1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội, Chi nhánh Hàm Long

127 526 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

1.Lý do lựa chọn đề tàiNgân hàng là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành lên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, đưa vốn vào lưu thông tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội và thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán…Như vậy, có thể nói sự hoạt động hiệu quả của hệ thống ngân hàng gắn liền với sự hưng thịnh của nền kinh tế. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế thị trường Việt Nam đã đạt được những thành tựu khả quan, từng bước tạo điều kiện cho nước ta tham gia, hoà nhập vào nền kinh tế rộng lớn của thế giới đang diễn ra một cách năng động, đa dạng và sâu sắc. Bên cạnh các cơ hội mở rộng hoạt động và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, các ngân hàng trong nước cũng đứng trước những thách thức lớn đòi hỏi phải vượt qua để có thể đứng vững và phát triển.Bên cạnh các hoạt động truyền thống của các Ngân hàng thương mại (NHTM) như huy động, cho vay…, Bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và ngày càng được các NHTM quan tâm và đẩy mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu bảo lãnh ngày càng gia tăng theo sự phát triển chung của nền kinh tế và xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu. Với việc áp dụng nghiệp vụ bảo lãnh, các doanh nghiệp Việt Nam đã có được sự hỗ trợ đắc lực để phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời giảm thiểu rủi ro đến từ các đối tác. Các NHTM đa dạng hóa được sản phẩm của mình, tăng cường mối quan hệ hợp tác với khách hàng và tăng doanh thu cho ngân hàng.Hòa cùng với sự đổi mới và phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội, Chi nhánh Hàm Long (SHB Chi nhánh Hàm Long) trong những năm qua đã rất chú trọng tới nghiệp vụ bảo lãnh và đạt được một số kết quả nhất định. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, hoạt động bảo lãnh tại SHB Chi nhánh Hàm Long cần phải được phát triển, đẩy mạnh hơn nữa để phát huy hết tối đa các lợi ích mà nghiệp vụ này mang lại. Xuất phát từ tình hình trên, kết hợp với việc bản thân em hiện đang công tác tại SHB Chi nhánh Hàm Long, với vị trí Chuyên viên Hỗ trợ tín dụng và những kiến thức thu được trong quá trình học Thạc sĩ – ngành Kinh tế Tài chính ngân hàng tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em quyết định chọn đề tài “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội, Chi nhánh Hàm Long” làm luận văn tốt nghiệp của mình.2.Mục tiêu nghiên cứuMục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào ba vấn đề chính sau:Hệ thống hóa lý thuyết về hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại các NHTMĐánh giá thực trang hoạt động bảo lãnh tại SHB Chi nhánh Hàm LongĐề xuất các giải pháp và kiến nghị để phát triển hoạt động bảo lãnh tại SHB Chi nhánh Hàm Long.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: Hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mạiPhạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, Chi nhánh Hàm Long trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014.4.Phương pháp nghiên cứu:Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tiếp cận định lượng để phân tích các chỉ số tài chính, thông qua áp dụng các công cụ phân tích như thống kê và mô tả, so sánh tổng hợp…để đánh giá thực tế về hoạt động bảo lãnh tại SHB Chi nhánh Hàm Long.Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu trong luận văn được thu thập từ nguồn thứ cấp như Báo cáo tài chính, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội , Chi nhánh Hàm Long và nguồn sơ cấp thông qua phỏng vấn khách hàng.5.Kết cấu luận văn:Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn tốt nghiệp gồm ba chương:CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀM LONGCHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀM LONG

Trang 1

đỗ thị hơng lan

phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng THƯƠNG MạI Cổ PHầN sài gòn -

hà nội, chi nhánh hàm long

Chuyên ngành: kinh tế tài chính – ngân hàng

Ngời hớng dẫn khoa học :

pgs.ts nguyễn hữu tài

Hà nội – 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tỏc giả xin cam đoan luận văn này là cụng trỡnh nghiờn cứu khoa học độc lập

Trang 2

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hương Lan

Trang 3

Đào tạo sau Đại học Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Viện Ngân hàng-Tài chínhTrường Đại học Kinh tế quốc dân, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánhHàm Long đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hữu Tài đã trực tiếp hướngdẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn Thầy đãgiúp em có khả năng tổng hợp những tri thức khoa học, những kiến thức thực tiễnquản lý và phương pháp nghiên cứu khoa học Thầy đã góp ý, chỉ bảo trong việcđịnh hướng và hoàn thiện luận văn

Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân đãgiúp đỡ, góp ý, động viên em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Xin trân trọng cảm ơn./

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hương Lan

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Khái quát về Bảo lãnh ngân hàng 4

1.1.1 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng 4

1.1.2 Các bên tham gia hoạt động bảo lãnh ngân hàng 5

1.1.3 Phân loại 8

1.1.4 Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng: 15

1.1.5 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng 17

1.1.6 Rủi ro phát sinh trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng 19

1.4 Phát triển hoạt động bảo lãnh Ngân hàng thương mại 21

1.4.2 Quan niệm phát triển hoạt động bảo lãnh Ngân hàng thương mại 21

1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động bảo lãnh 22

1.4.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động bảo lãnh 26

1.5 Kinh nghiệm bảo lãnh của một số ngân hàng nước ngoài và bài học cho SHB - Chi nhánh Hàm Long 33

1.5.1 Kinh nghiệm bảo lãnh của một số ngân hàng nước ngoài 33

1.5.2 Bài học cho SHB- Chi nhánh Hàm Long 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN- HÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀM LONG 38

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, Chi nhánh Hàm Long 38

2.1.1 Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức hiện nay 38

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB- Chi nhánh Hàm Long giai đoạn 2012-2014 40

Trang 5

2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động bảo lãnh tại SHB Chi nhánh Hàm Long giai

đoạn 2011-2014 55

2.3 Đánh giá hoạt động bảo lãnh tại SHB Chi nhánh Hàm Long 77

2.3.1 Kết quả đạt được 77

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 78

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI SHB CHI NHÁNH HÀM LONG 86

3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển hoạt động bảo lãnh của SHB Chi nhánh Hàm Long trong thời gian tới 86

3.1.1 Định hướng phát triển chung 86

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh tại SHB Chi nhánh Hàm Long .86 3.2 Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại SHB Chi nhánh Hàm Long.88 3.2.1 Giải pháp mở rộng quy mô bảo lãnh 88

3.2.2 Giải pháp giảm thiểu rủi ro bảo lãnh 93

3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ ngân hàng 96

3.2.4 Hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ ngân hàng 99

3.3 Một số kiến nghị 99

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan 99

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 101

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội 101

3.3.4 Kiến nghị đối với khách hàng 102

KẾT LUẬN 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của SHB Hàm Long giai đoạn 2012-2014 40

Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu dư nợ của SHB Hàm Long trong giai đoạn 2012-2014 42 Bảng 2.3 : Tình hình nợ xấu tại SHB Hàm Long 46

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2012 – 2014 của SHB Hàm Long 47

Bảng 2.5 Doanh số bảo lãnh, dư nợ bảo lãnh và số món bảo lãnh phát hành của SHB Hàm Long giai đoạn 2011-2014 55

Bảng 2.6 Doanh số bảo lãnh theo sản phẩm bảo lãnh 58

Bảng 2.7 Tỷ trọng các sản phẩm bảo lãnh 60

Bảng 2.8 Cơ cấu bảo lãnh theo thời gian 62

Bảng 2.9 Tỷ lệ ký quỹ và tỷ lệ tài sản đảm bảo tối thiểu 64

Bảng 2.10 Cơ cấu bảo lãnh theo tài sản đảm bảo 64

Bảng 2.11 Dư nợ bảo lãnh quá hạn tại SHB Hàm Long 67

Bảng 2.12 Biểu phí bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội 69

Bảng 2.13 So sánh mức phí phát hành bảo lãnh của các NHTM khác 70

Bảng 2.14 Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tại SHB Hàm Long 71

Bảng 2.15 So sánh thu phí bảo lãnh với các nguồn thu khác 72

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của SHB Hàm Long giai đoạn 2012 – 2014 42

Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng của SHB Hàm Long giai đoạn 2012 – 2014 43

Biểu đồ 2.3 Doanh số bảo lãnh của SHB Hàm Long qua các năm 2011-201 55

Biểu đồ 2.4 Dư nợ bảo lãnh tại SHB Hàm Long các năm 2011-2014 56

Biểu đồ 2.5 Doanh số bảo lãnh theo sản phẩm bảo lãnh 59

Biểu đồ 2.6 Doanh số bảo lãnh theo tài sản đảm bảo 65

Biểu đồ 2.7 Đánh giá của khách hàng về sự quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh 73

Biểu đồ 2.8 Nhận xét của khách hàng về mức phí của SHB Hàm Long 74

Biểu đồ 2.9 Đánh giá chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ bảo lãnh của SHB Hàm Long 76

Trang 7

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp 13

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ đồng bảo lãnh 14

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của SHB Hàm Long 39

Sơ đồ 2.2 Quy trình bảo lãnh tại SHB Hàm Long 50

Trang 8

đỗ thị hơng lan

phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng THƯƠNG MạI Cổ PHầN sài gòn -

hà nội, chi nhánh hàm long

Chuyên ngành: kinh tế tài chính – ngân hàng

Ngời hớng dẫn khoa học :

pgs.ts nguyễn hữu tài

Hà nội – 2015

Trang 9

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Bên cạnh các hoạt động truyền thống của các Ngân hàng thương mại (NHTM) nhưhuy động, cho vay…, Bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ ngân hàng hiện đại vàngày càng được các NHTM quan tâm và đẩy mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu bảo lãnhngày càng gia tăng theo sự phát triển chung của nền kinh tế và xu hướng hội nhập kinh tếtoàn cầu Với việc áp dụng nghiệp vụ bảo lãnh, các doanh nghiệp Việt Nam đã có được

sự hỗ trợ đắc lực để phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời giảm thiểu rủi ro đến từ cácđối tác Các NHTM đa dạng hóa được sản phẩm của mình, tăng cường mối quan hệ hợptác với khách hàng và tăng doanh thu cho ngân hàng

Hòa cùng với sự đổi mới và phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng, Ngân hàngThương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội, Chi nhánh Hàm Long (SHB- Chi nhánh HàmLong) trong những năm qua đã rất chú trọng tới nghiệp vụ bảo lãnh và đạt được một sốkết quả nhất định Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, hoạtđộng bảo lãnh tại SHB- Chi nhánh Hàm Long cần phải được phát triển, đẩy mạnh hơnnữa để phát huy hết tối đa các lợi ích mà nghiệp vụ này mang lại

Xuất phát từ tình hình trên, kết hợp với việc bản thân em hiện đang công táctại SHB- Chi nhánh Hàm Long, với vị trí Chuyên viên Hỗ trợ tín dụng và nhữngkiến thức thu được trong quá trình học Thạc sĩ – ngành Kinh tế Tài chính ngân hàng

tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em quyết định chọn đề tài “Phát triển hoạt

động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội, Chi nhánh Hàm Long” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO

LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về Bảo lãnh ngân hàng

1.1.1 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng

Tại Việt Nam, Theo Điều 3, Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày25/06/2015, Ngân hàng nhà nước ban hành Quy định về Bảo lãnh ngân hàng, “ Bảo

Trang 10

lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết bằng vănbản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảolãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ

đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả chobên bảo lãnh theo thỏa thuận”

1.1.2.Các bên tham gia hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Hoạt động bảo lãnh có ba bên tham gia chính là Bên bảo lãnh, bên được bảolãnh và bên nhận bảo lãnh Mỗi chủ thể tham gia hoạt động bảo lãnh đều có quyền

và nghĩa vụ nhất định

1.1.3.Phân loại

- Theo mục đích bảo lãnh, bảo lãnh bao gồm 6 loại chính: Bảo lãnh dự thầu,Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, Bảo lãnh đảm bảochất lượng sản phẩm (Bảo lãnh bảo hành), Bảo lãnh thanh toán và Bảo lãnh vay vốn

- Theo phương thức phát hành bảo lãnh gồm: Bảo lãnh trực tiếp và bảo lãnhgián tiếp (hay còn gọi bảo lãnh đối ứng)

- Theo tài sản đảm bảo: Bảo lãnh có tài sản đảm bảo và Bảo lãnh thiếu/ không

có bảo đảm bằng tài sản/ tín chấp

1.1.4 Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng:

- Hoạt động bảo lãnh là hoạt động ngoại bảng của ngân hàng: Khác với hoạt động

cho vay, ngân hàng không phải ngay lập tức bỏ vốn của mình khi phát hành một camkết bảo lãnh Bảng cân đối tài sản của ngân hàng không thay đổi, vì vậy, bảo lãnh đượccoi như tài sản ngoại bảng và được theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán

- Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng được hình thành dựa trên sự thoả thuận của

các bên tham gia

- Bảo lãnh có tính độc lập tương đối đối với hợp đồng chính

- Cam kết bảo lãnh của ngân hàng phải được lập bằng văn bản

1.1.5.Vai trò của bảo lãnh ngân hàng.

- Dịch vụ bảo lãnh đã đem lại cho các ngân hàng một nguồn thu khôngnhỏ thông qua việc thu phí phát hành bảo lãnh, đa dạng hóa sản phẩm ngân hàngnhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng và là hoạt động góp phần khẳng định vànâng cao uy tín, vị thế và hình ảnh của ngân hàng

1.1.6 Rủi ro phát sinh trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Trong bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng tiềm ẩn những rủi ro đối với các chủthể tham gia vào hoạt động kinh tế đó Trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng

Trang 11

vậy, bên phát hành bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh đều có thểchịu những rủi ro nhất định Rủi ro có thể là một trong các bên cố tình gian lận, giảmạo chứng từ, rủi ro nợ quá hạn, rủi ro pháp lý, chính trị…

1.2.Phát triển hoạt động bảo lãnh Ngân hàng thương mại

1.2.1 Quan niệm phát triển hoạt động bảo lãnh Ngân hàng thương mại

Phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng được hiểu là sự tăng lên về số lượngcũng như chất lượng bảo lãnh Để phát triển hoạt động bảo lãnh, các ngân hàng cầnphải thực hiện đồng thời việc phát triển bảo lãnh theo chiều rộng và chiều sâu

1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động bảo lãnh

- Dư nợ bảo lãnh (hay còn gọi là số dư bảo lãnh): là tổng giá trị của tất cả

các khoản bảo lãnh của ngân hàng tại một thời điểm nhất định

- Doanh số bảo lãnh: là tổng giá trị của tất cả các khoản bảo lãnh đã phátsinh trong một thời kỳ nhất định Đây là chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động bảolãnh của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ bảo lãnh và Tốc độ tăng trưởng doanh số bảo lãnh

- Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh,Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ hoạt

động bảo lãnh

- Dư nợ bảo lãnh quá hạn

- Sự đa dạng của sản phẩm bảo lãnh

- Sự hài lòng của khách hàng

1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động bảo lãnh

Hoạt động bảo lãnh ngân hàng bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố chủ quan như:chiến lược phát triển hoạt động bảo lãnh của ngân hàng, quy trình bảo lãnh, trình độnghiệp vụ và phẩm chất của cán bộ ngân hàng…và các nhân tố khách quan như môitrường kinh tế, môi trường chính trị- xã hội, môi trường pháp lý, công nghệ, nhân tốkhách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh Những nhân tố này quyết định đến hoạtđộng bảo lãnh từ nhiều khía cạnh, tác động trực tiếp đến sự phát triển của hoạt độngnày trong hiện tại và tương lai

1.3.Kinh nghiệm bảo lãnh của một số ngân hàng nước ngoài và bài học cho SHB - Chi nhánh Hàm Long

1.3.1 Kinh nghiệm bảo lãnh của một số ngân hàng nước ngoài như HSBC, Citibank, ANZ

1.3.2 Bài học cho SHB- Chi nhánh Hàm Long

Trang 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN- HÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀM

LONG

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, Chi nhánh Hàm Long

2.1.1 Lịch sử hình thành và mô hình tổ chức của SHB Hàm Long

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB- Chi nhánh Hàm Long giai đoạn 2012-2014

Bảng: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2012 – 2014 của SHB Hàm Long

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền

Tốc độ tăng (%) Số tiền

Tốc độ tăng (%)

Tổng thu nhập hoạt động 484,67 537,55 10,91% 825,41 53,55%Tổng chi phí hoạt động 496,54 530,81 6,90% 803,11 51,30%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SHB Hàm Long 2010 - 2013)

Theo bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của SHB Hàm Long đã có nhữngchuyển biến tích cực qua các năm Năm 2012, lợi nhuận chi nhánh bị âm với mức

âm lớn, gần 12 tỷ đồng Lý do là nguồn thu từ hoạt động tín dụng cũng như cáchoạt động khác giảm mạnh, trong khi chi nhánh lại phải trích lập dự phòng rủi ronhiều hơn cho các khoản vay quá hạn phát sinh ngày càng nhiều làm chi phí bị độilên vượt mức doanh thu thu được Sang năm 2013, chi nhánh đã có sự chuyển biếntích cực, hoạt động kinh doanh có lãi trở lại nhưng lợi nhuận vẫn ở mức thấp Năm

2014, lợi nhuận chi nhánh có sự chuyển biến rõ rệt, mức lợi nhuận đạt được là khácao, tăng 230,9% so với năm 2013 Lợi nhuận tập trung chính ở mảng huy động vàcho vay cho thấy Margin huy động và cho vay của chi nhánh tương đối tốt so với kếhoạch Ngoài ra, trong năm 2014 chi nhánh được hoàn nhập dự phòng gần 7 tỷ đồng

do bán nợ cho VAMC Nằm trong xu thế đang dần phục hồi của hệ thống ngânhàng, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, dư nợ của chi nhánh có sự tăng trưởng rõrệt, nợ xấu giảm dần cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh đang có chuyểnbiến tích cực và tạo đà để tiếp tục phát triển

Trang 13

2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại SHB- Chi nhánh Hàm Long

2.2.1 Quy định thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của SHB

2.2.1.1 Tóm tắt quy trình bảo lãnh của SHB- Chi nhánh Hàm Long

2.2.1.2 Điều kiện bảo lãnh đối với bên được bảo lãnh

2.2.1.3 Quy định sử dụng, quản lý Hợp đồng cấp bảo lãnh và cam kết bảolãnh của SHB Hàm Long

2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động bảo lãnh tại SHB Chi nhánh Hàm Long giai đoạn 2011-2014

2.2.2.1 Quy mô bảo lãnh tại SHB Hàm Long

a, Doanh số bảo lãnh, Dư nợ bảo lãnh và Số món bảo lãnh phát hành

Bảng: Doanh số bảo lãnh, dư nợ bảo lãnh và số món bảo lãnh phát hành

của SHB Hàm Long giai đoạn 2011-2014

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

Giá trị Giá trị giảm so %tăng

với 2011 Giá trị

%tăng giảm so với 2012 Giá trị

%tăng giảm so với 2013

(Nguồn: Phòng Hồ trợ tín dụng- SHB Chi nhánh Hàm Long)

Theo bảng số liệu cho thấy doanh số bảo lãnh, dư nợ bảo lãnh và số món bảolãnh phát hành tại SHB Hàm Long có sự giảm sút vào năm 2012, sau đó liên tụctăng nhanh qua các năm 2013, 2014 và có xu hướng ngày càng phát triển Tại SHBChi nhánh Hàm Long, 03 (ba) chỉ tiêu: doanh số bảo lãnh, số dư bảo lãnh và số mónbảo lãnh phát hành tỷ lệ thuận với nhau qua các năm

Trang 14

Doanh số phát hành bảo lãnh, dư nợ bảo lãnh tăng đều đặn và phù hợp vớiđịnh hướng của ngân hàng, cho thấy hoạt động bảo lãnh của chi nhánh đang được

mở rộng và phát triển Tuy nhiên, nếu so sánh với dư nợ cho vay thì dư nợ bảo lãnhtại chi nhánh vẫn còn là một con số khiêm tốn Do đó, chi nhánh cần phải có nhữnggiải pháp thúc đẩy hoạt động bảo lãnh phát triển hơn nữa để ngân hàng thực sự theođúng mô hình ngân hàng đa năng và kinh doanh hiệu quả

b, Cơ cấu bảo lãnh tại SHB Chi nhánh Hàm Long

- Theo sản phẩm bảo lãnh: Bên cạnh những kết quả đạt được, sản phẩm bảolãnh của chi nhánh còn chưa thực sự đa dạng, mới chỉ dừng lại ở những sản phẩmbảo lãnh truyền thống Tỷ trọng các loại bảo lãnh còn chưa đồng đều, bảo lãnh tạmứng còn chiếm tỷ trọng tương đối cao so với các loại hình khác

- Theo thời gian bảo lãnh: tại chi nhánh Hàm Long, doanh số phát hành bảolãnh ngắn hạn chiếm đa số, doanh số bảo lãnh trung dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấptrong tổng doanh số phát hành bảo lãnh

- Theo Tài sản đảm bảo: tỷ trọng bảo lãnh bảo đảm bằng 100% ký quỹ tại chinhánh qua 4 năm tương đối ổn định, chiếm 25-27% trong tổng doanh số phát hành bảolãnh, bảo lãnh bảo đảm bằng tài sản khác (Giấy tờ có giá, bất động sản, động sản…)chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu bảo lãnh phân theo loại tài sản đảm bảo (chiếmkhoảng 50-60%) Chiếm tỷ trọng thấp nhất là bảo lãnh không có tài sản đảm bảo

2.2.2.2 Dư nợ bảo lãnh quá hạn/ Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn

Nếu như dư nợ bảo lãnh quá hạn cũng như tỷ lệ bảo lãnh quá hạn tại SHBHàm Long từ năm 2011 về trước là tương đối cao thì trong những năm gần đây,chất lượng bảo lãnh tại SHB Hàm Long đã được cải thiện rõ rệt Từ năm 2012không phát sinh mới bất kỳ khoản bảo lãnh nào ngân hàng phải thực hiện thay nghĩa

vụ của khác hàng Đến năm 2014, chi nhánh đã xử lý xong toàn bộ dư nợ bảo lãnhquá hạn và tại thời điểm 31/12/2014, dư nợ bảo lãnh quá hạn tại chi nhánh là 0 Đâyđược coi là sự thành công lớn của chi nhánh trong hoạt động bảo lãnh

2.2.2.3 Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tại SHB Chi nhánh Hàm Long

a, Mức phí bảo lãnh tại SHB Hàm Long và so sánh với mức phí tại một số NH khác

b, Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tại SHB Hàm Long

Cùng với sự gia tăng của doanh số bảo lãnh, doanh thu từ hoạt động bảo lãnhtại chi nhánh Hàm Long cũng tăng dần qua các năm Doanh thu từ hoạt động bảolãnh của chi nhánh năm 2013 đạt 7.260 triệu đồng, tăng 56,39% so với năm 2012,tương đương tăng 2.618 triệu đồng Năm 2014, thu phí bảo lãnh tăng 43% so với

Trang 15

năm 2013, đạt 10.382 triệu đồng và vượt mức kế hoạch đặt ra Sở dĩ có sự tăngtrưởng vượt mức này là có sự gia tăng về doanh số bảo lãnh và mức phí bảo lãnh dotháng 10 năm 2013, SHB điều chỉnh tăng một số phí bảo lãnh Bên cạnh đó, năm

2014 chi nhánh cũng phát sinh thu bổ sung phí bảo lãnh đến hạn và phí bảo lãnhmới cho các dự án lớn như : Dự án cảng hàng không quốc tế Cát Bi, Dự án BOTCầu Bạch Đằng , Công trình Vicem…Do đây đều là những công trình lớn, đòi hỏi

số vốn đầu tư rất lớn do vậy phát hành bảo lãnh với những khách hàng này mang lạinguồn thu đáng kể cho chi nhánh

Qua phân tích tình hình doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tại SHB Chi nhánhHàm Long, cho thấy hoạt động bảo lãnh đã được quan tâm phát triển trong hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Tuy nhiên, chi nhánh cần chú trọng mở rộng vànâng cao hơn nữa loại hình dịch vụ đem lại thu nhập cao với chi phí thấp này

2.2.2.4 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại SHB Chi nhánh Hàm Long thôngqua khảo sát khách hàng

Tổng hợp điều tra qua đánh giá của 50 khách hàng bằng phương pháp phátphiếu điều tra, kết quả điều tra cho thấy có 58% khách hàng đánh giá chấtlượng dịch vụ bảo lãnh của SHB Chi nhánh Hàm Long tốt, 32% bình thường, 8%rất tốt và 2% cho rằng chất lượng kém Tuy khách hàng đánh giá cao về chất lượngdịch vụ bảo lãnh ngân hàng, trên 60% nhưng con số đó vẫn còn thấp Đây là vấn đề

mà bất cứ ngân hàng nào nói chung và chi nhánh Hàm Long nói riêng cần quan tâmbởi chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ của ngân hàng

Vì vậy, ngân hàng cần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh, định hướngtheo nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả cũng như tính cạnh tranh

2.3 Đánh giá hoạt động bảo lãnh tại SHB Chi nhánh Hàm Long

2.3.1 Kết quả đạt được

Hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh đã được chú trọng và phát triển cả về quy

mô và chất lượng Về quy mô, doanh số bảo lãnh tăng trưởng đều đặn qua các năm,khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh của chi nhánh ngày càng nhiều, doanh thu từhoạt động bảo lãnh liên tục tăng qua các năm Ngoài ra, Chi nhánh đã giải quyết dứtđiểm được bảo lãnh quá hạn tồn đọng từ những năm về trước và không phát sinhbất kỳ khoản bảo lãnh quá hạn mới nào chứng tỏ công tác thẩm định và đánh giákhách hàng đã được làm tốt

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

- Các loại hình bảo lãnh mà chi nhánh thực hiện còn chưa phong phú

Trang 16

- Quy mô bảo lãnh còn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường hiện nay

- Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh còn chiếm rất nhỏ so với tổng thu nhập từphí hay thu từ lãi cho vay

- Vấn đề phục vụ khách hàng chưa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh

2.3.2.2 Nguyên nhân

- Quy trình bảo lãnh tại SHB chưa thực sự hoàn thiện và linh hoạt

- Công tác marketing, tiếp thị và tìm kiếm khách hàng vẫn còn chưa được pháttriển đúng hướng

- Chất lượng thẩm định chưa cao

- Trình độ cán bộ nghiệp vụ tại chi nhánh còn chưa cao, chưa đáp ứng được

yêu cầu của quản lý rủi ro tín dụng

-Bất cập của hệ thống thu thập và xử lý thông tin, thông tin bất cân xứng

- Các nguyên nhân khách quan như môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, áplực từ sự cạnh tranh giữa các ngân hàng hay từ phía khách hàng

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH

TẠI SHB CHI NHÁNH HÀM LONG 3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển hoạt động bảo lãnh của SHB Chi nhánh Hàm Long trong thời gian tới

3.2 Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại SHB Chi nhánh Hàm Long

- Nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động bảo lãnh thông qua chính sách giá,chính sách về biện pháp bảo đảm, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ bảo lãnh

- Chính sách khách hàng: Đa dạng hóa đối tượng khách hàng, chăm sóc khách hàng

- Chú trọng và thực hiện tốt công tác Marketing

- Hoàn thiện quy trình bảo lãnh

- Nâng cao chất lượng thẩm định bảo lãnh

- Tăng cường công tác kiểm tra khách hàng và kiểm soát nội bộ

- Nâng cao chất lượng cán bộ ngân hàng

- Hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ ngân hàng

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

Trang 17

3.3.4 Kiến nghị đối với khách hàng

KẾT LUẬN

Như vậy nghiệp vụ bảo lãnh đã khẳng định vị trí và vai trò của nó trong hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng, trong các giao dịch thương mại cũng như nền kinh

tế nói chung Đối với ngân hàng, hoạt động bảo lãnh vừa là dịch vụ có thu phí, vừa

là một trong những nghiệp vụ tín dụng ngân hàng Bên cạnh những đóng góp về thunhập từ phí, về đa dạng hóa sản phẩm và góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạngcủa khách hàng, hoạt động bảo lãnh cũng chứa đựng trong đó những rủi ro, đòi hỏiNHTM phải có sự quan tâm toàn diện khi phát triển hoạt động này

Với mong muốn góp phần vào sự phát triển của hoạt động bảo lãnh tại SHBChi nhánh Hàm Long, đề tài đã giải quyết được những vấn đề sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề có tính chất lý luận chung nhất về nghiệp vụ bảolãnh ngân hàng tại các NHTM

- Phản ánh thực trạng hoạt động bảo lãnh của SHB Chi nhánh Hàm Long từnăm 2011 đến năm 2014, qua đó đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế

và những nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động bảo lãnh tại SHB HàmLong trong thời gian qua

- Từ thực trạng hoạt động bảo lãnh cùng với định hướng hoạt động của ngânhàng cũng như những đánh giá của khách hàng về hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh,luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh tại SHBChi nhánh Hàm Long cho những năm tiếp theo

Trang 18

đỗ thị hơng lan

phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng THƯƠNG MạI Cổ PHầN sài gòn -

hà nội, chi nhánh hàm long

Chuyên ngành: kinh tế tài chính – ngân hàng

Ngời hớng dẫn khoa học :

pgs.ts nguyễn hữu tài

Hà nội – 2015

Trang 19

tế, các ngân hàng trong nước cũng đứng trước những thách thức lớn đòi hỏi phảivượt qua để có thể đứng vững và phát triển.

Bên cạnh các hoạt động truyền thống của các Ngân hàng thương mại(NHTM) như huy động, cho vay…, Bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ ngânhàng hiện đại và ngày càng được các NHTM quan tâm và đẩy mạnh, nhằm đápứng nhu cầu bảo lãnh ngày càng gia tăng theo sự phát triển chung của nền kinh

tế và xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu Với việc áp dụng nghiệp vụ bảo lãnh,các doanh nghiệp Việt Nam đã có được sự hỗ trợ đắc lực để phát triển sản xuấtkinh doanh đồng thời giảm thiểu rủi ro đến từ các đối tác Các NHTM đa dạnghóa được sản phẩm của mình, tăng cường mối quan hệ hợp tác với khách hàng

và tăng doanh thu cho ngân hàng

Hòa cùng với sự đổi mới và phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng, Ngânhàng Thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội, Chi nhánh Hàm Long (SHB- Chinhánh Hàm Long) trong những năm qua đã rất chú trọng tới nghiệp vụ bảo lãnh vàđạt được một số kết quả nhất định Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn

Trang 20

tại nhiều hạn chế, hoạt động bảo lãnh tại SHB- Chi nhánh Hàm Long cần phảiđược phát triển, đẩy mạnh hơn nữa để phát huy hết tối đa các lợi ích mà nghiệp vụnày mang lại

Xuất phát từ tình hình trên, kết hợp với việc bản thân em hiện đang công táctại SHB- Chi nhánh Hàm Long, với vị trí Chuyên viên Hỗ trợ tín dụng và nhữngkiến thức thu được trong quá trình học Thạc sĩ – ngành Kinh tế Tài chính ngân hàng

tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em quyết định chọn đề tài “Phát triển hoạt

động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội, Chi nhánh Hàm Long” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào ba vấn đề chính sau:

- Hệ thống hóa lý thuyết về hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại các NHTM

- Đánh giá thực trang hoạt động bảo lãnh tại SHB- Chi nhánh Hàm Long

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị để phát triển hoạt động bảo lãnh tạiSHB- Chi nhánh Hàm Long

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, Chi

nhánh Hàm Long trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tiếp cận định lượng để phân tích

các chỉ số tài chính, thông qua áp dụng các công cụ phân tích như thống kê và mô

tả, so sánh tổng hợp…để đánh giá thực tế về hoạt động bảo lãnh tại SHB- Chinhánh Hàm Long

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu trong luận văn được thu thập từ nguồn

thứ cấp như Báo cáo tài chính, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngânhàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội , Chi nhánh Hàm Long và nguồn sơ cấp thông quaphỏng vấn khách hàng

Trang 21

5 Kết cấu luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn tốt nghiệp gồm ba chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢOLÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN- HÀ NỘI, CHI NHÁNHHÀM LONG

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN- HÀ NỘI, CHI NHÁNHHÀM LONG

Trang 22

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về Bảo lãnh ngân hàng

1.1.1 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng

Trong pháp luật dân sự ở Việt Nam, khái niệm bảo lãnh được nêu trong điều

361 Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2015 như sau: “Bảo lãnh là việcngười thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi làbên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi làbên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiệnhoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bênbảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thựchiện nghĩa vụ của mình.” Từ đó khái niệm chung về bảo lãnh được xác định nhưsau: “Bảo lãnh là sự cam kết của người nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa

vụ và quyền lợi nếu người xin bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúngvới bên được bảo lãnh”

Hiện nay, thuật ngữ bảo lãnh ngân hàng (Bank Guaratee) chưa được địnhnghĩa một cách thống nhất trong luật pháp quốc tế cũng như các thông lệ được sửdụng phổ biến trên thế giới Ở mỗi nước khác nhau lại có một định nghĩa về nghiệp

vụ bảo lãnh ngân hàng, tuy nhiên bản chất của nghiệp vụ này là không thay đổi, cóthể hiểu như sau: Bảo lãnh ngân hàng là một biện pháp bảo đảm mang tính dựphòng, theo đó, định chế tài chính phát hành (The Guaratee) cam kết sẽ thực hiệnnghĩa vụ tài chính cho bên nhận bảo lãnh (The Beneficiary) thay cho khách hàng(The Principal) khi khách hàng vi phạm cam kết

Tại Việt Nam, Theo Điều 3, Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày25/06/2015, Ngân hàng nhà nước ban hành Quy định về Bảo lãnh ngân hàng, “ Bảolãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết bằng vănbản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảolãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ

Trang 23

đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả chobên bảo lãnh theo thỏa thuận”.

Trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu các vấn

đề liên quan đến bảo lãnh do Ngân hàng thương mại phát hành Ngân hàng thươngmại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhậntiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay,thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán NHTM giống các tổchức kinh doanh khác là hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận nhưng là tổ chứckinh doanh đặc biệt vì đối tượng kinh doanh là tiền tệ

1.1.2 Các bên tham gia hoạt động bảo lãnh ngân hàng

1.1.2.1 Các bên tham gia:

- Bên bảo lãnh: Là Ngân hàng thương mại phát hành cam kết bảo lãnh Các

ngân hàng này có chức năng phát hành cam kết bảo lãnh, có khả năng tài chính vàđược bên thụ hưởng chấp nhận Trong trường hợp đồng bảo lãnh, bên bảo lãnh cóthể là nhiều ngân hàng thương mại cùng tham gia

- Bên được bảo lãnh: Là khách hàng có đủ điều kiện để được ngân hàng bảo lãnh

- Bên nhận bảo lãnh: Là các cá nhân, tổ chức là người cư trú hoặc người

không cư trú có quyền thụ hưởng bảo lãnh do ngân hàng thương mại phát hành.Ngoài ba bên tham gia chính vào hoạt động bảo lãnh còn có thể có các bênliên quan khác như: bên xác nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên bảo đảm chonghĩa vụ của bên được bảo lãnh…

1.1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia

Theo Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015 Ngân hàng nhà nướcban hành Quy định về Bảo lãnh ngân hàng, Quyền và nghĩa vụ của các bên tham giahoạt động bảo lãnh ngân hàng được quy định như sau:

a, Quyền và nghĩa vụ của Bên bảo lãnh

 Quyền của bên bảo lãnh

- Chấp nhận/ từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của bên được bảo lãnh

- Yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng và các bên liên quancung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh, tài sản bảođảm (nếu có)

Trang 24

- Yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng có các biện pháp bảođảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh (nếu cần).

- Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thờihạn hiệu lực của bảo lãnh

- Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãisuất phạt

- Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ

sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trongcam kết bảo lãnh, hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ xuất trình là giả mạo

- Hạch toán ghi nợ cho bên được bảo lãnh (trong trường hợp bảo lãnh ngânhàng) hoặc bên bảo lãnh đối ứng (trong trường hợp bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đốiứng) ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảolãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay theo cam kết

- Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và quy định của pháp luật

- Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánhngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quyđịnh của pháp luật

- Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh, bên bảo lãnhđối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết

- Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật

Nghĩa vụ của bên bảo lãnh

- Có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến thẩm quyềnphát hành cam kết bảo lãnh cho các bên có liên quan; thực hiện nghĩa vụ bảo lãnhkhi nhận được yêu cầu phù hợp với quy định tại cam kết bảo lãnh

- Thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ bảo lãnh

- Hướng dẫn đối với bên nhận bảo lãnh việc kiểm tra và xác nhận tính xácthực của cam kết bảo lãnh được phát hành

- Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho bênbảo đảm khi thanh lý thỏa thuận cấp bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác

Trang 25

- Chậm nhất sau 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản khiếunại của bên nhận bảo lãnh về lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, phải có vănbản trả lời bên khiếu nại.

- Thực hiện lưu giữ hồ sơ bảo lãnh theo quy định của pháp luật

- Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định củapháp luật

b, Quyền và nghĩa vụ của Bên được bảo lãnh

 Bên được bảo lãnh có các quyền sau đây:

- Đề nghị bên bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết;

- Từ chối các yêu cầu của bên bảo lãnh không đúng với các thỏa thuận trongthỏa thuận cấp bảo lãnh hoặc cam kết bảo lãnh;

- Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đãcam kết;

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật khi cácbên liên quan thực hiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ bảo lãnh của các bên đốivới khoản bảo lãnh;

- Kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;

- Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật

 Bên được bảo lãnh có các nghĩa vụ sau đây:

- Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đếnkhoản bảo lãnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực,đầy đủ của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;

- Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ, trách nhiệm đã cam kết và các thỏathuận quy định tại thỏa thuận cấp bảo lãnh;

- Hoàn trả cho bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng số tiền bên bảo lãnh, bênbảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận cấp bảo lãnh hoặc cam kếtgiữa các bên và các chi phí phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

- Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng về quátrình thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh Có nghĩa vụ báo cáo tình hình hoạt động cóliên quan đến giao dịch bảo lãnh cho bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng;

Trang 26

- Phối hợp với bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và các bên liên quan trongquá trình xử lý tài sản bảo đảm (nếu có);

- Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định củapháp luật

c, Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận bảo lãnh

Quyền của bên nhận bảo lãnh:

- Kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;

- Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kếtbảo lãnh;

- Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đãcam kết;

- Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức, cá nhân khác theothỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật;

- Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh;

- Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật

 Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh

- Thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ trong các hợp đồng liên quan đến bảolãnh, đảm bảo phù hợp với nội dung cam kết bảo lãnh;

- Thông báo kịp thời cho bên bảo lãnh và các bên liên quan dấu hiệu viphạm, hành vi vi phạm của bên được bảo lãnh;

- Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định củapháp luật

1.1.3 Phân loại

1.1.3.1 Phân loại theo mục đích bảo lãnh

Căn cứ theo mục đích sử dụng, bảo lãnh được phân biệt thanh nhiều loại khácnhau, trong đó mỗi loại bảo lãnh nhằm đối phó với các dạng rủi ro đặc thù Nhữngrủi ro đa dạng này phát sinh trong suốt thời gian diễn biến hợp đồng, từ khi ký kếtcho đến khi các nghĩa vụ hoàn thành và kết thúc

Trang 27

a, Bảo lãnh dự thầu:

Bảo lănh dự thầu là cam kết của ngân hàng với chủ đầu tư (hay bên mời thầu)

sẽ trả tiền phạt thay trong phạm vi thời hạn và số tiền bảo lănh nếu bên dự thầu viphạm các quy định trong hợp đồng dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ sốtiền phạt cho bên chủ thầu Bảo lãnh dự thầu được thực hiện trong các trường hợpBên được bảo lãnh tham gia dự thầu, chào giá cạnh tranh hoặc các hình thức đấuthầu khác

Mục đích của bảo lãnh dự thầu là khẳng định việc tham gia đấu thầu là nghiêmtúc, đảm bảo cho người dự thầu không rút lui, không ký hợp đồng hay thay đổi ýđịnh khi đã trúng thầu Nếu người dự thầu đã trúng thầu nhưng không thực hiện kýhợp đồng thì bên thụ hưởng sẽ yêu cầu ngân hàng thanh toán để thực hiện trang trảicho chi phí đấu thầu, thiệt hại do chậm tiến độ thi công, chi phí cơ hội để lựa chọnnhà thầu khác…

Giá trị bảo lãnh thông thường có giá trị từ 1-3% giá trị hợp đồng đấu thầu Hiệulực của bảo lãnh dự thầu chỉ chấm dứt khi bên tham gia dự thầu không trúng thầu hoặcbên tham gia dự thầu trúng thầu và đã ký kết hay chấp nhận ký kết hợp đồng

Điều kiện áp dụng: Bên được bảo lãnh phải có thông báo mời thầu đích danhhoặc thông báo mời thầu không hạn chế đối tượng tham gia của chủ đầu tư, chưahết hạn nộp hồ sơ mời thầu

b, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Là cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiệnđúng và đầy đủ các nghĩa vụ của bên được bảo lãnh theo các hợp đồng đã ký kết vớibên nhận bảo lãnh Trường hợp bên nhận bảo lãnh vi phạm hợp đồng và phải bồithường cho bên nhận bảo lãnh thì ngân hàng sẽ thực hiện thay Bảo lãnh thực hiệnhợp đồng có thể áp dụng cho hầu hết các loại hợp đồng như hợp đồng xây lắp, thiết

kế, cung cấp máy móc thiết bị, hàng hóa,…Trong khuôn khổ luận văn, Bảo lãnhthực hiện hợp đồng không bao gồm hợp đồng vay vốn

Mục đích: Thúc đẩy bên được bảo lãnh nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng, bùđắp một phần tổn thất cho bên thu hưởng khi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng

Trang 28

như thực hiện hợp đồng không đúng tiến độ, hàng hóa dịch vụ cung cấp không đầy

Điều kiện áp dụng: Hợp đồng đang trong thời gian hiệu lực

c, Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước

Là cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc đảm bảo nghĩa vụhoàn trả tiền ứng trước của bên được bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhậnbảo lãnh Trong trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả

số tiền tạm ứng trên mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì ngân hàng

sẽ thực hiện thay Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước được áp dụng trong trường hợpbên nhận bảo lãnh đặt tiền ứng trước hoặc tạm ứng trước tiền cho bên được bảolãnh, thường được sử dụng tỏng các hợp đồng có giá trị lớn

Mục đích: đảm bảo cho bên thụ hưởng nhận lại được phần tiền mà mình đã tạmứng trước cho đối tác để thực hiện hợp đồng, nhưng trên thực tế không thực hiện được

Số tiền bảo lãnh có giá trị bằng toàn bộ số tiền ứng trước của hợp đồng, có thểbao gồm cả tiền lãi phát sinh tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế Tiền bảolãnh ứng trước sẽ được giảm dần theo các chuyến giao hàng hoặc theo tiến độ thựchiện công trình.Vì vậy trong thư bảo lãnh loại này thường có điều khoản khấu trừquy định việc giảm số tiền bảo lãnh tối đa của thư bảo lãnh khi có bằng chứng vềviệc đã hoàn thành từng việc của hợp đồng cơ sở

d, Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm (Bảo lãnh bảo hành)

Là cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm bên nhận bảo lãnhthực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký vớibên nhận bảo lãnh Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm các thỏa thuận về chấtlượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặcthực hiện không đầy đủ thì ngân hàng sẽ thực hiện thay

Trang 29

Mục đích: Bảo lãnh này phát hành nhằm bảo đảm bên được bảo lãnh sẽ sửachữa những hỏng hóc phát sinh sau khi giao hàng, bàn giao công trình hoặc bồithường do hàng hoá thiếu hụt, phẩm chất kém Trong thời gian bảo hành này, nếu

có sự cố xảy ra đối với sản phẩm phát sinh từ chất lượng sản phẩm, bên thụ hưởng

có thể yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh bồi thường cho mình

Giá trị bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm tùy thuộc vào thỏa thuận củahai bên tỏng hợp đồng kinh tế, thường từ 2-5% giá trị hợp đồng Loại bảo lãnh này

có hiệu lực trong thời gian bảo hành sản phẩm

Điều kiện: Sản phẩm, hàng hóa đảm bảo chất lượng và đã được bên thụ hưởngnhận bàn giao, nghiệm thu theo đúng quy định của Hợp đồng kinh tế trước đó

e, Bảo lãnh thanh toán

Là cam kết của ngân hang với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụthanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh khôngthực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.Bảo lãnh thanh toán được áp dụng trong những trường hợp như: mua bán trả chậm(nghĩa vụ giao hàng thực hiện trước việc thanh toán), các hợp đồng thuê tài sản, cáchợp đồng đại lý tiêu thụ, các hợp đồng cung cấp dịch vụ trả tiền sau

Mục đích: Cung cấp cho bên thụ hưởng một sự đảm bảo rằng mình có thểnhận được khoản thanh toán một cách đầy đủ, đúng hạn và thuận lợi về các sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ đã cung ứng cho bên được bảo lãnh

Số tiền và thời hạn bảo lãnh phù hợp với số tiền và thời hạn thanh toán tronghợp đồng cơ sở

Trang 30

Số tiền và thời hạn bảo lãnh là số tiền, thời hạn ghi trong thư bảo lãnh theo đềnghị của bên đi vay, phù hợp với hợp đồng vay vốn giữa bên đi vay và bên cho vay.1.1.3.2 Phân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh

(4)

(2) (3) (5)

(1)

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp

(1): Bên được bảo lãnh thỏa thuận và ký kết hợp đồng cơ sở với bên nhận bảolãnh trong đó quy định các điều khoản của cam bảo lãnh

(2) Bên được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành thư bảo lănh.(3) Ngân hàng phát hành bảo lãnh trực tiếp cho bên nhận bảo lãnh

Trong trường hợp có Ngân hàng thông báo:

(4) Ngân hàng phát hành cam kết bảo lãnh và đề nghị Ngân hàng thông báothông báo và chuyển nội dung cam kết bảo lãnh tới Bên nhận bảo lãnh

(5) Ngân hàng thông báo thực hiện thông báo và chuyển nội dung cam kết bảolãnh tới Bên nhận bảo lãnh

NGÂN HÀNG

PHÁT HÀNH

NGÂN HÀNG THÔNG BÁO

Trang 31

Bảo lãnh trực tiếp thường được sử dụng trong các quan hệ kinh tế trong nước,

nó chịu sự chi phối của luật trong nước Khi hết hạn bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh cóthể trực tiếp tất toán với bên bảo lãnh mà không cần hoàn trả lại cam kết bảo lãnh

Ưu điểm lớn nhất của bảo lãnh trực tiếp là đơn giản và bên được bảo lãnh khôngphải mất thêm phí cho các ngân hàng trung gian (ngân hàng đại lý)

b, Bảo lãnh gián tiếp (Bảo lãnh đối ứng)

Bảo lãnh gián tiếp hay bảo lãnh đối ứng là loại bảo lãnh trong đó ngân hàngphát hành bảo lãnh (ngân hàng thứ hai) theo yêu cầu của một ngân hàng trung gianphục vụ cho bên được bảo lãnh (ngân hàng thứ nhất) Bảo lãnh của ngân hàng thứhai dựa trên bảo lãnh đối ứng của ngân hàng thứ nhất Khi phát sinh sự kiện viphạm hợp đồng, ngân hàng thứ hai thực hiện nghĩa vụ trả thay đối với bên nhận bảolãnh Bên được bảo lãnh không trực tiếp bồi hoàn cho ngân hàng phát hành bảo lãnh(tức ngân hàng thứ hai) mà chính ngân hàng phát hành bảo lãnh đối ứng (ngân hàngthứ nhất) sẽ thực hiện việc bồi hoàn này Sau đó người được bảo lãnh thực hiện bồihoàn lại cho ngân hàng thứ nhất số tiền mà ngân hàng thứ nhất đã trả ngân hàng thứhai thay cho mình Bảo lãnh gián tiếp có lợi cho bên nhận bảo lãnh do họ đượcthuận tiện hơn trong giao dịch hoặc đòi tiền sau này

Như vậy, bảo lãnh gián tiếp có bốn chủ thể chính tham gia bao gồm: Bên đượcbảo lãnh, Ngân hàng thứ nhất (Phục vụ bên được bảo lãnh), Ngân hàng thứ hai (Làngân hàng phát hành bảo lãnh) và Bên nhận bảo lãnh Ngoài ra có thể thêm Ngânhàng thông báo

(3)

(2)

Trang 32

(1): Bên được bảo lãnh thỏa thuận và ký kết hợp đồng cơ sở với bên nhận bảolãnh trong đó quy định các điều khoản của cam bảo lãnh.

(2): Bên được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng thứ nhất (ngân hàng phục vụ mình)phát hành bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng thứ hai (ngân hàng phát hành bảo lãnh)(3): Ngân hàng thứ nhất phát hành bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng thứ hai(4): Ngân hàng thứ hai phát hành bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh

c, Đồng bảo lãnh

Là hình thức cấp tín dụng hợp vốn, theo đó có từ hai ngân hàng trở lên cùngthực hiện bảo lãnh Loại hình bảo lãnh này được áp dụng cho những khoản bảo lãnhlớn, khả năng rủi ro cao hay vượt mức cho vay và bảo lãnh tối đa của tổ chức tíndụng đối với một khách hàng do Ngân hàng nhà nước quy định, khi đó nhiều ngânhàng sẽ cùng đứng ra thực hiện bảo lãnh Một ngân hàng sẽ được chọn làm ngânhàng đầu mối, các ngân hàng còn lại đóng vai trò thành viên Ngân hàng đầu mối sẽthay mặt các ngân hàng thành viên phát hành cam kết bảo lãnh cho toàn bộ nghĩa vụbảo lãnh, chịu trách nhiệm nhận các tài sản đảm bảo của khách hàng, thu phí bảolãnh và dựa vào tỷ lệ đóng góp của các thành viên để chia số phí thu được hoặc truyđòi trách nhiệm

Đồng bảo lãnh bao gồm 3 chủ thể tham gia chính: Các ngân hàng thành viên,Bên được bảo lãnh và Bên nhận bảo lãnh

NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN

NGÂN HÀNG ĐẦU MỐI

BÊN ĐƯỢC

BẢO LÃNH

BÊN NHẬN BẢO LÃNH(1)

Trang 33

(1): Bên được bảo lãnh thỏa thuận và ký kết hợp đồng cơ sở với bên nhận bảolãnh trong đó quy định các điều khoản của cam bảo lãnh.

(2) Bên được bảo lãnh yêu cầu các ngân hàng xem xét phát hành thư bảo lãnh.(3) Các ngân hàng phát hành bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh thông qua mộtngân hàng đầu mối được chọn ra từ các ngân hàng thành viên

1.1.3.3 Phân loại theo tài sản đảm bảo

a, Bảo lãnh có tài sản đảm bảo

Bảo lãnh có tài sản đảm bảo là loại hình bảo lãnh trong đó bên được bảo lãnh cóđưa vào các biện pháp bảo đảm cho ngân hàng phát hành bảo lãnh như: ký quỹ, cầm cốgiấy tờ có giá, thế chấp tài sản…Sau khi bảo lãnh hết hạn bảo lãnh, tùy từng trườnghợp mà ngân hàng phát hành bảo lãnh có thể xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi phần tiền

mà mình đã bồi thường thay cho bên được bảo lãnh, hoặc trả lại cho bên được bảo lãnhnếu bên được bảo lãnh đã hoàn thành hết các nghĩa vụ với ngân hàng

b, Bảo lãnh thiếu/ không có bảo đảm bằng tài sản/ tín chấp

Là hình thức mà ngân hàng phát hành bảo lãnh cho Bên được bảo lãnh màkhông yêu cầu các biện pháp bảo đảm (ký quỹ, cầm cố giấy tờ có giá hay thế chấptài sản) và/hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm là tín chấp cho toàn bộ hay một phầngiá trị bảo lãnh

1.1.4 Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng:

1.1.4.1 Hoạt động bảo lãnh là hoạt động ngoại bảng của ngân hàng

Khác với hoạt động cho vay, ngân hàng không phải ngay lập tức bỏ vốn củamình khi phát hành một cam kết bảo lãnh Bảng cân đối tài sản của ngân hàngkhông thay đổi, vì vậy, bảo lãnh được coi như tài sản ngoại bảng và được theo dõingoài bảng cân đối kế toán Chỉ khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ tàichính đã cam kết thì ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm chi trả hoặc bồi thường chobên thụ hưởng Khi đó, ngân hàng buộc phải dùng nguồn vốn của mình để thực hiệnnghĩa vụ, khách hàng phải nhận nợ Lúc này, bảng cân đối kế toán của ngân hàngmới bị thay đổi

Trang 34

1.1.4.2 Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng được hình thành dựa trên sự thoả thuậncủa các bên tham gia.

Có ba tài liệu cơ sở trong hoạt động bảo lãnh gồm hợp đồng kinh tế ban đầugiữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh thể hiện sự thỏa thuận giữa hai bên vềviệc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ Sau khi thẩm định các vấn đề liên quan,ngân hàng chấp nhận bảo lãnh cho khách hàng, hai bên sẽ tự thoả thuận với nhau vềhình thức bảo lãnh, điều kiện trả tiền và các điều kiện khác, từ đó hình thành Hợpđồng cấp bảo lãnh Thư bảo lãnh do ngân hàng phát hành phải dựa trên sự đồng ýcủa các bên liên quan là bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

1.1.4.3 Tính độc lập tương đối đối với hợp đồng chính

Mục đích của bảo lãnh ngân hàng là bồi hoàn cho người thụ hưởng nhữngthiệt hại từ việc bên được bảo lãnh không thực hiện được các nghĩa vụ quy địnhtrong Hợp đồng kinh tế ban đầu Tuy nhiên, bảo lãnh ngân hàng lại có sự độc lậptương đối đối với hợp đồng chính này Việc phải thực hiện thay các nghĩa vụ củabên được bảo lãnh chủ yếu căn cứ vào các điều khoản đã được thỏa thuận và quyđịnh trong cam kết bảo lãnh Ngân hàng không thể từ chối thực hiện nghĩa vụ củamình cho dù có sự nghi ngờ giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, hay việndẫn các lý do thuộc về quan hệ của mình với khách hàng để trì hoãn hay không thựchiện nghĩa vụ của mình nếu các điều kiện bảo lãnh được đáp ứng đầy đủ

Như vậy, có thể hiểu tính độc lập của bảo lãnh phụ thuộc vào chính các điều kiệncủa bảo lãnh Nếu bảo lãnh quy định việc thực hiện thay các nghĩa vụ là theo văn bảncủa bên nhận bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có thể yêu cầu ngân hàng thực hiện tráchnhiệm của mình mà không cần một điều kiện khác ngoài văn bản nêu trên Ngược lại,nếu trong thư bảo lãnh có yêu cầu cần phải kèm chứng từ cụ thể như văn bản của mộtchủ thể độc lập xác nhận sự vi phạm của bên được bảo lãnh, văn bản của người đượcbảo lãnh thừa nhận sự vi phạm của mình…thì bên thụ hưởng bắt buộc phải xuất trình

đủ chứng từ thì mới nhận được sự bồi hoàn của ngân hàng

Tính độc lập này mang lại thuận lợi cho ngân hàng là khi nhận được yêu cầuthực hiện nghĩa vụ thay của bên thụ hưởng, ngân hàng chỉ cần xem xét yêu cầu này

Trang 35

có phù hợp với quy định trong cam kết bảo lãnh hay không mà không cần xem xétnội dung của hợp đồng kinh tế ban đầu Tuy nhiên nó cũng mang lại rủi ro cho ngânhàng nếu có sự cố ý cấu kết giữa khách hàng và bên nhận bảo lãnh.

1.1.4.4 Cam kết bảo lãnh của ngân hàng phải được lập bằng văn bản

Cam kết bảo lãnh của ngân hàng bắt buộc phải được lập bằng văn bản vàkhông chấp nhận việc bảo lãnh bằng miệng Cam kết bảo lãnh có thể thư bảo lãnh,telex, điện hay ký hậu trên các giấy nhận nợ, hối phiếu, lệnh phiếu…

 Cam kết bảo lãnh phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc ngườiđại diện theo ủy quyền của các tổ chức tín dụng

1.1.5 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng.

1.1.5.1 Đối với ngân hàng

Mục tiêu chính của ngân hàng thương mại là lợi nhuận Dịch vụ bảo lãnh đã đemlại cho các ngân hàng một nguồn thu không nhỏ thông quá việc thu phí phát hành bảolãnh Bằng việc sử dụng uy tín của mình để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh mà khôngcần giải ngân trực tiếp tiền ra, các ngân hàng giảm thiểu được rủi ro trong hoạt độngkinh doanh Bên cạnh đó, khi phát hành bảo lãnh, ngân hàng thường yêu cầu kháchhàng ký quỹ một khoản tiền nhất định, được giữ trong tài khoản phong tỏa Ngân hàng

có cơ hội chiếm dụng vốn mà không phải trả lãi từ những nguồn tiền ký quỹ này, đặcbiệt với những khoản ký quỹ lớn và có thời hạn bảo lãnh tương đối dài

Nền kinh tế ngày càng phát triển, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng ngàycàng gay gắt Một trong những giải pháp giúp ngân hàng có thể cạnh tranh được vớicác ngân hàng bạn là đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nghiệp vụ bảo lãnh góp phầnthỏa mãn tốt hơn những đòi hỏi đó Hơn nữa, bảo lãnh cũng là một biện pháp hữuhiệu trong việc củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống và tiếp cận đượcvới các khách hàng tiềm năng Ngoài ra, hoạt động bảo lãnh cũng là hoạt động gópphần khẳng định và nâng cao uy tín, vị thế và hình ảnh của ngân hàng

1.1.5.2 Đối với Bên được bảo lãnh

Bên được bảo lãnh nhận được rất nhiều lợi ích từ việc sử dụng bảo lãnh ngânhàng Bảo lãnh ngân hàng giúp doanh nghiệp giảm bớt căng thẳng về nguồn vốn

Trang 36

hoạt động Do chưa đủ uy tín với đối tác, doanh nghiệp có thể nhờ ngân hàng bảolãnh, nhờ đó bên thụ hưởng có thể ứng trước một phần vốn để bên được bảo lãnh cóthể sử dụng vốn để thực hiện hợp đồng một cách thuận lợi mà không phải đi vaymượn Bảo lãnh cũng góp phần bỏ hình thức đặt cọc trong giao dịch giữa bên đượcbảo lãnh và bên thụ hưởng, nhờ đó giúp bên được bảo lãnh có thể sử dụng số tiềnđặt cọc vào mục đích có lợi hơn mà không bị lãng phí Bên cạnh đó, bảo lãnh ngânhàng cũng góp phần thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc hơn, hoàn thànhđúng nghĩa vụ của mình với đối tác do ngân hàng thường xuyên kiểm tra, giám sáttạo ra áp lực thực hiện tốt hợp đồng, bản thân bên được bảo lãnh cũng không muốnphải bồi hoàn lại cho ngân hàng vù phải chịu thêm phần lãi suất phạt, phí…Ngoài

ra, khi sử dụng bảo lãnh ngân hàng, khách hàng sẽ được hưởng các dịch vụ đi kèm

từ ngân hàng như tư vấn về hiệu quả của phương án kinh doanh và các hỗ trợ khác.1.1.5.3 Đối với Bên nhận bảo lãnh

Một trong những vai trò quan trọng của bảo lãnh là cung cấp cho bên nhận bảolãnh một sự bảo đảm Nó được hiểu là một hình thức bảo đảm cho hợp đồng kinh tếgiữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh Trong các giao dịch kinh tế, thươngmại, khi các bên tham gia ký kết hợp đồng không có sự hiểu biết hay tin tưởng nhauthì một trong những giải pháp đầu tiên để hợp đồng có thể ký kết là có sự đảm bảocủa ngân hàng mà hai bên tin tưởng Bằng việc cam kết sẽ bồi thường khi xảy ra các

vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh, các ngân hàng phát hành bảo lãnh đã tạo

ra một sự đảm bảo chắc chắn cho người thụ hưởng Khi có sự bảo lãnh của ngânhàng, rủi ro đối với bên thụ hưởng được giảm thiểu một cách tối đa Bên nhận bảolãnh có thể hoàn toàn yên tâm giao dịch với đối tác và cũng không mất thời gian,chi phí để tìm hiểu đối tác Khi có rủi ro xảy ra, họ chỉ cần xuất trình những bằngchứng vi phạm điều khoản hợp đồng của bên được bảo lãnh thì ngân hàng sẽ phảithực hiện nghĩa vụ trả thay vô điều kiện

1.1.5.4 Đối với nền kinh tế

Bảo lãnh ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Bảolãnh ngân hàng là chất xúc tác giúp cho các hợp đồng thương mại xây dựng, các

Trang 37

giao dịch hàng hóa trong nước và quốc tế được ký kết một cách thuận lợi, suôn sẻ,

từ đó làm thông suốt hoạt động kinh doanh, rút ngắn vòng quay vốn trong nền kinh

tế thị trường, bộ máy của nền kinh tế được vận hành có hiệu quả, thúc đẩy nền kinh

tế phát triển

Ngoài ra, bảo lãnh cũng thúc đẩy các chủ thể tham gia vào nền kinh tế làm ănnghiêm túc hơn, có trách nhiệm hơn, đồng nghĩa với việc lành mạnh hóa môi trườngkinh doanh Doanh nghiệp làm ăn hiệu quả góp phần tăng trưởng và phát triển kinh

tế đất nước

Với những ý nghĩa trên, bảo lãnh ngân hàng ngày càng thể hiện vai trò quantrọng trong nền kinh tế nói chung và hoạt động của ngân hàng, doanh nghiệp và cánhân nói riêng

1.1.6 Rủi ro phát sinh trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Trong bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng tiềm ẩn những rủi ro đối với các chủthể tham gia vào hoạt động kinh tế đó Trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũngvậy, bên phát hành bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh đều có thểchịu những rủi ro nhất định

1.1.6.1 Đối với bên phát hành bảo lãnh:

Khi ngân hàng phát hành bảo lãnh cho khách hàng đồng nghĩa với việc ngânhàng chấp nhận trả thay cho khách hàng nếu họ không thực hiện đúng và đầy đủnghĩa vụ trong hợp đồng, khi đó ngân hàng có thể chịu tổn thất thiệt hại Rủi ro đốivới ngân hàng có thể phát sinh từ nguyên nhân khách quan hoặc do nguyên nhânchủ quan từ chính bản thân ngân hàng gây ra

 Các rủi ro phát sinh từ nguyên nhân khách quan:

- Bên nhận bảo lãnh cố tình gian lận: Đặc trưng của bảo lãnh ngân hàng làthực thiện nghĩa vụ trả thay trên cơ sở chứng từ, đây là điều kiện thuận lợi cho sựgian lận xuất hiện Thủ tục mà bên nhận bảo lãnh đòi ngân hàng bồi thường khá đơngiản, thường chỉ cần xuất trình văn bản đòi tiền và các chứng cứ bên được bảo lãnh

đã vi phạm hợp đồng Khi chứng từ được xuất trình đầy đủ, ngân hàng bảo lãnhphải thanh toán cho bên thụ hưởng theo đúng các điều khoản trong cam kết bảo

Trang 38

lãnh, dù bên được bảo lãnh có thực sự vi phạm hay không, hay có sự thông đồnggiữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh Bên nhận bảo lãnh cũng có thể gianlận bằng cách lập chứng từ khống để hợp thức hóa việc xuất trình chứng từ, sửachữa các số liệu để đòi tiền vượt quá mức tổn thất của vi phạm…

- Rủi ro nợ quá hạn: Bảo lãnh là một nghiệp vụ tín dụng Vì vậy, các ngânhàng cũng gặp phải rủi ro rất lớn khi khách hàng của mình không thực hiện đúngnghĩa vụ của mình trong hợp đồng Họ cũng không có đủ khả năng/ hoặc cố tìnhkhông bồi hoàn lại những khoản tiền mà ngân hàng đã trả thay họ cho bên nhận bảolãnh.Khi đó, ngân hàng không thu hồi được vốn của mình và phát sinh nợ quá hạn

 Các rủi ro phát sinh từ nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng:

- Do việc thực hiện không đúng quy trình bảo lãnh Đôi khi còn xem nhẹkhâu thẩm định, khâu theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ đã cam kết củakhách hàng

- Do chất lượng cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu của công việc, trình độ thẩmđịnh của cán bộ chưa cao, còn thiếu kinh nghiệm nên không đánh giá chính xác tìnhhình và khả năng thực hiện hợp đồng của khách hàng, không lường trước được rủi

ro có thể xảy ra

- Do công nghệ ngân hàng còn thấp, thông tin không đầy đủ cũng là cản trởđối với ngân hàng Thiếu hụt thông tin, chất lượng thông tin thấp dẫn đến cán bộngân hàng sẽ không đủ cơ sở để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại vàtương lai, cũng như khả năng thực hiện hợp đồng của khách hàng, không dự đoánđược những biến động có thể xảy ra

1.1.6.2 Đối với bên được bảo lãnh:

Rủi ro của bên được bảo lãnh là những rủi ro đơn thuần trong hoạt động kinhdoanh dẫn đến việc không thể thực hiện hay thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ củamình trong hợp đồng kinh tế ban đầu Ngoài ra, bên được bảo lãnh còn phải chịu rủi

ro khi bên đối tác cố tình lập chứng từ giả mạo để yêu cầu ngân hàng thanh toántrong khi trên thực tế họ đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình Khi đó, bên đượcbảo lãnh phải chịu nhận nợ bắt buộc với mức lãi suất cao hơn, mất uy tín đối vớingân hàng mà lẽ ra họ không phải chịu

Trang 39

1.1.6.3 Đối với bên nhận bảo lãnh:

Bảo lãnh ngân hàng thực sự là một hình thức bảo đảm cho bên nhận bảo lãnhtrong các giao dịch kinh tế, thương mại Tuy nhiên, không phải bên thụ hưởng sẽhoàn toàn không gặp bất kỳ rủi ro nào trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng này.Trên thực tế, hoạt động của ngân hàng thương mại vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, cóthể dẫn đến việc phá sản hoặc ngân hàng phát hành bảo lãnh không đủ uy tín…khi

đó, người thụ hưởng sẽ không được hưởng hoặc hưởng không đầy đủ các quyền lợicủa mình Ngoài ra, bên nhận bảo lãnh cũng có thể gặp rủi ro phát sinh từ các yếu tốkhác như nhân tố chính trị, pháp luật của nước phát hành bảo lãnh, nhân tố thiên tainhư bão lũ, hỏa hoạn…

1.4 Phát triển hoạt động bảo lãnh Ngân hàng thương mại

1.4.2.Quan niệm phát triển hoạt động bảo lãnh Ngân hàng thương mại

Phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng được hiểu là sự tăng lên về số lượngcũng như chất lượng bảo lãnh Để phát triển hoạt động bảo lãnh, các ngân hàng cầnphải thực hiện đồng thời việc phát triển bảo lãnh theo chiều rộng và chiều sâu.Phát triển hoạt động bảo lãnh theo chiều rộng: Trong quá trình phát triển hộinhập nền kinh tế, các thành phần kinh tế đều tham gia vào hoạt động sản xuất kinhdoanh một cách sôi động Bởi những lợi ích mà bảo lãnh mang lại, ngày càng nhiềukhách hàng quan tâm đến dịch vụ này Ngân hàng có hoạt động bảo lãnh phát triển

là phải đáp ứng được các nhu cầu ngày càng nhiều đó của khách hàng Do đó, sốlượng khách hàng đông đảo và đối tượng khách hàng sử dụng bảo lãnh ngân hàngphong phú đa dạng là một tiêu chí thể hiện sự phát triển của hoạt động bảo lãnhngân hàng Bên cạnh đó, sự tăng trưởng về quy mô bảo lãnh của một ngân hàng sẽđược thể hiện rõ nét qua sự tăng trưởng về dư nợ bảo lãnh, doanh số bảo lãnh cũngnhư thu nhập mà hoạt động bảo lãnh mang lại cho ngân hàng

Phát triển bảo lãnh theo chiều sâu: Trên quan điểm của ngân hàng, một khoảnbảo lãnh đạt chất lượng tốt tức là ngân hàng không phải xuất vốn để trả thay ngườiđược bảo lãnh và thu được các khoản phí, lệ phí bảo lãnh làm tăng doanh thu củangân hàng, đồng thời nhờ đó ngân hàng tăng uy tín của mình và hỗ trợ khách hàng

Trang 40

của mình phát triển và đẩy mạnh sản xuất Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất

cả các khoản bảo lãnh có tỷ lệ rủi ro bằng 0 thì hoạt động bảo lãnh mới có chấtlượng mà chất lượng hoạt động bảo lãnh thể hiện ở việc chấp nhận một tỷ lệ rủi rohợp lý

Nói một cách khác, chất lượng hoạt động bảo lãnh đối với ngân hàng là việcđem lại doanh thu cho ngân hàng (các khoản bảo lãnh kém chất lượng thường rấtkhó thu các khoản phí, lệ phí), tạo điều kiện cho ngân hàng hỗ trợ khách hàng thuậnlợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động bảo lãnh có chất lượng cũnglàm tăng uy tín của ngân hàng không những trong nước mà còn cả trên thị trườngquốc tế Muốn đạt được điều này, ngân hàng phải cung cấp hoạt động bảo lãnh thỏamãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, có sức cạnh tranh nhưng vẫn phải đảm bảotính an toàn và sinh lợi, đồng thời tuân thủ đúng pháp luật và các quy định, quy chếcủa ngành Ngân hàng

Như vậy, để phát triển hoạt động bảo lãnh, cùng với việc tăng trưởng quy môbảo lãnh, các ngân hàng còn cần phải nâng cao chất lượng hoạt động này, đảm bảo

sự tăng trưởng là hiệu quả và an toàn

1.4.3.Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động bảo lãnh

Hoạt động bảo lãnh ngân hàng đang ngày càng đóng vai trò quan trọng và tíchcực trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Hoạt động bảo lãnh không nhữngmang lại lợi nhuận mà còn nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường đầy biến động

và cạnh tranh Phát triển hoạt động bảo lãnh là ngân hàng tìm cách gia tăng doanh số,

số dư bảo lãnh cùng với việc nâng cao chất lượng hoạt động này, đảm bảo sự gia tăngbảo lãnh an toàn và hiệu quả Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động bảo lãnh ở mỗingân hàng khác nhau thì khác nhau Tuy nhiên, về bản chất, các chỉ tiêu vẫn bao gồmchỉ tiêu mang tính chất định lượng và chỉ tiêu mang tính định tính

1.4.3.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng

a, Dư nợ bảo lãnh và Doanh số bảo lãnh

- Dư nợ bảo lãnh (hay còn gọi là số dư bảo lãnh): là tổng giá trị của tất cả cáckhoản bảo lãnh của ngân hàng tại một thời điểm nhất định Chỉ tiêu số dư bảo lãnh

Ngày đăng: 01/11/2016, 12:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w