Đề tài cao cấp lý luận chính trị về Giải pháp hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, giai đoạn 2015 2020.......................................................................................
Trang 1Ngày nay lao động, việc làm là một trong những vấn đề được quan tâm trongchiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là cácnước đang phát triển với dân số đông và lực lượng lao động lớn như Việt Nam Lựclượng lao động dồi dào một mặt là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội củađất nước, nhưng mặt khác nó lại tạo ra sức ép về việc làm cho toàn xã hội Do đó,
hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho người lao động nói chung và lao động nữ nóiriêng luôn là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm.Thực tế cho thấy, lao động nữ thuộc nhóm lao động yếu thế Điều này khôngchỉ xuất phát từ đặc điểm tự nhiên về sức khỏe, giới tính, mà nó còn xuất phát từthiên chức, trách nhiệm và gánh nặng gia đình, con cái… Việc làm của phần lớnlao động nữ thiếu ổn định, thu nhập thấp; phụ nữ dễ bị tổn thương trong công việc
và ít nhận được các thỏa thuận việc làm chính thức; số lao động nữ hoạt động trongkhu vực phi chính thức tăng, lượng lao động nữ di cư tự phát ra thành phố do thiếuviệc làm gia tăng nhanh… Điều đó chứng minh rõ nét vấn đề việc làm của lao động
nữ luôn là một vấn đề bức xúc và thiếu các yếu tố liên quan đến việc làm bền vững.Thoại Sơn là một huyện thuần nông, lực lượng lao động nữ chiếm 51% (niêmgiám chi cục thống kê huyện năm 2013) lực lượng lao động toàn huyện Trong khiquá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện với tốc độ công nghiệp hóa đã gặpphải có những hạn chế như: lao động nữ của huyện phần lớn là lao động nôngnghiệp; tỷ lệ lớn lao động chưa qua đào tạo nên khó thích ứng và tự tìm kiếm việctrong các khu công nghiệp Số lượng lao động nữ tự tạo việc làm rất hạn chế, chủyếu là các công việc tạm thời với thu nhập thấp và điều kiện lao động không đảmbảo…
Trang 2Xuất phát từ nhu cầu bức xúc của phụ nữ huyện Thoại Sơn hiện nay về họcnghề và tạo việc làm bền vững, đồng thời xây dựng một số giải pháp góp phần tíchcực trong hỗ trợ học nghề tạo việc làm cho phụ nữ ở huyện Thoại Sơn, học viên
quyết định chọn đề án “Giải pháp hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, giai đoạn 2015 - 2020” làm đề án tốt nghiệp.
2 Cơ sở xây dựng Đề án
2.1 Cơ sở khoa học: Đề án được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩaMác - Lênin, các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam trong các văn kiện Đạihội Đảng, các văn bản của Nhà nước về công tác hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cholao động nói chung và lao động nữ nói riêng nhằm nâng cao chất lượng lao độngnông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
2.2 Cơ sở pháp lý:
Đề án được xây dựng dựa trên đường lối, chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước về hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ để đề xuất cácgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ
nữ huyện Thoại Sơn Các chính sách tiêu biểu sau:
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ, về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
- Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ, về việc phê duyệt Đề án “hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc việc làm giai đoạn 2010-2015”;
- Quyết định số 2442/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban
nhân dân tỉnh An Giang, về việc ban hành đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020”;
- Quyết định số 608/QĐ-UBND ngày14 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân
dân tỉnh An Giang, về việc phê duyệt Đề án “hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc việc làm giai đoạn 2010-2015”;
- Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhândân huyện Thoại Sơn về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”
2.3 Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ học
nghề, tạo việc làm cho phụ nữ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang giai đoạn 2010
Trang 3-2014, những kinh nghiệm trong công tác hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữcủa các tỉnh, thành phố trong cả nước, từ đó đề ra các giải pháp nhằm tiếp tục đổimới, nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ giaiđoạn tiếp theo.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Đề án
3.1.Mục đích nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác hỗ
trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ Tăng cơ hội học nghề, tạo việc làm cho phụ
nữ, đặc biệt là phụ nữ khu vực nông thôn, phụ nữ độ tuổi trung niên, phụ nữ dântộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn Từ đó phân tích thực trạng của công tác hỗ trợhọc nghề, tạo việc làm cho phụ nữ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở huyệnThoại Sơn, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của côngtác hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ trên địa bàn huyện
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ trợ học nghề và tạo việclàm cho phụ nữ
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ
nữ ở huyện Thoại Sơn giai đoạn 2010 - 2015
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề hỗ trợhọc nghề, tạo việc làm cho phụ nữ ở huyện Thoại Sơn trong thời gian tới
4 Ý nghĩa của vấn đề lựa chọn
Đề án phân tích rõ một số cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác hỗ trợ họcnghề, tạo việc làm cho phụ nữ ở huyện Thoại Sơn giai đoạn 2010 – 2015 Đánh giáđúng thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết cóhiệu quả vấn đề hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ ở huyện Thoại Sơn trongthời gian tới
5 Phạm vi nghiên cứu của Đề án
Đối tượng nghiên cứu của Đề án là vấn đề hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho
phụ nữ ở huyện Thoại Sơn
Không gian: ở huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang.
Thời gian: Đề án đánh giá thực trạng công tác hỗ trợ học nghề, tạo việc làm
cho phụ nữ ở huyện Thoại Sơn giai đoạn 2010 - 2015 và đề xuất một số giải pháp
Trang 4có tính khả thi nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề hỗ trợ học nghề, tạo việc làmcho phụ nữ ở huyện Thoại Sơn trong thời gian tới.
6 Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của phương pháp: đề án được nghiên cứu trên cơ sở những
nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, những quan điểm, đường lối và chính sáchcủa Đảng và Nhà nước về hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Đề án sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu cụ thể như phương pháp hệ thống, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống
Trang 5I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỖ TRỢ HỌC NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM CHO PHỤ NỮ
1.1 Đặc điểm của phụ nữ và các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm của phụ nữ
1.1.1 Phụ nữ
Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người hay toàn
bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặc điểm giới tínhđược xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ thể họ hoàn thiện
và chức năng giới tính hoạt động bình thường
Nhìn theo khía cạnh sinh học, nữ giới chỉ những người thuộc giống cái
Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được cho
là đã trưởng thành về mặt xã hội Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là trung lập,hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử dụng Nó đề cậpđến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất là không xấu, đến nhữnggiá trị, những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ những nữ giới này
Nghị quyết 04-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 12 tháng 7 năm 1993 đã nêu rõ:
“Phụ nữ là người lao động, người công dân, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người Khả năng và điều kiện lao động, trình độ văn hóa, vị trí xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ có ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển của thế hệ tương lai” (Quan điểm thứ nhất Nghị quyết 04-NQ/TW của Bộ Chính trị
ngày 12 tháng 7 năm 1993)
1.1.2 Đặc điểm của phụ nữ
Phụ nữ là một lực lượng lao động quan trọng trong lực lượng lao động xã hội.Cùng với nam giới, phụ nữ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trìnhxây dựng và phát triển đất nước Phụ nữ đã có mặt trên tất cả các lĩnh vực: chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Tuy nhiên, có sự khác biệt về đặc điểm tâm sinh lýgiữa lao động nam và lao động nữ nên đối với lao động nữ, khi đề cập, chúng taphải xem xét đến các đặc thù cơ bản là:
1.1.2.1 Xét về phương diện giới tính
Trang 6Phụ nữ thường hạn chế về thể lực so với nam giới và có thiên chức mang thai,sinh con, nuôi con: Trong điều kiện kinh tế thị trường, vấn đề này luôn được coi là
“hạn chế của phụ nữ” với tư cách người học nghề, tìm việc làm.
1.1.2.2 Xét về phương diện giới
So với nam giới, điều kiện sinh hoạt của phụ nữ thường phức tạp hơn Cũng
do nhiều nguyên nhân chi phối, phụ nữ thường có trình độ học vấn , trình độchuyên môn thấp hơn nam giới Hiện nay phụ nữ chưa qua đào tạo nghề còn chiếm
tỷ lệ cao, nhất là ở vùng nông thôn Bên cạnh đó, tính rụt rè, kém tự tin vào chínhbản thân mình đang là những trở ngại dẫn đến khó tìm việc làm trên thị trường laođộng
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm của phụ nữ
1.1.3.1 Những nhân tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là cơ sở quan trọng ban đầu cho phát triển sản xuất Nhiệm
vụ của mỗi địa phương là phát huy mặt thuận, hạn chế mặt không thuận của điềukiện tự nhiên chi phối nền sản xuất, trên cơ sở đó hoạch định chính sách phát triểnđúng đắn, bền vững nhằm mục tiêu quan trọng là phát triển con người – chủ thể vàđộng lực chủ yếu của nền sản xuất và mọi hoạt động xã hội
1.1.3.2 Những nhân tố thuộc về con người
Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật: Giáo dục – đào tạo đóng vai trò quantrọng đối với vị trí triển vọng tương lai của tạo việc làm cho lao động nói chung và
cho phụ nữ nói riêng Đảng ta đã khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Phải coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”.
Sức khỏe là yếu tố rất quan trọng đối với con người nói chung và phụ nữ nóiriêng, không chỉ tạo ra khả năng làm việc, tăng thu nhập, mà còn góp phần cải thiệncuộc sống Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ, từ điều kiện chămsóc, nghỉ ngơi, vấn đề sức khỏe sinh sản, chế độ dinh dưỡng trong gia đình, đếnnhững điều kiện làm việc và môi trường sinh sống, nếu được cải thiện tốt sẽ có tácđộng tích cực đến quá trình lao động, cống hiến của phụ nữ
1.1.3.3 Những nhân tố thuộc về xã hội
Trang 7Ảnh hưởng của tâm lý xã hội, so với nam giới, điều kiện sinh hoạt của phụ nữthường phức tạp hơn Cũng do nhiều nguyên nhân khác chi phối, phụ nữ thường cótrình độ học vấn, trình độ chuyên môn thấp hơn nam giới Bên cạnh đó, tính rụt rè,kém tự tin vào chính bản thân mình đang là những trở ngại dẫn đến khó tìm việclàm trên thị trường lao động.
Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối thiết thực, hiệu quả nhằm pháthuy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu laođộng, đáp ứng yêu cầu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nhiều việc việclàm cho phụ nữ
1.2 Hỗ trợ học nghề
Là một lĩnh vực hoạt động mà trong đó, nhờ được đào tạo con người có đượcnhững tri thức, những kỹ năng nghề nghiệp để làm ra các loại sản phẩm vật chấthay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu xã hội
Nghề bao gồm nhiều chuyên môn Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sảnxuất thu hẹp mà ở đó con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm
ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc là giátrị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là nhữngphương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội
Nghề nghiệp trong xã hội không phải là cái gì đó cố định, cứng nhắc Nghềnghiệp cũng giống như cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu vong Chẳnghạn, do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên hình thành công nghệ điện tử, do sựphát triển vũ bão của kỹ thuật máy tính nên hình thành cả một nền công nghệ tinhọc đồ sộ bao gồm việc thiết kế, chế tạo cả phần cứng, phần mềm và các thiết bị bổtrợ
Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việclàm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống;
Người lao động có nhu cầu học nghề được hỗ trợ học một nghề thực hiệnthông qua các cơ sở dạy nghề
1.3 Tạo việc làm
Trang 8Ở Việt Nam, quan niệm về việc làm đã được cụ thể hóa tại Điều 13, Chương 2
của Bộ Luật Lao động như sau: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm, đều được thừa nhận là việc làm” (Bộ Luật Lao động, nhà
xuất bản lao động, trang 66)
Như vậy, một việc làm phải hội đủ 3 yếu tố: là hoạt động lao động của conngười, hoạt động tạo ra thu nhập (kể cả công việc được trả công hay không đượctrả công), không bị pháp luật ngăn cấm
Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất, sốlượng và chất lượng sức lao động, các điều kiện kinh tế xã hội cần thiết để kết hợp
tư liệu sản xuất với sức lao động
1.4 Sự cần thiết của hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ
Bất bình đẳng giới trong lao động, việc làm là một trong những nguyên nhângây ra nghèo đói, vừa cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừalàm hạn chế, kìm hãm việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, vươn lên khẳng địnhmình của người phụ nữ
Trong thời gian qua, nhờ việc đa dạng hóa các ngành nghề, ban hành nhiềuchính sách ưu đãi với lao động nữ, vị thế người phụ nữ ngày càng được nâng cao;nhiều chị em đã chủ động, tự tin, tự khẳng định mình trong cuộc sống gia đìnhcũng như các hoạt động xã hội, đóng góp tích cực cho sự phá triển kinh tế - xã hội,giúp phụ nữ khẳng định vị trí, vai trò, vị thế và sự tiến bộ của giới mình trên mọilĩnh vực
Tuy nhiên, mặc dù tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” đã dần được xóa bỏ
nhưng quan niệm gắn phụ nữ với thiên chức làm vợ, làm mẹ và đảm nhận vai tròngười nội trợ trong gia đình là công việc chính vẫn còn phổ biến Điều này đã trởthành rào cản đối với người phụ nữ trong việc tham gia vào các công việc ngoài xãhội Theo V.I.Lênin, vấn đề việc làm là một trong những vấn đề cơ bản, đảm bảocho người phụ nữ có cơ hội vươn lên để khẳng định vị trí của họ trong xã hội Nhưvậy, vị thế của người phụ nữ chỉ có thể được khẳng định khi được xã hội quan tâm
và tạo điều kiện cho họ tham gia vào hệ thống phân công lao động xã hội để sửdụng khả năng lao động, tạo ra sự độc lập về kinh tế và sự bình đẳng so với namgiới
Trang 9Việt Nam đang tiến hành quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa – hiện đại hóađất nước Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo quá trình chuyển dịch
cơ cấu lao động Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, các khu côngnghiệp lớn sẽ hình thành và phát triển, thu hút lao động có chất lượng cao Ngườiphụ nữ muốn có việc làm ổn định cần phải đáp ứng đòi hỏi về mặt trình độ, nắmbắt nhanh công nghệ mới được ứng dụng trong sản xuất Đây vừa là thách thức,yêu cầu mới; vừa là cơ hội để phụ nữ tiếp cận với đào tạo và phát triển nâng caotrình độ của mình
Phụ nữ có việc làm, có thu nhập, một mặt góp phần xây dựng kinh tế gia đình,một mặt tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Phụ nữ cóviệc làm ổn định sẽ tạo điều kiện cho họ ổn định cuộc sống của gia đình, tạo điềukiện phát huy tốt vai trò của họ trong việc quản lý gia đình và nuôi dạy con cái,tránh được các yếu tố rủi ro xảy ra trong quá trình tìm kiếm việc làm Tạo việc làmcho phụ nữ sẽ giúp phụ nữ được tiếp cận với cơ hội đào tạo, phát triển, nâng caotrình độ, từ đó trang bị thêm cho phụ nữ sự tự tin, bản lĩnh vững vàng trong cuộcsống, giúp cho phụ nữ hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong xã hội để
họ tự hoàn thiện mình
Hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ là vấn đề cấp thiết, nó tạo cho phụ
nữ cơ hội được độc lập về kinh tế và phát triển các mối quan hệ xã hội, đáp ứngđược các yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ củaphụ nữ nói chung, phụ nữ huyện Thoại Sơn nói riêng trong điều kiện nước ta hiệnnay
1.5 Những quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ
Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai nhiều chủtrương, chính sách hỗ trợ, tạo cơ hội tham gia thị trường lao động cho ngườinghèo, thanh niên, lao động nông thôn, lao động trong khu vực phi chính thức, laođộng dôi dư, lao động tàn tật và các nhóm lao động dễ bị tổn thương khác do bịtác động của các cải cách kinh tế - xã hội và toàn cầu hóa Các chính sách về tíndụng ưu đãi gắn với tạo việc làm, đào tạo nghề,phát triển hệ thống thông tin thịtrường lao động tại các vùng đã góp phần đã hỗ trợ nâng cao trình độ tay nghề,
Trang 10đảm bảo sinh kế, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân Cóthể kể đến các chính sách tiêu biểu như sau:
Quyết định số 1956/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” do Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 27 tháng 11
năm 2009 đã đề ra các chính sách đối với người học, chính sách đối với giáo viên,giảng viên và chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Quyết định số 295/QĐ-TTg, ngày 26/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015” quy
định chính sách đối với người học như sau:
Lao động nữ thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công vớicách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đấtcanh tác, lao động nữ bị mất việc làm trong các doanh nghiệp được hỗ trợ chi phíhọc nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa
03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian họcnghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đ/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đilại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000đ/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên;
Lao động nữ (cả nông thôn và thành thị) thuộc diện hộ có thu nhập tối đabằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ
sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóahọc (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);
Lao động nữ khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấpnghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa (mức hỗtrợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);
Lao động nữ học nghề được vay vốn để học theo quy định hiện hành và tíndụng đối với học sinh, sinh viên Lao động nữ làm việc ổn định tại chỗ (nơi cư trú)sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay học nghề;
Lao động nữ là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưuđãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo có thu nhập tối đa bằng 150% thunhập của hộ nghèo học các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề đượchưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú;
Trang 11Lao động nữ sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làmthuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm;
Lao động nữ sau khi học nghề tham gia sản xuất kinh doanh, tự tạo việc làmđược ưu tiên hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm từ các hoạtđộng hỗ trợ việc làm của Đề án này và các chương trình xúc tiến thương mại hiệnhành;
Mỗi lao động nữ chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề ánnày Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nướcthì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này Riêngnhững người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhânkhách quan thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xemxét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của
Đề án này nhưng tối đa không quá 03 lần
Mức hỗ trợ học nghề sẽ được điều chỉnh khi có sự thay đổi chính sách chung.Quyết định số 608/QĐ-UBND, ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân
dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề tạo việc làm” giai đoạn 2010 - 2015 (kèm Kế hoạch số 251/KH.PN, ngày
4 tháng 01 năm 2011 của Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh AnGiang)
Quyết định số 3431/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân
dân huyện Thoại Sơn về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015” (kèm Kế hoạch số 59/KH.PN, ngày 4
tháng 5 năm 2012 của Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thoại Sơn)
II THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM CHO PHỤ NỮ Ở HUYỆN THOẠI SƠN HIỆN NAY
2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Thoại Sơn ảnh hưởng đến công tác hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ
Thoại Sơn là một trong 11 huyện, thị của tỉnh An Giang, nằm về phía ĐôngNam tứ giác Long Xuyên Phía Bắc giáp huyện Châu Thành 30,490 km, phía Tâygiáp huyện Tri Tôn 12,356 km, phía Đông giáp thành phố Long Xuyên 10,054 km,phía Nam giáp huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang 9,675 km, huyện Tân Hiệp tỉnh
Trang 12Kiên Giang 10,571 km Huyện có 17 đơn vị hành chính, bao gồm 14 xã và 03 thịtrấn
Huyện có diện tích tự nhiên 46.885 ha, diện tích đất nông nghiệp là 41.490 ha,chiếm trên 80% diện tích đất tự nhiên Trong đó, diện tích đất trồng cây hàng năm
là 39.144 ha, đất trồng cây lâu năm là 1.048 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản là 823 ha.Diện tích đất lúa 02 vụ là 37.000 ha, đất lúa 03 vụ là 33.000 ha Đất đồi núi là 230
ha (Núi Tượng, Núi Ba Thê, Núi Sập, Núi Chóc)
Tổng dân số toàn huyện hiện nay là 181.328 người, trong đó có 90.301 nữ Sốdân ở thành thị 44.336 người, ở nông thôn 136.992 người, chiếm 75,55% dân số,trong đó 67.768 nữ Sống tập trung ở địa bàn dân cư và rải rác ở các tuyến kênhrạch chằng chịt Là huyện có tìm năng kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cónguồn lao động khá dồi dào, lao động trong độ tuổi lao động 119.182 người, chiếm66% so tổng dân số; trong đó có 61.259 nữ, chiếm 51% lao động (Theo số liệuthống kê năm 2013)
Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế của huyện phải đối mặt với nhiềukhó khăn, thách thức do dịch bệnh, lạm phát, giá cả tăng cao, tác động của cuộckhủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới Nhưng với quyết tâm của cả hệthống chính trị từ huyện đến xã, sự chỉ đạo, điều hành của Huyện ủy, Ủy ban nhândân, sự nổ lực của các ngành, các xã, thị trấn nên tình hình kinh tế, xã hội củahuyện vẫn duy trì khả năng tăng trưởng cao, có hướng ổn định và chuyển biến rõnét: diện tích sản xuất và sản lượng lương thực đứng đầu cả tỉnh, giao thông nôngthôn phát triển mạnh, đời sống người dân từng bước được nâng lên rõ rệt Đượcphân bố trên các lĩnh vực kinh tế: nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 60%, côngnghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 7%, thương mại - dịch vụ 33%;Tốc độ tăngtrưởng bình quân hàng năm đạt 13,45%, trong đó khu vực I (nông nghiệp) tăng2,02%, khu vực II (công nghiệp - xây dựng) tăng 24,83%, khu vực III (thương mại,dịch vụ) tăng 21,64% Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 30 triệu đồng,năm 2012 đạt 31 triệu đồng, năm 2013 đạt 33 triệu đồng, năm 2014 đạt 38 triệuđồng
Huyện Thoại Sơn là huyện có nguồn lao động khá dồi dào; Theo số liệuthống kê năm 2013 toàn huyện có 119.182 người trong độ tuổi lao động, chiếm66% dân số; Trong đó: số lao động nông thôn có 86.011 người chiếm 72% so với
Trang 13số người trong độ tuổi lao động Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến nay đạt 20,3%,trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 11,5%.
Qua điều tra điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn tại
hộ gia đình vào năm 2013 gồm: Tổng số người được điều tra trên địa bàn huyện:167.851 người Trong đó: Số người trong độ tuổi lao động: 107.400 người, Sốngười có việc làm: 86.826 người (chiếm 80,84%) so số người trong độ tuổi laođộng; Số người không có việc làm: 16.872 người (chiếm 15,7%); Số người trong
độ tuổi đã qua đào tạo: 4.119 người (chiếm 3,84 %); Số lao động có nhu cầu đàotạo qua ngắn hạn, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng là 9.907 người (chiếm 9,22%) sotổng số người trong độ tuổi lao động (Số lao động có nhu cầu đào tạo qua ngắnhạn: 8.414 người, Số lao động có nhu cầu đào tạo qua sơ cấp: 1.312 người, Số laođộng có nhu cầu đào tạo qua trung cấp: 150 người, Số lao động có nhu cầu đào tạoqua Cao đẳng: 31 người) Cơ cấu lao động nông thôn có nhu cầu học nghề theotừng lĩnh vực; Lĩnh vực nông nghiệp 2.492 lao động (chiếm 25,15%); Lĩnh vựccông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 2.284 lao động (chiếm 23,05 %); Lĩnh vựcthương mại dịch vụ và các ngành khác 5.131 lao động (chiếm 51,79 %)
Có khoảng 16.872 người trong đó có 8.604 phụ nữ trong tuổi lao động, đa sốkhông có nghề nghiệp chuyên môn, chủ yếu là lao động chân tay, chuyên đi làmthuê, mướn Trong những năm qua để hỗ trợ thì Nhà nước đã đầu tư bằng nhiềuhình thức để giúp đỡ các hộ này từng bước thoát khỏi cảnh nghèo, hầu hết các hộđều được cho vay vốn để sản xuất, vay vốn để học tập và thực hiện một số nhu cầudân sinh khác, được chăm sóc y tế khám chữa bệnh miễn phí, cất nhà đại đoàn kết,được giảm học phí… Nhưng qua thực tế trước đây thì hầu hết các hộ này nhà ở đềutạm bợ, phải di dời, không có việc làm, không có phương tiện để sinh sống, Nhànước đã phải thực hiện nhiều chính để hỗ trợ và giúp đỡ Từ các chương trình nàythay vì người nghèo phải từng bước ổn định, nhưng lại lâm vào cảnh nghèo lại càngnghèo thêm, lại mang nợ đối với Nhà nước
Từ hiện trạng thất nghiệp, không có việc làm, đưa đến hiện tượng có một bộphận người nghèo phải tìm cách sinh nhai bằng mọi cách, bất chấp pháp luật gây racác tệ nạn xã hội, cờ bạc,… làm tình hình an ninh trật tự xã hội mất ổn định
Thực tế này đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ đối với địa phương chúng ta,trở thành vấn đề bức xúc là mối lo của xã hội, do đó để ổn định sản xuất, đời sống,
Trang 14để kinh tế, xã hội phát triển là vấn đề rất bức xúc trong giai đoạn hiện nay Cácngành, các cấp và nhân dân phải đồng tâm nhất trí, kiên trì thực hiện, chỉ có việchọc nghề và làm nghề ổn định thì đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân mới
ổn định Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và đầy khó khăn thử thách Giải quyếtcông ăn, việc làm cho các hộ nghèo, không chỉ bó gọn vào vấn đề là vốn, mà còn làvấn đề kiến thức, kinh nghiệm, thậm chí cả ý chí vươn lên, không những phải thựchiện một thời ngắn mà phải đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, lâu dài và liêntục Phải có sự kết hợp đồng bộ trên mọi tầng lớp, mọi ngành, của cả cộng đồngcùng tham gia về nhiều lĩnh vực về đời sống, văn hoá, xã hội thì mới đạt được mụcđích của chương trình
2.2 Kết quả hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ ở huyện Thoại Sơn trong thời gian qua
2.2.1 Thành tựu
Huyện đã được đầu tư xây dựng Trung tâm dạy nghề và được đưa vào sửdụng vào tháng 6/2006, đến nay Trung tâm được tỉnh đầu tư trang thiết bị dạy nghề(giai đoạn 2006 - 2010) Dạy nghề thường xuyên có 26 nghề, bao gồm nhiều ngànhnghề và nhiều lĩnh vực như: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch
vụ - xây dựng, nông nghiệp, nuôi trồng…
Cán bộ quản lý Trung tâm: Tổng số cán bộ của trung tâm là 10 người, có 02cán bộ lãnh đạo quản lý (đại học: 5, trung cấp: 4, đang học cao đẳng: 01), ngoài ra,trung tâm còn thuê thêm 02 cán bộ hợp đồng làm công tác bảo vệ và tạp vụ
Đội ngũ giáo viên dạy nghề: Hiện nay, trung tâm chưa có giáo viên cơ hữu,hầu hết các giáo viên đều thuê từ các trường cao đẳng nghề, trung tâm giới thiệuviệc làm của tỉnh, một số giáo viên là thợ lành nghề…
Công tác tuyên truyền luôn được huyện quan tâm thực hiện thông qua cáccuộc sinh hoạt hội viên tại địa bàn dân cư đển phổ biến các chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, tư vấn học nghề và tư vấn việclàm cho phụ nữ, tầm quan trọng của việc học nghề và việc làm đối với phụ nữ để
họ nâng cao nhận thức về nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi được học nghề, cóviệc làm, tăng thu nhập đã tổ chức được 345 cuộc với 11.179 chị em tham dự.Đồng thời, thông qua công tác điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của phụ
nữ, các điều tra viên đã đến từng hộ dân để điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề,
Trang 15qua đó cũng là người tư vấn cho phụ nữ chọn nghề để học, hướng dẫn các chínhsách hỗ trợ của nhà nước
Ngoài ra, còn phát hành những bản tin ngắn phát trên hệ thống truyền thanhcác xã, thị trấn và in những tờ rơi dán tại các trụ sở ban ấp, nơi đông dân cư,…nhằm tuyên truyền rộng rãi cho các đối tượng nắm rõ những chủ trương, chính sáchliên quan đến hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ
Trong những năm qua, đã phối hợp tổ chức các buổi tập huấn về chuyển giaokhoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi,… có 12.673 lượtphụ nữ tham gia
Phối hợp mở 128 lớp dạy nghề: may công nghiệp, nấu ăn, đan giỏ xách, thêu,
bó chổi, vẽ hoa văn làm móng, xâu kết hạt chuỗi, hạt cườm, cắt uốn tóc, có 3.167học viên, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề đạt khoảng 70% chủ yếu tựtạo việc làm; giới thiệu việc làm cho 7.207 con em hội viên, phụ nữ có việc làmgóp phần cùng địa phương thực hiện chính sách an sinh xã hội
Góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 11,5% lên 22,05% Số laođộng nữ thoát nghèo sau khi học nghề 41 lao động
Do phụ nữ không có điều kiện đi xa học nghề, trung tâm dạy nghề của huyện
đã phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ các xã, thị trấn mở lớp dạy nghề tại chỗ Thờigian học do các chị em chủ động sắp xếp phù hợp với công việc gia đình Vừa đượchọc nghề miễn phí, lại chu tất việc nhà và con cái, đặc biệt có việc làm ngay sau khihọc, mà không phải đi đâu xa
Trong các năm qua từ khi triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề,tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn theo quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủthì việc áp dụng các chính sách hỗ trợ cho người học nghề được thực hiện đúngtheo quy định, đúng theo định mức hỗ trợ cho từng nhóm đối tượng cụ thể của đề
án và các văn bản hướng dẫn của TW, của tỉnh
Đối với phụ nữ nông thôn thuộc Nhóm đối tượng thứ nhất: (gồm các đối
tượng là người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người tàn tật,người bị thu hồi đất canh tác) thì sẽ được hỗ trợ toàn bộ chi phí cho một khóa họctối đa là 3.000.000 đồng; hỗ trợ tiền ăn cho mỗi ngày học là 15.000 đồng, hỗ trợtiền xe đi lại theo giá vé giao thông công cộng mức tối đa không quá 200.000đồng/người/ khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên
Trang 16Đối với phụ nữ nông thôn thuộc Nhóm đối tượng thứ hai: (lao động thuộc
diện có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo (hộ cận nghèo) thì được
hỗ trợ toàn bộ chi phí cho một khóa học tối đa là 2.500.000 đồng
Đối với phụ nữ nông thôn thuộc Nhóm đối tượng thứ ba: (lao động nông
thôn khác (bao gồm rất nhiều đối tượng),… thì được hỗ trợ toàn bộ chi phí chomột khóa học tối đa là 2.000.000 đồng
Ngoài ra huyện cũng đã thực hiện tốt việc chi hỗ trợ tiền chi phí ban đầu để
ổn định việc làm cho lao động đi làm việc ngoài tỉnh là 278 chị với số tiền192.800.000 đồng
Những năm qua, huyện đã tổ chức kiểm tra theo nhiệm vụ chuyên đề về dạynghề cho lao động nông thôn đặc biệt lao động nữ được 05 lần Qua kiểm tra giámsát nhìn chung trung tâm dạy nghề đều thực hiện tốt chế độ chính sách đối với họcviên; nguyên nhiên vật liệu, trang thiết bị cho thực hành được cung ứng tương đốiđầy đủ; địa điểm mở lớp thuận lợi; chất lượng giáo viên dạy nghề từng bước đượcnâng lên, đảm bảo học lý thuyết đi đôi với thực hành Thông qua các đợt kiểm tracho thấy dạy nghề đã giúp chị em phụ nữ ở địa phương có chuyên môn kỹ thuật, ápdụng những kiến thức đã học vào sản xuất để phát triển kinh tế gia đình, tự tạo việclàm tại chỗ; một số đi làm việc tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh bằng chính nghềđược đào tạo; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở địa phương; các nghề đangđào tạo như: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Chăn nuôi thú y, Xây dựng, Thêu, Nấu ăn
cụ thể như: đối với ngành nghề nông lâm nghiệp tổng hợp, làm nấm rơm, nấm bàongư, trồng dưa leo, dưa gang, các học viên học xong đã biết áp dụng kỹ thuật mớivào thâm canh tăng vụ, chế biến và bảo quản nông sản hàng hóa sau thu hoạch, sảnphẩm làm ra đạt năng suất, chất lượng cao phục vụ cho gia đình và làm hàng hoátrao đổi trên thị trường, từng bước làm giàu cho gia đình và có đóng góp xã hội;Lao động học nghề thêu, bó chổi, nấu ăn sau khi học xong có thể tự tạo việc làmbằng cách vay vốn thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội tự mở cửa hàng dịch vụhoặc thành lập tổ hợp tác xã để phát triển sản xuất với mức thu nhập ổn định hàngtháng từ 1.000.000đ đến 1.500.000đ/tháng/người
Ngoài ra tổ chức các hoạt động nhằm hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm.Thông qua các lớp dạy nghề, sau đào tạo huyện đã chỉ đạo khuyến khích, hỗ trợphụ nữ phát triển sản xuất, kinh doanh; vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất,
Trang 17kinh doanh theo quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương; hỗ trợ xây dựng các
mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, bền vững
Thứ hai: Một số ngành nghề phù hợp với phụ nữ có thời gian nhàn rỗi hoặc
phụ nữ không có điều kiện đi làm xa, cần làm nghề tại nhà thì sản phẩm làm ra tiêuthụ không bền vững, hoặc giá cả chưa phù hợp, làm cho một số ngành nghề khôngduy trì lâu dài, do vậy một số ngành nghề truyền thống không phát triển
Thứ ba: Trình độ học vấn thấp dẫn đến khả năng tiếp thu học nghề còn hạn
chế, một bộ phận phụ nữ có tay nghề nhưng do hoàn cảnh gia đình, không có điềukiện đi tìm việc làm phù hợp có thu nhập cao, bỏ lỡ cơ hội tìm việc làm và khôngphát huy được tay nghề
Thứ tư: Đa số phụ nữ thiếu hiểu biết về kỹ thuật một số tay nghề đang sản
xuất tại địa phương như sản xuất lúa, màu, nuôi cá, tôm, chăn nuôi gia súc,… nênsản phẩm đạt năng suất thấp, thiếu sức cạnh tranh
Thứ năm: Các chính sách hỗ trợ học viên, giáo viên hiện đã không còn phù
hợp với thực tế, bởi vì: với mức chi được quy định còn nhiều bất cập so với thực tế
cụ thể: Tiền thù lao giáo viên giảng dạy 25.000 đồng/giờ là quá thấp, phải đi giảngquá xa nên khó mời được giáo viên Tiền ăn 15.000đồng/ngày học là quá thấpkhông đủ ăn cả ngày để tham gia học tập và chỉ chi hỗ trợ cho các đối tượng nhóm
1 của Quyết định 1956 là không phù hợp vì các đối tượng như: cận nghèo, hộ khókhăn do địa phương quản lý,… cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình tham giahọc nghề Mặt khác chi phí thực hành ở một số nghề quá ít nên không có nhiều môhình để giúp người tham gia học nghề học tốt
2.2.2.2 Nguyên nhân hạn chế
+ Về nhận thức:
Trang 18Cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa thấy rõ vai trò, trách nhiệm trong việcchỉ đạo các tổ chức chính trị xã hội thực hiện việc tuyên truyền các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực dạy nghề và vận động tham gia họcnghề, nhất là vai trò của lao động nữ trong lao động nông thôn.
Một bộ phận phụ nữ nhận thức chưa đầy đủ về học nghề, coi học nghề chỉ làcứu cánh có tính thời điểm, không phải là vấn đề quan tâm thường xuyên, liên tục
có hệ thống Các doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng đào tạo nhân lực nữ có taynghề phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhậpquốc tế
Phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ vùng sâu, vùng xa có trình độ văn hóa thấp,khó khăn về kinh tế, bản thân những người tham gia học nghề cũng nhận thấy mìnhchưa thật toàn tâm, toàn ý để học nghề mặc dù được đào tạo miễn phí Trình độ họcvấn mỗi người mỗi khác nên nhận thức về việc học nghề chưa cao, chưa đồng đều.Ngoài ra, hằng ngày, họ phải mang gánh nặng “cơm áo gạo tiền” nên việc đầu tưcho học nghề chưa sâu hoặc tham gia chưa đầy đủ
+ Về cơ chế chính sách:
Thiếu chính sách khuyến khích, thu hút các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật,nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao và nông dân sản xuất kinh doanh giỏitham gia vào hoạt động đào tạo nghề, đặc biệt cho lao động nông thôn, lao độngnữ
Chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ các cơ sở tham gia tư vấn miễn phí về họcnghề, hỗ trợ tìm việc làm sau khi học nghề, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho lao độngnông thôn
Việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo và sử dụng kinh phí dạynghề cho lao động nông thôn đã thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao
+ Về tổ chức thực hiện:
Công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn dạy nghề cho phụ nữ là lao động nôngthôn còn nhiều bất cập, chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục nhất là vùngsâu, vùng xa, do đó nhiều phụ nữ chưa nắm bắt được các chủ trương chính sách củaĐảng và Nhà nước về học nghề
Một số Hội Phụ nữ cơ sở chưa tích cực và chủ động tham mưu đề xuất xâydựng kế hoạch dạy nghề gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;
Trang 19hạn chế về năng lực tổ chức triển khai; công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động hộiviên, phụ nữ đăng ký học nghề còn ít, chưa hỗ trợ cho những đối tượng lao độngchính là chị em hội viên, phụ nữ tìm kiếm việc làm, hướng dẫn vay vốn tín dụngsau đào tạo nghề và hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm.
Công tác tổ chức dạy nghề cho phụ nữ chưa có sự phối hợp chặt chẽ của cácban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, do đó tỷ lệ lao động nữ được học nghềthấp
Việc xây dựng chương trình dạy nghề chưa thu hút được sự tham gia của cácdoanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ nên chưa đảm bảo sự phùhợp với yêu cầu của người sử dụng lao động và sự thay đổi của công nghệ, khoahọc kỹ thuật trong thực tiễn sản xuất
Lao động nữ sau khi học nghề còn lúng túng trong việc lựa chọn nghề, tìmkiếm việc làm
ở khu vực nông thôn, những địa bàn khó khăn thì việc xã hội hóa dạy nghề còn rấtkhó khăn
2.3 Vấn đề đặt ra trong quá trình hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ
nữ ở huyện Thoại Sơn hiện nay
Thứ nhất: Trình độ của lao động nữ còn hạn chế, chưa thích ứng với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Thứ hai: Chất lượng của các trung tâm và cơ sở dạy nghề còn nhiều bất cập.
Hiện nay, hệ thống trung tâm chỉ đáp ứng cho việc dạy nghề trình độ thấp chưa đápứng được nhu cầu tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp
Thứ ba: Tâm lý chung của người dân là đi học nghề tốn thời gian, phải nghỉ
làm, ảnh hưởng đến thu nhập đang có Thậm chí, có người còn cho rằng không cầnthiết phải học nghề cũng có thể làm việc được thông qua học hỏi kinh nghiệm, rằng