1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án Quá trình phosphat hóa

30 505 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Động học của quá trình tạo lớp phủ Sự hình thành lớp phủ phosphat hóa trên bề mặt kim loại không chỉ phụ thuộc vào yếu tố động lực học mà còn chịu sự chi phối của các yếu tố động học n

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN 3

1.1 LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUÁ TRÌNH PHOSPHAT HÓA 4

1.2 CƠ CHẾ HÌNH THÀNH LỚP PHỦ 4

1.2.1 Cân bằng trong dung dịch phosphat hóa 5

1.2.2 Động học của quá trình tạo lớp phủ 5

1.2.3 Tính chất lớp phủ phosphat: 8

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và tính chất của lớp phủ phosphat hóa: 10

1.2.5 Lớp phủ làm nền cho sơn: 15

1.2.6 Xu hướng phát triển của công nghệ phosphat hóa: 17

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 20

2.1 HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 20

2.1.1 Hóa chất 20

2.1.2 Thiết bị 20

2.2 THỰC NGHIỆM 20

2.2.1 Quy trình phosphat 20

2.2.2 Các phương pháp xác định cấu trúc và tính chất của màng phủ 21

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24

3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ THỜI GIAN ĐẾN QUÁ TRÌNH PHOSPHAT 24

3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN DUNG DỊCH 25

KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 30

Trang 2

Các phương pháp phòng chống ăn mòn rất nhiều và đa dạng Những phương pháp này có thể như:

- Thay đổi về kim loại bằng hợp kim

- Thay đổi điều kiện của môi trường bằng cách sử dụng chất ức chế

- Sử dụng các lớp màng phủ để bảo vệ bề mặt kim loại

- Trong phạm vi nghiên cứu, đồ án tập trung vào việc nghiên cứu phương pháp

sử dụng lớp màng phủ- mà ở đây cụ thể là màng phủ phosphat

Trang 3

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

trong công nghiệp để xử lý bề mặt kim loại, được coi là một trong những phương pháp chuẩn bị bề mặt kim loại tốt nhất trước khi sơn phủ hoặc nhúng dầu mỡ nhằm bảo vệ các chi tiết kim loại đen

Màng phosphat hoá chuyển hoá bề mặt kim loại thành một lớp bề mặt mới không còn tính dẫn điện và tính kim loại, có khả năng chống ăn mòn Nhờ các tính chất đó người ta tạo ra công nghệ phosphat hoá để sử dụng trong các nhà máy xử lý bề mặt kim loại

Mục đích

Tác dụng

Tác dụng phổ biến nhất của nó trong thực tiễn là nhằm kéo dài tuổi thọ màng sơn

màng có nhiều lỗ xốp bám rất chắc với nền kim loại Lớp này lại “thấm” sơn và như thế tạo thành lớp phủ đặc chắc gắn rất tốt với nền

Trong trường hợp này chức năng của màng phốtphát hoá là:

Khi sử dụng màng phốtphát hóa làm lớp nền cho chất dẻo thì màng phốt phát hóa

có tính năng và cơ chế tương tự như trên

Ứng dụng

Ở các nước công nghiệp phát triển việc xử lý bề mặt trước khi sơn phủ là việc làm theo tiêu chuẩn bắt buộc để tăng cường độ bám của màng sơn cũng như tăng cường khả năng bảo vệ của màng trong điều kiện khí quyển

Trang 4

Trong công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất là màng phốtphát hoá của các kim loại nặng như kẽm, sắt, măng gan Các chế phẩm để xử lý bề mặt đều ở dạng thương phẩm rất thuận tiện cho người sử dụng

1.1 LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUÁ TRÌNH PHOSPHAT HÓA

STT Năm Tiến bộ được thực hiện / quá trình phát triển

gian quy trình

phủ

dựa trên công nghệ bề mặt

1.2 CƠ CHẾ HÌNH THÀNH LỚP PHỦ

Dung dịch phosphat hóa thường được sử dụng trong công nghiệp là cá dung dịch loãng của: kẽm phosphat, mangan phosphat, kẽm- sắt phosphat… Kim loại nền thường được sử dụng là sắt, thép hay thép tráng kẽm

Trong quá trình phosphat hóa bề mặt kim loại được tiếp xúc trực tiếp với dung dịch phosphat hóa Tại lớp dung dịch ngay sát lớp bề mặt kim loại sẽ xảy ra phản ứng

Trang 5

phủ phụ thuộc vào phản ứng này cũng như qua trình trao đổi giữa lớp bề mặt kim loại với toàn khối dung dịch phosphat hóa

1.2.1 Cân bằng trong dung dịch phosphat hóa

Sự hình thành lớp phủ phụ thuộc vào cân bằng giữa muối dihidro photsphat tan và phosphat không tan trong dung dịch phosphat hóa

Trong dung dịch phosphat hóa tồn tại các cân bằng sau

1.2.2 Động học của quá trình tạo lớp phủ

Sự hình thành lớp phủ phosphat hóa trên bề mặt kim loại không chỉ phụ thuộc vào yếu tố động lực học mà còn chịu sự chi phối của các yếu tố động học như tốc độ hòa tan kim loại nền, tốc độ tạo mầm tinh thể, tốc độ phát triển tinh thể, tốc độ khuếch tán các ion trong dung dịch

Khi phản ứng trung hòa trên bề mặt kim loại xảy ra, nông độ axit tại lớp dung dịch sát bề mặt kim loại giảm tạo nên lớp dung dịch quá bão hòa các phosphat kim loại ít tan Tuy nhiên quá trình tạo phosphat trên bề mặt kim loại chỉ xảy ra khi có đủ số lượng mầm tinh thể kết tinh ở lớp tiếp xúc giữa kim loại và dung dịch Trong quá trình kết tủa, lớp tinh thể phosphat phát triển theo trật tự xác định bởi bề mặt kim loại

Trang 6

Quá trình hình thành lớp phủ chia làm 4 giai đoạn

- Giai đoạn ủ mầm

- Giai đoạn phát triển mầm

- Giai đoạn tăng nhanh khối lượng màng

- Giai đoạn kết thúc quá trình tạo màng

Trong giai đoạn đầu, quá trình hòa tan kim loại diễn ra, pH dung dịch tăng dần đến điểm trung hòa, nồng độ của các phần tử tạo lớp phủ ở lớp dung dịch sát bề mặt bề mặt kim loại dần dần trở nên quá bão hòa Ngay khi trạng thái quá bão hòa giả bền bị phá

vớ, quá trình hình thành mầm tinh thể được phát triển, giai đoạn kết tinh thứ hai xảy

ra Lúc này quá trình hòa tan kim loại và phát triển tinh thể xả ra song song với nhau Khối lượng lớp phủ được tăng nhanh Tùy theo từng điều kiện cụ thể quá trình này có thể nhanh chóng dừng lại hay được tiếp tục trong một khoảng thời gian nữa Sau đó, quá trình tạo lớp phủ sẽ chậm dần và chấm dứt khi bề mặt của kim loại được che phủ bởi lớp tinh thể làm cho phản ứng hòa tan không thể xảy ra

Thuyết điện hóa về quá trình hình thành lớp phủ:

Quá trình phosphat hóa có thể được coi là một quá trình điện hóa Khi tiến hành phosphat hóa bề mặt kim loại, giai đoạn đầu là giai đoạn hòa tan anod theo phương trình phản ứng:

dung dịch ngoài vào cũng như quá trình khuếch tán của ion kim loại từ lớp dung dịch

phosphat kim loại trên bề mặt của các vùng cathod (Lý thuyết này được kiểm định thông qua quá trình kiểm định hóa bề mặt kim loại trong quá trình phosphat hóa bằng

Trang 7

sự phân cực anod làm tăng lượng kim loại hòa tan nhưng không làm tăng tốc độ hình thành lớp phủ)

Quá trình hình thành lớp phủ phosphat được thể hiện qua sơ đồ sau:

Phản ứng điện cực cần thiết cho sự tạo thành lớp phủ sẽ chậm dần khi lớp phủ phát

cathod và quá trình hòa tan kim loại anod Nói cách khác, quá trình hình thành lớp phủ phosphat hóa là quá trình hòa tan kim loại tại anod Nói cách khác, quá trình hình thành lớp phủ phosphat hóa là quá trình tự thụ động hóa bề mặt kim loại Quá trình này thể hiện qua việc dịch chuyển thể hiện cực dần về phía anod trong quá trình phosphat hóa.Sự thay đổi thế này tuân theo phương trình tự thụ động của Muller và Konopiky

𝐸𝑡−𝐸𝑠

là thể ổn định sau cùng khi hoàn thành quá trình phosphat M và N là hằng số Sự khác

phosphat khi hoàn chỉnh vẫn có độ xốp lớn hơn nhiều so với các lớp phủ thụ động khác

Sự biến đổi thế điện cực của thép nền trong quá trình phosphat hóa được Ghali và Potvin mô tả qua sơ đồ:

Trang 8

Theo sơ đồ này thì bề mặt thép sẽ bị thụ động hóa dần dần cùng với sự phát triển của lớp phủ phosphat hóa Theo Ghali và Potvin thì quá trình phát triển màng phosphat trải qua 4 giai đoạn:

- Sự tấn công điện hóa trên bề mặt thép

- Tạo kết tủa vô định hình

- Kết tinh và phát triển tinh thể

- Sắp xếp lại tinh thể

1.2.3 Tính chất lớp phủ phosphat:

1.2.3.1 Cơ chế bám dính của lớp phủ trên kim loại nền:

Sự bám dính của lớp phủ phosphat trên bề mặt kim loại nền được giải thích là do sự xâm nhập và đan xen của các tinh thể phosphat vào các phần gồ ghề của sự bề mặt kim loại Hình mô tả sự tiếp xúc của lớp phủ với nền sắt

Trang 9

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy cấu trúc bề mặt kim loại nền và sự định hướng phát triển tinh thể phosphat theo cấu trúc kim loại nền đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bám dính của lớp phủ phosphat Sự phát triển của các tinh thể “khách” được định hướng bởi các tinh thể “chủ” sao cho các bề mặt tinh thể của hai mạng chủ và khách song song với nhau tại bề mặt tiếp xúc Đối với sắt thép, bề mặt định hướng là mặt của α-Fe Khi thép được xử lý bằng phương pháp cán thì bề mặt này gần như song song với bề mặt kim loại Đối với kẽm, mặt định hướng là song song với bề mặt kim loại

Độ lệch giữa mạng chủ và mạng khách cho thấy rằng có sự tồn tại một số vị trí khuyết giữa hai bề mặt, tại đó sự gắn kết giữa lớp phủ và kim loại nền giảm

1.2.3.2 Tính chất vật lý:

Lớp phủ phosphat gồm các tinh thể ở nhiều dạng khác nhau, có kích thước khác nhau và định hướng khác nhau.Kích thước tinh thể dao động từ 1μm đối với lớp phủ mỏng cho đến 80-100 μm đối với lớp phủ dày

Đa số lớp phủ phosphat đều xốp, tổng diện tích lỗ xốp chiếm từ 0.1 đến 1% diện tích lớp phủ

Tùy theo thành phần dung dịch phosphat hóa, và điều kiện phosphat hóa, lớp phủ

thuộc vào độ xốp và thành phần lớp phủ

Lớp phủ phosphat có màu từ xám nhạt đến đen.Lớp phủ kẽm phosphat kẽm có màu nhạt nhất Khi có mặt các kim loại khác như Fe, Ni, Mn lớp phủ sẽ trở nên đậm hơn

Sự khác biệt về màu sắc của các đơn tinh thể so với lớp phủ là do sự khác nhau

về kích thước tinh thể trong các lớp phủ, các tạp chất (ví dụ như Cacbon) có trong lớp phủ, cũng như do màu sắc và khả năng phản xạ của kim loại nền

Ω/cm Lớp phủ phosphat kẽm trên bề mặt thép có điện thế đánh thủng trong khoảng 30 V/μm Các giá trị này cho thấy lớp phủ phosphat thuộc loại vật liệu cách điện tốt

1.2.3.3 Độ bền của lớp phủ:

Do có thành phần chủ yếu là các phosphat kim loại ngậm nước nên lớp phủ phosphate bị phân hủy ở nhiệt độ cao Độ bền nhiệt của các lớp phủ phosphate tăng

Trang 10

dần theo thứ tự sau: lớp phủ giàu Hopeite, lớp phủ giàu phosphophyllite, lớp phủ phosphophyllite có mặt Mn hoặc Ni

Độ bền của các tinh thể hydrat phosphate ngậm nước phụ thuộc nhiều vào áp suất riêng phần trên bề mặt lớp phủ Do đó độ bền nhiệt của lớp phủ phosphate sẽ tăng lên khi trên bề mặt lớp phủ có một lớp dầu hoặc sơn bảo vệ

Lớp phủ phosphate kẽm dễ tan dưới tác dụng của dung dịch kiềm, axit, chất tạo phức

Lớp phủ giàu phosphophyllite có độ tan trong kiềm nhỏ hơn nhiều so với lớp phủ giàu hopeite Mangan phosphate và nickel phosphate không bị hòa tan trong dung dịch kiềm

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và tính chất của lớp phủ phosphat hóa:

Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và tính chất của lớp phủ phosphat thành hai nhóm chính:

Nhóm yếu tố nhiệt động học: ảnh hưởng đến quá trình cân bằng trong dung dịch khi quá trình phosphat hóa xảy ra bao gồm: Thành phần dung dịch phosphate hóa, bản chất kim loại nền,…

Nhóm yếu tố động học: ảnh hưởng đến tốc độ hình thành lớp phủ bao gồm: sự khuếch tán trong dung dịch, các quá trình xử lý bề mặt kim loại, các chất gia tốc và các chất ức chế

1.2.4.1 Bản chất kim loại nền:

Kim loại bền chỉ có thể được phosphate hóa khi thỏa mãn các điều kiện:

thành mầm tinh thể

hình thành và phát triển của tinh thể phosphate

Trang 11

Các kim loại như sắt, kẽm, cadimi, nhôm và magiee thỏa mãn các yêu cầu trên Trong số đó sắt tráng kẽm và các hợp kim của sắt là đối tượng quan trong nhất của công nghiệp phosphat hóa

Đối với thép, tất cả các loại thép không chứa hợp kim hoặc có thành phần hợp kim (loại trừ C) nhỏ hơn 5% đều có thể được phosphat hóa

Tất cả các vật liệu chứa kẽm như thép mạ kẽm, hợp kim kẽm với một lượng nhỏ đồng hoặc titan đều có thể được phosphat hóa

Việc phosphat hóa nhôm gặp nhiều khó khăn do tốc độ hòa tan nhôm vào dung dịch khá chậm Tốc độ hòa tan chỉ được cải thiện khi trong dung dịch phosphat hóa có thêm

phosphat

1.2.4.2 Thành phần của dung dịch phosphat hóa:

1.2.4.2.1 Độ axit của dung dịch phosphat hóa:

Phản ứng hòa tan kim loại trong quá trình phosphat hóa không chỉ là bước khởi đầu cho sự tạo thành lớp phủ mà còn quyết định đến tính chất của lớp phủ Quá trình tấn công của axit tạo ra trên bề mặt kim loại sạch khỏi các tạp chất như bụi đất, dầu mỡ và

gỉ sét, đồng thời làm nhám bề mặt kim loại giúp cho lớp phủ chắc hơn

Khả năng và tốc độ hòa tan kim loại của dung dịch phosphat hóa phụ thuộc nhiều vào độ axit tự do của dung dịch phosphat hóa, độ axit tự do càng cao thì kim loại nền càng tan nhiều, thời gian cần thiết để trung hòa lớp dung dịch sát bề mặt kim loại càng dài

Bên cạnh đó axit tự do, nồng độ axit tổng cộng trong dung dịch có vai trờ quyết định đến khả năng tạo tinh thể phosphate Nồng độ axit tổng cộng càng cao, trạng thái dung dịch quá bão hòa càng dễ đạt tới, tinh thể phosphat càng dễ tạo thành

Trong thực tế giá trị độ axit tự do và độ axit tổng cộng biến thiên trong một phạm vi rất rộng tùy theo điều kiện phosphat hóa cụ thể Axit tự do trong khoảng 1,0 đến 10,0; axit tổng cộng trong khoảng 10,0 đến 40,0

Trang 12

1.2.4.2.2 Chất gia tốc:

Trong thực tế, quá trình tấn công của dung dịch phosphat hóa lên bề mặt kim loại thường bị chậm do quá trình phân cực gây ra bởi sự hình thành các bọt khí hidro tại các vùng catot Để khắc phục hiện tượng này, ngoài việc sử dụng các biện pháp như tăng khả năng khuếch tán, tiền xử lý kim loại với các dung dịch như muối titan phosphat, dung dịch phosphat hóa thường được thêm vào các thành phần có tác dụng khử phân cực: gọi là các chất gia tốc

Đa số các chất gia tốc hoạt động theo cơ chế oxy hóa, có nghĩa là chúng đóng vai

Trong trường hợp phosphat hóa trên bề mặt thép, các phản ứng ăn mòn bề mặt kim loại dưới tác động của các chất gia tốc có dạng như sau:

Trang 13

Clorat, điều này cho thấy sự ưu việt của nitrit và nitrat trong vai trò gia tốc cho quá trình phosphat hóa

Trong quá trình phosphat hóa, các ion kim loại năng bị khử tạo thành các hạt kim loại rất nhỏ trên bề mặt kim loại nền tạo nên các cặp vi pin làm tăng tốc độ quá trình hòa tan kim loại nền qua đó thúc đẩy quá trình phosphat hóa

Ngoài các chất gia tốc trên cơ sở oxi hóa, một số gia tốc hoạt động theo cơ chế thụ động quá trình anod (quá trình hòa tan kim loại) để tăng tỷ lệ diện tích catot/anot cũng được sử dụng Trong số này hydroxylamine sulfat được ứng dụng nhiều nhất.Chất gia tốc này cho phép tạo được lớp phủ phosphat ở nhiệt độ thấp hơn bình thường.Các chất gia tốc như dextrose, galactose, urea, poly acrylate…cũng được sử dụng hiệu quả

1.2.4.3 Quá trình xử lý bề mặt:

Lớp phủ phosphate chỉ có thể bám dính tốt trên bề mựt kim loại sạch không còn dầu mỡ bụi hoặc các vết gỉ Các tạp chất này có thể ngăn quá trình phản ứng của dung dịch phosphat với kim loại nền hoặc gây cản trở cho qúa trình hình thành mầm tinh thế, chính vì vật quá trình xử lý bề mặt kim loại có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ phát triển của lớp phủ phosphat, độ dày lớp phủ và kích thước tinh thể Các ảnh hưởng này

có thể có bản chất cơ học hoặc hóa học.Cùng một quá trình xử lý bề mặt có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau đến quá trìnhphosphat hóa khác nhau

Độ nhám của bề mặt kim loại sau khi xử lý bề mặt có ảnh hưởng khá quan trọng đến sự hình thành lớp phủ Thông thường bề mặt kim loại quá nhẵn sẽ dẫn đến lớp phủ

có cấu trúc thô và không đồng đều, trong khi bề mặt kim loại nhám (sau khi xử lý bằng giấy nhám hay phun cát) sẽ cho lớp phủ đều và mịn hơn Đó là do bề mặt kim loại nhám sẽ tạo điều kiện cho phản ứng trung hòa trên bề mặt kim loại xảy ra nhanh hơn làm cho trạng thái quá bão hòa của lớp dung dịch sát bề mặt kim loại nhanh đạt tới hơn, bên cạnh đó các mầm tinh thể dễ hình thành hơn trên bề mặt nhám dẫn đến lớp phủ hình thành nhanh và đều hơn những trường hợp mặt nhẵn

Nghiên cứu của Kuanishu cho thấy sự khác biệt về tính chất lớp phủ trên thép không xử lý bề mặt và thép xử lý bề mặt bằng cách phun cát Với nhiệt độ phosphat

Trang 14

hóa trong khoảng nhiệt độ phòng đến 90oC, thời gian nhúng từ 3 đến 40 phút, dung dịch phosphat hóa có độ axit tự do bằng 2.5 và độ axit tổng cộng là 31.9 Kuanishu nhận thấu mẫu sắt có xử lý bề mặt cho lớp phủ dày hơn và tỷ lệ khối lượng lớp phủ/kim loại tan ra lớn hơn mẫu sắt không xử lý bề mặt

Bản chất của quá trình làm nhám bề mặt kim loại (dùng cơ học hay hóa học) cũng gây ra những ảnh hưởng khác nhau: xử lý cơ học thường tạo ra lớp phủ chắc, ít lỗ xốp trong khi xử lý hóa học tạo ra lớp phủ nhiều lỗ xốp hơn

Khi xử lý bề mặt kim loại với dung dịch kiềm đặc (tẩy dầu mỡ) trước khi phosphat hóa, lớp phủ phosphat hóa thu được thường có dạng tinh thể thô và khối lượng màng lớn hơn khi xử lý bằng dung môi hữu cơ thông thường, bên cạnh đó, thời gian hoàn thành lớp phủ cũng dài hơn, hiện tượng nàu xảy ra là do dung dịch kiềm đặc tạo nên một lớp hydroxit hay oxit mỏng trên bề mặt kim loại đã làm mất hoạt tính của các tâm hoạt động Kết quả là làm giảm số tâm kết tinh dẫn đến việc giảm số lượng tinh thể có trên một đơn vị diện tích Do đó, số tinh thể hình thành sẽ ít hơn nhưng có kích thước lớn, cần có nhiều thời gian cho các tinh thể này che phủ hoàn toàn bề mặt kim loại

Việc xử lý bề mặt kim loại bằng dung dịch axit tạo ra các ảnh hưởng khác nhau Trong một số trường hợp sự ăn mòn bề mặt bằng axit dẫn đến lớp phủ thô hơn khi không xử lý axit, tuy nhiên khi dung dịch phosphat hóa có mặt các chất gia tốc thì lại

có kết quả ngược lại

Trong một số trường hợp, bề mặt kim loại đang ở trạng thái thụ động (ví dụ như sau khi ép, nén, xử lý nhiệt trong môi trường khử) việc xử lý bề mặt với dung dịch axit

sẽ phá bỏ lớp thụ động và tạo ra trên bề mặt thích hợp cho sự hình thành lớp phủ phosphat

1.2.4.4 Quá trình tiền xử lý:

Để thúc đẩy quá trình hình thành lớp phủ trên bề mặt kim loại, trước khi phosphat hóa, bề mặt kim loại thường xử lý bằng các dung dịch có khả năng tạo thành các tâm kết tinh (mầm tinh thể) Quá trình này được gọi là quá trình tiền xử lý, các

Trang 15

dung dịch thường được sử dụng bao gồm: dung dịch muối đồng, phosphat titan,phosphat natri,…

Xử lý bề mặt kim loại trước khi phosphat hóa bằng các dung dịch muối nitrit cũng cho lớp phủ đều và mịn do nồng độ chất oxi hóa cao tại lớp dung dịch sát bề mặt kim loại sẽ thúc đẩy quá trình ăn mòn bề mặt kim loại do tác dụng khử phân cực, dẫn đến việc mau đạt được độ bão hòa của lớp dung dịch sát bề mặt kim loại thúc đẩy quá trình tạo mầm tinh thể Tiền xử lý bằng dung dịch axit oxalic cũng cho kết quả tương

tự do axit oxalic có tác dụng ăn mòn nhẹ làm hoạt hóa bề mặt kim loại

Phương pháp tiền xử lý được sử dụng rộng rãi nhất đó là dùng dung dịch chứa titan phosphat – được Jernstedt phát minh vào năm 1940.Quá trình tiền xử lý này dẫn đến việc tạo thành lớp phủ mịn đồng thời làm giảm đáng kể thời gian phosphat hóa Dung dịch titan phosphat thường có dạng huyền phủ trong đó có hạt titan phosphat rất mịn, chính những hạt này khi bám bề mặt kim loại sẽ đóng vai trò các tâm kết tinh làm thúc đẩy quá trình hình thành lớp phủ Ngoài titan phosphat, các dung dịch chứa các hạt mịn của manganphosphat, kẽm phosphate cũng được sử dụng tuy nhiên ở mức độ hạn chế hơn

Để nâng cao chất lượng của quá trình hậu xử lý, ngoài axit cromic, các phụ gia khác như muối crom(III), các chất ức chế trên cơ sở hữu cơ được thêm vào thành phần dung dịch

1.2.5 Lớp phủ làm nền cho sơn:

Lớp phủ phosphate được ứng dụng rộng rãi trong dung dịch tạo lớp phủ làm nền cho sơn trên bề mặt kim loại có các tính chất sau:

Ngày đăng: 02/11/2016, 21:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w