1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia chuyển đổi

220 406 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 220
Dung lượng 2,84 MB

Nội dung

1.1. Tính cấp thiết của luận án Do ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, từ lâu tham nhũng đã trở thành chủ đề trọng tâm trong các lĩnh vực khoa học chính trị và kinh tế học. Vấn đề chống tham nhũng hiện đang là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong chương trình cải cách thể chế cho tiến trình phát triển tại các quốc gia chuyển đổi. Theo tài liệu “Các hình thái tham nhũng” của Ngân hàng thế giới (2008), những nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm trong vòng một thập kỷ qua đã chỉ ra một cách thuyết phục rằng sự yếu kém trong điều hành nhà nước (thể chế) thường dẫn đến các hình thức tham nhũng và nó được xem là gây cản trở đối với đầu tư, làm chậm tăng trưởng kinh tế và kìm hãm các nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng các công cụ chẩn đoán để đánh giá về các ưu tiên cải cách trong các lĩnh vực hay xảy ra tham nhũng với phạm vi rộng hơn và đánh giá về tác động tiềm tàng của các biện pháp cải cách này theo thời gian. Nhưng việc tìm hiểu sâu hơn về các nguyên nhân gây ra tham nhũng vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và việc xác định yếu tố nào là quan trọng dẫn đến tình trạng tham nhũng ngày càng trầm trọng, dai dẵn thì vẫn chưa được giải quyết. Đến thời điểm hiện nay, các quốc gia chuyển đổi 1 vẫn đang trong giai đoạn thực hiện cải cách thể chế để hướng đến mục tiêu tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng và ổn định chính sách nhằm thu hút dòng vốn đầu tư thúc đẩy tiến trình phát triển đất nước. Chính sách cải cách này đã mang lại những thành công bước đầu khi các nền kinh tế này đã đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, đạt được nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế, văn hóa, xã hội… Nhưng, song hành với những thành tựu đó, các quốc gia này vẫn đang đối mặt với nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng. Trong đó, sự lây lan của nạn tham nhũng tràn ngập vào mọi khía cạnh của đời sống kinh tế xã hội được xem là vấn đề đáng lo ngại nhất. Theo báo cáo của WorldBank (2007b), thực tế chỉ có 8 trong tổng số 34 quốc gia chuyển đổi có chỉ số kiểm soát tham nhũng vượt mức trung trình của toàn thế giới trong giai đoạn 1996 – 2006 (kiểm soát tốt tham nhũng). Những nghiên cứu học thuật trước đây đã chỉ ra rằng nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này được cho là do các quốc gia chuyển đổi có chất lượng khung thể chế kém, thiếu cả mức độ dân chủ và tự do kinh tế, và thu nhập của giới công chức còn thấp so với đại diện khu vực tư (Acemoglu & Verdier, 2000; Treisman, 2000). Những nghiên cứu dựa vào kinh nghiệm gần đây về hậu quả của tham nhũng cũng cho thấy tham nhũng bóp méo sự phân bổ nguồn lực do đó nó làm cho các nguồn ngân sách đi chệch hướng sang những lĩnh vực hoạt động có thể dễ dàng hối lộ hay chi trả tiền hoa hồng phi pháp. Chẳng hạn, nguồn ngân sách đi chệch hướng từ chi tiêu thường xuyên sang các khoản đầu tư cơ bản để giúp giới chức dễ dàng trục lợi (Mauro, 1998; Tanzi & Davoodi, 1998). Trong nhiều trường hợp, người nghèo chính là đối tượng phải chịu gánh nặng lớn nhất từ sự chệch hướng này (Gupta & ctg, 2002; Gyimah-Brempong, 2002). Những kết quả nghiên cứu nói trên đã góp phần nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách, nhà tài trợ, cộng đồng doanh nghiệp và công chúng nói chung về hậu quả không mong muốn của tham nhũng, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết cấp bách phải giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của nạn tham nhũng. Các nghiên cứu cũng đem đến cho các nhà hoạch định chính sách một động lực thúc đẩy rất cần thiết để nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc hơn. Tuy nhiên, những nghiên cứu học thuật trước đây về tham nhũng, dù có phạm vi rộng và ý nghĩa soi sáng, nhưng còn bị hạn chế về cách đánh giá và sử dụng các phương pháp định lượng. Vấn đề thách thức hiện nay là các nghiên cứu trước đây chưa sử dụng bộ dữ liệu đồng nhất về tham nhũng và xuyên suốt để đánh giá đồng thời về các nguyên nhân gây ra tham nhũng và hậu quả của nó, tác động của tham nhũng đến yếu tố kinh tế và xã hội. Bên cạnh đó, việc lựa chọn mẫu khảo sát của các quốc gia có sự tương đồng về chất lượng thể chế và thu nhập cũng chưa được quan tâm nhiều từ các nhà nghiên cứu. Và việc thiếu tiếp cận các phương pháp ước lượng hiện đại dành cho dữ liệu bảng nhằm xử lý vấn đề nội sinh tiềm ẩn cũng là một hạn chế lớn của các nghiên cứu này. Vì vậy, tác giả cho rằng việc thực hiện một nghiên cứu để tìm kiếm bằng chứng về các nguyên nhân của tình trạng tham nhũng và đánh giá tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh của các quốc gia chuyển đổi bằng việc sử dụng bộ dữ liệu đáng tin cậy về chỉ số tham nhũng và ứng dụng các phương pháp ước lượng đảm bảo một kết quả chính xác là thật sự cần thiết và mang tính cấp bách. Tác giả tin rằng kết quả của nghiên cứu như vậy sẽ cung cấp các bằng chứng khoa học giúp chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp vĩ mô có thể xây dựng, lựa chọn giải pháp hợp lý trong việc cải tiến điều hành nhà nước và chống tham nhũng hiệu quả tại các quốc gia này.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

-

ĐẶNG VĂN CƯỜNG

THAM NHŨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

TẠI CÁC QUỐC GIA CHUYỂN ĐỔI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP.HCM, NĂM 2016

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

-Δ -2SLS: Two Stage Least Square (bình phương tối thiểu hai giai đoạn)

AIC: Akaike’s information Criterion

SIC: Schwaz Information Criterion

DGMM: difference GMM (GMM sai phân)

FDI: Foreign Direct Investment (đầu tư trực tiếp nước ngoài)

FEM: Fixed Effect Model (mô hình hiệu ứng cố định)

GMM: Generalized Method of Moments (phương pháp ước lượng tổng quát hóa dựa trên moment)

GSL: Generalized Least Square (bình phương tối thiểu tổng quát hóa) PRS: Political Risk Service

REM: Random Effect Model (mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên)

TFP: Total Factor Productivity (nhân tố sản xuất tổng hợp)

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

-Δ -

Trang Chương 2 Khung lý thuyết các yếu tố tác động tham nhũng Bảng 2.1: Các yếu tố tác động đến tham nhũng 41

Chương 3 Khung lý thuyết tham nhũng tác động đến tăng trưởng Bảng 3.1: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm 69

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luậ3 Bảng 4.1: Các biến sử dụng trong mô hình 93

Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến 94

Bảng 4.3 : Ma trận hệ số tương quan các biến 105

Bảng 4.4 : Ma trận hệ số tương quan các biến 106

Chương 5 Kết quả nghiên cứu và thảo luận Bảng 5.1 : Kiểm định tính dừng các biến 110

Bảng 5.2 : Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu 111

Bảng 5.3 : Kiểm định quan hệ nhân quả Granger 112

Bảng 5.4 : Kết quả kiểm định Wald 112

Bảng 5.5 : Kết quả hồi quy các biến 114

Bảng 5.6 : Kết quả hồi quy bằng PP ước lượng 2SLS 125

Bảng 5.7 : Hiệu ứng từng phân 128

Bảng 5.8 : Mối quan hệ giữa thu nhập và tham nhũng 132

Bảng 5.9 : Kết quả hồi quy bằng PP 2SLS 135

Bảng 5.10 : Kết quả kiểm định hiệu ứng hội tụ 138

Bảng 5.11 : Kết quả hồi quy bằng PP GLS 139

Bảng 5.12 : Kết quả hồi quy PP GMM 152

Trang 4

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

-Δ -

Trang Chương 1 Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu Hình 1.1 Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế 9

Hình 1.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu 17

Chương 2 Khung lý thuyết các yếu tố tác động tham nhũng Hình 2.1: Lý thuyết nguyên nhân gây ra tham nhũng 34

Chương 3 Khung lý thuyết tham nhũng tác động đến tăng trưởng Hình 3.1: Các kênh truyền dẫn của tham nhũng đến tăng trưởng 59

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận Biểu đồ 4.1: Tham nhũng tại các quốc gia chuyển đổi 95

Biểu đồ 4.2 : Thu nhập bình quân 96

Biểu đồ 4.3 : Mức độ tự do kinh tế 97

Biểu đồ 4.4 : Mức độ tự do dân chủ 98

Biểu đồ 4.5 : Tỷ lệ thất nghiệp 99

Biểu đồ 4.6 : Tỷ lệ lạm phát 100

Biểu đồ 4.7 : Tốc độ tăng dân số 101

Biểu đồ 4.8 : Độ mở thương mại 102

Biểu đồ 4.9 : Tỷ lệ học sinh 103

Biểu đồ 4.10 : Tỷ lệ đầu tư 104

Biểu đồ 4.11 : Tỷ lệ chi tiêu dùng công 105

Chương 5 Kết quả nghiên cứu và thảo luận Biểu đồ 5.1 : Mối quan hệ giữa tự do kinh tế và tham nhũng 115

Biểu đồ 5.2 : Mối quan hệ giữa dân chủ và tham nhũng 117

Biểu đồ 5.3 : Mối quan hệ giữa thu nhập và tham nhũng 119

Biểu đồ 5.4 : Mối quan hệ giữa lạm phát và tham nhũng 120

Trang 5

Biểu đồ 5.5: Mối quan hệ giữa trình độ dân trí và tham nhũng 121

Biểu đồ 5.6: Mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tham nhũng 122

Biểu đồ 5.7: Mối quan hệ giữa nguồn gốc pháp lý và tham nhũng 123

Biểu đồ 5.8 : Tác động từng phần của tự do kinh tế 129

Biểu đồ 5.9 : Tác động từng phần của dân chủ 130

Biểu đồ 5.10 : Mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập và tham nhũng 134

Biểu đồ 5.11 : Tác động tham nhũng đến tăng trưởng 141

Biểu đồ 5.12 : Tác động tự do kinh tế đến tăng trưởng 141

Biểu đồ 5.13 : Tác động dân chủ đến tăng trưởng 143

Biểu đồ 5.14 : Tác động đầu tư đến tăng trưởng 144

Biểu đồ 5.15 : Tác động trình độ dân trí 145

Biểu đồ 5.16 : Tác động tốc độ tăng dân số 146

Biểu đồ 5.17 : Tác động chi tiêu dùng công 147

Biểu đồ 5.18 : Hiệu ứng tương tác của dân chủ và tham nhũng 149

Biểu đồ 5.19 : Hiệu ứng tương tác của tự do kinh tế và tham nhũng 150

Trang 6

MỤC LỤC

-Δ -

Trang Chương 1 Giới thiệu khái quát về đề tài nghiên cứu 1

1.1 Tính cấp thiết của luận án 1

1.2 Tình hình nghiên cứu có liên quan 4

1.3 Khoảng trống nghiên cứu và mục tiêu 9

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

1.5 Phương pháp nghiên cứu 12

1.6 Kết quả và đóng góp mới của luận án 15

1.7 Quy trình nghiên cứu 16

1.8 Kết cấu của luận án 17

Chương 2 Khung lý thuyết các yếu tố tác động tham nhũng 20

Giới thiệu chương 2 20

2.1 Khung khái niệm 21

2.1.1 Tổng quan về thể chế 21

2.1.2 Tổng quan về tham nhũng 25

2.2 Lý thuyết các yếu tố tác động đến tham nhũng 30

2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm 34

Kết luận chương 2 42

Chương 3 Lý thuyết tác động tham nhũng đến tăng trưởng 43

Giới thiệu chương 3 43

3.1 Khái niệm tổng quan 44

Trang 7

3.2 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế 46

3.2.1 Tham nhũng và tăng trưởng 46

2.2.2 Kênh truyền dẫn tác động của tham nhũng 52

3.3 Các nghiên cứu thực nghiệm 60

3.2.1 Bằng chứng thực nghiệm về tác động tiêu cực 60

3.2.2 Bằng chứng thực nghiệm về tác động tích cực 65

Kết luận chương 3 71

Chương 4 Mô hình, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 73

Giới thiệu chương 4 73

4.1 Mô hình thực nghiệm 74

4.1.1 Các yếu tố tác động đến tham nhũng 74

4.1.2 Tác động của tham nhũng đến tăng trưởng 75

4.2 Phương pháp ước lượng 76

4.2.1 Mô hình các thành phần sai số cố định 76

4.2.2 Mô hình các thành phần sai số ngẫu nhiên 77

4.2.3 Ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) 78

4.2.4 Ước lượng với biến công cụ 79

4.2.5 Phương pháp ước lượng D-GMM 80

4.3 Các bước phân tích dữ liệu 82

4.3.1 Kiểm định các yếu tố tác động đến tham nhũng 83

4.3.2 Kiểm định hiệu ứng phi tuyến giữa thu nhập và tham nhũng 84 4.3.3 Kiểm định lý thuyết chất bôi trơn của tham nhũng 85

4.4 Dữ liệu nghiên cứu 86

4.4.1 Mô tả biến 86

Trang 8

4.4.2 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu 93

Kết luận chương 4 106

Chương 5 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 108

Giới thiệu chương 5 108

5.1 Kết quả kiểm định các yếu tố tác động đến tham nhũng 109

5.1.1 Kiểm định quan hệ nhân quả Granger 109

5.1.2 Phân tích mô hình tuyến tính cơ bản 113

5.1.3 Kiểm tra tính vững của mô hình 124

5.1.4 Phân tích hiệu ứng từng phần 127

5.2 Kết quả kiểm định mối quan hệ phi tuyến 131

5.2.1 Mối quan hệ phi tuyến 131

5.2.2 Kiểm tra tính vững 135

5.3 Kết quả kiểm định hiệu ứng chất bôi trơn của tham nhũng 137

5.3.1 Kiểm định giả thuyết hiệu ứng hội tụ 137

5.3.2 Kết quả thực nghiệm mô hình cơ sở 139

5.3.3 Kết quả thực nghiệm mô hình biến tương tác 147

5.3.4 Phân tích tính vững bằng phương pháp D-GMM 150

Kết luận chương 5 153

Chương 6 Kết luận và hàm ý chính sách 154

Giới thiệu chương 6 154

6.1 Các phát hiện chính 154

6.2 Gợi ý về chính sách 156

6.2.1 Các giải pháp góp phần kiểm soát tham nhũng 156

6.2.2 Các giải pháp cho tăng trưởng kinh tế 164

Trang 9

6.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 167

Kết luận chương 6 168

Kết luận chung 169

Danh muc các công trình công bố 173

Tài liệu tham khảo 177

Trang 10

1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của luận án

Do ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, từ lâu tham nhũng đã trở thành chủ đề trọng tâm trong các lĩnh vực khoa học chính trị và kinh tế học Vấn đề chống tham nhũng hiện đang là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong chương trình cải cách thể chế cho tiến trình phát triển tại các quốc gia chuyển đổi Theo tài liệu “Các hình thái tham nhũng” của Ngân hàng thế giới (2008), những nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm trong vòng một thập kỷ qua đã chỉ ra một cách thuyết phục rằng sự yếu kém trong điều hành nhà nước (thể chế) thường dẫn đến các hình thức tham nhũng và nó được xem là gây cản trở đối với đầu tư, làm chậm tăng trưởng kinh tế và kìm hãm các nỗ lực xóa đói giảm nghèo Hiện nay, các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng các công cụ chẩn đoán để đánh giá về các ưu tiên cải cách trong các lĩnh vực hay xảy ra tham nhũng với phạm vi rộng hơn và đánh giá về tác động tiềm tàng của các biện pháp cải cách này theo thời gian Nhưng việc tìm hiểu sâu hơn về các nguyên nhân gây ra tham nhũng vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và việc xác định yếu tố nào là quan trọng dẫn đến tình trạng tham nhũng ngày càng trầm trọng, dai dẵn thì vẫn chưa được giải quyết

Đến thời điểm hiện nay, các quốc gia chuyển đổi1 vẫn đang trong giai đoạn thực hiện cải cách thể chế để hướng đến mục tiêu tạo lập môi trường kinh

1 Theo bài nghiên cứu về “Chống tham nhũng trong giai đoạn chuyển tiếp: khảo sát đa quốc gia tìm hiểu ý kiến về các nhà lãnh đạo” của WorldBank (2000)bao gồm các quốc gia đang phát triển và các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi Những quốc gia này được WDI (2014) xếp vào các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp Rada & Taylor (2006) sử dụng dữ liệu của 57 quốc gia để nghiên cứu về sự phân hóa tăng trưởng và cấu trúc kinh tế của các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi Trong bài nghiên cứu của Iwasaki & Suzuki (2012), tác giả chỉ

sử dụng dữ liêu của 32 quốc gia để khảo sát các yếu tố tác động đến tham nhũng tại các quốc gia chuyển đổi (do thiếu dữ liệu của chỉ số tham nhũng) Trong công trình này, do hạn chế về mặt dữ liệu của biến CPI được khai thác

từ tổ chức Transparency International, tác giả sử dụng dữ liệu của 46 quốc gia theo tiêu chuẩn của WDI (2014) (xem thêm phụ lục)

Trang 11

2

doanh minh bạch, công bằng và ổn định chính sách nhằm thu hút dòng vốn đầu tư thúc đẩy tiến trình phát triển đất nước Chính sách cải cách này đã mang lại những thành công bước đầu khi các nền kinh tế này đã đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, đạt được nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế, văn hóa, xã hội… Nhưng, song hành với những thành tựu đó, các quốc gia này vẫn đang đối mặt với nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng Trong đó, sự lây lan của nạn tham nhũng tràn ngập vào mọi khía cạnh của đời sống kinh tế xã hội được xem

là vấn đề đáng lo ngại nhất Theo báo cáo của WorldBank (2007b), thực tế chỉ có 8 trong tổng số 34 quốc gia chuyển đổi có chỉ số kiểm soát tham nhũng vượt mức trung trình của toàn thế giới trong giai đoạn 1996 – 2006 (kiểm soát tốt tham nhũng) Những nghiên cứu học thuật trước đây đã chỉ

ra rằng nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này được cho là do các quốc gia chuyển đổi có chất lượng khung thể chế kém, thiếu cả mức độ dân chủ

và tự do kinh tế, và thu nhập của giới công chức còn thấp so với đại diện khu vực tư (Acemoglu & Verdier, 2000; Treisman, 2000)

Những nghiên cứu dựa vào kinh nghiệm gần đây về hậu quả của tham nhũng cũng cho thấy tham nhũng bóp méo sự phân bổ nguồn lực do đó nó làm cho các nguồn ngân sách đi chệch hướng sang những lĩnh vực hoạt động có thể dễ dàng hối lộ hay chi trả tiền hoa hồng phi pháp Chẳng hạn, nguồn ngân sách đi chệch hướng từ chi tiêu thường xuyên sang các khoản đầu tư cơ bản để giúp giới chức dễ dàng trục lợi (Mauro, 1998; Tanzi & Davoodi, 1998) Trong nhiều trường hợp, người nghèo chính là đối tượng phải chịu gánh nặng lớn nhất từ sự chệch hướng này (Gupta & ctg, 2002; Gyimah-Brempong, 2002)

Những kết quả nghiên cứu nói trên đã góp phần nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách, nhà tài trợ, cộng đồng doanh nghiệp và công chúng nói chung về hậu quả không mong muốn của tham nhũng,

Trang 12

3

đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết cấp bách phải giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của nạn tham nhũng Các nghiên cứu cũng đem đến cho các nhà hoạch định chính sách một động lực thúc đẩy rất cần thiết để nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc hơn

Tuy nhiên, những nghiên cứu học thuật trước đây về tham nhũng, dù có phạm vi rộng và ý nghĩa soi sáng, nhưng còn bị hạn chế về cách đánh giá

và sử dụng các phương pháp định lượng Vấn đề thách thức hiện nay là các nghiên cứu trước đây chưa sử dụng bộ dữ liệu đồng nhất về tham nhũng và xuyên suốt để đánh giá đồng thời về các nguyên nhân gây ra tham nhũng

và hậu quả của nó, tác động của tham nhũng đến yếu tố kinh tế và xã hội Bên cạnh đó, việc lựa chọn mẫu khảo sát của các quốc gia có sự tương đồng về chất lượng thể chế và thu nhập cũng chưa được quan tâm nhiều từ các nhà nghiên cứu Và việc thiếu tiếp cận các phương pháp ước lượng hiện đại dành cho dữ liệu bảng nhằm xử lý vấn đề nội sinh tiềm ẩn cũng là một hạn chế lớn của các nghiên cứu này

Vì vậy, tác giả cho rằng việc thực hiện một nghiên cứu để tìm kiếm bằng chứng về các nguyên nhân của tình trạng tham nhũng và đánh giá tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh của các quốc gia chuyển đổi bằng việc sử dụng bộ dữ liệu đáng tin cậy về chỉ số tham nhũng

và ứng dụng các phương pháp ước lượng đảm bảo một kết quả chính xác là thật sự cần thiết và mang tính cấp bách Tác giả tin rằng kết quả của nghiên cứu như vậy sẽ cung cấp các bằng chứng khoa học giúp chính phủ và các

cơ quan quản lý nhà nước ở cấp vĩ mô có thể xây dựng, lựa chọn giải pháp hợp lý trong việc cải tiến điều hành nhà nước và chống tham nhũng hiệu quả tại các quốc gia này

Trang 13

Nghiên cứu của Krueger (1974) đã thiết lập một kịch bản về hoạt động tham nhũng và đã chỉ ra rằng: tại các nền kinh tế định hướng thị trường, chính phủ quy định các giới hạn lên các hoạt động kinh tế làm gia tăng mức độ tham nhũng dưới nhiều hình thức khác nhau Bởi vì các đại diện khu vực tư không muốn mất quá nhiều thời gian cho việc xếp hàng chờ đợi khi sử dụng các dịch vụ công nên họ chấp nhận thực hiện các khoản chi trả bất hợp pháp cho giới công chức Buchanan & Brennan (1980) nhấn mạnh rằng tương tự hiệu ứng của cạnh tranh trong thị trường sản xuất, cạnh trạnh chính trị làm giảm khả năng các công chức trục lợi khi cung cấp các dịch

vụ công Tuy nhiên, Shleifer (1993) đã thảo luận về hiệu ứng của phi tập trung đến tham nhũng và đưa ra kết luận ngược lại

Theo tìm hiểu của tác giả, các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc đánh giá tác động của chất lượng thể chế đến tham nhũng, nhưng tác giả vẫn chưa tìm thấy một nghiên cứu định lượng nào đo lường xem việc mở rộng mức

độ tự do kinh tế và gia tăng mức độ dân chủ tác động như thế nào đến việc

Trang 14

5

phòng chống tham nhũng ở các quốc gia chuyển đổi Do đó, tác giả tin rằng việc thực hiện một nghiên cứu định lượng về vấn đề này sẽ cung cấp bằng chứng hữu ích cần thiết và đáng tin cậy về mặt khoa học giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thêm một số chỉ dẫn nhằm xây dựng các chiến lược cụ thể và đưa ra giải pháp cải cách thể chế hiệu quả trong việc phòng chống tham nhũng

Bên cạnh yếu tố chất lượng thể chế, yếu tố thu nhập tác động đến tham nhũng cũng được quan tâm nhiều nhất trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây Nghiên cứu của Graf Lambsdorff (2005) đã cho rằng thu nhập thấp của giới chức chính là nguyên nhân tác động tiêu cực đến tham nhũng

ở các quốc gia Kết quả của nghiên cứu này đã nhận được một vài sự đồng thuận nhưng cũng tồn tại không ít các ý kiến trái chiều Các nghiên cứu ủng hộ kết quả này cho thấy tham nhũng chịu sự tác động tiêu cực từ thu nhập bình quân ở các quốc gia, do đó các quốc gia giàu (thu nhập bình quân đầu người cao) thường được cảm nhận là ít tham nhũng hơn ở các quốc gia nghèo (thu nhập bình quân đầu người thấp) Tuy nhiên, thực tế cho thấy điều này gần như không xảy ra ở các quốc gia chuyển đổi Sau thời gian cải cách, nền kinh tế tại các quốc gia này đã có những chuyển biến tích cực và được thể hiện thông qua các thành tựu như tổng sản phẩm quốc nội tăng, thu nhập trung bình được cải thiện, tỷ lệ nghèo đói giảm, phúc lợi xã hội được chính phủ quan tâm nhiều hơn,… nhưng vấn nạn tham nhũng chẳng những không được cải thiện mà lại có khuynh hướng tăng cao cả về quy mô và hình thức Báo cáo của Worldbank (2014) đã cung cấp bằng chứng cho vấn đề này khi mà chỉ có 8 trong 32 quốc gia chuyển đổi có thể kiểm soát tham nhũng ở mức độ chấp nhận được, nghĩa

là giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh

tế thị trường của các quốc gia này lại không giúp giảm tham nhũng mà ngược lại làm gia tăng tham nhũng

Trang 15

6

Một hạn chế của các nghiên cứu trước đây khi tiếp cận chủ đề sự tác động của thu nhập lên tham nhũnglà chỉ tập trung vào mối quan hệ tuyến tính Trong khi đó, khung lý thuyết về mối quan hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng kinh tế của Dzhumashev (2014) cho thấy rằng mối quan hệ này không hẳn là mối quan hệ tuyến tính mà có thể là phi tuyến Lý thuyết này hàm ý khi một quốc gia bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi, thu nhập của người dân tăng cao và kéo theo các hoạt động tham nhũng cũng diễn ra phổ biến hơn, mức độ phức tạp hơn, nhưng khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển ổn định thì tham nhũng có khuynh hướng giảm vì một số lý do như là: sức ép cải cách thể chế trong quá trình hội nhập, cạnh tranh chính trị ngày càng lớn thông qua cơ chế bỏ phiếu công bằng, sự tự

do dân chủ và tự do báo chí,… Mối quan hệ phi tuyến này cũng đã được kiểm chứng trong mô hình lý thuyết và kết quả thực nghiệm của Saha & Gounder (2013), tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ sử dụng phương pháp ước lượng PLS (Pooled Least Square) cho dữ liệu bảng và chưa xử lý vấn đề nội sinh có thể tồn tại trong mô hình nên kết quả của nghiên cứu này có thể

bị chệch và không đáng tin cậy

Tác giả cho rằng các nghiên cứu trước đây về tác động của thu nhập đến tham nhũng vẫn tồn tại một số hạn chế như: thứ nhất, các nghiên cứu thực nghiệm này được thực hiện dựa trên các mẫu khảo sát của nhiều nhóm quốc gia khác nhau nên dẫn đến việc không đồng nhất về mức thu nhập, không có sự tương đồng về chất lượng thể chế cũng như sự tương đồng của các biến kiểm soát; và thứ hai, các nghiên cứu này dựa trên giả định mối quan hệ giữa thu nhập và tham nhũng là mối quan hệ tuyến tính cho nên đã

bỏ qua việc kiểm định khả năng tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa chúng

Vì vậy, tác giả cho rằng thật sự cần thiết thực hiện một nghiên cứu định lượng nhằm khảo sát mối quan hệ đa chiều (gồm tuyến tính và phi tuyến) giữa thu nhập và tham nhũng tại các quốc gia chuyển đổi Bởi vì bối cảnh

Trang 16

để nắm bắt các cơ hội này cũng như khai thác các ưu đãi chính sách, đại diện khu vực tư sẵn sàng cạnh tranh nhau thực hiện các khoản chi trả phi pháp cho giới công chức xem như là một phần thưởng cho sự giúp đỡ của

họ Trong bối cảnh đó, tham nhũng sẽ có chiều hướng tăng cao trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới và phát triển Tuy nhiên, về lâu dài, các hành

vi này sẽ làm xói mòn niềm tin của công chúng vào chính phủ, chúng có tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh, gây sụt giảm dòng vốn đầu

tư từ nước ngoài và đặc biệt là không phù hợp với các quy chuẩn đạo đức

xã hội Trước sức ép đó cùng với xu hướng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, chính phủ các quốc gia chuyển đổi buộc phải tiến hành cải cách thể chế nhằm bài trừ vấn nạn tham nhũng để hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế lâu bền và ổn định về sau

Ở khía cạnh khác, các nghiên cứu đánh giá hậu quả của tham nhũng tại các quốc gia, đặc biệt tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế, cũng thu hút sự quan tâm lớn trong giới học thuật và những chuyên gia nghiên cứu chính sách Mặc dù chủ đề này đã được thực hiện rất nhiều, nhưng kết quả của các nghiên cứu này vẫn còn gây nhiều tranh cải cả về phương diện đạo đức cũng như ảnh hưởng kinh tế Nghiên cứu của Mauro (1995) cho thấy sự tác động tiêu cực của tham nhũng đến đầu tư và qua đó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng Kết quả này cũng đã nhận được nhiều sự đồng thuận từ các nghiên cứu về sau như Brunetti & Weder (1998) và Mo

Trang 17

8

(2001) Theo Choe & ctg (2013), khi khu vực tư và khu vực công tương tác nhau, giới công chức luôn sẵn sàng lạm dụng chức vụ, quyền lực chính trị của mình cho mục đích tham nhũng và hành động này được cho là gây trở ngại cho tăng trưởng kinh tế

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khác cho rằng tham nhũng chưa hẵn hoàn toàn tiêu cực mà đôi khi lại có lợi cho tăng trưởng Bardhan (1997) đã minh họa các trường hợp mà tham nhũng có thể đã thúc đẩy phát triển kinh

tế trong một giai đoạn lịch sử của châu Âu và Mỹ Bên cạnh đó, Beck & Maher (1986) và Lien (1986) lập luận rằng tham nhũng giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của chính phủ Nghiên cứu của Leff (1964), Huntington (2006) và Leys (1965) cũng cho thấy tham nhũng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế nhờ việc giảm thiểu các trở ngại từ thủ tục hành chính,

sự thiếu minh bạch của hệ thống pháp lý Từ đó, các tác giả đã ví tham nhũng như chất bôi trơn giúp kích hoạt sự vận hành của một thể chế quan liêu và giảm thiểu các rào cản gây trở ngại cho đầu tư và tăng trưởng

Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, mức độ tham nhũng tại các quốc gia chuyển đổi diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, tăng về quy mô và đa dạng về hình thức (Campos & Pradhan, 2007) Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do điều kiện mức độ dân chủ thấp và tự do kinh tế còn hạn chế, chất lượng thể chế yếu kém Bên cạnh đó, việc áp đặt các quyền lực chính trị và sự chi phối của giới công chức đến các hoạt động kinh tế xã hội vẫn còn quá lớn thì người dân buộc phải dùng tiền làm chất bôi trơn là điều khó tránh khỏi Khi đó, chất bôi trơn này được cho rằng có tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế bởi vì nó giúp kích hoạt sự vận hành của bộ máy chính quyền quan liêu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua cơ chế “speed money” (Aidt, 2009)

Tóm lại, các nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến tham nhũng cũng như đánh giá tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế đã được khảo

Trang 18

ra, việc chưa sử dụng các phương pháp ước lượng hiện đại như là 2SLS hoặc GMM để xử lý vấn đề nội sinh trong các mô hình thực nghiệm cũng

là một hạn chế trong các nghiên cứu trước đây Xuất phát từ lý do trên, tác

giả quyết định lựa chọn đề tài “Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế tại

các quốc gia chuyển đổi” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình

Vấn đề nghiên cứu của luận án được thể hiện thông qua sơ đồ sau:

Hình 1.1: Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế

Nguồn: tổng hợp của tác giả

1.3 Khoảng trống nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

Như tác giả đã đề cập, các nghiên cứu trước đây về xác định các nguyên nhân gây ra tham nhũng đã được thực hiện rất nhiều Trong các yếu tố đó,

Tăng trưởng kinh tế

Trang 19

10

yếu tố về chất lượng thể chế và thu nhập luôn được các học giả quan tâm

và xem là biến chính trong các mô hình thực nghiệm Tuy nhiên, một hạn chế quan trọng của các nghiên cứu này là chỉ tiếp cận khung thể chế chính trị và được đại diện bởi chỉ số mức độ dân chủ của các quốc gia Heckelman & ctg (2008) và Saha & ctg (2013) cho rằng cách tiếp cận này

là chưa phản ánh đầy đủ chất lượng thể chế của quốc gia Chất lượng thể chế phải bao gồm thể chế chính trị (nền dân chủ) và thể chế kinh tế (tự do kinh tế) Mặt khác, các nghiên cứu hiện hành chỉ dừng lại ở việc đánh giá mối quan hệ tuyến tính giữa thu nhập và tham nhũng, trong khi đó các mô hình lý thuyết và thực nghiệm của các nghiên cứu trước đây của Treisman (2000), Saha & Gounder (2013), Kotera & ctg (2012) và Dzhumashev

(2014) cho rằng mối quan hệ này có thể phi tuyến

Như vậy, mục tiêu thứ nhất của nghiên cứu này là đánh giá các yếu tố tác động đến tham nhũng tại các quốc gia chuyển đổi Trong đó, nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích định lượng sự tác động của việc cải thiện chất lượng thể chế đến tham nhũng ở nhiều mức độ khác nhau và khảo sát khả năng tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập và tham nhũng tại các quốc gia này

Xuất phát từ vấn đề người đại diện của lý thuyết lựa chọn công, Becker và Stigler (1974) cho rằng giới công chức luôn có động lực để trục lợi (rent-seeking) Vì vậy, họ luôn nổ lực để tối đa hóa thu nhập của mình bằng việc

cố ý tạo ra các rào cản thủ tục hành chính và sự lạm dụng quyền lực công Trong bối cảnh đó, đại diện khu vực tư nhân muốn tham gia vào thị trường phải chấp nhận chi trả các khoản tiền đút lót cho giới chức Vấn đề này đã được nghiên cứu rất nhiều thông qua mô hình lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm Hầu hết các kết luận từ các nghiên cứu này đều cho rằng tham nhũng gây cản trở cho tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, ở một góc độ khác, Lui (1985) đã sử dụng mô hình xếp hàng (Queuing Model) để giải thích cho khía cạnh tích cực của việc chi trả các khoản bôi trơn của các đại diện

Trang 20

11

kinh doanh Nghiên cứu này cho rằng tham nhũng giúp giảm thời gian cho việc phải xếp hàng chờ đợi và giúp khu vực tư tiết kiệm được thời gian cho các hoạt động kinh doanh, từ đó giúp thúc đẩy tăng trưởng Ngoài ra, Aidt (2009) cũng ủng hộ cho giả thuyết về chất bôi trơn của tham nhũng Ông cho rằng, trong điều kiện chất lượng thể chế còn quá thấp, tham nhũng hoạt động như cơ chế “speed money” giúp kích hoạt sự vận hành của bộ máy chính quyền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Do đó, mục tiêu thứ hai của nghiên cứu này là sử dụng mô hình nghiên cứu định lượng nhằm khảo sát khả năng tham nhũng đóng vai trò là chất bôi trơn để kích hoạt sự vận hành của các bộ máy nhà nước, giúp khu vực tư tránh được các rào cản về mặt thủ tục hành chính, sự phức tạp của các quy định và qua đó nó sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình hoạt động kinh doanh và làm gia tăng sản lượng cho nền kinh tế trong điều kiện chất lượng thể chế yếu kém tại các quốc gia chuyển đổi Một cách cụ thể, nghiên cứu này tiến hành lượng hóa tác động của sự kết hợp giữa tham nhũng và thể chế lên tăng trưởng nhằm đánh giá các khoản đút lót cho giới công chức sẽ giúp đại diện khu vực tư có thể tránh được các rào cản thủ tục hành chính hoặc thúc đẩy tiến trình vận hành của

bộ máy quan liêu và qua đó có thể tiết kiệm được thời gian cũng như dễ dàng thực hiện các hoạt động kinh doanh tại các quốc gia chuyển đổi

Để đạt được hai mục tiêu nghiên cứu trên, nội dung của luận án phải trả lời được 5 câu hỏi nghiên cứu sau:

(1) Các yếu tố nào tác động đến tham nhũng tại các quốc gia chuyển đổi?

(2) Chất lượng thể chế (thể chế chính trị và thể chế kinh tế) tác động như thế nào đến việc kiểm soát hành vi tham nhũng hay không? (3) Tác động của thu nhập đến tham nhũng của các quốc gia chuyển đổi liệu có sự khác biệt trong ngắn hạn và dài hạn? (có tồn tại mối quan

hệ phi tuyến không?)

Trang 21

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Như tác giả đã đề cập, các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện việc đánh giá các yếu tố tác động đến tham nhũng và ảnh hưởng của tham nhũng đến nền kinh tế trong cùng một mẫu khảo sát Vì vậy, nghiên cứu này khai thác

dữ liệu của các quốc gia có mức độ tương đồng về thu nhập (trung bình và thấp), tương đồng về chất lượng thể chế và đang trong bối cảnh có nền kinh tế đang chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường

Do hạn chế về dữ liệu của biến tham nhũng, luận án tiến hành thu thập dữ liệu của 46 quốc gia trong giai đoạn 2002 – 2014 Chỉ số Cảm nhận tham nhũng (CPI) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế là chỉ số mà cho tới nay được biết đến nhiều nhất và sử dụng nhiều nhất liên quan đến tham nhũng (WorldBank, 2000) Mặc dù những khảo sát thường niên về chỉ số này được bắt đầu từ năm 1995, tuy nhiên, số lượng các quốc gia chuyển đổi được khảo sát trong giai đoạn từ 1995 – 2001 là rất ít và chỉ được khảo sát phổ biến kể từ năm 2002

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Dựa vào lý thuyết lựa chọn công, trong đó điển hình là lý thuyết “lựa chọn giữa thất bại thị trường và tham nhũng” của Acemoglu & Verdier (2000)

và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tham nhũng trên cơ sở mô hình của

Trang 22

13

Saha & Gounder (2013) nhằm đánh giá sự tác động của chất lượng thể chế

và thu nhập bên cạnh các biến kiểm soát về kinh tế, xã hội đến mức độ tham nhũng Bên cạnh đó, để tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập và tham nhũng, nghiên cứu sẽ thêm vào

mô hình tuyến tính biến bình phương của thu nhập dựa trên đề xuất về mối quan hệ hình chữ U ngược của Wooldridge (2012) Đồng thời, để đánh giá tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế, luận án sẽ kết hợp giữa hàm tăng trưởng Cobb-Douglas và lý thuyết tăng trưởng nội sinh của Barro (1990) để xây dựng hàm tăng trưởng mở rộng cho biến tham nhũng và thể chế Nhằm kiểm định vai trò chất bôi trơn của tham nhũng, luận án mở rộng mô hình bằng cách thêm vào biến tương tác giữa tham nhũng và thể chế

Để xác định dấu và độ lớn của các hệ số hồi, phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong luận án là các phương pháp ước lượng cho mô hình hồi quy với dữ liệu bảng cân đối Trước hết, luận án áp dụng phương pháp ước lượng FEM và REM khảo sát sự tác động của các yếu tố khác biệt giữa các quốc gia nhưng chưa đưa vào mô hình là tác động cố định hay tác động ngẫu nhiên thông qua kiểm định Hausman Nếu kết quả kiểm định cho thấy hiệu ứng cố định giải thích tốt hơn cho mô hình thực nghiệm thì nghiên cứu này sử dụng mô hình hiệu ứng cố định (FEM) để ước lượng độ lớn hệ số các biến giải thích trong mô hình và ngược lại Ngoài ra, Moulton (1986) và Moulton (1990) cho rằng khi sử dụng dữ liệu bảng để phân tích giữa các quốc gia có thể gặp phải sự hiện diện của hiệu ứng nhóm dẫn tới vấn đề sai số trong các kết luận thống kê Vì vậy, sau khi ước lượng mô hình bằng phương pháp FEM hoặc REM, luận án sẽ tiến hành các bước kiểm định nhằm chuẩn đoán xem mô hình có bị vi phạm các giả định về phương sai không đổi và không tự tương quan hay không Nếu có, luận án

sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát

Trang 23

án sử dụng kiểm định Sargan – Hansen để xem xét việc sử dụng các biến công cụ có thỏa mãn điều kiện “overidentifying restriction” hay không

Các mô hình tăng trưởng thường bao gồm các biến bị nội sinh Chẳng hạn, khi đầu tư tăng cao sẽ thúc đẩy tăng trưởng, sau đó tăng trưởng cũng thúc đẩy đầu tư nhiều hơn Saha & Gounder (2013) nghi ngờ sự ngoại sinh của biến tham nhũng khi việc đo lường biến này tương quan chặt chẽ và tăng mạnh cùng với mức độ phát triển kinh tế Điều này dẫn đến vấn đề đồng thời làm cho các ước lượng truyền thống bị chệch Ước lượng GMM là kỹ thuật ước lượng dựa vào biến công cụ và có nhiều ưu điểm so với các ước lượng truyền thống (2SLS) Ước lượng truyền thống sẽ không chính xác khi có sự hiện diện của phương sai thay đổi Ước lượng GMM sử dụng các điều kiện moment cho phép tạo ra các ước lượng chính xác ngay cả khi có

sự xuất hiện của sự không nhất quán của các đơn vị chéo (Hansen, 2000; Hayashi, 2000) Để kiểm tra tính vững của ước lượng, nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM sai phân được phát triển cho mô hình bảng động tuyến tính (Arellano & Bond, 1991; Arellano & Bover, 1995; Holtz-Eakin & ctg, 1988) Trong mô hình bảng động, sự hiện diện của biến trễ của biến phụ thuộc có thể dẫn đến hiện tượng tự tương quan Khi đó, ước lượng GMM sai phân sẽ xử lý được vấn đề này bằng cách lấy giá trị trễ của các biến phụ

Trang 24

15

thuộc làm công cụ Ngoài ra, khi chuyển sang hồi quy với biến sai phân bậc 1, các thiên chệch tiềm ẩn do bỏ sót biến và các hiệu ứng cố định của các đơn vị chéo (địa lí, nhân khẩu học) cũng sẽ được loại bỏ Cuối cùng, Jodson et al (1996) và Roodman (2006) cho rằng GMM sai phân thích hợp cho dữ liệu bảng với thời gian ngắn và số đơn vị chéo lớn

1.6 Kết quả và đóng góp mới của luận án

Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia chuyển đổi cho ra các kết quả nổi bật sau: (1) việc cải thiện chất lượng thể chế giúp giảm mức độ tham nhũng

và tồn tại sự tác động tương hỗ giữa chất lượng thể chế chính trị và thể chế kinh tế trong việc kiểm soát tham nhũng; (2) việc cải thiện thu nhập có tác động tích cực trong việc bài trừ nạn tham nhũng; (3) tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập và mức độ tham nhũng tại các quốc gia khảo sát; (4) trong điều kiện chất lượng thể chế kém tại các quốc gia khảo sát, tham nhũng thực sự là chất bôi trơn giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

So với các nghiên cứu trước cùng chủ đề mà tác giả đã tham khảo, luận án

có những đóng góp mới như sau:

 Luận án sử dụng đồng thời chất lượng thể chế chính trị và thể chế kinh tế vào trong mô hình định lượng thông qua việc sử dụng hai chỉ

số tương đồng về cách đo lường đó là mức độ dân chủ (giá trị từ 0 đến 10) và chỉ số tự do kinh tế (giá trị từ 0 đến 10) Bằng việc ứng dụng các phương pháp ước lượng hiện đại cho bộ dữ liệu bảng của

46 quốc gia có cùng mức độ thu nhập trong giai đoạn 2002 – 2014, tác giả tin rằng kết quả của luận án rất đáng tin cậy và có độ chính xác cao;

 Luận án lần đầu tiên ứng dụng phương pháp định lượng được đề xuất bởi Wooldridge (2012) để xác định tác động riêng phần của từng yếu tố chất lượng thể chế trong mô hình biến tương tác Từ đó,

Trang 25

án xác định giá trị của điểm ngưỡng (điểm chuyển) từ tác động dương sang tác động âm của thu nhập lên tham nhũng để so sánh với kết quả thực nghiệm của Saha & ctg (2013);

 Luận án lần đầu tiên phân tích định lượng bằng phương pháp GMM

để kiểm định giả thuyết chất bôi trơn của tham nhũng trong điều kiện chất lượng thể chế kém tại các quốc gia khảo sát;

 Chủ đề nghiên cứu tuy có sự tương đồng với một vài nghiên cứu trên thế giới, tuy nhiên, mẫu khảo sát được tác giả thu thập gồm 46 các quốc gia có cùng nhóm thu nhập và mục tiêu nghiên cứu của luận án

là không trùng lắp với các nghiên cứu đã có

1.7 Quy trình nghiên cứu

- Bước một, tác giả lược khảo khung lý thuyết và các kết quả thực

nghiệm để xác định lỗ hổng nghiên cứu;

- Bước hai, xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu;

- Bước ba, xác định khung lý thuyết nền và mô hình nghiên cứu thực

nghiệm;

- Bước bốn, thu thập dữ liệu và lựa chọn phương pháp ước lượng;

- Bước năm, phân tích định lượng và bình duyệt kết quả;

- Cuối cùng, đưa ra các gợi ý về mặt chính sách

Trang 26

17

Hình 1.2: Quy trình thực hiện nghiên cứu

1.8 Kết cấu của luận án

Nội dung của luận án được tác giả trình bày trong 6 chương, ngoài chương

1 đã giới thiệu tổng quan về sự cần thiết cũng như mục tiêu nghiên cứu, 5 chương còn lại của luận án được thiết kế như sau:

Chương 2: Khung lý thuyết các yếu tố tác động đến tham nhũng

Trong chương này luận án trình bày khung lý thuyết để giải thích nguyên nhân dẫn đến vấn nạn tham nhũng từ các tài liệu trước đây Khung lý thuyết chủ đạo mà nghiên cứu này dựa vào để lý giải cho hiện tượng tham nhũng bao gồm lý thuyết lựa chọn công và lý thuyết lựa chọn giữa thất bại của thị trường và tham nhũng Bên cạnh đó, luận án cũng đã tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây để xác định các yếu tố định lượng nhằm

Lược khảo lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm

Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Xác định khung lý thuyết và mô hình thực nghiệm

Thu thập dữ liệu và phân tích định lượng

Phân tích định lượng và bình duyệt kết quả

Kết luận và đưa ra gợi ý chính sách

Trang 27

18

xây dựng mô hình thực nghiệm về các yếu tố tác động đến tham nhũng tại các quốc gia chuyển đổi

Chương 3: Khung lý thuyết tăng trưởng kinh tế Chương này dẫn giải

cho người đọc thấy được sự kết hợp giữa lý thuyết tăng trưởng nội sinh của Barro (1990) và hàm tăng trưởng Cobb – Douglas Từ đó, luận án đã ứng dụng mô hình tăng trưởng để mở rộng cho các yếu về thể chế và tham nhũng Tiếp theo, luận án tổng hợp các kênh truyền dẫn sự tác động của tham nhũng đến tăng trưởng thông qua việc lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây Cuối cùng, chương này cũng đã tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây để cho thấy kết quả của các nghiên cứu này vẫn còn gây nhiều tranh cãi Đó cũng là lý do quan trọng để luận án này tiến hành thực nghiệm tác động của tham nhũng đến tăng trưởng dưới vai trò của chất lượng thể chế tại các quốc gia chuyển đổi

Chương 4: Mô hình và phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ khung lý

thuyết trong chương 2 và chương 3, cùng với việc kế thừa các mô hình thực nghiệm của các nghiên cứu trước đây, chương này sẽ xây dựng các

mô hình thực nghiệm của luận án, bao gồm: mô hình các yếu tố tác động đến tham nhũng và mô hình tác động của tham nhũng đến tăng trưởng Điểm nổi bật của chương này là đã trình bày chi tiết các bước tiến hành và phương pháp ước lượng để nhằm tìm kiếm bằng chứng cho các mục tiêu nghiên cứu của luận án Cuối cùng, việc đo lường biến và nguồn khai thác

dữ liệu cũng đã được trình bày chi tiết trong chương này

Chương 5: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Dựa vào mô hình thực

nghiệm và dữ liệu thu thập của 46 quốc gia chuyển đổi, tác giả sử dụng công cụ hỗ trợ là phần mềm Stata 13.0 để thực hiện các kiểm định và ước lượng hệ số hồi quy các biến trong mô hình Sau đó, tác giả thảo luận kết quả thực nghiệm dựa trên nền tảng lý thuyết nghiên cứu và đối chiếu với các nghiên cứu trước đây nhằm luận giải kết quả một cách logic và thuyết

Trang 28

19

phục Kết quả này cung cấp các minh chứng giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu của luận án

Chương 6: Kết luận và hàm ý chính sách Chương này đã tóm lược lại

các kết quả thực nghiệm chính gắn với mục tiêu nghiên cứu của luận án

Từ đó, luận án đưa ra một số các hàm ý về mặt chính sách nhằm kiểm soát các hành vi tham nhũng và các giải pháp cho tăng trưởng kinh tế lành mạnh (không dựa vào tham nhũng) Tác giả tin rằng các gợi ý này có thể cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách khi thực hiện các giải pháp chống tham nhũng Đồng thời, chương này cũng nhìn nhận một số các hạn chế mà luận án chưa thể giải quyết được Đây cũng là chương cuối cùng của luận án

Trang 29

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tham nhũng là một khái niệm đa chiều và phức tạp Kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu này cho thấy không chỉ các yếu tố kinh tế như phát triển kinh tế, tự do kinh tế, lạm phát

và phân phối thu nhập… mà còn các yếu tố về chính trị, xã hội và văn hóa như dân chủ, ổn định chính trị, giới tính và sự đa dạng dân tộc hoặc ngôn ngữ có ảnh hưởng quan trọng đến tham nhũng Vì vậy, chương 2 sẽ trình bày khung khái niệm tổng quan về tham nhũng theo các nghiên cứu trước đây cũng như của các tổ chức chuyên nghiên cứu về tham nhũng như là Worldbank, Transparency International Từ đó, luận án cũng trình bày khung khái niệm và cách đo lường tham nhũng trong luận án này

Lý thuyết lựa chọn công cho thấy để khắc phục khiếm khuyết của kinh tế thị trường đòi hỏi sự can thiệp của chính phủ Tuy nhiên, sự can thiệp này

sẽ xuất hiện hành vi tham nhũng của giới chức do vấn đề người đại diện và vấn đề trục lợi (cả kinh tế lẫn chính trị) Từ đó, các học giả tiên phong trong việc xây dựng lý thuyết lựa chọn công cho rằng tham nhũng hình thành từ chính thể chế và việc bài trừ tham nhũng một phần do việc thiết kế khung thể chế Bên cạnh các yếu tố thể chế, Acemoglu & Verdier (2000) cho thấy thu nhập có vai trò quan trọng trong việc chống tham nhũng bởi vì

Trang 30

2.1 Khung khái niệm

2.1.1 Tổng quan về thể chế

Veblen (1857) được xem là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên đặt nền móng về thể chế, theo đó thể chế là tính qui chuẩn của hành vi hoặc các qui tắc xác định hành vi trong những tình huống cụ thể, được các thành viên của một nhóm xã hội chấp nhận về cơ bản và sự tuân thủ các qui tắc

đó là do bản thân tự kiểm soát hoặc do quyền lực bên ngoài khống chế James (2006) cho rằng thể chế chính phủ thiết lập khuôn khổ cho các hoạt động kinh tế trong phạm vi quốc gia Một thể chế tốt sẽ tạo ra môi trường thuận lợi thúc đẩy các hoạt động kinh tế, sự sáng tạo, tăng trưởng và phát triển Ngược lại, thể chế kém gây ra các đình trệ cho nền kinh tế Hai đặc điểm điển hình ở các nền kinh tế phát triển đó là dân chủ và tình trạng của các quy định pháp luật Trong khi đó, James (2006) cũng cho rằng hai đặc tính này của thể chế là không chắc chắn tồn tại đồng thời Tuy nhiên, hai đặc tính này lại tương quan chặt chẽ với nhau

North (1981) định nghĩa thể chế “là tập hợp các quy định, thủ tục thi hành, các quy định về hành vi đạo đức được thiết lập nhằm ràng buộc các hành vi của cá nhân trong điều kiện tối đa hóa thu nhập và độ hữu dụng” Vấn đề quan trọng trong khái niệm này cũng như các tài liệu khác đề cập đó là sự

Trang 31

Theo tài liệu về thể chế của North (1990) cho rằng : “Thể chế là phát minh của con người với những ràng buộc nhằm cơ cấu sự tương tác chính trị, kinh tế và xã hội Nó bao gồm cả những ràng buộc không chính thức (sự chấp thuận, điều kiêng kỵ, phong tục, tín ngưỡng, và quy tắc xử sự), và luật

lệ chính thức (hiến pháp, luật, quyền sở hữu)” Trong suốt chiều dài lịch

sử, thể chế đã được phát minh bởi con người để tạo nên một trật tự và giảm thiểu sự không chắc chắn trong hoạt động trao đổi Cùng với các ràng buộc quy chuẩn về kinh tế, con người xác định khuynh hướng lựa chọn, vì vậy xác định chi phí giao dịch và chi phí sản xuất Thể chế tạo ra cấu trúc khích

lệ cho nền kinh tế Khi cấu trúc tiến triển theo chiều hướng tích cực sẽ giúp định hình cho phương hướng thay đổi của kinh tế hướng tới sự phát triển bền vững, nhưng đôi khi cấu trúc này cũng có thể dẫn đến sự đình trệ hay suy tàn nền kinh tế

Ostrom (1990) đưa ra định nghĩa quan trọng về thể chế “thể chế được định nghĩa là tập hợp các quy định mang tính thực thi được sử dụng để lựa chọn

ai là người phù hợp ra các quyết định tại một số vũ đài, những hành động nào được cho phép hoặc bị hạn chế, những quy định chung nào sẽ được thực hiện, thủ tục nào phải tuân thủ, những thông tin gì phải được cung cấp hoặc không được phép cung cấp, những khoản chi trả nào được phân chia cho các cá nhân tùy thuộc vào các hành động của họ” Theo định nghĩa

Trang 32

- Thứ nhất, thể chế công đặc biệt bởi vì nó đã phát triển và hợp tác một

cách hiệu quả nhằm xử lý các mục tiêu phức tạp và mâu thuẫn lẫn nhau Theo cách làm này, thể chế giúp cho người lao động làm công việc của họ: thể chế sẽ chỉ ra cho người lao động biết được họ nên làm gì và không nên làm gì; bên cạnh đó, thể chế cũng giúp người lao động cảm nhận được thế giới xung quanh mình đang sống

- Thứ hai, thể chế nhận được sự ủng hộ ở mức độ cao: thể chế được chấp

nhận và công nhận rộng rãi Nó có một bản sắc riêng biệt hợp pháp (Berger & Luckmann, 1966) Cách làm việc của một thể chế sẽ xây dựng thương hiệu cho nó Một nhận thức tổng quát về thể chế từ bên ngoài cho rằng thể chế là mong đợi, phù hợp và thích hợp trong phạm vi

hệ thống được tạo ra từ các quy tắc, giá trị, niềm tin và quyền lợi (Suchman, 1995)

Ở khía cạnh khác, cơ quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID, 2002) định nghĩa thể chế công là một hệ thống phức tạp của sự tương tác giữa các cấu trúc, truyền thống, chức năng và quy trình đặc trưng bởi giá trị của trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và sự tham gia Kaufmann & Kraay (2002) cũng định nghĩa thể chế công là truyền thống và các tổ chức mà chính quyền được thực thi trong một quốc gia Theo tác giả, điều này bao

Trang 33

24

gồm quá trình các chính phủ được tuyển chọn, kiểm soát và thay thế; khả năng chính phủ để thiết lập và thực thi chính sách; sự tôn trọng của người dân và nhà nước đối với các tổ chức để quyết định sự tương tác giữa kinh

tế và xã hội

Theo Acemoglu & Robinson (2013), thể chế là các qui tắc tác động đến sự vận hành của nền kinh tế và động cơ khuyến khích của dân chúng Do đó, thể chế kinh tế sinh ra các luồng động lực và vạch ra giới hạn cho các tác nhân kinh tế Thể chế kinh tế chia thành hai loại : thể chế kinh tế dung hợp

và thể chế kinh tế chiếm đoạt Thể chế kinh tế dung hợp (inclusive economic institutions) cho phép và khuyến khích sự tham gia của đại đa số dân chúng vào các hoạt động kinh tế, sử dụng tốt nhất tài năng và trình độ của họ, giúp các cá nhân thực hiện những lựa chọn mình mong muốn Thể chế kinh tế chiếm đoạt (extractive economic institutions) không có các đặc trung nêu trên mà ở đó, chúng được thiết kế để tước đoạt hay khai thác thu nhập hay của cải của nhóm này để phục vụ cho một nhóm khác Nói một cách đơn giản là thu nhập của người dân được khai thác để phục vụ cho một nhóm nhỏ những người cầm quyền và một số ít đối tượng liên quan

Chất lượng thể chế

Theo Schneider (1999) định nghĩa chất lượng thể chế công như là việc thi hành thẩm quyền hoặc kiểm soát để quản lý hoạt động và tài nguyên của một quốc gia Có nhiều tiêu chí đánh giá chất lượng thể chế Theo World Bank, có 6 tiêu chí được áp dụng để đánh giá chất lượng thể chế: tiếng nói của người dân và trách nhiệm giải trình của chính quyền; ổn định chính trị; hiệu quả của chính quyền; chất lượng thực thi chính sách; tuân thủ luật pháp; và, khả năng kiểm soát tham nhũng

Các nghiên cứu khác đã sử dụng các chỉ số khác nhau để đo lường chất lượng thể chế La Porta (1999) đo lường hiệu suất hoạt động của chính phủ bằng cách sử dụng các chỉ số của chính phủ can thiệp vào thị trường, trong

Trang 34

25

đó bao gồm các chỉ số quyền tài sản (mức độ pháp luật bảo vệ tài sản cá nhân) và chỉ số điều lệ thương nghiệp (quy định liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp và duy trì hoạt động của nó)

Saha & Gounder (2013) và Heckelman & Powell (2010) cho rằng khung thể chế bao gồm thể chế chính trị và thể chế kinh tế Trong đó, thể chế chính trị được đại diện bằng nền dân chủ của quốc gia và thể chế kinh tế được đại diện bằng tự do kinh tế Các tác giả này đã sử dụng biến tự do kinh tế (Economic Freedom) của EFW (the economic freedom of the world) đại diện cho thể chế kinh tế và kết quả cho thấy mức độ tự do kinh

tế tác động làm giảm tham nhũng cho tất cả các trường hợp Barro (1996a) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm xuyên quốc gia trên các yếu tố quyết định tăng trưởng Tác giả sử dụng chỉ số mức độ dân chủ được lấy từ Freedom House đại diện cho yếu tố thể chế chính trị

Như vậy, chất lượng thể chế là một khái niệm đa chiều và việc đo lường nó còn phụ thuộc vào cách tiếp cận cũng như quan điểm của nhà nghiên cứu Trong nghiên cứu này, dựa trên bài nghiên cứu của Saha & Gounder (2013) và Heckelman & Powell (2010), tác giả tiếp cận chất lượng thể chế bao gồm chất lượng thể chế chính trị được đại diện bởi chỉ số mức độ dân chủ và chất lượng thể chế kinh tế được đại diện bởi chỉ số tự do kinh tế

1.1.2 Tổng quan về tham nhũng

Do sự tác động đa dạng đến các khía cạnh kinh tế, văn hóa và đạo đức xã hội nên tham nhũng luôn được xem là chủ đề trọng tâm trong các lĩnh vực khoa học chính trị và kinh tế học Những nghiên cứu học thuật về nguyên nhân và hậu của tham nhũng (trong khu vực công) được thực hiện từ một vài thập kỷ trước đây Chẳng hạn như, luận thuyết của Scott (1972) về tham nhũng chính trị đã có những ảnh sâu xa đến tận sau này vì trong đó nêu lên nhiều hình thái khác nhau của tham nhũng như : đó là thói tham nhũng quan liêu, cơ chế xin – cho và gia đình trị, và chi phối nhà nước

Trang 35

26

Tham nhũng quan liêu hoặc tham nhũng hành chính công đề cập đến hành

vi cố ý tạo ra những méo mó trong thực thi pháp luật, quy chế và quy định hiện hành nhằm đem lại lợi ích cho các cá nhân trong và ngoài chính phủ bằng các phương pháp không hợp pháp và thiếu minh bạch (Worldbank, 2000) Ví dụ như một cá nhân hối lội cán bộ thu thuế để giảm trách nhiệm nộp thuế

Cơ chế xin – cho và gia đình trị đề cập đến sự thiên vị mà những cá nhân nắm quyền lực dành cho những nhóm đối tượng thuộc một phạm vi hẹp để đổi lấy sự hỗ trợ chính trị Đối xử thiên vị với một số cá nhân, trao hợp đồng từ một nguồn duy nhất,… là những ví dụ cho hình thái tham nhũng này

Chi phối nhà nước đề cập đến các hành động của cá nhân, nhóm người hoặc các công ty trong khối nhà nước cũng như tư nhân nhằm gây ảnh hưởng đến việc xây dựng luật, quy định, quy chế, nghị định và các chính sách khác của chính phủ nhằm làm lợi cho bản thân (WorldBank, 2000)

Những năm thập niên 1990, tham nhũng trở thành chủ đề thu hút một lượng lớn các quan tâm của các nhà nghiên cứu và giới học giả Hiện nay, tham nhũng cũng là một hiện tượng đang được xem xét rộng rãi ở hầu hết các quốc gia bất kể là phát triển hay đang phát triển, nhỏ hay lớn, theo định hướng thị trường hay hình thức khác Chính vì lý do này mà đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề tham nhũng, đặc biệt các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tham nhũng Những nghiên cứu này bao gồm Billger & Goel (2009), Del Monte & Papagni (2007), Glaeser & Saks (2006), Goel & Nelson (1998), La Porta & ctg (1999), Saha & ctg (2009), Treisman (2000) Tuy nhiên, khái niệm về tham nhũng rất đa dạng, vẫn chưa có sự đồng nhất và chưa thật sự rõ ràng

Trong từ điển của Oxford (2000), tham nhũng được mô tả như: [1] hành vi gian lận hoặc phi pháp, đặc biệt là những người làm trong chính quyền; [2]

Trang 36

27

hành động làm thay đổi từ chuẩn đạo đức thành thiếu đạo đức của hành vi

Vì vậy, tham nhũng bao gồm ba yếu tố quan trọng là đạo đức, hành vi và quyền lực Gould (1991) cho rằng định nghĩa tham nhũng như là vấn đề đạo đức, nghĩa là tham nhũng là hiện tượng trái đạo đức và trái với luân thường đạo lý mà bao gồm tập hợp các sự lệch lạc đạo đức so với các chuẩn đạo đức của xã hội

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) định nghĩa

“tham nhũng là việc lạm dụng quyền lực được giao phó để nhằm tư lợi” Tương tự, theo nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (The World Bank Group) “tham nhũng là lạm dụng công quyền nhằm tư lợi” Việc lạm quyền ở đây được hiểu theo nghĩa rất rộng Khu vực công được cho là bị lạm quyền khi một đại diện nhận, gạ gẫm hoặc sách nhiễu hối lộ Nó cũng

bị lạm dụng khi các đại diện tư nhân chủ động đưa hối lộ để phá vỡ các chính sách công và quy trình công vì các lợi thế cạnh tranh cũng như lợi nhuận Khu vực công cũng có thể bị lạm dụng vì lợi ích cá nhân ngay cả khi không có hối lộ xảy ra, thông qua sự bảo trợ và gia đình trị, các hành vi trộm cắp tài sản nhà nước, hay sự chuyển hướng của các khoản thu của nhà nước

Tham nhũng cũng được hiểu là việc sử dụng những đặc quyền của khu vực công để mưu lợi cá nhân, nó được xem là vấn đề nghiêm trọng ở các nước đang phát triển (Beekman & ctg, 2013; Jain, 2001; Stiglitz, 2002) Một số hoạt động phi pháp như gian lận, rửa tiền, buôn bán ma túy, hoạt động chợ đen không cấu thành nên tội tham nhũng do chúng không hoàn toàn đòi hỏi các đặc quyền của khu vực công Tuy nhiên, các cá nhân thực hiện các hoạt động nói trên thường liên hệ với các quan chức và chính trị gia Mặt khác, các hoạt động này thường không thể phát triển mạnh nếu không có yếu tố tham nhũng (Jain, 2001)

Trang 37

28

Như vậy, có thể hiểu tham nhũng là một hành động trục lợi cá nhân đến từ việc lạm dụng các quyền lợi, đặc quyền của khu vực công Trong bài nghiên cứu của mình, Amundsen (2000) cho rằng tham nhũng tồn tại ở các dạng : hối lộ, biển thủ, gian lận và tống tiền

Hối lộ được định nghĩa là một khoản chi trả (dạng tiền hoặc vật chất) được đưa hay nhận trong một quan hệ tham nhũng Về bản chất, việc chi hay nhận hối lộ chính là tham nhũng Một khoản hối lộ có thể được hiểu là một

số tiền cố định, số phần trăm theo hợp đồng hay một khoản tiền tồn tại ở bất kỳ một dạng nào được trả cho một quan chức đại diện cho nhà nước để thực hiện hợp đồng hay phân phối lợi ích tới các doanh nghiệp, cá nhân Hối lộ cũng có thể được xem là một loại thuế không chính thống khi các quan chức chính quyền đòi hỏi các khoản chi trả hoặc quà tặng từ các đội tượng khác Các thuật ngữ khác như lại quả, tiền trà nước, tiền đút lót, tiền bôi trơn đều dùng để chỉ về hội lộ dưới góc nhìn của công chúng Các khoản tiền này cần thiết hoặc được yêu cầu để việc thực hiện các công việc hành chính nhanh chóng, thuận lợi hoặc được ưu tiên hơn Bằng các loại chi phí bôi trơn này, doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh có thể mua được ưu tiên chính trị và né tránh các gánh nặng về thuế và các quy định, mua các thị trường được bảo hộ hoặc độc quyền, các giấy phép…

Biển thủ được hiểu là việc đánh cắp các nguồn lực công bởi các quan chức chính quyền, là một dạng của sử dụng sai các quỹ tiền tệ công Biển thủ được thực hiện khi một quan chức chính phủ đánh cắp từ các định chế công

mà họ đang làm việc và từ các nguồn lực họ quản lý nhân danh nhà nước

và chính phủ Tuy nhiên, các nhân viên không trung thành của các doanh nghiệp tư nhân cũng có thể biển thủ tiền và nguồn lực từ người chủ của họ Biển thủ là một dạng của tham nhũng bằng việc lợi dụng quyền lực

Gian lận là một tội phạm kinh tế liên quan đến các hành động lừa gạt, bịp bợm, lừa đảo Đây là thuật ngữ luật học rộng hơn và phổ biến hơn, trong

Trang 38

29

đó bao hàm cả hối lộ và biển thủ Gian lận xảy ra khi các đại diện của chính quyền tham gia vào mạng lưới giao dịch bất hợp pháp và tống tiền khi các tổ chức tội phạm kinh tế giả mạo, buôn lậu khi có sự phê chuẩn và tham gia của chính quyền

Tống tiền là việc tiền hoặc các nguồn lực khác bị bòn rút bằng cách ép buộc, bạo lực hoặc đe dọa Tiền bảo kê có thể bị bòn rút theo cách tạo ra môi trường không an toàn cho các cá nhân, người kinh doanh để đổi lấy sự yên bình Chỉ những người trả đủ tiền thì mới không bị tiếp tục quấy nhiễu Tống tiền căn bản cũng là một dạng của tham nhũng nhưng số tiền này được bòn rút một cách khá bạo lực Sự đổi chác lấy lợi ích giữa các bên bị mất cân bằng nghiêm trọng Tham nhũng dưới hình thức tống tiền thường được hiểu là một dạng bòn rút từ bên dưới Ví dụ, khi một tổ chức mafia ở Nga hoặc ở Ý có khả năng gây ảnh hưởng đến các quan chức chính quyền

và toàn bộ cơ quan nhà nước thông qua việc đe dọa hoặc ám sát có chủ đích Các tổ chức này sẽ nhận được các ưu tiên và đặc quyền kinh tế và tự

do trong thuế, quy định và các vụ truy tố pháp luật Ngoài ra, tham nhũng dạng này có thể tồn tại dưới hình thức từ trên xuống khi tổ chính quyền là

tổ chức mafia lớn nhất Ví dụ, khi chính quyền, đặc biệt là các dịch vụ bảo

vệ của họ, là các nhóm bán quân sự tống tiền từ các cá nhân và tổ chức kinh doanh cho việc không bị quấy nhiễu Các dạng quấy nhiễu có thể là đe dọa đánh thuế nặng, trì hoãn việc cấp giấy phép, các cuộc điều tra liên ngành dưới nhiều hình thức

Tham nhũng có thể phân loại thành : tham nhũng vặt và tham nhũng lớn Tham nhũng vặt có thể xảy ra ở cấp độ đường phố, xảy ra hằng ngày Tham nhũng dạng này xuất hiện khi người dân tiếp xúc với các quan chức thấp hoặc trung bình ở những nơi như trường học, bệnh viện, cơ quan công

an, cơ quan hành chính cấp cơ sở,… Quy mô giao tiền giao dịch thường là nhỏ và chủ yếu ảnh hưởng đến cá nhân (June & ctg, 2008) Tham nhũng

Trang 39

30

lớn thường xảy ra ở cấp độ chính quyền cao – nơi có khả năng bóp méo chính sách hay thậm chí bóp méo chức năng chính quyền, tạo điều kiện cho người lãnh đạo hưởng lợi trên tổn thất của hàng hóa công Tham nhũng lớn đôi khi tương đồng với tham nhũng chính trị (Rohwer, 2009)

Nhiều nhà kinh tế cũng đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng kinh tế, trong đó có Shleifer & Vishny (1993) cho rằng “tham nhũng là việc bán tài sản của chính phủ nhằm tư lợi”

Tóm lại, khái niệm về tham nhũng là đa dạng, tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và cách tiếp cận mà nó có thể được hiểu theo các ý nghĩa khác nhau Trong nghiên cứu này, tác giả mong muốn xem xét vai trò của chất lượng thể chế đối với hoạt động tham nhũng của giới công chức, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của tham nhũng này đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Vì vậy, thuật ngữ tham nhũng trong nghiên cứu này là đề cập đến tham nhũng hành chính công của giới công chức, họ lạm dụng chức

vụ, quyền hạn của mình để thay đổi quy định, quy trình của pháp luật vì mục tiêu tư lợi và làm tổn hại đến môi trường kinh doanh cạnh tranh

2.2 Lý thuyết các yếu tố tác động đến tham nhũng

Các mô hình lý thuyết về nguyên nhân của tham nhũng thường xoay quanh vấn đề về mối quan hệ đại diện giữa giới công chức và các đại diện kinh tế (Becker & Stigler, 1974; Klitgaard, 1988) Bởi vì hoạt động tham nhũng bao gồm hai chủ thể là bên đưa (đại diện khu vực tư) và bên nhận (giới công chức) các khoản tiền bất hợp pháp Như vậy, nếu một quốc gia không tồn tại chính phủ, nền kinh tế thị trường tự do hoàn toàn, thì không xuất hiện các ràng buộc pháp luật, không có những đại diện thừa quyền và khi

đó cũng không thể tồn tại tham nhũng Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường luôn tồn tại những khiếm khuyết của nó mà ở đó có hai vấn đề không thể

tự giải quyết khi không có chính phủ đó là: thất bại thị trường và bất bình đẳng thu nhập Khi đó, lý thuyết lựa chọn công ra đời khi lý thuyết về hiệu

Trang 40

31

quả tuyệt đối của nền kinh tế thị trường không hoàn toàn đúng nữa Nói cách khác, lý thuyết lựa chọn công ủng hộ cho sự tồn tại của chính phủ để giải quyết các thất bại của thị trường Khi nền kinh tế thị trường không thể

tự khắc phục các khiếm khuyết của chính mình thì tất yếu phải có sự can thiệp của thế lực bên ngoài và rõ ràng là không ai có thể làm tốt được vai trò của mình hơn là chính phủ (Olson, 1965)

Trong bài nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, Treisman (2000) đặt ra câu hỏi: “tại sao các giới chức tại một số quốc gia lạm dụng công quyền để nhằm tư lợi thường xuyên hơn và nhận tiền đút lót nhiều hơn so với giới chức ở các quốc gia khác?” Câu trả lời là sự cân đối giữa chi phí kỳ vọng của hành vi tham nhũng bao gồm chi phí xã hội, chi phí tâm lý cũng như chi phí tài chính so với lợi ích kỳ vọng của họ Các nhà khoa học chính trị và kinh tế học cho rằng nhiều đặc tính của một quốc gia như là kinh tế, chính trị và hệ thống pháp luật có thể ảnh hưởng đến chi phí

kỳ vọng và lợi ích kỳ vọng của giới chức

Chi phí kỳ vọng rõ ràng nhất chính là rủi ro bị phát hiện và bị phạt Xác suất của việc bị phát hiện phụ thuộc phần lớn vào hiệu lực của hệ thống pháp luật của quốc gia Hai khía cạnh có liên quan của hệ thống pháp luật được phân biệt Thứ nhất, hệ thống luật pháp khác biệt về mức độ bảo vệ

và tạo ra cơ hội từ việc chấp nhận chủ sở hữu tài sản khu vực tư bị xâm hại bởi hành vi tham nhũng của giới chức La Porta & ctg (1999) cho rằng hệ thống luật Ango-Saxon hay còn gọi là hệ thống Thông luật (common law) khác biệt theo chiều hướng này so với hệ thống luật dân sự (civil law) Trong khi luật Ango-Saxon được phát triển đầu tiên ở Anh được xem như

là sự bảo vệ cho Nghị viện và chủ sở hữu nhằm chống lại sự xâm phạm của chế độ quốc chủ, hệ thống luật dân sự từ thời Napoleon, Bismarkian được phát triển như một công cụ cho chế độ quốc chủ nhằm xây dựng nhà nước

và kiểm soát đời sống kinh tế (La Porta, 1999) Hệ thống Thông luật được

Ngày đăng: 02/11/2016, 16:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
18. Bardhan, P. (1996),"The nature of institutional impediments to economic development", Center for International and Development Economics Research, 22(4), 1920-1946 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The nature of institutional impediments to economic development
Tác giả: Bardhan, P
Năm: 1996
19. Bardhan, P. (1997),"Corruption and development: a review of issues", Journal of economic literature, 35(3), 1320-1346 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corruption and development: a review of issues
Tác giả: Bardhan, P
Năm: 1997
20. Barro, R. J. (1990),"Government spending in a simple model of endogenous growth", Journal of political Economy, 98(5), 103-106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Government spending in a simple model of endogenous growth
Tác giả: Barro, R. J
Năm: 1990
21. Barro, R. J. (1991),"Economic growth in a cross section of countries", The Quarterly Journal of Economics, 106(2), 407-443 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economic growth in a cross section of countries
Tác giả: Barro, R. J
Năm: 1991
23. Barro, R. J. (1996b),"Determinants of economic growth: a cross-country empirical study", Journal of Comparative Economics, 26(4), 822-824 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of economic growth: a cross-country empirical study
24. Barro, R. J., Mankiw, N. G., & Sala-i-Martin, X. (1993),"Capital mobility in neoclassical models of growth", American Economic Review, 85(Mar), 103-115 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Capital mobility in neoclassical models of growth
Tác giả: Barro, R. J., Mankiw, N. G., & Sala-i-Martin, X
Năm: 1993
25. Bayley, D. H. (1966),"The effects of corruption in a developing nation", Political Research Quarterly, 19(4), 719-732 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The effects of corruption in a developing nation
Tác giả: Bayley, D. H
Năm: 1966
26. Beck, P. J., & Maher, M. W. (1986),"A comparison of bribery and bidding in thin markets", economics letters, 20(1), 1-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A comparison of bribery and bidding in thin markets
Tác giả: Beck, P. J., & Maher, M. W
Năm: 1986
27. Beck, P. J., Maher, M. W., & Tschoegl, A. E. (1991),"The impact of the Foreign Corrupt Practices Act on US exports", Managerial and Decision Economics, 12(4), 295-303 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The impact of the Foreign Corrupt Practices Act on US exports
Tác giả: Beck, P. J., Maher, M. W., & Tschoegl, A. E
Năm: 1991
28. Becker, G. S. (1974)," Crime and punishment: An economic approach Essays in the Economics of Crime and Punishment" (pp. 1-54): UMI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Crime and punishment: An economic approach Essays in the Economics of Crime and Punishment
Tác giả: Becker, G. S
Năm: 1974
29. Becker, G. S., & Stigler, G. J. (1974),"Law enforcement, malfeasance, and compensation of enforcers", The Journal of Legal Studies, 3(1), 1-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Law enforcement, malfeasance, and compensation of enforcers
Tác giả: Becker, G. S., & Stigler, G. J
Năm: 1974
30. Beekman, G., Bulte, E. H., & Nillesen, E. E. (2013),"Corruption and economic activity: Micro level evidence from rural Liberia", European Journal of Political Economy, 30, 70-79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corruption and economic activity: Micro level evidence from rural Liberia
Tác giả: Beekman, G., Bulte, E. H., & Nillesen, E. E
Năm: 2013
31. Benhabib, J., & Spiegel, M. M. (1994),"The role of human capital in economic development evidence from aggregate cross-country data", Journal of Monetary economics, 34(2), 143-173 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The role of human capital in economic development evidence from aggregate cross-country data
Tác giả: Benhabib, J., & Spiegel, M. M
Năm: 1994
32. Berger, P., & Luckmann, T. (1966),"The social construction of knowledge: A treatise in the sociology of knowledge", Open Road Media:Soho, NY, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: The social construction of knowledge: A treatise in the sociology of knowledge
Tác giả: Berger, P., & Luckmann, T
Năm: 1966
33. Billger, S. M., & Goel, R. K. (2009),"Do existing corruption levels matter in controlling corruption?: Cross-country quantile regression estimates", Journal of Development Economics, 90(2), 299-305 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Do existing corruption levels matter in controlling corruption?: Cross-country quantile regression estimates
Tác giả: Billger, S. M., & Goel, R. K
Năm: 2009
34. Boin, A., & Christensen, T. (2008),"The development of public institutions: reconsidering the role of leadership", Administration &Society, 40(3), 271-297 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The development of public institutions: reconsidering the role of leadership
Tác giả: Boin, A., & Christensen, T
Năm: 2008
35. Bonaglia, F., Braga de Macedo, J., & Bussolo, M. (2001),"How globalization improves governance", CEPR Discussion Paper (SSRN), 2992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: How globalization improves governance
Tác giả: Bonaglia, F., Braga de Macedo, J., & Bussolo, M
Năm: 2001
36. Braun, M. (2004),"Inflation, inflation variability, and corruption", Economics & Politics, 16(1), 77-100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inflation, inflation variability, and corruption
Tác giả: Braun, M
Năm: 2004
37. Broadman, H. G., & Recanatini, F. (2001),"Seeds of corruption–Do market institutions matter?", MOST: Economic Policy in Transitional Economies, 11(4), 359-392 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Seeds of corruption–Do market institutions matter
Tác giả: Broadman, H. G., & Recanatini, F
Năm: 2001
38. Brown, D. S., Touchton, M., & Whitford, A. B. (2011),"Political polarization as a constraint on government: evidence from corruption", World Development, 39(9), 430-442 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Political polarization as a constraint on government: evidence from corruption
Tác giả: Brown, D. S., Touchton, M., & Whitford, A. B
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w