Trong đó có Công Ty Cổ Phần Đường Quảng Ngãi QNS được người tiêu dùng bình chọn là doanh nghiệp nằm trong danh sách năm Công ty hàng đầu của ngành mía đường Việt Nam.. Công ty Cổ phần Đư
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, nhu cầu của xã hội luôn
có sự thay đổi Chính vì thế, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải có sự quan tâm thích đáng tới việc sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ Trong đó vấn đề cơ bản là sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào…? Mỗi doanh nghiệp, tùy thuộc vào đặc điểm , lợi thế trong kinh doanh để đáp ứng được nhu cầu xã hội, đưa doanh nghiệp mình đi lên, và góp phần vào sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế thị trường Để làm được điều này thì đối với mỗi doanh nghiệp, kế toán và việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các công
cụ quản lý Nó cung cấp cho chủ doanh nghiệp những thông tin tài chính chính xác để tổ chức tốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và có những chiến lược kinh doanh đúng hướng
Phân tích hoạt động kinh doanh nói chung hiện nay càng trở thành nhu cầu của doanh nghiệp nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO
Nền kinh tế tăng trưởng cao, đời sống người dân được cải thiện do đó nhu cầu về các sản phẩm bánh kẹo cũng ngày một tăng Trong đó có Công Ty Cổ Phần Đường Quảng Ngãi (QNS) được người tiêu dùng bình chọn là doanh nghiệp nằm trong danh sách năm Công ty hàng đầu của ngành mía đường Việt Nam QNS đã 10 năm liên tiếp đạt danh hiệu “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” (từ 1997-2006) Bên cạnh đó, những năm gần đây trước hiệp định hội nhập ASEAN Việt Nam và các nước Đông Nam Á sẽ miễn giảm thuế nhập khẩu đường từ các nước trong khu vực ASEAN xuống 0%, nhận thấy đây là thách thức vừ là cơ hội nằm bắt thời cơ, nên nhón em quyết định chon Công
ty cổ phần Đường Quảng Ngãi để nghiên cứu
Trong quá trình làm bài không tránh khỏi thiếu sót, thông tin tìm kiếm còn hạn chế nên nhiều chỗ không chuyên sâu, kính mong thầy bỏ qua Chúng em xin chân thành cám ơn!
Trang 2CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỰC PHẨM
VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI
1.Tổng quan về ngành Mía Đường và Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi:
- 30% được trồng chủ yếu ở các nước có khí hậu ôn đới Một số quốc gia như Mỹ và Trung Quốc với đặc thù đa khí hậu và diện tích rộng lớn nên có để trồng được cả 2 loại nông sản này Củ cải đường là cây nông sản ngắn ngày, nên diện tích gieo trồng phụ thuộc vào biến động giá của các loại nông sản khác, đặc biệt là ngũ cốc Trong khi đó cây mía mất khoảng từ 12 tháng đến 16 tháng để từ lúc gieo trồng đến lúc thu hoạch và 1 gốc mía có thể được sử dụng đến 5 năm, sau khoảng thời gian này chữ đường trong mía sẽ giảm xuống
Mía hiện nay là cây trồng được trồng lớn nhất thế giới, với diện tích 23,8 triệu
ha, cây mía hiện được trồng trên 90 quốc gia chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, sản lượng trung bình là vào khoảng 1,69 tỷ tấn mỗi vụ thu hoạch Các quốc gia hiện tại sản xuất cũng như tiêu thụ nhiều về đường như Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc
Ngành mía đường Việt Nam thực sự hình thành và phát triển ở miền Nam Việt Nam từ đầu thế kỷ XX, tập trung ở miền Trung và khu vực Đồng bằng Sông Cửu
Trang 3Long Tính đến năm 2015, Việt năm có 41 nhà máy đường chủ yếu là quy mô nhỏ Sản lượng khai thác mía của Việt Nam hiện nay đứng thứ 21 trong tổng các quốc gia sản xuất đường Năng suất sản xuất cao nhất là Đồng bằng Sông Cửu Long, tuy nhiên chất lượng mía khu vực này lại thấp hơn các khu vực còn lại Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì công nghệ chế biến quá lạc hậu, phương thức thu mua chưa hợp lý, cơ cấu giống mía chưa phù hợp làm tăng mức tiêu hao nguyên liệu trong chế biến của nước ta Ngoài ra hiện nay ngành mía đường Việt Nam còn phải đối diện với lượng tốn kho lớn và sự cạnh tranh của đường nhập lậu Tất cả những yếu tố này làm giảm sự cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trên thị trường trong nước cũng như quốc tế Hiện nay sản phẩm ngành mía đường chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa Khoảng 2/3 lượng đường Việt Nam được tiêu thụ tại khu vực phía Nam với khoảng 950,000 tấn/năm Vùng mía nguyên liệu và yếu tố giống mía giữ vai trò quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cũng như chữ đường của cây mía Theo quy định của các nhà máy đường, chữ đường là căn cứ để xác định mức giá cao hay thấp của mía nguyên liệu Tuy nhiên đặc thù ngành mía đường Việt Nam là các vùng nguyên liệu phân tán, quy mô nhỏ, chất lượng giống mía chưa cao, bên cạnh đó lại phụ thuộc chủ yếu vào giống mía nhập ngoại (90%) gây tốn kém trong chi phí sản xuất cũng như giảm năng lực cạnh tranh
Nhìn chung ngành mía đường Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển và còn gặp nhiểu khó khăn, thách thức trong tương lai Tuy nhiên với những lợi thế vể điều kiện thiên nhiên sẵn có phù hợp cho sự phát triển của cây mía hứa hẹn sẽ đem lại triển vọng tích cực cho sự phát triển chung toàn ngành
1.2 Tổng quan về công ty cổ phần đường Quảng Ngãi:
1.2.1 Lịch sử hình thành:
Công ty Cổ Phần Đường Quảng Ngãi: tiền thân là công ty đường Quảng Ngãi, thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2005 tiến hành cổ phần hóa thành lập Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi và hoạt động từ năm 2006
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI
- Tiếng Anh : Quang Ngai Sugar joint stock Company
- Tên viết tắt: QNS
Trang 4- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
Mã số thuế doanh nghiệp 4300205943 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng Ngãi cấp lần đầu ngày 28/12/2005
Đăng ký thay đổi lần thứ 15 ngày 26/06/2015
- Vốn đầu tư chủ sở hữu đến ngày 31/12/2015: 1.410.152.520.000 đồng
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC NGÀNH MÍA ĐƯỜNG
- NHÀ MÁY ĐƯỜNG AN KHÊ
Địa chỉ : xã Thành An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
Điện thoại : 059 - 3532 084
Fax : 059 - 3532 002
- NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỔ PHONG
Địa chỉ : Xã Phổ Phong , huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
Trang 5cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số 2610/QĐ-ĐMD ngày 30/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, được Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng Ngãi cấp lần đầu ngày 28/12/2005 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2006
1.2.3 Quá trình phát triển:
Kể từ khi cổ phần hóa, dưới sự điều hành của Ban Lãnh đạo cùng với sự nổ lực lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty, QNS đã gặt hái các thành công nhất định trong hoạt động sản xuất:
Tổng tài sản tại 31/12/2015 của Công ty đạt 5.172 tỷ đồng, gấp 10,3 lần so với cuối năm 2006
Tổng Nguồn vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2015 của Công ty đạt 2.608 tỷ đồng; gấp 40,4 lần so với cuối năm 2006
Lợi nhuận sau thuế TNDN của Công ty năm 2015 đạt 1.230 tỷ đồng, gấp 47,3 lần so với năm 2006
Trang 61.2.3 Ngành nghề kinh doanh :
- Công nghiệp chế biến đường, mật, thực phẩm, đồ uống, bao bì
- Khai thác, sản xuất chế biến và kinh doanh nước khoáng
- Kinh doanh thương mại, dịch vụ tổng hợp và hoạt động xuất nhập khẩu
- Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng
- Xây dựng, sửa chữa và lắp đặt máy móc thiết bị, gia công chế tạo các sản phẩm cơ
- khí phục vụ các ngành sản xuất và dân dụng
- Sản xuất và kinh doanh mía ( mía giống và mía nguyên liệu)
- Sản phẩm, dịch vụ chính : Đường, Bánh Kẹo, Bia, Nước Khoáng, Sữa, Nha, Cồn, CO2, Mía Giống,
1.2.4 Định hướng phát triển:
QNS luôn luôn nỗ lực trong hoạt động và kinh doanh Đồng thời QNS chú trọng vào mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển trong tương lai cũng như chính sách được củng cố và hoàn thiện sao cho phù hợp nhát trong từng thời kỳ
QNS xác định mục tiêu này trong trung và dài hạn, QNS đã đưa ra các chiến lược phát triển như sau: “Đầu tư hợp lý, phát triển bền vững, gia tăng hiệu quả, tài chính lành mạnh và phòng ngừa rủi ro”
Phát triển lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là mía đường, sữa đậu nành và các sản phẩm khác
Xây dựng vùng nguyên liệu mía và đậu nành bền vững nhằm tạo nguồn nguyên liệu chất lượng và ổn định cho các nhà máy sản xuất
Đẩy mạnh hoạt động Marketing thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu đã lựa chọn
Trang 7Nghiên cứu, đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ mới, ứng dụng sáng tạo thành tựu khoa học vào trong sản xuất và quản lý Đồng thời, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Chú trọng vào phát triển vào nguồn nhân lực
Đẩy mạnh củng cố năng lực tài chính và tài chính là hạt nhân cho sự phát triển
ổn định và bền vững với thông điệp xuyên suốt là uy tín và trách nhiệm
1.2.5 Các chứng nhận và tiêu biểu doanh nghiệp đã đạt được:
1.2.4 Thông tin về mô hình Quản trị, tổ chức kinh doanh và Bộ máy quản lý:
QNS được sở hữu bởi hơn 2.000 cổ đông là các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi là Công ty mẹ với 14 đơn vị trực thuộc và có một công ty con được tổ chức theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty đã trở thành công ty đại chúng quy mô lớn vào năm 2009 và tháng 09/2014 cổ phiếu của Công ty đã được lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
Trang 8Cơ cấu tổ chức Quản trị của Công ty:
Năm 2015, sản phẩm sữa đậu nành luôn của QNS liên tiếp dẫn đầu ngành hàng sữa đậu nành bao bì giấy tại Việt Nam với thị phần hơn 80% Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi là một trong những doanh nghiệp lớn của ngành mía đường cũng như thực phẩm, đồ uống Mặc dù là công ty đường nhưng sản phẩm sữa đậu nành hiện là sản phẩm chủ lực đóng góp chính vào doanh thu và lợi nhuận cho công ty Thay vì chỉ tập trung vào các sản phẩm liên quan tới mía đường, QNS đã định hướng
Trang 9trở thành một doanh nghiệp hàng tiêu dùng với các dòng đa dạng từ mía đường, sữa đậu nành (Fami, Vinasoy), Bánh kẹo (Bisca Fun), Nước khoáng & bia (Thạch Bích, Dung Quất) Mặc dù vẫn giữ tên gọi Đường Quảng Ngãi nhưng hiện mía đường chỉ còn đóng góp 1/4 tổng doanh thu và chưa tới 10% lợi nhuận của QNS Trong khi đó, mảng sữa đậu nành với sự tăng trưởng rất ấn tượng hiện chiếm tới 1/2 tổng doanh thu và 2/3 tổng lợi nhuận gộp
Quyết định đầu tư vào lĩnh vực sữa đậu nành là quyết định mang tính đột phá, góp phần đưa QNS trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong ngành hàng tiêu dùng.Năm 2005, nhận định thị trường sữa đậu nành là phân khúc đầy tiềm năng trong khi các đối thủ còn “bỏ ngỏ”, QNS đã đổi tên nhà máy sữa Trường Xuân thành nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy với mục tiêu là chỉ tập trung vào duy nhất sản phẩm sữa đậu nành.Với hướng đi đúng, Vinasoy đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường, vươn lên vị trí số 1 kể từ năm 2010
Doanh thu sữa đậu nành tăng trưởng bình quân 51,4% trong giai đoạn
2010-2014 Trong giai đoạn 2010-2014, doanh thu của Vinasoy tăng gấp 5 lần từ 600 tỷ lên 3.100 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng bình quân hơn 50%/năm Bên cạnh nhà máy tại Quảng Ngãi, Vinasoy đã đầu tư nhà máy mới tại Tiên Sơn, Bắc Ninh
Trang 10Tăng trưởng của QNS chủ yếu đến từ sữa đậu nành nhưng sẽ là không đủ nếu không nhắc đến các mảng kinh doanh còn lại – những mảng đang góp 1/2 doanh thu Với doanh thu hơn 1.600 tỷ đồng, quy mô mảng mía đường của QNS tương đương với Mía đường Lam Sơn (LSS) Hiện ngành đường trong nước vẫn ở trong giai đoạn khó khăn, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã lỗ.Tuy nhiên, QNS lại quyết định đầu tư mở rộng công suất Công ty đang tiến hành mở rộng công suất Nhà máy đường An Khê lên mức 18.000 tấn mía/ngày Sau khi hoàn thành mở rộng vào năm 2016, QNS với
2 nhà máy đường An Khê và Phổ Phong sẽ trở thành một trong những doanh nghiệp đường lớn nhất cả nước
Trang 11CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ CẠNH TRANH DỰ ĐOÁN TƯƠNG LAI SỰ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP 2.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
2.1.1 Tổng quan chung về môi trường kinh doanh:
Trong những năm gần đây, mía đường là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam Theo xu hướng của thị trường thì người tiêu dùng quan tâm hàng đầu đến các mặt hàng thực phẩm, ngành đường chỉ là thức yếu, nên trong chỉ tiêu của người tiêu dùng thì hàng đường không được đưa vào khoản tiêu dùng chính
mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập Do vậy, bất cư 1 sự biến động nho nhỏ nào trong thu nhập của người dần cũng khiến thu nhập của công ty bị ảnh hưởng
Với đặc điểm của ngành đường là chịu ảnh hưởng rất lớn theo mùa vụ như : phụ thuộc rất lớn vào mùa vụ thu hoạch mía Do vậy thu nhập có thể biến động phụ thuộc vào chu kỳ thu hoạch mía Việc này ảnh hưởng lớn dòng tiền và chi phí mùa vụ tăng nhanh
Tham gia vào thị trường đường có nhiều doanh nghiệp sản xuất có tên tuổi trên thị trường Số lượng các cơ sở sản xuất đường nhỏ không có thống kê chính xác, với sản phẩm là đường có phẩm chất thấp, được tiêu thụ tại các địa phương riêng lẻ
Ngành mía đường Việt Nam hoạt động gần như trên khắp đất nước từ Bắc vào Nam (từ Sơn La, Tuyên Quang, Cao Bằng đến tận Kiên Giang, Cà Mau) và sản xuất theo mùa
vụ, mỗi mùa vụ theo vùng kéo dài khoảng 4-6 tháng nhưng khác nhau tùy từng vùng miền bắt đầu từ tháng Tám, Chín năm nay đến tháng Sáu, Bảy năm sau
Về năng lực sản xuất, với tổng công suất ép mía hiện nay đạt hơn 145.000 tấn mía/ngày có khả năng sản xuất 2 triệu tấn đường thành phẩm/vụ, trong đó đường luyện chiếm 50%.Vụ 2014-2015 cả nước sản xuất được hơn 1,4 triệu tấn đường từ mía, sụt giảm gần 11% so với niên vụ trước, do một phần bị giảm diện tích, phần khác do khô hạn Trong niên vụ mới 2015-2016, có nơi tăng có nơi giảm diện tích nhưng tổng hợp lại diện tích có giảm và vẫn bị khô hạn nên sản lượng dự báo cũng sẽ chỉ đạt như vụ trước
Trang 12từ đầu vụ, tổng nguồn cung khoảng 1,8 triệu tấn Với sản lượng này, đường luôn dư thừa
trong các năm gần đây
Ngoài ra, còn một nguồn đáng kể là đường nhập lậu có xuất xứ Thái Lan mà theo thông tin của Tổ chức Đường thế giới có thể ước khoảng 400.000 – 500.000 tấn/năm và có thể
có thêm nguồn cung từ gian lận thương mại tham gia, góp phần gây khó khăn cho sản
xuất trong nước
- Khách hàng
+ Đối với tiêu dùng nội địa: Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có dân số
trẻ với hơn 90 triệu người, do đó tiềm năng phát triển trong tương lai của Việt Nam còn rất lớn.Theo báo cáo của BMI, dân số Việt Nam sẽ tăng từ 90,7 triệu người lên 97,7 triệu người trong giai đoạn 2013-2020.Thực tế cho thấy mức tiêu thụ đường bình quân của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao Bình quân giai đoạn2013-2015 tiêu dùng tăng khoảng 5.1%/năm Bên cạn đó, hiện nay nhiều công ty mía đường trong nước đang tập trung vào hoạt động khai thác chuỗi giá trị ngành đường, đầu tư sau đường nâng cao giá trị gia tăng, góp phần vào mục tiêu giảm giá thành nên dự báo lượng tiêu dụng đường
trong nước tiếp tục tăng trong thời gian tới
+ Đối với tiêu dùng ngoài nước: Trong những niên vụ 2014/2015 vừa qua, hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam có dấu hiệu tăng trưởng Cụ thể sau nhiểu năm nhập siêu đường thì niên vụ này Việt Nam đã xuất siêu đường Chương trình sản xuất 1 triệu tấn đường đã của Chính phủ đề ra năm 2005 đã hoàn thành và đang hướng tới 2 triệu tấn đường vào năm 2020 nhằm phục vụ tiêu dùng ngoài nước Đạt được những thành tựu như vậy là do chất lượng đường không ngừng được cải thiện và nâng cao đáp ứng những yêu cầu khắc khe và nghiêm ngặt của khách hàng ngoài nước, do đó sản lượng đường tiêu thụ ngoài nước cũng tăng trưởng không thua kém gì thị trường trong nước
+Sản phẩm thay thế: như đã đề cập sản phẩm thay thế của công ty cổ phần đường
Quảng Ngãi là sản phẩm đường từ một số công ty khác như SBT – CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh, BHS – CTCP Đường Biên Hoà, LSS – CTCP Mía đường
Trang 13Lam Sơn, NHS – CTCP Đường Ninh Hoà,
+ Thị trường lao động: với 1 thị trường năng động lợi thế về vấn đề lao động, giá
nhân công rẻ và dồi dào đã tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô sản xuất
2.1.2.2 Môi trường vĩ mô
- Về tự nhiên- Cơ sở hạ tầng:
Tác động rất lớn đến hoạt động doanh nghiệp Về cơ bản thường tác động bất lợi đến hoạt động doanh nghiệp Vấn đề môi trường ( khí hậu, thời tiết.) ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất, nó quyết định đến nguồn nguyên liệu đầu vào ( mía, đường ) Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến sự vận chuyển nguyên vật liệu cũng như phân phối sản phẩm của doanh nghiệp
- Kinh tế
Thời gian gần đây tốc độ tăng trưởng nên kinh tế ngày càng cao, nền kinh tế ngày càng ổn định, chỉ số lạm phát được kìm hảm Các yếu tố này ảnh hưởng đé kinh doanh, tạo ra những cơ hội và thách thức với doanh nghiệp
- Kĩ thuật- công nghệ
Công nghệ ngày càng phát triển được ứng dụng nhiều hơn vào dây chuyền sản xuất Dây chuyền, máy móc, trang thiết bị hiện đại đã cho ra đời những dòng sản phẩm cao cấp với chất lượng phù hợp đáp ứng nhu cầu của thị trường đem lại hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh
- Văn hóa-xã hội
Đây là yếu tố tác động sâu sắc đến kết quả hoạt động quản trị và sản xuất kinh doanh Thị hiếu tiêu dùng có sự ảnh hưởng của văn hóa vì vậy doanh nghiệp cần tìm hiểu
1 cách rõ ràng văn hóa phong tục tập quán, thói quen của thị trường mục tiêu để có chiến lược marketing phù hợp cho từng sản phẩm
- Chính trị xã hội
Với các chính sách ưu tiên phát triển sản xuất, chính phủ ngày càng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển Điển hình như chính sách kích cầu hàng tiêu dùng, chính sách phá giá tiền tệ đẩy mạnh xuất khẩu tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp tìm chỗ đứng trong thị trường nội địa
Trang 14- Môi trường quốc tế
Tình hình cạnh tranh trên trường quốc tế ngày càng gay gắt Sở mở rộng thị trường- gia nhập WTO đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và QNS nói riêng
2.1.2.3 Thị trường tài chính
- Thị trường chứng khoán
Năm 2015, nhóm cổ phiếu ngành Mía đường tiếp tục gặp khó khăn khi vẫn đối mặt với những bất lợi về nguồn mía nguyên liệu, cạnh tranh với đường nhập lậu, và giá đường thế giới cũng như trong nước tiếp tục sụt giảm mạnh
Điều này được thể hiện khá rõ trên số liệu kết quả kinh doanh khi doanh thu của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều suy giảm so với các năm trước, đáng chú ý chỉ QNS có mức tăng trưởng ấn tượng 38%
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn vượt khó trong năm 2014 Mặc dù doanh thu sụt giảm nhưng một số công ty trong ngành như LSS, BHS và QNS vẫn có mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng nhờ vào: (1) nỗ lực duy trì tỷ lệ lợi nhuận gộp ổn định, và (2) cải thiện chi phí tài chính (chủ yếu là giảm chi phí lãi vay do hưởng lợi từ xu hướng lãi suất giảm)
Với những khó khăn phải đương đầu, giới đầu tư dường như bỏ quên nhóm cổ phiếu ngành mía đường trong năm qua Điều này đã khiến cho các chỉ số định giá (P/E
và P/B ) của các doanh nghiệp ngành mía đường duy trì ở mức thấp mà QNS cũng không ngoại lệ Trong năm 2015, đặc biệt là các chỉ số P/B đều đứng ở mức dưới 1x
Tuy nhiên bước sang năm 2016, thị trường chứng khoán ngành mía đường đã có những bước khởi sắc hơn cụ thể giá cổ phiếu mía đường đã tăng mạnh trong 4 tháng vừa qua và hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại QNS nằm trong top các mã tăng mạnh nhất trong bộ ba SBT, BHS và QNS
- Tác động của môi trường kinh tế đến ngành đường
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định cũng như môi trường đầu tư - kinh doanh được cải thiện đang khiến Việt Nam ngày càng trở thành mối quan tâm của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới với quy mô đầu tư vào các dự án ngày một lớn hơn, cụ thể trong ngành mía đường việc đầu tư các trang thiết bị, làm chủ nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ là vấn đề được quan tâm hàng đầu để đem đến cho khách hàng sản phẩm đường tốt nhất cũng như đáp ứng được những yêu cầu khắc khe, nghiêm ngặt từ các nhà đầu tư nước ngoài Bên
Trang 15cạnh những cơ hội đặt ra vẫn còn tồn tại một số khó khăn vướng mắc cần giải quyết Cụ thể cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì đường nhập lậu về Việt Nam ngày càng nhiều với giá quá rẻ là áp lực cạnh tranh lớn nhất mà ngành mía đường từ xưa đến nay phải đối mặt Bên cạnh đó chất lượng đường nước ta còn thấp trong khi giá thì lại cao hơn các nước khác trong khu vực, áp lực từ phía khách hàng khi nền kinh tế biến động thì người mua luôn nhạy cảm về giá
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập đã để lộ mặt yếu thế trong cạnh tranh so với ngành mía đường từ các nước khác nên tạo áp lực không chỉ cho các doanh nghiệp mía đường mà toàn ngành mía đường Việt Nam nói chung Song đối mặt với những vướn mắt trên ngành mía đường nói chung và QNS nói riêng vẫn tỏ ra lạc quan khi thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm này rất lớn, khách hàng đa dạng, hầu như trong cuộc sống ai cũng không thể sử dụng thiếu đường điều này có nghĩa là đường sẽ không
bị thay thế hoàn toàn bởi bất kỳ một sản phẩm nào khác Do đó trong tương lai không xa cùng với tiến trình phát triển của nền kinh tế, QNS với những cải tiến về công nghệ, đột phá về chất lượng hứa hẹn sẽ là một ngôi sao sáng trên bầu trời mía đường Việt Nam
2.2 PHÂN TÍCH THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH 2.2.1 Những thuận lợi cơ bản
QNS là một thương hiệu mạnh trên thị trường mía đường Viêt Nam hiện nay Thương hiệu luôn được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao từ 1997 - 2015
Thương hiệu đường Quảng Ngãi cũng được chọn là một thương hiệu mạnh trong một trăm thương hiệu mạnh tại Việt Nam, đồng thời cũng là một thương hiệu mạnh trong năm và trở thành thương hiệu nổi tiếng do Tổ chức Đường thế giới (ISO) công nhận Sản lượng đường của QNS sản xuất được trong niên vụ 2014/15 ước đạt 0,3 triệu tấn đường, chỉ chiếm khoảng 0,9% tổng sản lượng đường của cả nước Niên vụ này, năng suất mía bình quân cả nước đạt khoảng 11,9 tấn mía/ha, tăng khoảng 19,5% so với mười năm trước đây Khoảng cách này đang dần được thu hẹp theo thời gian Quy mô thương mại đường của Việt Nam với các nước còn lại trên thế giới là không đáng kể, kim ngạch xuất khẩu đường năm 2015 đạt 12,2 triệu USD, chủ yếu là hoạt động xuất đường tinh đi Trung Quốc ( khoảng 95%) trong khi nhập khẩu năm 2013 vào khoảng 10,8 triệu USD chủ yếu từ Thái Lan (đường tinh), Mỹ (đường thô và đường khác) và Trung Quốc
Trang 16(đường khác) Tính trong khu vực Asean, Việt Nam gần nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới là Thái Lan ( khoảng 14,8% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu vụ 2013/14) và chịu tác “Đầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà máy đường hiện có, xây dựng một số nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở những vùng nguyên liệu nhỏ Ở những vùng nguyên liệu tập trung lớn, xây dựng các nhà máy có thiết bị công nghệ tiến tiến hiện đại, kể cả liên doanh với nước ngoài” Việt Nam còn nằm gần các nước nhập khẩu đường lớn nhất thế giới như Indonesia (khoảng 7% kim ngạch nhập khẩu toàn cầu vụ 2013/14) và Trung Quốc (khoảng 5,3%) Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi là một trong những công ty sản xuất đường đứng đầu Việt Nam Thời gian qua công ty đã hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát triển sản phẩm mới, áp dụng công nghệ, mở rộng marketing
và bán hàng Sản phẩm của QNS đã xuất khẩu sang Thái, Trung Quốc, Philippines, Mỹ
2.2.2 Khó khăn mà công ty phải gặp
2.2.2.1 Về kinh tế
Việt Nam đã gia nhập WTO, việc mở cửa giao thương với các nước khác khiến các công ty mía đường trên thế giới cũng dần tham gia vào thị trường, viêc thiết lập hệ thống phân phối của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam, từ đó làm tăng thêm áp lực cạnh tranh cho công ty
Biến động trong tăng trưởng kinh tế cũng gây ảnh hưởng đến tỷ giá đồng Việt Nam
và ngoại tệ mạnh, từ đó sẽ làm tăng chi phí trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất Ngoài ra, khi nền kinh tế không ổn định sẽ tạo ra sự thay đổi về giá chứng
khoán trên thị trường khiến cho công ty không chủ động trong việc huy động vốn
2.2.2.2 Đặc điểm ngành kinh doanh
Theo xu hướng của thị trường thì người tiêu dùng quan tâm hàng đầu đến các mặt hàng thực phẩm, ngành mía đường chỉ là thứ yếu nên trong chỉ tiêu của người tiêu dùng thì đường không được đưa vô khoảng tiêu dùng chính mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập Do vậy, bất cứ biến động nhỏ nào trong thu nhập của người dân cũng khiến thu nhập của công ty bị ảnh hưởng
Với đặc điểm của ngành mía đường chịu ảnh hưởng rất lớn theo thời vụ như: thời
vụ trồng mía Do vậy, thu nhập có thể tăng nhanh vào vụ này nhưng giảm mạnh vào các
vụ khác do chịu sự chi phối của yếu tố thời tiết, yếu tố giá mía đầu vào ,việc này ảnh hưởng lớn đến dòng tiền và chi phí thời vụ tăng nhanh
Do tính chất của ngành kinh doanh nên doanh nghiệp thường xuyên thay đổi nhân
Trang 17sự Đặc biệt là nhân viên bán hàng, nếu nhân viên bán hàng qua làm việc cho đối thủ cạnh tranh sẽ khiến cho mạng lưới tiêu thụ tại khu vực nhân viên đó quản lý sẽ bị đối thủ cạnh tranh nắm bắt và chiếm lĩnh thị phần
2.2.2.3 Môi trường và các đối thủ cạnh tranh
a Đối thủ trong nước:
Sản phẩm của QNS vẫn chiếm thị phần khá lớn, tuy nhiên về mảng sữa đậu nành thì các tên tuổi như Soya Number One của Tân Hiệp Phát, Trisoy của Tribeco (TRI) và đặc biệt là GoldSoy của Vinamilk (VNM) vẫn đang cạnh tranh khá gay gắt Mặt mạnh của các doanh nghiệp này là hê thống phân phối rất lớn Trong đó, Vinamilk chỉ mới tham gia thị trường từ năm 2013 với mục tiêu các sản phẩm nước giải khát (bao gồm cả sữa đậu nành) đóng góp khoảng 5% doanh thu Được biết, tổng doanh thu năm 2015 của VNM đạt hơn 35,700 tỷ đồng thì 5% của khoản này là con số không hề nhỏ
SBT – CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh : SBT có công suất thiết
kế lớn (9,800 tấn mía/ngày) và vùng nguyên liệu rộng lớn tại khu vực có khả năng áp dụng cơ giới hoá cao, là nhà cung cấp đường RE cho nhiều công ty lớn trong ngành công nghiệp thực phẩm khu vực Đông Nam Bộ, hoạt động bán sỉ chiếm đến 90-95% tổng doanh thu Năm 2015 kỳ vọng sản lượng tiêu thụ xấp xỉ năm trước trong khi giá đường
sẽ được hỗ trợ vào nửa cuối năm, về dài hạn có thể xem xét tiềm năng của dự án nhà máy sản xuất cồn thực phẩm Alcohol công suất 21 triệu lít/năm
BHS – CTCP Đường Biên Hoà : BHS có kênh bán lẻ phát triển, giá bán lẻ đường
RE cao hơn các doanh nghiệp khác do có lợi thế thương hiệu Doanh nghiệp có doanh thu cao nhất trong số các công ty mía đường niêm yết do bên cạnh hoạt động sản xuất đường còn thu mua đường thô để tinh luyện hoặc thu mua đường tinh lưu kho bán dần trong mùa thấp điểm, điều này cũng khiến biên lãi gộp ở mức rất thấp so với mặt bằng chung Chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng quá lớn trên doanh thu khiến hoạt động không hiệu quả, lợi nhuận sau thuế năm 2013 chỉ đạt dưới 40
tỷ Kỳ vọng năm 2014 nằm ở hoạt động tạm nhập đường từ HAGL ở Lào về tinh luyện
và tái xuất, nếu giá thu mua thấp (do giá thành sản xuất của HAG rất thấp) sẽ cải thiện đáng kể lợi nhuận
HAG – CTCP Hoàng Anh Gia Lai: có vùng trồng tập trung và rộng lớn tại
Attapeu - Lào, có sông hồ bao quanh và hệ thống tưới tiêu hiện đại tới từng gốc mía giúp
Trang 18thu hoạch dẫn đến năng suất và chữ đường rất cao so với doanh nghiệp mía đường trong nước Giá thành sản xuất đường rẻ (dưới 5 triệu đồng/tấn), biên lãi gộp rất cao (~60%)
và đủ sức cạnh tranh với đường thế giới
b Đối thủ nước ngoài:
Thái Lan là một trong những nước có nền nông nghiệp phát triển trong khu vực châu Á Đặc biệt, ngành mía đường Thái Lan trong những năm gần đây đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành đối thủ cạnh tranh của các nước sản xuất mía đường trong khu vực nói chung và ngành sản xuất mía đường Việt Nam nói chung trong đó có công ty cổ phẩn đường Quảng Ngãi nhờ giá thành sản xuất thấp và chất lượng cao
Là nước xuất khẩu ròng đường duy nhất ở Đông Nam Á, 4 năm trở lại đây, mỗi năm Thái Lan sản xuất từ 8 - 11 triệu tấn đường Trong đó, 70 - 75% sản lượng đường này được dùng để xuất khẩu Bên cạnh sự ưu ái của điều kiện tự nhiên, các chính sách đầu tư, quản lý và điều hành ngành đường khá tốt của Chính phủ Thái Lan cũng góp phần quan trọng đưa Thái Lan vươn lên trở thành nước sản xuất và xuất khẩu đường lớn của khu vực
2.2.3 DỰ ĐOÁN SỰ PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI
Ở tất cả các quốc gia và Việt Nam cũng không ngoại trừ Khi xã hội ngày càng phát triển thì mọi người càng quan tâm tới nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe của mình Chính điều này bắt buộc công ty phải luôn nghiên cứu, tìm hiểu và phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu khách hàng Đây là một vấn đề đòi hỏi công ty phải hết sức quan tâm Trong khi đó, vấn đề nhập khẩu đường do Tập đoàn Hoàng Anh-Gia Lai Việt Nam đầu tư sản xuất tại Lào vào Việt Nam đang là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm Nhìn chung ngành mía đường Việt Nam thời gian qua tồn tại vấn đề bất cập là giá thành quá cao Nhiều năm qua, 90 triệu người dân Việt Nam liên tục phải tiêu thụ đường ăn với giá cao gấp rưỡi, thậm chí có thời điểm gấp đôi so với thế giới Tại thời điểm hiện tại, giá bán đường giao tại cửa các nhà máy trong nước đang cao khoảng gấp rưỡi giá đường ăn thế giới Người dân Việt Nam không có quyền lựa chọn nào khác Và tình trạng đó chỉ có lợi cho một bộ phận nhỏ trong xã hội Lý do của thực trạng này là do Hiệp hội Mía đường và các doanh nghiệp mía đường không quan tâm đúng mức đến công tác nghiên cứu để đổi mới và phát triển ngành Nhiều năm qua, Hiệp hội và các doanh nghiệp mía đường đã không phổ biến được các giống mía mới, năng suất cao tại Việt Nam để tăng
Trang 19năng suất và hiệu quả canh tác Trong khi đó Công ty Hoàng Anh-Gia Lai chỉ trong một thời gian ngắn đã làm được điều này Các doanh nghiệp mía đường Việt Nam hiện nay nói chung và công ty cổ phần đường Quảng Ngãi nói riêng vẫn dựa chủ yếu vào nguồn nguyên liệu do người nông dân tự trồng, ít nhiều mang tính tự phát, khi có lợi thì trồng quá nhiều, vượt công suất của các nhà máy, đến khi khó khăn thì chặt bỏ không thương tiếc do không còn mang lại lợi ích Trước những hạn chế trên đòi hỏi QNS trong tương lai tới cần phải đề ra những chiến lược mang tính đột phá, tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất, có như vậy mới có thể giải quyết được những bất cập hiện tại đồng thời nâng cao vị thế công ty ngang tầm với những gì mà Công ty Hoàng Anh-Gia Lai đã làm được
Trong tương lai công ty sẽ có những đổi mới mang tính chiến lược mở ra một kỉ nguyên mới về công nghệ mía đường sẽ được phát triển qua sản phẩm của QNS và sẽ dần thay thế những loại đường nhập ngoại và vươn ra ngoài thế giới với chất lượng được đặt lên hàng đầu
3 Kết luận
Hoạt động của QNS trong những năm qua đã có nhiều biến động khiến hiệu quả chưa cao Các doanh nghiệp cạnh tranh trong nước hầu hết là các đối thủ mạnh gây nhiều khó khăn cho công tác quảng cáo, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm của công ty Sự phát triển mạnh mẽ, lâu đời và uy tín của các doanh nghiệp này chính là lợi thế mà vấn đề đặt ra cho công ty cổ phần đường Quãng ngãi là cần phải nổ lực nhiều hơn nữa mới có thể vượt qua Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp mía đường ngoài nước cũng là một rào cản lớn trong việc xuất khẩu đường của công ty mà Thái Lan là một minh chứng rõ rệt nhất Từ những thực tế đó đòi hỏi công ty phải có những chiến lược hiệu quả nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước đồng thời khẳng định vị thế của QNS trên trường quốc tế Đây chính là mục tiêu mà công ty cổ phần đường Quảng Ngãi cần đặt ra trong thời gian tới
Trang 20CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI 3.1 Chỉ số của công ty qua 3 năm
1 Khả năng thanh toán hiện thời 0,66 0,69 0,83
2 Khả năng thanh toán nhanh 0,35 0,37 0,11
3 Kì thu tiền bình quân (ngày) 29,2 26,7 15,4
4 Vòng quay khoản phải thu (vòng) 12,33 13,47 23,41
5 Kì trả tiền bình quân (ngày) 40,9 44,2 46,8
6 Vòng quay khoản phải trả (vòng) 8,80 8,14 7,69
7 Thời gian giải tỏa hàng tồn kho (ngày) 280,3 284,9 217,7
8 Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 1,28 1,26 1,65
13 Hệ số khả năng trả lãi vay 13,67 14,11 14,66
và giảm mạnh còn 217,7 ngày vào năm 2015, điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ đường của QNS luôn tăng và mang tiêu thụ mạng theo mùa, cho dù công suất của 2 nhà máy đường An Khê và Phổ Phong đều tăng mỗi năm Bên cạch đó, chỉ số kì trả tiền bình quân đều tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2013 là 40,9 ngày thì sang năm 2014 và 2015 lần lượt là 44,2 ngày và 46,8 ngày, điều này chứng tỏ QNS luôn nổ lực cho việc đàm phán với Khách hàng cũng như Nhà cung cấp về số ngày thu và trả tiền, để mang về lợi ích cao nhất
Khả năng thanh toán nhanh của QNS gần như không thay đổi vào năm 2014, nhưng
Trang 21sang năm 2015 chỉ số này chỉ còn 0,11 nguyên nhân do QNS tích lũy hàng tồn kho mang tính thời vụ, đáp ứng nhu cầu cho mùa tết và các ngày lể đầu năm sau
Trong năm 2015, QNS đã thánh tất toán 1 số khoản nợ ngăn hạn đến hạn, bên cạnh
đó QNS còn dầu tư thêm vào tài sản, điều thấy thấy rõ ở 3 chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện thời, hệ số nợ và hệ số nợ dài hạn Cụ thể, chỉ số khả năng thanh toán hiện thời tăng nhẹ từ 0,66 của năm 2013 lên 0,69 vào năm 2014 nhưng vào năm 2015 con số này tăng mạnh lên 0,83 Kế đến, chỉ số hệ số nợ qua 3 năm lần lượt là 0,59; 0,57 và 0,25 Trong khi hệ số nợ dài hạn năm 2013 và 2014 đều là 0,6 sang năm 2015 giảm nhẹ xuống còn 0,5 Mặc dù có một số khoản nợ dài hạn đến hạn và QNS đã tất toàn nhưng trong năm
2014 và 2015 QNS có vay thêm để bổ sung vốn cho việc mở rộng nhà máy đường An Khê trong kế hoạch tăng năng suất của nhà máy An Khê
QNS vẫn duy trùy ổn định khả năng tài chính của mình, chỉ số Hệ số khả năng trả lãi vay đều lần lượt tăng qua 3 năm, năm 2013 là 13,67 đến năm 2014 là 14,11 và năm
2015 là 14,66
Với chỉ số tỷ suất tinh lời trên tài sản của QNS có sự gia tăng vào năm 2014 nhưng giảm vào năm 2015, nếu ở năm 2013 và năm 2014 thì 1 đồng tài sản tạo ra được 16 đồng lợi nhuận thì năm 2015, 01 đồng tài sản chỉ tạo ra 13 đồng lợi nhuận Bên cạnh đó tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 2013 và năm 2014, 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra lần lượt là 38 và 36 đồng doanh thu, nhưng năm 2015 1 đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra được
26 đồng doanh thu Nguyên nhân là do QNS đang gấp rút rót vốn đầu tử mở rộng nhà máy đường An Khê nhầm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu cao ở các thị trường xuất khẩu
và phục vụ cho chiến lượt tăng thị phần trong nước bên cạnh đó QNS cũng đang thử nghiệm trồng thử giống mía mới do chính QNS nguyên cứu Điều này cũng dẫn đến lợi nhuận ròng biên năm 2015 thấp hơn các năm, cụ thể lợi nhuận ròng biên năm 2015 là 0,08 trong khi năm 2014 và năm 2013 là 0,11 và 0,10
Theo cam kết hội nhập ASEAN từ năm 2018 thuế suất nhập khẩu mía đường từ các nước Đông nam á về 0%, thay vì 30% như hiện nay, đây là 1 thách thức và cũng là cơ hội lớn với QNS nếu nắm bắt được, việc nghiên cứu giống mía và mở rông nhà máy sản xuất là 1 phần trong chiến lượt dài hơi của QNS chuẩn bị cho 2018, việc QNS đầu tư thêm tài sản mở rộng nhà máy là 1 phần của chiến lượt
Trang 223.2 So sánh với đối thủ cạnh tranh và ngành
Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi là một công ty hoạt động trong ngành mía đường vì thế có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như công ty cố phần mía đường Sơn La, công ty cố phần đường Biên Hòa,… Dưới đây là bản so sánh chỉ số ROA, ROE và EPS của QNS với công ty cổ phần đường Biên Hòa (BHS) và Ngành mía đường:
từ 2013 – 2015 ngành mía đường gặp nhiều khó khăn và nhưng QNS đã nổ lực để đặt kết quả cao
Có thể nói BHS là doanh nghiệp đầu ngành mía đường Việt Nam, là một đối thủ mạnh về mọi mặt mà QNS đều chưa thể vượt qua kể cả ở chỉ tiêu ROE và ROA Với sự phát triển mạnh mẻ và lâu đời của BHS là một lợi thế mà QNS chưa thể có được Uy tín của BHS luôn được củng có hơn và dường như sản phẩm của BHS cũng được đánh giá cao hơn Nhưng đây chính là mục tiêu của QNS cần đặt ra cho mình trong thời gian tới Nếu xét về gốc độ tài chính, các khoản đầu tư của QNS chủ yếu nhấm vào mảnh kinh doanh là chính, vì thế an toàn hơn BHS khi mà doanh nghiệp này có các khoản đầu
tư mua sấm sát nhập Bên cạnh đó hệ số nợ thấp và giảm qua các năm, tính đến cuối năm
2015 hệ số nợ của QNS là 0,25 trong khi cuối năm 2014 là 0,57
QNS là một công ty sản xuất và kinh doanh nên tài sản chiếm một lượng lớn và cần phải huy động nhiều vốn đầu tư và mua sẩm trang thiết bị để đương đầu và năm bắt cơ hội thời kỳ hội nhập ASEAN, khi mà vào năm 2018 thuế suất nhập khẩu đường từ các