1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Lịch sử bậc Trung học cơ sở (THCS) phục vụ chiến lược đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay

24 232 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 327,2 KB

Nội dung

Về kiến thức Đối với bậc THCS, mục tiêu chung của bộ môn Lịch sử được xác định là: “Giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, làm c

Trang 1

Theo đó, chương trình, sách giáo khoa được coi là khâu đột phá, tạo tiền đề cho việc đổi mới các vấn đề cơ bản của đổi mới giáo dục phổ thông Cho nên, việc nghiên cứu chương trình, nội dung phổ thông mà giai đoạn đầu là bậc THCS nhằm phục vụ chiến lược đổi mới giáo dục phổ thông có ý nghĩa quan trọng, then chốt trong giai đoạn hiện nay

Bộ môn Lịch sử ở trường THCS trong những năm gần đây đã nhận được sự quan tâm của toàn xã hội Kể từ khi chương trình mới được đưa vào dạy học đã nhận được phản hồi về sự tích cực, tiến bộ so với các chương trình trước đây và được xã hội thừa nhận Thế nhưng, cũng trong quá trình thực hiện, chương trình Lịch sử THCS đã bộ lộ nhiều hạn chế Học sinh ngay từ

những lớp học đầu tiên của bậc học THCS đã có “hội chứng” chán, thậm chí sợ học môn Lịch

sử Điều này một phần xuất phát từ đặc thù bộ môn, nhưng phần khác do sự khô khan, thiếu hấp dẫn của chương trình và nội dung Lịch sử THCS Vì thế, giáo viên khó khăn trong việc truyền

đạt, học sinh không hứng thú với việc tiếp nhận, làm cho môn Lịch sử trở thành một “vấn đề”

đối với dạy học ở trường phổ thông Do đó, nghiên cứu về chương trình, nội dung sách giáo khoa Lịch sử THCS hiện hành để từ đó đề xuất giải pháp xây dựng chương trình sách giáo khoa Lịch sử THCS mới sau năm 2015 theo quan điểm của chiến lược đổi mới căn bản toàn diện giáo dục của Bộ Giáo dục và đổi mới bộ môn Lịch sử thực sự quan trọng và cần thiết

Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề: Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Lịch sử bậc Trung học cơ sở (THCS) phục vụ chiến lược đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay làm đề tài nghiên cứu

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về chương trình, sách giáo khoa Lịch sử ở bậc THCS, các nhà giáo dục, nhà

sư phạm tiếp cận ở dưới 3 góc độ cơ bản là nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa (nguyên tắc, nội dung, phương pháp, ưu điểm và nhược điểm); hướng dẫn và biện pháp sử dụng chương trình, sách giáo khoa; góp ý và điều chỉnh chương trình, sách giáo khoa cho phù hợp với thực

tiễn

1 Ngay khi chương trình sách giáo khoa Lịch sử THCS mới được đưa vào sử dụng đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu, góp ý từ nhiều nhà nghiên cứu, nhà sư phạm trong đó đáng

chú ý là bài viết Vài góp ý về sách giáo khoa môn Lịch sử của tác giả Lê Minh Quốc đăng trên

tạp chí Xưa và Nay, Số 39 B năm 2009 Với công trình này tác giả đã trình bày về cấu trúc, nội dung cũng như những vấn đề còn tồn tại, bất cập trong chương trình sách giáo khoa Lịch sử THCS và một số ý kiến đề xuất điều chỉnh những bất cập, hạn chế cho phù hợp Tác giả đã chỉ

ra được những nguyên tắc cơ bản, nội dung, điểm tích cực cũng như những bất cập, hạn chế của chương trình, sách giáo khoa Lịch sử THCS Từ những nghiên cứu ưu điểm và nhược điểm nêu trên, tác giả đã mạnh dạn đề xuất những giải pháp cụ thể để xây dựng và hoàn chỉnh chương trình, sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS Tuy nhiên, ở mức độ 1 bài báo khoa học nên việc phân tích, trình bày chưa đảm bảo hệ thống và phản ánh hết nguyên tắc, phương pháp, nội dung trình bày sách giáo khoa, chương trình và những vấn đề còn tồn tại, bất cập và giải pháp khắc phục

chương trình, sách giáo khoa Lịch sử THCS hiện hành

2 Sau một thời gian đưa chương trình, sách giáo khoa Lịch sử mới vào dạy học ở bậc THCS, cơ quan pháp lý chịu trách nhiệm lớn nhất về chương trình, sách giáo khoa Lịch sử là Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nhận thấy bên cạnh những mặt tích cực, ưu việt thì còn tồn tại

Trang 2

những bất cập, hạn chế của chương trình Lịch sử bậc THCS nên đã có sự điều chỉnh Sự điều

chỉnh đó được thực hiện trong quyết định ban hành về Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Lịch sử, cấp THCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo tháng 8 năm 2011; Đề tài cấp Nhà nước trọng điểm về Đánh giá quy trình, tính khoa học, tính sư phạm của chương trình, sách giáo khoa mới môn Lịch sử cấp THCS do Đinh Xuân Lâm chủ biên Trong công văn

hướng dẫn này và trong công trình này, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tập thể các tác giả tham gia đề tài đã chỉ ra được những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, bỏ bớt một số nội dung của sách giáo khoa cho phù hợp Hai công trình này được coi là những công trình đầu tiên của cơ quan chủ quản, những chuyên gia hàng đầu về biên soạn chương trình, sách giáo trong nghiên cứu lại chương trình sách giáo khoa Lịch sử THCS hiện hành để từ đó có sự điều chỉnh trong một

chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS cho phù hợp hơn

3 Ở một hướng tiếp khác, để khắc phục những khó khăn, bất cập cũng như phát huy ưu điểm của sách giáo khoa, chương trình Lịch sử mới, một số công trình với mục tiêu này cũng ra

đời, tiêu biểu là cuốn Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử THCS (phần Lịch sử Việt Nam) do tác giả Nguyễn Thị Côi chủ biên Công trình là sự hướng dẫn hệ thống các

kênh hình theo hướng khai thác nhằm hướng đến phát huy tính tích cực của học sinh, đem lại sự hứng thú cho người học, hạn chế những khó khăn, hạn chế của sách giáo khoa, chương trình Đó cũng được coi là một yếu tố trong cải cách, đổi mới chương trình sách sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS, là chiều hướng để nhóm nghiên cứu căn cứ đề xuất giải pháp kiến nghị trong cải

cách, đổi mới chương trình

Dù được tiếp cận chương trình sách giáo khoa Lịch sử THCS dưới nhiều phương diện, nhưng có thể nhận thấy rằng thực sự chưa có 1 công trình nghiên cứu chuyên sâu nghiên cứu về chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu được công bố trong các công trình nêu trên là cơ sở để nhóm nghiên cứu tiếp tục phát triển trong đề tài

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu được nguyên tắc, phương pháp, cấu tạo của chương trình Lịch sử THCS hiện hành; những ưu điểm cơ bản về phương pháp, nguyên tắc, nội dung, cách thức xây dựng của chương trình Lịch sử bậc THCS đối với việc dạy học Lịch sử hiện nay

- Đánh giá và chỉ ra được những bất cập, hạn chế cơ bản về chương trình, nội dung sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS đối với việc dạy học Lịch sử hiện nay

- Xây dựng các phương án cụ thể về chương trình sách giáo khoa mới sau năm 2015 theo quan điểm của chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài hướng vào việc thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Thứ nhất, nghiên cứu lý luận về xây dựng chương trình, cơ sở lý luận và thực tiễn xây

dựng chương trình sách giáo khoa Lịch sử để trên cơ sở đó chỉ ra được cấu tạo, phương pháp, nguyên tắc tổ chức chương trình sách giáo khoa Lịch sử

- Thứ hai, nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa, đối sánh với mục tiêu của

chương trình, thực tiễn của nhà trường THCS để từ đó chỉ ra được ưu điểm, hạn chế của chương trình này

- Thứ ba, nghiên cứu chiến lược đổi mới căn bản toàn diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo,

yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa Lịch sử THCS, thực tiễn giáo dục lịch sử ở bậc THCS để đề ra hệ thống các giải pháp, kiến nghị

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 3

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS phục

vụ chiến lược đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu chương trình sách giáo Khoa bộ môn

Lịch sử ở bậc THCS bao gồm lớp 6, 7, 8, 9

- Về phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài nói trên, nhóm đề tài tập trung

nghiên cứu về cấu tạo, nguyên tắc xây dựng, nội dung và ưu điểm cơ bản của chương trình, sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS hiện hành; nghiên cứu những hạn chế về cấu tạo, nội dung, phương pháp, tổ chức thực hiện của chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS; nghiên cứu xây dựng khung chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS mới

5 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu cơ sở lý luận, các nguyên tắc, phương pháp để xây

dựng chương trình sách giáo khoa, chương trình sách giáo khoa Lịch sử; cơ sở lý luận để xây dựng hệ thống các giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập của chương trình sách giáo khoa Lịch

sử bậc THCS hiện hành, chiến lược đổi mới căn bản toàn diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với nghiên cứu thực tiễn: Trên nên tảng lý thuyết về

chương trình, sách giáo khoa, nhóm nghiên cứu tiếp cận các chương trình sách giáo khoa Lịch

sử các lớp cụ thể ở bậc THCS, từ đó đánh giá với yêu cầu về mặt lý thuyết của một chương trình sách giáo khoa Đó là điều kiện để nhóm nghiên cứu chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế, bất cập của chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS hiện hành so với yêu cầu cần đạt được

- Nghiên cứu dự báo: Từ những nghiên cứu thực tiễn và lý thuyết trên, nhóm nghiên

cứu coi đó là cơ sở, kết hợp với những ưu điểm của chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS hiện hành, chiến lược đổi mới căn bản toàn diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đề xuất chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS mới

6 Đóng góp của đề tài

- Đánh giá được những ưu điểm, bất cập, hạn chế cơ bản của chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS hiện hành nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác dạy học và chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Kết quả nghiên cứu được khai thác, xây dựng thành hệ thống các giải pháp, đề xuất, kiến nghị gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm phục vụ cải cách, xây dựng chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS

- Đề xuất hệ thống các phương án về chương trình sách giáo khoa Lịch sử THCS mới sau năm 2015 theo quan điểm đổi mới căn bản toàn diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được trình bày gồm có ba chương:

- Chương 1: Tổng quan về chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS

- Chương 2: Hạn chế, bất cập của chương trình sách giáo khoa Lịch sử ở bậc THCS trong dạy học hiện nay

- Chương 3: Giải pháp xây dựng chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS phục

vụ chiến lược đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

Trang 4

NỘI DUNG

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA

LỊCH SỬ BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Mục tiêu

1.1.1 Về kiến thức

Đối với bậc THCS, mục tiêu chung của bộ môn Lịch sử được xác định là: “Giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, làm cơ sở bước đầu cho việc hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, tạo cho học sinh các năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội” [1, tr.113] Trên cơ sở mục tiêu chung, về mặt kiến thức mục tiêu

đầu tiên và được xem là quan trọng là giúp học sinh nhận biết được về tiến trình cơ bản của lịch

sử dân tộc Đây được coi là mục tiêu kiến thức xuyên suốt trong tổ chức xây dựng và thực hiện

chương trình: “Đối với học sinh THCS, mục tiêu của môn học này là làm cho học sinh nhận biết được lịch sử dân tộc thông qua sự kiện lịch sử và nhân vật tiêu biểu, có chọn lọc”[12, tr.3] Sở

dĩ, mục tiêu hình thành được ở người học kiến thức nền tảng được coi là chủ yếu vì đó là kiến thức tối thiểu mà một công dân cần tích lũy được sau khi tốt nghiệp THCS, bởi nếu vì nếu không có điều kiện tiếp tục học ở bậc THPT, người học cũng có thể có được sự hiểu biết cơ bản

về tiến trình lịch sử dân tộc Ngay cả những nội dung về kiến thức lịch sử thế giới được trình bày trong chương trình cũng không nằm ngoài mục tiêu là phục vụ trực tiếp cho việc hình thành kiến thức lịch sử dân tộc ở người học Bởi đơn giản rằng, thông qua việc học lịch sử thế giới trong chương trình, người học sẽ có cái nhìn chung, có mối liên hệ đối với lịch sử nước nhà Điều này chỉ có ở bậc THCS, khi đến bậc THPT, khi học sinh đã có kiến thức về lịch sử Việt Nam, khối lượng kiến thức lịch sử thế giới vì thế cũng được tăng lên tương ứng không còn hỗ trợ chủ yếu cho mục tiêu phát triển kiến thức lịch sử nước nhà như bậc THCS mà người học sẽ hình thành kiến thức sâu rộng hơn về lịch sử thế giới

Khi thực hiện mục tiêu hình thành kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc cho học sinh, việc dạy học chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS phải đảm bảo được rằng những kiến thức đó phải là những kiến thức tiêu biểu nhất, khái quát được sự phát triển của lịch sử dân tộc:

“Học sinh cần phải có kiến thức cơ bản và hệ thống về lịch sử nhưng không phải là học lịch sử các triều đại mà chỉ học những điều tiêu biểu nhất của từng thời kỳ lịch sử” [12, tr.4] Dù vậy, việc thực hiện, xây dựng và mục tiêu kiến thức của chương trình ngoài đảm bảo bảo tính thống nhất, liên tục còn phải đảm bảo tính đa dạng, phong phú trong cái thống nhất đó nhưng không được làm đảo lộn, gây lộn xộn trong mục tiêu của người học như thế mới đảm bảo việc hình thành được kiến thức cơ bản của học sinh trong tiến trình phong phú, đa dạng của lịch sử dân tộc

Ngoài ra, trong mục tiêu kiến thức mà chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS đạt được cũng cần đảm bảo rằng những kiến thức được xây dựng và đưa vào dạy học phải phù hợp và mang tính vừa sức đối với học sinh THCS Đồng thời, những tri thức vừa sức đó phái được xây dựng và hình thành trên một nền tảng đúc rút từ những sự kiện, hiện tượng, nhân vật

lịch sử cụ thể chứ không phải là trên một nền tảng lý luận xa vời đối với học sinh: “Phù hợp với nhận thức lứa tuổi tuổi 14 – 16, lịch sử nên được nhận biết qua các sự kiện cụ thể chứ không phải thông qua những bài khô khan, chứa đựng nhiều lý luận, nhưng trang sử “vô nhân xưng” như đã có người phê phán”[12, tr.4] Làm được điều này là không phải là dễ, nó đòi hỏi khi xây

dựng chương trình ngoài việc dựa trên nền tảng cơ sở lý luận vững chắc thì còn phải biết “ẩn”

hệ thống các phương pháp luận ấy đằng sau để học sinh ở bậc này tiếp nhận lịch sử một cách dễ dàng, bởi vì đối với học sinh ở lứa tuổi việc đặt ra mục tiêu hình thành phương pháp luận nhận thức xã hội là quá sức, không phù hợp với thực tiễn Trên cơ sở mục tiêu chung đó mỗi lớp học,

Trang 5

mỗi bậc học, mục tiêu về mặt kiến thức cũng có sự khác biệt, nhằm đảm bảo mục tiêu chung của bộ môn Lịch sử ở bậc THCS

1.1.2 Về tư tưởng, tình cảm, thái độ

Theo mục tiêu chung của bậc THCS, Bộ Giáo dục và Đào tạo khi biên soạn chương trình sách giáo khoa bậc THCS đã xác định, mục tiêu về tư tưởng, tình cảm, thái độ mà sau khi

hoàn thành bậc THCS học sinh đạt được thông qua bộ môn Lịch sử là “làm cơ sở bước đầu cho việc hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, tạo cho học sinh các năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội” [1, tr.113] Với mục tiêu chung đó, mỗi đơn vị kiến thức, mỗi bài, chương và mỗi

khối lớp trong nội dung xây dựng sách giáo khoa đều thể hiện những tư tưởng, tình cảm, thái độ

mà học sinh cần được hình thành Trên cơ sở đó, chúng tôi thông kê các mục tiêu cơ bản của lớp

6, 7, 8, 9 mà học sinh cần đạt được sau khi học xong môn Lịch sử, làm tiền đề cho việc hình thành mục tiêu chung mà môn Lịch sử cần hình thành về tư tưởng, thái độ, tình cảm đối với học sinh

Ở mỗi khối lớp, mục tiêu về tư tưởng, tình cảm, thái độ được hình thành ở mức độ cao hơn Các mục tiêu này được xây dựng trên nền tảng mục tiêu kiến thức cung cấp cho học sinh

Do đó, ở mỗi lớp, mỗi chương, mỗi bài và đơn vị kiến thức mục tiêu về tư tưởng, thái độ, tình cảm cũng có sự khác biệt, nhưng cũng hướng đến mục tiêu chung cơ bản của lớp, của bậc THCS

Nhìn chung, mục tiêu về tư tưởng tình cảm, thái độ là một trong những mục tiêu cơ bản

mà chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS khi xây dựng hướng đến Mục tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ với mục tiêu về mặt kiến thức, phản ánh mục tiêu kiến thức Do đó, việc xây dựng mục tiêu kiến thức đảm bảo yêu cầu mục tiêu bậc THCS là cơ sở để đạt được mục tiêu

về tư tưởng, tình cảm thái độ mà sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS đặt ra

1.1.3 Về kỹ năng

Xét về tổng thể, thông qua trình bày các nội dung kiến thức, chương trình sách giáo

khoa Lịch sử với quá trình dạy học sẽ góp phần thực hiện mục tiêu “hình thành năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết vấn đề trong dạy học Lịch sử”[12, tr.4] Từ mục tiêu chung đó, thông qua chương trình sách giáo khoa Lịch sử sẽ hình thành các kỹ năng tương ứng dưới đây

Bảng 1.1.3: Mục tiêu về kỹ năng cơ bản của chương trình

sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS

1 Tái hiện sự kiện, hiện

tượng, nhân vật lịch sử

- Hình thành, tái hiện các sự kiện, hiện tượng, các nhân vật lịch sử có ảnh hưởng, tác động to lớn đến tiến trình lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, lịch sử địa phương

2 Kỹ năng thực hành bộ môn

Lịch sử

- Kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, sơ đồ (quan sát, đọc, hiểu, trình bày) về các chiến dịch, trận đánh, các khu vực địa lý,…

- Kỹ năng xây dựng các niên biểu, đồ thị về các sự kiện, các chiến dịch, các cuộc chiến tranh, về các thành tựu kinh

tế văn hóa xã hội

- Kỹ năng khai thác, tái hiện kiến thức lịch sử thông qua các tư liệu, hiện vật lịch sử như tranh, ảnh, hiện vật khảo

cổ, hiện vật bảo tàng, phim tư liệu,

3

Kỹ năng xác định mối liên

hệ và vận dụng mối liên hệ

giữa các sự kiện, hiện

- Xác định được mối liên hệ giữa các sự kiện trong tiến trình lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc với lịch sử thế giới, lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc để

Trang 6

tượng, lịch sử thấy được sự phát triển biện chứng của lịch sử

- Đánh giá được tác động của mối quan hệ đó với các sự kiện, hiện tượng lịch sử với tiến trình lịch sử

5 Kỹ năng liên hệ kiến thức

với thực tiễn

- Vận dụng được kiến thức lịch sử để giải quyết những vấn

đề về chủ quyền, lãnh thổ,….hiện nay

Hệ thống các kỹ năng bộ môn nêu trên là các kỹ năng cần xây dựng và hình thành mà trong chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS hướng đến Do đó, việc dạy học cần dựa trên các mục tiêu kỹ năng đó, coi đó là chuẩn năng lực cần thiết để lựa chọn phương phức dạy học phù hợp

1.2 Nguyên tắc xây dựng

Chương trình sách giáo khoa Lịch sử THCS nói riêng và chương trình sách giáo khoa Lịch sử nói chung đều được cấu tạo bởi hai nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc đồng tâm và nguyên tắc đường thẳng Tùy theo nội dung kiến thức, chương trình sách giáo khoa có sự kết hợp giữa hai nguyên tắc trong xây dựng và thể hiện các nội dung kiến thức

- Đối với nguyên tắc đường thằng: Nguyên tắc đường thẳng là một yêu cầu cơ bản mà

chương trình sách giáo khoa Lịch sử cần phải tuân thủ vì chỉ có quán triệt đầy đủ nguyên tắc này thì sách giáo khoa Lịch sử mới phản ánh được tiến trình, sự phát triển của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới qua các thời kỳ Vận dụng nguyên tắc này, trong chương trình, nội dung về kiến thức của các khối lớp 6, 7, 8, 9 được trình bày kế tiếp, liên tục về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc

từ khởi thủy cho đến thời kỳ hiện đại Với cách trình bày như thế này, chương trình sách giáo khoa sẽ cung cấp một tiến trình thống nhất, đảm bảo cho tiến trình lịch sử được hệ thống một cách khái quát thống nhất Nguyên tắc đường thẳng còn thể hiện trong việc cấu tạo của chương trình sách giáo khoa mỗi lớp là việc trình bày song hành giữa kiến thức lịch sử dân tộc với lịch

sử thế giới theo từng thời kỳ lịch sử Nguyên tắc trình bày theo phương pháp đường thẳng song hành vừa đảm bảo tính thống nhất của tiến trình lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, đồng thời vừa tạo được mối liên hệ giữa kiến thức lịch sử dân tộc với lịch sử thế giới

- Đối với nguyên tắc đồng tâm: Nguyên tắc đường thẳng có ưu điểm là làm cho chương

trình sách giáo khoa Lịch sử đảm bảo được sự phát triển hợp quy luật của tiến trình lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới Thế nhưng, việc cấu tạo theo nguyên tắc này có hạn chế là không có sự liên

hệ, lặp lại, củng cố kiến thức giữa các khối lớp trong hệ thống bậc THCS Khắc phục nhược điểm của nguyên tắc này, chương trình sách giáo khoa Lịch sử còn vận dụng nguyên tắc đồng tâm Nguyên tắc này thể hiện rất rõ thông qua sự kế thừa kiến thức về lịch sử trong chương trình bậc tiểu học và có mối liên hệ về các nội dung kiến thức với chương trình lịch sử THPT Điều này giúp học sinh nắm được tiến trình, vừa được cũng cố kiến thức ở bậc THPT

Sự thể hiện nguyên tắc đồng tâm thể hiển rất rõ trong chương trình sách giáo khoa Lịch

sử THCS Ở bậc THCS, chương trình đảm bảo hệ thống tri thức và lịch sử Việt Nam nhưng

Trang 7

thiếu hệ thống về lịch sử thế giới Đến bậc THPT, chương trình đảm bảo hệ thống tri thức lịch

sử thế giới (từ công xã nguyên thủy đến thời hiện đại) mà không lặp lại một cách hệ thống về lịch sử Việt Nam Tuy nhiên, chương trình THPT nâng cao những ván đề lý thuyết trên cơ sở các kiến thức cơ bản Cả hai chương trình bổ sung cho nhau; đến cuối năm lớp 12, nhận thức về lịch sử cơ bản của học sinh trở nên trọn vẹn, có hệ thống Ví dụ, phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam cận hiện đại đã học ở bậc THCS cũng được trình bày trong bậc THPT với số tiết không có sự chênh lệch đáng kể Tuy nhiên xét một cách cụ thể thì giữa hai bậc có sự phân biệt

cụ thể về mức độ kiến thức[13, tr.39 - 40] Chương trình Lịch sử THPT tăng mức độ khái quát hóa, suy luận và gia tăng khối lượng tri thức nhất định trên nền tảng kiến thức bậc THCS Xây dựng chương chương trính sách giáo khoa Lịch sử cần phải đảm bảo những yêu cầu nhất định Đó là vừa đảm bảo được sự phát triển theo quy luật của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, mối liên hệ giữa lịch sử dân tộc với lịch sử thế giới, nhưng đồng thời phải đảm bảo tính

kế thừa, đảm bảo tính vừa sức và mối liên hệ với chương trình lịch sử bậc THPT Do đó, chương trình sách giáo khoa Lịch sử đã vận dụng nguyên tắc đồng tâm và nguyên tắc đường thẳng, kết hợp hai nguyên tắc này trong biên soạn, xây dựng cấu trúc chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS Sự tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở đảm bảo cho sách giáo khoa Lịch

sử bậc THCS đáp ứng cơ bản mục tiêu giáo dục của bộ môn

1.3 Cấu trúc

Cấu trúc chương của chương trình sách giáo khoa Lịch sử bao gồm 4 lớp là 6, 7, 8, 9 Chương trình của 4 lớp trình bày mỗi nội dung cụ thể, gắn với mỗi giai đoạn của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới từ khởi thủy đến hiện đại Cấu trúc chung của chương trình lịch sử bậc THCS được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 1.3.a Cấu trúc chung của chương trình sách giáo khoa

- Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XX

- Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

- Từ cách mạng tư sản đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ

- Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

4 9 - Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay 34

- Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 Theo cấu trúc chương trình ở bảng 1.3.a thì cấu trúc chương trình sách giáo khoa Lịch

sử THCS có sự gia tăng về khối lượng kiến thức theo khối lớp nhằm phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của mỗi bậc học, đồng thời vừa đảm bảo sự cân đối về cấu trúc giữa các bậc học

Cấu trúc chương trình thể hiện nội dung và sự phù hợp của một chương trình sách giáo khoa Lịch sử Chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS được kết cấu như trên thể hiện sự hợp lý nhất định, thế nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế bất cập ngay trong cách phân kỳ, kết cấu giữa các khối lượng kiến thức trong mỗi khối lớp giữa hai phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới

Trang 8

Chương 2: HẠN CHẾ, BẤT CẬP CỦA CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA LỊCH

SỬ Ở BẬC THCS TRONG DẠY HỌC HIỆN NAY

2.1 Về nguyên tắc xây dựng, cấu trúc

- Thứ nhất, cách phân kỳ lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới không thống nhất

Cách phân kỳ có tính phân định quan trọng, nó giúp cho học sinh có thể hình dung cơ bản về tiến trình lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, đồng thời ở một mức độ nào đó, nó còn là

cơ sở để phân định về nội dung các khối lớp trong biên soạn chương trình, sách giáo khoa Lịch

sử Việc phân kỳ hợp lý sẽ là cơ sở, là tiền đề để biên soạn được một chương trình, sách giáo khoa khoa học, tạo cơ sở nhận thức khái quát ban đầu ở học sinh về những sự kiện, dấu mốc chính trong tiến trình lịch sử, để học sinh có thể nắm bắt kiến thức dễ dàng, thuận lợi hơn Với mục tiêu và ý nghĩa của phân kỳ, chương trình, sách giáo khoa Lịch sử THCS đã xây dựng theo hai hệ thống phân kỳ Theo đó, ở phần lịch sử thế giới, chương trình sách giáo khoa phân kỳ theo các thời kỳ như nguyên thủy, cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại Thế nhưng, ở phần lịch

sử Việt Nam, tiến trình lịch sử được phân kỳ theo thế kỷ và theo năm, cụ thể: Từ nguồn gốc đến thế kỷ X, từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX, từ năm 1858 đến năm 1919, từ 1919 đến nay Với cách phân kỳ nêu trên, đồng thời với kết cấu của chương trình bao gồm mỗi khối lớp học song hành cả lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, học sinh khó có thể hình dung được mối tương quan giữa lịch sử Việt Nam trong tiến trình phát triển chung của lịch sử thế giới, mặt khác việc ghi nhớ cả hai cách phân kỳ là không thực sự quá cần thiết mà cần điều chỉnh cách phân kỳ nhất quán trong cả hai phần nội dung kiến thức nêu trên

Trong sự phân kỳ lịch sử thế giới ở các khối lớp cũng không được thống nhất và thiếu

sự hợp lý Ở chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 8, theo cấu trúc của một chương trình sách giáo khoa Lịch sử, việc phân kỳ về nội dung của lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam phải có sự tương thích về các giai đoạn lịch sử Trên thực tế, chương trình lịch sử thế giới được kết cấu là phần lịch sử cận hiện đại từ thế kỷ XVII đến năm 1945, trong khi đó lịch sử Việt Nam lại là phần thứ nhất của lịch sử Việt Nam cận đại từ 1858 đến 1918 Điều này khó tạo ra ở học sinh sự liên hệ về lịch sử Việt Nam với lịch sử thế giới trong quá trình học tập Ở chương trình sách giáo khoa lớp 9 điều này cũng diễn ra tương tự, theo đó nội dung của lịch sử thế giới được trình bày từ 1945 đến 2000 trong khi lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến 2000 Tức là, lịch sử thế giới

là giai đoạn hai của lịch sử thế giới hiện đại, trong khi đó, lịch sử Việt Nam là lịch sử cận hiện đại Chính điều này nó tạo ra sự chênh lệch về nội dung kiến thức giữa hai phần lịch sử thế giới

và lịch sử Việt Nam trong mỗi khối lớp

- Thứ hai, cấu trúc nội dung kiến thức của phần lịch sử thế giới quá chênh lệch

giữa chương trình, sách giáo khoa các lớp

Theo cấu trúc, chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS gồm hai phần chủ yếu là lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới Mỗi cuốn sách giáo khoa được biên soạn đều phải đảm bảo sự phù hợp về kết cấu, về nội dung và về mối quan hệ giữa hai nội dung kiến thức này Thực tế cho thấy, trong quá trình biên soạn, các tác giả đã cố gắng điều chỉnh theo các yêu cầu nêu trên để cho ra đời một cuốn sách giáo khoa toàn diện nhất thế nhưng xét về cấu trúc nội dung kiến thức của phần kiến thức vẫn có sự chênh lệch được thể hiện trong chương trình, sách giáo khoa của các lớp

Ở chương trình sách giáo khoa lớp 6, phần lịch sử thế giới được kết cấu thành một trong hai phần cơ bản của chương trình sách giáo khoa, nhưng chỉ được phân phối chương trình là dạy trong 4 tiết Đến lớp 7, khối lượng kiến thức này đã được tăng lên theo nguyên tắc tăng độ khó của kiến thức theo chương trình, khối lớp Tuy nhiên, so với phần lịch sử Việt Nam, phần lịch

sử thế giới có khối lượng kiến thức quá ít ỏi, chênh lệch theo cấu trúc cần thiết Mặc dù số tiết, kết cấu về số trang ít nhưng nội dung được dồn nén trong 4 tiết của chương trình lớp 6 và 9 tiết

Trang 9

của chương trình lớp 7 là chưa tương thích với trình độ, nhận thức lịch sử của học sinh hai khối lớp này

Nếu như trong chương trình sách giáo khoa ở hai lớp 6 và lớp 7, khối lượng kiến thức lịch sử thế giới chiếm vị trí quá nhỏ bé so với khối lượng kiến thức lịch sử Việt Nam thì đến chương trình lớp 8 điều này lại hoàn toàn ngược lại Đến lớp 8, khối lượng kiến thức lịch sử thế giới chiếm một phần quá lớn, lệch hẳn so với chương trình lịch sử Việt Nam Về thời gian, nội dung lịch sử thế giới ở trong sách giáo khoa lớp 8 trình bày từ thế kỷ XVII đến năm 1945 trong khi đó, lịch sử Việt Nam được trình bày từ 1858 đến 1918 Về kết cấu số trang nội dung giữa các phần trong sách giáo khoa cũng phản ánh sự chênh lệch này Nội dung lịch sử được trình bày gồm 113 trang so với 40 trang của lịch sử Việt Nam Như vậy, có thể nói, toàn bộ chương trình lịch sử thế giới từ thế kỷ XVII đến năm 1945 mà được trình bày trong toàn bộ cả chương trình lớp 8 so với phần lịch sử Việt Nam là không hợp lý trong khi ở lớp 6, lớp 7 chương trình sách giáo khoa đề cập đến lịch sử thế giới quá ít Đến chương trình sách giáo khoa lớp 9, thực

tế này lại ngược lại, lịch sử thế giới quá mỏng so với lịch sử Việt Nam Điều đó cũng không hợp

lý Nguyên nhân của tình trạng này là xuất phát từ việc biên soạn chương trình, sách giáo khoa

có quá nhiều tác giả nên nhìn chung là không đều tay, có những đoạn đi quá sâu nhưng có đoạn lại không như vậy[15, tr.11 - 12]

- Thứ ba, vận dụng nguyên tắc đồng tâm trong cấu trúc một số nội dung chương

trình sách giáo khoa chưa hợp lý

Chương trình sách giáo khoa Lịch sử được kết cấu theo nguyên tắc đồng tâm và có sự phát triển kế thừa giữa hai bậc THCS và THPT Nguyên tắc này đảm bảo tính toàn diện là đặc trưng xuyên suốt cần tuân thủ trong biên soạn chương trình sách giáo khoa, thế nhưng trên thực

tế do tính độc lập của các tác giả biên soạn chương trình sách giáo khoa bậc THCS và THPT, chương trình sách giáo khoa giữa hai bậc vận dụng nguyên tắc đồng tâm nhưng không đảm bảo tính nhất quán Chính điều này sẽ tạo nên khó khăn đối với học sinh khi tiếp kiện kiến thức từ bậc THCS đến bậc THPT Tính không nhất quán trong nguyên tắc đồng tâm được biện hiện khá

rõ trong một số nội dung chương trình sách giáo khoa bậc THCS trong tương quan với sách giáo khoa bậc THPT

Trong chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 6, học sinh đã được học Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X, nhưng lên lớp 10 thì lại học Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX Như vậy, những vấn đề trên được lặp lại nhưng cách trình bày lại không nhất quán

Tương tự, về các cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc thời Bắc thuộc, chương trình sách giáo

khoa Lịch sử lớp 6 đề cập đến các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu

Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền;

còn chương trình sách giáo khoa lớp 10 lại loại cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, Mai Thúc Loan

[16, tr.18] Có thể nói, so với chương trình sách giáo khoa lớp 10, nội dung kiến thức của chương trình sách giáo khoa lớp 6 xét về phương diện cung cấp kiến thức là lớn trội hơn Trên thực tế, theo nguyên tắc đồng tâm, nội dung kiến thức của chương trình sách giáo khoa lớp 10 được phát triển trên nền tảng kiến thức lịch sử lớp 6 nhưng với mức độ cao hơn, phù hợp với trình độ của khối lớp Thế nhưng việc trình bày các cuộc khởi nghĩa trên đã đi ngược lại nguyên tắc đồng tâm vốn có của các nội dung kiến thức sách giáo khoa Điều này nó phản ánh sự sai lệch nguyên tắc đồng tâm trong liên thông nội dung kiến thức giữa hai bậc THCS và THPT Cấu trúc không hợp lý trên cơ sở nguyên tắc đồng tâm cũng được lặp lại tương tự trong

chương trình sách giáo khoa lớp 8 Theo chương trình sách giáo khoa lớp 8, học sinh được

học Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918, trong khi ở chương trình sách giáo khoa lớp

11 lại là Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) Cả hai tập này kết cấu nội dung không được nhất quán Do thông tin đưa ra không nhất quán nên ta có thể hỏi, chẳng hạn Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế có thể chia làm bốn giai đoạn (sách giáo khoa lớp 11), hay chỉ ba giai đoạn

Trang 10

(sách giáo khoa lớp 8) Đối với vấn đề này, ở cả bốn giai đoạn (lớp 11), ba giai đoạn (lớp 8) đều

phù hợp vì nội dung chương trình sách giáo khoa ở mỗi khối lớp đề cập như vậy Nó dẫn đến một hiện tượng sau khi học nội dung chương trình lớp 8, đến lớp 11, học sinh sẽ thấy lúng túng trước thông tin mới về cuộc khởi nghĩa Yên Bái Tương tự, ở chương trình sách giáo khoa lớp 9

đề cập đến Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay thì sách giáo khoa lớp 12 là Lịch sử Việt

Nam từ năm 1919 đến 2000 Sự phân định về mốc kết thúc giữa chương trình sách giáo khoa

lớp 9 và lớp 12 khiến học sinh thực sự khó hiểu và xác định được mốc kết thúc của lịch sử Việt Nam hiện đại

2.2 Về hình thức, phương pháp

- Thứ nhất, trong khi thể hiện nguyên tắc đồng tâm, chương trình sách giáo khoa

Lịch sử bậc THCS trong mối quan hệ với chương trình sách giáo khoa bậc THPT đã thể hiện sự lặp lại gần như về nguyên bản hình thức, phương pháp trình bày

Ngay khi đưa vào chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS và THPT vào dạy học một đặc điểm dễ nhận thấy về hình thức, phương pháp, nội dung trình bày là sự lặp lại rõ đến mức đôi khi học sinh có cảm giác hệ THPT học lại nguyên vẹn chương trình Lịch sử THCS

Ví dụ phần về lịch sử trung đại phương Đông của lớp 7, với các bài về Trung Quốc phong kiến,

Ấn Độ phong kiến được lặp lại gần như nguyên vẹn trong chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 Chương trình Lịch sử lớp 8 và lớp 11 cũng tương tự với những bài về Trung Quốc, Ấn

Độ, các nước Đông Nam Á, các nước Phi, Mỹ Latinh, thế kỷ XIX – XX Đến chương trinh của hai lớp cuối cấp là lớp 9 và lớp 12 thì nội dung kiến thức của sác Lịch sử có hình thức, phương pháp trình bày hoàn toàn lặp lại, từ cách phân kỳ đến nội dung bài học trong mỗi chương[11, tr.18] Điều này phản ánh cụ thể ở bảng sau:

Bảng 2.2 So sánh phần trình bày về Lịch sử thế giới trong sách giáo khoa

Lịch sử lớp 9 và Lịch sử lớp 12 [3], [6]

1 Chương I Liên Xô và các nước Đông Âu

sau Chiến tranh thế giới thứ Hai

Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ Hai

2 Chương II Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh

và THPT: “Sách giáo giữa hai cấp học cũng chưa thấy được điểm khác biệt rõ rệt cả về chuẩn

kỹ năng lẫn chuẩn kiến thức Trong khi số tiết dành cho môn Lịch sử luôn ít ỏi so với nội dung sách giáo khoa thì học sinh phải học hai lần một nội dung nhưng không thu hoạch thêm được gì nhiều, vừa lãng phí thời gian vừa mất hứng thú học tập”[19, tr.340 - 341] Nguyên nhân của thực tế này có thể là do các tác giả viết chương trình sách giáo khoa chưa có sự liên hệ, thảo

luận về nội dung và mức độ kiến thức cần cho mỗi cấp học

- Thứ hai, phương pháp biên soạn chương trình, sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS

quá nặng về chính trị, tính hàn lâm, chưa phản ánh và cung cấp kiến thức mang tính toàn diện cho học sinh

Xét về tổng quan và toàn diện, ngoài những ưu điểm mang lại, sách giáo khoa bậc THCS còn nặng về lịch sử chính trị khô khan, nhiều nội dung tương tự báo cáo chính trị Các

Trang 11

nội dung về văn hóa xã hội được trình bày khá mờ nhạt, chưa phản ánh được thành tựu tiêu biểu của mỗi thời kỳ Chính phương pháp xây dựng này đã tạo cho chương trình sách giáo khoa trở nên thiếu hấp dẫn đối với học sinh, tạo ra hội chứng sợ bộ môn Lịch sử Cụ thể như, ở phần Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX sách giáo khoa Lịch sử lớp 6, 7 ngoài các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, mục kinh tế, xã hội, văn hóa cứ lặp lại hết thời kỳ này đến thời

kỳ khác theo lối dàn trài mà không nêu lên những thành tựu, tiến bộ tiêu biểu của mỗi thời kỳ[14, tr.10] Tương tự, ở phần lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1975, ở lớp 8, 9 nặng về trình bày cuộc kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, phong trào đấu tranh cách mạng và một số thành tựu về kinh tế xã hội Tuy nhiên, nội dung của phần này không trình bày những điểm tiêu biểu và quá nặng nề về tính chính trị [14, tr.10] Không chỉ quá nặng về chính trị, nhẹ phần văn hóa xã hội, chương trình sách giáo khoa các cấp lớp chưa bám sát mục

tiêu của xã hội, gắn kết việc học với thực tiễn: “Những gì dạy trong nhà trường không mấy ăn nhập với xã hội đang phát triển bên ngoài, không có sự ăn khớp khiến học sinh học cứ học, xã hội cứ phát triển theo cách của mình, học đi đôi với hành không thực hiện được Chính vì vậy, giáo viên hoang mang với những điều mình dạy còn học sinh học Lịch sử nhưng cảm thấy xa lạ

và chẳng cần thiết cho cuộc sống của mình”[19, tr.341]

Trong chương trình, sách giáo khoa, các tác giả cố gắng đảm bảo các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, tư tưởng nhưng về phương pháp và cách thể hiện thì chưa thực sự đổi mới, tính hàn lâm còn thể hiện khá rõ Trong đó, hệ thống các thuật ngữ khá khó đối với trình độ nhận thức của học sinh bậc THCS mà chưa có bảng tra hệ thống thuật ngữ, khái niệm cho nên ngay

cả người dạy, người học cũng khó hiểu tường tận một số nội dung kiến thức vì thế khi giảng bài

để đảm bảo thời gian, giáo viên chỉ đọc cho học chép một cách thụ động, máy móc Chính vì thế

đã tạo ra sự đơn điệu, khô khan trong giờ học Lịch sử

- Thứ ba, phương pháp lựa chọn kiến thức đưa vào chương trình sách giáo khoa

Lịch sử chưa phù hợp điều này khiến một số kiến thức quan trọng chưa được đề cập đến trong chương trình sách giáo khoa

So với chương trình sách giáo khoa cũ, một ưu điểm dễ nhận thấy ở chương trình sách giáo khoa mới là đưa thêm một số nội dung, thành tựu nghiên cứu mới vào sách giáo khoa Cụ thể ở chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 6 đã đưa vào 1 tiết dạy về nước Champa từ thế kỷ

II đến thế kỷ V Sự bổ sung nội dung kiến thức này góp phần cung cấp kiến thức toàn diện hơn cho học sinh về sự phát triển của lịch sử cộng đồng dân tộc Việt Nam Cũng từ yêu cầu cập nhật những kết quả nghiên cứu mới vào chương trình sách giáo khoa THCS có thể khẳng định sự thiếu sót của tác giả biên soạn sách trong lựa chọn kiến thức để cung cấp Theo đó, nhà Mạc – một trong những vương triều ra đời và tồn tại vào thế kỷ XVI, có những đóng góp quan trọng đối với văn hóa dân tộc thế nhưng lại không được đề cập đến trong sách giáo khoa Một nội dung quan trọng mang tính thời sự hiện này là chủ quyền, lãnh thổ dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ

Tổ quốc, chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên biển Đông cũng không được đề cập đến trong chương trình sách giáo khoa[14, tr.10] Mặc dù thừa nhận chương trình sách giáo khoa là cung cấp kiến thức hệ thống, cơ bản về lịch sử dân tộc nhưng những nội dung này là yêu cầu cơ bản mà tác giả sách giáo khoa phải đưa vào

Trang 12

là cung cấp khối lượng kiến thức cụ thể, sinh động cho học sinh trong chương trình sách giáo khoa, nhưng không phải vì tính quan trọng đó mà học sinh buộc phải học một khối lượng kiến thức quá lớn so với trình độ nhận thức của lứa tuổi học sinh THCS cụ thể là trình độ học sinh lớp 9 Theo quy định của chương trình, giai đoạn này học sinh được học trong 24 tiết trong khi

hệ thống sự kiện lịch sử của thời kỳ này theo trình bày của chương trình sách giáo khoa là rất phong phú Điều này là quá nặng đối với trình độ, nhận thức của học sinh ở độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi Nguyên nhân của việc tác giả đưa quá nhiều nội dung kiến thức lịch sử Việt Nam hiện đại

là do yêu cầu phải đảm bảo về mặt cấu trúc nên lại là nguyên nhân làm sự chênh lệch về nội dung

Về mặt thực tiễn, đối với học sinh lứa tuổi này, chương trình sách giáo khoa ở giai đoạn này chỉ nên lựa chọn những sự kiện tiêu biểu, phản ánh nội dung của các giai đoạn phù hợp hơn

là trình bày dàn trải nội dung tất cả các giai đoạn gây nhàm chán, khó khăn đối với người học[15, tr.9] Đối với giai đoạn này chỉ nên lựa chọn một số sự kiện tiêu biểu để trình bày như: Sự thành lập Đảng, Cách mạng tháng Tám 1945, Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, Chiến thắng mùa xuân năm 1975,… không nên trình bày thành các giai đoạn nhỏ đến từng giai đoạn, hay đi vào các chi tiết quá, cụ thể quá của từng trận đánh, chiến dịch, cũng không nên trình bày các số liệu về thương vong, chết của cả hai bên Điều này nó phản ánh lịch sử chính trị quá lớn trong suốtt giai đoạn 1930 – 1975[15, tr.9] Việc kết cấu nội dung cụ thể, chi tiết trong chương trình sách giáo khoa Lịch sử thời kỳ này khó hình thành ở học sinh kiến thức tổng quát về thời kỳ lịch

sử, gây ra khả năng khó tiếp nhận, nhàm chán đối với lứa tuổi học sinh THCS Cho nên, so với khối lượng kiến thức lịch sử các giai đoạn trước năm 1930 và sau năm 1975, nội dung kiến thức lịch sử Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930 – 1975 cần kết cấu lại để đảm bảo sự cân đối trong khối lượng, nội dung kiến thức, đảm bảo tính phù hợp, tiêu biểu và vừa sức đối với học sinh

- Thứ hai, nội dung lịch sử thế giới cận hiện đại trong chương trình còn khá lớn, chưa phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh bậc THCS và mối tương quan với chương trình Lịch sử bậc THPT

So với chương trình sách giáo khoa trước đây, chương trình sách giáo khoa mới có khối lượng kiến thức tinh gọn hơn, các vấn đề kiến thức tập trung hơn, văn phong dễ hiểu và hình thức trình bày sáng sủa hơn so với sách giáo khoa trước đó Tuy nhiên, nếu so sánh với chương trình sách giáo khoa bậc THPT, chương trình sách giáo khoa THCS thì nội dung kiến thức lịch

sử thế giới của hai phần này không khác nhau bao nhiêu Vì thế, khi trình bày nội dung về lịch

sử thế giới, chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS gặp một số vấn đề như: Chương trình quá dài, nhiều kiến thức không thực sự cần thiết đối với học sinh; nhiều vấn đề lý thuyết nặng nề không phù hợp với lứa tuổi 13 – 14; tác giả sách giáo khoa lúng túng, làm thế nào để sách giáo khoa cấp 2 khác sách giáo khoa cấp 3 trong khi hai chương trình từa tựa nhau, chỉ có thêm đôi chút sự kiện”[15, tr.7]

Trong phần lịch sử thế giới cận đại, chương trình sách giáo khoa bậc THCS có nhất thiết phải trình bày toàn bộ các cuộc cách mạng tư sản diễn ra trong thời cận đại, các phong trào công nhân thời cận đại, hay chỉ nên chọn các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu, các phong trào công nhân tiêu biểu trong thời kỳ cận đại để thể hiện cho phù hợp với trình độ của lứa tuổi học sinh, phù hợp với một cuốn sách giáo khoa THCS Sau khi học các cuộc cách mạng tư sản điển

hình có cần thiết phải đưa vào chương trình mục “sự tiếp diễn hình thức cách mạng tư sản ở nhiều nước”, bởi vì việc đưa thêm mục này vào đã làm tăng thêm một khối lượng lớn kiến thức

trong chương trình và đối với học sinh

Trong nội dung các nước tư bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, chương trình đòi hỏi phải đề cập đến các đế quốc Anh, Pháp, Mỹ, Đức (những nét chính), và sự phát triển không đều của CNTB, những mâu thuẫn gay gắt Toàn bộ nội dung nêu trên theo cấu trúc chương trình chỉ

trình bày trong 2 tiết Với khối lượng kiến thức lớn như vậy và trình bày chi tiết đối với các

Ngày đăng: 02/11/2016, 20:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w