Lời mở đầu LỜI MỞ ĐẦU Trong 20 năm trở lại đây, chúng ta đã từng chứng kiến những sự kiện Tài chính – Tiền tệ làm rung chuyển thế giới, đó là: cuộc khủng hoảng đồng peso Mexico tháng 12
Trang 1MỤC LỤC
1 GVHD: LƯƠNG BẢO LINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 7
I KHÁI NIỆM TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 7
1.Sự hình thành tỷ giá hối đoái 7
2.Khái niệm về tỷ giá hối đoái (Exchange rate) 7
II PHÂN LOẠI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 9
1.Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia ra làm 2 loại: 9 2.Căn cứ vào chế độ quản lý tỷ giá, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi: 9
3.Căn cứ vào phương diện thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái được chia ra thành: 9
4.Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia ra thành: 9
5.Căn cứ vào thời điểm chuyển vốn, tỷ giá hối đoái được chia ra thành 9
6.Căn cứ vào hình thức thanh toán sử dụng: 10
7.Căn cứ vào mối quan hệ tỷ giá với chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực: 10
III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 11
1.Chênh lệch lạm phát của hai nước làm ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái 11
2.Chênh lệch lãi suất giữa các nước 11
3.Tình hình thiếu thừa trong cán cân thanh toán quốc tế 11
4.Tình hình tăng trưởng hay suy thoái kinh tế 11
5.Yếu tố tâm lý và các hoạt động đầu cơ 12
IV PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 13
1.Phương pháp yết tỷ giá 13
2.Phương pháp biểu thị tỷ giá hối đoái 14
a.Phương pháp trực tiếp 15
b.Phương pháp gián tiếp 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010 17
I THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2006-2010 17
1.THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NĂM 2006-2007 17
2.THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2008 21
3.THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2009 25
4.THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NĂM 2010 29
Trang 3MỤC LỤC
3 GVHD: LƯƠNG BẢO LINH
2.Chính sách đối với ngoại tệ 36
4.Các chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô 37
5.Một số giải pháp khác 38
III MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM 40
1.Tỷ giá hối đoái ở Việt Nam - những vấn đề đặt ra 40
2.Các giải pháp kiểm soát lạm phát mà NHNN đã thực hiện 43
KẾT LUẬN 45
Trang 5
Lời mở đầu
LỜI MỞ ĐẦU
Trong 20 năm trở lại đây, chúng ta đã từng chứng kiến những sự kiện Tài chính – Tiền tệ làm rung chuyển thế giới, đó là: cuộc khủng hoảng đồng peso Mexico tháng 12/1994; sự mất giá kỉ lục của USD vào năm 1995, để rồi lên giá đột biến sau đó; cuộc khủng hoảng Tài chính – Tiền tệ Đông Nam Á vào năm 1997 – 1998; sự ra đời đồng tiền chung Châu Âu EURO; cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu từ Mỹ năm 2008, những sản phẩm mới trên thị trường ngoại hối Những biến động về Tài chính - Tiền tệ với quy mô và tốc độ chưa từng có, đã ảnh hưởng lây lan có tính dây chuyền và để lại những hậu quả nặng nề cho nhiều quốc gia, nhiều tập đoàn kinh tế và công ty
TGHĐ luôn gắn liền với các nền kinh tế thị trường mở, do đó trước nhu cầu hội nhập quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải có sự am hiểu thấu đấu về lĩnh vực này, đặc biệt là những kiến thức hiện đại đang được áp dụng phổ biến trên thế giới TGHĐ là một trong những vấn đề phức tạp, nhạy cảm và là một yếu tố vô cùng quan trọng Không ít nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn do TGHĐ gây ra TGHĐ đang tạo ra một sự chú ý đặc biệt đối với các nhà kinh tế, các nhà chính trị và nó đã trở thành một chủ đề thảo luận sôi nổi và kéo dài không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới Trong một loạt các chính sách tài chính - tiền tệ, thì chính sách điều chỉnh TGHĐ mà điển hình là chính sách nâng giá tiền tệ hay phá giá tiền tệ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế cả về đối nội lẫn đối ngoại Với chính sách TGHĐ, CP các quốc gia có thể đưa nền kinh tế thoát ra khỏi những cuộc khủng hoảng tài chính…và ngược lại cũng có thể vì một chính sách TGHĐ không hợp
lý mà đưa nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng nghiêm trọng Thêm vào đó, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cân bằng cán cân thương mại, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài… luôn là những mục tiêu kinh tế quan trọng của mọi quốc gia, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay; để thực hiện được những mục tiêu
đó, tùy vào tình hình cụ thể của từng nước mà áp dụng chính sách điều chỉnh TGHĐ cho phù hợp
Thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề TGHĐ trong xu thế phát triển của nền kinh
tế thế giới cũng như tính cấp thiết của vấn đề này đối với nền kinh tế của Việt Nam Đặc biệt
là sau khi Việt Nam tiến hành mở cửa cải cách nền kinh tế vào năm 1986, việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào đầu năm 2007, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào năm 2008 tới nền kinh tế Việt Nam, điển hình là trong năm 2011 Với sự gia tăng mạnh mẽ của TGHĐ chủ yếu là tỷ giá VND/USD, lạm phát có tình hình diễn biên
Trang 6Lời mở đầu
phức tạp trong năm 2011, giá vàng tăng lên chóng mặt liên tục phá kỷ lục về giá, giới đầu cơ liên tục làm giá Bên cạnh đó, hiện tượng tích trữ ngoại tệ trong người dân còn phổ biến dẫn đến sự khan hiếm ngoại tệ, cán cân thanh toán bị thâm hụt, lái suất ngân hàng tăng cao…đã tác động tới TGHĐ Để làm rõ những tác động đó tới TGHĐ, hiểu rõ được thực trạng TGHĐ thực tế ở Việt Nam
Đề tài nghiên cứu với mục đích là nhằm hiểu rõ hơn, nắm vững hơn về mặt lý thuyết
và cơ sở ứng dụng của TGHĐ, chính sách điều chỉnh TGHĐ Đặc biệt là ứng dụng thực tiễn vào thực trạng tình hình biến động TGHĐ ở Việt Nam giai đoạn 2006 đến nay, trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm, đưa ra một số giải pháp giải quyết biến động TGHĐ cho Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu của đề án là thực trạng TGHĐ của Việt Nam cùng với chính sách TGHĐ đối với hoạt động thương mại, phát triển kinh tế nói chung Phạm vi nghiên cứu
là vấn đề TGHĐ, chính sách điều chỉnh TGHĐ ở Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay với những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam
Trang 7CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
I KHÁI NIỆM TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
I KHÁI NIỆM TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1 Sự hình thành tỷ giá hối đoái
Toàn cầu hóa và ngoại thương ngày càng phát triển cho nên hoạt động trao đổi, buôn bán, đầu tư không chỉ xảy ra trong một quốc gia, mà còn giữa các quốc gia với nhau Khi một nước nhập hay xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài cần phải có một lượng đồng tiền của quốc gia đó hay đồng tiền được chấp nhận thanh toán quốc tế nhất định để thanh toán Để biểu hiện giá trị trao đổi của đồng tiền nước ngoài so với đồng tiền trong nước thì TGHĐ ra đời Thương mại quốc tế chính là cơ sở để hình thành TGHĐ
2 Khái niệm về tỷ giá hối đoái (Exchange rate)
Khi thực hiện các giao dịch tiền tệ trên thị trường tiền tệ, các chủ thể kinh doanh tùy theo khả năng tham gia thị trường sẽ hình thành quan hệ cung cầu giữa hai đồng tiền và hình thành nên giá cả cân bằng của hai đồng tiền đó Hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ nên tỷ giá hối đoái được định nghĩa khác nhau tùy theo mục đích hoạt động của chủ thể tham gia thị trương
Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh về mặt giá trị giữa hai đồng tiền của hai quốc gia Chẳng hạn, tỷ giá hối đoái giữa Bảng Anh và Đô la Mỹ là 1,8235, có nghĩa là quan hệ so sánh về giá trị giữa hai đồng tiền này 1 Bảng Anh bằng 1,8235 Đô la Mỹ hay 0.5484 Bảng Anh tương đương 1 Đô la Mỹ Cách định nghĩa này không cho thấy bản chất của tỷ giá hối đoái là giá cả tiền tệ được hình thành do quan hệ cung cầu và không cho phép các nhà kinh doanh tiền tệ lựa chọn được các phương thức kinh doanh phù hợp
Mặt khác, về bản chất, tỷ giá hối đoái chính là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước khác Do đó, tỷ giá hối đoái được định nghĩa là “giá cả mà tại mức giá đó một đơn vị tiền tệ được đổi lấy một số đơn vị tiền tệ khác” hoặc “ tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơ vị tiền tệ được thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ khác” Chẳng hạn, một nhà nhập khẩu Mỹ bỏ ra 180.000 Đô la Mỹ để mua một tờ Séc
có mệnh giá là 100.000 Bảng Anh Như vậy, giá 1 Bảng Anh bằng 1,8 Đôla Mỹ.Tỷ giá hối đoái được xác định là 180000
USD/100000 GBP = 1,8 USD/GBP
Định nghĩa tỷ giá hối đoái như trên cho thấy bản chất tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ, nó gắn với quan hê cung cầu về đồng tiền đó trên thị trường nên tỷ giá sẽ thay đổi nếu cung cầu thay đổi Cách định nghĩa này cũng giúp cho các nhà kinh doanh và các tổ chức tài chính có thể tính toán được giá cả tiền tệ, xây dựng các phương án kinh doanh tiền tệ và thanh toán tiền hàng sao cho có lợi nhất Cách định nghĩa này cũng cho thấy phương pháp
có thể áp dụng để phân tích sự biến động và dự báo tỷ giá hối đoái là trên cơ sở các nhân tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến cung cầu một đồng tiền
Trang 8CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
I KHÁI NIỆM TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (1997) định nghĩa tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của đông Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài Tỷ giá này được hình thành trên cơ
sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước và do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố, Bảng tỷ giá giao dịch được công bố theo ngày trên cơ
sở tỷ giá của thị trường liên ngân hàng và các ngân hàng thương mại được quyền giao dịch trên cơ sở tỷ giá công bố và biên độ dao động do ngân hàng nhà nước qui định
Trang 9CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
II PHÂN LOẠI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
II PHÂN LOẠI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia ra làm 2 loại:
- Tỷ giá mua: là tỷ giá mà ngân hàng mua ngoại hối vào
- Tỷ giá bán: là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại hối ra
Tỷ giá mua bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán và khoảng chênh lệch đó (SPREAD) là lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng
2 Căn cứ vào chế độ quản lý tỷ giá, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi:
− Tỷ giá cố định (Tỷ giá chính thức) là tỷ giá do NHTW công bố và không thay đổi trong một khoảng thời gian
− Tỷ giá thả nổi (Tỷ giá thị trường) là tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu ngoại hối Tỷ giá này biến động thường xuyên thùy theo tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
3 Căn cứ vào phương diện thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái được chia ra thành:
− Tỷ giá tiền mặt: là loại tỷ giá áp dụng cho các ngoại tệ tiền mặt, séc, thẻ tín dụng
− Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá áp dụng cho các trường hợp giao dịch thanh toán ngoại hối được thực hiện bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng Loại tỷ giá này thường thấp hơn tỷ giá tiền mặt do khi sử dụng tỷ giá chuyển khoản không cần phải có sự xuất hiện của một lượng tiền mặt thực sự, do vậy giảm được chi phí lưu thông tiền mặt
4 Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia ra thành:
− Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá chào hàng đầu tiên của một ngày giao dịch Nó có thể là tỷ giá chào hàng vào đầu giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của phiên giao dịch đầu tiên trong ngày làm việc
− Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá vào cuối giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của phiên giao dịch cuối cùng trong ngày làm việc
Trong giao dịch ngoại, thông thường các ngân hàng không thông báo tất cả tỷ giá của các hợp đồng ký trong ngày mà chỉ công bố tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa Hai tỷ giá này
có mối quan hệ mật thiết với nhau, tỷ giá mở cửa thường được hình thành trên cơ sở tỷ giá đóng cửa của ngày hôm trước có tham khảo sự biến động tỷ giá trên thị trường quốc tế trong đêm đó
5 Căn cứ vào thời điểm chuyển vốn, tỷ giá hối đoái được chia ra thành:
− Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá được áp dụng trong giao dịch mà việc chuyển vốn, thanh toán xảy ra đồng thời với thời điểm ký hợp đồng (đồng thời ở đây được hiểu theo nghĩa trong phạm vi 02 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán ngoại hối)
− Tỷ giá kỳ hạn (forwards): là tỷ giá được áp dụng trong giao dịch mà việc chuyển vốn được tiến hành sau 1 thời gian nhất định, theo 1 tỷ giá được xác định trước vào thời điểm ký kết hợp đồng
Trang 10CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
II PHÂN LOẠI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
6 Căn cứ vào hình thức thanh toán sử dụng:
− Tỷ giá điện hối: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng điện Tỷ giá điện hối là tỷ giá làm cơ sở xác định các loại tỷ giá khác
− Tỷ giá thư hối: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng thư Tỷ giá thư hối nhỏ hơn tỷ giá điện hối do chi phí chuyển bằng thư
rẻ hơn chuyển bằng điện Ngoài ra, việc chuyển ngoại hối bằng thư chậm hơn do đó người ta phải tính lãi phát sinh trong thời gian đó và được khấu trừ vào tỷ giá
− Tỷ giá check: là tỷ giá được xác định trên cơ sở bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi phát sinh theo số ngày cần thiết của bưu điện để chuyển check từ nước này sang nước khác
− Tỷ giá hối phiếu: là tỷ giá được xác định bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi phát sinh tính từ lúc ngân hàng mua hối phiếu cho đến lúc hối phiếu đó được trả tiền
7 Căn cứ vào mối quan hệ tỷ giá với chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực:
− Tỷ giá danh nghĩa (E): Là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hoá và dịch vụ giữa chúng Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá phổ biến được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên các thị trường ngoại hối
− Tỷ giá thực: Là tỷ giá được xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài,do đó nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ Từ khái niệm trên tỷ giá thực được xác định theo công thức: Er = E.P*/P
Trong đó: Er là tỷ giá thực
E là tỷ giá danh nghĩa
P* là giá cả ở nước ngoài bằng ngoại tệ
P là giá cả ở trong nước bằng nội tệ
Trang 11
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Sau khi chế độ tiền tệ Bredtton Woods sụp đổ năm 1971, quan hệ tiền tệ giữa các nước được "thả nổi" Với cơ chế này, tỷ giá hối đoái của các nước biến động lên xuống do chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau
1 Chênh lệch lạm phát của hai nước làm ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái
Theo lý thuyết cân bằng sức mua, tỷ giá hối đoái phản ánh so sánh sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ hay mức giá trong nước và mức giá của nước ngoài Vì vậy, khi chênh lệch lạm phát giữa hai nước thay đổi, tức là mức giá cả ở hai nước này thay đổi, tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai nước đó sẽ biến động theo
Nếu mức lạm phát trong nước cao hơn mức lạm phát của nước ngoài, sức mua của đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng lên Ngược lại, nếu mức lạm phát trong nước thấp hơn mức lạm phát ở nước ngoài, sức mua của đồng nội tệ tăng tương đối so với đồng ngoại tệ và tỷ giá giảm xuống
Ví dụ, trước lạm phát, mặt hàng A bán tại Mỹ với giá 1USD, bán tại Việt Nam với giá 16.000 VND Tỷ giá hối đoái USD/VND lúc này là 1 USD = 16.000 VND Giả sử, năm
2006, mức lạm phát tại Mỹ là 3%, tại Việt Nam là 7% thì mức giá của mặt hàng A lúc này
đã thay đổi Ở Mỹ, mặt hàng A sẽ được bán với giá 1 USD + 1USD×3% = 1,03 USD Tại Việt Nam, giá của mặt hàng A do tác động của lạm phát lúc này sẽ là 16.000 VND + 7%×16.000 VND = 17.120 VND Tỷ giá USD/VND sau tác động của lạm phát là 1 USD = 17.120/1,03 = 16.621 VND Như vậy, do chênh lệch lạm phát dương giữa Việt Nam và Mỹ,
tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền này đã tăng lên Nếu chúng ta giả sử ngược lại, tức là mức lạm phát ở Mỹ là 7% và ở Việt Nam là 3% thì tỷ giá sẽ giảm đi, nhỏ hơn mức 1 USD tương đương với 16.000 VND
2 Chênh lệch lãi suất giữa các nước
Nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn thì luồng vốn ngắn hạn có xu hướng chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi và tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm
Để xác định mức lãi suất của một nước là cao hay thấp, thông thường người ta so sánh mức lãi suất của nước đó với các lãi suất quốc tế như lãi suất đi vay trên thị trường liên ngân hàng London LIBID, lãi suất quốc tế trên thị trường liên ngân hàng Singapore SIBID
Cần lưu ý rằng, chênh lệch lãi suất có tác động tới sự biến động của tỷ giá nhưng đó chỉ là sự tác động gián tiếp chứ không phải trực tiếp bởi lãi suất trong nhiều trường hợp không phải là nhân tố quyết định tới sự di chuyển của các dòng vốn Chênh lệch lãi suất phải trong điều kiện ổn định kinh tế chính trị thì mới thu hút được nhiều vốn ngắn hạn từ bên ngoài đổ vào
3 Tình hình thiếu thừa trong cán cân thanh toán quốc tế
Nhân tố này tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu ngoại tệ, thông qua đó tác động tới tỷ giá Khi cán cân thanh toán bội thu, theo tác động của quy luật cung cầu ngoại tệ sẽ làm cho đồng ngoại tệ mất giá, đồng nội tệ lên giá, tỷ giá hối đoái giảm Ngược lại, khi cán cân thanh toán quốc tế bội chi sẽ làm cho đồng ngoại tệ lên giá, đồng nội tệ mất giá, tỷ giá hối đoái tăng
4 Tình hình tăng trưởng hay suy thoái kinh tế
Trang 12CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Nếu các yếu tố khác không đổi mà thu nhập quốc dân của một nước tăng lên so với nước khác thì nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước khác cũng tăng dẫn tới cầu ngoại hối tăng Kết quả là tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng tăng lên
5 Yếu tố tâm lý và các hoạt động đầu cơ
Yếu tố tâm lý được thể hiện bằng sự phán đoán của thị trường về các sự kiện kinh tế, chính trị từ những sự kiện này, người ta dự đoán chiều hướng phát triển của thị trường và thực hiện những hành động đầu tư về ngoại hối, làm cho tỷ giá có thể đột biến tăng, giảm trên thị trường
Ngoài ra, tỷ giá hối đoái còn phụ thuộc vào chính sách có liên quan tới quản lý ngoại hối, các sự kiện kinh tế - xã hội, các rủi ro bất khả kháng như chiến tranh, thiên tai
Nguồn: Ths Đặng Thị Việt Đức - Ths Phan Anh Tuấn (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa
Trang 13CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
IV PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
IV PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Từ khái niệm tỷ giá hối đoái , tùy thuộc vào mục đích kinh doanh và sự phát triển của thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa, dịch vụ thế giới mà phương pháp xác định tỷ giá hối đoái khác nhau
Trong hệ thống tiền tệ và thanh toán quốc tế dựa trên cơ sở bản vị vàng, tỷ giá hối đoái được xác định trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng giữa hai đông tiền với nhau, còn gọi
là trên cơ sở ngang giá vàng (Gold parity) Chẳng hạn,hàm lượng vàng của một Bảng Anh (GBP) là 2,1328 gam và của Đôla Mỹ (USD) là 0,7366, tỷ giá hối đoái giữa GBP và USD là:
cơ sở cân bằng sức mua ( Purchasing Power Parity) Chẳng hạn, hàng hóa X mua bằng Đôla
Mỹ với giá là 10 USD, mua bằng Đôla ÚC có giá trị là 15 AUD, trên cơ sở cân bằng sức mua, tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền là:
1USD = 1,5 AUD Các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu sử dụng tỷ giá hối đoái tính theo cân bằng sức mua để so sánh giá cả hàng hóa, dịch vụ, xây dựng các phương án kinh doanh xuât nhập khẩu, tính hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện các ngiệp vụ hải quan Tỷ giá trên cơ sở cân bằng sức mua cũng cho thấy sức mua của các đồng tiền, tạo cơ sở để so sánh sức mua của các khoản thu nhập Tỷ giá này không sử dụng cho các nghiệp vụ kinh doanh thị trường, tín dụng và thanh toán quốc tế
Hiện nay, thị trường tiền tệ hoạt động ở trình độ cao, kinh doanh tiền tệ với các phương thức đa dạng, khối lượng tiền tệ mua bán cao hơn nhiều lần khối lượng hàng hóa, dịch vụ Trong điều kiện thanh toán, lưu giữ giá trị, thực hiện tín dụng mà là hàng hóa được mua bán trên thị trường Vì vậy, tỷ giá hối đoái phản ánh quan hệ cung cầu tiền tệ, được hình thành trên thị trường tiền tệ, không tùy thuộc vào việc mua bán đồng tiền đó cho mục đích gì Tỷ giá hối đoái do các nhân tố thị trường quyết định nên không phải là tỷ giá tính toán, không thể quy định được mà chỉ can thiệp thông qua tác động vào các nhân tố thị trường Một khi tỷ giá đã được hình thành và biến động theo quan hệ cung cầu trên thị trường, các hoạt động đầu cơ , mua bán ngoại tệ, tín dụng và thanh toán thương mại quốc tế đều lấy tỉ giá thị trường làm cơ sở
Giáo trình Tín dụng và Thanh toán Thương mại Quốc tế
TS.Trần Văn Hòe ( Chủ Biên)
Quantri.vn biên tập
1 Phương pháp yết tỷ giá
Theo tập quán kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, TGHĐ thường được yết giá như sau:
Trang 14CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
IV PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
USD/CNY = 8,15/75 USD/VND = 15.840/45
− Đồng USD đứng trước gọi là tiền yết giá và là một đơn vị tiền tệ Các đồng CNY, VND đứng sau gọi là tiền định giá và là một số đơn vị tiền tệ và thường thay đổi phụ thuộc vào thời giá của tiền yết giá
− Tỷ giá đứng trước 8,15 là tỷ giá mua USD trả bằng CNY của ngân hàng và tỷ giá đứng trước 15.840 là tỷ giá mua USD trả bằng VND của ngân hàng, chúng gọi là tỷ giá mua vào của ngân hàng
− Tỷ giá đứng sau 8,75 là tỷ giá bán USD thu bằng CNY của ngân hàng và 15.845 là tỷ giá bán USD thu bằng VND của ngân hàng, chúng được gọi là tỷ giá bán ra của ngân hàng
− Tỷ giá bán thường lớn hơn tỷ giá mua, chênh lệch giữa chúng gọi là lợi nhuận chưa thuế của ngân hàng
Trong giao dịch mua bán ngoại hối qua ngân hàng, để đảm bảo tính nhanh, gọn, các
tỷ giá thường không được đọc đầy đủ, mà chỉ đọc những số nào thường biến động, đó là những số cuối
Ví dụ: EUR/USD = 1,2015 chỉ được đọc các số lẻ sau dấu phẩy Các số này chia làm hai nhóm số Hai số thập phân đầu tiên đọc là “số”, hai số kế tiếp đọc là “điểm” Tỷ giá trên đọc là “EUR, đôla bằng một, hai mươi số, mười lăm điểm” Cách đọc điểm có thể dùng phân
số “Một phần tư” thay vì đọc 25; “ba phần tư” thay vì đọc 75
Để thống nhất các kí hiệu tiền tệ của các nước, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã ban hành kí hiệu tiền tệ ISO
Ví dụ:
Yên Nhật JPY Phrăng Thuỵ Sĩ CHF Đôla Úc AUD Đôla Canađa CAD Nhân dân tệ Trung
Quốc
CNY
Đôla Hồng Kông HKD Đôla Sing-ga-po SGD Đồng Việt Nam VND
2 Phương pháp biểu thị tỷ giá hối đoái
Đứng trên góc độ thị trường tiền tệ quốc gia thì có hai phương pháp yết giá: yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp
Trang 15CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
IV PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng phương pháp trực tiếp
Ví dụ: Tại Hà Nội niêm yết USD/VND = 15.840/45
Có nghĩa là: Tại Hà Nội ngân hàng mua 1 USD trả 15.840 VND và bán 1USD thu 15.845 VND
b Phương pháp gián tiếp
Là phương pháp biểu thị một đơn vị tiền tệ trong nước bằng bao nhiêu đơn vị tiền ngoại tệ
Đối với phương pháp gián tiếp thì tiền trong nước là đồng tiền yết giá, còn ngoại tệ là đồng tiền định giá Anh, Hoa Kì và một số nước liên hiệp Anh thương sử dụng phương pháp này
Ví dụ: Tại London niêm yết GBP/USD = 1,835/15
Có nghĩa là: Tại London ngân hàng mua 1 GBP trả 1,835 USD và bán 1 GBP thu 1,815 USD
Nếu đứng ở góc độ thị trường tiền tệ quốc gia, thì nước Anh và nước Mỹ dùng cách yết giá gián tiếp để thể hiện giá cả ngoại hối ở nước họ, các quốc gia còn lại thì dùng cách yết giá trực tiếp để thể hiện giá cả ngoại hối
Ví dụ : Tại Hà Nội, TGHĐ được công bố như sau:
USD/VND = 15.840/15.845 Với cách yết giá trực tiếp này trên thị trường Hà Nội, giá một ngoại tệ USD đã thể hiện trực tiếp ra bên ngoài
Tỷ giá 1USD = 15.840VND là tỷ giá ngân hàng mua USD vào Tỷ giá 1 USD = 15.845 VND là tỷ giá ngân hàng bán USD ra
Nếu đứng ở góc độ thị trường tiền tệ quốc tế thì trên thế giới chỉ có hai tiền tệ quốc gia (USD, GBP) và hai tiền tệ quốc tế (SDR, EUR) là dùng cách yết giá trực tiếp, tiền tệ còn lại dùng cách yết giá gián tiếp
Trang 16CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
IV PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Trang 17CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010
I THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2006-2010
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU
CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010
I THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2006-2010
1 THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NĂM 2006-2007
Tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền (quốc gia) tính bằng đồng tiền (quốc gia) khác
TGHĐ được điều hành linh hoạt có sự điều tiết Chính sách ngoại hối được thực hiện theo hướng nới lỏng các giao dịch vãng lai NHNN cho phép cá nhân được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ không kể nguồn gốc, được rút cả vốn và lãi bằng ngoại tệ Tín dụng bằng ngoại tệ cũng được mở rộng về đối tượng vay Ban hành Pháp lệnh quản lý ngoại hối có hiệu lực từ 1/6/2006 thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngoại hối, góp phần tăng dự trữ ngoại hối quốc gia Ban hành Pháp lệnh quản lý ngoại hối có hiệu lực từ 1/6/2006 thúc đẩy
sự phát triển của thị trường ngoại hối, góp phần tăng dự trữ ngoại hối quốc gia
Vào năm 2006 , tỷ giá danh nghĩa VND/USD có xu hướng tăng nhẹ, ổn định trong biên độ 0,01% đến 0,25% và 0,5% Thay đổi tỷ giá sẽ khuyến khích hoạt động xuất khẩu, giảm bớt thâm hụt cán cân thương maị và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế Hơn nữa, thay đổi tỷ giá có khả năng hạn chế nhập khẩu nhằm bảo vệ khả năng sản xuất trước cạnh tranh của nước ngoài Đồng thời thay đổi tỷ giá theo hướng ngăn chặn việc nhập khẩu tràn lan những hàng hóa dịch vụ mà trong nước có thể sản xuất được, góp phần giảm bớt về cầu ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu trên thị trường ngoại hối Không những thế , khi gia nhập WTO ảnh hưởng đến biến động của tỷ giá hối đoái ở Việt Nam.VNlaf thành viên chính thức
Tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 7.11.2006, mở ra những vận hội Mowisnhuwng cũn đầy thách thức
Từ tháng 9- 1985 đến cuối năm 2007, VND luôn luôn mất giá so với USD Cụ thể tháng 9-1985, tỷ giá VND/USD là 15 VND/1 USD, đến năm 2007 thì tỷ giá đó đã là 16.115 VND/ 1 USD Như vậy, sau 22 năm VND mất giá so với USD 16.100 VND hay 107.333,33% {[(16.115 VND - 15 VND) : 15 VND] x 100 = 107.333,33%}
Năm 2001, đồng tiền chung châu Âu (Euro) ra đời, sức mua của USD so với Euro:1,1 USD/1 Euro Cuối tháng 12-2007, tỷ giá giữa hai loại tiền trên là 1,44 USD/1 Euro Như vậy, sau 7 năm, USD mất giá 30,9% so với Euro Đầu năm 2001, tỷ giá VND/USD: 14.200 VND/ 1 USD; cuối tháng 12-2007 trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 16.114 VND/1 USD Như vậy, sau 7 năm, VND mất giá 13,48% so với USD
Năm 2007, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ theo hướng VND yếu so với USD từ 1% đến 2%/năm Ngược lại, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed)
Trang 18CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010
I THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2006-2010
tiếp tục thực hiện chính sách USD yếu nhằm giải quyết món nợ gần 1.000 tỷ USD thể hiện trên tài khoản vãng lai, trong bảng cân đối thanh toán quốc tế của Mỹ Như vậy, “hai cái yếu chồng lên VND” - USD yếu so với các loại tiền mạnh; VND lại yếu so với USD
Đầu năm 2007, NHNN Việt Nam đưa ra tỷ giá VND/USD trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 16.165 VND/1 USD, trong khi tỷ giá VND/USD trên thị trường tư do là 16.070 VND/1 USD Do đó, một số NHTM bán USD cho NHNN Việt Nam để kiếm lời Nguyên nhân chính là do tỷ giá VND/USD trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN công
bố để NHNN mua USD, đem lại lợi nhuận cao cho NHTM Những tháng cuối năm 2007, NHNN Việt Nam vẫn đưa ra tỷ giá 16.114 VND/1 USD theo hướng VND mất giá so với USD, nhưng tỷ giá ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng vẫn cao hơn tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do
Lạm phát 2 con số cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong năm 2007 Năm 2007 lạm phát của Việt Nam tăng cao ở mức hai con số 12,63% Nếu so sánh với mức lạm phát của một số nước trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc: 6,5%; Indonesia: 6,59%; Mỹ: 4,08%, Thái Lan: 3,21%, Khu vực đồng Euro: 3,07%, Nhật Bản: 0,7% thì lạm phát của Việt Nam có phần cao hơn Bước sang Quý I/08 lạm phát của Việt Nam đạt 9,19%, vẫn cao hơn so với mức 3,02% của Quý I/07 và bằng khoảng trên 70% so với mức tăng của cả năm
2007 đây là mức tăng cao trong vòng 12 năm trở lại đây
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát của Việt Nam tăng cao là do các xuất phát từ nội tại nền kinh tế Việt Nam
Thứ nhất: Chi phí sản xuất tăng cao: Trước bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng đã tác động làm giá hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam gia tăng mạnh mẽ như xăng dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu - là những nguyên nhiên vật liệu đầu vào chính của sản xuất Mặc dù Chính phủ đã cố gắng kiểm soát giá xăng dầu, nhưng từ đầu năm 2007 đến hết Quý I/08 giá xăng dầu đã phải điều chỉnh tăng 4 lần, tính chung giá xăng dầu đã tăng tới 38%, giá thép tăng 91%, giá điện tăng 7,6%; giá than tăng 30%; giá xi măng tăng 15%; giá phân bón tăng 58% Điều này đã tác động làm chi phí sản xuất tăng cao
Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm tăng cao: biến đổi khí hậu toàn cầu trên thế giới không những tác động đến nhiều quốc gia mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề Chỉ trong tháng 10/2007, miền Trung phải hứng chịu 5 cơn bão liên tiếp, trong khi đó dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt như cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng ở lợn, vàng lùn ở lúa cùng với rét đậm, rét hại khiến cho nguồn cung lương thực - thực phẩm bị sụt giảm
Mặc dù Chính phủ đã ban hành Công văn 639/BTM-XNK ngày 16/8/2007 và Công văn
số 266/TTg-KTTH ngày 21/2/2008 để khống chế lượng gạo xuất khẩu tối đa nhằm kiểm soát lạm phát và đảm bảo an ninh lương thực trong nước, nhưng việc giá lương thực, thực phẩm
Trang 19CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010
I THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2006-2010
5 lần so với mức tăng 4,18% của quý I/2007, trong khi nhóm này có quyền số 42,85%, lớn nhất trong rổ hàng hoá CPI, có thể nói đây là nguyên nhân chủ yếu tác động làm CPI tăng mạnh
Thứ ba: Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ liên tục mở rộng từ 2001-2006 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Trong vòng 3 năm trở lại đây kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức rất cao trên 8%, và mục tiêu của giai đoạn này đối với Chính phủ Việt Nam là
ưu tiên tăng trưởng kinh tế Với mục tiêu này đã khuyến khích cho “chính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng đã thực hiện trong nhiều năm liền nhưng quản lý chưa chặt chẽ” nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và đây cũng là nhân tố góp phần khiến lạm phát bình quân từ 2005 đến 2007 tăng trên 8,01% Tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế tăng mạnh trong một thời gian dài nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế là một nguyên nhân quan trong làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế Các ngân hàng cũ mở rộng tín dụng bằng việc nới lỏng điều kiện cho vay, cạnh tranh nhau bằng giảm lãi suất cho vay, tăng lãi suất huy động để tìm kiếm nguồn vốn cho vay,chuyển đổi mô hình, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn để tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới nhanh chóng vượt quá khả năng quản trị, cho thành lập thêm các ngân hàng mới và tất
cả các ngân hàng chủ yếu đua nhau tìm kiếm lợi nhuận từ nghiệp vụ cho vay nên càng làm cho tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng cao trong suốt năm 2007 và 3 tháng đầu năm
2008, đó là nguyên nhân rất quan trong gây sức ép rất lớn làm gia tăng lạm phát trong thời gian qua
Thứ tư: Luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh: bắt đầu từ cuối năm 2006 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cùng với những cải cách về cơ chế chính sách và môi trường đầu tư đã tạo điều kiện cho các luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh Năm 2007 luồng vốn FDI tăng 20,3 tỷ USD vốn đăng ký, cao hơn nhiều so với mức 10,2 tỷ USD của năm 2006, đặc biệt là luồng vốn đầu tư gián tiếp gia tăng mạnh mẽ khoảng trên 6 tỷ, gấp 5 lần con số của năm 2006 mà chủ yếu đổ vào thị trường chứng khoán, trái phiếu đặc biệt là đổ vào IPO các doanh nghiệp nhà nước lớn Đứng trước bối cảnh này, Ngân hàng nhà nước đã phải cung ứng một lượng lớn tiền VND để mua ngoại tệ vào nhằm mục tiêu ổn định và phá giá nhẹ tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và điều này làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng cao, tác động làm lạm phát gia tăng
Và bối cảnh kinh tế toàn cầu cũng tác động đến tình hình lạm phát Việt Nam:
Thứ nhất: Giá dầu và giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào của sản xuất liên tục gia tăng: Trong 4 năm từ 2003-2006 kinh tế toàn cầu liên tục tăng trưởng cao, đặc biệt là nhóm các nước “mới nổi” ở khu vực Châu á, nhất là Trung Quốc đã đẩy nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng cao đột biến, cùng với những bất ổn và xung đột chính trị quân sự tại khu vực Trung Đông là các nguyên nhân trực tiếp đẩy giá dầu lên cao chưa từng có trong lịch sử 110 USD/thùng trong tháng 3/2008, đồng thời giá các nguyên vật liệu đầu vào khác như sắt thép, phân bón, xi măng cũng liên tục gia tăng Như vậy, giá dầu đã tăng 72%, sắt thép tăng 114%, phân bón tăng 59,6%, khí hoá lỏng tăng 95% kể từ đầu năm 2007 đến tháng 3/2008 và đây cũng là mức tăng cao nhất từ trước tới nay
Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm liên tục gia tăng: xuất phát từ quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai dịch bệnh diễn ra liên tiếp, cùng với những năm tăng trưởng kinh tế
Trang 20CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010
I THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2006-2010
mạnh trên thế giới - là những năm quá trình công nghiệp hoá được đẩy mạnh khiến diện tích đất sử dụng cho trồng trọt, chăn nuôi bị thu hẹp Tất cả những điều trên làm sản lượng lương thực - thực phẩm ngày càng giảm mạnh Ngoài ra, giá năng lượng tăng cao đã khiến nhiều nước sử dụng một sản lượng lớn ngũ cốc chuyển sang sản xuất nhiên liệu sinh học càng làm cho nguồn cung lương thực đã giảm càng giảm sút
Thứ ba: Một khối lượng tiền lớn được đưa ra nền kinh tế toàn cầu: Trước việc giá dầu và giá lương thực - thực phẩm liên tục leo thang đã tạo nên cú sốc cung rất lớn đẩy lạm phát toàn cầu tăng cao, tình hình này đã buộc các NHTW phải tăng các mức lãi suất chủ chốt để kiềm chế lạm phát, cụ thể: Nhật Bản tăng 1 lần từ 0,25%- 0,5%/năm; khu vực đồng Euro tăng 2 lần từ 3,5%-3,75%-4,0%/năm; Anh tăng 3 lần từ 5%-5,5%/năm (trong đó có 1 lần giảm); Thuỵ Điển tăng 4 lần từ 3,0%-4,0%/năm; Trung Quốc tăng 6 lần từ 6,12-7,47%/năm Việc các nước thực hiện thắt chặt tiền tệ thông qua tăng lãi suất chủ đạo cùng với việc giá dầu, giá lương thực - thực phẩm tiếp tục tăng cao chính là nguyên nhân cơ bản đã đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái vào những tháng đầu năm 2008, mà biểu hiện là cuộc khủng hoảng cho vay dưới tiêu chuẩn của Mỹ bắt đầu từ tháng 7/2007 Trước bối cảnh lạm phát gia tăng và kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, các NHTW không còn cách nào khác là phải bơm một lượng tiền khổng lồ để cứu vãn nền kinh tế, trong đó riêng Mỹ từ tháng 8/2007 đến nay đã phải đưa ra nền kinh tế trên 2.300 tỷ USD, trong đó có 800 tỷ USD tiền mặt để cứu vãn hệ thống ngân hàng, NHTW Châu âu, Nhật Bản, Anh cũng phải đưa một lượng tiền lớn để cứu vãn nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng; cùng với việc một số NHTW phải thực hiện cắt giảm lãi suất từ tháng 8/2007 trở lại đây như Mỹ, Anh, Canada Việc cứu vãn nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái bằng biện pháp đưa hàng nghìn tỷ USD
ra nền kinh tế lại càng đẩy lạm phát toàn cầu tiếp tục tăng cao
Tình hình ngoại tệ tại Việt Nam như vậy là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, năm 2007 nước ta nhập siêu khoảng 12 tỷ USD, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ của nước ta đạt 45 tỷ USD, tăng hơn năm trước, nhiều mặt hàng xuất khẩu vượt kim ngạch 1 tỷ USD;
Thứ hai, thị trường chứng khoán nước ta phát triển mạnh, vốn đầu tư gián tiếp (FII) đổ vào thị trường chứng khoán tăng mạnh, vào khoảng hơn 6 tỷ USD;
Thứ ba, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2007 ước đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006;
Thứ tư, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta tự do hoá nguồn vốn vãng lai, gồm: nguồn vốn USD từ nước ngoài chuyển vào nước ta và từ nước ta chuyển ra nước ngoài; Thứ năm, kiều hối năm 2007 đạt khoảng gần 6 tỷ USD, bên thụ hưởng kiều hối được lĩnh bằng ngoại tệ;
Thứ sáu, tình trạng đôla hoá ở mức cao, thể hiện nguồn vốn huy động của nhiều NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ quy đổi ra VND chiếm tỷ trọng 30% tổng nguồn vốn
Trang 21CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010
I THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2006-2010
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân do NHNN Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ quốc gia năm 2007 VND yếu so với USD từ 1% đến 2% Hệ quả của chính sách ấy khiến ngoại tệ mạnh đổ vào nước ta
2 THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2008
Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm tác động tới tình hình sản xuất, xuất khẩu trong nước Do đó gây ra những biến động tỷ giá rất phức tạp với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ, thậm chí là cả tin đồn thất thiệt
Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá được điều chỉnh 5 lần một mật độ chưa từng có trong lịch sử
Biếu đồ diễn biến tỷ gía USD/VNĐ năm 2008
Tình hình biến động tỷ giá năm 2008 được chia làm 4 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: từ 01/01/2008 tới 25/03/2008:
Tỷ giá USD/VND có xu hướng giảm, theo công bố của tổng cục thống kê, giá tiêu dùng tháng 1/2008 tăng 2,38% so với cuối năm 2007 để kiềm chế lạm phát thì NHNN đã điều chi nhr lãi suất cơ bản từ 8.25%/năm lên 8.75%/năm, tăng 0,5%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng lên 7,5%/năm, Ngày 13/2, NHNN thông báo phát hành tín phiếu NHNN bằng VND, vào ngày 17/3 dưới hình thức bắt buộc đối với 41 NHTM với tổng giá trị tín phiếu phát hành 20300 tỷ đồng với kỳ hạn 364 ngày, lãi suất 7,8%/năm Đồng thời tỷ giá ÚD trên thị trường thế giới tăng mạnh
Trong giai đoạn này, tỷ giá USD/VND trên thị trường LNH giảm mạnh từ 16.112 đồng xuống còn 15.960 đồng Tỷ giá trên TTTD có lúc rớt xuống thấp hơn tỷ giá LNH và dao động trong khoảng từ 15.700 đến 16.000 VND/USD
Biểu đồ diễn biến các loại lãi suất trong năm 2008
Trang 22CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010
I THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2006-2010
* Giai đoạn 2: từ 26/03/2008 tới 16/07/2008: Tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt USD trên cả thị trường LNH lẫn thị trường tự do
Trong giai đoạn này tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19.400 VND/USD vào ngày 18/6, cách hơn 2.600 đồng so với mức trần, còn trên TTTD cao hơn khoảng 100-150 VND/USD sau đó dịu lại khi NHNN nới biên độ từ 1% lên +/- 2% (ngày 27/6) và kiểm soát chặt các giao dịch
Nguyên nhân:
▪USD tăng mạnh trong giai đoạn này là do tâm lý bất ổn của doanh nghiệp và người dân khi thấy USD tăng nhanh dẫn đến trạng thái găm ngoại tệ của nhà đầu cơ Nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của doanh nghiệp xuất và nhập khẩu đến hạn cao; tăng nhập khẩu vàng do chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới
▪Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam bằng việc bán trái phiếu CP khi lo ngại về tình hình kinh tế và do tình hình thanh khoản thấp trên thị trường thế giới đẩy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước tăng cao (bán ròng 0,86 tỷ USD)
Trang 23CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010
I THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2006-2010
khấu bộ chứng từ xuất khẩu, vay thực hiện dự án sản xuất, xuất khẩu, giảm hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ bán lại trên thị trường)
* Giai đoạn 3: 17/07/2008 tới 15/10/2008: Giảm mạnh và dần đi vào bình ổn
Tỷ giá USD/VND giảm mạnh từ 19.400 VND/USD còn 16.400 VND/USD và giao dịch bình ổn quanh mức 16.600 VND/USD trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng giữa tháng
10
Nguyên nhân:
▪Nhờ có sự can thiệp kịp thời của NHNN, cơn sốt USD đã bị chặn đứng Nhận thấy tình trạng sốt USD đã ở mức báo động, lần đầu tiên trong lịch sử, NHNN đã công khai công bố dự trữ ngoại hối quốc gia là 20,7 tỷ USD khi các thông tin trên thị trường cho rằng USD đang khan hiếm
Biểu đồ dự trữ ngoại hối (tỷ USD) của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2008
▪NHNN cũng ban hành một loạt các chính sách nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ như kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ ( cấm mua bán ngoại tệ trên TTTD không đăng
kí với NHTM ), cấm mua bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng, bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các NTHM lớn
* Giai đoạn 4: từ 16/10/2008 đến hết năm:
Tỷ giá USD/VND tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất là 16.998 VND/USD sau đó giảm nhẹ Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá Tuy nhiên cung ngoại
tệ hạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 07/11, tỷ giá tăng tới mức 17.440 VND/USD
Nguyên nhân:
▪Trong khoảng thời gian tháng 10 - 11, nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh việc bán chứng khoán trong đó bán Trái phiếu (700 triệu USD), Cổ phiếu (100 triệu USD) Nhu cầu mua ngoại tệ của khối đầu tư nước ngoài tăng cao khi muốn đảm bảo thanh khoản