1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò của trung tâm hỗ trợ và phát triển thanh niên tỉnh nghệ an với đào tạo nghề cho thanh niên

123 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 720 KB

Nội dung

Đào tạo nghề luôn là những nội dung quan trọng, không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia để hướng tới sự phát triển bền vững. Đây cũng là nhu cầu, mối quan tâm hàng đầu của thanh niên hiện nay. Đảng và Nhà nước ta coi công tác đào tạo nghề cho thanh niên là nhiệm vụ quan trọng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của đất nước, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, đáp ứng nguyện vọng về học nghề và việc làm của thanh niên, gia đình cũng như toàn xã hội.Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển của đất nước, tỉnh Nghệ An đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhiều mặt. Kinh tế phát triển nhanh, an ninh chính trị ổn định, đời sống của đại bộ phận nhân dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế hiện nay, công tác đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, cơ cấu ngành đào tạo chưa thật sự phù hợp với thị trường lao động, chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, nên nhiều thanh niên được đào tạo nghề những vẫn khó tìm được việc làm; nhiều thanh niên phải làm việc không phù hợp với chuyên môn, ngành nghề được đào tạo. Bên cạnh đó, một bộ phận lớn thanh niên chưa hiểu đúng và lực chọn nghề phù hợp với khả năng và điều kiện của mình, tỷ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp trong thanh niên còn khá cao… Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên tỉnh Nghệ An được hình thành năm 2008 với nhiệm vụ của trung tâm đó là cầu nối giữa thanh niên với các cơ sở đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cho thanh niên, giúp cho thanh niên có cơ hội tìm việc làm, tăng thu nhập. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình trung tâm cũng chưa phát huy được tối ưu vai trò của mình trong việc đào tạo nghề cho thanh niên. Vì vậy, đề tài “Vai trò của trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên tỉnh Nghệ An đối với đào tạo nghề cho thanh niên tỉnh Nghệ An” được chọn để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, với hy vọng đưa ra những giải pháp góp phần thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho thanh niên tỉnh Nghệ An nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trên địa bàn tỉnh.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 5

7 Kết cấu của luận văn 6

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA TRUNG TÂM HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN THANH NIÊN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN 7

1.1 Đào tạo nghề cho thanh niên và vai trò của trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên đối với công tác đào tạo nghề cho thanh niên 7

1.1.1 Đào tạo nghề cho thanh niên 7

1.1.2 Vai trò của Trung tâm hỗ trợ và phát triển thanh niên đối với đào tạo nghề cho thanh niên 14

1.2 Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên đối với đào tạo nghề cho thanh niên 19

1.2.1 Nội dung để thực hiện vai trò của trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên đối với đào tạo nghề cho thanh niên 19 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của trung tâm Hỗ trợ và

Trang 2

Phát triển thanh niên đối với đào tạo nghề cho thanh niên 281.3 Kinh nghiệm của một số trung tâm về thực hiện vai trò của trungtâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên trong công tác đào tạo nghề chothanh niên và bài học cho tỉnh Nghệ An 341.3.1 Kinh nghiệm của một số trung tâm 341.3.2 Bài học cho trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thanh niên tỉnh

Nghệ An 39Tiểu kết chương 1 40

Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TRUNG TÂM HỖ TRỢ

VÀ PHÁT TRIỂN THANH NIÊN TỈNH NGHỆ AN ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN TỈNH NGHỆ AN 41

2.1 Giới thiệu khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An

và hoạt động của trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên tỉnh Nghệ An 412.1.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và dân số, lao động, việc

làm của tỉnh Nghệ An tác động đến phát triển đào tạo nghềtrên địa bàn 412.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm Hỗ trợ và Phát triển

Thanh niên tỉnh Nghệ An 502.2 Thực trạng vai trò của trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên đốivới đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh 542.2.1 Xác định nghề cần đào tạo 542.2.2 Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề và nhu

cầu học nghề của người lao động 572.2.3 Hỗ trợ thanh niên lựa chọn hình thức đào tạo nghề phù hợp 662.2.4 Nâng cao nhận thức của thanh niên về vấn đề học nghề 71

Trang 3

2.3 Đánh giá chung vai trò của trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thanh

niên đối với đào tạo nghề cho thanh niên tỉnh Nghệ An 78

2.3.1 Kết quả đạt được 78

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 80

Tiểu kết chương 2 84

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TRUNG TÂM HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN THANH NIÊN TỈNH NGHỆ AN ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN TỈNH NGHỆ AN 85

3.1 Phương hướng nhằm nâng cao vai trò của trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thanh niên đối với đào tạo nghề cho thanh niên tỉnh Nghệ An 85

3.1.1 Chủ trương của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên ở tỉnh Nghệ An 85

3.1.2 Phương hướng nâng cao vai trò của trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thanh niên đối với đào tạo nghề cho thanh niên tỉnh Nghệ An 90

3.2 Giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò của trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thanh niên đối với đào tạo nghề cho thanh niên tỉnh Nghệ An 91

3.2.1 Tổ chức nghiên cứu thị trường, dự báo một số ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội và khu công nghiệp có nhu cầu lao động qua đào tạo nghề 91

3.2.2 Nâng cao vai trò của trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên tỉnh Nghệ An trong công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và hướng nghiệp cho thanh niên 96

3.2.3 Nâng cao nhận thức của thanh niên đối với đào tạo nghề và việc làm 101

3.2.4 Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề dưới hình thức liên kết các trường dạy nghề trên toàn Tỉnh 102

Trang 4

3.2.5 Nâng cao hoạt động dạy nghề gắn với định hướng xuất khẩu

lao động ra nước ngoài 105

3.2.6 Hỗ trợ thanh niên vay vốn học nghề tạo việc làm 107

3.2.7 Nâng cao chất lượng công tác của cán bộ làm việc tại Trung tâm .108

Tiểu kết chương 3 109

KẾT LUẬN 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ

Trang

Sơ đồ:

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của trung tâm hỗ trợ và phát triển

thanh niên tỉnh Nghệ An 50

Bảng: Bảng 2.1 Trình độ học vấn của thanh niên Nghệ An qua các năm 60

Bảng 2.2 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động thanh niên Nghệ An qua các năm 61

Bảng 2.3 Định hướng đào tạo nghề cho thanh niên 63

Bảng 2.4 Nhu cầu học nghề của thanh niên theo ngành 65

Bảng 2.5 Các ngành nghề đào tạo theo hình thức kèm cặp trong sản xuất 68

Bảng 2.6 Một số hình thức đào tạo nghề cho thanh niên theo các năm 69

Bảng 2.7 Số lao động là thanh niên đi xuất khẩu lao động qua các năm 71

Bảng 2.8 Xếp loại học lực của thanh niên năm 2015 74

Bảng 2.9 Đánh giá của giáo viên về kiến thức chuyên môn 74

Bảng 2.10 Đánh giá của giáo viên về kỹ năng nghề nghiệp 75

Bảng 2.11 Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của thanh niên đã qua học nghề 75

Bảng 2.12 Đánh giá của người lao động về chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên (%) 77 Biểu đồ:

Biểu đồ 2.1 Đánh giá khả năng đáp ứng công việc của thanh niên

Trang 7

sau đào tạo nghề 77

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đào tạo nghề luôn là những nội dung quan trọng, không thể thiếu trongquá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia để hướng tới sự pháttriển bền vững Đây cũng là nhu cầu, mối quan tâm hàng đầu của thanh niênhiện nay Đảng và Nhà nước ta coi công tác đào tạo nghề cho thanh niên lànhiệm vụ quan trọng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của đất nước,thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, đáp ứng nguyện vọng về học nghề và việc làmcủa thanh niên, gia đình cũng như toàn xã hội

Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển của đất nước, tỉnhNghệ An đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhiều mặt Kinh tế phát triểnnhanh, an ninh chính trị ổn định, đời sống của đại bộ phận nhân dân từngbước được nâng lên Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế hiện nay, công tác đàotạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, cơcấu ngành đào tạo chưa thật sự phù hợp với thị trường lao động, chương trìnhđào tạo, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, nên nhiềuthanh niên được đào tạo nghề những vẫn khó tìm được việc làm; nhiều thanhniên phải làm việc không phù hợp với chuyên môn, ngành nghề được đào tạo.Bên cạnh đó, một bộ phận lớn thanh niên chưa hiểu đúng và lực chọn nghềphù hợp với khả năng và điều kiện của mình, tỷ lệ thiếu việc làm, thất nghiệptrong thanh niên còn khá cao… Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niêntỉnh Nghệ An được hình thành năm 2008 với nhiệm vụ của trung tâm đó làcầu nối giữa thanh niên với các cơ sở đào tạo nhằm nâng cao tay nghề chothanh niên, giúp cho thanh niên có cơ hội tìm việc làm, tăng thu nhập Tuynhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình trung tâm cũng chưa pháthuy được tối ưu vai trò của mình trong việc đào tạo nghề cho thanh niên Vì

Trang 9

vậy, đề tài “Vai trò của trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên tỉnh

Nghệ An đối với đào tạo nghề cho thanh niên tỉnh Nghệ An” được chọn để

nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, với hy vọng đưa ra những giảipháp góp phần thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho thanh niên tỉnh Nghệ Annhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trên địa bàn tỉnh

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

- Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theoQuyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ với nộidung trọng tâm là nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạoviệc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấulao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp nông thôn

- Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, hướng nghiệp,đào tạo nghề cho thanh niên tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2020” với mụctiêu nâng cao khả năng tiếp cận, chia sẻ thông tin và nâng cao nhận thức chothanh niên, gia đình, cộng đồng và các cơ quan liên quan nhằm cung cấpthông tin rộng rãi, dễ tiếp cận, kịp thời và dễ hiểu để thay đổi nâng cao nhậnthức, hành vi của mình đối với vấn đề học nghề, lập nghiệp Đào tạo, tập huấn

và nâng cao trình độ, trang bị các kỹ năng cần thiết cho đội ngũ cán bộ đoàn

cơ sở, cán bộ các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên, độingũ cộng tác viên về đào tạo nghề

- TS Hồ Đức Phớc: “Nghệ An luận giải để phát triển”, Nhà xuất bản

Giao thông vận tải năm 2013 Tác giả nêu ra các thuận lợi, tiềm năng và tìm

ra các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của Nghệ An Các giải pháp tác giảđưa ra mang tính chất toàn tỉnh Nghệ An, trong đó có những vấn đề liên quanđến đào tạo nghề cho lực lượng lao động địa phương

- Phan Thị Thúy Linh (2011) nghiên cứu đề tài “Các giải pháp về đàotạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên thành phố Đà Nẵng” tác giả đã phân

Trang 10

tích mối quan hệ giữa đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên Những bấtcấp trong cơ cấu ngành đào tạo và chương trình đào tạo chưa phù hợp vớithực tiễn nên nhiều thanh niên sau khi đào tạo vẫn không tìm được việc làm

từ đó đưa ra những giải pháp để tạo việc làm cho thanh niên trên địa bànthành phố Đà Nẵng

- Lê Thị Mai Hoa (2012) nghiên cứu đề tài “Các giải pháp nâng caochất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Tĩnh” tác giả đãphân tích một cách hệ thống và tương đối toàn diện về vấn đề đào tạo nghềcho những đối tượng khác nhau như: lao động nữ, thanh niên nông thôn từhình thức đào tạo, ngành nghề đào tạo và việc sử dụng lao động sau đào tạo…Đây công trình, sản phẩm trí tuệ có giá trị, ý nghĩa lớn cả về mặt lý luận vàthực tiễn, là cơ sở để kế thừa cho việc nghiên cứu tiếp theo

- Phan Thanh Tâm (2000) nghiên cứu đề tài “Các giải pháp chủ yếunâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa vàhiện đại hóa đất nước” đã trình bày rõ luận cứ khoa học về vai trò quyết địnhcủa nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xãhội Đánh giá chất lượng và hạn chế của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay

và phân tích các nguyên nhân tạo ra các hạn chế đó đồng thời làm rõ bức xúcphải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Nguyễn Thị Thơm (2006) “Thị trường lao động Việt Nam thực trạng

và giải pháp”, Nxb Chính trị Quốc gia, trong cuốn này tác giả đã đề cập đến

các vấn đề về thị trường lao động trong đó có một vấn đề được nhấn mạnh làthực trạng của lực lượng lao động Việt Nam trên thị trường lao động đó là tỷ

lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao Do đó, sự tham gia của lựclượng lao động vào thị trường thấp, năng lực cạnh tranh kém, lực lượng laođộng chủ yếu tự giải quyết một cách tự phát dẫn đến tình trạng việc làmkhông ổn định, thu nhập thấp… Vì vậy, tác giả cho rằng giải pháp đào tạolực lượng lao động để khai thác sử dụng nguồn nhân lực quốc gia có hiệu quảcần phải có sự đóng góp kết hợp của nhiều ngành, nhiều đơn vị tham gia

Trang 11

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò của trung tâm Hỗ trợ và Pháttriển thanh niên đối với đào tạo nghề cho thanh niên cấp tỉnh Trên cơ sở đóđánh giá thực trạng, đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả vai trò của trungtâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên đối với đào tạo nghề cho thanh niên tỉnhNghệ An trong giai đoạn từ nay đến 2020

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của công tác đào tạonghề cho thanh niên tại trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên cấp tỉnh

- Phân tích thực trạng về vai trò của trung tâm Hỗ trợ và Phát triểnthanh niên tỉnh Nghệ An đối với đào tạo nghề cho thanh niên

- Đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của trung tâm Hỗ trợ và Phát triểnthanh niên tỉnh Nghệ An đối với đào tạo nghề cho thanh niên

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về vai trò của trung tâm Hỗ trợ và Phát triểnthanh niên trong công tác đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnhNghệ An

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Phần nghiên cứu thực trạng trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng vai trò trung tâm Hỗ trợ và Pháttriển thanh niên tỉnh Nghệ An trong đối với đào tạo nghề từ năm 2010 - 2015

Đề xuất giải pháp đến 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố có liên quanđến vai trò của trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên tỉnh Nghệ An về

Trang 12

đào tạo nghề cho thanh niên Về lý thuyết, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn củavấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, đề tài tiến hành tra cứuthông tin từ các nguồn sách báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa họctrước đây

Để tìm hiểu về tình hình thực hiện các giải pháp giải quyết việc làmcho thanh niên nông thôn, đề tài tiến hành điều tra thông tin từ các cơ sở đoàn

thanh niên cấp xã, huyện, chủ nhiệm hợp tác xã, chủ các doanh nghiệp, hộ

5.2 Phương pháp phân tích, xử lý thông tin, số liệu

Phương pháp phân tích thống kê: Sau khi tổng hợp các số liệu sơ cấp

và thứ cấp dùng phương pháp thống kê phân tổ để tổng hợp và phân tích cácchỉ tiêu kinh tế, xã hội Bên cạnh đó, một số giải pháp trong đề tài nghiên cứu,

sử dụng kết hợp sơ cấp và thứ cấp để mở rộng căn cứ so sánh một số chỉ tiêu

Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Phỏng vấn lãnh đạo UBND

tỉnh/huyện/thành phố/thị xã, doanh nghiệp hoặc chủ cơ sở kinh doanh sử dụnglao động qua đào tạo nghề

Phương pháp điều tra xã hội học: Kết hợp với trung tâm điều tra qua

bảng hỏi và phiếu

Xử lý số liệu trên phần mềm Exel: Số liệu thu thập được làm sạch và

nhập vào phần mềm thống kê khoa học xã hội Exel

5.3 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa

Mác - Lênin; Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Luận văn hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạonghề cho thanh niên tại trung tâm hỗ trợ và Phát triển thanh niên cấp tỉnh

- Đánh giá đúng thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nângcao vai trò của trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên tỉnh Nghệ An trongviệc đào tạo nghề

Trang 13

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của trung tâm Hỗ trợ

và Phát triển thanh niên cấp tỉnh đối với công tác đào tạo nghề cho thanh niên.

Chương 2: Thực trạng vai trò của trung tâm Hỗ trợ và Phát triển

thanh niên tỉnh Nghệ An đối với đào tạo nghề cho thanh niên tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2015.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của trung

tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên đối với đào tạo nghề cho thanh niên tỉnh Nghệ An.

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA TRUNG TÂM

HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN THANH NIÊN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN

1.1 Đào tạo nghề cho thanh niên và vai trò của trung tâm Hỗ trợ

và Phát triển thanh niên đối với công tác đào tạo nghề cho thanh niên

1.1.1 Đào tạo nghề cho thanh niên

* Quan niệm về thanh niên và vai trò của thanh niên

Quan niệm về thanh niên

Ở bất kì thời đại nào, đối với bất kì quốc gia nào, thanh niên - thế hệ trẻcũng là lực lượng có vai trò vô cùng quan trọng Thanh niên là lực lượng xungkích trong mọi hoạt động bảo vệ và xây dựng tổ quốc, là sức sống hiện tại, làchủ nhân tương lai của đất nước Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên, Đảng và Nhà nước ta khi lấyviệc phát huy yếu tố nguồn nhân lực làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xãhội đã coi thanh niên là lực lượng đi đầu, quan điểm của Đảng là "Sự nghiệpđổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỉ XXI có vị trí xứngđáng trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượngthanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên." [27, tr82]

Thanh niên là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằngngày cũng như trong các lĩnh vực khoa học Chính vì thế, thanh niên là mộtkhái niệm có thể được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách Tùy thuộc vào nộidung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá mà người ta đưa ra cácđịnh nghĩa khác nhau về thanh niên

Từ góc độ xã hội học, thanh niên được xem là một nhóm xã hội củanhững người “mới lớn” PGS.TS Phạm Hồng Tung, khi nghiên cứu về lốisống của thanh niên cho rằng: “tuổi thanh niên là độ tuổi quá độ từ trẻ con

Trang 15

sang người lớn trong cuộc đời mỗi người” Nhà khoa học này cũng khẳngđịnh: “đây là một nhóm động, không ổn định, nó như một dòng chảy, thườngxuyên đón nhận những thành viên mới và chia tay với những người đã trưởngthành, vượt quá phạm vi lứa tuổi của nhóm”.

Từ góc độ tâm lý học, các nhà tâm lý học thường nhìn nhận thanh niên

là một giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thơ phụ thuộc sang hoạt động độc lập với

tư cách là một công dân có trách nhiệm Ở giai đoạn này, sự phát triển về thểchất đạt đến đỉnh cao, tuy nhiên, các yếu tố tâm lý mới được định hình và ổnđịnh một cách tương đối

Dưới góc độ kinh tế học, thanh niên được xem là một lực lượng laođộng xã hội, nguồn bổ sung cho đội ngũ lao động trên tất cả các lĩnh vực

Dưới góc độ luật học, theo Điều 1 Luật Thanh niên năm 2005 quy định:

“Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi” Như vậy, độ

tuổi là tiêu chí chính để xác định cá nhân nào được coi là thanh niên Tùythuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đặc điểm truyền thống,tuổi thọ bình quân v.v mà mỗi quốc gia có quy định độ tuổi thanh niên khácnhau Nhưng hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất tuổi thanh niên bắtđầu từ 15 hoặc 16 Còn thanh niên kết thúc ở tuổi nào thì có sự khác biệt Cónước quy định là 25 tuổi, có nước quy định là 30 tuổi và cũng có nước cho đó

là tuổi 40 Nhưng xu hướng chung là nâng dần giới hạn kết thúc của tuổithanh niên Thanh niên là lứa tuổi đang trong thời gian chuyển tiếp giữa thờithiếu niên và trưởng thành Tuy nhiên, theo cơ cấu lứa tuổi của dân số cácnước trên thế giới có những quy định khác nhau về độ tuổi thanh niên, thôngthường từ 15 đến 24, 25, 29 hoặc 34 tuổi Theo Liên hiệp Quốc lứa tuổi 15-34

là thuộc cơ cấu lao động trẻ Còn thanh niên thường chỉ tính trong độ tuổi

15-24 để hàm ý ở độ tuổi này thanh niên bao gồm những người rời ghế nhàtrường sớm nhất từ 15 tuổi (kết thúc trung học cơ sở khi 15 tuổi) và kết thúc

Trang 16

việc đào tạo nghề nghiệp ở cấp đại học lúc 24 tuổi Nhiều nước quy định ở độtuổi 15-24, riêng Việt Nam quy định ở độ tuổi 16 - 30 (tuổi còn sinh hoạttrong tổ chức Đoàn Thanh niên).

Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, nhằm đảm bảo phù hợp với các nhómlứa tuổi theo quy định trong thống kê, điều tra hàng năm trên địa bàn tỉnhNghệ An đảm bảo cho việc phân tích được thống nhất, chính xác, thanh niênđược hiểu là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ đủ 16-30 tuổi, được chia ralàm 2 nhóm:

+ Nhóm sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thôngkhông có điều kiện học lên, tham gia ngay vào thị trường lao động Đó làlao động phổ thông, chưa được đào tạo nghề

+ Nhóm sau khi tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề (đãqua đào tạo nghề) sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động

Như vậy, thanh niên nói chung và thanh niên dân tộc nói riêng khi xemxét dưới góc độ lực lượng tham gia thị trường lao động được gọi là lao độngthanh niên, bao gồm những thanh niên trong độ tuổi từ 16 - 30 có khả nănglao động, đã qua đào tạo nghề hoặc chưa qua đào tạo nghề, hiện đang có việclàm hoặc thất nghiệp

Vai trò của thanh niên

- Thanh niên là cội nguồn của sự sống: Thanh niên, lớp người trẻ tuổitrong mỗi cộng đồng, không chỉ là vấn đê xã hội của một dân tộc, một quốcgia, mà nói rộng ra còn là vấn đề của thời đại, của nhân loại tuổi thanh niên

là những năm tháng sung sức và đẹp đẽ nhất của đời người Tuổi thanh niên làbiểu tượng của sự trẻ trung, mạnh mẽ của mọi hoạt động, hy vọng và ước mơ.Với tư cách là một tầng lớp xã hội một thế hệ, một lực lượng nhìn vào thanhniên với những tiêu chí chủ yếu của nó như: thể lực, học vấn, văn hóa, lốisống, tư tưởng, hành động… người ta có thể xác định và đánh giá xã hội đó

Trang 17

trong hiện tại và tương lai.

Chính Mác đã gọi thanh niên là cội nguồn của sự sống, của dân tộc vàgiai cấp công nhân, là bộ xương của mỗi cơ thể dân tộc.Với nhãn quan chínhtrị của mình, Ông đã sớm thấy vai trò của thanh niên đối với đội tiên phongcho giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản

Những tư tưởng của Mác và Ăng ghen là hết sức quý giá, Điều quantrọng là phải thấm nhuần tinh thần biện chứng khách quan, khoa học, tínhchiến đấu trong học thuyết Mác - Lê Nin, vận dụng nó một cách thông minh,sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể để tập hợp thanh niên tham gia phát triển kinh

tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, biết làm giàu cho đất nước

- Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước: Kế thừa những di sảnquý báu của Mác và Ăng ghen, Lê Nin, Hồ Chủ Tịch đã phát triển một cáchsáng tạo các luận điểm Mác xít về vai trò, vị trí của thanh niên trong xã hội, vềnhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ Ở Người xuyên suốt nhất quán quan điểm: Thanhniên là một bộ phận của dân tộc, dân tộc nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ, dân

tộc được giải phóng thì thanh niên mới được tự do: Bác khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn là so thanh niên, Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cho cái tương lai đó” [10, tr84] Bác là người cộng sản đầutiên ở nước ta khẳng định vị trí, vai trò của thanh niên trong cách mạng, Bằng

nhiều hình thức, Bác Hồ giáo dục cho thanh niên lòng yêu nước, “Vì lợi ích trăm năm phải trồng người” Bác luôn khơi dậy những tiềm năng “Đào núi và lấp biển” của thanh niên với khẩu hiệu “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, Người nhắc nhở: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải hỏi nhà nước đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình làm gì cho nước nhà? Mình phải làm như thế nào cho ích nước lợi nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào”

Trang 18

[10, tr132] Bác nêu rõ trách nhiệm của thanh niên: “Thanh niên có vinh dự lớn thì cũng có trách nhiệm lớn Để làm tròn trách nhiệm, thanh nên phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, từ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, tức là học tập, lao động sinh hoạt theo đạo đức cách mạng của thanh niên xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa” [9, tr93].

* Đào tạo nghề

Đào tạo nghề cho người lao động là quá trình giáo dục kỹ thuật sảnxuất cho người lao động để họ nắm vững một nghề, một chuyên môn, baogồm cả người đã có nghề, có chuyên môn rồi hay học để làm nghề chuyênmôn khác Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): "Những hoạt động nhằmcung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có cho sự thực hiện có năng suất

và hiệu quả trong phạm vi một nghề hoặc nhóm nghề Nó bao gồm đào tạoban đầu, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, cập nhật và đào tạo liên quan đến nghềnghiệp chuyên sâu"

Luật Dạy nghề đưa ra khái niệm như sau: "Dạy nghề là hoạt động dạy

và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết chongười học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoànthành khoá học"

Nhằm giúp học viên tham gia các khoá đào tạo có năng lực cần thiếtkhi tham gia thị trường lao động Đào tạo nghề (ĐTN) là tổng hợp các hoạtđộng giảng dạy và hướng dẫn học - diễn ra dưới hình thức chính quy vàkhông chính quy, bao gồm cả đào tạo trước khi lao động, đào tạo ngoài côngviệc và trong công việc Các chương trình đào tạo được thiết kế nhằm trựctiếp nâng cao kỹ năng, kiến thức, năng lực và khả năng mà mỗi cá nhân đòihỏi phải có để có thể lao động đạt kết quả tốt, kể cả trong trường hợp tự tạoviệc làm Các kỹ năng chung hay kỹ năng lao động đang được giảng dạy ngày

Trang 19

càng nhiều tại các tổ chức dạy nghề nhằm tăng cơ hội tìm được việc làm và tựtạo việc làm cho người học.

Lao động qua đào tạo nghề

Một lao động được tính là lao động đã qua đào tạo nghề khi lao động

đó đã hoàn thành ít nhất một khoá đào tạo nghề với các tiêu chí sau:

+ Về nghề đào tạo: đã qua khoá đào tạo nghề thuộc danh mục nghề đàotạo theo qui định hiện hành

+ Về chương trình và thời gian đào tạo nghề: Chương trình đào tạonghề là chương trình chuẩn được ban hành theo qui định, có thời gian đào tạophù hợp Để đảm bảo đạt được kiến thức và kỹ năng nghề cần thiết cần quiđịnh thời gian tối thiểu đối với một khoá đào tạo nghề để được coi là đã quađào tạo nghề

Như vậy có thể đưa ra khái niệm Lao động qua đào tạo nghề: là

những người đã hoàn thành ít nhất một chương trình đào tạo của một nghề tại một cơ sở đào tạo nghề đã được cấp văn chương chỉ nghề theo các qui định hiện hành.

Mục tiêu, ý nghĩa của đào tạo nghề:

Đào tạo nghề cơ bản thực hiện nhiệm vụ đào tạo ra đội ngũ lao động kỹthuật phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH - HĐH, đào tạo gắn liền với việclàm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt làchuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, khắcphục tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay, ở Việt Nam (01 đại học -1,3 trung cấp - 0,92 công nhân), còn ở các nước trên thế giới là (01 đại học -

04 trung cấp - 10 công nhân) Đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu của sảnxuất, vì sản xuất và do sản xuất, phát triển thành hệ thống nhiều cấp độ, đảmbảo tính liên thông phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động

Đào tạo nghề cho thanh niên có ý nghĩa không chỉ về kinh tế mà còn

Trang 20

có ý nghĩa xã hội, khắc phục tình trạng chênh lệch về trình độ lao động giữacác vùng địa lý, tạo đội ngũ lao động chất lượng cao phục vụ cho hoạt độngkinh tế - xã hội

Đặc điểm đào tạo nghề:

- Đào tạo nghề phù hợp các quan điểm, đường lối, chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong đào tạo Nguyên tắc này đòi hỏinội dung chương trình, giáo trình đào tạo phải phản ánh các đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước

- Đào tạo theo yêu cầu: Nhà trường đào tạo phải thực hiện trên cơ sởnhu cầu của xã hội Nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo được xác địnhtrên cơ sở nhu cầu thực tiễn sản xuất, tránh việc đào tạo những gì mà xã hộikhông có nhu cầu

- Đào tạo gắn với thực hành, học đi đôi với hành: Nguyên tắc này đòi

hỏi nội dung đào tạo gắn với thực tiễn, phải trang bị cho học sinh có nhữngkiến thức kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nhất định, sát với thực tiễn để sau khitốt nghiệp họ có thể đảm đương được công việc xã hội phân công

- Đảm bảo tính hiệu quả: đào tạo phải chú ý đến hiệu quả, không nênchú trọng hình thức chạy theo chỉ tiêu, đồng thời cũng không phiến diện chạytheo chứng chỉ, bằng cấp Đào tạo phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả, trongđào tạo phải chú trọng sử dụng kinh phí đào tạo một cách có hiệu quả, đảmbảo thực hiện tốt ở tất cả các khâu từ khâu xác định nhu cầu đào tạo, lập kếhoạch, thực hiện đào tạo đến khâu đánh giá kết quả đào tạo

* Những đặc điểm của thanh niên ảnh hưởng đến đào tạo nghề

Lực lượng lao động thanh niên có điểm mạnh là có thể lực, có trình độ,tiếp cận công việc nhanh, quan hệ với đồng nghiệp, đáp ứng được nhu cầu sửdụng của các doanh nghiệp về bộ phận nhân lực trẻ khỏe, thậm chí trong cáccông việc dùng sức là chính Là lực lượng lao động trẻ, nhiệt huyết và thường

Trang 21

có xu hướng thích khám phá cái mới, do vậy việc làm cho thanh niên haythiên về những khu vực đòi hỏi có sự năng động, sáng tạo, mới như côngnghệ thông tin, chứng khoán, ngân hàng

Tuy nhiên, lao động thanh niên có những hạn chế: Đối với lao độngthanh niên không qua đào tạo nên việc hội nhập vào thị trường lao độngkhông dễ dàng

Đối với lao động thanh niên qua đào tạo thì cơ cấu lao động tốt nghiệpđại học, cao đẳng và trường nghề quá mất cân đối, giữa lao động có trình độđại học với lao động có trình độ cao đẳng và công nhân kỹ thuật Quan hệ nàythường được nhắc tới như “thừa thầy-thiếu thợ” Mặc khác, kiến thức, kỹnăng có được từ trường đào tạo còn có khoảng cách lớn đối với thực tiễn côngviệc đòi hỏi

Lao động thanh niên còn có hạn chế nữa là tác phong lao động côngnghiệp, ý thức kỷ luật lao động còn yếu Tâm lý kén việc của người lao độngthanh niên, mặc dù không có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhưng về mặt tâm

lý, hầu hết muốn làm việc tại các đô thị lớn, rất ít người muốn làm việc ở khuvực nông thôn

Đối với lao động thanh niên chưa có việc làm, ngoài những điểm mạnh

và điểm yếu nói trên, họ còn có một hạn chế nữa là tính năng động trong tìmviệc làm, quá lệ thuộc vào các trợ giúp bên ngoài

1.1.2 Vai trò của Trung tâm hỗ trợ và phát triển thanh niên đối với đào tạo nghề cho thanh niên

Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,Đảng và Nhà nước ta đánh giá rất cao vai trò của thanh niên, luôn quan tâmchăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh của các thế hệ thanh niên tham giavào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Các cấp, các ngành và các tổchức, đoàn thể xã hội những năm vừa qua cũng đã có nhiều chủ trương, biện

Trang 22

pháp nhằm phát huy vai trò, sức mạnh của thanh niên trong các lĩnh vực củađời sống xã hội như trong: Sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, ứng dụng khoahọc, tham gia xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường…

Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên là một tổ chức thuộc ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với vai trò thực hiện các nhiệm vụ trọngđiểm về thanh niên, thu hút thanh niên học tập, tham gia phát triển kinh tế,xây dựng quê hương đất nước một cách có tổ chức và định hướng Thời gianqua với trách nhiệm của mình trung tâm đã có nhiều nỗ lực trong thực hiệncác chương trình phối, kết hợp với các lực lượng khác nhằm tạo cơ sở và điềukiện để thanh niên phát huy vai trò xung kích của mình trong phát triển kinh

tế, ổn định cuộc sống và tham gia xây dựng quê hương Nhiều nội dung vàhình thức do các tổ chức đoàn, hội và trung tâm đứng ra chủ trì phối hợp tổchức như: tư vấn, đào tạo nghề cho thanh niên; tạo nguồn cán bộ trẻ cho cácđịa phương cơ sở; hướng dẫn các mô hình phát triển kinh tế nông, lâm, tiểuthủ công nghiệp cho thanh niên; thu hút và tạo điều kiện cho thanh niên nhất

là thanh niên miền núi tham gia các trường dạy nghề đã bước đầu đem lạinhững kết quả thiết thực Tuy vậy, nhìn chung sức mạnh của thanh niên ViệtNam hiện nay vẫn chưa được phát huy tương xứng với tiềm năng của lựclượng này để thực sự trở thành một nguồn nội lực mạnh mẽ thúc đẩy sự pháttriển kinh tế, xã hội và tham gia thực hiện các nhiệm vụ khác của đất nước

Trước yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốctrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, việcnhận thức đúng đắn và phát huy đầy đủ vai trò, sức mạnh của thanh niên đượcđặt ra như một đòi hỏi khách quan Trong bối cảnh lịch sử mới, Đảng ta xácđịnh rõ, phải “khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão,xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại; hình thành mộtlớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự

Trang 23

nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc” [28, tr50] Để đưa quan điểm trêncủa Đảng sớm trở thành hiện thực thì công tác đào tạo nâng cao tay nghề chothanh niên cần được coi trọng hơn bao giờ hết, nhằm phát huy ngày càng đầy

đủ vai trò và sức mạnh của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay Do đó, vai trò của trung tâm Hỗtrợ và Phát triển thanh niên càng phải được phát huy nhằm nâng cao hiệu quảcủa công tác đào tạo nghề cho thanh niên trong công cuộc xây dựng đất nước.Vai trò của trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên đối với công tác đào tạonghề nâng cao nhận thức cho thanh niên thể hiện ở các nội dung:

Một là, trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên giúp cho thanh niên nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp và việc làm trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và vai trò trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp đó.

Sau 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng,kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước đã có những bước tiếnvượt bậc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, vị thếcủa nước ta trên trường quốc tế cũng được củng cố và tăng cường… Nhữngthành tựu chung đó của đất nước một mặt vừa tạo ra những tiền đề và điềukiện thuận lợi cho thanh niên Việt Nam phát huy vai trò, sức mạnh của mìnhnhưng mặt khác cũng đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với thanh niêntrong việc nhận thức và tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp chung của cả dântộc Tăng cường công tác giáo dục làm cho thanh niên nhận thức đúng đắn vềhọc nghề và việc làm trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, của toàn xã hội trong

đó có vai trò to lớn của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và trung tâm

Hỗ trợ và Phát triển thanh niên Là những tổ chức có chức năng, nhiệm vụ

“đoàn kết, tập hợp, giáo dục mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam”, Đoàn Thanh

Trang 24

niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phải pháthuy được vai trò tiên phong trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng caonhận thức cho thanh niên về nghề nghiệp và việc làm trong quá trình đổi mớihiện nay Thông qua chương trình và kế hoạch hành động của mình, trungtâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên hướng thanh niên vào các phong tràohành động cụ thể, thiết thực để qua đó nâng cao nhận thức chính trị cho thanhniên và phát huy vai trò của họ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Việc tuyên truyền, giáo dục thanh niên cần phải được tiến hành ở mọi lúc mọinơi (có thể tiến hành trực tiếp hoặc lồng ghép với các hoạt động khác) vớinhiều hình thức phong phú và hiệu quả Từ đó cho thanh niên có cái nhìn tổngquan hơn về mục tiêu phát triển của Đất nước và việc học tập và nâng caonhận thức, kỹ năng tay nghề là điều bắt buộc trong bối cảnh Đất nước ta tiếnhành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hai là, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để thanh niên học tập, rèn luyện nâng cao trình độ tri thức và từng bước hoàn thiện nhân cách, đồng thời phát huy được tính xung kích, năng động, sáng tạo của họ trong hoạt động thực tiễn.

Để thực hiện tốt vấn đề này trước hết cần phải “Đổi mới căn bản vàtoàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; Đẩy mạnh xãhội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”

kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tạo ra một môi trườnggiáo dục đồng bộ cho thanh niên học tập, rèn luyện, động viên thanh niêntham gia vào các hoạt động cộng đồng và tạo mọi điều kiện để họ phát huyhết khả năng, sở trường của mình Bên cạnh việc phát huy vai trò xung kích,tính năng động, sáng tạo của thanh niên trong thực hiện các phong trào lậpthân, lập nghiệp, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…cần phải nâng cao

Trang 25

nhận thức của thanh niên và toàn xã hội về học nghề, lập nghiệp; hỗ trợ họcsinh, sinh viên, trí thức khoa học trẻ trong nâng cao trình độ chuyên môn, tínhsáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cung cấp cho xã hội.Trang bị các kiến thức bổ trợ, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho thanh niên,giúp thanh niên nâng cao chuyên môn, tay nghề và khả năng cạnh tranh khitham gia thị trường lao động của Tỉnh và đất nước Trung tâm phối hợp cácngành, các cơ sở dạy nghề để tạo điều kiện cho thanh niên có cơ hội được họcnghề và mở rộng giao lưu, hợp tác nghề giữa Việt Nam với quốc tế thông quacác hình thức như xuất khẩu lao động, hay giao lưu hợp tác đào tạo nghề

Ba là, thực hiện tốt việc định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên

Việc làm và nghề nghiệp là yêu cầu cấp thiết của xã hội trong quá trìnhphát triển, là nguyện vọng chính đáng và mối quan tâm hàng đầu của mỗi thanhniên Vấn đề định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niênkhông chỉ mang ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc mà còn đem lại hiệu quả thiếtthực giúp cho thanh niên có nghề nghiệp và việc làm theo đúng khả năng, sởtrường, ngành nghề chuyên môn góp phần quan trọng vào việc phát huy vai tròcủa thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trung tâm Hỗ trợ và Pháttriển thanh niên phát huy được vai trò của mình trong định hướng nghề nghiệpcho thanh niên, từ đó phối hợp với các lực lượng triển khai được nhiều chươngtrình nhằm dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên Thông qua các hoạtđộng do đoàn, hội tổ chức đã xuất hiện nhiều mô hình với cách làm hiệu quảnhư: tổ chức hội chợ việc làm và ngày hội thanh niên với nghề nghiệp; pháttriển hệ thống các trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm thanh niên; các câu lạc

bộ, Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ cấp tỉnh cũng ra đời và ngày càng phát triển.Trong những năm tới, trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nướctrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề định hướng nghề

Trang 26

nghiệp và việc làm cho thanh niên tiếp tục được đặt ra gay gắt đòi hỏi xã hộicần có những giải pháp đồng bộ để giải quyết Đó chính là cơ sở để thúc đẩykinh tế - xã hội phát triển một cách bền vững đồng thời phát huy được nguồnnhân lực to lớn của thanh niên trong sự nghiệp đổi mới.

Bốn là, trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên là cầu nối giữa thanh niên với các quỹ hỗ trợ đào tạo nghề của nhà nước và của các tổ chức Thông qua trung tâm, thanh niên tiếp cận được với các nguồn vốn về học nghề một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Một trong những khó khăn hiện nay đối với thanh niên khi tham gia học nghề

đó là học phí học nghề Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên tham gia tưvấn, vận động, hướng dẫn thanh niên tham gia và sử dụng các Quỹ hỗ trợ họcnghề và tín dụng học nghề đống thời phối hợp với ngành lao động, thươngbình và xã hội và các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động để tưvấn hướng dẫn thanh niên vay vốn học nghề xuất khẩu lao động, tham gia hỗtrợ ngân hàng thu hồi vốn vay

1.2 Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của trung tâm

Hỗ trợ và Phát triển thanh niên đối với đào tạo nghề cho thanh niên

1.2.1 Nội dung để thực hiện vai trò của trung tâm

Hỗ trợ và Phát triển thanh niên đối với đào tạo nghề cho thanh niên

1.2.1.1 Xác định nghề cần đào tạo cho thanh niên của tỉnh

Căn cứ vào đường lối, mục tiêu phát triển của tỉnh trong từng giai đoạn.Căn cứ vào các ngành nghề được ưu tiên phát triển đào tạo và được hỗ trợ đàotạo nghề cho thanh niên Từ đó trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên sẽxác định danh mục những ngành nghề cần đào tạo, quy mô lực lượng laođộng thanh niên đào tạo các ngành nghề của tỉnh trong từng giai đoạn để tưvấn, hỗ trợ cho thanh niên, hướng cho thanh niên theo học những ngành nghề

mà xã hội cần

Trang 27

Khi xác định nghề cần đào tạo thì mục tiêu cần phải tuân thủ là theo cácnguyên tắc về tính cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, có liên quan và hạnđịnh thời gian hợp lý Phương pháp để thực hiện nội dung này là trên cơ sởnghiên cứu nhu cầu của các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương trongtừng giai đoạn và thực trạng đáp ứng nhu cầu lao động của các ngành, các địaphương để xây dựng dự báo về nhu cầu đào tạo lao động thanh niên của tỉnh

1.2.1.2 Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề và nhu cầu học nghề của người lao động

Đánh giá nhu cầu đào tạo là quá trình thu thập và phân tích thông tin đểlàm rõ nhu cầu cải thiện kết quả thực hiện công việc trong hoạt động củangười lao động và xác định liệu đào tạo có phải là giải pháp

Công tác đào tạo hiệu quả hay không là dựa vào kết quả đánh giá nhucầu để xác định nhu cầu đào tạo với nội dung gì, thiết kế chương trình đào tạo

ra sao, ai tham gia giảng dạy, chi phí bao nhiêu và đối tượng nào tham gia đàotạo Điểm mấu chốt của giai đoạn này là thiết lập các mục tiêu cụ thể hoá mụcđích của công tác đào tạo và năng lực mong muốn của người học sau khi hoàntất chương trình đào tạo Việc đánh giá nhu cầu đào tạo luôn đòi hỏi: (1) Thờigian; (2) Chi phí; (3) Nghiên cứu đánh giá

Rõ ràng rằng, nếu không có sự phân tích kỹ lưỡng về sự cần thiết phảitiến hành đào tạo thì sự kém hiệu quả và lãng phí thời gian, chi phí là điềutất yếu

- Tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng mềm cho thanh niên.

Hướng nghiệp không chỉ đơn giản là việc chọn một nghề cụ thể mà làviệc mưu sinh, việc khẳng định vị thế của mình trong xã hội Do vậy, Trungtâm hỗ trợ và phát triển thanh niên phải cung cấp thông tin, tư vấn chính sáchđào tạo hỗ trợ của Nhà nước đối với thanh niên trong việc học nghề, giảiquyết việc làm, thông qua đó khuyến khích thanh niên định hướng lựa chọn

Trang 28

nghề phù hợp với khả năng của bản thân, tạo cơ hội cho thanh niên có việclàm, phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động xã hội.

Phát huy vai trò xung kích của tổ chức Đoàn thanh niên ở các địaphương để làm cầu nối trung gian giữa nhà trường với người học để có nguồnthông tin tư vấn chính xác, trung thực, hiệu quả Tư vấn chọn nghề cần phảisớm và thường xuyên để người học đầu tư sức lực và trí lực cho lựa chọn củamình Tạo điều kiện cho học sinh đối chiếu với năng lực, sở trường của mình

để chọn trường phù hợp, tránh chạy theo cảm tính, trào lưu

Nước ta hiện nay vẫn đang trong tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” mấtcân đối nhân lực giữa ngành này và ngành khác, “học một đàng làm mộtnẻo” trái ngành, trái nghề dẫn tới công việc không hiệu quả hoặc phải đàotạo lại….thì việc hướng nghiệp, tư vấn chọn nghề, chọn cơ sở đào tạo từnhững nguồn thông tin chính thống là rất cần thiết Do vậy, Trung tâm phảiluôn chú trọng và quan tâm để giúp thanh niên thoát khỏi tình trạng “hoangmang” với thông tin tư vấn hướng nghiệp như hiện nay, sáng suốt lựa chọnnhững trường phù hợp với năng khiếu, sở thích bản thân, điều kiện gia đình

và nhu cầu xã hội

- Phối hợp tổ chức điều tra, khảo sát về nhu cầu lao động đã qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu học nghề của thanh niên trên địa bàn tỉnh

+ Triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng nhân

lực qua ĐTN trong các ngành KT, vùng KT và từng địa phương, thông qua

tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm … về định hướng nghề nghiệp chothanh niên

+ Thu thập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động, baogồm: nhu cầu tuyển lao động, tiêu chuẩn lao động, nhu cầu cần việc làm,tiềnlương tiền công trên địa bàn tỉnh và cả nước cho thanh niên

Trang 29

+ Tổ chức các chương trình kết nối giữa nhà trường với doanh nghiệp

để đào tạo nghề cho thanh niên; cung ứng và tuyển dụng lao động trẻ, laođộng đã qua đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp

+ Thực hiện tư vấn quan hệ lao động, tuyên truyền phổ biến pháp luậtlao động và tư vấn pháp luật cho thanh niên và người sử dụng lao động

Việc “nắm” nhu cầu phải đi trước một bước và phải triển khai thườngxuyên với quy mô và mức độ khác nhau, để kịp thời bổ sung những thông tinnhu cầu về những nghề mới với quy mô và trình độ phù hợp Nhu cầu sửdụng LĐ chính là “đầu ra” của đào tạo, qua đó có thể biết được cần đào tạonhững nghề gì với trình độ nào

Đồng thời với việc nắm thông tin về nhu cầu sử dụng LĐ, cần thiếtphải khảo sát nhu cầu học nghề của đối tượng, nghĩa là cần có sự phân nhómđối tượng để tổ chức các khoá đào tạo phù hợp Do đặc thù của sản xuất là cóthể sử dụng LĐ từ rất trẻ cho đến sau độ tuổi LĐ (theo quy định của pháp luậtLĐ) Vì vậy, có thể có những đối tượng chỉ có thể tham gia được các khoáđào tạo ngắn hạn, nhưng cũng có nhóm đối tượng (ví dụ từ 16- 24 tuổi) có thể

và có điều kiện tham gia các khoá đào tạo dài hạn Mặt khác, cần thiết phảiphân các nhóm đối tượng trên trình độ học vấn, đối với những người có trình

độ học vấn thấp, họ có thể theo học các khoá dạy nghề ngắn hạn (sơ cấp nghề

và dạy nghề thường xuyên) Ngược lại, đối với những người có học vấn caohơn (THCS, PHPT ) có đủ điều kiện có thể theo các khoá học nghề ở trình độtrung cấp hoặc cao đẳng nghề

1.2.1.3 Hỗ trợ thanh niên lựa chọn hình thức đào tạo nghề phù hợp

Một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện vai trò của trungtâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên là hỗ trợ thanh niên lựa chọn được hìnhthức đào tạo nghề phù hợp Hình thức ĐTN là cơ sở để xây dựng kế hoạchĐTN, đồng thời cũng là cơ sở để tính toán hiệu quả KT của ĐTN Tuỳ theo

Trang 30

yêu cầu và điều kiện thực tế có thể áp dụng hình thức đào tạo này hay hìnhthức đào tạo khác Những hình thức ĐTN đang được áp dụng chủ yếu hiệnnay là liên kết với các cơ sở đào tạo nghề trong toàn tỉnh hoặc các doanhnghiệp, khu công nghiệp, đơn vị tổng đội TNXP làm kinh tế… để thực hiệnđào tạo nghề dưới các hình thức sau:

- Kèm cặp trong sản xuất: Là hình thức đào tạo trực tiếp tại nơi làmviệc, chủ yếu là thực hành ngay trong quá trình sản xuất Kèm cặp trong sảnxuất được tiến hành dưới hai hình thức: kèm cặp theo cá nhân và kèm cặptheo tổ chức, đội sản xuất Với kèm cặp theo cá nhân, mỗi người học nghềđược một công nhân giỏi, thợ giỏi hoặc người có trình độ tay nghề cao hướngdẫn (người hướng dẫn) Người hướng dẫn vừa sản xuất vừa tiến hành dạynghề theo kế hoạch Với hình thức kèm cặp theo tổ, đội sản xuất, người họcnghề được tổ chức thành từng tổ và phân công cho những người hướng dẫndạy nghề thoát ly sản xuất chuyên trách trình độ nghề nghiệp và phương pháp

sư phạm nhất định Quá trình đào tạo được tiến hành qua các bước:

+ Bước 1: Người hướng dẫn vừa sản xuất vừa hướng dẫn người họcnghề Trong bước này, người hướng dẫn vừa sản xuất vừa phải giảng chongười học về cấu tạo máy móc thiết bị, nguyên tắc vận hành, qui trình côngnghệ, phương pháp làm việc (Chủ yếu phần thực hành) người học nghề theodõi những thao tác, phương pháp làm việc của người hướng dẫn Đồng thờidoanh nghiệp hoặc phân xưởng và tổ chức khác dạy lý thuyết liên quan đếnnghề học cho người học (do kỹ sư hay kỹ thuật viên đảm nhận)

+ Bước 2: Giao việc làm thử, người học nghề bắt tay vào làm thử dưới

sự kiểm tra uốn nắn của người hướng dẫn

+ Bước 3: Giao việc hoàn toàn cho người học nghề khi người học nghề

có thể tiến hành công việc độc lập được, người hướng dẫn vẫn thường xuyêntheo dõi giúp đỡ

Trang 31

- Hình thức mở các lớp cạnh doanh nghiệp, cơ sở sản xuất: Là các lớp

do doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất tổ chức nhằm đào tạo riêng cho mìnhhoặc cho các doanh nghiệp, cơ sở xuất cùng ngành, cùng lĩnh vực Chủ yếuĐTN cho công nhân mới được tuyển dụng, đào tạo lại nghề, nâng cao taynghề, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới Hình thức đào tạo này không đòihỏi có đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật riêng, không cần bộ máy chuyên trách

mà dựa vào các điều kiện sẵn có của doanh nghiệp Chương trình đào tạo gồmhai phần: lý thuyết và thực hành sản xuất, phần lý thuyết được giảng tập trung

do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụ trách, phần thực hành được tiến hành ở cácphân xưởng, cơ sở sản xuất do các kỹ sư hoặc công nhân lành nghề hướngdẫn cho người học nghề

- Hình thức đào tạo ở các trường chính qui: Phối hợp với các trường dạy

nghề trên địa bàn tỉnh tổ chức các khóa đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn chothanh niên Để đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng phát triển trên cơ sở kỹthuật hiện đại, trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên phối hợp với cáctrường dạy nghề tổ chức học nghề tập trung, qui mô, đào tạo công nhân cótrình độ cao, chủ yếu là đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, và hướng tới đàotạo kỹ thuật viên có trình độ cao Thời gian đào tạo tuỳ theo nghề đào tạo vàtrình độ đào tạo, ra trường được cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề Khi tổ chứccác trường dạy nghề cần phải có bộ máy quản lý, đội ngũ giáo viên chuyêntrách và cơ sở vật chất riêng cho đào tạo Để nâng cao chất lượng đào tạoTrung tâm cần phải phối hợp với các cơ sở dạy nghề đảm bảo các điều kiện sauđây:

+ Phải đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ khả năng chuyên môn và kinhnghiệm giảng dạy

+ Liên kết với các cơ sở đào tạo phải được trang bị máy móc, thiết bịphục vụ cho giảng dạy và học tập, các phòng thí nghiệm, xưởng trường Nhà

Trang 32

trường cần tổ chức các phân xưởng sản xuất vừa phục vụ cho giảng dạy vừasản xuất của cải vật chất cho xã hội Nếu không có điều kiện tổ chức xưởngsản xuất thì nên để gần các doanh nghiệp lớn của ngành, tạo điều kiện thuậnlợi cho dạy và học Các tài liệu và sách giáo khoa phải được biên soạn thốngnhất cho các nghề, các trường.

Để nâng cao hiệu quả đào tạo, việc tổ chức các khoá học với các hìnhthức và phương thức khác nhau đối với thanh niên rất quan trọng (khái quátlại là các mô hình ĐTN) ĐTN cho Thanh niên có thể được thực hiện dướinhiều hình thức khác nhau như dạy tại các sơ sở dạy nghề; ĐTN theo đơn đặthàng của các tập đoàn, Tổng công ty; ĐTN lưu động (tại xã, thôn, bản); ĐTNtại doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; ĐTN gắn với cácvùng chuyên canh, làng nghề;… Phương thức đào tạo cũng cần phải đa dạnghóa, phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện của từng vùng, miền ,như đào tạo tập trung tại cơ sở dạy nghề đối với những thanh niên chuyển đổinghề nghiệp (trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, cao đẳng nghề, cáctrường khác có tham gia dạy nghề ); ĐTN lưu động cho thanh niên nông dântại các làng, xã, thôn, bản; ĐTN tại nơi sản xuất

1.2.1.4 Nâng cao nhận thức của thanh niên về vấn đề học nghề.

Vấn đề học nghề, lập nghiệp của thanh niên hiện nay là vấn đề bứcthiết của xã hội, là nhiệm vụ trọng tâm không những của các cấp bộ Đoànthanh niên mà là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của toàn xã hội và củachính thanh niên Tạo việc làm cho thanh niên không chỉ có ý nghĩa về mặtkinh tế, xã hội mà còn thể hiện quan điểm chiến lược và sự quan tâm đặc biệtcủa Đảng và Nhà nước ta đối với thế hệ trẻ

Trước nhu cầu và áp lực khá lớn của xã hội trong lĩnh vực việc làm chothanh niên Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủtrương, chính sách, pháp luật nhằm tập trung vào lĩnh vực dạy nghề, giải

Trang 33

quyết việc làm cho lao động (trong đó có thanh niên) Các chủ trương, chínhsách pháp luật này đã và đang được triển khai thực hiện và thu được nhữngkết quả thiết thực.

Đào tạo nghề còn có một số hạn chế về nhận thức của xã hội Thanhniên chưa thật mặn mà với việc học nghề, chưa có khái niệm đúng về việclàm Có nhiều lý do như: vì quá nghèo, không có tiền đi học nghề; mang nặng

tư tưởng đi làm thuê sẽ có "tiền ngay"; kén chọn nghề để học Phần đôngthanh niên đặc biệt là thanh niên nông thôn là lao động phổ thông chưa quađào tạo Việc thay đổi nhận thức để dạy nghề cho thanh niên nông thôn là bàitoán không hề đơn giản Họ ra thành phố làm việc và chỉ tìm được nhữngcông việc đơn giản làm theo mùa vụ, với mức thu nhập thấp Số ở lại địaphương làm kinh tế nhỏ lẻ, chưa áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuậtvào sản xuất nông nghiệp nên năng suất thu được không cao Do có sựchuyển dịch về lao động tới các vùng miền, lực lượng thanh niên đi làm ăn xachiếm tỉ lệ lớn, vì vậy gặp rất nhiều khó khăn trong công tác nắm bắt tìnhhình, nhu cầu việc làm của thanh niên cũng như công tác đào tạo nghề, tư vấnviệc làm cho họ Khi đã tham gia học nghề, số lượng học viên tại các lớp dạynghề lao động nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng chưađược duy trì thường xuyên do ảnh hưởng của thời vụ sản xuất nông nghiệp

1.2.1.5 Đánh giá kết quả đào tạo

Việc đánh giá được thực hiện để tìm hiểu xem chương trình đào tạođảm bảo: Lượng kiến thức, kỹ năng học viên tiếp thu, đặc biệt khả năng vàmức độ ứng dụng của các kỹ năng và kiến thức đó vào trong công việc thựctiễn Đánh giá kết quả là sự xác định chính thức về chất lượng, hiệu quả củamột chương trình đào tạo và đánh giá là phương tiện xác định xem chươngtrình đào tạo có đáp ứng các mục đích của nó

Muốn đánh giá chính xác hiệu quả đào tạo của một mô hình đào tạo,

Trang 34

việc trước tiên là phải xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá Thực tế hiệnnay, công tác đánh giá kết quả đào tạo tại các doanh nghiệp thường theo hệthống đánh giá bốn cấp độ Hệ thống này xây dựng vào năm 1989 gồm bốncấp độ:

(1) Cấp độ 1: Phản ứng Học viên có hài lòng với khóa học họ tham dự?

- Tìm hiểu phản ứng của học viên đối với khóa học họ tham dự

- Sau khi kết thúc khóa học, thông qua các phiếu thăm dò được phát cuốikhóa để thu thập các ý kiến của học viên về những khía cạnh của khóa học

(2) Cấp độ 2: Kết quả học tập Học viên học được những gì từ khóa học?

- Kết quả học tập được xác định dựa trên lượng kiến thức, kỹ năng, thái

độ mà học viên tiếp thu được từ khóa học

- Xác định mức độ mà học viên có thể cải thiện, nâng cao mở rộng kiếnthức và kỹ năng của họ sau khi tham dự khóa học thông qua bảng câu hỏithăm dò ý kiến, khảo sát, kiểm tra lý thuyết trên giấy, kiểm tra thực hành,đánh giá theo nhóm, tự đánh giá

- Học viên tham gia trước khi khóa học bắt đầu và kỳ thi sau khi khóahọc kết thúc để xác định một cách tương đối ảnh hưởng của việc đào tạo đốivới họ

(3) Cấp độ 3: Ứng dụng Học viên có ứng dụng được những gì họ tiếpthu từ khóa học vào công việc của họ không hoặc sau khóa học họ có nângcao được hiệu quả công việc của mình không?

- Khả năng và mức độ ứng dụng của những kiến thức và kỹ năng họcviên đạt được từ khóa học vào công việc của họ

- Việc đánh giá này tốt nhất nên thực hiện ba hay sáu tháng sau khóa học

- Kết hợp so sánh hai kết quả đánh giá: Kết quả của kiểm tra trước vàsau đào tạo với kết quả sau ba hoặc sáu tháng

- Công tác đánh giá cấp độ này cần được thực hiện nhiều lần trong năm.(4) Cấp độ 4: Kết quả Chương trình đào tạo ảnh hưởng như thế nào

Trang 35

đối với tổ chức?

- Đánh giá hiệu quả thông qua ảnh hưởng của nó với kết quả kinh doanh

- Điểm khác biệt của cấp độ này với cấp độ 3 là việc đánh giá đượcthực hiện ở cấp độ tổ chức nói chung, nghĩa là nó phản ánh mục tiêu cao nhấtcủa chương trình đào tạo, đó là lợi nhuận của tổ chức thu được từ kinh phíđầu đào tạo

- Có hồ sơ theo dõi biểu hiện công tác của nhân viên, các dữ liệu về chiphí, năng suất, thu nhập, thời gian cần thực hiện một công việc cần được thuthập trước và sau khi học viên tham dự chương trình đào tạo, sau đó so sánhvới kết quả để định lượng kết quả của đào tạo

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên đối với đào tạo nghề cho thanh niên

mở rộng kinh doanh, doanh nghiệp ngày càng cần LLLĐ có trình độ học vấn

và tay nghề cao, tính chuyên nghiệp cao Tình trạng LĐ thiếu đào tạo hay đàotạo chưa đầy đủ đang phổ biến nay ở các vùng miền đặc biệt là vùng sâu,vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn hiện nay là hệ quả từ chất lượng của khảnăng tiếp thu từ phía người học

Để công tác ĐTN cho thanh niên đạt hiệu quả, thanh niên cần có mộtđiều kiện đó là phải có trình độ học vấn nhất định Điều kiện này có sự khác

Trang 36

biệt đáng kể giữa các ngành nghề đào tạo mà người LĐ mong muốn học nghềcho bản thân Như đối với ĐTN trong lĩnh vực NN, điều kiện học vấn chỉ đòihỏi ở mức tốt nghiệp THCS (chiếm 64%), đối với ngành CN và dịch vụ thìđiều kiện về học vấn cao hơn, tối thiểu là tốt nghiệp THPT (chiếm 61%), đốivới việc làm trong ngành dịch vụ thì điều kiện về học vấn đòi hỏi cao nhất (gần80% yêu cầu tối thiểu tốt nghiệp THPT) Điều này thể hiện, muốn giúp chongười đồng bào học nghề và công tác tạo việc làm trong từng lĩnh vực mà họmong muốn thì Nhà nước cần có kế hoạch và chương trình ĐTN cơ bản theođúng điều kiện, đòi hỏi về học vấn mà họ cần phải có để tạo được việc làm.

* Các chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương đối với đào tạo nghề cho thanh niên

Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sáchthiết thực nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ,đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trongquá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò củathanh niên, xây dựng chiến lược, giáo dục, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thànhlực lượng xứng đáng kế tục sự nghiệp cách mạng Ngày nay, thanh niên đượcđặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người.Chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng và phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước

Giải quyết việc làm cho thanh niên là tiền đề quan trọng để sử dụng cóhiệu quả nguồn lao động này Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấphành Trung ương khóa X "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với côngtác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã chỉ rõnhiệm vụ: "Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thunhập và cải thiện đời sống cho thanh niên"

Thời gian qua, công tác giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao

Trang 37

động đã đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng Cơ chế, chính sách về laođộng, việc làm được chú trọng, phù hợp với cơ chế thị trường và từng bướchội nhập với thị trường lao động quốc tế Hệ thống văn bản quản lý nhà nước

về lao động, việc làm được bổ sung ngày càng hoàn thiện Nhiều luật mới rađời và đi vào thực tiễn đời sống như Bộ luật Lao động, Luật Việc làm, LuậtBảo hiểm xã hội, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài,…

và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý về giải quyếtviệc làm cho thanh niên

Cùng với cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản pháp luật là cácchương trình mục tiêu: Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn;Chương trình phát triển công nghiệp, dịch vụ; Chương trình xây dựng và pháttriển các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao và cácchương trình, dự án trọng điểm kinh tế - xã hội được thực hiện, góp phần giảiquyết việc làm, từng bước nâng cao đời sống của người lao động Hàng năm,các chương trình mục tiêu này đã giải quyết việc làm cho 1,1 đến 1,2 triệu laođộng, trong số đó đa số là thanh niên nông thôn, thanh niên đô thị

Ngoài ra, Nhà nước còn thực hiện các dự án về tín dụng việc làm vớilãi suất ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, lao động, gắn dạy nghề với tạo việc làm và tự tạo việc làm chothanh niên

+ Công tác tổ chức dạy nghề cho thanh niên

Theo báo cáo kết quả điều tra về lao động và việc làm năm 2013 của Bộlao động thương binh và xã hội với đối tượng là lao động thanh niên thì số ngườikhông được đào tạo nghề chiếm 68,4%, số người không có đất để sản xuất - kinhdoanh là 53,1%, loại khó khăn tiếp cận các nguồn vốn là 22,3%, thiếu kinhnghiệm sản xuất là 26,5%, thiếu thông tin về thị trường lao động là 23,3%

Trong nền kinh tế thị trường cơ hội có việc làm và việc làm ổn định thunhập cao phụ thuộc vào công tác dạy nghề cho thanh niên Dạy nghề cho

Trang 38

thanh niên chính là một mắt xích quan trọng trong việc giải quyết việc làmcho thanh niên nông thôn hiện nay.

Công tác dạy nghề cho thanh niên phải được nhà nước đầu tư về cơ sởvật chất, sắp xếp lại hệ thống đào tạo dạy nghề và tổ chức đào tạo nghề đạtchuẩn quốc gia Đối với thanh niên việc học nghề phải được quan tâm, đadạng hóa phương thức dạy nghề phù hợp với nhu cầu của đối tượng thanhniên lứa tuổi, đặc điểm nghề nghiệp… mà thị trường lao động và xã hội cầnlực lượng lao động của thanh niên

Dạy nghề cho thanh niên phải đa dạng về phương thức; đào tạo tại chỗ,đào tạo tại các trung tâm dạy nghề thông qua các chương trình mục tiêu quốcgia thông qua các doanh nghiệp, các mô hình liên kết dạy nghề

Liên kết dạy nghề dài hạn: Trung tâm mạnh dạn tìm kiếm đối tác đầu

tư dạy nghề dài hạn để cung ứng giải quyết việc làm cho thanh niên, từngbước tiếp cận mô hình mới để đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao Phốihợp các trường Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học để mở các lớpdạy nghề

+ Thực hiện các chương trình mục tiêu việc làm cho thanh niên

- Chương trình thanh niên tình nguyện tham gia xây dựng các côngtrình trọng điểm quốc gia, các dự án lớn của Nhà nước, góp phần tạo việc làmcho đối tượng thanh niên chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm, chủ yếu là ởnông thôn

- Chương trình thanh niên lập thân, lập nghiệp

- Chương trình thanh niên tham gia xóa đói giảm nghèo

- Chương trình thanh niên tham gia xuất khẩu lao động Hiện nay, xuấtkhẩu lao động chủ yếu là lứa tuổi thanh niên Trong thời gian tới thanh niên nêncần được tham gia vào chương trình xuất khẩu chuyên gia, nhất là một số lĩnhvực mà Việt Nam có ưu thế như bác sĩ, kỹ sư nông nghiệp, lập trình viên…

Trang 39

- Đầu tư xúc tiến mở rộng thị trường mới xuất khẩu lao động và tăngthị phần xuất khẩu lao động ở thị trường truyền thống;

- Sắp xếp, đổi mới và đầu tư xây dựng các doanh nghiệp xuất khẩu laođộng mạnh, tăng doanh nghiệp ngoài Nhà nước tham gia xuất khẩu lao động

- Đào tạo nghề, giáo dục định hướng chẩn bị nguồn xuất khẩu lao động

- Đổi mới tổ chức, quản lý lao động ngoài Nhà nước đảm bảo thực hiệnđúng hợp đồng, chống trốn, phá hợp đồng

- Tạo việc làm cho lao động xuất khẩu trở về

+ Thanh niên tham gia vào chương trình xuất khẩu lao động và chuyên gia theo các hướng sau:

- Ưu tiên cho thanh niên nông thôn, thanh niên chưa có việc làm và thấtnghiệp, bộ đội xuất ngũ…đi xuất khẩu lao động;

- Trung tâm tham gia vào chương trình đào tạo nghề, chuẩn bị nguồnlao động cho xuất khẩu thông qua hệ thống đào tạo nghề, cung ứng lao độngcủa thanh niên

- Đoàn thanh niên tổ chức tập hợp các trí thức trẻ, có tài năng chuẩn bịnguồn cho xuất khẩu chuyên gia

- Đoàn thanh niên tham gia vào thực hiện các biện pháp chống trốn,phá hợp đồng lao động ở các nước nhận lao động

1.2.2.2 Nhân tố chủ quan

Các trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên cấp tỉnh đều ra đời donhững yêu cầu cấp bách trong việc hỗ trợ thanh niên phát triển tư tưởng, đạođức, kiến thức và việc làm Năng lực của trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanhniên cấp tỉnh chính là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò của trung tâmđối với công tác đào tạo nghề trên địa bàn Nhân tố này bao gồm các yếu tốnhư: Đội ngũ cán bộ quản lý tại các trung tâm, khả năng liên kết hợp tác vớicác cơ sở đào tạo

Trang 40

- Về đội ngũ cán bộ quản lý tại các trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên: nhìn chung đều là những người có kiến thức và am hiểu về kinh tế

- xã hội và tâm lý của thanh niên Các trung tâm đều vận hành hoạt động theokhung cơ chế và bộ máy rõ ràng Về cơ sở vật chất và con người được các cấpngành quan tâm và đầu tư Tuy nhiên, trong quá trình đưa lĩnh vực ĐTN pháttriển theo yêu cầu của xã hội Do đặc điểm của đối tượng học nghề, hình thứcđào tạo và chương trình đào tạo, nên đòi hỏi trung tâm phải phối hợp với các

cơ sở đào tạo nghề để nắm rõ đặc điểm tâm lý người học, vùng miền, kiếnthức phổ thông và kỹ năng thực hành nghề thực tế…Trung tâm đã nhận thấyđược đồng nghĩa với tận dụng qui hoạch mạng lưới cơ sở đoàn, tăng cường cơ

sở vật chất thì công tác giáo viên và đánh giá chất lượng giáo viên ở các cơ sởliên kết đào tạo là một trong những khâu quan trọng trong ĐTN Những hạnchế trên do nguyên nhân:

Một số người được huy động tham gia dạy nghề có tay nghề chưa cao,kinh nghiệm ít nên không đáp ứng được yêu cầu khóa học; trong khi đó cónhững người mặc dù có tay nghề cao nhưng chưa có bằng cấp hoặc chứng chỉcông nhận nghệ nhân, người lao động giỏi…, nên không huy động tham giadạy nghề cho thanh niên

Chương trình đào tạo và cán bộ giảng dạy chưa thực sự hấp dẫn đến đốitượng học nghề

Điều này đòi hỏi trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên phối hợp vớicác cơ sở đào tạo cùng với các cơ quan quản lý NN, DN cần sớm nghiên cứu

để có một lực lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ chuẩn khi thamgia vào lĩnh vực ĐTN

- Khả năng liên kết hợp tác với các cơ sở đào tạo nghề:

Quá trình thực hiện công tác đào tạo nghề cho thanh niên trải qua cáckhâu như sau: Hướng nghiệp - phân loại đối tượng học nghề theo nhóm ngành

Ngày đăng: 02/11/2016, 09:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (1999), Sổ tay thống kê thông tin thị trường lao động ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay thống kê thông tin thị trường lao động ở Việt Nam
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và xã hội
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
2. C.Mác (1973), Toàn tập, tập 3, quyển I, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1973
3. Nguyễn Hữu Dũng (2004), Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Lao động - Xã hội, số 246 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng
Năm: 2004
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1991
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Nghị quyết số 25-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 25-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
8. Đinh Đăng Định (chủ biên) (2004), Một số vấn đề lao động, việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lao động, việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Đinh Đăng Định (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2004
9. Hồ Chí Minh (1964), Bàn về thanh niên, Nxb Thanh Niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về thanh niên
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 1964
10. Hồ Chí Minh (1980), Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về giáo dục thanh niên
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 1980
11. Trần Văn Hùng (2008), Biện pháp phòng đào tạo quản lý dạy nghề ở trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên, Luận văn thạc sỹ QTKD, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp phòng đào tạo quản lý dạy nghề ở trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên
Tác giả: Trần Văn Hùng
Năm: 2008
12. Nguyễn Thị Lan Hương (chủ biên) (2002), Thị trường lao động Việt Nam định hướng và phát triển, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường lao động Việt Nam định hướng và phát triển
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Lao động - xã hội
Năm: 2002
13. Vũ Thị Thanh Hương (2012), Hoàn thiện chính sách việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện chính sách việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Vũ Thị Thanh Hương
Năm: 2012
14. Phạm Thị Nga (2011), Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên hiện nay
Tác giả: Phạm Thị Nga
Năm: 2011
15. Hồ Đức Phớc (2013), Nghệ An luận giải để phát triển, Nxb Giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ An luận giải để phát triển
Tác giả: Hồ Đức Phớc
Nhà XB: Nxb Giao thông vận tải
Năm: 2013
19. Nguyễn Văn Thắng (2013), Chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng bị thu hồi đất, Luận án Tiến sĩ Kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng bị thu hồi đất
Tác giả: Nguyễn Văn Thắng
Năm: 2013
21. Nguyễn Thị Thơm (2006):Thị trường lao động Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường lao động Việt Nam - thực trạng và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Thị Thơm
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
25. UBND tỉnh Nghệ An, Quyết định của UBND tỉnh về thực hiện chương trình phát triển thanh niên Nghệ An giai đoạn 2014-2020, ngày 20/5/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định của UBND tỉnh về thực hiện chương trình phát triển thanh niên Nghệ An giai đoạn 2014-2020
16. Quyết định 103/2008/QĐ - TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015 Khác
17. Quyết định 1956/QĐ - TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w