Thế nhưng thực tế cho thấy rằng chỉ có một số làng nghề truyền thống bước đầu khai thác được tiềm năng du lịch của làng nghề truyền thống, còn nhìn chung thì hoạt động du lịch làng nghề
Trang 1LÝ LỊCH KHOA HỌC
1 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
Họ và Tên: LÊ HOÀNG DÂN Giới tính: Nam
Ngày sinh: 02/01/1991 Nơi sinh: Bến Tre
Địa chỉ: Thanh tân, Mỏ Cày Bắc, Bến tre
Điện thoại: 0987 453 753 E-mail: lehoangdan91@gmail.com
2 QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
- Từ năm 2006 đến 2009: Học sinh Trường THPT Lê Anh Xuân – Bến tre
- Từ năm 2009 đến 2013: Sinh viên Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng – TP.HCM
- Từ năm 2013 đến nay: Học lớp CH13-QT2, ngành Quản trị kinh doanh, Viện đào tạo Sau Đại Học, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – TP HCM
3 QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC
Từ năm 2013 đến nay: Làm việc tại trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
4 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
Tôi cam đoan khai đúng sự thật
TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2016
Lê Hoàng Dân
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Lê Hoàng Dân hiện đang là học viên cao học khóa 2013- 2015, Viện đào tạo sau đại học trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng Tôi xin cam đoan:
- Nội dung được thể hiện trong chủ đề nghiên cứu “Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre” là do tôi thực hiện
- Mọi thông tin, tư liệu tham khảo được thể hiện trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố
- Các nguồn số liệu được thể hiện trong luận văn được tôi thu thập từ việc khảo sát thực tế, tổng hợp, xử lý một cách trung thực và khách quan
- Toàn bộ nội dung được thể hiện trong luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc
- Kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay
HỌC VIÊN
Lê Hoàng Dân
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý Thầy Cô Viện đào tạo Sau Đại Học, ngành Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng đã giúp tôi trang bị tri thức, tạo môi trường điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới Phó Giáo
Sư Tiến sĩ Phan Huy Xu đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các cấp chính quyền, các ban ngành – đoàn thể tỉnh Bến Tre đã hợp tác chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tài liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ rất tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn
Một lần nữa, xin cho phép tôi được bày tỏ lòng tri ân đến tất cả những người đã dành cho tôi sự giúp đỡ vô giá trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này
Trân trọng
Lê Hoàng Dân
Trang 4Đề tài: “Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre” nhằm khảo sát và tìm ra
những nguyên nhân chưa đáp ứng và làm hài lòng nhu cầu du lịch của du khách, phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch làng nghề tại Bến Tre để đề ra các giải pháp góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch địa phương đến năm 2020
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài kết hợp nhiều phương pháp khác nhau làm
cơ sở khoa học cho việc thực hiện luận văn: phương pháp lịch sử, phương pháp nghiên cứu mô tả, phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện với phỏng vấn 10 chuyên gia là lãnh đạo chính quyền – các ban ngành – đoàn thể và 250 phiếu khảo sát là khách du lịch và người dân tỉnh Bến Tre
Tác giả đã khảo sát và tìm ra những nguyên nhân chưa đáp ứng và làm hài lòng nhu cầu du lịch của du khách như: tình hình giao thông, an ninh trật tự, các địa điểm vui chơi giái trí, các hình thức hỗ trợ du khách, Từ đó có những giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch làng nghề tại địa phương
Vấn đề về phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, sự liên kết và phát triển của các thành phần kinh tế đã được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, cũng như vai trò của chính quyền địa phương trong sự phát triển chung của nền kinh tế địa phương Đề tài cũng đã chứng minh tác động của ngành du lịch nói chung và du lịch làng nghề nói riêng đối với việc phát triển kinh tế của Bến Tre là rất quan trọng
Do kiến thức còn hạn chế nên chưa thể nêu lên được đầy đủ những vấn đề liên quan, nhưng tác giả hi vọng đây là một đóng góp nhỏ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre trong tương lai
Trang 5ABSTRACT
Nowadays, in general trend of development of the tourism industry, there is a significant contribution of craft village tourism, many issues about economic development, infrastructure investment, alignment and development of economic sectors need to have more researches, as well as local governments’ roles in local economic development Thus, craft village tourism need to be re-considered, determined the impact not only of tourism industry but also of craft village tourism to local economic development
Topic: “Development of craft village tourism in Ben Tre” is to survey and
discover reasons why this kind of tourism does not meet and satisfy needs of tourists,
to analyze situations of craft village tourism in Ben Tre to set out contribution methods for promoting development of local tourism up to 2020
During the research, this topic combined of many different methods for scientific basis to implement this thesis: history methods, research and description methods, sociological investigation method carried on with 10 experts who are leaders
of government – departments, unions and the survey of 250 tourists and local people in Ben Tre
The author has survived and discovered the reasons why this kind of tourism does not meet and satisfy needs of tourists such as traffic situation, social security, entertainment venues, other modes of tourist assistance, etc Since then, we have solutions to promote tourism in the local craft village tourism
The issues of economic development, infrastructure investment, alignment and development of economic sectors have been continued with more researches as well as local government’s roles in local economic development This topic has also demonstrated the impact not only of tourism industry but also craft village tourism to Ben Tre’s economic development is really important
Due to limited knowledge cannot fully demonstrate related issues, but the
author hopes this can be a minor contribution to Ben Tre Province’s economic
development in the future
Trang 6MỤC LỤC
Trang
LÝ LỊCH KHOA HỌC i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT iv
ABSTRACT v
MỤC LỤC vi
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT x
DANH MỤC CÁC HÌNH xi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ xi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU xii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Tình hình nghiên cứu 2
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 4
1.6 Những đóng góp mới 4
1.7 Bố cục luận văn 5
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 6
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN DU LỊCH LÀNG NGHỀ 7
2.1 Tổng quan về du lịch 7
2.1.1 Khái niệm về du lịch: 7
2.1.2 Khái niệm làng nghề 8
2.1.3 Khái niệm du lịch làng nghề 8
2.1.4 Khái niệm về khách du lịch: 9
2.1.5 Khái niệm và đặc điểm về sản phẩm du lịch 10
Trang 72.1.6 Khái niệm và đặc điểm về thị trường du lịch 13
2.1.7 Khái niệm và đặc điểm về tài nguyên du lịch 15
2.1.8 Phân loại du lịch 17
2.2 Đặc điểm và vai trò của du lịch làng nghề 18
2.2.1 Đặc điểm của du lịch làng nghề 18
2.2.2 Vai trò của du lịch làng nghề đối với sự phát triển KT-XH địa phương 19 2.3 Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội 20
2.3.1 Đóng góp của ngành du lịch trong GDP: 22
2.3.2 Ảnh hưởng ngành du lịch đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế: 23 2.4 Bài học kinh nghiệm về du lịch làng nghề ở một số địa phương trong nước và trên thế giới 23
2.4.1 Bài học từ Thái Lan: 23
2.4.2 Bài học từ các địa phương trong nước: 24
2.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho làng nghề Bến Tre 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 32
CHƯƠNG 3.PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ BẾN TRE VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.1 Giới thiệu chung về tỉnh Bến Tre 33
3.2 Tiềm năng của du lịch tỉnh Bến Tre 35
3.3 Thực trạng ngành du lịch và tác động của ngành du lịch đến nền kinh tế tỉnh Bến Tre 36
3.3.1 Thực trạng ngành du lịch tại tỉnh Bến Tre 36
3.3.2 Thực trạng tác động của du lịch làng nghề đến nền kinh tế tỉnh Bến Tre 38 3.3.3 Đánh giá thực trạng 42
3.3.3.1 Ưu điểm 42
3.3.3.2 Tồn tại 42
3.3.3.3 Nguyên nhân 43
3.4 Phương pháp nghiên cứu: 43
3.4.1 Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp định tính với các phương pháp cụ thể: 43
3.4.1.1 Phương pháp lịch sử: 43
3.4.1.2 Phương pháp nghiên cứu mô tả: 44
Trang 8Hình 3.2: Qui trình lũy tiến trong phương pháp tình huống 44
3.4.2 Quy trình nghiên cứu 45
3.4.2.1 Nghiên cứu sơ bộ 48
3.4.2.2 Nghiên cứu thăm dò (phỏng vấn thử) 48
3.4.2.3 Nghiên cứu chính thức 48
3.4.3 Phương pháp thu thập thông tin: 48
3.4.4 Phương pháp thực hiện: 49
3.4.5 Thu thập và xử l ý số liệu 49
3.4.5.1 Xác định đối tượng khảo sát nghiên cứu 49
3.4.5.2 Xác định mẫu nghiên cứu 49
3.4.5.3 Xử lý số liệu: 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 51
CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52
4.1 Bối cảnh trong nước và thế giới: 52
4.2 Quan điểm định hướng và mục tiêu phát triển ngành du lịch tỉnh BếnTre: 57
4.3 Kết quả nghiên cứu: 58
4.3.1 Kết quả phỏng vấn chuyên gia 58
4.3.2 Kết quả thông tin mẫu khảo sát: 60
4.3.3 Thông tin về điều tra chất lượng dịch vụ: 63
4.4 Đề xuất các giải pháp đối với chính quyền, địa phương: 74
4.4.1 Về khuôn viên cảnh quan: 74
4.4.2 Về các dịch vụ ăn uống, vệ sinh an toàn, thực phẩm: 74
4.4.3 Về nhà trọ, khách sạn: 75
4.4.4 Về các dịch vụ quà lưu niệm, các loại đặc sản: 75
4.4.5 Về giá cả, thái độ phục vụ: 75
4.4.6 Về an ninh, trật tự, các hình thức hỗ trợ du khách: 76
4.4.7 Về giao thông: 76
4.4.8 Về các địa điểm vui chơi, giải trí: 76
4.5 Đánh giá những đóng góp và hạn chế của luận văn: 77
4.5.1 Những đóng góp của luận văn trong phát triển du lịch Bến Tre: 77
4.5.2 Những đóng góp của luận văn trong phát triển du lịch làng nghề 78 4.5.2 Những hạn chế của luận văn: 78
Kết luận chương 4 80
Trang 9CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 81
5.1 Kết luận 81
5.2 Kiến nghị: 83
5.2.1 Đối với cấp quản lý vĩ mô: 83
5.2.2 Đối với cơ quan quản lý ngành du lịch tỉnh Bến Tre: 84
5.2.3 Đối với cấp quản lý và công ty lữ hành tại các làng nghề: 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
Trang 10DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG
1 ĐBSCL : Đồng bằng song Cửu Long
2 G20 : Diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn
3 GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm nội địa
4 KV1 (NLTS) : Khu vực 1 (Nông Lâm Thủy Sản)
5 KV2 (CN & XD) : Khu vực 2 (Công nghiệp và xây dựng)
6 KV3 (Dịch vụ) : Khu vực 3 (Dịch vụ)
7 TCDL : Tổng cục du lịch
9 WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
10 TCMT : Thủ công mỹ nghệ
11 TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre 33
Hình 3.2: Quy trình lũy tiến trong phương pháp tình huống 44
Hình 3.3: Quy trình nghiên cứu lý thuyết 47
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Lượng khách du lịch đến Bến Tre giai đoạn 2011-2015 40
Biểu đồ 3.2: Doanh thu từ du lịch tỉnh Bến Tre qua các năm 41
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện mục đích của du khách đến Bến Tre 58
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ đánh giá về mức độ hài lòng về khuôn viên, cảnh quan tại các địa điểm du lịch làng nghề tại Bến Tre 65
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ đánh giá các sản phẩm của làng nghề tại Bến Tre 65
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ đánh giá về dịch vụ nhà trọ, khách sạn tại Bến Tre 66
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ đánh giá về dịch vụ ăn uống tại các địa điểm du lịch làng nghề 67 Biểu đồ 4.6: Biểu đồ đánh giá chất lượng quà lưu niệm tại Bến Tre 67
Biểu đồ 4.7: Biểu đồ đánh giá về đặc sản tại Bến Tre 68
Biểu đồ 4.8: Biểu đồ đánh giá về giá cả các mặt hàng dịch vụ tại Bến Tre 69
Biểu đồ 4.9: Biểu đồ đánh giá về tình hình an ninh, trật tự tại các điểm du lịch làng nghề ở Bến Tre 69
Biểu đồ 4.10: Biểu đồ đánh giá về thực trạng giao thông tại tỉnh Bến Tre 70
Biểu đồ 4.11: Biểu đồ đánh giá về thái độ phục vụ khi sử dụng các dịch vụ tại làng nghề Bến Tre 71
Biểu đồ 4.12: Biểu đồ đánh giá về chất lượng vệ sinh thực phẩm tại tỉnh Bến Tre ngành ăn uống 71
Biểu đồ 4.13: Biểu đồ đánh giá về các địa điểm vui chơi, giải trí tại Bến Tre 72
Biểu đồ 4.14: Biểu đồ đánh giá về dịch vụ vận chuyển du khách đến làng nghề 72
Biểu đồ 4.15: Biểu đồ đánh giá về mức độ thân thiện của người dân tại Bến Tre 73
Biểu đồ 4.16: Biểu đồ đánh giá các hình thức hỗ trợ du khách tại Bến Tre 73
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Thống kê lượng khách du lịch đến Bến Tre năm 2015 38
Bảng 3.2: Cơ cấu GDP theo từng khu vực (Giá hiện hành) 39
Bảng 3.3: Thống kê số lượng khách du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015 40
Bảng 3.4: Doanh thu từ du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015 41
Bảng 3.5: Các bước nghiên cứu của đề tài 46
Bảng 4.1: Khẩu hiệu ngành du lịch Việt Nam qua các giai đoạn 56
Bảng 4.2: Bảng kết quả thông tn mẫu khảo sát điều tra 61
Bảng 4.3: Bảng kết quả thông tin về điều tra chất lượng dịch vụ 64
Trang 13CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Trong xã hội ngày nay, du lịch dường như được thức tỉnh cùng với sự tiến bộ về kinh tế và sự nhận thức của con người Đặc biệt, khi đời sống càng cao, trong nhịp sống gấp gáp, con người càng có nhu cầu đi du lịch để giải tỏa bớt căng thẳng trong công việc, nhưng đa phần họ tìm về những nét truyền thống khám phá Du lịch đồng quê, du lịch về nguồn, du lịch các làng nghề cũng từ đó mà có nhiều điều kiện để hình thành và phát triển
Thực tế, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nghề thủ công truyền thống vẫn tồn tại
và phát triển cùng với lịch sử dân tộc Mỗi làng nghề, mỗi sản phẩm đặc trưng và độc đáo, đã làm nên bức tranh đa dạng Trong đó có các làng nghề truyền thống tại Bến Tre góp phần làm phong phú thêm bức tranh bản sắc văn hóa của Việt Nam
Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, được hình thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh, do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành, với nét sinh thái đặc thù sông nước, miệt vườn Đồng thời, tỉnh còn có tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị nhất định trong phát triển du lịch, trong đó có du lịch làng nghề truyền thống Nhận thức được tiềm năng to lớn này, các làng nghề truyền thống ở Bến tre bước đầu có ý thức khai thác sự hấp dẫn, độc đáo của sản phẩm truyền thống mà mình tạo ra nhằm thu hút khách du lịch Toàn tỉnh có khoảng 45 làng nghề, trong đó có 19 làng nghề truyền thống, 7 nhóm nghề của 36 ngành nghề nông thôn với 30.552 cơ sở Thế nhưng thực tế cho thấy rằng chỉ có một số làng nghề truyền thống bước đầu khai thác được tiềm năng du lịch của làng nghề truyền thống, còn nhìn chung thì hoạt động du lịch làng nghề vẫn chưa thu được kết quả nhất định, chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao do chưa có chiến lược tiếp thị, quảng bá hình ảnh, quy hoạch làng nghề phù hợp, chất lượng sản phẩm chưa cao, mà chỉ có tự phát, manh mún nên chưa khai thác thành công tiềm năng đó
Trước thực trạng đó, bài viết muốn nhìn nhận và đánh giá thực trạng việc phát triền du lịch làng nghề truyền thống ở Bến Tre hiện nay, rồi từ đó có một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế làng nghề, bảo tồn nét văn hóa độc đáo, tạo tiềm lực phát triển kinh tế từ du lịch cho tỉnh Bến Tre
Đó là lý do mà tác giả chọn đề tài: “Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre”
làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Trang 141.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nhằm tôn vinh những vai trò và giá trị của làng nghề truyền thống, phản ánh
về thực trạng sản xuất và phát triển du lịch làng nghề, tìm ra hướng phát triển du lịch làng nghề hiệu quả nhất để phát triển kinh tế ở Bến Tre
Từ thập niên 90 trở lại đây, đề tài về Du lịch bắt đầu được quan tâm nghiên cứu
ở Việt Nam Kể từ đó đã xuất hiện nhiều công trình khoa học, luận án, luận văn, nghiên cứu vấn đề du lịch ở các khía cạnh khác nhau, gồm: Một số công trình khởi đầu và cũng là nền tảng cho nghiên cứu và phát triển du lịch như: Dự án VIE/ 89/ 003
về Kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam do tổ chức Du Lịch Thế Giới (OMT) thực hiện;…nhóm các giáo trình, sách chuyên khảo, Luận văn, nhóm các bài viết về
du lịch của tỉnh Bến Tre như:
1) Lý Anh Tuấn(2011), Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm
2020, luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế HCM
2) Huỳnh Hoa Hồng My(2014), Phát triển sản phẩm du lịch tâm linh góp phần
xây dựng kinh tế, thành phố Châu Đốc - tỉnh An Giang, luận văn thạc sĩ, Đại
học Quốc tế Hồng Bàng
3) Nguyễn Anh Phú(2015), Phát triển sản phẩm du lịch làng nghề gốm sứ tỉnh
Bình Dương, luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Trong đó, đề tài “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2020” của
tác giả Lý Anh Tuấn là đề tài bao quát tất cả loại hình du lịch hiện có ở Bến Tre, chưa
Trang 15thực sự định hướng rõ ràng cho việc phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre trong tình hình mới hiện nay
Cũng như những địa phương khác, du lịch dịch vụ đang chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong tổng thu nhập quốc dân của tỉnh Bến Tre Cùng với sự phát triển của xã hội, khách hàng càng có những đòi hỏi cao hơn Những khu du lịch nào đáp ứng tốt những yêu cầu này sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh cho mình thông qua việc tạo dựng lòng trung thành của du khách
Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009 đã làm cho thu nhập của người dân bị ảnh hưởng cũng như việc chi tiêu một cách dè dặt hơn để đảm bảo cho cuộc sống Hành vi của người tiêu dùng đã bị ảnh hưởng, nhất là việc chi tiêu cho nhu cầu giải trí cũng như đi du lịch Cho nên, việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch là một việc làm vô cùng khó khăn và tốn kém trong hoàn cảnh hiện nay, và để thực hiện được công việc này đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc về các yếu tố cấu thành dịch vụ du lịch và biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
Các đề tài, bài viết nêu trên chủ yếu đề cập đến vấn đề phát triển du lịch tại điạ phương; các hoạt động văn hóa, xã hội của người Nam bộ nói chung, trong đó có đề xuất một số giải pháp để phát huy tiềm năng và thế mạnh của ngành du lịch tại địa phương trên lĩnh vực kinh tế, giúp cho cơ quan quản lý, người dân kinh doanh du lịch
và du khách nhận thức 1 cách đầy đủ về giá trị lịch sử - văn hóa của các địa điểm du lịch Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu tác động của du lịch làng nghề đến việc phát triển kinh tế địa phương
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Du lịch làng nghề ở Bến Tre tác động đến phát triển
kinh tế của địa phương
- Khách thể nghiên cứu: Du khách đến với hình thức du lịch làng nghề tại tỉnh
Bến Tre, lãnh đạo địa phương, cán bộ đang công tác tại ngành du lịch và người dân địa phương
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu chỉ tập trung vào các địa điểm du lịch làng
nghề tại tỉnh Bến Tre có lượt khách du lịch hàng năm cao; nghiên cứu thực hiện đối
Trang 16với khách du lịch nội địa và quốc tế Đồng thời so sánh trong bối cảnh chung giữa hoạt động du lịch tại Bến Tre trong mối quan hệ với các vùng lân cận
Phạm vi thời gian:
- Số liệu thứ cấp: thu thập từ 2011 – 2015
- Số liệu sơ cấp: thu thập từ tháng 08/2015 đến 12/2015
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài kết hợp nhiều phương pháp khác nhau làm cơ
sở khoa học cho việc thực hiện luận văn: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp khảo sát, phương pháp điều tra, thống kê mô tả, phương pháp định tính được lựa chọn, phương pháp chuyên gia, nghiên cứu tư liệu Nguồn tài liệu nghiên cứu gồm các thông tin, số liệu, văn bản có liên quan đến phát triển du lịch ở địa phương Trên cơ sở
đó, luận văn kế thừa, bổ sung, vận dụng, tổng hợp các kết quả đó để đưa ra nhận định chung có liên quan đến việc phát triển ngành du lịch làng nghề và tác động của nó đến kinh tế địa phương
Các kết quả nghiên cứu có được dựa vào việc phân tích các dữ liệu thu thập được, bao gồm cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp
Nghiên cứu định tính: được sử dụng trong thời gian đầu khi tiến hành đề tài nghiên cứu Các bước nghiên cứu định tính được sử dụng là việc tìm kiếm các dữ liệu thứ cấp sẵn có có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu Ngoài ra, các cuộc phỏng vấn chuyên gia về lĩnh vực du lịch và nghiên cứu khách hàng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích trong việc triển khai các mô hình nghiên cứu vào thực tiễn Trong quá trình xây dựng phiếu phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu định tính Delphi được áp dụng
để có thể thu thập được những thông tin khách quan từ phía đối tượng phỏng vấn nhằm bổ sung và hoàn chỉnh phiếu phỏng vấn
1.6 Những đóng góp mới
Du lịch tỉnh Bến Tre đang phát triển với lượng khách hàng năm ổn định trên 1 triệu lượt/năm nhưng có hơn 1/2 số đó đến đây vì nhu cầu tham quan, tìm hiểu về các làng nghề truyền thống của tỉnh và bình quân mỗi khách chỉ lưu trú lại 1 ngày Đề tài
sẽ khảo sát và tìm ra những nguyên nhân chưa đáp ứng và làm hài lòng nhu cầu du lịch của du khách Từ đó có những giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch làng nghề tại địa phương
Trang 17Hiện nay, trong xu thế phát triển chung của ngành du lịch, có sự đóng góp không nhỏ của sản phẩm du lịch làng nghề, nhiều vấn đề về phát triển kinh tế, đầu tư
cơ sở hạ tầng, sự liên kết và phát triển của các thành phần kinh tế cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, cũng như vai trò của chính quyền địa phương trong sự phát triển chung của nền kinh tế địa phương Như thế, ngành du lịch cần được nhìn nhận lại, xác định tác động của ngành du lịch nói chung và du lịch làng nghề nói riêng đối với việc phát triển kinh tế của địa phương
1.7 Bố cục luận văn
Đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương như sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý luận về du lịch làng nghề
Chương 3: Phân tích thực trạng làng nghề Bến Tre và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 18KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong quá trình tác giả tìm hiểu về các vấn đề liên quan và bối cảnh thực hiện
chủ đề nghiên cứu “Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre” trong tình hình thực tế
hiện nay, tác giả nhận thấy được lý do chọn đề tài trên hoàn toàn có khả thi và có thể thực hiện được
Thông qua những buổi trao đổi, thảo luận với giảng viên hướng dẫn tác giả tiến hành xác định các mục tiêu nghiên cứu và định hướng đề tài nghiên cứu đi sâu vào các vấn
đề liên quan đến văn hóa du lịch làng nghề tại tỉnh Bến Tre hiện nay Nếu đề tài nghiên cứu được thực hiện hoàn chỉnh sẽ góp phần tạo nên một ý nghĩa nhất định trong việc phát triển kinh tế tại địa phương, góp phần xây dựng nên một mô hình du lịch làng nghề phù hợp để vừa phát triển được du lịch lại vừa bảo tồn được các giá trị văn hóa - nhân văn bản địa, đồng thời góp phần cải thiện đời sống nhân dân địa phương, phát triển kinh tế cho tỉnh Bến Tre
Trang 19CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN DU LỊCH LÀNG NGHỀ
2.1 Tổng quan về du lịch
2.1.1 Khái niệm về du lịch:
Du lịch là một hệ thống tinh thần và vật chất trong đời sống xã hội, là một loại hiện tượng kinh tế xã hội tổng hợp Du lịch do ba yếu tố cơ bản là du khách, tài nguyên du lịch và ngành du lịch cấu thành Lữ hành và du lịch đã có từ lâu, trải qua quá trình phát triển lâu dài, trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, hoạt động lữ hành
và du lịch có các hình thức biểu hiện và đặc trưng khác nhau
Theo Viện Hàn Lâm quốc tế du lịch có khái niệm là : “Du lịch là tập hợp các hoạt động mang tính tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình là công nghiệp liên kết thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch Du lịch là một cuộc hành trình một bên là người khởi hành với mục đích đã chọn trước và một bên là những công cụ làm thỏa mãn nhu cầu của họ”
Theo Luật du lịch Việt Nam(2014): “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoản thời gian nhất định”
Qua nhiều thời kỳ phát triển, khái niệm về du lịch có những thay đổi để phù hợp với sự phát triển của ngành du lịch Có nhiều định nghĩa, nhưng theo
Hangiker và Kraff định nghĩa là: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng
bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể, nơi họ lưu trú không phải là nơi họ ở thường xuyên và là nơi làm việc để kiếm tiền”
Từ khái niệm trên, cho chúng ta nhận định rằng du lịch không chỉ đơn thuần của một hoạt động mà là tổng hoà nhiều mối quan hệ và hiện tượng nảy sinh từ điều kiện và tác động qua lại giữa các đối tượng là khách du lịch, tài nguyên du lịch và ngành du lịch Nhu cầu du lịch của người du lịch là yếu tố dẫn đến sự phát sinh của toàn bộ hoạt động du lịch Đối tượng trực tiếp của hành vi du lịch là di tích, cảnh quan và vật mua sắm Sự tiếp xúc qua lại và tác động lẫn nhau giữa người du lịch và tài nguyên du lịch thông qua một cơ chế thị trường để tiến hành vận động mới có thể thực hiện, vì thế ngành du lịch làm trung gian môi giới giữa hai đối tượng ấy, làm hình thành thị trường du lịch, làm hài hòa và thực hiện quan hệ giữa
Trang 20sự tiêu dùng của người du lịch và khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch
Bên cạnh, du lịch là một hoạt động của con người không phải nơi cư trú thường xuyên, nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một thời gian nhất định Đồng thời, từ khái niệm về du lịch cho ta thấy rõ hơn
du lịch là tổng hợp các mối quan hệ giữa khách du lịch, tài nguyên du lịch và ngành quản lý du lịch, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự phát triển hoặc ngược lại của chủ thể này sẽ tác động trực tiếp đến các chủ thể còn lại Chính vì thế, ngành du lịch cần phải có những giải pháp đồng bộ tác động lên các chủ thể này mới đảm bảo đưa hoạt động ngành du lịch phát triển một cách bền vững
2.1.2 Khái niệm làng nghề
Theo Phạm Côn Sơn(2003) thì làng nghề được định nghĩa như sau : “Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng Làng nghề không những làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự làm
ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương”
Theo Huỳnh Đức(2014) thì làng nghề được định nghĩa như sau : “Làng nghề là tập hợp các cơ sở sản xuất ở cùng một khu vực địa lý xuất phát từ nông thôn, cùng tham gia sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp như nhau qua nhiều năm Ở làng nghề,
có một số lượng đáng kể cơ sở sản xuất, lao động tham gia sản xuất và có thu nhập quan trọng từ sản xuất phi nông nghiệp”
2.1.3 Khái niệm du lịch làng nghề
Theo Trần Nhạn thì du lịch là Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn thẩm nhận về bề dày lịch sử, di tích văn hóa, những phong tục tập quán còn hiện diện…Bao gồm hệ thống đình, chùa, nhà thờ, lễ hội, các phong tục tập quán về
ăn, ở, mặc, giao tiếp,…
Đối với làng nghề truyền thống thì đó là nơi chứa đựng kho tàng kinh nghiệm
kỹ thuật, bí quyết nghề nghiệp từ việc sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ
đề sáng tạo ra một sản phẩm thủ công truyền thống Đó chính là phần văn hóa phi vật thể Ngoài ra làng nghề truyền thống còn có các giá trị văn hóa khác như : đình, chùa, các sản phẩm thủ công của làng nghề thủ công truyền thống
Trang 21Khách du lịch đến đây chính là để tìm hiểu các giá trị văn hóa đó Vì vậy mà du lịch làng nghề truyền thống được xếp vào di lịch văn hóa Từ đó ta có thề hiểu du lịch làng nghề truyền thống như sau :
Du lịch làng nghề truyền thống là một loại hình du lịch văn hóa mà qua đó du khách được cảm nhận, nhìn nhận các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có liên quan mật thiết đến một làng nghề cổ truyền của một địa phương nào đó
2.1.4 Khái niệm về khách du lịch:
Việc xác định ai là du khách (khách du lịch) có nhiều quan điểm khác nhau,
để phân biệt giữa khách du lịch, khách tham quan và lữ khách dựa vào 3 tiêu thức: Mục đích, thời gian, không gian chuyến đi
Theo Luật Du lịch Việt(2014) thì khách du lịch được định nghĩa là : “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”
Nhà xã hội học Cohen quan niệm: “Khách du lịch là một người đi tự nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và
sự thay đổi thu nhận được từ một chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên”
Theo Ủy Ban Thống kê Liên Hiệp Quốc(1937) đưa ra khái niệm về du khách quốc tế như sau: “Du khách quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất là 24 giờ”
Tuy nhiên, trong thực tế lượng khách tham quan giải trí trong thời gian ít hơn
24 giờ ngày càng nhiều và không thể không tính đến tiêu dùng của họ trong thống
kê du lịch, do đó đã nảy sinh ra khái niệm về khách tham quan Khách tham quan
là những người đi thăm và giải trí trong khoảng thời gian dưới 24 giờ
Từ những khái niệm trên, cho ta nhận định rằng khách du lịch (du khách) là những người đi vì lý do giải trí, lý do sức khỏe, gia đình…, những người đi tham gia các hội nghị, hội thảo của các tổ chức, các đại hội thể thao…hoặc những người đi với mục đích kinh doanh công vụ (tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng…) Những người không được xem là khách du lịch quốc tế là những người đi sang nước khác
để hành nghề, những người tham gia vào các hoạt động kinh doanh ở nước đến (có thu nhập ở nước đến), những người nhập cư, các học sinh sinh viên đến để học tập, những cư dân vùng biên giới, những người cư trú ở một quốc gia và đi làm ở quốc
Trang 22gia khác, những người đi xuyên qua một quốc gia và không dừng lại cho dù cuộc hành trình kéo dài trên 24 giờ
Như vậy, với khái niệm này về mặt thời gian khách du lịch quốc tế là những người có thời gian thăm viếng (lưu lại) nước đến ít nhất là 24 giờ Sở dĩ như vậy vì các
du khách phải lưu lại qua đêm và phải chi tiêu một khoản tiền nhất định cho việc lưu trú
2.1.5 Khái niệm và đặc điểm về sản phẩm du lịch
- Khái niệm:
Theo tổ chức Du lịch thế giới WTO: “Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành: kết cấu hạ tầng du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở vậy chất kỹ thuật, dịch vụ, lao động và quản lý du lịch”
Kotler và Turner(2004) đã định nghĩa về sản phẩm du lịch một cách rộng rãi
như sau: “Một sản phẩm là tất cả những gì có thể cung cấp cho sự chiếm hữu, sự sử dụng hoặc sự tiêu thụ của một thị trường: điều đó bao gồm những vật thể, những khoa học, những nhân vật, những nơi chốn, những tổ chức và những ý tưởng”
Thường người ta phân biệt ba mức độ trong khái niệm của sản phẩm du lịch:
- Sản phẩm du lịch chính: Là nhu cầu cần thỏa mãn chính hoặc là phần lợi ích của sản phẩm này khác với các sản phẩm cạnh tranh khác, chẳng hạn một chỗ nghỉ mát, một điểm thể thao, một chuyến du hành đường thủy
- Sản phẩm du lịch hình thức: Sản phẩm du lịch hình thức tương ứng với sản phẩm du lịch mà nó có mặt lúc mua hoặc chọn lựa Nó là sản phẩm cốt yếu được
cụ thể hóa những yếu tố hoặc những dịch vụ rõ ràng như khách sạn, nhà hàng, trang thiết bị Nó không còn là một sản phẩm ở trong khái niệm mà là một thành phẩm
có thương mại hóa và có ích hoặc được du khách tiêu thụ Chẳng hạn, nếu sản phẩm chủ yếu là một chỗ nghỉ mát, thì sản phẩm du lịch là toàn bộ những khách sạn và dịch
vụ thương mại ở trong khu nghỉ mát cũng như những đặc tính kỹ thuật liên quan đến việc nghỉ mát
- Sản phẩm du lịch mở rộng: Sản phẩm du lịch mở rộng là toàn bộ những yếu
tố liên quan đến người tiêu dùng, tức là du khách là tổng thể do các yếu tố nhìn thấy cũng như không nhìn thấy cung cấp cho người du lịch, đặc biệt là những lợi ích tâm lý như là cảm giác lạ, được xem là thành phần ưu tú, thượng lưu…
Việc hiểu rõ khái niệm sản phẩm du lịch là khởi điểm của việc nghiên cứu
Trang 23vấn đề kinh tế du lịch Trong hoạt động kinh tế du lịch, du khách bỏ ra một thời gian
và sức lực nhất định, chi tiêu một khoản tiền nhất định để mua của người kinh doanh du lịch không phải vật cụ thể mà là sự thỏa mãn và hưởng thụ nhiều hơn về tinh thần, là quá trình du lịch hoàn chỉnh một lần, trong đó bao gồm nhiều loại dịch vụ do đích tới cung cấp Quá trình du lịch một lần như vậy tức là một sản phẩm du lịch, trong đó một hạng mục dịch vụ du lịch như một giường ở phòng khách sạn, một bữa cơm trưa thịnh soạn được gọi là sản phẩm du lịch Có thể thấy sản phẩm du lịch là do nhiều hạng mục sản phẩm du lịch hợp thành là sản phẩm vô hình mang đặc trưng hoàn chỉnh
- Đặc điểm của sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt, sản phẩm du lịch chủ yếu
có các đặc điểm:
+ Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch : Được quyết định bởi tính xã hội
của hoạt động du lịch và tính phức tạp của nhu cầu du lịch Hoạt động du lịch là hoạt động trên nhiều mặt, bao gồm các hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, giao lưu dân gian và giao lưu quốc tế, ngoài ra nhu cầu của du khách trong hoạt động du lịch cũng nhiều mặt, vừa bao gồm nhu cầu đời sống vật chất cơ bản vừa bao gồm nhu cầu cuộc sống tinh thần ở cấp cao hơn Tính chất của hoạt động du lịch
và đặc điểm khách quan trong nhu cầu của du khách đòi hỏi sản phẩm du lịch phải
có tính tổng hợp tương ứng trước thị trường du lịch
+ Tính không thể dự trữ: Là loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính
chất không thể dự trữ như sản phẩm vật chất nói chung Do sản phẩm du lịch không tồn tại trong quá trình sản xuất độc lập, kết quả sản xuất lại không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể, giá trị của nó được chuyển dịch từng bước trong quá trình mỗi lần tiêu thụ sản phẩm Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, xí nghiệp du lịch liền trao quyền sử dụng sản phẩm liên quan trong thời gian quy định Nếu sản phẩm du lịch chưa thể bán kịp thời thì không thể thực hiện giá trị của nó tổn thất gây nên sẽ không thể bù đắp được
+ Tính không thể chuyển dịch: Sản phẩm du lịch là hàng hóa có tính tổng
hợp do du khách tiêu thụ ở nơi đích tới du lịch Trước hết do nội dung hạt nhân của hoạt động du lịch biểu hiện thành hoạt động tham quan du ngoạn của du khách ở đích
du lịch, nên du khách chỉ có thể tiến hành tiêu thụ ở nơi sản xuất sản phẩm du lịch
Trang 24chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển khỏi nơi sản xuất
đi tiêu thụ ở nơi khác Sản phẩm vật chất được chuyển đến người tiêu thụ bằng phương tiện giao thông còn sản phẩm du lịch lại thông qua phương tiện giao thông để chở người tiêu thụ tới Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong thời gian và địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm
+ Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ: Khác với sản phẩm nói
chung, việc sản xuất sản phẩm du lịch và lấy du khách tới đích du lịch làm tiền đề Chỉ khi du khách đến nơi sản xuất thì việc xây dựng sản phẩm du lịch mới xảy ra, cũng chỉ khi du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì chi phí du lịch mới bắt đầu, hoạt động dịch vụ du lịch yêu cầu cả hai bên người sản xuất và người tiêu thụ cùng tham gia để hoàn thành Trong ý nghĩa này, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch là xảy ra trong cùng một lúc và cùng chỗ
+ Tính dễ dao động: Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu
ảnh hưởng và hạn chế của nhiều nhân tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng
sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng tới việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch, từ đó khiến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch thể hiện đặc điểm dễ dao động
Như thế, sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ
sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một địa phương nào đó Do vậy, sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và những yếu tố vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho du khách hay nó bao gồm các hàng hóa, các dịch vụ
và tiện nghi phục vụ khách du lịch
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hóa du lịch
Trang 252.1.6 Khái niệm và đặc điểm về thị trường du lịch
- Khái niệm về thị trường du lịch:
Thị trường du lịch là phạm trù của kinh tế hàng hóa, nói về thực chất, nó là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế của mọi người phát sinh trong quá trình trao đổi
Kinh tế du lịch là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trong quá trình vận hành kinh doanh du lịch, thị trường du lịch phát huy tác dụng
Sự hình thành thị trường du lịch là có quá trình, nó là sản phẩm của hàng hóa, xã hội hóa hoạt động du lịch khi kinh tế xã hội phát triển đến trình độ nhất định Do sức sản xuất và trình độ khoa học được nâng cao, mặt khác dưới sự thúc đẩy của nhiều động cơ về mậu dịch, giao lưu, xã hội, văn hóa, hình thành nhu cầu xã hội to lớn
Sự phát triển của kinh tế hàng hóa tạo điều kiện tất yếu cho việc thỏa mãn nhu cầu du lịch, tức thông qua hình thức giao lưu hàng hóa mà cung cấp các loại dịch vụ du lịch cho xã hội Vì thế, thị trường du lịch theo nghĩa hẹp là thị trường nguồn khách, tức trong thời gian nhất định, ở khu vực nào đó tồn tại người mua hiện thực và tiềm tàng
có khả năng mua hàng hóa du lịch
Theo nghĩa rộng, thị trường du lịch là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh
tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch Chức năng
cơ bản của thị trường du lịch là làm cầu nối liên kết cung cấp du lịch với nhu cầu
du lịch
- Các khu vực lớn trong thị trường du lịch:
Căn cứ vào điều kiện về các mặt kinh tế, văn hóa, tiếp đón du lịch, vị trí địa
lý của các địa phương Tổ chức Du lịch thế giới chia thị trường du lịch thế giới thành sáu khu vực lớn: Thị trường du lịch Châu Âu, thị trường du lịch Châu Mỹ, thị trường du lịch khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, thị trường du lịch Nam-Á, thị trường du lịch Trung Đông và thị trường du lịch Châu Phi Đây là phương pháp phân chia thị trường du lịch quan trọng truyền thống, thông qua sự thống kê hàng năm theo khẩu độ của tổ chức Du lịch thế giới mọi người có thể hiểu được cục diện cơ bản và động thái phát triển của toàn bộ thị trường du lịch thế giới
Trang 26+ Phân chia thị trường du lịch trong nước và thị trường du lịch quốc
tế theo lãnh thổ quốc gia:
Du lịch trong nước là sự lưu động của nhân dân nước đó trong lãnh thổ nước mình, tạo thành một bộ phận của thị trường tiêu thụ và thị trường dịch vụ trong nước, ảnh hưởng đến sự lưu thông và thu hồi tiền tệ trong nước, còn du lịch quốc tế thì ảnh hưởng đến thu chi ngoại tệ của một quốc gia Thị trường du lịch trong nước và thị trường du lịch quốc tế chế ước và ảnh hưởng lẫn nhau, trở thành thể thống nhất liên
hệ chặt chẽ với nhau
+ Phân chia theo nội dung và hình thức của sản phẩm du lịch:
Có các thị trường du lịch như thị trường du lịch tham quan phong cảnh, thị trường du lịch nghỉ phép, thị trường du lịch hội nghị, thị trường du lịch dịch vụ, thị trường du lịch văn hóa, thị trường du lịch tôn giáo, thị trường du lịch du học, thị trường du lịch thể thao Các đơn vị du lịch khai thác nhằm vào việc cung cấp sản phẩm du lịch khác nhau để thỏa mãn nhu cầu của các thị trường khác nhau
+ Phân chia theo hình thức tổ chức của hoạt động du lịch:
Gồm có thị trường du lịch đoàn thể và thị trường du lịch khách lẻ Du lịch bao gói đoàn thể là hình thức tổ chức du lịch truyền thống là kết quả của việc phổ cập, phát triển hoạt động du khách, loại hình du lịch này sẽ phát triển ổn định ở thời gian tới, đồng thời do con người ngày càng theo đuổi cuộc sống tự do, cá nhân hóa, nên những năm gần đây thị trường du lịch khách lẻ phát triển với tốc độ nhanh
Ngoài ra, còn có thể từ các góc độ khác nhau để chia thị trường du lịch như chia theo nước, theo tuổi, theo mùa vụ du lịch, chia theo khoảng cách du lịch
- Đặc điểm của thị trường du lịch:
+ Sản phẩm của thị trường du lịch phần lớn là dịch vụ mang tính phi vật chất nên việc thực hiện chúng khác với thực hiện hàng hóa mang tính cụ thể
+ Đối tượng mua bán trên thị trường du lịch không có dạng hiện hữu trước người mua Trên thị trường du lịch người bán không có hàng hóa du lịch tại nơi chào bán, không có khả năng mang được hàng hóa đến với khách hàng Việc thực hiện hữu hóa, vật chất đối tượng mua bán trên thị trường du lịch, chủ yếu dựa vào xúc tiến quảng bá Các khâu chào giá, lựa chọn, cân nhắc, trả giá, quyết định mua, bán sản phẩm thông qua quảng cáo và kinh nghiệm với việc mua bán thông thường Thậm chí ngoài hàng hóa vật chất và dịch vụ, thị trường du lịch còn mua
Trang 27bán cả những đối tượng không hội đủ các thuộc tính của hàng hóa, đó là các giá trị nhân văn, tài nguyên du lịch thiên nhiên
+ Trên thị trường hàng hóa chung, quan hệ thị trường sẽ chấm dứt khi khách mua đã trả tiền-nhận hàng, nếu có kéo dài cũng chỉ là để bảo hành Tuy nhiên, trên thị trường du lịch, quan hệ thị trường giữa người mua và người bán bắt đầu từ khi khách du lịch quyết định mua hàng đến khi khách trở về nơi thường trú của họ Các sản phẩm du lịch nếu không được tiêu thụ, không bán được sẽ không có giá trị
và không thể lưu kho
+ Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt, thể hiện ở chổ cung hoặc cầu du lịch chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian nhất định của một năm và điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan và là một bài toán rất khó tìm ra lời giải
Toàn bộ những đặc điểm thị trường du lịch đã trình bày ở trên đòi hỏi phải được nắm vững và lưu ý khi nghiên cứu và xây dựng chiến lược thị trường của doanh nghiệp, mỗi khu vực, mỗi quốc gia Toàn bộ các mối quan hệ và cơ chế kinh tế trên thị trường du lịch đều phải được liên hệ với vị trí, thời gian, điều kiện và phạm
vi của thực hiện hàng hóa Điều quan trọng đối với du lịch quốc tế là để bán được một sản phẩm du lịch cần phải xác định cơ chế kinh tế, chính trị đối với một địa điểm cụ thể, một thời gian xác định và đối tượng khách hàng rõ ràng Thông qua đặc điểm của thị trường du lịch mang tính thời vụ cao, trong việc xây dựng chiến lượng phát triển ngành du lịch cần nghiên cứu, khảo sát, đánh giá một cách đầy đủ
để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nhằm thu hút đối tượng khách du lịch ngoài thời
vụ chính ngày càng cao hơn
2.1.7 Khái niệm và đặc điểm về tài nguyên du lịch
- Khái niệm về tài nguyên du lịch:
Theo luật du lịch Việt Nam(2014): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên
nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch,
là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”
- Phân loại tài nguyên du lịch:
Phân loại tài nguyên du lịch là cơ sở vật chất và điều kiện tiền đề quan trọng
Trang 28nhất cho sự phát triển của ngành du lịch, tài nguyên du lịch thuộc loại tương đối đặc thù trong các loại tài nguyên Trên thực tế, tài nguyên ngành du lịch là toàn bộ thế giới vật chất và toàn bộ lịch sử văn minh nhân loại, bao gồm:
+ Tài nguyên du lịch cảnh quan: Xét về thuộc tính cơ bản của nó gồm có tài nguyên du lịch thiên nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch xã hội
+ Tài nguyên du lịch kinh doanh: Là những tài nguyên có liên quan với hoạt động kinh doanh du lịch, ta có thể chia ra tài nguyên du lịch có hạn và tài nguyên du lịch vô hạn Tài nguyên du lịch có hạn và vô hạn bao gồm hai mặt thời gian và không gian Tài nguyên du lịch sinh vật, tài nguyên du lịch khí hậu có thể nói
là tài nguyên du lịch vô hạn, còn tài nguyên để ăn uống khi đi du lịch, tài nguyên công nghiệp hàng tiêu dùng du lịch, tài nguyên kiến trúc du lịch, tài nguyên nhân tài du lịch, cả thời gian hoặc không gian đều có hạn
+ Đổi mới tài nguyên du lịch: Về góc độ tận dụng tài nguyên, ta có thể chia ra tài nguyên du lịch có tính chất đổi mới và tài nguyên du lịch có tính chất không thể đổi mới Loại tài nguyên du lịch có tính đổi mới chỉ các tài nguyên du lịch bị tiêu hao hết trong quá trình hoạt động du lịch nhưng vẫn có thể thông qua tác dụng của thiên nhiên hay tác động đến hoạt động kinh doanh mà được sử dụng nhiều lần như tài nguyên khí hậu phong cảnh, sinh vật cảnh và các sản phẩm du lịch…Tài nguyên du lịch không thể đổi mới là những loại trong quá trình hoạt động du lịch bị phá hoại bởi con người, mặc dù có kế hoạch khôi phục lại nhưng giá trị du lịch vốn
đã có bị giảm rất nhiều, như đá tượng hình thành tự nhiên và kiến trúc cổ, di vật còn lại trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài
- Đặc điểm tài nguyên du lịch:
Thông qua quan sát và phân tích, đặc điểm của tài nguyên du lịch có thể khái quát như sau:
+ Tính đa dạng: Tài nguyên du lịch là một khái niệm có hàm ý rộng, nếu cấu
thành nhân tố môi trường hấp dẫn du khách thì đều có thể trở thành tài nguyên du lịch Về hình thức biểu hiện, tài nguyên du lịch cũng có đặc điểm đa dạng, có thể là tự nhiên mà cũng có thể là nhân văn xã hội, có thể là lịch sử mà cũng có thể là đương đại, có thể là hữu hình và cũng có thể là vô hình
+ Tính tự nhiên: Tài nguyên du lịch tự nhiên là do thiên nhiên hình thành,
Trang 29văn vật lịch sử là do lịch sử để lại, truyền thống phong tục dân tộc được từng bước hình thành, thành tựu kiến trúc hiện đại được sáng tạo nên nhằm thích ứng với sự phát triển của xã hội và kinh tế
2.1.8 Phân loại du lịch
Hiện nay chưa có tiêu chuẩn thống nhất để phân loại du lịch, ngành du lịch thế giới đang phát triển nhanh, số người tham gia hoạt động du lịch ngày càng đông Mỗi người đều căn cứ vào điều kiện kinh tế, thời gian nhàn rỗi và mục đích
du lịch của mình để xác định hình thức du lịch khác nhau Cùng với sự phát triển không ngừng của du lịch, phạm vi hoạt động ngày càng có xu thế phát triển, nội dung hoạt động ngày càng mở rộng và các loại hình du lịch cũng dần dần tăng lên Các loại hình du lịch có thể phân chia như sau:
- Phân loại theo mục đích du lịch: Theo sự phân loại về mục đích thăm viếng
của du khách ở Hội nghị du lịch quốc tế La Mã của Liên Hiệp Quốc, du lịch được chia ra: du lịch nghỉ phép, du lịch thương mại, du lịch điều trị dưỡng bệnh, du lịch
du học, du lịch hội nghị, du lịch thăm viếng người thân, du lịch tôn giáo, du lịch thể dục thể thao và các du lịch khác
- Phân chia theo phạm vi khu vực: Căn cứ vào phạm vi khu vực có thể chia du lịch thành: du lịch trong nước và du lịch quốc tế Du lịch trong nước là chỉ du lịch do
cư dân trong nước rời khỏi nơi cư trú của mình tới một nơi khác trong nước để du lịch Du lịch quốc tế là chỉ cư dân của một nước vượt đường biên giới quốc gia tới một hoặc vài nước khác để tiến hành du lịch
- Phân chia theo nội dung du lịch:
Du lịch công vụ: Khách nước ngoài nhận lời mời đến thăm viếng, đàm phán ngoại giao được xếp một hoặc vài hoạt động du lịch Loại du lịch này tuy chiếm tỉ trọng không lớn trong lợi ích kinh tế của ngành du lịch quốc tế, nhưng cùng với sự tăng lên của sự giao lưu quốc tế, số người có nhu cầu sẽ tăng lên, do đó cần xem đây là một hình thức du lịch quan trọng
Du lịch thương mại: Thương nhân nước ngoài đến một nước để tìm hiểu thị trường, kết giao với các nhân sĩ, đàm phán mậu dịch, trong đó có ăn ở khách sạn, mời tiệc, xã giao, du ngoạn đã trở thành bộ phận hợp thành quan trọng của hoạt động du lịch ngày nay
Du lịch du ngoạn: Đến nơi khác để thưởng ngoạn phong cảnh thiên
Trang 30nhiên và phong thổ nhân tình, thông qua lữ hành đạt được sự hưởng thụ cái đẹp, được vui vẻ, nghỉ ngơi Đó là hình thức du lịch chủ yếu nhất hiện nay
Du lịch thăm viếng người thân: Nước ngoài còn gọi là du lịch tìm cội nguồn Những năm gần đây, số người du lịch tìm cội nguồn và thăm viếng người thân ngày càng tăng, trở thành hình thức du lịch đặc biệt
Du lịch hội nghị: Một số nơi tận dụng dịp tiếp đãi hội nghị gắn hội nghị và du lịch với nhau tức là vừa hội nghị vừa du lịch Đặc điểm của loại du lịch này là địa vị của du khách cao, thời gian lưu lại dài, khả năng mua sắm mạnh Hình thức du lịch này đang phát triển mạnh trên thế giới, trở thành một bộ phận chiếm tỉ trọng lớn của thị trường du lịch quốc tế
Du lịch tôn giáo: Đây là hình thức du lịch cổ xưa tiếp tục đến nay, chủ yếu là kết quả của sự tồn tại và ảnh hưởng của tôn giáo phản ảnh trên tư tưởng con người Ở Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á có lịch sử lâu đời và hình thức kiến trúc phong phú đa dạng đã thu hút các tín đồ tôn giáo tín ngưỡng khác nhau và
đã thu hút nhiều du khách đến tham quan du ngoạn
Du lịch văn hóa: Những người tiến hành du lịch văn hóa phần lớn là những người có học Họ đến một nơi khác để tìm hiểu văn vật cổ tích, văn hóa nghệ thuật, kiến trúc dân tộc, khoa học kỹ thuật giáo dục với mục đích khảo sát văn hóa và giao lưu văn hóa
Trong đó, du lịch làng nghề cũng là một loại hình của du lịch văn hóa, qua đó du khách có thể cảm nhận, nhìn nhận các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể
có liên quan mật thiết đến một làng nghề cổ truyền của một dân tộc nào đó
Việc phân loại du lịch trên có ý nghĩa rất quan trọng, sẽ giúp cho ta khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch, xác định được thế mạnh của cơ sở kinh doanh du lịch, từ
đó có thể xác định được cơ cấu khách hàng, mục tiêu của điểm du lịch, tạo điều kiện đưa hoạt động ngành du lịch ngày càng phát triển tốt nhất
2.2 Đặc điểm và vai trò của du lịch làng nghề
2.2.1 Đặc điểm của du lịch làng nghề
- Điểm đến là một làng nghề truyền thống đã và đang hoạt động sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống
Trang 31- Điểm hấp dẫn của du lịch làng nghề là khách du lịch được tìm hiểu về lịch sử hình thành và các đặc điểm của làng nghề, cũng như tìm hiểu về những đặc điểm riêng của những sản phẩm thủ công truyền thống tại làng nghề
- Dịch vụ du lịch làng nghề hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế của các hộ làng nghề cũng như sự phát triển kinh tế của địa phương
- Góp phần bảo tồn văn hoá truyền thống của làng nghề và các nghề thủ công truyền thống
- Du lịch làng nghề góp phần giáo dục cho nhân dân về lịch sử dân tộc và nâng cao tình yêu đối với quê hương đất nước
2.2.2 Vai trò của du lịch làng nghề đối với sự phát triển KT-XH địa phương
Khi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, xã hội càng hiện đại thì con người ta lại càng có nhu cầu nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần Cho nên sự phát triển của du lịch trong tương lai không xa, trong đó có du lịch làng nghề tìm hiểu về văn hóa dân tộc là nhu cầu tất yếu, nhất là đối với địa phương có nhiều các làng nghề như Bến Tre
Trang 32+ Du lịch góp phần thúc đẩy các nền kinh tế khác phát triển như: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, … Mặt khác, cơ sở hạ tầng phát triển cũng là một thuận lợi để phát triển và thu hút đầu tư cho ngành du lịch
+ Hoạt động du lịch được xem như một hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất, thông qua hình thức “xuất khẩu tại chỗ”, các hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đặc sản, … được bán với giá bán lẻ cao hơn Và cũng thông qua con đường du lịch, hàng hóa được xuất khẩu mà không vướng phải hàng rào thuế quan mậu dịch
Phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một địa phương, một quốc gia Xét theo khía cạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế, cơ cấu ngành phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, phân công lao động chuyên môn và hợp tác sản xuất, một cách tổng quát là phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia Phát triển du lịch là xu hướng phù hợp với quá trình phát triển của bất cứ nền kinh tế nào
2.3 Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Trong quá trình hoạt động du lịch đòi hỏi phải có một số lượng lớn vật tư hàng hóa để phục vụ du khách Ngoài ra việc khách du lịch đem tiền kiếm được từ nơi khác đến chi tiêu ở vùng du lịch, làm tăng nguồn thu của vùng và của đất nước
du lịch, góp phần làm cho kinh tế của vùng du lịch và của đất nước phát triển
Ngành du lịch phát triển còn là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của nhiều ngành khác trong nền kinh tế quốc dân như: ngành nông nghiệp, ngành sản xuất vật tư xây dựng, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, ngành tiểu thủ công nghiệp…
Do nhu cầu của khách du lịch là rất đa dạng và phong phú cho nên ngành du lịch tạo điều kiện cho các ngành đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ ngay tại chỗ giúp cho quá trình lưu thông được nhanh hơn, tăng vòng quay của vốn,
từ đó sử dụng vốn có hiệu quả hơn
Ngành du lịch phát triển còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành giao thông vận tải, bưu điện, ngân hàng, xây dựng…thông qua việc du khách trực tiếp sử dụng các dịch vụ của các ngành này như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bưu điện dịch vụ đổi tiền Còn các cơ sở kinh doanh du lịch cũng tiêu thụ phần lớn các sản phẩm của các ngành này như các công trình xây dựng, dịch vụ bưu điện…
Trang 33Hoạt động của ngành du lịch còn góp phần làm tăng thu nhập quốc dân, thông qua việc sản xuất, chế biến các đồ ăn, thức uống phục vụ du khách và bán các mặt hàng lưu niệm…mà hoạt động du lịch góp phần tạo ra thu nhập quốc dân, làm tăng thu nhập quốc dân
Phát triển du lịch quốc tế chủ động đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước Ở các nước du lịch phát triển, nguồn thu ngoại tệ từ du lịch quốc tế chiếm đến 20% trong tổng nguồn thu ngoại tệ của đất nước Ngoại tệ thu được từ du lịch quốc tế góp phần cải thiện cán cân thanh toán thương mại của quốc gia
Ngoài ra, du lịch được xem là ngành xuất khẩu tại chỗ đem lại hiệu quả kinh
Xuất khẩu du lịch là xuất khẩu “vô hình”có ưu điểm là chỉ bán cho du khách quốc tế quyền được cảm nhận giá trị tài nguyên du lịch tại một điểm du lịch, còn các tài nguyên du lịch vẫn còn nguyên giá trị
Du lịch phát triển còn kích thích đầu tư Do du lịch là ngành được tạo nên bởi rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ và nhiều loại hình dịch vụ khác nhau nên sự đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng (đường sá, công viên…) và một số kiến trúc thượng tầng ( nghệ thuật, lễ hội, văn hóa dân gian…) nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển sẽ kích thích sự đầu tư rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, của doanh nghiệp nhỏ và cả đầu tư từ nước ngoài
Sự phát triển của du lịch sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động Trong thời đại hiện nay các ngành sản xuất truyền thống một mặt do tốc độ
Trang 34tăng trưởng chậm lại, mặt khác do việc hiện đại hóa trong các ngành này sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng lao động Trong khi đó ngành du lịch phát triển nhanh chóng và do đặc thù của ngành du lịch là ngành dịch vụ nên có hệ số sử dụng lao động cao, do
đó du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm cho xã hội Hàng năm vào mùa du lịch chính, các cơ sở kinh doanh du lịch thường tiếp nhận một số lượng lớn lao động vào làm hợp đồng trong doanh nghiệp tạo nguồn thu nhập cho họ Ngoài ra, sự phát triển của du lịch còn kích thích các ngành khác phát triển, từ đó còn tạo nhiều việc làm cho ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế
Sự phát triển của du lịch còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương Thông thường tài nguyên du lịch thường có nhiều ở những vùng núi xa xôi, vùng ven biển hay các vùng hẻo lánh khác Việc khai thác và đưa các tài nguyên này vào sử dụng đòi hỏi phải có đầu tư về mọi mặt: giao thông, bưu điện, kinh tế, văn hóa…Do vậy, phát triển du lịch làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội ở những vùng có khách du lịch đến Mặt khác, do khách du lịch đem tiền từ nơi khác đến các vùng du lịch đó tiêu dùng, sẽ tạo điều kiện cho kinh tế ở những vùng này phát triển
2.3.1 Đóng góp của ngành du lịch trong GDP:
Đối với ngành du lịch, chi tiêu của du khách trước hết là tiêu dùng, tiếp đó là chi tiêu của Chính Phủ và doanh nghiệp để xây dựng khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, nhà máy điện, các cơ sở hạ tầng giao thông-viễn thông, các trang thiết bị Du khách chi tiêu cho các dịch vụ du lịch ở nước ngoài bao gồm cả chi phí vận chuyển đến địa điểm du lịch được xem là chi phí cho nhập khẩu dịch vụ và ngược lại, những dịch vụ một nước cung cấp cho du khách từ quốc gia khác đến thăm được xem là những dịch vụ xuất khẩu Từ những khái niệm trên, người ta thống kê và tính toán được mức đóng góp của ngành du lịch vào GDP của một quốc gia rất to lớn
Theo WTO, thu nhập du lịch nội địa tại hầu hết các quốc gia công nghiệp phát triển thường thấp hơn du lịch quốc tế, ngược lại tại các quốc gia kém phát triển, thu nhập du lịch quốc tế có xu hướng chiếm tỉ lệ lớn trong tổng sản phẩm quốc nội Đối với một số nền kinh tế khu vực Caribbean như quần đảo Cayman, Barbados, Curacao, Saint Martin, Bonaire, Aruba, Antigua và các đảo nhỏ vùng Thái Bình Dương ngành du lịch chiếm từ 50-60% GDP Những quốc gia lớn cho thấy du lịch đã đóng góp phần lớn GDP của các quốc gia này Tại khu vực Đông Á-Thái
Trang 35Bình Dương, thu nhập du lịch của Indonesia và Philipines chiếm 8-10%, của Malaysia chiếm 12%, của Thái Lan chiếm 16% GDP, của Singapore và Hong Kong đều chiếm 20% GDP
Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, Tổng giá trị đóng góp của ngành Du lịch Việt Nam vào GDP là 246.814 tỷ đồng năm 2011 (chiếm 10% GDP); và tăng 5,3% đạt 259.843 tỷ đồng (chiếm 9,9% GDP) trong năm 2012
2.3.2 Ảnh hưởng ngành du lịch đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh
tế:
Phát triển kinh tế quyết định trực tiếp đến việc phát triển du lịch Những yếu
tố liên quan đến nhu cầu trong du lịch là mức thu nhập của dân cư, giá cả hàng hóa
và dịch vụ du lịch, tỉ giá ngoại tệ Mức thu nhập của dân cư ảnh hưởng đến đến mức nhu cầu trong khách du lịch Nền kinh tế phát triển, người dân có mức sống cao, từ đó tạo điều kiện cho người dân có khả năng thanh toán nhu cầu du lịch càng cao và ngược lại Người ta đã xác định được kết quả ở các nước kinh tế phát triển là thu nhập quốc dân tăng lên 1% thì chi phí của nhân dân về du lịch tăng 1,5% Bên cạnh, nhu cầu của khách du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với giá cả hàng hóa Giá cả hàng hóa và dịch vụ càng cao thì nhu cầu du lịch càng thấp và ngược lại
Tỉ giá ngoại tệ là nhân tố tác động chủ yếu đến khối lượng và cơ cấu của nhu cầu du lịch quốc tế Khách du lịch sẽ lựa chọn những nơi có tỉ giá ngoại tệ có lợi cho khách
du lịch
2.4 Bài học kinh nghiệm về du lịch làng nghề ở một số địa phương trong nước
và trên thế giới
2.4.1 Bài học từ Thái Lan:
Việc tổ chức lại các làng nghề truyền thống ở Thái Lan đã tạo ra giá trị nhiều mặt: bảo tồn và nâng cao kỹ năng tay nghề nghệ nhân, gìn giữ văn hóa truyền thống, tạo công ăn việc làm ở nông thôn ngăn chặn làn sóng di cư vào đô thị, tạo ra sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm du lịch
Thái Lan có khoảng 70.000 làng nghề thủ công Để khai thác kỹ năng của các làng nghề truyền thống ở miền bắc Thái Lan, tạo ra thêm thu nhập, giải quyết lao động địa phương, từ năm 2001, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện dự án OTOP (One Tambon One Product: mỗi làng nghề một sản phẩm) Đây là chương trình chiến lược
từ sáng kiến của Cục xúc tiến xuất khẩu (DEP) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan Mỗi
Trang 36làng nghề một sản phẩm không có nghĩa là mỗi làng chỉ có một sản phẩm mà mỗi làng
có kỹ năng, văn hóa, truyền thống riêng kết tinh trong sản phẩm trở thành đặc trưng riêng của làng nghề trong sản phẩm Chính phủ hỗ trợ kết nối địa phương với toàn cầu, thông qua việc hỗ trợ tiêu chuẩn hóa sản phẩm, hoàn tất đóng gói, tiếp thị, tổ chức kênh phân phối ở hải ngoại
Ý tưởng ‘mỗi làng một sản phẩm’ (One Village One Product Movement) viết tắt là OVOP được Morihiko Hiramatsu khởi xướng và bắt đầu triển khai ở quận Oita (Nhật Bản) từ năm 1979 Sau đó, một số nước ở Châu Á đã áp dụng mô hình này và được đổi thành OTOP (One Town One Product, hoặc One Tambon One Product), có nghĩa là mỗi thị trấn hay mỗi địa phương một sản phẩm
Thái Lan là nước phát triển OTOP rất thành công Với chính sách khuyến khích
và hỗ trợ của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, hiện nay ở Thái Lan có khoảng 36.000 mô hình OTOP, mỗi mô hình tập hợp từ 30 đến 3.000 thành viên tham gia Sự phát triển OTOP đã giúp nghề thủ công truyền thống của Thái Lan được duy trì Nó đã giúp cho người dân Thái giải quyết được công ăn việc làm, làm ra nhiều sản phẩm đặc sắc của từng địa phương, góp phần tăng thu nhập cho người dân tham gia và điều quan trọng là giữ được giá trị tri thức truyền thống trong văn hóa lâu đời của họ Ở Trung Quốc mô hình OTOP cũng đã bắt đầu từ năm 1989 Riêng ở Đài Loan đã có khoảng
100 trung tâm OTOP, làm ra trên 1.000 loại sản phẩm
Thủ tướng Thaksin cho biết chính phủ Thái Lan sẽ tiếp tục giúp các cộng đồng địa phương nâng cao chất lượng sản phẩm theo chương trình OTOP để có thể tăng doanh thu thông qua việc chỉ thị cho các trường đại học mở các phòng vi-tính tạo phần mềm thiết kế các mẫu sản phẩm OTOP, đồng thời lập ra các trang thông tin nhằm giúp khách hàng nước ngoài có thể đặt mua hàng qua mạng Ngoài ra, chính phủ cũng sẽ giúp tổ chức các chuyến du lịch tới các làng nghề để du khách nước ngoài có thể tận mắt thấy được các sản phẩm OTOP được sản xuất như thế nào Ngoài mục đích phát triển du lịch, một khía cạnh tích cực hơn, mô hình OTOP cần khuyến khích người dân sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại chỗ, dựa vào tri thức truyền thống bản địa để làm ra sản phẩm đặc trưng của địa phương mình Ngoài ý nghĩa kinh tế, đây là cách bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên ở địa phương, và giữ gìn tri thức bản địa một cách hiệu quả
2.4.2 Bài học từ các địa phương trong nước:
Trang 37Du lịch làng nghề tại Hà Nội
Đến nay với việc tiếp nhận toàn bộ địa bàn tỉnh Hà Tây - vùng đất được mệnh danh là “đất trăm nghề” - Hà Nội đã trở thành nơi hội tụ của sự tài hoa, khéo léo trong ngành thủ công mỹ nghệ cả nước Những làng nghề truyền thống không chỉ mang lại việc làm cho nhân dân, sản xuất hàng hóa phục vụ xã hội mà còn góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế, thay đổi diện mạo nông thôn, đặc biệt đã và đang trở thành những khu, vùng, điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước
Nhằm khai thác tiềm năng du lịch, dịch vụ của các làng nghề truyền thống, Hà Nội đã xây dựng chương trình phát triển du lịch làng nghề Hà Nội cũng định hướng hình thành mới 6 khu du lịch tổng hợp: Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu, khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh, hồ Quan Sơn, hồ Đồng Mô, hồ Suối Hai- Ba Vì và khu du lịch lịch sử- văn hóa làng cổ Đường Lâm Song song với việc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư khai thác tiềm năng du lịch tại 6 điểm di tích lịch sử- văn hóa, lễ hội là xây dựng 1 trung tâm dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống, đầu tư phát triển 3 làng nghề thành các điểm du lịch: nghề tạc tượng ở Sơn Đồng, nghề khảm Chuyên Mỹ và mây tre đan Phú Vinh
Tuy nhiên, để phát triển du lịch làng nghề đòi hỏi phải có sự kết nối sâu rộng hơn giữa các làng nghề để khai thác triệt để những tiềm năng còn bỏ ngõ Đây còn là phương thức nhân lên sức mạnh thương hiệu, góp phần giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển làng nghề trong hội nhập Nhưng trên thực tế, những người lao động trong các làng nghề vốn chưa quen làm du lịch, dịch vụ, nên còn hạn chế trong cung cách phục vụ Do đó, vấn đề cần được quan tâm khi phát triển loại hình du lịch này là cần có định hướng và sự hỗ trợ tích cực từ các cấp, ngành hữu quan Đặc biệt là phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, có giải pháp quản lý chất lượng dịch vụ từ các khâu chuyên chở, phục vụ, đón tiếp, hướng dẫn và điều hành, đồng thời
có biện pháp hữu hiệu để loại bỏ các tệ nạn trong khu vực di tích, lễ hội, nhằm tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho du khách Bên cạnh đó, xây dựng từng loại hình du lịch phù hợp, tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách du lịch
Được biết, thời gian qua, Hà Nội đã đưa vào khai thác tour thăm quan các làng nghề, song nhìn chung khách đi tour này còn quá ít Theo đánh giá, hiện việc phát triển
Trang 38các tour du lịch làng nghề trên địa bàn Thủ Đô còn nhiều khó khăn, nhất là vấn đề cơ
sở hạ tầng, giao thông, phong cách phục vụ thiếu sự chuyên nghiệp…
Để hỗ trợ các làng nghề phát triển nhanh, mạnh và bền vững, nhất là khai thác tiềm năng du lịch, dịch vụ, trong năm 2009, Sở Công Thương Hà Nội đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề, điển hình như thực hiện đánh giá thực trạng môi trường làng nghề lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy Tổ chức thu thập thông tin về các làng nghề để xuất bản sách và sản xuất phim giới thiệu về tiềm năng phát triển nghề và làng nghề… Đặc biệt, từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia
và khuyến công địa phương, Trung tâm Khuyến công Hà Nội đã tổ chức được 45 lớp đào tạo truyền nghề, nhân cấy nghề mây tre đan, thêu ren, sơn mài, dệt khăn, điêu khắc… cho 2.250 học viên, triển khai 7 chương trình lớn tập trung vào công tác truyền nghề, nhân cấy và nâng cao tay nghề, hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các làng nghề, nâng cao kỹ năng quản trị cho các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất…; tổ chức cho doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm làng nghề nhằm quảng bá và xúc tiến đầu tư, liên kết kinh doanh, hợp tác sản xuất giữa các vùng và địa phương, tạo tiền đề quan trọng để các làng nghề bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa ngày càng hiệu quả
Bắc Ninh
Hầu hết các làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử phát triển lâu dài, thậm chí đã tìm thấy dấu tích làng nghề từ những thế kỷ trước công nguyên Ở thiên niên kỷ sau công nguyên, đã hình thành những trung tâm làng nghề bao quanh thủ phủ Luy Lâu - Long Biên Trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, nhất là thời Lý - Trần - Lê, nghề thủ công
và các làng nghề phát triển rộng khắp làng nghề thủ công ở đây thật sự phong phú, đa dạng từ việc chế biến nông sản, thực phẩm làm các món ăn đặc sản, sản xuất các vật dụng gia đình, chế biến tạo công cụ sản xuất nông nghiệp, đến làm các mặt hàng mỹ nghệ, các sản phẩm phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, sinh hoạt lễ hội, các sản phẩm nghệ thuật, làm các nghề xây dựng nhà cửa, đình, chùa, đền miếu
Toàn tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề thủ công, trong đó có 31 làng nghề thủ công truyền thống Trong số đó, hiện có 28 làng nghề phát triển ổn định với 25 làng nghề truyền thống Lượng khách du lịch đến tham quan các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khoảng từ 20 đến 25 nghìn lượt khách mỗi năm, chiếm tỷ lệ 11% đến 14% khách du lịch đến Bắc Ninh Một số làng nghề bước đầu đã thu hút được
Trang 39khách như Gốm Phù Lãng, Tranh Ðông Hồ, Gỗ Ðồng Kỵ, làng quan họ cổ Diềm Bên cạnh việc được chiêm ngưỡng và tự tay tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm truyền thống, du khách còn đồng thời được khám phá những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc luôn gắn liền với lịch sử phát triển của sản phẩm làng nghề Các di tích lịch sử văn hóa làng nghề đã được quan tâm tu bổ, tôn tạo, nhiều di tích tiêu biểu như đình, chùa, đền, nhà thờ tổ sư đã được Nhà nước cấp bằng công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh như: lăng mộ tổ sư nghề đồng Nguyễn Công Truyền ở Ðại Bái, lăng mộ và đền thờ tổ sư nghề đúc đồng Nguyễn Công Nghệ ở Quảng Bố, đình chùa làng Ðồng Kỵ, đình đền làng Trang Liệt, đền thờ Thái bảo Quận công Trần Ðức Huệ ở Ða Hội, đình chùa làng Phù Lưu, đình Ðình Bảng, đền Ðô, đình làng Dương Ổ
Tuy nhiên việc phát triển du lịch làng nghề ở Bắc Ninh còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế, để khắc phục và thúc đẩy tốc độ trăng trưởng du lịch làng nghề trong thời gian tới, du lịch Bắc Ninh đang hướng vào triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ Trong đó tiếp tục hoàn thiện quy hoạch hệ thống các làng nghề phục vụ du lịch và đẩy mạnh đầu tư nhằm hoàn thiện đồng bộ để hình thành ở mỗi làng nghề là một điểm đến Trong đó, ưu tiên cải tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho làng nghề gắn với chương trình văn hóa nông thôn mới, tập trung vào hệ thống công trình giao thông đi lại trong từng làng nghề quá trình đầu tư có tính đến sự phù hợp của hệ thống đối với cảnh quan tự nhiên của các làng nghề nhằm thu hút khách du lịch Ðẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch làng nghề như tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế Giới thiệu thông tin chi tiết về các sản phẩm làng nghề trên các tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng, các sách báo, ấn phẩm mà khách du lịch thường quan tâm theo dõi Ðẩy mạnh việc trưng bày, Giới thiệu sản phẩm ở các thành phố, đô thị lớn là nơi tập trung nhiều
du khách Các cửa hàng trưng bày này có thể kết hợp giới thiệu về những truyền tích, giai thoại về các vị tổ sư, những người thợ cùng với kinh nghiệm kết tinh trí tuệ nét đẹp văn hóa của những làng nghề
Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch để hình thành một đội ngũ du lịch tại chỗ theo hai hướng: hình thành đội ngũ quản lý và điều hành hoạt động du lịch tại làng nghề; huy động cộng đồng dân cư tại làng nghề tham gia vào quá trình hoạt động du lịch Trong đó, ưu tiên vinh danh những nghệ nhân và khuyến khích những
Trang 40nghệ nhân này trực tiếp hướng dẫn khách du lịch tham gia vào quá trình hướng dẫn sản xuất sản phẩm cho các du khách
Ða dạng hóa sản phẩm làng nghề, tập trung sản xuất các mặt hàng có giá trị nghệ thuật, phù hợp với thị hiếu của du khách Hầu hết du khách khi đi du lịch ít khi mua các sản phẩm có kích thước và trọng lượng lớn Họ thường có xu hướng mua các sản phẩm vừa và nhỏ, độc đáo, lạ mắt, có giá trị nghệ thuật để làm đồ lưu niệm hoặc làm quà cho người thân Các làng nghề cần tìm hiểu nắm bắt được nhu cầu này của khách
du lịch để tạo ra các sản phẩm phù hợp Ðối với Một số làng nghề, khi khách du lịch tới tham quan các cơ sở sản xuất có thể hướng dẫn họ tự làm Một số sản phẩm đơn giản du khách thường tìm hiểu quy trình sản xuất, cách làm và đặc biệt thích tự tay mình làm được một sản phẩm nào đó dù rất đơn giản dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân hay những người thợ ở đây Khi đó những trải nghiệm mà du khách có được sẽ càng có giá trị và ấn tượng mạnh mẽ về chuyến đi Nó cũng sẽ tạo nên sự khác biệt, điểm nhấn độc đáo của chuyến tham quan
Liên kết xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các công ty du lịch của tỉnh và các địa phương khác để xây dựng sản phẩm, thường xuyên cập nhật thông tin và có nguồn khách ổn định Các đơn vị kinh doanh lữ hành cần phối hợp cơ quan quản lý Nhà nước
tổ chức tốt các tour du lịch làng nghề để thông qua du khách có thể quảng bá sản phẩm bằng hình thức truyền miệng từ người này sang người khác
Thừa Thiên – Huế
Với định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Thừa Thiên Huế đang phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra: đón ba triệu khách vào năm 2015, trong
đó có gần 50% khách quốc tế Để đạt mục tiêu trên, vấn đề đặt ra là đẩy mạnh liên doanh, liên kết, tích cực thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước để triển khai lồng ghép các tour, tuyến du lịch gây ấn tượng
Mấy năm gần đây, tỉnh quan tâm đến tour du lịch làng nghề, xem đây là loại hình
du lịch văn hóa tổng hợp đưa du khách tham quan, thẩm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm những hàng hóa đặc trưng của các làng nghề truyền thống
Toàn tỉnh có 88 làng nghề, trong đó có 69 làng nghề thủ công truyền thống có thể xây dựng và phát triển thành các tour du lịch làng nghề với nét đặc trưng riêng như làng gốm Phước Tích, làng thêu Thuận Lộc, làng nón Phú Cam, đúc đồng Phường Đúc, điêu khắc Mỹ Xuyên, đan lát Bao La…