Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan chức năng tại tỉnh Đồng Tháp: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười, Ủy ban nhân dân xã Mỹ Hòa, Sở Văn hóa Thể Thao
Trang 1Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS Phan Huy Xu
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS TS Nguyễn Tri Nguyên
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Huỳnh Ngọc Thu
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, ngày 21 tháng 7 năm 2016 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1 PGS TS Phan An Chủ tịch Hội đồng
2 TS Trần Minh Hường Ủy viên Thư ký
3 PGS TS Nguyễn Tri Nguyên Cán bộ phản biện 1
4 TS Huỳnh Ngọc Thu Cán bộ phản biện 2
5 PGS TS Huỳnh Quốc Thắng Ủy viên Hội đồng
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn Trưởng Ngành quản lý chuyên ngành và Viện Đào tạo Sau Đại học
sau khi Luận văn đã được chỉnh sửa
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TS THÁI HỮU TUẤN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi Phan Dũng Trí, cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học và thực hiện của tôi
Nội dung luận văn, các số liệu thu thập, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác
TP.HCM, ngày 25 tháng 05 năm 2016
Tác giả
Phan Dũng Trí
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập ngành Việt Nam học tại Viện Đào tạo sau đại học của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi kính gửi lời cám ơn đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Viện Đào tạo Sau Đại học, Quý Thầy, đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, cũng như tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi trong suốt quá trình học tập
Đặc biệt, trân trọng cám ơn Thầy PGS TS Phan Huy Xu, đã tận tình, hết lòng giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi nghiên cứu thực hiện hoàn thành luận văn này
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan chức năng tại tỉnh Đồng Tháp:
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười, Ủy ban nhân dân xã Mỹ Hòa, Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, Công ty cổ phần
du lịch Đồng Tháp, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Du lịch Đồng Tháp Mười, bạn bè, đồng nghiệp, các hộ kinh doanh du lịch sinh thái Đồng Sen, anh chị cư dân tại xã Mỹ Hòa, du khách, đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu, chia sẻ tài liệu, trong quá trình thực tế tìm hiểu tại địa phương
Trân trọng cám ơn
TP.HCM, ngày 25 tháng 05 năm 2016
Học viên
Phan Dũng Trí
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ
ESCAP
Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên
Hiệp Quốc (Economic and Social Commission for Asia
and the Pacific)
17
trang
IUCN
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên, (International Union for Conservation of
Nature and Natural)
17
MICE
Là loại hình du lịch công vụ, du lịch kết hợp hội thảo,
hội nghị, triễn lãm, tổ chức sự kiện, khen thưởng
(Meeting - gặp gỡ, Incentive - khen thưởng,
Conventions - hội thảo, Exhibition (triển lãm)
103
trang
PCI
PCI là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh,
thành của của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế
và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc
phát triển doanh nghiệp (Provincial Competitiveness
Index)
73
SPSS
là phần mềm thống kê được sử dụng phổ biến cho các
nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng
(Statistical Product and Services Solutions)
7
SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các
từ tiếng Anh: Điểm mạnh (Strengths); Điểm yếu
(Weaknesses); Cơ hội (Opportunities); Thách thức
8, 80
Trang 5DANH MỤC BẢN ĐỒ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Bản đồ [1.1] Bản đồ hành chính và du lịch tỉnh Đồng Tháp xii
Bản đồ [1.2] Bản đồ quy hoạch phân khu xây dựng Đồng Sen Tháp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
[Bảng 1.1] Thành phần dinh dưỡng của củ, hạt sen xiv
[Bảng 2.1] Thống kê số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng
[Bảng 2.2] Thống kê số lượng du khách đến Đồng Tháp năm 2014
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢN ĐỒ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
3 Mục đích nghiên cứu 8
4 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4.1 Đối tượng nghiên cứu 8
4.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 9
5.1 Ý nghĩa khoa học 9
5.2 Ý nghĩa thực tiễn 9
6 Phương pháp nghiên cứu 10
6.1 Phương pháp tiếp cận liên ngành 10
6.2 Phương pháp khảo sát thực địa 10
6.3 Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học 10
6.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh 11
7 Bố cục của luận văn 11
CHƯƠNG I 13
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THỰC TIỄN 13
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 13
1.1.1 Du lịch (Tourism) 13
Trang 71.1.4 Cộng đồng địa phương (Local community) 17
1.1.5 Du lịch cộng đồng (Community based tourism) 17
1.1.6 Du lịch sinh thái (Ecotourism) 18
1.1.7 Tài nguyên du lịch sinh thái (Ecotourism resources) 19
1.1.8 Tài nguyên du lịch nhân văn (Cultural Ecotourism resources) 20
1.1.9 Khái quát về cây sen 21
1.2 Cơ sở thực tiễn 22
1.2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 22
1.2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Mỹ Hòa 25
1.2.3 Tài nguyên du lịch xã Mỹ Hòa 29
1.2.4 Khái quát du lịch sinh thái Đồng sen tại xã Mỹ Hòa 32
1.4 Giá trị vật chất của cây sen 32
1.5 Hình tượng hoa sen trong văn hóa Việt 33
Tiểu kết chương I 37
CHƯƠNG II 39
HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI ĐỒNG SEN TẠI XÃ MỸ HÒA, HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP 39
2.1 Sự ra đời của khu du lịch Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa 39
2.2 Hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen tại Mỹ Hòa 42
2.3 Truyền thông tác động đến thu hút du khách đến Đồng Sen 56
2.4 Liên kết hoạt động du lịch Đồng Sen với các điểm du lịch trong tỉnh 57
2.5 Ảnh hưởng hoạt động du lịch Đồng Sen đến môi trường 61
Tiểu kết chương II 63
CHƯƠNG III 65
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN 65
DU LỊCH SINH THÁI ĐỒNG SEN 65
XÃ MỸ HÒA, HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP 65
Trang 83.1 Phân tích SWOT (Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) của
hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen 65
3.1.1 Điểm mạnh (Strengths) 65
3.1.2 Điểm yếu (Weaknesses) 67
3.1.3 Cơ hội (Opportunities) 70
3.1.4 Thách thức (Threats) 71
3.1.5 Bảng tổng hợp phân tích SWOT 71
3.1.6 Bảng tổng hợp chiến lược SO, ST, WO, WT 74
3.2 Quan điểm của chính quyền địa phương và xu hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen 75
3.3 Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen 78
3.3.1 Giải pháp phát huy vai trò quản lý nhà nước 78
3.3.2 Giải pháp nguồn vốn đầu tư phát triển 79
3.3.3 Giải pháp về nguồn nhân lực 80
3.3.4 Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch 83
3.3.5 Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái Đồng Sen 87
3.3.6 Giải pháp bảo vệ môi trường 88
3.3.7 Giải pháp về liên kết hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen 89
3.3.8 Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm sen 91
3.3.9 Giải pháp thương mại 91
3.3.10 Giải pháp tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch 93
3.3.11 Giải pháp nâng cao giá trị văn hóa địa phương 94
3.4 Các kiến nghị 95
3.4.1 Với cộng đồng dân cư địa phương 95
3.4.2 Với những người tham gia hoạt động du lịch Đồng Sen 95
3.4.3 Với các hãng lữ hành địa phương và các doanh nghiệp đối tác 96
Trang 93.4.5 Với Chính quyền, các Sở, Ban ngành của tỉnh Đồng Tháp 97
Tiểu kết chương III 99
PHẦN KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
Phụ lục 1 xii
Một số Bản đồ địa bàn nghiên cứu xii
Phụ lục 2 xiv
Bảng thành phần dinh dưỡng của hạt, củ sen xiv
Phụ lục 3 xv
Bảng số liệu thống kê số lượng khách đến Việt Nam năm 2015 xv
Phụ lục 4 xvii
Bảng thống kê số lượng du khách đến Đồng Tháp xvii
năm 2014, năm 2015, dự kiến năm 2020 xvii
Phụ lục 5 xviii
Phiếu khảo sát du khách đánh giá Đồng Sen xviii
Phụ lục 6 xx
Tổng hợp kết quả đánh giá của du khách xx
Phục lục 7 xxii
Kết quả đánh giá Đồng Sen được xử lý bằng phần mềm SPSS xxii
Phụ lục 8 xxix
Biểu đồ kết quả du khách đánh giá Đồng Sen xxix
Phụ lục 9 xxxv
Biên bản phỏng vấn người dân địa phương xxxv
Phụ lục 10 xxxvii
Biên bản phỏng vấn người tham gia hoạt động du lịch Đồng Sen xxxvii
Trả lời: xxxviii
Biên bản phỏng vấn người tham gia hoạt động du lịch Đồng Sen xxxix
Trang 10Biên bản phỏng vấn chính quyền địa phương xã Mỹ Hòa xl Phụ lục 12 xliii Một số hình ảnh liên quan đến luận văn xliii Phụ lục 13 lvi
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, toàn cầu cầu hóa ngày càng sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có ngành du lịch Du lịch đã góp phần phát triển kinh tế, làm thỏa mãn các nhu cầu đời sống xã hội của con người
Du lịch sinh thái mới phát triển từ những năm cuối thế kỷ 20, nhưng đang được sự quan tâm của du khách, loại hình du lịch này có trách nhiệm đối với con người, cộng đồng, thiên nhiên và môi trường
Những năm gần đây, nền công nghiệp phát triển, đô thị hóa diễn ra nhanh, kéo theo sự gia tăng dân số ở các đô thị lớn, dẫn đến sự ô nhiễm môi trường, nên con người có nhu cầu tìm về thiên nhiên trong lành, du lịch sinh thái trở nên có ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người Phát triển du lịch sinh thái giúp cho con người tiếp cận với thiên nhiên, môi trường sinh thái, môi trường văn hóa, tạo cho con người có cơ hội tìm hiểu giao lưu các nền văn hóa giữa các vùng miền, làm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và phục hồi sức khỏe cho cộng đồng
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch của cả nước nói chung, của tỉnh Đồng Tháp nói riêng, du lịch sinh thái đang phát triển và trở thành mối quan tâm trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp
Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp là một trong những đồng sen tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, được xem như “một phần thu nhỏ” của hệ sinh thái đất ngập nước của vùng Đồng Tháp Mười, là nơi đầu tiên trong cả nước hoạt động du lịch được khai thác dựa vào cảnh quan sinh thái Đồng Sen, đưa du khách đến với môi trường thiên nhiên, khung cảnh thơ mộng lãng mạn trong bầu không khí trong lành, yên tĩnh vùng quê Đồng Tháp Mười
Việc đánh giá hoạt động du lịch đúng thực trạng, đưa ra các giải pháp kiến nghị phù hợp, đầu tư khai thác hết các tiềm năng và giới thiệu một cách đầy đủ, lan tỏa đến mọi người, du lịch nơi đây sẽ có nhiều cơ hội thu hút du khách, cất cánh cùng du lịch cả nước
Trang 12Là hướng dẫn viên du lịch, tác giả nhận thấy hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, có nhiều tiềm năng để phát triển thành điểm du lịch nổi tiếng Nhưng cộng đồng dân cư địa phương đang khai thác còn nhiều hạn chế, nhiều bất cập như cơ sở hạ tầng yếu kém, sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu, đội ngũ quản lý, nhân viên phục vụ chưa chuyên nghiệp, hoạt động mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, thiếu đầu tư, chưa khai thác các thế mạnh cũng như khắc phục những điểm yếu
Xuất phát từ thực tế nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng và đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp để phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen là cần thiết và cấp
bách, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn Vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp”,
nhằm đề ra các giải pháp phát triển tốt nhất để đưa các cánh đồng tại quê hương lên tầm cao mới, trở thành vùng kinh tế du lịch sinh thái trọng điểm của tỉnh Đồng Tháp
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Du lịch sinh thái, ẩm thực chế biến từ sen, sen trong y học, hình tượng hoa sen trong văn hóa đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu như:
Tác phẩm nghiên cứu về ẩm thực sen như tác giả Đinh văn Bảy (2014), Món
ăn có ích cho người viêm khớp, NXB Phụ Nữ, Hà nội
Trong lĩnh vực Y học Đông y có tác giả Nguyễn Trung Hòa (2015), Đông y toàn tập, NXB Thuận Hóa, Huế
Trong tâm linh Phật Giáo, có tác giả Nguyễn Tuệ Chân (2008), Toàn tập giải thích hình tượng hoa sen Phật Giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội
Về du lịch sinh thái có rất nhiều tác giả nghiên cứu như của tác giả Thế Đạt
(2003), Du lịch và du lịch sinh thái, NXB Lao động, Hà Nội; Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái, những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội; Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, NXB
Giáo dục, Hà Nội
Về kỹ thuật trồng sen có tác già Nguyễn Phước Tuyên (2008), Nghiên cứu về
Trang 13Về lĩnh vực phát triển du lịch sinh thái tại Đồng Tháp có rất nhiều tác giả nghiên cứu như du lịch sinh thái Tràm Chim - Tam Nông, Du lịch sinh thái Gáo Giồng, Du lịch mùa nước nổi Đồng Tháp Mười, được viết trong các tạp chí khoa học của các trường Đại học, các luận văn tốt nghiệp
Các tài liệu về phát triển du lịch như của Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch
tỉnh Đồng Tháp (2014), Đề án Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2015 - 20120; Tổng cục Du lịch (2015), Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ về
du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa Vì vậy, tác giả khẳng định đây là lần đầu tiên đề tài được nghiên cứu, tìm hiểu du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
3 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống lại những vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu như các khái niệm du lịch, sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái Từ đó, để hiểu rõ, đánh giá toàn diện, thực trạng, tiềm năng phát triển
du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười trong hệ thống tài nguyên du lịch của tỉnh Đồng Tháp
Trên cơ sở tìm hiểu tiềm năng, thực trạng của du lịch sinh thái Đồng sen tại
xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, tác giả đề xuất một số định hướng, giải pháp và kiến nghị phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen trong thời gian sắp tới Các giải pháp và kiến nghị đề xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhằm khai thác tài nguyên du lịch, nâng cao lợi ích và thu nhập cộng đồng địa phương, cũng như quảng bá hình ảnh “Đồng Tháp - Đất sen hồng” đến với du khách trong và ngoài nước
4 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các sản phẩm, các hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
Trang 14Không gian nghiên cứu: khu du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp và vùng lân cận
Thời gian nghiên cứu từ tháng 09 năm 2013 khi Đồng Sen chính thức tham gia hoạt động du lịch sinh thái tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
4.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tác giả trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu như khái niệm du lịch, sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch, du lịch sinh thái Từ đó hiểu rõ các hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen, làm cơ sở lý thuyết để nghiên cứu đề tài
Khảo sát hiện trạng các hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen, tìm và phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của du lịch sinh thái Đồng Sen tại
xã Mỹ Hòa, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị phát triển phù hợp để thu hút du khách và phát triển du lịch trong thời gian tới
5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp cho địa phương có những định hướng, giải pháp, chính sách, chủ trương đúng đắn, đồng bộ thúc đẩy các tiềm năng, thế mạnh của du lịch sinh thái Đồng Sen, để trở thành sản phẩm du lịch đặc thù của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Luận văn đề ra các giải pháp và kiến nghị để khắc phục những điểm yếu và phát huy các thế mạnh của du lịch sinh thái Đồng Sen, nhằm nâng cao thu nhập dân
cư và địa phương, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng được
mô hình sản phẩm du lịch mới, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người,
Trang 15Khi luận văn hoàn chỉnh sẽ là tư liệu tham khảo cho sinh viên, học viên các ngành Văn hóa, Du lịch, Địa lý, Việt Nam học, Ủy ban nhân nhân tỉnh Đồng Tháp,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười, Ủy ban nhân xã Mỹ Hòa, các cơ quan chức năng địa phương, các doanh nghiệp và người quan tâm đến du lịch sinh thái Đồng Sen, các đồng sen và các khu
du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại các tỉnh Nam bộ
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp tiếp cận liên ngành
Để thực hiện đề tài nghiên cứu dưới góc nhìn của ngành Việt Nam học, tác giả đã dùng phương pháp tiếp cận liên ngành như văn hóa, du lịch, địa lý, y học dân tộc và các thông tin tiếp nhận trong quá trình thực tiễn làm việc trong ngành du lịch
6.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã đến địa bàn nghiên cứu nhiều lần, để thu thập bản đồ, tài liệu, chụp ảnh, phỏng vấn, khảo sát, tham quan khu DLST Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa và các vùng lân cận, để thấy được thực trạng hoạt động sinh thái Đồng Sen, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của của các hoạt động
du lịch, từ đó đưa ra giải pháp kiến nghị phù hợp với thực trạng của địa phương
6.3 Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học
Đây là phương pháp nghiên cứu khoa học mang tính truyền thống, tác giả tìm hiểu các tài liệu sách, các báo cáo khoa học, tạp chí của các trường đại học liên quan đến du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng Các nguồn thông tin thu thập thứ cấp làm cơ sở lý luận để nghiên cứu thực trạng các hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen
Tác giả đã trực tiếp đến địa bàn nghiên cứu tài nguyên du lịch, các hoạt động
du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa Tác giả đã thu thập các thông tin, dữ liệu
sơ cấp, tư liệu thực tiễn bằng cách điều tra bằng cách lập bảng có câu hỏi có sẵn các đáp án trả lời, du khách chỉ việc chọn đánh dấu vào ô theo ý nhận xét của mình, không có ưu tiên
Với dữ liệu sơ cấp sau khi thu thập thực tế từ du khách, tác giả phát 60 phiếu
Trang 16sau đó sử dụng công cụ phần mềm SPSS để thống kê các phiếu đánh giá của du khách, kết quả sau xử lý để làm cơ sở đề xuất các giải pháp
Ngoài những kết quả thu thập được trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn tìm hiểu các thuận lợi, khó khăn trong hoạt động du lịch bằng cách phỏng vấn sâu trực tiếp đại diện chính quyền địa phương, các chủ hộ tham gia hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, các đại diện các hãng lữ hành, du khách, để đề xuất các giải pháp và kiến nghị phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy các giá trị tiềm năng của khu du lịch sinh thái Đồng Sen để phát triển đúng định hướng của chính quyền địa phương trong các giai đoạn tiếp theo
6.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu qua các sách có liên quan đề tài nghiên cứu, bản đồ hành chính Tỉnh Đồng Tháp, Bản đồ du lịch Tỉnh Đồng Tháp, Bản đồ quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười, các điểm du lịch trong vùng và các nơi đã đến, các trang website có nguồn gốc từ các cơ quan chính quyền, các doanh nghiệp du lịch, để thu thập số liệu thống kê từ các cơ quan chính quyền và cơ quan quản lý du lịch địa phương, phỏng vấn sâu du khách, người tham quan hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa Từ các thông tin đã thu thập, tác giả phân tích, tổng hợp, so sánh, chọn lọc ra những thông tin cần thiết cho kết quả nghiên cứu
Tác giả áp dụng các phương pháp phân tích SWOT, để tìm ra Điểm mạnh (Strengths); Điểm yếu (Weaknesses); Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats), trong hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị phù hợp phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen phù hợp trong thời gian sắp tới
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương như sau:
Chương I: Một số khái niệm và thực tiễn
Trang 17Trong chương này tác giả tổng hợp một số khái niệm du lịch, sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch liên quan đến đề tài nghiên cứu Cơ sở thực tiễn gồm khái quát tổng quan vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch của địa bàn nghiên cứu, giới thiệu sơ lược về cây sen, đồng sen, du lịch sinh thái Đồng Sen, các giá trị
y học, dinh dưỡng của sen, hình tượng hoa sen trong văn hóa Việt
Chương II: Hiện trạnh du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
Tác giả nêu hiện trạng các hoạt động du lịch, cơ sở vật chất, nhân lực phục
vụ du lịch tại Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, các tác động của hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen đối với môi trường địa phương và các tác động của truyền thông, quảng cáo đến hoạt động du lịch sinh Đồng Sen
Chương III: Các giải pháp và kiến nghị phát triển du lịch sinh thái
Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
Trong chương này, tác giả nêu lên một số giải pháp và kiến nghị phát triển
du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa Để có thể tìm kiếm được các giải pháp và kiến nghị, tác giả dựa vào hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen, phân tích SWOT, tổng hợp các quan điểm phát triển du lịch sinh thái của chính quyền địa phương, các dự báo xu hướng phát triển để đưa các giải pháp và kiến nghị tốt nhất
Các giải pháp và kiến nghị sẽ liên quan đến nhiều bên tham gia hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen như chính quyền địa phương, người lao động, cộng đồng dân cư địa phương, các chủ hộ Đồng Sen, doanh nghiệp lữ hành Để đem lại hiệu quả tốt nhất, các giải pháp triển khai phải thực hiện đồng bộ, kịp thời để phù hợp với xu hướng phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp và định hướng chiến lược phát triển du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 18CHƯƠNG I MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THỰC TIỄN
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.1.1 Du lịch (Tourism)
Thuật ngữ du lịch ngày nay được mọi người sử dụng rộng rãi trên thế giới,
nó bắt nguồn từ tiếng Pháp “tour”, nghĩa là “một cuộc dạo chơi” hay “đi vòng quanh” Từ du lịch trong tiếng Anh là “tourism” có hai nghĩa là “đi xa” và “du
lãm” Nghĩa cơ bản của thuật ngữ này là cuộc hành trình đi một vòng, từ nơi này đến nơi khác và có quay trở lại, trong thời gian đi một vòng đó người đi dừng chân tham quan hay ở một thời gian lại tại một hay vài địa phương
Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được giải nghĩa theo âm Hán - Việt: du
có nghĩa là đi, lịch có nghĩa chơi Như vậy “du lịch” được ghép chung có nghĩa là
“đi chơi” Nhưng phải hiểu du lịch không phải đi chơi thông thường, mà là đi chơi theo một chu trình, với quy mô nhất định
Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên được xuất hiện tại nước Anh:
“Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí” Khái niệm này xem xét hoạt động du lịch tương đối
đơn giản, hiểu giải trí là động cơ chính của hoạt động du lịch Với cách tiếp cận trên, bản chất của du lịch chủ yếu mới chỉ được giải thích dưới góc độ là một hiện
tượng, một hoạt động thuộc nhu cầu của khách du lịch [29: 5]
Theo học giả Hunziker và Krapf, Thụy sĩ, là người đặt nền móng cho lý
thuyết về cung cầu du lịch, đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tập hợp các mối quan
hệ và hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành nơi cư trú thường xuyê và không liên quan đến hoạt động kiếm lời” [29: 6]
Theo I.I Pirojnik (1985) “Du lịch là một dạng của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi lưu trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận
Trang 19thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh
tế và văn hóa” [29: 6]
Tháng 6 năm 1991, tại Ottawa (Canada), Hội nghị quốc tế về thống kê du
lịch cũng đưa ra định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm
vi vùng tới thăm” [29: 6]
Hội nghị lần thứ 27 (1993) của UNWTO thay thế cho khái niệm năm 1963,
“Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm” [29:6]
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), tại Khoản 1, Điều 4, Chương I, “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [16]
1.1.2 Tài nguyên du lịch (Tourism resources)
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), tại Khoản 4, Điều 4, Chương I, “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử -văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là các yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [16]
Cũng theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), Khoản 13, Điều 13, Chương II
“Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích
du lịch” [16]
“Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng có sức hấp dẫn với du khách; đã, đang và sẽ được khai thác, cũng
Trang 20như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả và bền vững”
[16]
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm (Natural tourism resources): địa hình (bao gồm các dạng địa hình đặc biệt), địa mạo, địa chất, khí hậu, thủy văn (nguồn nước trên đất liền và biển), hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, sinh vật, có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch
- Dịch vụ vận chuyển
- Dịch vụ lưu trú, ăn uống
- Dịch vụ tham quan, giải trí
- Hàng hoá tiêu dùng và đồ lưu niệm
- Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam Việt Nam (2005), tại Khoản 10, Điều 4,
Chương I, “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [16]
* Đặc tính của sản phẩm du lịch
Tính tổng hợp: dịch vụ du lịch là dịch vụ trọn gói bao gồm các dịch vụ cơ bản, dịch vụ bổ sung, dịch vụ đặc trưng Dịch vụ cơ bản là những dịch vụ chính mà nhà cung ứng du lịch cung cấp cho khách hàng nhằm thoả mãn nhu cầu cơ bản, không thể thiếu được với khách hàng như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ phòng, dịch
vụ nhà hàng, vũ trường
Tính không thể dự trữ (sản xuất song song với tiêu dùng dịch vụ du lịch):
đây là một đặc điểm hết sức quan trọng thể hiện sự khác biệt giữa dịch vụ và hàng hóa Đối với hàng hóa vật chất thông thường thì quá trình sản xuất và tiêu dùng tách
Trang 21gần như thời gian sản xuất ra sản phẩm du lịch trùng khớp với thời gian tiêu dùng sản phẩm Bản thân sản phẩm du lịch cũng mang tính vô hình, phi vật chất nên không thể đem sản phẩm du lịch bán từ nơi này sang nơi khác như các hàng hoá vật chất thông thường mà chúng ta vẫn luôn tiêu dùng hàng ngày Dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng đồng thời nên cung - cầu cũng không thể tách rời nhau Vì vậy, việc tạo ra sự ăn khớp giữa cung và cầu trong du lịch là hết sức quan trọng
Tính không thể chuyển dịch: đối với dịch vụ du lịch thì không có quyền sở hữu nào được chuyển từ người bán sang người mua Người mua chỉ mua quyền đối với tiến trình dịch vụ Chẳng hạn, khi đi du lịch, khách du lịch được ở trong những khách sạn sang trọng, được sử dụng phương tiện vận chuyển sang trọng để đi lại, được tham gia các trò chơi giải trí hấp dẫn, được thoải mái tắm và nghỉ ngơi trên bãi biển nhưng trên thực tế họ không có quyền sở hữu đối với chúng
Vì các cơ sở du lịch vừa là nơi sản xuất, vừa là nơi cung ứng dịch vụ nên dịch vụ du lịch thuộc loại không di chuyển được, khách muốn tiêu dùng dịch vụ thì phải đến các cơ sở du lịch Đặc điểm này của dịch vụ du lịch đòi hỏi các cơ sở du lịch tiến hành các hoạt động xúc tiến, quảng bá mạnh mẽ để kéo được du khách đến với điểm du lịch
Tính dễ bị dao động: sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau Một chương trình du lịch đang được tiến hành suôn sẻ, bỗng dưng bị sựng lại do nhiều nguyên nhân khác nhau như thời tiết, loạn lạc, dịch bệnh, mà chúng ta đã thấy nó diễn ra ở Hongkong thời H5N1, Bali, Phuket sau sóng thần, Jerusalem, Baghdad khi xảy ra chiến tranh Vì vậy, sản phẩm du lịch phải mang tính toàn diện để khi cần ta có thể thay đổi nhanh phương thức thực hiện, địa bàn hoạt động
Sản phẩm du lịch cũng dễ thay đổi do thay đổi do trào lưu du lịch Có thể bây giờ người ta đang nô nức đi du lịch biển, nhưng đến một thời điểm nào đó người ta lại đua nhau đi du lịch núi, du lịch đồng quê hay du lịch văn hóa Lúc này người kinh doanh du lịch cần lấy sự thay đổi nhu cầu của du khách để xây dựng chương trình và phương thức khai thác, kinh doanh du lịch
Trang 22Tính thời vụ: dịch vụ có đặc trưng rất rõ nét ở tính thời vụ, ví dụ các khách sạn ở các khu nghỉ mát thường vắng khách vào mùa mưa bão nhưng lại rất đông khách vào mùa khô, các nhà hàng trong khách sạn thường đông khách ăn vào buổi trưa hoặc chiều tối, hoặc các khách sạn gần trung tâm thành phố thường đông khách vào ngày nghỉ cuối tuần Chính đặc tính mùa của dịch vụ du lịch dẫn đến tình trạng cung cầu dịch vụ mất cân đối Vào mùa vụ du lịch, khách đông, thiếu điều kiện phục vụ dẫn đến chất lượng dịch vụ kém Lúc ngoài mùa, khách ít gây lãng phí nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật Vì vậy, chúng ta cần đưa ra các chương trình khuyến mãi để khách du lịch đi vào lúc trái vụ nhằm tận dụng khả năng cung ứng của cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật [25: 53 - 55]
1.1.4 Cộng đồng địa phương (Local community)
Cộng đồng địa phương theo nghĩa hẹp: “Một nhóm dân cư địa phương cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như các đơn vị làng (bản, buôn, sóc), xã, huyện nhất định qua nhiều thế hệ và có những đặc điểm chung về các giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn, sử dụng các tài nguyên môi trường, có cùng các mối quan tâm về kinh tế - xã hội, có sự gắn kết về huyết thống, tình cảm và có sự chia sẻ về nguồn lợi và trách nhiệm trong cộng đồng” [38: 33]
Cộng đồng địa phương theo nghĩa rộng: “Cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như làng, xã, huyện, thị, tỉnh, thành phố, quốc gia, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội” [38: 33]
1.1.5 Du lịch cộng đồng (Community based tourism)
Theo Handbook (2000), Community Based Tourism: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng địa phương nhằm phát triển kinh tế địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa, thiên nhiên bền vững, nâng cao nhận thức và nâng cao quyền lực cho cộng đồng Cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, nhận được sự hợp tác và hỗ trợ của chính quyền địa phương, của chính phủ và từ các hoạt động hỗ trợ quốc tế, nhằm mục đích khai thác bền vững các tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn tại địa phương
Trang 23“Du lịch cộng đồng là loại hình, hình thái, phương thức phát triển du lịch
có sự tham gia trực tiếp, chủ yếu của cộng đồng địa phương vào các giai đoạn, các khâu trong quá trình phát triển du lịch, nhằm bảo tồn và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên môi trường, cộng động được hưởng lợi nhuận từ hoạt động du lịch” [38: 33 - 35]
“Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hoá)” [36: 3]
1.1.6 Du lịch sinh thái (Ecotourism)
Du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối mới, đã thu hút được sự quan tâm, hiểu theo nhiều góc độ khác nhau
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm, đưa du khách tới những môi trường còn tương đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hóa bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương Nói một cách khác, du lịch sinh thái là loại hình du lịch với những hoạt động có sự nhận thức mạnh mẽ về thiên nhiên và ý thức trách nhiệm đối với xã hội” [12: 7]
Tại Việt Nam, du lịch sinh thái là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập
kỷ 19 của thế kỷ 20, đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Để có được sự thống nhất về khái niệm làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn phát triển du lịch sinh thái, Tổng Cục Du Lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN…, có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học Quốc tế và Việt Nam về du lịch sinh thái và các lĩnh vực liên quan, tổ chức hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái
ở Việt Nam” từ ngày 07 đến ngày 09 tháng 09 năm 1999 Một trong những kết quả quan trọng của hội thảo là lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh ở Việt
Nam, theo đó: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
Trang 24hoá bản địa có gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” [12: 11]
Tại Khoản 19, Điều 4, Chương I của Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [16]
Hoạt động du lịch sinh thái phải đảm bảo các yếu tố:
Du khách và người tham gia tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, phải có sự quan tâm và trách nhiệm với vẻ đẹp của thiên nhiên, giá trị văn hóa địa phương và môi trường Gắn hoạt động với giáo dục môi trường tự nhiên- xã hội để nâng cao hiểu biết cho du khách về thiên nhiên-sinh thái, về các giá trị lịch sử- văn hóa truyền thống của điểm đến
Du lịch sinh thái phải có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng Từ đó đề cao trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn của du khách và người tham gia hoạt động du lịch sinh thái, góp phần đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương một cách bền vững
1.1.7 Tài nguyên du lịch sinh thái (Ecotourism resources)
Tài nguyên du lịch sinh thái là một khái niệm rất rộng bao gồm các yếu tố cơ bản để tạo nên các điểm, các tuyến hoặc khu du lịch sinh thái, có thể bao gồm: các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình do nhân loại tạo nên có thể được sử dụng để nhằm thỏa mãn cho nhu cầu về du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái lấy cơ sở từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và nhân văn bản địa Tuy nhiên, các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể nào đó và các giá trị văn hóa nhân văn bản địa tồn tại và phát triển không tách rời khỏi hệ sinh thái tự nhiên đó Cũng như các giá trị thiên nhiên, các giá trị văn hóa bản địa chỉ trở thành tài nguyên du lịch sinh thái một khi nó được khai thác
để tạo ra sản phẩm phục vụ cho mục đích phát triển du lịch
Tài nguyên du lịch sinh thái được sử dụng lâu dài và có khả năng tái tạo Tuy nhiên để có điều kiện khai thác tài nguyên du lịch sinh thái một cách hiệu quả đòi
Trang 25hỏi phải có được một hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, đồng bộ, từ đó mới tạo nên các tuyến điểm du lịch nối đến các vùng tài nguyên hấp dẫn này
Theo Luật du lịch (2005), tại Khoản 4, Điều 4, Chương I, “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm
du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch” [16]
Theo Luật du lịch (2005), tại Khoản 1, Điều 13, Chương II, “Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác” [16]
Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch
1.1.8 Tài nguyên du lịch nhân văn (Cultural Ecotourism resources)
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm (Cultural tourism resources): các di tích lịch sử - văn hoá các loại, các yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán, văn nghệ dân gian, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người, ẩm thực và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác, có khả năng thu hút con người để sử dụng phục vụ du lịch
Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn rất đa dạng và phong phú, bao gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người, các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển có sự gắn kết với sự tồn tại, các phương thức canh tác truyền thống, các lễ hội, các sinh họat truyền thống của cộng đồng, các di sản văn hoá bản địa truyền thống văn hoá vật thể và phi vật thể khác có thể được khai thác, sử dụng để tạo ra sản phẩm phục vụ cho mục đích phát triển du lịch
Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn vật thể bao gồm di sản văn hóa thế giới, di tích khảo cổ,di tích lịch sử, di tích kiến trúc, danh lam thắng cảnh, công trình đương đại, vật kỉ niệm và cổ vật
Trang 26Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn phi vật thể gồm di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội, nghề và làng nghề, ẩm thực, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học,
sự kiện thể thao văn hóa
Như vậy rõ ràng tài nguyên DLST lấy cơ sở từ nguồn tài nguyên thiên nhiên
và văn hóa - nhân văn địa phương Các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa nhân văn bản địa tồn tại và phát triển không tách rời khỏi hệ sinh thái tự nhiên đó
1.1.9 Khái quát về cây sen
Cây sen
Cây sen, tên khoa học Nelumbo Nucifera, tên gốc tiếng Trung văn là hà hoa,
hay liên hoa, là loại cây thủy sinh sống nhiều năm, được trồng nhiều ở các nước Ấn Độ,Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia
Cây sen là loài thực vật thủy sinh sống ở đầm, hồ, được trồng bằng hạt hay bằng củ, thích nghi phát triển tốt trong môi trường đất nhão, ngập nước sâu thiếu oxy, và sinh trưởng tốt nhất trong đất nhiều vào mùa nước nổi
Cây sen có có rễ, thân, hoa và quả Lá sen to, cuống lá dài đưa lá lên khỏi mặt nước, phiến lá có gân hình lọng, lá sen to với đường kính tới 20cm - 60cm Hoa sen thường mọc trên các thân to và nhô cao phía trên mặt nước, có các màu sắc dao động từ màu trắng tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt và có hương thơm
Cây sen có 125 giống sen, được chia làm ba nhóm [30: 7]
Nhóm 1: cây sen cho củ, thường có hoa màu trắng, loại sen này cho năng suất củ rất cao, phát triển nhanh, chất lượng củ tốt, nhưng giống này ít có hoa và gương nhỏ và ít hạt
Nhóm 2: cây sen cho hoa, thường có hoa to, có một hay hai tầng cánh, màu sắc đẹp như màu trắng, tuyết, vàng, tím, hồng Cây sen vẫn cho gương nhưng gương nhỏ, hạt ít, năng suất kém, không cho củ
Nhóm 3: là loại sen cho hạt, hạt to, thường cho nhiều hoa, hoa to có hương thơm, thân rễ mảnh nhỏ, chỉ có một tầng lá, màu hồng nhạt, có tỉ lệ hạt chắc cao, phát triển tốt, ít bệnh, nhóm sen này không cho củ
Trang 271.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Đồng Tháp Mười là vùng đất ngập nước của Đồng bằng sông Cửu Long, có
diện tích 697.000ha, trãi rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp Địa hình toàn vùng Đồng Tháp Mười giống như lồng chảo, xung quanh cao
Theo Nguyễn Hữu Hiếu, Tên gọi Đồng Tháp Mười, Hội Khoa học lịch sử
tỉnh Đồng Tháp, giải thích địa danh Đồng Tháp Mười với các giả thiết như:
Giả thuyết I: Ngày xưa, cánh đồng này thuộc một vương quốc giàu có Trong nước có 10 đời Quốc Vương, mỗi ông xây cho mình một ngôi tháp làm nơi an nghỉ cuối cùng; ngôi tháp của ông vua thứ 10 là ngôi tháp mà chúng ta đang nói Từ đó,
có lời đồn là trong Tháp Mười có vàng
Giả thuyết II: Cho rằng đây là cái chùa - tháp thứ 10, tính từ Lục Chân Lạp xuống, nối liền các chùa - tháp này là các con đường lót đá
Giả thuyết III: Đây là cái tháp 10 tầng của Chân Lạp; có lẽ, theo thuyết này nên chính quyền Ngô Đình Diệm, vào năm 1958, cho xây lại một cái tháp 10 tầng cao 42m, theo kiểu tháp chùa Thiên Mụ (Huế), một loại hình kiến trúc Trung Quốc
Giả thuyết IV: Đây là tháp canh thứ 10 (tính từ Ba Sao vào Gò Tháp), hoặc
10 tầng (còn gọi là thang trong) của nghĩa quân Thiên Hộ Dương để canh chừng giặc Pháp
Còn tư liệu thành văn cho thấy vùng đồng Tháp Mười (chữ đồng không viết hoa) lần lượt có tên gọi:
Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (hoàn thành khoảng
1820): ở tập Thượng, vùng đồng Tháp Mười được gọi là Vô- tà - ôn (tr.14), chằm lớn, với tư cách là một danh từ chung (tr.63) là Lâm Tẫu (tr.69)
Sách Đại Nam nhất thống chí - Lục tỉnh Nam Việt (hoàn thành sau Gia Định thành thông chí vài chục năm): ở tập Trung, vùng này, được gọi là chằm Mãng
Trạch (tr.9) và là hồ Pha Trạch (tr.20)
Bản đồ của Pháp vẽ năm 1862 (để thi hành Hòa ước Nhâm Tuất), vùng này được ghi là Plaine inondée couverte d’herbe tức Cánh đồng ngập nước đầy cỏ), sau
Trang 28Tỉnh Đồng Tháp là một trong mười ba tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu
Long, nằm trong tọa độ địa lý từ 105011'15” đến 105056'42” kinh độ Đông và từ 100
7'15” đến 100 58'18” vĩ độ Bắc
Ranh giới của tỉnh Đồng Tháp:
- Phía Bắc giáp Campuchia, có biên giới chung dài 48,7km, từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Sở Thượng và Thường Phước
- Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long
- Phía Đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang
- Phía Tây giáp tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ
Tỉnh Đồng Tháp có 12 huyện, thị xã, thành phố, gồm 9 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành; 2 thị xã: Sa Đéc, Hồng Ngự; 1 thành phố Cao Lãnh (tỉnh lỵ) Tỉnh Đồng Tháp được chia thành 2 khu vực là vùng phía Bắc sông Tiền và vùng phía Nam sông Tiền
Diện tích tự nhiên tỉnh Đồng Tháp: 3.374km2
Dân số của tỉnh Đồng Tháp: gần 1.674.840 người (2007), trong đó nam giới
là 711.230 người, nữ giới là 767.264 người, mật độ 496 người/ km2 Trong đó khu vực thành thị 193.239 người, khu vực nông thôn 1.285.255 người1
Đồng Tháp có hệ thống đường Quốc lộ QL30, QL80, QL54 cùng với Quốc
lộ N2, kết nối tỉnh Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng Đồng Bằng sông Cửu Long
Quốc lộ QL30 giáp Quốc lộ QL1A tại ngã ba An Hữu (Cái Bè - tỉnh Tiền Giang) chạy dọc theo bờ Bắc sông Tiền, Quốc lộ QL80 từ cầu Mỹ Thuận nối Hà Tiên đi qua các tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang
Quốc lộ QL54 chạy dọc theo sông Hậu nối Đồng Tháp với Vĩnh Long và Trà Vinh
Trang 29
Các Tỉnh lộ ĐT851, ĐT852, ĐT853, đi đến thị xã Sa Đéc với các tỉnh An Giang, Vĩnh Long
Mạng giao thông đường thủy thuận lợi Sông Tiền, sông Hậu kết nối Đồng Tháp với các tỉnh trong Đồng Bằng sông Cửu Long và TP HCM, thuận tiện trong giao thương với các tỉnh vùng và mở rộng đến Campuchia
Huyện Tháp Mười là một huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp, được tách ra
từ huyện Cao Lãnh Phía Bắc giáp huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) và huyện Tân Hưng (tỉnh Long An), phía Đông giáp huyện Tân Thạnh (tỉnh Long An) và huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), phía Tây giáp huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), phía Nam giáp huyện Cao Lãnh và huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang)
Huyện có thị trấn Mỹ An và 12 xã gồm: Đốc Binh Kiều, Hưng Thạnh, Láng Biển, Mỹ An, Mỹ Đông, Mỹ Hoà, Mỹ Quý, Phú Điền, Tân Kiều, Thạnh Lợi, Thanh
Mỹ, Trường Xuân Cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 160km, và cách Thành phố Cần Thơ khoảng 95km
Diện tích tự nhiên huyện Tháp Mười: 52.800ha, chiếm gần bằng 17% diện tích của tỉnh Đồng Tháp, chiếm 8,22% diện tích tự nhiên của vùng Đồng Tháp Mười, trong đó đất nông nghiệp chiếm 45.774ha và đất phi nông nghiệp chiếm 7.026ha
Dân số huyện Tháp Mười: 136.876 người (2010)2
Về giao thông đường bộ, huyện Tháp Mười có 5 trục giao thông chính: Quốc lộ N2 nối liền với Quốc lộ QL622 xuyên qua khu vực Đồng Tháp Mười, trục đường kết nối từ tỉnh Long An - huyện Tháp Mười - huyện Cao Lãnh, là một phần của tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên suốt Bắc Nam
Tỉnh lộ ĐT844, kết nối huyện Tháp Mười với huyện Tam Nông và tỉnh Long
Trang 30Tỉnh lộ ĐT846, kết nối Gò Tháp với xã Đốc Binh Kiều - tỉnh Tiền Giang và
xã Mỹ Quý - Quốc lộ QL30 với huyện huyện Cao Lãnh, thành phố Cao Lãnh, và xã
An Hữu (huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang)
Tỉnh lộ ĐT845 từ xã Mỹ An, xã Trường Xuân, kết nối tỉnh lộ ĐT844 đến huyện Tam Nông và Quốc lộ QL30
Ngoài ra còn có các tuyến đường huyện và hệ thồng đường bê tông nông thôn liên xã
Huyện Tháp Mười nằm ở vùng thấp, tương đối bằng phẳng, nhưng vùng đất phía Nam và phía Tây có độ cao hơn phía Đông, phía Bắc Địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến từ 1 đến 2m so với mặt nước biển Huyện Tháp Mười đáng chú ý là hai gò: gò Động Cát thuộc xã Mỹ Quý và gò Tháp Mười thuộc xã Mỹ Hòa và xã Tân Kiều
1.2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Mỹ Hòa
Điều kiện tự nhiên
Xã Mỹ Hòa thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, được thành lập từ trước năm 1975, bao gồm xã Mỹ Hòa và xã Tân Kiều ngày nay Đến năm 1984 tách
ra thêm xã Tân Kiều, theo Quyết định số 36-HĐBT, ngày 06 tháng 03 năm 1984 của Hội Đồng Bộ Trưởng, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam giải thể 4 xã gồm xã Mỹ Hoà, Đốc Binh Kiều, Mỹ An, Thanh Mỹ, để thành lập 6 xã và một thị trấn gồm xã Mỹ Hoà, Tân Kiều, Đốc Binh Kiều, Phú Điền, Thanh Mỹ, Mỹ An và
thị trấn Mỹ An
* Vị trí địa lý
Vị trí xã Mỹ Hòa, phía Đông Bắc giáp với xã Tân Kiều, phía Tây Bắc giáp với xã Trường Xuân, phía Nam giáp với xã Mỹ Đông và thị trấn Mỹ An, phía Tây giáp với xã Mỹ Quý Mỹ Hòa cách thành phố Cao Lãnh khoảng 39km, cách thị trấn
Mỹ An khoảng 11km
* Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Mỹ Hòa: 3.800ha Trong đó diện tích đất trồng lúa 3.064ha, đất phi nông nghiệp 560ha, 418ha trồng rừng, 96ha cây màu,
Trang 31trong đó có 22,5ha trồng dưa hấu, 78ha trồng sen, trong đó có 20ha trồng sen hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen3
Đất đai xã Mỹ Hòa có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn, đất xám, nhóm đất cát pha sét
Mỹ Hòa nói riêng và huyện Tháp Mười nói chung nằm trong vùng đất trũng ngập nước rất phù hợp cho trồng lúa nước, cây ăn trái, hoa kiểng
Trong các nhóm đất ở Mỹ Hòa, nhóm đất phù sa trũng ngập nước rất thuận lợi phù hợp cho cây sen phát triển
* Khí hậu
Mỹ Hòa có khí hậu gần như đồng nhất chung của khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long Mỗi năm có hai mùa rõ rệt mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau, thời tiết gần như đồng nhất chịu ảnh hưởng chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm,
mưa nhiều
Nhiệt độ bình quân trong năm 26,9oC, độ ẩm trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ ngày, lượng mưa trung bình từ 1,410mm, chiếm 90 - 95% lượng mưa cả năm Từ tháng 06 đến tháng 11 là mùa nước lũ, nước từ thượng nguồn Mekong tràn về, mực nước ngập trung bình từ 1m trở lên trên các cánh đồng nước ngập sâu đến 1m trở lên
Những đặc điểm về khí hậu như trên rất thuận lợi cho phát triển cây nông nghiệp, cây nhiệt đới, lúa, các loại cây thủy sinh như cây sen, cây súng, cây củ ấu, cây lục bình phát triển
* Địa hình
Địa hình xã Mỹ Hòa tương đối bằng phẳng, nằm khu vực Gò Tháp Mười, có
độ cao khoảng 2m đến 5m so với mực nước biển, là nơi tập trung nhiều giồng cát quanh co như uốn lượn, có kích thước tương đương nhau với chiều dài khoảng 500m, ngang 200m, tạo thành cụm gò nổi Gò Tháp Mười về mùa nước nổi ít khi bị ngập, trừ những năm có lũ lụt lớn Ngoài phần đất gò, đất đồng bằng là vùng đất
3 Ủy ban nhân dân xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Trang 32trũng ngập nước Đất trũng ngập nước này là môi trường rất thích hợp cho các loài cây thủy sinh phát triển, vẫn giữ nguyên nét hoang sơ của Đồng Tháp Mười xưa
* Nguồn nước
Mỹ Hòa được thừa hưởng chung nguồn nước sông Tiền, sông Sở Thượng, sông Sở Hạ ở Hồng Ngự, sông Vàm Cỏ đổ vào với hệ thống kênh rạch chằng chịt của Đồng Tháp Mười
Nguồn nước bề mặt khá dồi dào, nước ngọt quanh năm, hầu hết không bị nhiễm mặn, chỉ còn một vài vùng đất nhỏ trũng sâu bị nhiễm phèn nhẹ Nguồn nước
từ các kênh rạch là nguồn nước ngọt chính sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và tưới tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn
Nguồn tài nguyên nước ngầm tại xã Mỹ Hòa không lớn như các vùng khác trong Đồng Tháp Mười
Cây sen mọc hoang rải rác khắp nơi trong các vũng đất trũng có nước ở Mỹ Hòa, sen mọc hoang tự nhiên còn rất ít, thay vào đó là cây sen được trồng trên các cánh đồng
* Hệ thống giao thông đường bộ
Hệ thống giao thông đường bộ xã Mỹ Hòa rất thuận tiện gồm có:
Tỉnh lộ ĐT844, ĐT845 kết nối hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều với các đường Tỉnh lộ và Quốc lộ đến các xã trong huyện Tháp Mười, các huyện trong tỉnh Đồng
Trang 33Tỉnh lộ ĐT845 kết nối với Tỉnh lộ ĐT844 đến khu bảo tồn sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông
Tỉnh lộ ĐT845 kết nối với Quốc lộ N2 và Quốc lộ QL62 đến tỉnh Tiền Giang, tỉnh Long An đến cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa, Tỉnh Long An) đi TP HCM (huyện Bình Tân, Củ Chi) và Campuchia
Tỉnh lộ ĐT845 kết nối Tỉnh lộ ĐT844 và Quốc lộ QL30 đến Long Xuyên, Châu Đốc (tỉnh An Giang) và Campuchia
Ngoài ra, các khu dân cư đều có đường bê tông rộng từ 2,4m theo tiêu chí nông thôn mới
* Hệ thống giao thông đường thủy
Hệ thống giao thông đường thủy xã Mỹ Hòa rất thuận lợi, thông suốt từ kênh Vành Đai Gò Tháp kết nối xuyên suốt với các kênh Thanh niên, kênh Trường Xuân, kênh An Phong, các kênh này kết nối với kênh Tư Mới, kênh Nguyễn Văn Tiếp A, Nguyễn Văn Tiếp B, kênh Đường Thét, kênh K307, kênh Một, kênh Đồng Tiến, kênh Phước Xuyên đến các huyện trong tỉnh, sông Tiền, và sông Vàm Cỏ
* Hệ thống điện lưới quốc gia
Lưới điện quốc gia đã dẫn điện đến hầu hết các cụm đông dân cư dọc các tuyến đường Tỉnh lộ và đường nông thôn Riêng khu vực du lịch sinh thái Đồng Sen được thành lập năm cuối năm 2013, nên hiện vẫn chưa có điện lưới quốc gia Đây là vấn đề lớn mà Chính quyền địa phương đang triển khai thực hiện, dự kiến sẽ khởi công vào cuối năm 2016
Khu vực du lịch sinh thái Đồng Sen vẫn chưa có hệ thống nước sạch cho
Trang 34nước của kênh Vành Đai Gò Tháp Nước dùng cho ăn uống được sử dụng bằng nước lọc đóng chai
Điều kiện kinh tế - xã hội
* Dân số
Toàn xã có 10.474 người, mật độ dân số 257 người/ km2 (2010)
Dân cư chủ yếu là người Kinh, một số ít người Việt gốc Hoa
Xã Mỹ Hòa gồm có 05 ấp, được chia thành 69 tổ dân phòng liên kết gồm:
- Ấp 1 diện tích: 980 hecta, có 612 hộ, 2.662 nhân khẩu
- Ấp 2 diện tích 361 hecta, có 442 hộ, 1.962 nhân khẩu
- Ấp 3 diện tích 1.472 hecta, có 716 hộ, 2.997 nhân khẩu
- Ấp 4 diện tích 615 hecta, có 375 hộ, 1.640 nhân khẩu
- Ấp 5 diện tích 372 hecta, có 264 hộ, 1.249 nhân khẩu
* Kinh tế - xã hội
Số người trong độ tuổi lao động 5.334 người, chiếm 53,16% dân số toàn xã, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp khoảng 4.304 người, chiếm khoảng 80,7%, lao động trong lĩnh vực công nghiệp khoảng 936 người chiếm 17,8% và 393 người làm
việc trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, du lịch đạt 9,5%
Toàn xã có 2.409 hộ, trong đó có 286 hộ giàu, chiếm 11,87%; 756 hộ khá, chiếm 31,38%; 775 hộ trung bình, chiếm 32,17%; 334 hộ nghèo, chiếm 13,81% và
257 hộ cận nghèo, chiếm 10,66%4
* Lĩnh vực giáo dục
Xã có bốn trường học gồm trường Mẫu giáo Mỹ Hòa, trường Tiểu học Mỹ Hòa 1, trường Tiểu học Mỹ Hòa 2, trường Trung học Cơ sở Mỹ Hòa, đã phổ cập 99,83% học sinh trong độ tuổi đến trường
Mỹ Hòa có có một trạm y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2009
1.2.3 Tài nguyên du lịch xã Mỹ Hòa
Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên
4 Ủy ban nhân dân xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, Báo cáo nhiệm vụ phát triển kinh
Trang 35Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên xã Mỹ Hòa chủ yếu là các tài nguyên
du lịch sông nước, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái nông nghiệp như vườn cây ăn trái, rừng tràm, vào mùa hoa tràm nở, ong về đây làm tổ rất nhiều, mật ong cũng là một trong những đặc sản của địa phương Ngoài ra còn có sự đa dạng sinh học với nhiều loài chim, cò, các loài cá, rắn, rùa
Xã Mỹ Hòa còn lưu giữ cảnh quan thiên nhiên với môi trường sinh thái còn mang nhiều nét hoang sơ, với các cánh đồng lúa bát ngàn, vườn cây ăn trái và các cánh đồng sen, đồng lúa
Tài nguyên du lịch nhân văn
Khu di tích lịch sử văn hóa Gò Tháp, thuộc địa bàn 2 xã Mỹ Hòa và Tân Kiều Đây là khu di tích đặc biệt cấp Quốc gia, được Bộ Văn hóa thông tin công nhận năm 1998, mang đậm dấu ấn nền văn hóa Óc Eo
Quần thể di tích Gò Tháp gồm có năm di tích tiêu biểu: Gò Tháp Mười, Tháp
Cổ Tự, mộ và đền thờ anh hùng Thiên hộ Dương (Võ Duy Dương) và Đốc Binh Kiều (Nguyễn Tấn Kiều), miếu Bà Chúa Xứ
Trong khu vực Gò Tháp, các nhà khảo cổ đã khai quật di chỉ Gò Tháp vào các năm 1984, 1993, đã phát hiện nhiều di vật dưới lòng đất cát pha sét, là những nét kiến trúc bằng gạch là các đền thần Mặt Trời Surya, đền thần Vishnu và đền thờ thần Shiva, có nhiều di vật cổ gồm tượng thần Vishnu của Hindu Giáo, các mẫu vật sành sứ, nữ trang, có niên đại cách đây khoảng 1500 năm của nền văn hóa Óc Eo, hiện được trưng bày tại bảo tàng Đồng Tháp Người ta cho rằng, nền gạch đó là dấu vết sàn nhà của một cụm dân cư cổ tập trung sinh sống trong vùng rốn nước lũ trước đây
Gò Tháp Mười là nơi cao nhất trong tất cả các gò nằm trong khu vực thuộc
di tích Gò Tháp Từ Gò Tháp đi về phía Bắc cách 100m là Tháp Cổ Tự, tương truyền ngôi chùa này được xây từ đời vua Thiệu Trị (1841-1847) Giữa gò Tháp Mười và Tháp Cổ Tự là miếu Hoàng Cô, theo người dân địa phương kể lại, miếu này thờ bà Nguyễn Phúc Hồng Nga, em gái của vua Gia Long
Lễ hội Gò Tháp diễn ra hằng năm, mỗi năm hai lần, mục đích lễ hội cầu cho
Trang 36nơi về Gò Tháp, để thưởng ngoạn sinh hoạt văn hóa đặc sắc, độc đáo như “học trò lễ”, “nhạc lễ”, “múa lân sư rồng”, “múa bóng rỗi” Trong lễ hội, nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh và trình diễn dân gian, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhân dân tại địa phương và du khách khắp nơi
Giá trị tâm linh Gò Tháp hòa quyện với cảnh quan Đồng Sen sẽ là món quà quý giá mà xã Mỹ Hòa ban tặng cho du khách, níu kéo bước chân du khách về với quê hương “Đất Sen Hồng”
Lượng du khách hành hương này có tác động tích cực đến các hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen Đây là yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa tâm linh
* Văn hóa nghệ thuật
Vốn dĩ xuất phát là vùng đất “sen hồng” thơ mộng, nơi đã sản sinh ra hằng trăm điệu lý, câu hò sâu lắng, mượt mà, mênh mang đậm tình đất, tình người, nên vùng đất này đã tạo ra điệu hò Đồng Tháp Hò Đồng Tháp là nét văn hóa riêng, với giai điệu du dương, sâu lắng tâm tư tình cảm của con người Đặc trưng của hò Đồng Tháp là chỉ hò một mình, không có đối đáp, theo hình thức tâm tình, tự sự của con
người về tình duyên, số phận, buồn vui của cuộc đời Hò Đồng Tháp đã nổi tiếng và
trở thành di sản văn hóa phi vật thể
* Các đặc sản ẩm thực
Ẩm thực xã Mỹ Hòa nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long mang sắc thái phong phú của ẩm thực Nam bộ Mỹ Hòa còn có ẩm thực riêng mang màu sắc thái của “quê hương sen hồng” như cơm lá sen, lẩu sen, bánh phồng tôm Sa Giang xúc gỏi ngó sen, hạt sen rang muối, ngó sen xào, súp sen, chè sen, mứt sen, bột sữa sen uống liền, còn có rất nhiều món được chế biến từ sen phong phú về sắc thái và giàu dinh dưởng Riêng đặc sản Mỹ Hòa nổi tiếng nhất là rượu Hồng Sen, được chế biến từ củ sen, hạt sen, tim sen theo phương pháp lên men gia truyền; nước thanh nhiệt Sen Tháp Mười đóng chai, được chế biến từ củ sen và tâm sen; sữa sen đóng chai Tháp Mười được chế biến từ hạt sen; hạt sen rang bơ Các sản phẩm đều có giá trị dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe, đang được mọi người tin dùng
Trang 371.2.4 Khái quát du lịch sinh thái Đồng sen tại xã Mỹ Hòa
Đồng Sen là vùng sinh thái trong nhóm hệ sinh thái đất ngập nước nội địa, tiêu biểu cho kiểu đầm lầy ngập nước ngọt đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, rất thích hợp cho cây thủy sinh phát triển trong đó có cây sen Dân cư địa phương dựa vào điều kiện thuận lợi đất đai và khí hậu, để canh tác trồng sen nhằm phát triển
kinh tế nông nghiệp Quy mô diện tích đồng sen phụ thuộc điều kiện đất đai và kinh
tế của dân cư địa phương, có thể có một hộ trồng riêng rẻ hay nhiều hộ canh tác liền
kề với nhau
Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, là hoạt động du lịch sinh thái dựa cảnh quan sắc thái hoang sơ của các cánh đồng sen bạt ngàn kết hợp với văn hóa địa phương tại xã Mỹ Hòa, để khai thác thu hút khách du lịch với sự tham gia, tổ chức, quản lý của dân cư địa phương theo mô hình du lịch cộng đồng, nhằm để phát triển
du lịch địa phương, chia sẽ lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch cũng như nâng cao thu nhập cho dân cư địa phương, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hướng đến phát triển du lịch bền vững
1.4 Giá trị vật chất của cây sen
Thành phần dinh dưỡng của sen
Củ sen và hạt sen có ít chất béo, chứa nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm đường, protein, kali, calcium, phốt pho, đồng, sắt, mangan, kẽm, magiê, natri, vitamin A, B6, C, axit pantothenic, chất xơ, rất có lợi cho sức khỏe [Bảng 1.1]
Sen trong ẩm thực
Từ những giá trị văn hóa của hoa sen trong đời sống tình thần, giá trị dinh dưỡng, y học của sen, kết hợp với sự sáng tạo của người Việt, đã đưa sen lên đỉnh cao văn hóa ẩm thực
Xa xưa, sen đã xuất hiện trong các món ăn cung đình, sen là món ăn hấp dẫn
bổ dưỡng, các món ăn được chế biến từ sen đã làm tăng thêm dinh dưỡng, phong phú đa dạng món ăn Việt, như chè sen, mứt sen, lẩu sen, súp sen, ngó sen xào, cơm
lá sen, cá lóc nướng trui cuốn lá sen
Sen trong y học dân tộc
Trang 38Liên Tử là hạt sen già, đã bóc bỏ vỏ xanh bên ngoài, còn màng lụa mỏng được phơi khô Tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, cố tinh, chữa di tinh, an thần, thần kinh suy nhược
Liên Tâm là tâm sen, mầm sen, nằm giữa hạt sen Tác dụng thanh tâm, giãn tĩnh mạch, hạ huyết áp, hỗ trợ tim và an thần
Liên Tu là tua nhụy đực của hoa sen, bỏ hạt gạo, phơi khô Tác dụng thanh tâm, bổ thận, trị các chứng di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, đái dầm
Liên Phòng là gương sen già đã lấy hết hạt, phơi khô Tác dụng tiêu ứ chỉ huyết, tiểu có máu và chứng xuất huyết khác
Liên Ngẫu là củ sen và ngó sen Tác dụng cầm máu, tiểu tiện ra máu, nôn ra máu, hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh, ho Ngoài ra, củ sen có chứa natri, vitamin C, kali có tác dụng kiểm soát sự tiết mồ hôi của cơ thể, điều hòa nhịp tim, điều hòa huyết áp ở mức ổn định, tăng sức đề kháng
Hà Diệp là lá sen Công dụng trị đau bụng, tiêu chảy và chứng xuất huyết do nhiệt Trong lá có nhiều loại alkaloids và flavonoid có tác dụng giảm béo và chống
xơ vữa động mạch, phòng ngừa và chữa trị béo phì, cao huyết áp, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật
1.5 Hình tượng hoa sen trong văn hóa Việt
Hình tượng hoa sen trong tâm thức của người Việt
“Trong đồng gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Vị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Từ hằng ngàn năm qua, hoa sen đã trở thành biểu tượng văn hóa, cốt cách của người Việt, là loài hoa duy nhất tại Việt Nam đầy đủ ý nghĩa nhân sinh cao quý,
ý chí sức sống mãnh liệt như dân tộc Việt Dù có trải qua bao cuộc đổi thay, sen vẫn luôn giữ được vẻ đẹp thanh khiết, mùi hương dịu dàng vươn mình tỏa sáng, gợi một tinh thần cao thượng Với vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, thuần khiết, tao nhã, hoa sen đã vươn lên đỉnh cao của các loài hoa, giữ được giá trị chân, thiện, mỹ, sắc sen kín
Trang 39đáo, đằm thắm, dù màu sắc gì, hoa sen vẫn quyến rũ lòng người, chiếm một vị trí đặc biệt trong văn hóa Việt
Cây sen được cho đại diện cho tính cách của người Việt, bởi cây sen sống trong bùn, đầy gian khó, sống nơi mà những loài hoa khác không thể sống được, vươn mình khoe sắc là biểu tượng của sức mạnh, thanh cao, nghị lực phi thường và trong sáng Trong văn hóa Việt, hoa sen luôn mang ý nghĩa tốt đẹp, cao quý nhất
Tại Việt Nam, chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy hình tượng hoa sen trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, được ví cho người có tâm hồn thanh cao, trong sạch, hiền nhân, không ham danh lợi, không ô uế bởi cám dỗ trần gian
Hoa sen rất gần gũi với người Việt, đi suốt chiều dài lịch sử dân tộc, gắn với đời sống tinh thần của mỗi người Việt về giá trị thẩm mỹ, giá trị tinh thần, đã thấm sâu vào tâm hồn người Việt
Sen được xếp vào bộ “Tứ quý” gồm Sen, Lan, Cúc, Mai, xếp vào hàng “Tứ quân tử” gồm sen, tùng, trúc, cúc Sen đã đi vào lòng người, bám rễ sâu vào tiềm thức, cuộc sống, và văn hóa của người Việt
Hình tượng hoa sen trong Phật Giáo
Hoa sen là biểu tượng của linh thiêng, đỉnh cao của giá trị tâm linh, cho giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, là trí tuệ dẫn đến cõi niết bàn
Phật Giáo cho rằng hoa sen là sự giác ngộ như những con người tồn tại giữa chốn đời thường, khỏi sự tham lam, dục vọng, không bị ô nhiễm vẩy bẩn của dòng đời thường nhật Sen mọc chốn nào, nước đục sẽ lắng trong, được ví như con người giác ngộ sẽ làm thay đổi hoàn cảnh sống Hoa sen nở tượng trưng cho quá khứ, gương sen cho hiện tại, hạt sen cho tương lai, sự tiếp nối liên tục luân hồi Hoa sen cũng đại diện cho cuộc hành trình của con người từ đau khổ đến giác ngộ
Hương sen thể hiện giá trị tinh thần, luôn gắn kết với thế giới tâm linh thiêng liêng Phật Phật giáo đã lấy hình tượng hoa sen làm Phật Đài
Cây sen còn thể hiện nên 3 tầng sống riêng biệt là: trong bùn tối, vươn lên khoảng trong sạch là dòng nước, rồi cuối cùng vươn lên khoảng hư không Biểu trưng cho 3 tầng sống trong Phật Giáo là cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới trong
Trang 40 Hoa sen tạo nguồn cảm hứng trong văn học
Sen là nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác Hiện chưa có ai
có thể thống kê có bao nhiêu bài văn thơ có hình tượng sen, mô tả nét đẹp của sen
Là người Việt Nam, chắc hẳn ai cũng biết đến câu ca dao:
“Tháp Mười đẹp nhứt bông sen
Việt Nam đẹp nhứt có tên Bác Hồ”
Tác giả: Lệ Thành Bảo Định Giang Trích bài “Hương sen dâng Bác”
“Từ trong bùn đất ngời ngời Vươn lên những đóa tươi thắm hồng Lung linh trong buổi rạng đông Phẩy lên trời một ánh hồng sớm mai Hương sen là chiếc cầu dài
Nối mênh mông nước mây trời xanh cao Trong thanh cao, giữa thanh cao”
Tác giả: Lệ Thành
Hình tượng hoa sen trong kiến trúc
Hình tượng hoa sen trở thành biểu tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo,
tư tưởng sâu kín trong Phật Giáo
Trong nghệ thuật Việt Nam, hình tượng hoa sen thể hiện rất phong phú, qua rất nhiều các hình thức trang trí mỹ thuật và kiến trúc đặc trưng riêng cho mỗi thời
kỳ lịch sử dân tộc, là nguồn cảm hứng cho các nghệ nhân trong sáng tác nghệ thuật xưa và nay Sen xuất hiện dày đặc trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, phù điêu, gốm sứ, gạch ngói, hoa văn bông gió, trần nhà, vât dụng như lư hương, chân đèn, bình hoa, chén, đĩa, tảng đá kê chân cột, bệ thờ tượng Phật, trong các nơi thờ tự, đình miếu, chùa, các công trình văn hóa công cộng, đặc biệt kiến trúc chùa Một Cột, một biểu tượng kiến trúc mang hình tượng hoa sen tuyệt vời trong thời kỳ vua Lý Thái Tông, nhìn từ xa như một hoa sen lớn, mọc lên từ hồ nước, lối kiến trúc kết hợp hài hòa hai yếu tố âm dương cầu mong sức sống trường tồn, sự phát triển sinh