vay
nhằm tài trợ cho nhu cầu trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chiphí học hành, y tế, giải trí …
b Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay
- Cho vay tiêu dùng có đảm bảo: là hình thức cho vay tiêu dùng có sự cam
kết của khách hàng đi vay về việc dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, tài sảnhình thành từ vốn vay để thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng hoặc có sựbảo lãnh của bên thứ ba về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp
Trang 33khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng Trong hoạt động của mình kháchhàng luôn đối mặt với những rủi ro không lường trước có thể dẫn đến mất khả năngtrả nợ cho ngân hàng, chính vì thế sự có mặt của tài sản đảm bảo sẽ là nguồn trả nợthứ hai, giảm tổn thất cho ngân hàng.
- Cho vay tiêu dùng không có đảm bảo: là hình thức cho vay tiêu dùng không
có sự xuất hiện của tài sản bảo đảm, việc quyết định cho vay chỉ dựa vào uy tín củakhách hàng đi vay Trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngânhàng sẽ không có nguồn thu nào khác để bù đắp, giảm tổn thất mất vốn
c Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là hình thức cho vay tiêu dùng trong đóngân hàng và khách hàng đi vay sẽ trực tiếp gặp nhau để tiến hành đàm phán, ký kếthợp đồng cho vay; sau khi hoàn thành việc ký kết hợp đồng thì khách hàng sẽ nhậntiền vay trực tiếp từ ngân hàng hoặc số tiền đi vay sẽ được chuyển luôn vào tàikhoản của doanh nghiệp mà họ sẽ mua hàng hóa, dịch vụ Cho vay tiêu dùng trựctiếp thường được thực hiện theo quá trình như sau:
(3)
(1) (5) (2) (4)
KHÁCH HÀNG ĐI VAY – NGƯỜI TIÊU DÙNG
DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NGÂN HÀNG
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp
Nguồn: Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản giao thông vận tải
(1) Ngân hàng và khách hàng đi vay (người tiêu dùng) ký hợp đồng cho vay(2) Người tiêu dùng trả trước một phần tiền mua hàng cho doanh nghiệp bánlẻ
(3) Ngân hàng thanh toán số tiền còn lại cho doanh nghiệp bán lẻ
Trang 34(4) Doanh nghiệp bán lẻ giao hàng hoá cho người tiêu dùng.
(5) Người tiêu dùng thực hiện thanh toán nợ cho ngân hàng theo từng kỳ hạn
Chất lượng tín dụng của những khoản cho vay tiêu dùng trực tiếpthường cao hơn so với cho vay tiêu dùng gián tiếp do ngân hàng trực tiếp tiếp xúcvới khách hàng nên các cán bộ tín dụng có trình độ, kiến thức, kinh nghiệm chuyênmôn sẽ thực hiện thẩm định khách hàng tốt hơn Ngoài ra, thông qua việc tiếp xúctrực tiếp với số lượng lớn khách hàng cá nhân, ngân hàng có điều kiện giới thiệu vàcung cấp các sản phẩm dịch vụ khác dành cho cá nhân như dịch vụ thẻ, thanh toántiền điện, nước, điện thoại,…
- Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là hình thức cho vay tiêu dùng trong đóngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những doanh nghiệp bán lẻ đã bán chịuhàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng Đối với hình thức cho vay này ngân hàngthực hiện cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ mà không trựctiếp tiếp xúc gặp gỡ khách hàng Cho vay tiêu dùng gián tiếp thường được thực hiệntheo quá trình như sau:
(1) (4) (5)
(6) (2)
(3)
DOANH NGHIỆP BÁN LẺ
KHÁCH HÀNG ĐI VAY – NGƯỜI TIÊU DÙNG NGÂN HÀNG
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp
Nguồn: Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản giao thông vận tải
(1) Ngân hàng ký hợp đồng với doanh nghiệp bán lẻ về việc mua các khoản
nợ phát sinh do doanh nghiệp bản lẻ đã bán chịu hành hóa, dịch vụ cho người tiêudùng
(2) Doanh nghiệp bán lẻ ký hợp đồng bán trả chậm với người tiêu dùng.(3) Doanh nghiệp bán lẻ giao hàng hóa cho người tiêu dùng
Trang 35(4) Doanh nghiệp bán lẻ bán bộ chứng từ bán trả chậm cho ngân hàng
(5) Ngân hàng thanh toán tiền cho doanh nghiệp bán lẻ
(6) Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng
Thông qua hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp các ngân hàng nhanhchóng mở rộng doanh số cho vay tiêu dùng, đồng thời cũng cắt giảm được chi phíquảng cáo tới nhiều khách hàng cá nhân, giảm thời gian tìm kiếm, thẩm định kháchhàng Do ngân hàng làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp bán lẻ nên sẽ có cơ hội
để mở rộng quan hệ với khách hàng doanh nghiệp, tăng khả năng mở rộng và pháttriển các sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp
Tuy nhiên, khi thực hiện cho vay tiêu dùng gián tiếp thì ngân hàngkhông tiếp xúc trực tiếp với khách hàng đi vay mà thông qua doanh nghiệp đãbán chịu hàng hoá, dịch vụ; ngân hàng khó kiểm soát được các khoản cho vaytrong cả giai đoạn trước, trong và sau khi giải ngân vốn do đó các khoản chovay này thường có mức rủi ro cao hơn so với các khoản cho vay trực tiếp.Nhằm hạn chế rủi ro của hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp, các ngân hàngthường mua lại các khoản nợ từ doanh nghiệp bán lẻ với hình thức có truy đòitoàn bộ hoặc một phần từ các doanh nghiệp bán lẻ trong trường hợp người tiêudùng không trả được nợ cho ngân hàng
d Căn cứ và thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay là khoảng thời gianđược tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc
và lãi vay như đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Cụ thể căn cứ theo thờihạn cho vay thì cho vay tiêu dùng được phân chia thành 3 loại như sau:
- Cho vay tiêu dùng ngắn hạn: là những khoản cho vay tiêu dùng cóthời hạn cho vay từ 12 tháng trở xuống, thường để tài trợ cho các nhu cầu vốn tiêudùng trong ngắn hạn, giá trị khoản vay nhỏ như mua sắm các đồ dùng trong giađình, mua điện thoại, xe máy…
- Cho vay tiêu dùng trung hạn: là những khoản cho vay tiêu dùng cóthời hạn cho vay từ trên 1 năm đến 5 năm, thường để tài trợ cho các nhu cầu vốnnhư cho vay mua ô tô, sửa chữa nhà ở
Trang 36- Cho vay tiêu dùng dài hạn: là những khoản cho vay tiêu dùng có thờihạn cho vay trên 5 năm, thường để tài trợ cho các nhu cầu vốn tiêu dùng trong dàihạn, giá trị khoản vay lớn như mua nhà ở.
e Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ
- Cho vay tiêu dùng phi trả góp: là hình thức cho vay tiêu dùng trong
đó số tiền cho vay được khách hàng đi vay thanh toán cho ngân hàng một lần duynhất khi khoản vay đến hạn Các khoản cho vay tiêu dùng phi trả góp thường chỉđược cấp đối với các nhu cầu vay với giá trị khoản vay nhỏ, thời hạn vay không dài( thường dưới 1 năm), đối tượng khách hàng có thu nhập khá cao
- Cho vay tiêu dùng trả góp: là hình thức cho vay tiêu dùng trong đókhách hàng đi vay trả nợ gốc hoặc nợ gốc và lãi cho ngân hàng với một số tiền nhưnhau vào mỗi kỳ trả nợ, kỳ trả nợ có thể là hàng tháng, quý hoặc nửa năm Hìnhthức cho vay này thường áp dụng cho những khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhậpđịnh kỳ của khách hàng đi vay không đủ khả năng thanh toán hết giá trị khoản vaytrong một lần Đây là hình thức cho vay giúp cho khách hàng đi vay không bị áp lựcquá lớn về việc trả nợ vào cuối kỳ như hình thức cho vay tiêu dùng phi trả góp.Hiện nay, hình thức cho vay tiêu dùng trả góp cũng là hình thức cho vay chủ yếucủa các ngân hàng thương mại
- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: là hình thức cho vay tiêu dùng màngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng được duy trì trong mộtkhoảng thời gian nhất định, khách hàng có quyền vay và trả nhiều lần, không
có kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳ khả năng tài chính của mình khách hàng có thể trả
nợ bất cứ lúc nào miễn là không vượt quá hạn mức tín dụng của mình Loạihình cho vay này dễ áp dụng và thuận tiện cho khách hàng trong việc chủ động
sử dụng nguồn tiền linh hoạt, thông thường đây là những khoản cho vay giá trịnhỏ và dòng tiền của khách hàng ra vào thường xuyên Hiện nay, khi đời sốngcủa người dân ngày càng được nâng cao thì một loại hình cho vay tiêu dùngtuần hoàn là cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
Trang 37của cá nhân ngày càng trở nên phổ biến, theo đó với một hạn mức được cấpkhách hàng có thể rút vượt số dư trên tài khoản của mình
1.2.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng
1.2.3.1 Đối với nền kinh tế
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển và hiện đại, CVTD giúp các cá nhân và
hộ gia đình được hưởng các tiện ích của hàng hóa và dịch vụ trước khi họ có đủ khảnăng thanh toán
CVTD được dùng để tài trợ cho các hoạt động chi tiêu về hàng hóa và dịch vụtrong nước, do đó, có tác dụng trong việc kích cầu, kích thích nền kinh tế tăngtrưởng Nhờ CVTD mà các doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụhàng hóa, ngânhàng rút ngắn khoảng thời gian lưu thông, tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng Từ
đó, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, CVTD còn giải quyết cácvấn đề xã hội như thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống
xã hội…
1.2.3.2 Đối với ngân hàng thương mại
Ngoài những nhược điểm chính là rủi ro và chi phí cao, CVTD có những lợiích đối với NHTM như sau:
Bằng việc nâng cao và mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm, nâng caochất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng, số lượng khách hàng đến với ngân hàng sẽngày càng tăng và hình ảnh uy tín của ngân hàng sẽ được lưu giữ trong niềm tin củakhách hàng CVTD giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các NHTM vàcác TCTD khác, thu hút được đối tượng khách hàng mới, từ đó mà mở rộng quan hệvới khách hàng CVTD vì thế trở thành công cụ marketing hiệu quả cho ngân hàngtới khách hàng Ngân hàng từ đó huy động được nhiều nguồn tiền nhàn rỗi trongdân cư hơn, tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hóa quy mô hoạt động, nâng cao thunhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng
1.2.3.3 Đối với người tiêu dùng
Nhờ có vai trò tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ được hưởng những dịch vụ sốngtốt hơn trước khi tích lũy đủ tiền và đặc biệt là nó rất cần cho các trường hợp độtxuất cần chi tiêu đến tiền như giáo dục, y tế Tuy nhiên, người tiêu dùng cần tính
Trang 38toán để việc chi tiêu được hợp lý, không vượt quá mức cho phép và đảm bảo khảnăng chi trả.
1.3 Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
1.3.1 Quan điểm về mở rộng cho vay tiêu dùng
Theo Từ điển Tiếng Việt năm 1994 của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Trungtâm từ điển học Hà Nội- Việt Nam, “Mở rộng là hoạt động tăng thêm về quy mô”
Theo quan điểm của tác giả, mở rộng cho vay tiêu dùng là sự tăng thêm vềquy mô, dư nợ và số lượng các khoản cho vay tiêu dùng trong suốt một thời kỳ nhấtđịnh, là sự tăng tỷ trọng CVTD trong cơ cấu dư nợ cho vay nhằm đáp ứng tốt nhucầu chính đáng của người đi vay trên cơ sở đảm bảo tính an toàn và khả năng sinhlời của NHTM
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM
Xuất phát từ quan điểm nêu trên, các chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng chovay tiêu dùng của NHTM được chia thành 3 nhóm chính như sau:
1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô
a Chỉ tiêu về số lượng và số lượt khách hàng đến giao dịch với ngân hàng
Để mở rộng hoạt động CVTD các NHTM thường sẽ đưa ra các chính sách chovay với lãi suất ưu đãi hoặc các loại hình khuyến mãi đi kèm nhằm thu hút khách hàng
sử dụng dịch vụ của ngân hàng Khi ngân hàng thực hiện tốt công việc quảng bá này sẽtăng số lượng khách hàng đến giao dịch và sử dụng sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng
Số lượng khách hàng vay tiêu dùng
Là tổng số khách hàng đến thực hiện giao dịch với ngân hàng Số lượng kháchhàng thể hiện ở các khoản vay tiêu dùng mà ngân hàng đã thực hiện giải ngân cho
KH Để đo lường xem hoạt động CVTD có gia tăng qua các năm không ta sử dụnghai chỉ tiêu phản ánh là sự tăng trưởng khách hàng tuyệt đối và sự tăng trưởngkhách hàng tương đối
* Sự tăng trưởng tuyệt đối:
Trong đó: N: mức tăng giảm số lượng khách hàng
Trang 39: số lượng khách hàng năm t : số lượng khách hàng năm t - 1
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho phép ngân hàng đánh giá việc mở rộng quy mô và sốlượt khách hàng tại ngân hàng Đây là sự so sánh số lượt khách hàng năm trước vànăm nay
* Sự tăng trưởng tương đối
Giá trị tăng trưởng KH tương đối = * 100%
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho phép ngân hàng đánh giá được mức tăng trưởng về
số khách hàng đến giao dịch với ngân hàng năm nay so với năm trước đó tăngbao nhiêu phần trăm
Đây là chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá mức độ mở rộng cho vay tiêu dùng Ngoài
ra cũng có thể xem xét đến 2 chỉ tiêu sau đây:
Số lượt khách hàng đến giao dịch với ngân hàng
Là số lần khách hàng đến giao dịch với ngân hàng trong một năm Chỉ tiêu nàythể hiện ở số lần khách hàng đến thực hiện vay tiêu dùng với ngân hàng Khi số lượtkhách hàng tăng lên thì thể hiện hoạt động tiêu dùng của ngân hàng được mở rộng,đồng thời cũng chứng minh được sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàngtrong thời kỳ nhất định
b Chỉ tiêu về doanh số cho vay và dư nợ cho vay tiêu dùng
Doanh số cho vay tiêu dùng
Là tổng số tiền mà NH dùng cho vay tiêu dùng trong một thời kỳ nhất địnhnếu trong năm nay doanh số CVTD của ngân hàng lớn, cao hơn so với năm ngoáithì điều đó cho thấy hoạt động CVTD của ngân hàng đã được mở rộng và có sựtăng trưởng so với thời kỳ trước Ta sử dụng hai chỉ tiêu để thể hiện mức độ tăngdoanh số CVTD tuyệt đối và tương đối
* Tăng trưởng doanh số CVTD tuyệt đối
Trang 40Trong đó:
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết doanh số năm nay tăng so với năm trước con
số tuyệt đối là bao nhiêu Khi chỉ tiêu này lớn hơn không thì chứng tỏ ngân hàng đãcấp tín dụng cho vay tiêu dùng tăng Ngân hàng đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêudùng của KH, thể hiện hoạt động CVTD của NH được mở rộng về số lượng
* Tăng trưởng doanh số CVTD tương đối
Giá trị tăng trưởng doanh số tương đối = * 100%
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho phép ngân hàng xác định được doanh số CVTDnăm nay tăng bao nhiêu phần trăm so với năm trước Nó được tính bằng tỷ lệ (tínhtheo phần trăm) giá trị tăng trưởng doanh số CVTD tuyệt đối với tổng doanh sốCVTD năm trước đó
Dư nợ cho vay tiêu dùng
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền mà KH còn nợ ngân hàng tại một thời điểmnhất định, nên đây là con số thời điểm Căn cứ vào mức dư nợ và tỷ lệ dư nợCVTD là có thể đánh giá được ngân hàng có mở rộng được hoạt động CVTDhay không Khi ngân hàng mở rộng CVTD thì dư nợ tín dụng thường tăng cao Đểđánh giá chính xác hơn chỉ tiêu này thì cần phải kết hợp với chỉ tiêu doanh số chovay của ngân hàng
Dư nợ CVTD = Dư nợ CVTD
năm t-1
+ Doanh sốCVTD năm t
- Doanh số thu nợ
năm t-1
* Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay của NHTM
Tỷ trọng dư nợ CVTD = * 100%