1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kinh tế học quốc tế lý thuyết và chính sách tập 1 những vấn đề về thương mại quốc tế paul r krugman, maurice obstfeld

496 712 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 496
Dung lượng 48,57 MB

Nội dung

Vào khoảng năm 1980, hầu như không một cuộc thảo luận nào về chính sách kinh tế trong nước - dù là các vấn đê về chống độc quyền, điều tiết, thuế khóa, hay về lao động, lại có thê bỏ qua

Trang 2

PẠILL KXR.UGMAN - MAURICE OBSTFELD

Trang 3

Những người dịch:

BÙI THANH SƠN (MA) NGƯYỂN THÁI YÈN HƯƠNG (MA) NGUYỄN VŨ TÙNG

BẠCH XUÂN DƯƠNG Người hiệu đính:

Phó tiến sĩ PHÍ MẠNH HỒNG

Trang 4

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu tham khảo vê kinh

tế thị trường, nhất là kinh tế thị trường quô'c tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách "KINH TÊ HỌC QUỐC TÊ - Lý thuyết và chính sách" Cuốn sách này được dịch từ cuốn "International Economics - Theory and Policy" của hai nhà kinh tế học nổi tiếng của Mỹ: Paul R.Krugman - Học viện Kỹ thuật Massachusetts và Maurice Obst.feld - Trường đại học California Berkley do Nhà xuất bản Haper Collins (Mỹ) xuất bản năm 1991 Đây là cuốn sách được đánh giá cao và được dùng làm sách giáo khoa cơ bản cho các trường đại học ở Mỹ.

Cuốn sách tập trung trình bày bảy chủ đê chính: những cái lợi thu được từ thương mại; mô thức thương mại; chủ nghĩa bảo hộ; cán cân thanh toán; xác định tỷ giá hôi đoái; sự phối hợp chính sách trên phạm vi quốc tế và thị trường vốn quôc tế Thông qua đó, cuốn sách đã lý giai những nội dung chủ yếu của kinh tế quốc tế hiện nay, những vàn đê nảy sinh từ những khó khăn đặc biệt trong quan

hệ kinh tế quốc tê giữa các quốc gia có chủ quỳên.

Đế giúp bạn đọc thuận tiện trong học tập và nghiên cứu, chứng tôi chia cuốn sách thành hai tập:

Tập I (từ chương 2 đến chương 11): Những vấn đê về thương mại quôc tế.

Tập II (từ chương 12 đến chương 21): Những vân đề về tiên

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

Trang 5

- Những cái lợi thu được từ thương mại ’23

- Sự phối hợp chính sách trên phạm vi quốc tế 29

Kinh tế h ọc quốc tế: Thương mai và tiề n tè 32

Phản một

LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI Q ư ố c TẾ 33

N ền kinh tế có m ột yếu tố sản xuất 36

- Giá cả tương đối và sự cung ứng 38

Thương m ại tro n g th ế giới có m ột yếu tố

- Xác định giá cả tương đối sau khi có thương

Trang 6

- Cái lợi thu được từ thương mại (quốc tế)

- Trao đổi không công băng

Lợi th ế so sánh tron g trường hợp n h iêu

m ặt hàng

- Xây dựng mô hình

- Mức lương tương đối và sự chuyên môn hỏa

- Xác định mức lương tương đối trong mô hình

PHỤ LỤC: Mô hình R icardo với rất nhiêu loại h àng hóa

C ông nghệ và chuyên môn hóa Nhu cầu và trạn g thái cân băng

N hững cái lợi thu được từ thương mại Môt ứ n g dung: sự tă n g n ăn g suất lao đông

VÀ Sự PHÂN PHỐI THU NHẬP

Mô hình các yếu tố chuyên b iệt

- Giả thiết của mô hình

84 1

85 •)

8

Trang 7

- Giá cả, tien lương và sự phân bố lao động

- Giá cả tương đôi và sự phân phôi thu nhập 100

Thương mai quốc tế trong mô hình các

- Nguồn lực và sự cung ứng tương đối 103

- Thương mại và giá cả tương đôi 100

- Chính sách thương mại tối ưu 115

HỘP: Các yếu tố chuyên biệt và sự mử đàu

- Sự phân phối thu nhập và các vấn đê chính

PHỤ LỤC: Một sự phân tích chi tiết hơn

mỏ hình các vếu tố sản xuất ch u yên b iệt 124

Giá tương đối và sư phan phối thu nhập 127

- Giá ca hàng hóa và giá cả yếu tố sản xuất 137

- Sự thay thế giữa các đâu vào 141

Tác động của thương mai quốc tế giừa hai liền kinh tế có hai yếu tố sản xuất 144

9

Trang 8

- Giá tương đối và mô thức thương mại 144

- Thương mại và sự phân phối thu nhập 147

- Sự san bhng các mức giá yếu tố sản

B ằng chứng thực tế vê mô hình

- Kiểm nghiệm mô hình Heckscher - Ohlin 152

- Y nghĩa của các kiềm nghiêm 155

PHỤ LỤC: Mô hình H eckscher - Ohlin với

Giá cả hàng hóa và giá cả các yếu tố

Mỏt mô hình chuẩn của một nền kinh tế

- Khả năng sản xuất và sự cung ứng tương đối 171

- Mức giá tương đối và nhu càu 172

- Tác động của sự thay đổi trong tỷ số mậu

- Xác định mức giá tương đối 179

T àng trương kinh té: sự dịch chuyển của

- Sự tăng trưởng và đường giới hạn khả năng

- Cung tương đối và tỷ số mậu dịch 183

- Tác động quốc tế của sự tăng trưởng 185 TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ: Sự tăng trưởng ờ

nước ngoài và tỷ số mậu dịch của Mỷ 187

10

Trang 9

Sự chuyên giao thu nhập quốc tế: ch u y ển

Thuế quan và trợ cấp xuất khẩu: S ự d ịch

- Tác động của thuế quan đến cung và cầu

- Tác động của việc trợ cấp cho xuất khẩu 199

- Hậu quả cua những tác động đến tỷ số mậu dịch: Ai được lợi và ai bị thiệt hại? 200

PHỤ LỤC: Biểu thi trạ n g thái cân b ă n g quốc tế b àng đưbng con g chào h à n g 210 Tìm nguồn gốc đường con g chào h à n g

TRANH KHÔNG HOÀN HẢO, VÀ THƯƠNG MẠI

Tính kỉnh tế nhờ quy mô và thương m ại quốc tế: m ôt cái nhìn tổ n g quan 216 Lơi th ế kinh tế nhờ quy mô và cơ cấu th i

Lý th u yết vê cạnh tranh khống hoàn h ảo 221

- Độc quýên: Xem xét lại một cách ngắn gọn 222

Trang 10

- Hạn chê của mô hình cạnh tranh độc quyên 235

Cạnh tranh độc quỳèn và thương mại 236

- Tác động của việc (Ịuy mô thị trường được

- Cái lợi thu được từ thị trường hợp nhất: Một

- Lợi thế kinh tế nhờ quy mô và lợi thế so sánh 244

- Tâm quan trọng của mậu dịch trong nội hộ

- Kinh tê học của việc bán phá giá 254

Lơi th ế kinh tế bèn ngoài và thương mai

PHỤ LỤC: Xác định doanh thu biên 274

Tính di đòng vè lao đồng quốc tế 277

- Mô hình một loại hàng hóa không có sự di

- Sự di chuvến lao động quốc tế 281

Trang 11

- Mơ rộng sự phân tích

HỘP: Sự di chuyển lao đòng quốc tế

tr o n g thực tiễn: "Công nhân khách"

- Khả năng sản xuất liên thời gian và

- Lợi thế so sánh liên thòi gian 290

HỘP: Sự thay đổi ử mò thức di chuyển

Đ ầu tư trực tiếp nước ngoài và các cò n g

- Lý thuyết ve công ty đa quốc gia 294

- Các công ty đa quốc gia trong thực tiễn 298

TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ: Đầu tư trực tiếp

PHỤ LỤC: Bàn thêm vê mâu dịch lièn thời

Phần hai

CHÍNIỈ SÁCH TIIƯƯNG MẠI Q ư ố c TẾ 315

- Cung, cầu và buồn bán trong một ngành

Trang 12

- Thặng dư của người tiêu dùng và người

- Đo lường chi phí và lợi ích 332

Các côn g cu khác của chính sách ngoại thương 336

- TrỢ cấp xuất khẩu: Lý thuyết 336 TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ: Chính sách

n ông n ghiệp ch u n g của châu Âu 338

- Hạn ngạch nhập khẩu: Lý thuyết 340 TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ: Một hạn ngạch

nhập khẩu tro n g thưc tế: Đường của Mỷ 341

- Những hạn chế xuất khẩu tự nguyện 344

HỘP: Trường hợp vê các buồng đ ien thoại

vê nôi dung địa phương: Hạn ngạch

nhập khẩu dầu trong nhừng nãm 1960 350

- Các công cụ khác của chính sách thương mại 351

PHỤ LỰC I: Phân tích vê thuế quan

PHỤ LỤC II: T huế quan hạn ngạch

Mô hĩnh với m ôt hạn ngạch nhập khẩu 367

So sánh th u ế quan và hạn ngạch 368

Chi phí và lợi ích của thuê' quan

Trang 13

Chương 9: KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA CHÍNH SÁCH

Các lý do ủng hô tự do mậu dịch 371

- Tự do mậu dịch và hiệu quả 371

- Những khoản lợi bổ sung từ tự do mậu dịch 373

- Lập luận chính trị ủng hộ tự do mậu dịch 375

Các lập luân về phúc lợi quốc gia ch ổ n g

- Lập luận ve điêu kiện mậu dịch ủng hộ thuế

- Sự khủng hoảng của hệ thống mậu dịch 398

- Các hiệp định mậu dịch ưu đãi 402 TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ: N hững hièp đ ịn h

PHỤ LỤC: Chứng minh ràn g thuế quan tố i

Trang 14

Cung và cầu

Thuế quan và phúc lợi trong nước 415

Các vấn đề của kinh tế hai khu vực 433

- Các triệu chứng của tình trạng hai khu vực 434

TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ: Chủ n ghĩa nhị

- Thị trường lao động hai khu vực và chính

Trang 15

- Vai trò của vốn nước ngoài và các công tỵ

đa quốc gia đối vđi phát triển 445

- Việc tăng giá xuất khẩu của các nước đang phát triển: Những cácten xuất khẩu

- Cạnh tranh không hoàn hẳo và chính sách

C hính sách cô n g n ghiệp tron g thực tiễn 480

- Chính sách cồng nghiệp của Nhật bản 480

- Chính sách còng nghiệp của các nước khác 484

N g h iên cứu m ột số trưỉ/ng hợp ve ch ính

TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ: S ự hưứng đích của

N h ậ t vào n gàn h luyện th ép (nhừ ng n&m

1960 - đầu n hử n g năm 1970)

1 m o > 7 c

’■— • “ ^

p r > ọ c p 17

Trang 16

TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ: Sự hồ trợ của châu Âu đối với ngành ch ế tạo máy b a y tro n g gỉai đoạn n hử n g năm 1970 và 1 9 8 0 490 TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ: Sự hướng đích củ a

N h ật vào các sản phẩm bán dẫn (giữa

HỘP: Cuộc tranh luận vè HDTV (tivi có độ

Trang 17

eluantfỉ I

GIỚI THIỆU CHUNG

Nghiên cứu về thương mại và tiền tệ quốc tế luôn luôn

là một bộ phận đặc biệt sống động và gây tranh cãi của kinh

tế học Nhiều tri thức cốt yếu của kinh tế học hiện đại lần đầu tiên được đưa ra từ nhứng cuộc tranh luận về chính sách thương mại và tiền tệ quốc tế ở thế kỷ XVIII và XIX Thế nhưng chưa bao giờ việc nghiên cứu về kinh tế học quốc tế lại quan trọng như ngày nay Thông qua trao đổi, buôn bán quốc tế về hàng hóa và dịch vụ, giao lưu tiền tệ quốc tế, các nền kinh tế của các nước khác nhau trở nên gắn bó chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết Đồng thời, nền kinh tế th ế giới cũng có nhiều xáo động hơn so với nhiều thập kỷ trưđc Nắm bắt một cách kịp thời môi trường quốc tế đang thay đổi trở thành mối quan tâm chính của cả chiến lược kinh doanh và chính sách kinh tế quốc gia

Khi xem xét một số số liệu cơ bản về thương mại, ta thấy ngay được tầm quan trọng ngày càng tăng của kinh tế học quốc tế đối với Hoa kỳ Biêu đô 1-1 cho thấy mức xuất - nhập khẩu của Mỹ tính theo phần trăm trong tổng sản phẩm quốc dân (GNP) từ năm 1965 đến năm 1989 Có hai điểm nổi rỗ qua biếu đồ này Thứ nhất, Hoa kỳ xuất khẩu nhiều hơn trưđc đây những gì mà nó sản xuất ra và nhập khẩu nhiêu hơn trước đây những gì mà nó tiêu dùng: từ năm 1965 đến năm 1980, phần của cả xuất khẩu và nhập khẩu trong GNP đều tăng gấp hơn hai lần Thứ hai, thương mại của Mỹ trải qua những biến động lđn từ năm 1980 Từ năm 1980 đến năm 1987, xuất khẩu giảm tương đối so với GNP trong khi nhập khẩu không giảm Ngược lại, trong năm 1988 và năm 1989, đã có sự bùng nồ vê xuất khẩu Xu th ế tăng cường mậu dịch về dài hạn và sự suy giảm đột ngột gần đây của xuâ't khẩu một cách tương đối so với nhập khẩu đều là những

Trang 18

diễn biến rất quan trọng đôĩ với nền kinh tế Mỹ Vào khoảng năm 1980, hầu như không một cuộc thảo luận nào về chính sách kinh tế trong nước - dù là các vấn đê về chống độc quyền, điều tiết, thuế khóa, hay về lao động, lại có thê bỏ qua vai trò của thương mại quốc tế Kế từ năm 1980, khoang cách giữa nhập khẩu và xuất khấu đã trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng nhất của cuộc tranh luận về kinh tế Mỹ.Nếu như kinh tế học quốc tế đã trở nên quan trọng đối với Mỹ, thì nó thậm chí còn quan trọng hơn đối với các nước khác Biểu đồ 1-2 cho thấy phần nhập khẩu và xuất khẩu trong GNP của một số nước tiêu biêu Hoa kỳ do có ưu th ế

về bề rộng lãnh thổ và sự đa dạng của nguồn tài nguvên, trên thực tế ít phụ thuộc vào thương mại quốc tế hơn so vđi hầu hết các nước khác trên thế giới

B iểu đồ 1-1 Xuất khẩu và nhập khẩu tính theo phần

trăm trong thu nhập quốc dân Mỹ

Từ nhưng năm 1960 đến 1980, tỷ lệ phần trăm của cả xuất khẩu

và nhập khẩu trong thu nhập quốc dân Mỹ đêu tăng Kể từ 1980,

xuất khẩu đá có những dao động mạnh.

Xuất khẩu, nhập khẩu

(phần trăm của thu nhập quốc dàn)

Trang 19

B iểu đồ 1-2 Phần trăm của xuất khẩu và nhập khẩu

trong thu nhập quốc dan năm 1985

Thương mại quốc tế thậm chí quan trọng đối với hầu hết các nước khác hơn là đối với Mỹ.

Xuăt khíiu, nhập khấu

(phần trăm của thu nhập quốc dan)

r I Xuất khẩu Wẵ Nhập kháu

Đhu đổ có nghĩa là kinh tế học quốc tế thậm chí còn quan trong đối với phần còn lại của thế giới hơn là đối với Mỹ.Cuốn sách này giới thiệu những khái niệm và phương pháp chi yếu của kinh tế học quốc tế và minh họa chúng bằng

n h ĩn g ứng dụng rút ra từ thế giới hiện thực Một phần của

CLÜ11 sách được dành cho những lý thuyết có từ trước đây

cm kinh tế học quốc tế; thuyết thương mại của David Ricardo

ở thế kỷ XIX và thậm chí sự phân tích về tiền tệ quốc tế trtóc đó nứa của David Hume vẫn cổ liên quan nhiều với thí giới hiện đại Đồng thời, chúng tôi cũng có nhứng c ố

gắìg đặc biệt đế cập nhật phép phân tích này Trong những

Trang 20

năm gần đây, với sự nổi lên c.ủa các vấn đề mới như kinh

tế chính trị của chính sách thương mại, chính sách thương mại chiến lược, việc xác định tỷ giá hối đoái, và sự phối hợp quốc tế vê các chính sách kinh tế vĩ mô, phạm vi của kinh

tế học quốc tế đang được mở rộng Chúng tòi cô gang giới thiệu nhứng ý tưởng chủ yếu của các cách tiếp cận mới này trong khi tiếp tục nhấn mạnh tính hữu dụng của nhứng tư tưởng cũ

KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ LÀ GÌ?

Kinh tế học quốc tế sử dụng nhửng phương pháp phân tích cơ bản như nhứng ngành khác của kinh tế học, bởi vì động cơ và hành vi của các cá nhân và các hãng trong thương mại quốc tế cũng giống như khi họ tiến hành giao dịch ở trong một nước Khi một chai rượu vang của Tây ban nha xuất hiện trên bàn ăn ở Luân đôn, thì trình tự các sự kiện đưa nó đến đấy không khác nhiều với tiến trình đưa được một chai rượu của Caliphoócnia đến bàn ăn ở Niu Oóc; và quáng đường mà chai rượu đi qua ở trường hợp một lại ngấn hơn nhiều so với trường hợp hai trên đây Thế nhưng, kinh

tế học quốc tế có liên quan đến những quan tâm mới và khác hơn, bởi vì buôn bán và đầu tư quốc tế diễn ra giữa các quốc gia độc lập Tây ban nha và Vương quốc Anh là hai quốc gia độc lập, còn Caliphoócnia và Niu Oóc lại không phải Nhửng chuyến hàng rượu vang của Tây ban nha đưa sang Vương quốc Anh có thê bị cản trở nêu như Chính phu Anh đặt ra hạn ngạch nhập khâu; hay rượu vang của Táy ban nha bỗng chô'c trở thành rẻ hơn đối với nhũng người uống rượu ở Anh nếu như giá trị ngoại hối của đồng tiền Tây ban nha (pêsêta) giảm xuống so với đồng bảng của Anh Cả hai sự kiện đó đầu không thế xảy ra ở nội bộ nưức Mỹ, nơi mà hiến pháp cấm nhứng hạn chế đối vđi việc buôn bán giữa các bang và chi C.Ó một đông tiền duy nhất

Như vậy, nội dung của kinh tế học quốc tế bao gồm nhứng vấn đê nảy sinh từ khó khăn đặc biệt trong môi quan hệ

Trang 21

kinh tế giứa các quốc gia có chủ quyền Có bảy chủ dề được trỏ đi trở lại trong nội dung cuốn sách: những cái lợi thu được từ thương mại, mô thức thương mại, chủ nghĩa bảo hộ, cán cân thanh toán, xác định tỷ giá hối đoái, sự phối hợp chính sách trên phạm vi quốc tế, và thị trường vốn quốc tế.

N hữ ng cái lợi thu dược từ thương mại

Mọi người đều biết rằng một số hoạt động buôn bán quốc

tế là có lợi; không ai lại gợi ý Nauy nên trồng cam cho riêng ' mình Tuy nhiên, nhiều người hoài nghi về nhứng cái lợi khi buen bán những hàng hóa mà một nước có thế sản xuất được cho mình Phải chăng, người Mỹ nên mua hàng hóa của Mỹ khi mà điều đó có thế để giúp duy trì công ãn việc làm ở Mỹ? Có lẽ nội dung quan trọng nhất của kinh tế học quốc

tế là tư tưởng cho rằng có những thu được từ thương mại - đó là, khi các nước trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho

nhau, gần như luôn luôn họ đều có lợi Phạm vi bối cảnh

mà theo đó buôn bán quốc tê' là có lợi rộng hơn nhiều sovới cái mà hầu hết mọi người đánh giá Chẳng hạn, nhiềunhà kinh doanh của Mỹ lo ngại rằng nếu như năng suất của

N hít cao hơn của Mỹ, buôn bán với Nhật sẽ phá hoại nền kinh tế Mỹ bởi vì không có ngành công nghiệp nào của Mỹ

có thể cạnh tranh lại được Các nhà lãnh đạo công đoàn của

Mỹ tuyên bô' rằng Hoa kỳ bị tổn thương vì đã buôn bẩn với các nước kém phát triển hơn, những nước vốn có các ngành công nghiệp kém hiệu qua hơn của Mỹ nhưng đôi khi có thế bái vđi giá thấp hơn so với các nhà sản xuất ở Mỹ bởi vì

họ trả lương công nhân thấp hơn nhiều Tuy nhiên, mô hình đầu tiên về thương mại trong cuốn sách này (chương 2) chứng mirh rằng hai nước có thế tiến hành buôn bán có lợi cho

cả hai kế cả khi một bên có hiệu quả sản xuất tất cả mọi

thú cao hơn bên kia và những nhà sản xuất ở nưđc có nền

kim tê' kém hiệu quả hơn chi có thể cạnh tranh bằng cách trả lương thấp hơn Buôn bán đem lại nguồn lợi thông qua việ< cho phép các nước xuất khẩu những hàng hóa mà quá

Trang 22

trìn h sản xuất, xét về tương đối, sử dụng nhiều nguồn lực sẩn có dồi dào ở trong nước, trong khi nhập khấu những hàng hóa mà quá trình sản xuất đòi hỏi phái sử dụng nhiêu nguồn lực ở trong nước khan hiếm (chương 4) Thương mại quốc

tế cũng cho phép các nước đi vào chuyên môn hóa sản xuất

ở phạm vi hẹp hơn các mặt hàng, cho phép họ đạt được hiệuquả cao hơn khi sản xuất theo quy mô lớn (chương 6) Nhứngcái lợi này không chi giới hạn ở việc trao đôi các hàng hóa hữu hình: di cư quốc tế, vay và cho vay quốc tế cũng là những hình thức mậu dịch cùng có lợi; loại thứ nhất là sự trao đổi lao động lấy hàng hóa và dịch vụ; loại thú' hai là sự trao dổi hàng hóa hiện tại lấy lời hứa trả lại hàng trong tương lai (chương 7) Cuối cùng, sự trao đổi quốc tế vê những tài sản có độ rủi ro cao như cổ phiếu, trái phiếu có th ể có lợi cho tất cả các nước bằng cách cho phép mỗi nước iđa dạng hóa của cải của mình và giảm bớt sự biến động vê th u nhập (chương 20) Nhứng hình thức buôn bán vô hình nảy cũng đem lại nhứng món lợi thực sự như việc đem hoa quả tươi

từ Mỹ Lutinh sang bán trong các chợ ở Tôrôntô (Caniađal vào tháng Hai

Mô th ứ c thương mại

Các nhà kinh tê học không thế bàn vê tác dộng của thươngmại quốc tế hoặc khuyến nghị với sự tự tin nhứng íthay đốitrong chính sách của chính phủ đối với thương mại trừ khi

họ biết rằng lý thuyết của họ đú tốt dế giải thích được quan

hệ thương mại quốc tế mà t.hưc tế chúng ta thấy Do vậy, các cố gắng đế giải thích mô thức thương mại quốc tế - ai bán cái gì cho ai - đá và đang là mối quan tâm chính của các nhà kinh tế học quốc tế

Người ta có thê dễ dàng hiểu được một số khía cạnh của

mô thức thương mại Khí hậu và tài nguyên giải thích rõ

ràng tại sao Braxin xuất khẩu cà phê và Arập Xêuđích xuất khẩu dầu lửa Tuy nhiên, nhiều khía cạnh của mô thức thương mại lại khó nhận biết hơn Tại sao Nhật bản lại xuất khẩu

Trang 23

ôtô, trong khi Hoa kỳ lại xuất khẩu máy bay? Vào đầu thế

ky XIX, nhà kinh tế học người Anh Davìd Ricardo đã đưa

ra một cách giai thích thương mại bằng sự khác biệt quốc

tế về năng suất lao động Và cách giải thích đó vẫn còn có sức thuyết phục lớn (chương 2) Tuy nhiên, bưđc vào thế kỷ XX,

có những cách giải thích khác được đưa ra Một trong những quan điếm có ảnh hương nhất, nhưng vẫn còn gây tranh cải, nêu lên sự gắn bó giửa những mô thức thương mại với mối tác động qua lại của một bên là sự cung ứng tương đối các nguồn lực quốc gia như vốn, lao động và đâ't đai, và bên kia

là việc sử dụng tương đối các yếu tố đó vào quá trình sản xuất nhứng hàng hóa khác nhau Chúng tôi trình bày lý thuyết này trong chương 4 Những cố gắng gần đây đế kiểm nghiệm tác động của lý thuyết trên, tuy nhiên, cho thấy rằng nó ít

có hiệu lực hơn là người ta đã nghĩ trước đây Gần đây hơn nứa, một số nhà kinh tế hục quốc tế đã đề xuất những lý thuyết gợi cho thây có một bộ phận ngẫu nhiên đáng kê trong

mô thức thương mại quốc tế Những lý thuyết này được trin h bày trong chương 6

Chủ nghĩa bảo hộ

Nếu như tư tương về cái lợi thu được từ thương mại là khái niệm lý thuyết quan trọng nhất trong kinh tế học quốc

tế, thì trận chiến dường như vĩnh cửu giứa tự do buôn bán

và bảo hộ mậu dịch lại là một chủ đê chính sách quan trọng nhất của nó Từ khi xuất hiện những quốc gia - dân tộc hiện đại vào th ế ký XVI, các chính phii dã lo ngại vê tác độngcủa cạnh tranh quốc tế đối với sự phồn thịnh của các ngànhcông nghiệp trong nước và đã tìm cách che chở chúng thoát khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài băng cách hạn chế nhập khẩu hoặc giúp chúng cạnh tranh trên trường quốc tế bằng cách trợ cấp xuất khẩu Sứ mệnh bền bi nhất quán của kinh

tế học quốc tế là phân tích nhửng tác động của cái gọi làchính sách bảo hộ mậu dịch - thường chỉ trích chủ nghĩatảo hộ và cho thây nhứng ưu thế của sự buôn bán quốc tế

tự do hơn

Trang 24

Vấn đề bảo hộ đặc biệt dễ gây nên sự xúc động cở M ỹ'

do tác động của những xu hướng đã minh họa trong biếu dcô 1-1

Kế từ Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa kỳ chủ trương thoO) đuổi mậu dịch tự do trong hên kinh tế th ế giới, coi th ư ơ n g í mại quốc tế là một lực lượng thúc đẩy sự phồn vinh vẳ hòai bình trên th ế giới Tuy nhiên, trong khoảng thời giain từ ' 1965-1980, do vai trò của mậu dịch quốc tế ngày cànịg lớn đối với hên kinh tế Mỹ, nhiều ngành công nghiệp thấy rằng lần đầu tiên họ phải đối phó với sự cạnh tranh của các công

ty nước ngoài ngay ở thị trường trong nước Một số cảm thấy rằng họ không thế đương đầu được với sự cạnh tranhi ghê gđm của nước ngoài và đã kêu gọi bảo hộ Trong những năm

1970, những yêu cầu đó bị các ngành công nghiệp khác đang được lợi nhờ doanh số xuất khẩu tăng lên của Mỹ chốnịg lại Nhưng đến những năm 1980, khi xuất khẩu giảm sút, (Chiều hưđng tâm lý của Quốc hội Mỹ ngả sang chủ nghĩa bả(0 hộ Chính quyền Rigân (Reagan) đã cự lại sức ép chính trị nàv, nhưng vẫn phải đưa ra một loạt nhượng bộ như giới hạn nhập khẩu ôtô của Nhật, thép của châu Âu, gỗ xẻ của Canađía, và nhiều hàng hóa khác Gần đây, năm 1988, quốc hội đã thông qua Luật "cạnh tranh và thương mại nhiều mục đích" (Ommibus Trade and Competitiveness Act), vì vậy đã xiết chặt thêm chính sách thương mại của Mỹ Mặc dù sự chống đối lại chủ ìnghía bảo hộ của hầu hết các nhà kinh tế học quốc tế mạnlh mẽ hơn bao giờ hết, dường như đang xuất hiện một khả năng thực tế là trong vài năm tới, Hoa kỳ sẽ từ bỏ cam ktết từ bốn thập kỷ nay đối với nguyên tác tự do mậu dịch

Phù hợp với tầm quan trọng có tính lịch sứ và sựr xác đáng hiện tại của vấn dê bảo hộ, khoảng 1/4 quyến sáchi này được dành cho chủ dê đó Qua nhiều năm, các nhà kinih tà học quốc tế đã phát triển cơ cấu phân tích - tuy đơn giản nhưng rất có hiệu quả - để xác định tác động của các c:hính sách gây ảnh hưởng đến thương mại quốc tế do các C’.h i n h

phủ đưa ra Cơ cấu phân tích này không nhứng giúp dự đoán được tác động của chính sách thương mại, mà còn cho phép phân tích lợi - hại và xác định tiêu chuẩn đế quyết định khi nào thì sự can thiệp của chính phủ có lợi cho nên kinh

Trang 25

tế Chúng tôi trình bày cơ cấu này trong chương 8 và 9, và

sử dụng nó đế bàn vê một số vấn đề chính sách trong hai chương trên và hai chương tiếp theo

Tuy nhiên, trong thế giới thực, các chính phủ không nhất thiết phài làm nhứng gì mà sự phân tích lợi - hại của các nhà kinh tế học nêu ra Điều đó không có nghĩa rằng phương pháp phân tích đó là vô dụng Sự phân tích kinh tế có thế giúp hiếu được ý nghĩa chính trị của các chính sách thương mại, bằng cách cho biết ai được lợi và ai bị thiệt hại do những hành động của chính phủ như định hạn ngạch nhập khẩu

và trợ cấp xuất khẩu Cô't lõi của cách phân tích này là ở

chỗ những xung đột về lợi ích trong nội bộ các quốc gia thường

quan trọng hơn xung đột lợi ích các quốc gia khi xácđịnh chính sách thương mại Chương 3 và 4 cho thấy rằng buôn bán quô'c tế thường có tác động mạnh đến sự phân phối thu nhập trong nội bộ các quốc gia, trong khi chương 9, 10

và 11 cho thấy rằng thế lực tương đối của các nhóm lợi ích khác nhau trong nội bộ các nưđc, chứ không hẳn lợi ích quốc gia nói chung, thường là yếu tố quyết định chính trong các chính sách thương mại quốc tế của các chính phủ

Cán cân th an h toán

Năm 1987 cả Nhật và Braxin đều đạt thặng dư thương mại lớn - đó là do mỗi nước đã bán hàng ra thế giới nhiềuhơn là mua vào Sô' dư 96 tỷ đôla của Nhật đá gây ra nhứnglời kêu ca từ nhiều nước khác rằng Nhật bản được lợi trước

sự thiệt hại của họ; Braxin có thặng dư 12 tỷ đôla (một con

số khá lớn so với thu nhập quốc dân của đất nước) và điều

đó đã làm cho người Braxin phàn nàn rằng họ bị đối xử không

công bằng Vậy thì khi một nước có số dư hoặc thâm hụt thương mại nghĩa là thế nào? Đế hiểu được những con số như thâm hụt thương mại, cần phải đặt chúng trong khung cảnh rộng hơn của toàn bộ giao dịch quốc tế của một quốc gia.Bán ghi chép những giao dịch của một nước với phần còn lại của th ế giới được gọi là cán cân thanh toán Việc

lý giải cán cân thanh toán quô'c tế, và xác định tầm quantrọrig của nó là một đê tài chính trong kinh tế học quốc

Trang 26

tế Nó nổi lên trong nhiêu khung cảnh cụ thế khác tứhau: khi bàn về sự lưu chuyến vốn quốc tế (chương 7), khỉ g!ắn những giao dịch quốc tế với hạch toán thu nhập quốc' d;ân (chương 12), và khi bàn đến hâu hết các khía cạnh chiímh sách tiền tệ quốc tế (chương 16 đến 21) Cũng giống mlhư vấn đê bảo hộ mậu dịch, cán cân thanh toán đã trở tháành một vấn đê trung tâm đôi với Mỹ bởi vì từ năm 1982 hau như năm nào Mỹ cũng bị thâm hụt thương mại.

Xác d in h tỷ giá hối đoái

Vào tháng 2-1985, một đôla Mỹ bán trên thị trường qjuô'c

tế đổi được 260 yên Nhật bản; vào tháng 1-1988, một cđôla chi bằng có 123 yên Sự thay đối này có những tác đlộng vượt xa khỏi th ị trường tài chính Vào tháng 2-1985, trrung binh một nguời công nhân Nhật trong ngành chế tạo đtượe trả số lương bằng đồng yến - chuyển đổi sang đôla theo) tỷ giá hối đoái lúc đó - chi bằng 1/2 số lương trung bình của một công nhân Mỹ trong ngành đó Ba năm sau, tiền lưíơng của người N hật đã gần bằng tiền lương của người Mỹ Do lợi th ế về chi phí lao động của Nhật so với Mỹ không 11

nứa, và đứng trước sự cạnh tranh từ những nước và liãnh thổ có tiền công thấp như Hàn Quốc, Đài Loan, các nhà sản xuất N hật bản lúc dầu buộc phải sa thải công nhân - vsà vì

th ế đã đây tỷ lệ th ất nghiệp lên mức cao nhất kế từ nhiững năm 1950; sau đó họ bắt đầu đầu tư rất nhiều đê có đlược những cơ sơ sán xuất ở các nước khác - đặc biệt là ờ ]Mỹ.Một trong nhứng khác biệt chủ yếu giứa kinh tế học qjuô'c

tế và các lĩnh vực khác của kinh tế học là mỗi nước có đlông tiền riêng của mình Thông thường có thế chuyến đôi từ jmột dồng tiền này sang một đông tiên khác (mặc dù điều đóó là bất hợp pháp ở một số nước), nhưng như trường hợp tỷ giá hối đoái giữa đồng yên và đồng đôla cho thấy, giá cả tương đôi cùa các đồng tiền có thế thay đối theo thời gian, đôi khi rất nhainh

Vì nhứng lý do lịch sử, việc nghiên cứu cách xác đtịrh

tỷ giá hối đoái Tà một bộ phận tương đối mới của kinhi học quô'c tế Trong hầu hết thế kỷ trưđc, tỷ giá hối đoáii do các chính phủ định ra thay vì do thị trường xác định Trươc

Trang 27

Chiai tranh thê' giới thứ nhất, giá trị của những đồng tiên chủ yếu trên th ế giđi được cô định theo vàng; sau Chiến tranhthế giới thứ hai, trong độ vài chục năm, giá trị của hầu hếtcác đồng tiền được cố định theo đồng đôla Mỹ Việc phân tícl các hệ thông tiền tệ quô'c tế trong đó tỷ giá hô'i đoáiđượ; ấn định tiếp tục là một chủ đê quan trọng, đặc biệt

do /iệc quay trở lại tỷ giá cố định trong tương lai vẫn còn

là nột khả năng thực tế Chương 17 và 18 được dành cho

sự hoạt động của các hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, và chtơng 19 dành cho sự tranh luận xem hệ thống nào tốt hơn Tui nhiên, hiện nay một số những tỷ giá hối doái quan trọng nhít trên thế giới biến động từng phút và vai trò của việc

th a ' dồi tỷ giá hối đoái vẫn còn giứ vị trí trung tâm trong kim tế học quốc tế Từ chương 13 đến chương 16 tập tru n g vào lý thuyết hiện đại về tỷ giá hối đoái thả nổi

S ự phối hựp ch ín h sách trên phạm vi quốc tế

Nen kinh tế quốc tế là tập hợp các quốc gia có chủ quyền,

và nỗi nước đều tự do lựa chọn chính sách kinh tế cho riêng nùih Điều không may là trong một nền kinh tế th ế giới thống nhít, chính sách kinh tế của một nước thường gây ảnh hưởng tói các nước khác Khi Cộng hòa liên bang Đức tăng thuế

và lãi suất vào năm 1981, tất cả châu Âu đi vào suy thoái; khi Hoa kỳ đánh thuế vào gỗ xẻ nhập từ Canada năm 1986, ngàìh công nghiệp xẻ gỗ của Canada gặp phải khủng hoảng

N bĩng khác biệt về mục đích giứa các nước thường dẫn đến

sự xung đột lợi ích Ngay cả khi các nước có những mục tiiêĩ như nhau, họ vẫn có thế chịu sự mất mát, th iệt hại nún như không phôi hợp dược với nhau về chính sách Một vấr cìê cơ bản trong kinh tế học quốc tế là làm th ế nào đê

dư, la được mức độ hòa hợp có thê chấp nhận giứa các nước

V'ê chính sách thương mại và tiên tệ quốc tế mà không cần

C'ó một chính phủ bao trùm trên thế giđi để chỉ thị cho các niưíc phải làm gì

Trong 40 năm qua, chính sách thương mại quôc tế của

C:á( quốc gia chịu sự chi phối bởi hiệp ước quốc tế - Hiệp đlịih chung về thuế quan và thương mại (GATT) - và hàng

Trang 28

loạt các cuộc hội đàm quốc tê lôi kéo hàng chục nưđc tham gia dã được tô chức Chúng tôi bàn đến những lý do cơ bản

đế hệ thống này tôn tại trong chương 9 và xem xét liệu những luật chơi hiện hành về thương mại quô'c tế trong nền kinh

tế th ế giới có thế và có nên tồn tại hay không

Trong khi sự phối hợp chính sách thương mại quốc tế là một truyền thông đã có từ làu, sự phối hợp chính sách kinh tế

vĩ mô trên phạm vi quốc tế là một vấn đê mới mẻ và bát định hơn Chỉ từ vài năm gần đây các nhà kinh tế học mới diễn giải được tường tận trường hợp cần có sự phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô Tuy nhiên, nhứng cô' gắng đế phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô đang diễn ra với nhịp độ ngày càng tăng trong thế giới hiện thực Lý thuyết về phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô trên phạm vi quốc tế và những kinh nghiệm

rú t ra được xem xét trong các chương 18 và 19

Thị trư ờng vốn quốc tế

Trong những năm 1970, ngân hàng ở các nước công nghiệp phát triển đã cho các công ty và chính phủ ở những nước nghèo hơn, đặc biệt là Mỹ Latinh, vay hàng chục tỷ đô la Năm

1982, Mêhicô tuyên bố không thế trả nợ được nếu như khôr.g

có nhứng dàn xếp đặc biệt cho phép họ hoãn trả nợ và vsy lại một phần tiền lái phải trả; ngay sau đó, Braxin, Áchientitia

và một số nước nhỏ hơn cúng ở trong tình trạng n h ư vậy Trong khi sự phôi hợp các cố gắng của các ngân hàng, ch ín h phủ

và các nước đã giúp tránh được cuộc khủng hoảng tài chính

th ế giới trong năm 1982, nhứng khó khăn về nơ của các nưcc chậm phát triển vẫn ở trong tình trạng khủng hoảng định kỳ cho đến năm 1990 Vấn đê nợ đã thu hút sự chú ý của dư luận

vê tầm quan trọng đang tăng lên của thị trường vốn quốc tí.Trong bất kỳ một nền kinh tế phức tạp nào đêu có mốt thị trường vốn rộng lớn: một tập hợp các dàn xếp mà thôrg qua đó các cá nhân và hãng đổi tiền ngày hôm nay lấy hi hứa trả lại trong tương lai Tâm quan trọng tăng lên của thươig mại quốc tế kế từ những năm 1960 đi kèm với sự phát, triển

Trang 29

của th ị trường vốn quô'c tế, thị trường này gắn kết thị trường

vốn của từng nước riêng rẽ lại với nhau Vì vậy, trong những năm 1970, các nước Trung Đông giàu có về dầu lửa đả gửi nguồn thu nhập có từ dầu lửa vào các ngân hàng ở Luân đôn hay Niu Oóc, và những ngân hàng này dùng khoản tiền đó

cho chính phủ và các công ty ở châu A và Mỹ Latinh vay Trong

những năm 1980, Nhật đã dùng phần lớn số tiền họ thu được nhờ xuất khẩu tăng vọt đế dầu tư vào Mỹ, kể cả việc th iết lập

ngày càng nhiều các chi nhánh của các công ty N hật ở Mỹ.

Thị trường vốn quốc tế khác với thị trường vốn trong nước trên nhiều khía cạnh quan trọng Thị trường vốn quốc

tế phải đối phó với những luật lệ đặc biệt do nhiều nước

áp đặt lên đầu tư nước ngoài; đôi khi nó cũng có những cơ hội để lẩn trán h được các quy định áp đặt lên thị trường vốn trong nước Kế từ những năm 1960, đã nổi lên những thị trường vốn quốc tế khổng lồ, nổi bật nhất là thị trường đôla châu Âu ở Luân đôn, trong đó hàng tỷ đôla được trao đổi hàng ngày mà không có liên quan gì đến Hoa kỳ

Các thị trường vốn quốc tế cũng có một số rủi ro đặc biệt Một rủi ro trong số đó là sự biến động của dông tiền:nếu như đôla đột nhiên hạ giá so với đồng yên của Nhật,các nhà đầu tư N hật mua trái phiếu Mỹ sẽ chịu mất mát

về vốn (như nhiều người đã bị năm 1985-1988) Một rủi ro khác là sự vỡ nợ quốc gia: một nước có thể từ chô'i khôngtrả các khoản nợ của mình (có thế là do họ không thế trảđược) và có thê không có cách nào hứu hiệu đê đưa nước vỡ

nợ đó ra tòa Điều này vẫn là một khả năng thực tế đối với các nước Mỹ Latinh; nếu như tâ't cả các nước này dêu từ chói trả nợ, các ngân hàng lớn của Mỹ sẽ bị thiệt hại nặng nề.Tâm quan trọng ngày càng tăng của các thị trường vốn qucc tế, và những vấn dê mới nảy sinh từ các thị trường nà) đòi hỏi phải quan tâm hơn bao giờ hết Cuốn sách này dàr.h hai chương cho nhứng vấn đề nảy sinh từ các thị trường vốn quốc tế: một chương về sự hoạt động của các thị trường tài sản toàn cầu (chương 20) và một chương về vấn dê nợ qucc tế (chương 21)

Trang 30

KINH TẾ HỌC QUỐC TỂ: THƯƠNG MẠI VÀ TIÊN TỆ

Kinh tế học quốc tế có thế chia làm hai lĩnh vực lớn:

tập trung phân tích chủ yếu nhứng giao dịch thực trong

nền kinh tê' quốc tế Đó là nhứng giao dịch có liên quan đến

sự lưu chuyển vật chất của các hàng hóa hoặc sự di chuyển

hữu hình về các nguồn lực kinh tế Lĩnh vực tiền tệ quốc

tế tập trung vào khía cạnh tiên tệ của nên kinh tế quốc tế

Đó là những giao dịch tài chính như việc mua đôla Mv của

người nưđc ngoài Một ví dụ về vấn dề thương mại quốc tế

là sự xung đột giữa Mỹ và châu Au vê việc châu Au trợ cấp

• xuất khẩu cho hàng nông sản; một ví dụ về vấn đề tiền tệ

quốc tế là sự tranh cãi về việc nên để giá trị ngoại hối của

đôla thả nổi tự do hay cần phải được giữ ốn định thông qua

sự can thiệp của chính phủ

Trong th ế giới thực không có sự phân cách đơn giản giứa

các vấn dề thương mại và tiền tệ Hầu hết buôn bán quô'c

tế đêu kéo theo các giao dịch tien tệ; trong khi đó - như

đã nêu trong ví dụ ở chương này, rất nhiêu sự kiện liên quan

đến tiền tệ đều có tác động đến thương mại Tuy vậy,, việc

phân biệt giữa thương mại quốc tế và tiền tệ quốc tê rất

có ích Nửa đầu của cuốn sách bao gồm những vấn cìê vê

thương mại quốc tế Phần một (từ chương 2 đến chươmg 7)

trìn h bày lý thuyết phân tích về thương mại quốc tế, và phân

hai (từ chương 8 dấn chương 11) áp dụng lý thuyết thương

mại đế phân tích chính sách thương mại của các chính phủ

Nửa cuối cuô'n sách dành cho những vấn đê về tiền tệ quô'c

tế Phần ba (từ chương 12 đến chương 17) trình bày lý thuyết

vê tiền tệ quốc tế, và phần bốn (từ chương 18 đến chương 21)

áp dụng lý thuyết đó để phân tích chính sách tiên tệ quiốc tế

Trang 31

Phần môt

LÝ THUYẾT

VE THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Trang 32

họ bằng cách đạt tới một sự dàn xếp theo đó mỗi nước sẽ làm nhứng gì mà xét một cách tương đối nước đó làm tốt hơn Thứ hai, các nước tiến hàhh buôn bán với nhau để đạt được lợi thế nhờ quy mô sản xuất Điều đó có nghĩa là, nếu như mỗi nước đi vào chuyên môn hóa, ở một số loại hàng hóa, nó có thể sản xuất mỗi loại hàng này ở quy mô lớn hơn

và do đó có hiệu quả hơn là trong trường hợp nước đó sảnxuất tất cả mọi thứ Trong thế giới hiện thực, những môthức thương mại quốc tế phản ánh sự tác động qua lại của

cả hai động cơ trên Tuy nhiên, bước đi đâu tiên đến chỗhiểu được nguyên nhân và tác động của thương mại, là cần phải xem xét nhứng mô hình đã được đơn giản hóa trong

đó chỉ có một trong những động cơ trên được thể hiện.Bôn chương tới sẽ trình bày những công cụ giúp chúng

ta hiểu được vâ'n đề sự khác' biệt giữa các nước đưa đến quan

hệ thương mại với nhau như thế nào, và tại sao việc buôn bán đó là cùng có lợi Khái niệm cơ bản nhất trong cách phân tc h này là lợi th ế so sánh.

Mặ: dù lợi thế so sánh là một khái niệm đơn giản, nó

có thế gây ra nhầm lẫn nếu như được phát biểu dưới dạng

Trang 33

trừu tượng Cách tô't nhất đế nắm được khái niệm này m ột cách đúng đắn là khảo sát một loạt các ví dụ và mô h ìn h chứng minh nó Chương này cung cấp những ví dụ trong đólợi th ế so sánh là kết quả duy nhất của nhứng khác biệtquốc tế về năng suất lao động Một mô hình về lợi thế so sánh dựa trên nhứng khác biệt trong năng suất lao động lần đầu tiên được nhà kinh tế học David Ricardo1 đưa ra vào

đâu th ế kỷ XIX, và vì thế được gọi là M ô h ìn h R ic a r d o

Chương này bắt đầu bằng việc xem xét một mô hình Ricardo đơn giản của hên kinh tế không có buôn bán với phần còn lại của thế giới Sau đó chúng ta sẽ thấy điều gì xảy ra khi hai hên kinh tế như vậy được phép buôn bán với nhau Phần cuối áp dụng kết quả của sự phân tích này vào một số vấn

đê chính sách thường có sự hiếu sai Cuối cùng, chúng tôi

có một số mở rộng đối với mô hình cơ bản

NỀN KINH TẾ CÓ MỘT YỂU T ố SAN XUẤT

Đế thấy vai trò của lợi thế so sánh trong việc quyết định

mô thức thương mại quốc tế, háy hình dung rằng chúng ta đang xem xét một hên kinh tế - mà chúng ta gọi là Nội địa - chỉ có một yếu tô' sản xuất (Chúng tôi sẽ mở rộng sự phân tích sang những mô hình có nhiều yếu tố sản xuất hơn ở các chương sau) Đồng thời, chúng ta cũng hình dung rằng chỉ có hai loại hàng là rượu vang và phomát được sản xuất

Kỹ thuật của hên kinh tế Nội địa có thế được tóm tắt bằng năng suât lao động trong từng ngành công nghiệp Sễ th u ận tiện hơn nếu chúng ta biếu thị năng suất lao động dưới dạng

yêu cầu la o đ ộ n g t h e o đ ơ n v ị s ả n p h ẩ m , tức là số giờ lao động cần thiết để sản xuâ't được một pao phomát và một

1 Sách tham khảo có tính chất kinh điển là cuốn: David Ricardo,

T h e P r i n c i p ỉ e s o f P o ỉ i t i c a ì E c o n o m y a n d T a x a t i o n, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1817.

* Một pao tương đương 0.454kg (N.D).

Trang 34

galông rượu vang Đế tiện theo dõi, hãy đặt ký hiệu

° L C là những yêu câu lao động theo đơn vị sản phẩm khi

sản xuất rượu vang và phomát Đồng thời toàn bộ nguồn lực

của nền kinh tế có thế ký hiệu là L - tổng cung về lao động

K hả n ă n g s ả n x u ấ t

Mọi liên kinh tế đêu chỉ có những nguồn lực hạn chế,

do đó có những giới hạn về năng lực sản xuất, và luôn luôn

có sự bù trừ; đế sản xuất một mặt hàng nhiêu hơn, nên kinh

tế phải hy sinh một phần việc sản xuất một mặt hàng khác

Điều này được minh họa sinh động bằng đ ư ờ n g g iớ i h ạ n

k h ả n ă n g s ả n x u ấ t (đường thẳng PF trong biểu đồ 2-1);

đường này cho thấy lượng rượu nhiêu nhất có thế sản xuất

được khi có quyết định sản xuất một khối lượng nhất định

phomát, và ngược lại

Khi chỉ có một yếu tô' sản xuất, đường giới hạn khả

năng sản xuất của một nên kinh tế sẽ đơn giản là một đường

thằng Chúng ta có thê thu được đường đó bằng cách sau:

gia thiết Qw là lượng sản xuất và Qc là lượng phomát sản

xuất trong hên kinh tế nêu trên Do đó lao động dùng đế sản

xuất rượu sẽ là Qw lao động dùng đế sản xuất phomát

sẽ là Q q.Đường giới hạn khả năng sản xuất được xác địịuh bằng giới hạn của nên kinh tế về nguồn lực - trong

trơờrg-hợp này là lao động Tông cung về lao động của hên

kiinh tê là L Giới hạn về sản xuất được xác định bằng bất

đẳng thức:

aL C -Q c + °LW-Q w (2.1)Khi đường giới hạn khá năng sản xuất là một đường thẳng,

thù chi p h í cư h ò i (opportunity cost) của phomát tính theo

ruíựu vang không đôi Chi phí cơ hội nẩy là số galông rượu *

* Một galông tương đương 4,5 lít (N.D).

Trang 35

vang mà nền kinh tế phải từ bỏ đế sản xuất thêm một pao

phomát Trong trường hợp này, đê sản xuất thêm niột pao

phomát cần (lỵ c giờ lao dộng Mỗi một giờ lao động này có

thể lần lượt được sử dụng đê sản xuất ra 1 galông rượu

vang Vì vậy chi phí cơ hội của phomát tính theo rượu vang

là aLC / aL W -Lon sâ này bằng số âm của độ dô'c của đường

giới hạn khả năng sản xuất - mà chính nó lại bằng yêu cầu

lao động theo đơn vị sản phẩm của phomát giờ trê ru một

pao) so với của rượu vang (°LW giờ trên một galôngh

G iá c ả tư ơ n g đ ố i v à s ự c u n g ứ n g

Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa các tố hợp

khác nhau về các hàng hóa mà một nền kinh tê sản

xuất Tuy nhiên, đế xác định được nền kinh tế trêni thực

tế sẽ sản xuất cái gì, chúng ta cân phải xem xét giá (C;ả Cụ

thể hơn, chúng ta cần hải biết giá tương đối của h;ai loại

hàng trong hên kinh tế, đó là, giá của mặt hàng này tính

theo mặt hàng kia

Trong nền kinh tế cạnh tranh, cố gắng của pác cá nhân

để đ ạ t được thu nhập tối đa sẽ quyết định sự cung ứng 'Trong

nền kirih tế đã được đơn giản hóa của chụng ta, do la<0 động

là yếu tố sản xuất duy nhất, việc cung ứng phomát v:àt rượu

vang sẽ được quyết định bằng sự di chuyến lao động tới «ngành

nào trả lương cao hơn

Hãy giả thiết Pc và p\v lần lượt là giá của phoimát và

rượu Phải mất aLC giờ lao động đế sản xuất một pao phomát;

bởi vì trong mô hình một yếu tô' sản xuất của chúng ta không

có lợi nhuận, nên mức lương một giờ trong ngành phomát

sẽ bằng giá trị của cái mà người công nhân có thê sản xuất

ra trong một giờ, Pc / a L C 'Vì phải mất a L W giờ la<0 động

để sản xuất một galông rượu vang, mức lương tín h theo giờ

trong ngành công nghiệp rượu cũng sẽ bằng P w / Lương

trong ngành phomát sẽ cao hơn nếu P q /P w > aic ¡ aLW va hrơng

trong ngành rượu sẽ cao hơn nếu Pc/Pw / Nhưng

Trang 36

mọi người sẽ muốn làm ở ngành nào trả lương cao hơn Nen

kinh tế do đó sẽ chuyên môn hóa ■ sản xuất phomát nếu

P ^P \V > ° L C ^ ° L W’ chuyên môn hóa sản xuất rượu vang

11GU Jpc/p yy < °L C ^a LW ' ^^^ khi nao PC!Pw bằng C 'CIL w ca

hai mặt hàng trên đêu sẽ đưực sản xuâ't

Y nghĩa của con số a LC^a L W là gì? Chúng ta vừa thấy

đó chính là chi phí cơ hội của phomát tính theo rượu Do

sản xuất phomát nếu giá tương đối của phomát cao hơn chi

p h í cơ hội của nó; và nên kinh tế sẽ chuyên môn hóa sản

xuất rượu vang nếu giá tương của phomát thấp hơn chi

p h í cơ hội của nó.

Khi không có thương mại quốc tế, nền kinh tế Nội địa

sẽ phải sản xuất cả hai mặt hàng trên Nhưng nó chỉ sản

xuất ca hai mặt hàng khi giá tương đối của phomát bằng với

chi phí cơ hội của nó Bơi vì chi phí cơ hội bằng với tỷ

lệ những yêu cầu lao động theo đơn vị sản phẩm của phomát

và rượu, chúng ta cổ thế tóm tắt bằng một lý thuyết giá trị

lao động đơn giản như sau: khi không có thương mại quốc

tế, giá cả tương đối của các hàng hóa phải bằng yêu cầu tương

đối về lao động theo đơn vị sản phẩm

THƯƠNG MẠI TRONG THỂ GIỚI CÓ MỘT YẾU T ố SẢN XUẤT

Việc miêu tả mô thức và tác động của thương mại giữa

hai nước khi mỗi nước chi có một yếu tố sản xuất, rất đơn

giản Thế nhưng ý nghĩa của sự phân tích này có thế gây

cho người ta ngạc nhiên, và trong thực tế nó dường như mâu

thuẫn với ý nghĩa thông thường của những ai chưa suy nghĩ

về thương mại quốc tế Thậm chí mô hình thương mại đơn

giản nhất này có thê cho chúng ta sự chi dẫn quan trọng

trước các vấn đề của thế giđi hiện thực, chẳng hạn như cái

gì sẽ cấu thành sự cạnh tranh quốc tế và trao đổi quốc tế

công bằng

Trang 37

Tuy nhiên, trước khi đi đến những vấn đê này, cho phép

chúng tôi trình bày mô hình Giả thiết có hai nước, m ột nước

chúng ta gọi là Nội địa, và nước kia là Nước ngoài Mỗi nước

'có một yếu tố sản xuất (lao động) và có thế sản xuất hai

loại hàng hóa, phomát và rượu vang Cũng như trước, chúng

ta đặt lực lượng lao động Nội địa là L và yêu cầu lao động

theo đơn vị sản phẩm đế sản xuất phomát là a^c và rượu

vang là aLW' Đối với Nước ngoài, chúng ta sẽ sử dụng ký hiệu thuận tiện trong suốt cuốn sách: khi chúng ta đê cập

đến một số khía cạnh của Nước ngoài, chúng ta sẽ dùng ký

hiệu giống như khi dùng cho Nội địa, nhưng thêm dấu sao

Vì vậy lực lượng lao động của Nước ngoài là L*\ yêtu cầu lao

động theo đơn vị sản phẩm để sản xuất phomát và rượu của

Nước ngoài lần lượt là a LC và a LW , V V

N hìn chung, yêu cầu lao động theo đơn vị sảm phẩm

có thế tuân theo bất kỳ hình mẫu nào Chẳng h ạ n , Nội

địa có th ể có năng suất kém Nước ngoài về sản xiuất rượu,

nhưng có năng suất cao hơn về phomát hoặc ngược lại ơ

thời điểm này, chúng ta cứ đưa ra một giả th iế t theo ý

Thể hiện bằng lời, chúng ta giả thiết rằng tỷ lệ giứa

yêu cầu lao động theo đơn vị sản phẩm của phomát và của

rượu vang ỏ Nội địa thấp hơn so với ở Nước ngoài Ngắn

gọn hơn, chúng ta có thể nói rằng năng suất lao động tương

đối trong ngành phomát của Nội địa cao hơn trong ngành

rượu vang Trong trường hợp này chúng ta nói rằng địa

có lợi th ế so sánh trong sản phomát Ý nghĩa của nó

sẽ trở nên rõ ràng ngay dưới đây

Trang 38

B iểu đồ 2-1 Đường giới hạn khả năng sản xuất Nội địa.

Đường PF cho thấy lượng phomát tốì đa có thể sản xuất được

ứng với một lượng rượu vang nhất định, và ngược lại

Sản xuất rượu vang

của Nội địa, Q w

Sủn xuất phomát của Nội địa,

Tuy nhiên, cần phải lưu ý ngay một điếm: định nghĩa

về lợi th ế so sánh liên quan đến cả bốn yêu cầu lao động theo đơn vị sản phẩm, chứ không chỉ hai Bạn có thê nghĩ rằng đế xác định ai sẽ sản xuất phomát thì tâ't cả nhứng

gì cần làm là so sánh yêu cầu lao động theo đơn vị sản phẩm

của hai nước trong ngành san xuất phomát, a^c và a Nếu

như aLC < a Lc , lao động Nội địa có hiệu quả cao hơn lao

dộng Nước ngoài trong việc sản xuất phomát Đây là tình trạng

mà Nội địa có lợi t h ế t u y ệ t đ ố i trong ngành sản xuất phomát Tuy nhiên, cái mà chúng ta sẽ thấy dưới đây là: chúng ta không thế xác định được mô thức thương mại khi chi dựa trên lợi th ế tuyệt đối Một trong những nguồn gây mắc lỗi

Trang 39

trong bàn luận về thương mại qucYc tế là nhầm lẫn gỉửa lợi thế tương đối và lợi thế tuyệt đôi.

Khi đã biết lực lượng lao động và yêu cầu lao động theo đơn vị sản phẩm của hai nước, chúng ta có thế vẽ đường giới hạn khả nàng sản xuất cho mỗi nước Chúng ta đă vẽ

đường đó cho Nội địa, đường PF trong biểu đồ 2-1 Đường

giới hạn khả năng sản xuất cho Nước ngoài được biểu thị

bằng đường p F trong biểu đồ 2-2 Dựa trên giả th iết của

chúng ta về yêu cầu tương đối về lao động, đường giíới hạn khả năng sản xuất của Nước ngoài dốc hơn so với của Nội địa

B iểu đồ 2-2 Đường giới hạn khả năng sản xuất của Nước

ngoài

Do yêu cầu tương đối ve lao động theo đơn vị sản phẩm của Nước ngoài trong ngành sản xuất phomát cao hơn của Nội địa., đường giới hcạn khả nàng sản xuất của Nước ngoài dốc hơn.

Sủn xuất rut.ru vang

của Nutrc ngoài,

ư/a* ì

LW

\

\

Sân xuất phomát

của Nước ngoài, Q('

Trang 40

Khi không có thương mại quốc tế, giá tương đối của phomát

và rượu vang ở mỗi nước sẽ được xác định bằng yêu cầu tương đối ve lao động theo đơn vị sản phẩm Như vậy ở Nội địa,

giá tương đối của phomát sẽ là aLC / aLW ; ở Nước ngoài

sẽ là a LC / a LW.

Tuy nhiên, một khi chúng ta cho phép có khả năng tiến hành thương mại quốc tế, giá cả không chí được xác định đơn thuần bằng những cân nhắc ở trong nước Nếu như giá

cả tương đối của phomát ở Nước ngoài cao hơn ở Nội địa,thì việc chuyến phomát từ Nội địa sang Nước ngoài và chuyểnrượu vang từ Nước ngoài về Nội địa sẽ có lợi hơn Điều đó không thế tiếp diễn mãi mái; Nội địa sẽ xuất khẩu phomát

đủ mức, và Nước ngoài xuất đủ mức rượu vang, đế có thểsan bằng giá tương đối Do đó cái mà chúng ta cần xác định

là giá cả tương đối của phomát trên thế giới sau khi có thương mạ;

Ngày đăng: 01/11/2016, 20:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w