ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- PHÙNG THỊ MAI TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 LUẬN VĂN THẠC
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
PHÙNG THỊ MAI
TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM NĂM 1945
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Hà Nội - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
PHÙNG THỊ MAI
TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM NĂM 1945
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Viết Nghĩa
Hà Nội - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Tìm hiểu quan điểm của Đảng về văn hóa Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi Các tư liệu trong luận văn được sử dụng và chú thích nguồn trung thực
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2014
Tác giả
Phùng Thị Mai
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Viết Nghĩa đã tận tâm định hướng cho tôi ngay từ những ngày đầu thực hiện luận văn Những góp ý, chia
sẻ, nhận xét của thầy là động lực và tiền đề quan trọng giúp tôi hoàn thành luận văn này Đó cũng là những bài học “làm người” cho tôi trong tương lai
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện cho tôi cả về vật chất và tinh thần Trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong
và ngoài khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp tôi hoàn thành khóa học Chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình
Tác giả
Phùng Thị Mai
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Error! Bookmark not defined
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined
6 Đóng góp của luận văn Error! Bookmark not defined
7 Kết cấu của luận văn Error! Bookmark not defined Chương 1 THỰC TRẠNG VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Error! Bookmark not defined 1.1 Chính sách văn hóa của Pháp ở Việt Nam Error! Bookmark not defined
1.2 Thực trạng văn hóa Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945Error! Bookmark not defined
Tiểu kết chương 1 Error! Bookmark not defined Chương 2 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN NGHỆ VIỆT NAM Error! Bookmark not defined 2.1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa Error! Bookmark not defined
2.2 Quan điểm của Đảng về văn hóa Error! Bookmark not defined 2.3 Quan điểm của Đảng về văn nghệ Error! Bookmark not defined Tiểu kết chương 2 Error! Bookmark not defined
Trang 6Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG MẶT TRẬN VĂN HÓA CỨU QUỐC Error! Bookmark not defined
3.1 Quan điểm và sự chỉ đạo của Đảng về tuyên truyền, vận động văn hóa
Error! Bookmark not defined
3.2 Quan điểm và sự chỉ đạo của Đảng về xây dựng mặt trận văn hóa cứu quốc
Error! Bookmark not defined 3.3 Ảnh hưởng văn hóa của Đảng tới giới văn nghệ sĩError! Bookmark not defined
Tiểu kết chương 3 Error! Bookmark not defined Chương 4 MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ Error! Bookmark not defined
4.1 Một vài nhận xét về quan điểm văn hóa của Đảng trước Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 Error! Bookmark not defined 4.2 Một số kinh nghiệm lịch sử Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 7 PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined
Trang 7BẢNG KÝ HIỆU CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Từ khi thành lập năm 1930 đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10/1930 đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương) đã từng bước xây dựng hệ thống quan điểm về văn hóa nhằm định hướng cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam Đảng đã bước đầu khẳng định văn hóa là một thứ vũ khí sắc bén, một mặt trận quan trọng chống đế quốc Với quan điểm văn hóa đúng đắn, Đảng đã thu hút được đông đảo trí thức, văn nghệ sĩ tham gia phát triển văn hóa và cứu nước
Giai đoạn 1930 - 1945, ở Việt Nam diễn ra những cuộc tranh luận về triết học duy vật và triết học duy tâm, về “nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “nghệ thuật vị nhân sinh” trên diễn đàn báo chí Giới trí thức liên tục đưa ra nhiều quan điểm để bảo vệ lập trường, quan điểm của mình khiến cho các cuộc “bút chiến” trở nên
“nảy lửa” hơn Từ các khuynh hướng văn hóa khác nhau đã hình thành nên các nhóm phái văn hóa khác nhau Sự đa dạng về tư tưởng, sự ra đời của các nhóm phái văn hóa góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn hóa Việt Nam Tuy nhiên,
sự thiếu thống nhất dễ gây mất đoàn kết trong nội bộ trí thức, văn nghệ sĩ nói riêng, quần chúng nhân dân nói chung, nảy sinh xu hướng ly tâm, xa rời thực tiễn dân tộc
Trong bức tranh văn hóa Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945, việc Đảng đưa ra các quan điểm văn hóa là cần thiết Một là thể hiện quan điểm, lập trường của Đảng về văn hóa Hai là qua văn hóa để tập hợp lực lượng chống đế quốc Do đó, trong quá trình vận động phát triển và lãnh đạo phong trào cách mạng, Đảng đã từng bước xây dựng và đưa ra các quan điểm về văn hóa, văn nghệ, các biện pháp vận động, tuyên truyền văn hóa và xây dựng mặt trận văn hóa cứu quốc Đảng cũng tích cực tham gia những tranh luận về văn hóa, văn nghệ (chủ yếu thông qua hoạt động văn hóa của một số trí thức tiến bộ) để minh chứng cho sự vững vàng
Trang 9trong lập trường về văn hóa theo chủ nghĩa Mác - Lênin của Đảng Những quan điểm về văn hóa của Đảng đã có sức ảnh hưởng lớn tới đời sống văn hóa trí thức, văn nghệ sĩ và nhân dân khi đó
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc làm rõ quan điểm của Đảng về văn hóa trong giai đoạn tập hợp lực lượng, chuẩn bị đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, từ đó rút ra nhiều bài học về lý luận
cũng như thực tiễn quan trọng đối với lịch sử, tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu quan điểm của Đảng về văn hóa Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945” làm luận văn thạc sĩ của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan điểm, đường lối, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa là một trong những nội dung được một số nhà nghiên cứu quan tâm, phản ánh trong khá nhiều công trình
Năm 1960, để góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử Đảng, Nhà xuất bản Sự thật đã sưu tầm và giới thiệu một số tài liệu trích trong các văn kiện của Đảng và bài viết của các đồng chí lãnh tụ về sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận tư tưởng và
văn hóa từ năm 1930 đến năm 1960 Tập đầu của cuốn sách Về sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận tư tưởng và văn hóa (1930 - 1945) đã tập hợp tương đối đầy đủ
các văn kiện của Đảng và bài viết của những lãnh tụ thể hiện sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận tư tưởng và văn hóa giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm
1945 Trước mỗi phần trích dẫn tài liệu của từng giai đoạn, Ban Biên tập cuốn sách
có một phần khái lược về sự lãnh đạo của Đảng, cũng chính là tóm lược nội dung cốt lõi của các văn kiện được đề cập Đây là một trong những tài liệu quan trọng giúp tôi dễ dàng tiếp cận những văn kiện của Đảng liên quan tới văn hóa một cách
có hệ thống và tổng hợp Tuy nhiên, cuốn sách này mới chỉ dừng lại ở việc sưu tầm, trích lược thuần túy, chưa đi sâu phân tích đường lối, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về văn hóa Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Trang 10Năm 1986, cuốn sách Văn hóa văn nghệ trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam, Mục tiêu và động lực ra mắt bạn đọc là tập hợp những bài viết của
Trần Độ về nhiều khía cạnh xoay quanh văn hóa mới xã hội chủ nghĩa Trong cuốn sách, Trần Độ đã đề cập tới một số quan điểm của Đảng trong việc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa và nhiệm vụ của văn nghệ, đồng thời nhấn mạnh việc cần thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
về văn hóa, văn nghệ Với đặc thù tập trung vào các vấn đề liên quan tới văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, cuốn sách tuy có đề cập tới quan điểm, sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa nhưng chỉ chủ yếu phản ánh giai đoạn sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công
Công trình tư liệu - biên soạn Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX, tập 1 và tập 2
(giai đoạn đầu thế kỷ XX - 1945) ra mắt độc giả trong năm 2001 và 2002 là hai tập sách cung cấp cho tôi mảng tư liệu “khó kiếm tìm” về những cuộc tranh luận lớn
đã diễn ra cách đây gần một thế kỷ Cuốn sách góp phần nhìn nhận lại văn hóa, văn nghệ thế kỷ XX, đồng thời đưa ra những tìm tòi, gợi ý mới, tiếp tục hoàn thiện sự đánh giá xung quanh diễn biến, vai trò của các lực lượng tham gia, ý nghĩa thời đại
từ các vấn đề đặt ra trong các cuộc tranh luận văn hóa, văn nghệ Cuốn sách là một nguồn tư liệu quý giúp tôi nghiên cứu về những cuộc tranh luận nghệ thuật “nảy lửa” ở Việt Nam trong những năm 1920 - 1940, từ đó thấy được một phần quan điểm của Đảng về văn hóa thông qua tư tưởng đấu tranh của các nhà văn hóa Mác-xít, tiêu biểu như Hải Triều
Bên cạnh Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX, tập 1 và tập 2, để tìm hiểu kỹ hơn về
một trong những cuộc tranh luận thể hiện được lập trường, quan điểm của Đảng trong văn hóa, nghệ thuật, người đọc có thể tiếp cận cuốn sách
Trang 11DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2000): Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam 1930 - 2000, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2 Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2005): Lịch sử biên niên công tác tư tưởng văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 1 (1925 - 1954), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội
3 Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2000): Một số văn kiện của Đảng
về công tác tư tưởng, văn hóa, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
4 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội
5 Đặng Việt Bích (2006): Tìm hiểu văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội
6 Trường Chinh (1948): Kháng chiến nhất định thắng lợi (in lần thứ 2),
Nxb Sự thật, Hà Nội
7 Trường Chinh (1974): Chủ nghĩa Mác và Văn hóa Việt Nam (in lần thứ
hai), Nxb Sự thật, Hà Nội
8 Trường Chinh (1976): Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam,
Tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội
9 Trường Chinh (2006): Về Văn hóa văn nghệ, Nxb Văn học, Hà Nội
10 Xuân Diệu (1953): Những bước đường tư tưởng của tôi, Nxb Văn hóa,
Cục Xuất bản, Bộ Văn hóa, Hà Nội
11 Đinh Xuân Dũng - Nguyễn An (2005): Hồ Chí Minh với văn hóa - văn nghệ, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội
12 Đỗ Duy (1999): Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính dân tộc của nền văn hóa nghệ thuật mới ở Việt Nam, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 5(179), tr.3 - 6
Trang 1213 Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Đình Thi (1945): Một nền văn hóa mới, In
lần thứ hai tại Nhà in Lê Văn Tân, 136, phố Hàng Bông, Hà Nội
14 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, 1924 -
1930, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
15 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005): Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, 1930,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
16 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005): Văn kiện Đảng toàn tập, tập 3, 1931,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
17 Đảng Cộng sản Việt Nam (1999): Văn kiện Đảng toàn tập, tập 4, 1932 -
1934, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
18 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000): Văn kiện Đảng toàn tập, tập 5, 1935,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
19 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005): Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, 1936 -
1939, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
20 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000): Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, 1940 -
1945, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
21 Quang Đạm, Phương Lựu, Trường Lưu, Nguyễn Khắc Phi, Trần Lê
Sáng, Lương Duy Thứ (1983): Chủ nghĩa Mao và văn hóa - văn nghệ Trung Quốc,
Viện Văn hóa, Bộ Văn hóa
22 Trần Độ (1986): Văn hóa văn nghệ trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Mục tiêu và động lực, Nxb Văn hóa, Hà Nội
23 Phạm Duy Đức (2011): Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, dangcongsan.Việt Nam,
ngày 28/12/2011
24 Hà Minh Đức (1997): Một thời đại trong thi ca: Về phong trào thơ mới 1932-1945, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
Trang 1325 Hà Huy Giáp (1978): Hồ Chủ Tịch với một vài vấn đề văn hóa văn nghệ,
In lần thứ 2, Nxb Sự thật, Hà Nội
26 Võ Nguyên Giáp (1997): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
27 Nguyễn Thu Hải, Chủ trương của Đảng về vận động, tập hợp tầng lớp trí thức thời kỳ 1930 - 1954, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Hà Nội
28 Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2006): Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 3, Nxb
Giáo dục, Hà Nội
29 Lê Như Hoa (1997): Trường Chinh với tác phẩm “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 2, tr.58 - 59
30 Đỗ Quang Hưng, Trần Viết Nghĩa (2013): Tính hiện đại và sự chuyển biến của văn hóa Việt Nam thời cận đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
31 Tô Hoài (1992): Cát bụi chân ai, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội
32 Trần Hoàn (1994): Hải Triều (1908 - 1954), người con ưu tú của Đảng, nhà văn hóa Mác- xít xuất sắc, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 9, tr.5 - 6
33 Mai Hương (1994): Tính tiên phong Mác-xít của nhà báo Hải Triều, Tạp
chí Văn hóa Nghệ thuật, số 9, tr.12 - 17
34 Tố Hữu (1972): Về văn học và nghệ thuật, Văn phòng Bộ Văn hóa, Hà
Nội
35 Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong (1996): Tư tưởng Hồ Chí Minh với bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 5, tr.14 - 16
36 Đinh Xuân Lâm (2005): Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
37 Đinh Xuân Lâm (Chủ biên, 2000): Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập II,
Nxb Giáo dục, Hà Nội
Trang 1438 Khoa Văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn(2013):
Cuộc tranh luận “vị nghệ thuật” hay “vị nhân sinh” thời kỳ 1935 - 1939, Hà Nội
39 Phương Lựu (1979): Học tập tư tưởng văn nghệ V.I.Lênin, Nxb.Văn học,
Hà Nội
40 Nguyễn Văn Khánh (2004): Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 - 1945), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
41 Nguyễn Văn Kiêm (1979): Lịch sử Việt Nam 1990 - 1918, Nxb Giáo
dục, Hà Nội
42 Đặng Thai Mai (1969):Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX,
Nxb Văn học, Hà Nội
43 Hồ Chí Minh (1981), Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, Nxb
Văn học, Hà Nội
44 Hồ Chí Minh toàn tập (1995), tập 1 (1919 - 1924), Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
45 Hồ Chí Minh toàn tập (2002), tập 2 (1924 - 1930) Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
46 Hồ Chí Minh toàn tập (2002), tập 3 (1930 - 1945), Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
47 Hồ Chí Minh toàn tập (1995), tập 4 (1945 - 1946), Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
48 Hồ Chí Minh (1960): Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội
49 Tú Mỡ (1989): Trong bếp núc của Tự lực văn đoàn, Tạp chí Văn học,
Tháng 1/1989
50 Trần Viết Nghĩa (2012): Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây thời Pháp thuộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
51 Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên, 2001): Tiến trình lịch sử Việt Nam,
Nxb Giáo dục, Hà Nội