Do đó, các đối tượng trên được “xác lập” và “ghi nhận” tại hai cơ quan khác nhau nên rất dễ xảy ra trường hợp phần tên riêng để phân biệt trong tên thương mại của doanh nghiệp này lại t
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ QUỐC HỘI
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Hà Nội, 2013
Trang 22
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ QUỐC HỘI
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60 34 04 12 Hướng dẫn khoa học: TS Vũ Thị Hải Yến
Hà Nội, 2013
Trang 33
MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ 7
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1 Lý do chọn đề tài 9
2 Lịch sử nghiên cứu 10
3 Mục tiêu nghiên cứu 11
4 Đối tượng nghiên cứu 11
5 Phạm vi nghiên cứu 11
6 Câu hỏi nghiên cứu: 12
7 Giả thuyết nghiên cứu: 12
8 Phương pháp nghiên cứu 13
9 Kết cấu luận văn 13
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ NHÃN HIỆU, TÊN THƯƠNG MẠI 14
1.1 TỔNG QUAN VỀ NHÃN HIỆU, TÊN THƯƠNG MẠI 14
1.1.1 Khái quát chung về nhãn hiệu 14
1.1.1.1 Khái niệm nhãn hiệu 14
1.1.1.2 Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu 16
1.1.1.3 Các loại nhãn hiệu 19
1.1.1.4 Xác lập quyền đối với nhãn hiệu 23
1.1.2 Khái quát chung về tên thương mại 24
1.1.2.1 Khái niệm tên thương mại 24
1.1.2.2 Điều kiện bảo hộ tên thương mại 27
1.1.2.3 Xác lập quyền đối với tên thương mại 29
1.1.3 Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại 30
1.1.4 Mối liên quan giữa nhãn hiệu và tên thương mại 32
1.1.5 Mối quan hệ giữa tên thương mại và tên doanh nghiệp 33
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU 35
1.2.1 Khái niệm hệ thống cơ sở dữ liệu 35
1.2.1.1 Khái niệm hệ thống 35
1.2.1.2 Khái niệm cơ sở dữ liệu 36
1.2.1.3 Khái niệm hệ thống CSDL 39
1.3 TỔNG QUAN HỆ THỐNG CSDL VỀ NHÃN HIỆU, TÊN THƯƠNG MẠI 39
1.3.1 Khái niệm và đặc điểm của hệ thống cơ sở dữ liệu nhãn hiệu, tên thương mại 39
1.3.1.1 Khái niệm hệ thống cơ sở dữ liệu nhãn hiệu, tên thương mại 39
1.3.1.2 Đặc điểm của hệ thống cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu, tên thương mại 40
1.3.2 Các hình thức cơ sở dữ liệu nhãn hiệu, tên thương mại 40
1.3.2.1 CSDL điện tử 40
1.3.2.2 Ấn phẩm thông tin 43
1.3.2.3 Trang tin điện tử 44
1.3.2.3 Tài liệu dùng cho việc tra cứu thông tin 45
1.4 VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CSDL VỀ NHÃN HIỆU, TÊN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG MẠI 46
1.4.1 Đối với cơ quan quản lý 47
1.4.2 Đối với cơ quan thực thi 47
1.4.3 Đối với doanh nghiệp 47
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÃN HIỆU VÀ 49
TÊN THƯƠNG MẠI TẠI TỈNH BẠC LIÊU 49
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẠC LIÊU 49
Trang 44
2.2 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG MẠI TẠI TỈNH BẠC
LIÊU 51
2.2.1 Thực trạng quản lý nhãn hiệu, tên thương mại của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu 51
2.2.2 Thực trạng quản lý tên thương mại (đăng ký kinh doanh) của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu 53
2.3 THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG MẠI CỦA TỈNH BẠC LIÊU 56
2.3.1 Quy trình đăng ký nhãn hiệu 56
2.3.1.1 Tại cơ quan nhà nước: 56
2.3.1.2 Tại các đơn vị dịch vụ đại diện SHCN: 60
2.3.2 Quy trình đăng ký kinh doanh (tên thương mại) 61
2.3.2.1 Thực hiện tại Sở Kế hoạch và Đầu tư 61
2.3.2.2 Thực hiện tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện/thành phố: 66
2.3.3 Thực tế đăng ký nhãn hiệu, tên thương mại của tỉnh Bạc Liêu 68
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG MẠI TẠI TỈNH BẠC LIÊU 72
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU 80
3.1 CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ XÂY DỰNG CSDL VỀ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG MẠI 80
3.1.1 Xây dựng, tạo lập và phát triển nguồn thông tin về nhãn hiệu, tên thương mại 80
3.1.2 Xây dựng các hình thức cơ sở dữ liệu (điện tử; ấn phẩm thông tin) 80
3.1.3 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của hệ thống cơ sở dữ liệu 81
3.1.3.1 Xây dựng CSDL dùng chung 81
3.1.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật 81
3.1.4 Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý liên quan 82
3.1.4.1 Trách nhiệm của Sở Tài chính 82
3.1.4.2 Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ 82
3.1.4.3 Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư 82
3.1.5 Tiêu chí thông tin về quyền SHCN: 83
* Tiêu chí bảo hộ cho nhãn hiệu 83
* Tiêu chí bảo hộ cho tên thương mại 84
3.1.6 Các tiêu chí công nghệ để đảm bảo liên kết các nguồn thông tin về quản lý nhãn hiệu và tên thương mại giữa các đơn vị trên môi trường mạng 85
3.2 CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ KHÁC 90
3.2.1 Xây dựng trang thông tin điện tử cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý nhãn hiệu, tên thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 90
3.2.1.1 Cơ quan đảm nhiệm chủ trì xây dựng và vận hành trang thông tin điện tử: 90
3.2.1.2 Các cơ quan phối hợp để xây dựng và vận hành trang thông tin điện tử: 90
3.2.1.3 Phương thức phối hợp: 91
3.2.1.4 Trình tự và quyền truy cập, sử dụng thông tin của từng loại đối tượng: 91
3.2.1.5 Nội dung chính các mục của trang TTĐT, gồm: 92
3.2.1.6 Thông tin trên trang TTĐT: 92
3.2.1.7 Kinh phí để xây dựng và duy trì trang TTĐT: 93
3.2.2 Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan quản lý nhãn hiệu, tên thương mại 93
3.2.3 Phát triển dịch vụ khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu 94
3.2.3.1 Dịch vụ đọc tại chỗ 94
3.2.3.2 Dịch vụ cung cấp bản sao 95
Trang 55
3.2.3.3 Dịch vụ tra cứu tin 95
3.2.3.4 Dịch vụ trao đổi thông tin 95
3.2.3.5 Dịch vụ đào tạo kỹ năng khai thác CSDL 96
3.2.4 Đề án khung về xây dựng, vận hành và khai thác hệ thống CSDL 96
KẾT LUẬN 97
KHUYẾN NGHỊ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 66
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CSDL: Cơ sở dữ liệu
ĐƢQT: Điều ƣớc quốc tế
KH&CN: Khoa học và Công nghệ
KH&ĐT: Kế hoạch và Đầu tƣ
SHTT: Sở hữu trí tuệ
WIPO: World Intellectual Property Organization
TTĐT Thông tin điện tử
TRIPs Trade Related Aspects of Intellectual Property Rights
Trang 77
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1 Sự khác biệt giữa tên thương mại và nhãn hiệu trang 29 Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bạc Liêu trang 48 Bảng 2.2 Tổ chức cán bộ quản lý nhãn hiệu, tên thương mại trang 53 Bảng 2.3 Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu trang 57 Bảng 2.4 Phí, lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp trang 63 Bảng 2.5 Thống kê số liệu nhãn hiệu đăng ký và được cấp giấy trang 67 Bảng 2.6 Số lượng hộ đăng ký kinh doanh trang 69
Hình 1.1 Màn hình giao diện CSDL nhãn hiệu Việt Nam trang 39 Hình 1.2 Màn hình tra cứu tên doanh nghiệp trang 41 Hình 1.3 CD-ROM Công báo sở hữu công nghiệp trang 42 Hình 2.1 Bản đồ ranh giới tỉnh Bạc Liêu trang 47 Hình 2.2 Danh sách đăng ký hộ kinh doanh trang 66 Hình 2.3 Nhãn hiệu BCTV tương tự gây nhầm lẫn bị từ chối trang 68 Hình 2.4 Giao diện phần mềm đăng ký doanh nghiệp (nội bộ) trang 72 Hình 2.5 Tra cứu trùng tên doanh nghiệp Sở Kế hoạch-Đầu tư trang 73 Hình 2.6 Trùng tên hộ kinh doanh trong cùng một huyện trang 74
Sơ đồ 2.1 Quy trình tư vấn hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu trang 54
Sơ đồ 2.2 Quy trình đăng ký kinh doanh trang 59
Sơ đồ 2.3 Quy trình xử lý hồ sơ đăng ký kinh doanh trang 60
Sơ đồ 2.4 Quy trình đăng ký hộ kinh doanh trang 64
Trang 88
PHẦN MỞ ĐẦU
o0o Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế quốc tế và cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế thị trường và thương mại quốc tế Nhãn hiệu, tên thương mại (đây là một loại tài sản kinh doanh có giá trị đặc biệt) Nó, ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của chủ thể kinh doanh và đây được coi là tài sản quý giá của doanh nghiệp Các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua cũng đã nhận thức được rằng, nhãn hiệu, tên thương mại
là công cụ cạnh tranh cực kỳ quan trọng Một nhãn hiệu hoặc một tên thương mại được lựa chọn và chăm sóc cận thận đó là một tài sản kinh doanh có giá trị của hầu hết các doanh nghiệp Đối với một số doanh nghiệp thì nhãn hiệu
có thể là tài sản có giá trị nhất mà họ sở hữu Lý do là khi khách hàng đánh giá cao nhãn hiệu, danh tiếng, hình ảnh hoặc một số sản phẩm mang nhãn hiệu đó, họ sẽ trung thành với nhãn hiệu đó và sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua sản phẩm mang nhãn hiệu đáp ứng được kỳ vọng của họ mà họ thừa nhận hoặc là tên thương mại của một doanh nghiệp vừa dễ nhớ, vừa gây được
ấn tượng mà cùng với nó là cung cách phục vụ của doanh nghiệp đó lại đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì họ cũng dễ nhớ và ghi sâu Tất cả nhãn hiệu, tên thương mại nói chung đều là “thương hiệu” và là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp Thực tế đã chứng minh thương hiệu là tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp cho dù doanh nghiệp đó lớn nhỏ ra sao Ở Việt Nam, những thương hiệu lớn như Vinamilk, SJC, Buôn Mê Thuột, Viettel, Vietinbank,
đã được khẳng định và bền vững với thời gian
Những năm gần đây, đã xuất hiện nhiều hành vi, thủ đoạn xâm hại đến các thương hiệu ngày càng nhiều và tinh vi hơn Điều này, đã làm cho người tiêu dùng lẫn lộn giữa sản phẩm mang nhãn hiệu của doanh nghiệp này với sản phẩm tương tự của doanh nghiệp hoạt động dưới tên thương mại trùng hoặc gần giống với tên nhãn hiệu của sản phẩm đó Điều này chính là những bất cập trong công tác quản lý của các cơ quan nhà nước Một phần thuộc về
Trang 99
cơ quan quản lý cấp phép đối với nhãn hiệu là Cục SHTT (Bộ Khoa học và Công nghệ) và đối với tên thương mại là Phòng đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc tỉnh/thành phố) khi không có sự phối hợp đồng bộ trong việc quản lý nhãn hiệu và tên thương mại
Vì vậy, cần phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung về nhãn hiệu đã đăng ký, đã được bảo hộ và tên thương mại đã được cấp phép đăng ký Dựa vào đó người làm công tác quản lý cấp phép tránh được các sai sót và không gây tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp và sự nhầm lẫn của người tiêu dùng
1 Lý do chọn đề tài
Trong thực tế hiện nay nhãn hiệu được đăng ký của các doanh nghiệp thì các dữ liệu liên quan được lưu trữ tập trung về một đầu mối là Cục SHTT Còn với tên thương mại (tên doanh nghiệp) đăng ký và được cấp phép thì dữ liệu được lưu trữ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố và trong CSDL về đăng ký doanh nghiệp quốc gia Do đó, khi các doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu hoặc đăng ký thành lập doanh nghiệp mới thì họ không thể biết được giữa nhãn hiệu hoặc tên thương mại cần đăng ký có trùng hoặc tương tự hay không Cán bộ làm công tác cấp phép, tư vấn cũng không có cơ sở để xem xét việc này nên dễ xảy ra tình trạng tên thương mại được cấp phép trùng lắp với tên nhãn hiệu đã được đăng ký trước và ngược lại
Có một thực tế là nhãn hiệu được bảo hộ thì phải đăng ký xác lập
quyền và được cấp văn bằng bảo hộ bởi Cục SHTT Trong khi đó, tên thương
mại lại tự xác lập quyền khi tổ chức kinh doanh, dịch vụ ra đời và được ghi nhận khi đăng ký kinh doanh tại phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh/thành phố Do đó, các đối tượng trên được “xác lập” và “ghi nhận” tại hai cơ quan khác nhau nên rất dễ xảy ra trường hợp phần tên riêng
để phân biệt trong tên thương mại của doanh nghiệp này lại trùng hoặc tương
tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác dễ phát sinh các khiếu kiện lẫn nhau Việc quản lý nhãn hiệu và tên thương mại nếu không có một hệ thống CSDL thống nhất chung giữa các cơ quan quản lý sẽ dẫn đến hậu quả các
Trang 1010
doanh nghiệp có tên thương mại và nhãn hiệu trùng lắp hoặc tương tự nhau là điều không tránh khỏi Ngay tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi đăng ký nhãn hiệu hay đăng ký tên doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều phiền toái trong việc tra cứu tên Ví như hộ kinh doanh Giang Thị Tuyết Nhung lấy tên là “Việt Tiến” để đăng ký thành tên cơ sở kinh doanh quần, áo thì vẫn được cấp giấy phép kinh doanh hợp pháp vì cán bộ cấp phép đâu có cơ sở để biết rằng “Việt Tiến” chính là nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền cho sản phẩm quần, áo may sẵn của Công ty may Việt Tiến
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đã gợi cho tác giả ý tưởng lựa chọn
nghiên cứu luận văn: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác
quản lý nhãn hiệu và tên thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
2 Lịch sử nghiên cứu
Có nhiều giải pháp đã từng đưa ra để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trong việc bảo hộ tài sản trí tuệ đối với đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm và dịch vụ hay tên thương mại như:
- Công báo sở hữu công nghiệp (bản giấy và đĩa CD-Rom) do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng Đăng bạ quốc gia và đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa (lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ) Các CSDL này chỉ thống
kê và hệ thống lại các dữ liệu về đơn đăng ký các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp trên cả nước và quốc tế
- Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đăng ký trực tiếp tại Việt Nam, do Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trên mạng Internet (http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WLogin.php) chỉ lưu trữ các thông tin về đăng ký nhãn hiệu và nhãn hiệu được bảo hộ và chỉ “độc quyền” trong hệ thống mạng của Cục Sở hữu trí tuệ sử dụng
- Cơ sở dữ liệu quốc gia điện tử về đăng ký kinh doanh do Cục Đăng
ký kinh doanh Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý tại địa chỉ (http://dangkykinhdoanh.gov.vn/vi-vn/home.aspx) Cơ sở dữ liệu điện tử “tra cứu tên công ty toàn quốc” do Công ty Luật tư vấn đầu tư NTV cung cấp tại địa chỉ: http://giayphepkinhdoanh.vn/tra-cuu-ten-cong-ty-toan-quoc/ Chỉ cho
Trang 11chung, các công trình này đã có sự nghiên cứu phân tích về các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu, tên thương mại
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề xây dựng một
hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia chung về nhãn hiệu và tên thương mại đã được bảo hộ
3 Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng các tiêu chí để liên kết các nguồn thông tin nhãn hiệu, tên thương mại thành hệ thống cơ sở dữ liệu để phụ vụ công tác quản lý nhãn hiệu và tên thương mại tại tỉnh Bạc Liêu
Đề xuất giải pháp để phục vụ công tác quản lý nhãn hiệu và tên thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, từ hệ thống cơ sở dữ liệu nhãn hiệu và tên thương mại
4 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các khái niệm nhãn hiệu, tên thương mại, điều kiện bảo hộ,
sự khác nhau và mối liên hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại, đối tượng quyền SHCN nhãn hiệu và tên thương mại, cơ sở dữ liệu nhãn hiệu, tên thương mại, hoạt động quản lý nhãn hiệu, tên thương mại, các tiêu chí thông tin nhãn hiệu, tên thương mại, tiêu chí công nghệ để liên kết các nguồn thông tin nhãn hiệu, tên thương mại
5 Phạm vi nghiên cứu
Chỉ xem xét những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng các tiêu chí thông tin về đối tượng quyền SHTT (bao gồm nhãn hiệu và tên thương mại), tiêu chí đăng ký cấp giấy phép kinh doanh (tên doanh nghiệp), tiêu chí lựa chọn công nghệ để liên kết các nguồn thông tin; Các giải pháp
Trang 1212
liên kết các nguồn thông tin để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm phục
vụ công tác quản lý nhãn hiệu và tên thương mại tại tỉnh Bạc Liêu
Nghiên cứu tại các đơn vị: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện/thành phố thuộc tỉnh Bạc Liêu
Thời gian thực hiện: Năm 2011 – 2013
6 Câu hỏi nghiên cứu:
6.1 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nhãn hiệu, tên thương mại theo những tiêu chí nào để phục vụ công tác quản lý trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu?
6.2 Cần có những giải pháp nào để phụ vụ công tác quản lý nhãn hiệu
và tên thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu?
7 Giả thuyết nghiên cứu:
7.1 Liên kết các nguồn thông tin về nhãn hiệu và tên thương mại để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm phụ vụ công tác quản lý nhãn hiệu và tên thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cần có các tiêu chí:
7.1.1 Các tiêu chí thông tin về các đối tượng quyền SHCN:
Tiêu chí thông tin về quyền SHCN đối với: nhãn hiệu (hàng hóa, dịch vụ); tên thương mại
7.1.2 Các tiêu chí công nghệ để đảm bảo liên kết các nguồn thông tin
về quản lý nhãn hiệu và tên thương mại giữa các đơn vị trên môi trường mạng:
Tiêu chí công nghệ để xây dựng hệ thống thông tin đảm bảo các tiêu chuẩn kết nối liên thông, tích hợp, truy cập thông tin, an toàn thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu
7.2 Để phục vụ công tác quản lý và thực thi quyền SHTT trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu phải có các giải pháp sau:
7.2.1 Xây dựng trang thông tin điện tử (websites) đảm bảo các tiêu chí
để liên kết các nguồn thông tin về nhãn hiệu, tên thương mại
7.2.2 Giải pháp về tăng cường sự phối hợp, nâng cao năng lực và phát triển hệ thống thông tin về nhãn hiệu, tên thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Trang 1313
8 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm:
+ Nghiên cứu tài liệu: được sử dụng trong quá trình thu thập, tìm kiếm các cơ sở lý luận; Tổng hợp và phân tích các nguồn tư liệu, số liệu sẵn có về
dữ liệu nhãn hiệu và tên thương mại
+ Nghiên cứu thực tiễn: điều tra, phỏng vấn, khảo sát thực tế
+ Phỏng vấn trực tiếp: lấy ý kiến một số đối tượng, chưng cầu ý kiến chuyên gia tại các cơ quan trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
+ Thống kê: thống kế, phân tích những dữ liệu thu được
+ Quan sát trực tiếp, thu thập số liệu có liên quan
9 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận khuyến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu, tên thương mại
Chương 2 Thực trạng quản lý nhãn hiệu và tên thương mại tỉnh Bạc Liêu
Chương 3 Đề xuất xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhãn hiệu và tên thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Trang 1414
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ NHÃN HIỆU, TÊN THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về nhãn hiệu, tên thương mại
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau Còn tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh nhằm để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh Để được công nhận là tên thương mại thì phải có thành phần tên riêng Phần tên riêng này không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã sử dụng trong cùng lĩnh vực
1.1.1 Khái quát chung về nhãn hiệu
1.1.1.1 Khái niệm nhãn hiệu
Trong nền kinh tế, nhãn hiệu có vai trò rất quan trọng với chức năng chính là phân biệt sự khác nhau giữa hàng hóa, dịch vụ của các nhà sản xuất trên thị trường, đồng thời cung cấp cho người tiêu dùng nhận biết để lựa chọn sản phẩm, dịch vụ khi mua bán hàng hóa Ngày nay, nhãn hiệu còn là biểu tượng cho hình ảnh, danh tiếng của doanh nghiệp và cũng là yếu tố quyết định tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Mặt khác, nó cũng là một tài sản kinh doanh có giá trị đặc biệt Do đó, để người tiêu dùng có thể phân biệt được thì người sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ phải đặt tên
cho chúng “Phương tiện đặt tên hàng hóa, dịch vụ trên thị trường chính là nhãn hiệu” [7; tr66]
Khái niệm nhãn hiệu được quy định trong pháp Luật SHTT của các quốc gia và các ĐƯQT có liên quan Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và kỹ thuật lập pháp của mỗi quốc gia, khái niệm này được quy định khác nhau Tuy nhiên, hầu hết những quy định đó đều dựa trên tinh thần của ĐƯQT cơ bản về nhãn hiệu Khái niệm nhãn hiệu quy định trong pháp luật của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các ĐƯQT đa phương như: Công ước Pari về bảo hộ quyền SHCN năm 1883, Hiệp ước về các khía cạnh thương mại của
Trang 15số khái niệm sau đây:
Nhãn hiệu - định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) là:
“Dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp công nghiệp hoặc thương mại hoặc một nhóm doanh nghiệp đó Dấu hiệu này
có thể là một hoặc nhiều nhiều từ ngữ, chữ, số, hình, hình ảnh, biểu tượng, màu sắc hoặc sự trình bày đặc biệt trên bao bì, bao gói sản phẩm Dấu hiệu này có thể là sự kết hợp nhiều yếu tố nói trên Nhãn hiệu hàng hóa chỉ được chấp nhận bảo hộ nếu nó chưa được cá nhân hoặc doanh nghiệp nào khác ngoài chủ sở hữu nhãn hiệu đó sử dụng hoặc nhãn hiệu đó không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác được đăng ký trước
đó cho cùng loại sản phẩm”
Định nghĩa nhãn hiệu của WIPO đã cơ bản xác định được các yếu tố và bản chất của nhãn hiệu, điều này đã được kế thừa trong Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPs)
“Bất kỳ một dấu hiệu hoặc một tổ hợp nào có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp khác Đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, chữ cái, chữ số, các yếu
tố hình họa và tổ hợp các màu sắc bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký nhãn hiệu Trong trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng các thành viên rằng điều kiện để được khả năng đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua sử dụng Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện
để được đăng ký dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được.”[7, điều 15.1]
Như vậy, định nghĩa về nhãn hiệu là dựa trên chức năng của nhãn hiệu
Từ cách định nghĩa này có thể thấy vai trò quan trọng của nhãn hiệu chính là chức năng của nó
Trang 1616
Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng không những đối diện với vô vàn chủng loại hàng hoá mà còn gặp sự đa dạng các loại dịch vụ được cung cấp ngày càng nhiều ở cấp độ quốc gia thậm chí quốc tế
Luật SHTT Việt Nam nêu chi tiết hơn về khái niệm nhãn hiệu như sau:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức,
cá nhân khác nhau” [9, điều 4.16] Theo đó, hiểu một cách chung nhất, nhãn
hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ do một doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác Nhãn hiệu thường là các dấu hiệu như một từ ngữ (một cụm từ), hình ảnh biểu tượng, lô gô hoặc sự kết hợp các yếu tố này được sự dụng trên hàng hóa hoặc dịch vụ để giúp người tiêu dùng có thể phân biệt được các sản phẩm, dịch vụ
khác nhau trên thị trường
1.1.1.2 Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Luật SHTT quy định nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng hai điều kiện sau:
“1 Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2 Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.” [9, điều 72]
Ví dụ: nhãn hiệu “Hoàng Long” cho sản phẩm dép, giầy (nhóm 25) và nhãn hiệu “Hoàng Long” cho dịch vụ vận tải hành khách (nhóm 39) đều được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ
Số bằng: 4-0215291-000
Ngày cấp: 19/11/2013
Nhóm 25: dép, giầy (sản phẩm)
Số bằng: 4-0146235-000 Ngày cấp: 15/5/2010 Nhóm 39: vận chuyển hành khách (dịch vụ)
(nguồn: http://www.noip.gov.vn)
Điều kiện 1: Là dấu hiệu nhìn thấy được
Trang 1717
Pháp luật Việt Nam chỉ bảo hộ những nhãn hiệu có thể nhận biết bằng thị giác Cho nên, dấu hiệu nhìn thấy được phải được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố
đó và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc Dấu hiệu không được bảo
hộ là nhãn hiệu khi chỉ là một màu sắc đơn lẻ và không kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không thể hiện dưới dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình Dấu hiệu trái với trật tự công cộng hoặc trái với đạo đức cũng không được bảo hộ
Điều kiện 2: Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ
của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác Điều kiện này bao hàm hai yêu cầu:
- Thứ nhất: Nhãn hiệu phải có khả năng tự phân biệt:
“Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ…”.[9, điều 74.1]
Nhãn hiệu có khả năng tự phân biệt nếu có một hoặc một số yếu tố tạo nên được sự “dễ nhận biết” và “dễ ghi nhớ” và tạo ấn tượng nhất định giúp cho người tiếp xúc với chúng có thể lưu giữ trong trí nhớ, dễ dàng nhận biết
và phân biệt chúng với các nhãn hiệu khác
Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng tự phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 74 Luật SHTT năm 2005
- Thứ hai: Nhãn hiệu phải không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền SHTT của người khác
Chức năng cơ bản của nhãn hiệu là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau Do đó, nếu nhãn hiệu đăng ký lại trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu hiệu của người khác đã được bảo hộ hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn thì nó sẽ không được bảo hộ vì nó không bảo đảm chức
Trang 1818
năng phân biệt của nhãn hiệu Có thể chia thành 2 loại nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt:
+ Loại một: Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn
hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác dùng cho hàng hóa và dịch vụ trùng hoặc tương tự trong các
trường hợp sau:
+ Nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp được hưởng quyền ưu tiên
+ Nhãn hiệu mà Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ nhưng thời gian tính từ khi hết hiệu lực hoặc
bị đình chỉ hiệu lực chưa quá 5 năm, trừ trường hợp hiệu lực bị đình chỉ vì lý
do nhãn hiệu không được sử dụng
+ Nhãn hiệu được coi là nổi tiếng, cả trong trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng đó được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu có khả năng làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng
+ Loại hai: Một nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu
nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tương tự với các đối tượng sở hữu công nghiệp sau:
- Tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng
đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa dịch
Trang 1919
Bên cạnh việc quy định các dấu hiệu không có khả năng phân biệt thì Luật SHTT cũng quy định rõ những dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu, bao gồm các trường hợp sau:
“1 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc
kỳ, quốc huy của các nước;
2 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng,
cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
3 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
4 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu
đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
5 Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.”[9, điều 73]
Như vậy, nhãn hiệu đăng ký và được pháp luật bảo hộ phải đáp ứng được điều kiện nhất định và không thuộc một trong các trường hợp không được pháp luật bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
1.1.1.3 Các loại nhãn hiệu
Phân loại nhãn hiệu có rất nhiều cách Nếu dựa vào dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu thì có ba loại nhãn hiệu: nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình, nhãn hiệu kết hợp chữ và hình Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật hiện hành quy định thì có các loại nhãn hiệu như: nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu nổi tiếng Trong đó:
Trang 2020
- Nhãn hiệu hàng hóa: là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa
cùng loại của người sản xuất này với người sản xuất khác Nhãn hiệu hàng hóa có thể dán ngay trên sản phẩm hoặc thể hiện trên bao bì của sản phẩm
để giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết để phân biệt hàng hóa của
các cơ sở sản xuất khác nhau Ví dụ: a) Nhãn hiệu Lâm Huỳnh cho sản phẩm nước uống; b) Nhãn hiệu AquafinA cho sản phẩm nước uống
- Nhãn hiệu dịch vụ: là dấu hiệu dùng để phân biệt các dịch vụ do các
chủ thể kinh doanh khác nhau cung cấp Sản phẩm gắn nhãn hiệu dịch vụ là những sản phẩm vô hình do một người hay một doanh nghiệp đứng ra thực hiện nhằm phục vụ nhu cầu của mọi người trong xã hội Dịch vụ có thể là bất
kỳ loại hình nào Ví dụ: Nhãn hiệu dịch vụ ô tô vận chuyển đường bộ a) Phương Trang; b) Mai Linh
(thường là một hiệp hội, hợp tác xã, tổng công ty…), trong đó họ xây dựng các quy chế chung về việc sử dụng nhãn hiệu tập thể (như các chỉ tiêu chung
Trang 21nhận là nhãn hiệu do các tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lƣợng, đặc tính…của hàng hóa, dịch vụ đăng ký, sau đó tổ chức này có quyền cấp phép sử dụng cho bất kỳ chủ thể sản xuất, kinh doanh nào nếu hàng hóa, dịch vụ của họ đáp ứng các tiêu chuẩn do chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận
đặt ra Ví dụ: a) Nhãn hiệu chứng nhận V Hàng Việt nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn, được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu ngày 12/5/2009; b) Nhãn hiệu chứng nhận BAVI COWS MIKL sữa bò BA VÌ, hình được cục SHTT cấp ngày 20/01/2009 (nguồn: www.noip.gov.vn)
Trang 2222
- “Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm và dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan nhau” [9, điều 4.19] Việc đăng ký nhãn
hiệu liên kết nhằm ngăn chặn bên thứ ba đăng ký những nhãn hiệu tương tự, chính điều này đã mang lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu nhãn hiệu Chủ sở hữu nhãn hiệu liên kết được độc quyền sử dụng dấu hiệu có khả năng phân biệt cho nhiều loại hàng hóa dịch vụ Bên cạnh đó, việc sử dụng nhãn hiệu liên kết tạo uy tín cho những sản phẩm, dịch vụ mới của doanh nghiệp bởi nhãn hiệu đã được biết đến và chiếm được sự tín nhiệm của người tiêu dùng
Ví dụ: Cơ sở Long Thành, 67B Tháp Mười, 54 Nguyễn Xuân Phụng, phường 2, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh đăng ký các nhãn hiệu liên kết: Long Thành, Long Thanh, Long Thạnh, Long Thánh, Long Thãnh
Số bằng: 4-0001697
Ngày cấp: 13/8/1990
Số bằng: 4-0010874 Ngày cấp: 26/01/1994
Số bằng: 4-0010875 Ngày cấp: 26/01/1994
Số bằng: 4-0014600
Ngày cấp: 13/12/1994
Số bằng: 4-0014601 Ngày cấp: 13/12/1994
(nguồn http://iplib.noip.gov.vn)
- “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam” [9, điều 4.20] như: Trung Nguyên cho sản phẩm và dịch vụ bán cà phê; vinamilk cho sữa, … Một số quốc gia phân biệt hai cấp độ: nhãn hiệu nổi tiếng (well – known mark) là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi trong phạm vi quốc gia và nhãn hiệu nổi tiếng (famous marks) là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi trên thị trường quốc tế, mang tính toàn cầu
Ví dụ: Những nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu có thể kể đến: a) Google (69,7 tỷ USD); b) Coca- Cola (77,8 tỷ USD) 1 ,
1 http://laocai.gov.vn/sites/sokhcn/sohuutrituevasangkien/thongtinvecongtacquanly/Trang/20121003223050.a spx 10.10.2012
Trang 2323
Nhãn hiệu nổi tiếng thường được hưởng sự bảo hộ mạnh hơn Chẳng hạn, nhãn hiệu nổi tiếng có thể được bảo hộ thậm chí khi nhãn hiệu đó không được đăng ký (hoặc chưa bao giờ được sử dụng) trên một lãnh thổ cụ thể Hơn nữa, trong khi nhãn hiệu được bảo hộ nhằm chống lại các nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn chỉ khi chúng được dùng cho các sản phẩm trùng hoặc tương tự, còn nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ nhằm chống lại các nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn ngay cả khi chúng được dùng cho các sản phẩm không cùng loại nếu thỏa mãn một số điều kiện cụ thể
1.1.1.4 Xác lập quyền đối với nhãn hiệu
Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là bước đầu tiên
để chủ thể quyền được hưởng quyền và lợi ích phát sinh từ quyền sở hữu nhãn hiệu Căn cứ xác lập quyền đối với nhãn hiệu được phát sinh trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục SHTT cho người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo ĐƯQT mà Việt Nam là thành
viên; “ đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký” [8, điều 6.3a] Như vậy, theo quy
định thì quyền SHCN đối với nhãn hiệu được xác lập thông qua các hình thức sau:
- Xác lập trên cơ sở đơn xin cấp văn bằng bảo hộ
- Xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng
Ngoài ra, quyền SHCN đối với nhãn hiệu còn được xác lập thông qua các hình thức như hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc thông qua quan hệ thừa kế
Hiện tại ở Việt Nam đang sử dụng phổ biến hình thức xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu trên cơ sở đơn xin cấp văn bằng bảo hộ Hình thức này được chia thành hai trường hợp:
Trang 2424
- Đăng ký nhãn hiệu trong nước
- Đăng ký quốc tế nhãn hiệu
1.1.2 Khái quát chung về tên thương mại
1.1.2.1 Khái niệm tên thương mại
Với cụm từ “Tên thương mại” đây không phải là một thuật ngữ xa lạ đối
với nhiều cá nhân, tổ chức Song để hiểu thế nào là tên thương mại, chắc hẳn một số người sẽ còn đặt nhiều câu hỏi Sau đây là một số cách hiểu về tên
thương mại:
* Thứ nhất, tên thương mại theo cách hiểu trong thực tế
Tên gọi của một doanh nghiệp thường được người tiêu dùng biết đến một cách ngắn gọn, ví dụ “Hoàng Anh Gia Lai”, “Thiên Phú”, “Công tử Bạc Liêu”, mà ít ai biết được tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp đó cũng như phân biệt được đâu là “tên thương mại”, đâu là “tên doanh nghiệp”, và đây chính là điểm đã và đang gây tranh cãi, vì liệu các cơ quan chức năng có cách hiểu giống như vậy không? Nhiều người vẫn nhầm lẫn tên thương mại là tên doanh nghiệp và ngược lại, vì cùng là tên gọi của chủ thể kinh doanh Mặt khác, tên thương mại cũng thường bị nhầm lẫn với nhãn hiệu trong trường hợp tên thương mại được bảo hộ nhãn hiệu Bởi thế, theo cách hiểu thông thường, tên thương mại dễ trùng và nhầm lẫn với tên doanh nghiệp, nhãn hiệu
Theo cách hiểu trong thực tế, tên thương mại có thể hiểu là tên gọi (đó
có thể là tên chủ doanh nghiệp, công ty, tên viết tắt của doanh nghiệp, công ty ) nhằm phân biệt các chủ thể kinh doanh (bao gồm cả cá nhân, pháp nhân,
hộ gia đình, tổ hợp tác có đăng ký kinh doanh)
* Thứ hai, tên thương mại từ góc độ pháp lý
Tên thương mại được đề cập trong các văn bản hiện hành:
Luật Doanh nghiệp 2005, tên thương mại không được quy định cụ thể
nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ giữa “tên thương mại” và tên doanh nghiệp khi đưa ra cụm từ “tên riêng”
Trang 2525
- “Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ
số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.” [12, điều 31.1]
Luật Thương mại 2005 cũng không quy định về tên thương mại nhưng
lại đề cập đến tên “thương nhân”, điều này cho thấy cũng có mối liên hệ chặt
chẽ với tên thương mại vì có hoạt động kinh doanh và có đăng ký kinh doanh
- “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” [11, điều 6.1]
Nhìn chung cả hai Luật này đều không định nghĩa thế nào là tên thương mại
Trong khi đó, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã đưa ra khái niệm khá đầy đủ
về tên thương mại như sau:
“Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh” [9, điều 4.21]
Luật này đã đề cập đến cụm từ “lĩnh vực kinh doanh” và “khu vực kinh doanh” Theo đó, “lĩnh vực kinh doanh” có thể hiểu như một mảng của nền
kinh tế, các chủ thể kinh doanh tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình
để thu lợi nhuận như lĩnh vực du lịch, vận chuyển, lĩnh vực may mặc, lĩnh vực
sản xuất đồ gia dụng, nội thất “Khu vực kinh doanh” là khu vực địa lý nơi
chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng Như vậy, khu vực kinh doanh có thể nằm trong phạm vi một tỉnh/thành, một vùng hay vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ của quốc gia Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc thúc đẩy hoạt động mở rộng thị trường kinh doanh của chủ thể kinh doanh đến đâu Cụ thể như chiến lược mở rộng tiếp thị, quảng cáo, mở các chi nhánh hay các văn phòng đại diện hoặc sáp nhập giữa các chủ thể kinh doanh
để trở thành các tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh trên toàn thế giới
* Thứ ba, tên thương mại theo những cách hiểu khác
Trang 2626
Theo tác giả tìm hiểu, “tên thương mại” là một thuật ngữ chưa được định
nghĩa trong từ điển tiếng Việt Tuy nhiên, theo Công ty tư vấn Việt Quốc Luật
cung cấp thì tên thương mại được gọi là “Một biểu tượng được sử dụng để xác định và phân biệt các công ty, các đối tác và các doanh nghiệp với những nhãn hiệu được sử dụng để xác định và phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ” 2
Trong nhiều văn bản của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), tên thương mại được gọi bằng thuật ngữ “trade name” hay “brand name” và được
hiểu là “a name other than its chartered name that a corporation uses to identify itself” 3 tạm dịch: “là một cái tên khác với tên theo điều lệ mà một doanh nghiệp sử dụng để nhận biết chính mình” Theo đó, (chartered name)
“tên theo điều lệ” hay còn gọi là tên doanh nghiệp còn (corporate name) là tên đầy đủ được đăng ký khi thành lập doanh nghiệp, bao gồm đầy đủ ba thành tố là: loại hình doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần ), lĩnh vực kinh doanh (tùy ý doanh nghiệp có đưa vào tên doanh nghiệp hay không) và tên riêng để phân biệt Hai doanh nghiệp khác nhau có thể có hai thành tố đầu trùng nhau hoặc tương tự nhau Khi tiến hành kinh doanh, để thuận tiện trong công việc truyền thông nên doanh nghiệp có xu hướng chọn tên giao dịch vắn tắt hơn Tên giao dịch đó có thể là chính thành tố tên riêng,
có thể là tên viết tắt (acronym) từ hai hoặc ba thành tố cấu thành tên doanh nghiệp, hoặc là tên được dịch ra tiếng nước ngoài của doanh nghiệp
Tuy nhiên, cũng theo nhiều văn bản của WIPO thì “trade name” hay
“brand name” còn được dịch với nghĩa là “thương hiệu” Về mặt pháp lý, chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào của Việt Nam sử dụng thuật ngữ thương hiệu và cũng không có khái niệm pháp lý về thương hiệu, vì vậy thuật ngữ
“thương hiệu” đến nay chưa có cách hiểu thống nhất Về mặt ngữ nghĩa, theo
Từ điển Việt Nam, “thương hiệu” là “tên hiệu của nhà buôn”, còn trong Từ điển Việt-Anh của Nguyễn Văn Khôn, “thương hiệu” được dịch là “sign
2 http://www.vietquocluat.com.vn/home/Danh-sach-thuat-ngu-so-huu-tri-tue-SHTT.1151.html, Việt Quốc
Luật (2008), danh sách thuật ngữ sở hữu trí tuệ, 15.02.2014
3 Theo David A.Weinstein (1990), How to protect your Business, Professional and Brand names, Wiley,
p.10
Trang 2727
board”4 Thuật ngữ “thương hiệu” được sử dụng trong truyền thông với hàm nghĩa rất rộng và không thống nhất, nó có thể bao hàm cả tên doanh nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hàng hóa, tên thương mại Hàm ý này được dùng với ý nghĩa là “danh tiếng” hay “tên tuổi”
1.1.2.2 Điều kiện bảo hộ tên thương mại
* Theo các văn bản pháp lý quốc tế:
Tên thương mại được bảo hộ quy định trong Công ước Paris (Điều 8) “A trade name shall be protected in all the countries of the Union without the obligation of filing or registration, whether or not it forms part of a trademark” 5 theo đó, các nước thành viên phải bảo hộ tên thương mại mà không được đặt ra yêu cầu về việc nộp đơn yêu cầu bảo hộ hoặc đăng ký Việc bảo hộ có thể căn cứ vào luật riêng về tên thương mại hoặc luật chung
về chống cạnh tranh không lành mạnh
Hiệp định TRIPs không có quy định riêng về bảo hộ tên thương mại, nhưng đã thừa nhận Công ước Paris (1967) và quy định này đã được chuyển tải vào Điều 2 của Hiệp định TRIPs6
* Theo quy định của luật pháp Việt Nam:
Luật SHTT đã có những quy định cụ thể, đầy đủ nhất về tên thương mại và điều kiện bảo hộ tên thương mại Kết cấu của tên thương mại gồm hai phần: Phần mô tả và phần phân biệt (tên riêng) Điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ là:
“Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh” [9, điều 76]
Tên thương mại được coi là “có khả năng phân biệt” nếu đáp ứng các
điều kiện:
“- Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi;
4 Tham khảo Đào Minh Đức (2005), Phân tích giá trị thương hiệu và nhãn hiệu, Bài giảng pdf, p.5-7
5 http://www.wipo.int/treaties/en/ip/paris/trtdocs_wo020.html#P201_33322, WIPO, Paris Convention for the Protection of Industrial Property, 21.12.2013
6 http://www.wto.org/english/docs_e/legal_e/27-trips_03_e.htm, WTO, Trade-Related Aspects of Intellectual
Property Rights, 21.12.2013
Trang 2828
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại
mà người khác đã sử dụng trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.” [9, điều 78]
Do đó, để được công nhận là tên thương mại của tổ chức, cá nhân thì cần phải đáp ứng 3 điều kiện Đó là: 1) Chứa thành phần tên riêng để phân biệt; 2) Không trùng, không tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước đó; 3) Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã sử dụng trong cùng lĩnh vực
và khu vực kinh doanh
Như vậy, tên thương mại phải là tập hợp các chữ, phát âm được và có nghĩa
Tên thương mại bao gồm hai phần: Phần mô tả và phần phân biệt
+ Phần mô tả là một tập hợp các từ có nghĩa mô tả tóm tắt loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh
+ Phần phân biệt là tập hợp các chữ cái phát âm được, có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa
Phần mô tả không có khả năng tạo nên tính phân biệt cho tên thương mại (hai doanh nghiệp có tên thương mại khác nhau có thể có phần mô tả giống nhau)
Ví dụ: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VĂN HIỀN là một tên thương mại với đầy đủ các thành phần Trong đó, “CÔNG TY TNHH” là yếu tố chỉ loại hình doanh nghiệp (phần mô tả), “XÂY DỰNG” là yếu tố chỉ lĩnh vực kinh doanh và “VĂN HIỀN” là yếu tố tên riêng (phần phân biệt), dùng để phân biệt với doanh nghiệp khác, ví dụ: “CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG GIA BẢO” Còn đối với tên thương mại như: “TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM” không có khả năng phân biệt vì (TẬP ĐOÀN – là mô tả loại hình công ty; ĐIỆN LỰC – là lĩnh vực hoạt động; VIỆT NAM - không có khả năng phân biệt) Vì vậy phải thêm dấu hiệu khác là “EVN” là tên giao dịch
Trang 2929
hoặc như “TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM VNPT” cũng vậy
Tên thương mại thường là tên doanh nghiệp
Ngoài các quy định trên, Luật SHTT còn có quy định các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại đó là:
“Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại” [9, điều 77]
Như vậy, tên thương mại là tên gọi của chủ thể dùng trong hoạt động kinh doanh và được bảo hộ khi nó có khả năng phân biệt và không là tên của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và các ngành nghề không liên quan đến hoạt động kinh doanh Chức năng chính của tên thương mại là nhằm phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác và sự phân biệt này cần thiết được đặt ra khi trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, trong cùng một khu vực kinh doanh luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh doanh
1.1.2.3 Xác lập quyền đối với tên thương mại
* Cơ sở phát sinh quyền:
Quyền SHCN đối với tên thương mại phát sinh trên cơ sở thực tiễn được doanh nghiệp sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực và lĩnh vực kinh doanh (không cần đăng ký)
Việc đăng ký tên gọi trong thủ tục kinh doanh không được coi là sử dụng tên gọi đó mà chỉ là điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó hợp pháp
Quyền đối với tên thương mại chấm dứt khi chủ thể kinh doanh chấm dứt hoạt động
* Xác lập quyền:
Tên thương mại được xác lập quyền trên cơ sở được chủ thể kinh doanh sử dụng hợp pháp tên thương mại đó và được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trang 3030
Tuy nhiên, việc đăng ký doanh nghiệp trong đó có đăng ký “tên doanh nghiệp” không phải là một thủ tục để xác lập quyền đối với “tên thương mại”
1.1.3 Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại
Như đã đề cập về nhãn hiệu và tên thương mại ở các phần trên, theo đó thì: Nhãn hiệu là dấu hiệu chủ yếu được dùng để phân biệt hàng hóa và dịch
vụ cùng loại của các tổ chức, cá nhân khác nhau, còn tên thương mại là tên
gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh dùng để phân biệt
chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng
lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh Ở đây, có thể thấy ngay sự khác biệt cũng như có sự trùng nhau giữa tên nhãn hiệu và tên thương mại
Cụ thể, tên nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa và dịch vụ cùng loại còn tên thương mại là tên gọi để phân biệt chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh Theo một cách suy
nghĩ khác thì tên thương mại thường được tiếp nhận là tên đầy đủ của công ty, doanh nghiệp như ghi trong Giấy đăng ký kinh doanh còn nhãn hiệu là tên một sản phẩm hay dịch vụ nào đó do doanh nghiệp đưa ra thị trường Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh, dấu hiệu kết hợp, tên thương mại chỉ bao gồm
từ ngữ Đó là sự khác biệt
Một sự khác biệt nữa là “tên thương mại” có thể được bảo hộ tự động
mà không cần làm thủ tục đăng ký “Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký” 7 còn nhãn hiệu thì bắt buộc phải làm thủ tục nộp đơn đăng ký và trải qua quá trình thẩm định hình thức và nội dung tại Cục Sở hữu trí tuệ (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng) Phạm vi bảo hộ của tên thương mại (trong một khu vực kinh doanh) hẹp hơn phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu (toàn lãnh thổ Việt Nam) nhưng trong một số trường hợp sẽ là tương đương như nhãn hiệu
7 Khoản 3, điều 6, Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ
Trang 3131
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm (có thể gia hạn liên tiếp nhiều lần), trong khi đó tên thương mại được bảo hộ khi chủ sở hữu vẫn còn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh dưới tên thương mại đó
Nhãn hiệu có thể được chuyển giao quyền sử dụng và quyền sở hữu, còn tên thương mại chỉ được chuyển giao quyền sở hữu cùng với việc chuyển giao toàn bộ nhà xưởng, công ty
Ngoài ra, trong một số trường hợp thì tên thương mại và nhãn hiệu có thể được hiểu là một Ví dụ “Coca-Cola”; “Phong Phú”; “Trường An”; “Nhà hàng – Khách sạn Công tử Bạc Liêu” mà ít ai biết đến tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp, công ty,
Doanh nghiệp có thể sử dụng hoặc không sử dụng nhãn hiệu cho hàng hóa hoặc dịch vụ của mình nhưng bắt buộc phải có tên thương mại mới được kinh doanh
Bảng 1.1 Sự khác biệt giữa tên thương mại và nhãn hiệu
Luật bảo hộ Bộ luật Dân sự, Luật Sở
hữu trí tuệ, Luật thương mại và Luật doanh nghiệp
Bộ luật Dân sự và Luật
Sở hữu trí tuệ
Đăng ký bảo hộ Có đủ điều kiện theo quy
đi ̣nh của pháp luâ ̣t , không cần đăng ký bảo hô ̣
Phải đăng ký tại Cục SHTT
Chức năng Là tên gọi để phân biệt các
doanh nghiệp
Là dấu hiệu để phân
biệt hàng hoá, dịch vụ Thành phần cấu tạo Từ ngữ, chữ số đọc được Từ ngữ, chữ số đọc
được, hình ảnh, màu sắc, âm thanh
Sử dụng Doanh nghiê ̣p khi kinh
doanh bắt buô ̣c phải sử
dụng tên thương mại đ ể hoạt động nhằm phân biệt với doanh nghiệp khác
- Có thể sử dụng (hoă ̣c)
- Không sử du ̣ng (không quá 5 năm)
Phạm vi bảo hộ Trên toàn quốc (Nghị định
43/2010)
Trên toàn quốc
Thời gian đăng ký 05 ngày làm việc 09 tháng (Luật SHTT
quy định)
Trang 3232
Thời hạn bảo hộ Không hạn chế - khi doanh
nghiệp còn hoạt động dưới tên thương mại đó
10 năm (hết 10 năm, có thể gia hạn nhiều lần)
- Điều 74.2.k Luật SHTT quy định một trong những trường hợp của
nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt là “Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ”
- Điều 78.3 Luật SHTT quy định một trong các điều kiện để xác định
khả năng phân biệt của tên thương mại là “Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được bảo hộ”
Trong thực tế, khi xảy ra tranh chấp giữa một bên là chủ thể quyền của nhãn hiệu được bảo hộ và chủ thể quyền của tên thương mại đã được cấp phép, các cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng thủ tục nào để giải quyết và cơ quan nào sẽ có thẩm quyền và chịu trách nhiệm giải quyết vụ việc, Bộ Khoa học và Công nghệ hay Bộ Kế hoạch và Đầu tư? 9
Hệ thống đăng ký nhãn hiệu do Cục SHTT quản lý được tổ chức rất chặt chẽ, không có khả năng trùng hoặc rất ít trường hợp tương tự tới mức độ gây nhầm lẫn trên phạm vi toàn quốc Nhưng tên thương mại lại do quá nhiều
cơ quan quản lý như trên nên việc trùng hoặc tương tự tới mức độ gây nhầm lẫn giữa tên thương mại với nhau, tên thương mại trùng hoặc tương tự tới mức độ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu là điều hoàn toàn có thể xảy ra Trong thực tế đã xảy ra khá nhiều vụ tranh chấp quyền SHTT đối với các đối tượng khác nhau mà lỗi không hoàn toàn từ phía các doanh nghiệp
8 Xin tham khảo thêm: Trần Văn Hải, Mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại, Tạp chí Thông tin
KH&CN Nghệ An, số 3.2010
9 Xin tham khảo thêm: Trần Văn Hải, Một số phân tích về tình trạng xâm phạm và tranh chấp quyền sở hữu
trí tuệ ở Việt Nam, Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 31 - 7/2008.
Trang 3333
“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng ” [12; điều 4] Điều
này cho thấy tên của doanh nghiệp là một thành tố quan trọng cấu thành doanh nghiệp Tên có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp, nó gắn liền với sự tồn tại, hưng thịnh hay suy vong của doanh nghiệp Hiểu được tầm quan trọng của tên doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã có những chiến lược xây dựng và bảo vệ đối với tên gọi của doanh nghiệp mình; bên cạnh đó, pháp luật doanh nghiệp cũng tạo dựng một hành lang pháp lý nhằm bảo hộ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp đối với tên gọi của doanh nghiệp Hiện nay, theo Luật Doanh nghiệp quy định thì doanh nghiệp được đăng
ký ba tên: tên bằng tiếng Việt; tên bằng tiếng nước ngoài (thường gọi là tên giao dịch hay tên đối ngoại); và tên viết tắt, ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – tên bằng tiếng Việt; AN BINH COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – tên bằng tiếng Anh; ABBANK – tên viết tắt
Ngoài những tên gọi theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp còn có một loại tên khác: tên thương mại theo Luật Sở hữu trí tuệ Tên thương mại được Luật Sở hữu trí tuệ định nghĩa là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt với các tổ chức, cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh – tức là khu vực địa lý nơi tổ chức, cá nhân ấy có
bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng Tên thương mại “có khả năng phân biệt” nếu đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 76 và Điều 78 Luật
Sở hữu trí tuệ
Với đặc điểm trên, thì tên thương mại mà một doanh nghiệp sử dụng thông thường cũng là tên doanh nghiệp đó đăng ký theo thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Nhưng cũng chính từ đây mà vấn đề bảo hộ tên thương mại trở nên khó khăn do có sự điều chỉnh của hai luật
chuyên ngành là: Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Doanh nghiệp
10 Tham khảo http://thuonghieutv.com/kien-thuc/c01/15295/ten-doanh-nghiep-va-ten-thuong-mai.aspx, tên
doanh nghiệp và tên thương mại, 11.4.2013
Trang 3434
Theo Luật Doanh nghiệp thì tên thương mại có nhiều nét tương đồng với tên doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp cũng quy định tên doanh nghiệp phải
có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng trong đó phần
tên riêng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký Đồng thời, Luật Doanh nghiệp và Luật Sở hữu trí tuệ đều không cho phép dùng tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể không kinh doanh khác để làm tên doanh nghiệp
hay tên thương mại
Tuy có nhiều nét tương đồng như thế nhưng giữa tên thương mại và tên doanh nghiệp vẫn có những điểm khác biệt nhất định Tên thương mại là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp theo Luật Sở hữu trí tuệ, còn tên doanh nghiệp thì không Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ dùng tên thương mại để giao dịch nhằm phân biệt doanh nghiệp của mình với
doanh nghiệp khác Chính vì vậy, tên thương mại thường là tên doanh nghiệp, và khi đó sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về tên doanh nghiệp của Luật
Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Để phân biệt tên thương mại và tên doanh nghiệp cần nhắc tới một số điểm sau:
Thứ nhất, về pháp luật điều chỉnh
Tên doanh nghiệp và tên thương mại, dù có nhiều điểm giống nhau trong cách đặt tên, nhưng được bảo vệ theo hai góc độ khác nhau: tên doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp bảo vệ như một thành phần cấu thành tư cách pháp
lý của doanh nghiệp, còn tên thương mại được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ với
tư cách là đối tượng sở hữu trí tuệ
Thứ hai, về thành phần cấu tạo
Tên thương mại bao gồm 2 phần là “phần mô tả” và “phần phân biệt”, còn Luật Doanh nghiệp quy định tên doanh nghiệp phải có ít nhất 2 thành tố
là “loại hình doanh nghiệp” và “tên riêng”, được ghi rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Trang 3535
Ví dụ: “Công ty Luật P&C”; “Công ty Luật Hoàng Hà”; “Công ty TNHH Phong Phú”; “Công ty Cổ phần Phong Phú An”
Thứ ba, về căn cứ xác lập quyền
Cơ sở xác lập quyền đối với tên doanh nghiệp và tên thương mại là khác nhau: quyền đối với tên doanh nghiệp phát sinh khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong khi quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp, mà không cần đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Như vậy, theo logic, tên doanh nghiệp chính là tên thương mại nhưng tên thương mại chưa hẳn là tên doanh nghiệp Phạm vi của tên thương mại có thể rộng hơn tên doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể có nhiều tên thương mại hay chỉ có một tên thương mại duy nhất? Vấn đề này cũng đang bị bỏ ngỏ Như đã phân tích ở trên, Luật Sở hữu trí tuệ không cấm doanh nghiệp cùng lúc sử dụng từ hai tên thương mại trở lên Theo hướng đó, doanh nghiệp có quyền sử dụng hơn một tên thương mại, miễn là doanh nghiệp chứng minh việc sử dụng hợp pháp tên thương mại của mình theo đúng Luật Sở hữu trí tuệ
Thứ tư, về phạm vi bảo hộ
Nếu như tên thương mại chỉ bảo hộ trên phạm vi lĩnh vực và khu vực kinh doanh thì Nghị định 43/2010/NĐ – CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định phạm vi bảo hộ đối với tên doanh nghiệp là trên toàn quốc
1.2 Khái quát chung hệ thống cơ sở dữ liệu
1.2.1 Khái niệm hệ thống cơ sở dữ liệu
1.2.1.1 Khái niệm hệ thống
Theo định nghĩa của Từ điến Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì hệ
thống “là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể Từ đó xuất hiện thuộc tính mới gọi là tính trồi của hệ thống mà từng phần tử riêng lẻ không có hoặc có không đáng kể” 11
11
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_th%E1%BB%91ng, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,
07.10.2013
Trang 3636
Còn trong từ điển Tiếng Việt giải thích nghĩa thứ nhất thì hệ thống
là“tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất”.[14; 434]
Như vậy hệ thống là một tập hợp các phần tử, yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc chức năng và có quan hệ hữu cơ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất Ví dụ hệ thống đèn tín hiệu giao thông; hệ thống tổ chức,
1.2.1.2 Khái niệm cơ sở dữ liệu
Thí dụ: trong một thư viện có quá nhiều sách, để biết chúng hiện đang nằm ở đâu, trên giá nào và có thể tìm kiếm dễ dàng thì các tên sách cần được sắp xếp lại theo thứ tự Đối với mỗi cuốn sách người ta không chỉ ghi tên của chúng, mà còn ghi nhớ cả tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản, số trang,… Nếu như chỉ có một số lượng nhỏ những cuốn sách thì người ta có thể tìm kiếm ngay và lưu thông tin của chúng bằng thủ công Nhưng nếu có quá nhiều sách thì việc làm thủ công không còn thích hợp, phải sử dụng một cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin của chúng Đối với danh bạ điện thoại cũng vậy, thông tin về từng con người được lưu trữ để tra cứu thuận tiện
Các CSDL dùng để lưu trữ các thuộc tính và các đối tượng của thế giới thực, xử lý và tìm kiếm dữ liệu trong hầu hết các tổ chức, từ kinh doanh, bảo hiểm, giáo dục, đến thư viện,… Công nghệ CSDL có thể sử dụng trên máy tính đơn hoặc nhiều máy tính nối nhau (mạng), trong quy mô rộng lớn
Cơ sở dữ liệu (tiếng Anh là database) được hiểu theo cách định nghĩa
kiểu kĩ thuật thì nó là một tập hợp thông tin có cấu trúc Tuy nhiên, thuật ngữ này thường dùng trong công nghệ thông tin và nó thường được hiểu rõ hơn dưới dạng một tập hợp liên kết các dữ liệu, thường đủ lớn để lưu trên một thiết bị lưu trữ như đĩa hay băng Dữ liệu này được duy trì dưới dạng một tập hợp các tập tin trong hệ điều hành hay được lưu trữ trong các hệ quản trị cơ
Trang 3737
CSDL - Giải thích Việt Nam: Là tập hợp logic của các thông tin có liên kết, được quản lý và lưu như một đơn vị, thường được lưu trên một số bộ lưu trữ thứ cấp, như băng từ hoặc đĩa Ví dụ: Cơ sở dữ liệu GIS bao gồm dữ liệu
về vị trí không gian và hình dạng của các đối tượng địa lý, được ghi lại như những điểm, đường, vùng, ô lưới, hoặc lưới tam giác bất chính quy, cũng như các thuộc tính của chúng13
Còn trong từ điển Tiếng Việt giải thích CSDL là“tập hợp dữ liệu được
tổ chức sao cho các chương trình máy tính có thể khai thác, sửa đổi thông tin
từ các dữ liệu đó.” [14; 216]
* Ưu diểm mà CSDL mang lại:
- Giảm sự trùng lặp thông tin xuống mức thấp nhất Do đó đảm bảo thông tin có tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu
- Đảm bảo dữ liệu có thể được truy xuất theo nhiều cách khác nhau
- Nhiều người có thể sử dụng một cơ sở dữ liệu
* Những vấn đề mà CSDL cần phải giải quyết
- Tính chủ quyền của dữ liệu
+ Thể hiện ở phương diện an toàn dữ liệu
+ Khả năng biểu diễn mỗi liên hệ ngữ nghĩa của dữ liệu và tính chính
xác của dữ liệu
+ Người khai thác cơ sở dữ liệu phải cập nhật cho CSDL những thông
tin mới nhất
- Tính bảo mật và quyền khai thác thông tin của người sử dung
+ Do ưu điểm CSDL có thể cho nhiều người khai thác đồng thời, nên cần phải có một cơ chế bảo mật phân quyền khai thác CSDL
+ Các hệ điều hành nhiều người sử dụng hay cục bộ đều cung cấp cơ chế này
- Tranh chấp dữ liệu
+ Khi nhiều người cùng truy nhập CSDL với các mục đích khác nhau
Rất có t hể sẽ xảy ra hiện tượng tranh chấp dữ liệu
13 http://tratu.soha.vn/dict/en_vn/Database, tra từ điển, 15.12.2013
Trang 3838
+ Cần có cơ chết ưu tiên khi truy cập CSDL Ví dụ: admin luôn có thể
tru cập cơ sở dữ liệu
+ Cấp quyền ưu tiên cho từng người khai thác
- Đảm bảo an toàn dữ liệu khi có sự cố
+ Khi CSDL nhiều và được quản lý tập trung Khả năng rủi ro mất dữ
liệu rất cao Các nguyên nhân chính là mất điện đột ngột hoặc hỏng thiết bị
lưu trữ
+ Hiện tại có một số hệ điều hành đã có cơ chế tự động sao lưu ổ cúng
và fix lỗi khi có sự cố xảy ra
* CSDL được phân chia ra nhiều loại khác nhau:
- CSDL dạng file: dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các file có thể là text,
ascii, *.dbf Tiêu biểu cho cơ sở dữ liệu dạng file là *.mdb Foxpro
- CSDL quan hệ: dữ liệu được lưu trữ trong các bảng dữ liệu gọi là các thực thể, giữa các thực thể này có mối liên hệ với nhau gọi là các quan hệ, mỗi quan hệ có các thuộc tính, trong đó có một thuộc tính là khóa chính Các
hệ quản trị hỗ trợ cơ sở dữ liệu quan hệ như: MS SQL server, Oracle,
MySQL
- CSDL liệu hướng đối tượng: dữ liệu cũng được lưu trữ trong các bảng
dữ liệu nhưng các bảng có bổ sung thêm các tính năng hướng đối tượng như lưu trữ thêm các hành vi, nhằm thể hiện hành vi của đối tượng Mỗi bảng xem như một lớp dữ liệu, một dòng dữ liệu trong bảng là một đối tượng Các hệ quản trị có hỗ trợ cơ sở dữ liệu hướng đối tượng như: MS SQL server, Oracle,
Postgres
- CSDL liệu bán cấu trúc: dữ liệu được lưu dưới dạng XML, với định dạng này thông tin mô tả về đối tượng thể hiện trong các tag Đây là cơ sở dữ liệu có nhiều ưu điểm do lưu trữ được hầu hết các loại dữ liệu khác nhau nên
cơ sở dữ liệu bán cấu trúc là hướng mới trong nghiên cứu và ứng dụng
Trang 3939
1.2.1.3 Khái niệm hệ thống CSDL
Hệ thống CSDL thường được biết đến bao gồm một CSDL (database),
hệ quản trị CSDL (DataBase Management System) và hệ CSDL (DataBase System)
Trong đó, hệ quản trị CSDL là phần mềm hay hệ thống được thiết kế để quản trị một cơ sở dữ liệu Cụ thể, các chương trình thuộc loại này hỗ trợ khả năng lưu trữ, sửa chữa, xóa và tìm kiếm thông tin trong một CSDL Có rất nhiều loại hệ quản trị CSDL khác nhau: từ phần mềm nhỏ chạy trên máy tính
cá nhân cho đến những hệ quản trị phức tạp chạy trên một hoặc nhiều siêu máy tính14
Hệ CSDL là một phần mềm cho phép xây dựng một hệ quản trị CSDL
1.3 Tổng quan hệ thống cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu, tên thương mại
1.3.1 Khái niệm và đặc điểm của hệ thống cơ sở dữ liệu nhãn hiệu, tên thương mại
1.3.1.1 Khái niệm hệ thống cơ sở dữ liệu nhãn hiệu, tên thương mại
Là một tập hợp các dữ liệu về nhãn hiệu, tên thương mại bao gồm: Tên nhãn hiệu;
Mẫu nhãn hiệu/màu sắc được bảo hộ;
Phân loại quốc tế về sản phẩm và dịch vụ;
Phân loại các yếu tố hình của nhãn hiệu;
Thời hạn hiệu lực
Tên thương mại;
Tên doanh nghiệp;
Loại hình doanh nghiệp;
Trang 4040
1.3.1.2 Đặc điểm của hệ thống cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu, tên thương mại
- Quản lý CSDL nhãn hiệu, tên thương mại
- Hỗ trợ các chức năng tìm kiếm, truy vấn động theo tất cả các tiêu chí
có trong CSDL, hỗ trợ lập các báo cáo thống kê nhanh theo các yêu cầu của lãnh đạo
- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, hướng dẫn chi tiết trong từng chức năng chương trình
- Hỗ trợ các tiện ích truy xuất số liệu báo cáo thống kê
- Cho phép kết xuất số liệu ra các định dạnh báo cáo khác nhau như: word, excel, pdf
- Phân quyền, phân cấp bảo mật dữ liệu, phân quyền sử dụng đến từng chức năng trong chương trình, phân quyền cập nhật truy xuất dữ liệu theo phân cấp quản lý của người dùng
- Hệ thống được thiết kế theo mô hình khách-chủ (client-server), các tác vụ do máy chủ xử lý nên truy xuất dữ liệu nhanh
- Hệ thống có thể chạy trên máy đơn hoặc trên mạng cục bộ (LAN) và không giới hạn số lượng máy trạm
- Hệ thống cung cấp chức năng lưu trữ dự phòng và phục hồi dữ liệu khi có sự cố
1.3.2 Các hình thức cơ sở dữ liệu nhãn hiệu, tên thương mại
1.3.2.1 CSDL điện tử
CSDL điện tử là tập hợp những thông tin có tổ chức , được chuẩn hóa về mô ̣t chủ đề cu ̣ thể hoă ̣c các lĩnh vực đa ngành Các thông tin của cơ sở dữ liê ̣u điê ̣n tử có thể được truy câ ̣p và tải về qua máy tính kết nối internet
* CSDL điện tử về SHCN
Tác giả phỏng vấn ông Phan Phụng Tuân, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ, ông cho biết: “Ngày 02/02/2007 Cục SHTT đã chính thức khai trương Thư viện số về SHCN (gọi tắt là IPLib) tại