1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢNG dạy TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI nước NGOÀI nói TIẾNG ANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP

127 855 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Tốt nghiệp Thạc sỹ Việt Nam học với đề tài “Giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp” là công trình nghi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Tốt nghiệp Thạc sỹ Việt Nam học với đề tài

“Giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp” là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các trích dẫn nêu trong luận văn này là trung thực và có xuất xứ rõ ràng

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2016

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Trường Đại học Quốc

tế Hồng Bàng, Viện đào tạo sau đại học, nơi đón nhận và nâng dỡ tôi trong suốt quá trình học tập và tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu đề tài này Tôi đặc biệt cám ơn PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng – nguyên Hiệu trưởng nhà trường và PGS.TS Trần Xuân Mai, những người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi để tôi hoàn thành luận văn theo đúng thời gian quy định Tôi cũng xin cám ơn PGS.TS Phan An, PGS.TS Phan Huy Xu…, những người thầy đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để luận văn phong phú, chuẩn mực hơn

Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn Quý GS.TS, các Thầy Cô đã tận tình cung cấp những tri thức quý báu cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập tại lớp Cao học Việt Nam học 1, khóa 1 của nhà trường Tôi cũng xin cám ơn tất cả các bạn học viên cùng lớp luôn khích lệ động viên tôi để tôi có được kết quả ngày hôm nay

Do sự hiểu biết của tôi có hạn nên nội dung Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự hướng dẫn góp ý của Quý Thầy, Cô

Chân thành cảm ơn !

Bạch Thanh Minh

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

GS.NGND Giáo sư – Nhà giáo nhân dân Nhiều trang

TS Tiến sỹ Nhiều trang

UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục, Liên hiệp Quốc )

Nhiều trang

HUFLIT Trường Đại Học Ngoại Ngữ - Tin Học TP.HCM 2

TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương 96

VNH Việt Nam Học 62

Trang 6

1.3 Biểu đồ dạy bốn kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết 39 2.1 Sự khác nhau về cách dùng thì và chia động từ 48

2.2 Bảng thống kê tỷ lệ các dạng bài tập trong sách

2.3 Bảng thống kê chi tiết phân bổ các dạng bài tập

2.4 Bảng khảo sát học viên tại Trường Đại Học

Trang 7

104

3 Danh sách học viên nước ngoài học tiếng Việt tại

Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng 105

5 Giảng bài trên lớp 106

13 Dạy viết tiếng Việt 110

17 GS.TS.NGND Đinh Văn Đức phát biểu tại lễ bế

18 Lễ bế giảng khóa học 113

19 Hình ảnh vui nhộn trong sách Giáo khoa 113

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH vii

MỤC LỤC viii

TÓM TẮT xii

ABSTRACT xiii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Đối tượng nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 3

6 Đóng góp về khoa học và thực tiễn của đề tài 4

7 Bố cục của luận văn 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6

1.1 Cơ sở lý luận 6

1.2 Tổng quan về Tiếng Việt 6

1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của tiếng Việt 6

Trang 9

1.5 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 10

1.6 Văn hóa giao tiếp 12

1.6.1 Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam 12

1.6.2 Tiếng Việt và văn hóa giao tiếp của người Việt Nam 13

1.6.3 Tính cộng đồng trong văn hóa giao tiếp của người Việt 15

1.7 Về cách thức giao tiếp của người Việt Nam 15

1.8 Hệ thống nghi thức lời nói của người Việt rất phong phú 16

1.9 Đặc điểm của Tiếng Việt 17

1.9.1 Chữ viết của tiếng Việt 17

1.9.2 Đặc điểm loại hình 18

1.9.3 Đặc điểm từ vựng 19

1.9.4 Đặc điểm ngữ pháp 20

1.9.5 Tục ngữ ca dao 29

1.9.6 Đặc điểm ngữ âm tiếng Việt 30

1.9.6.1 Âm tiết tiếng Việt không có hiện tượng nốì âm 32

1.9.6.2 Âm tiết tiếng Việt mang tính biểu hiện ý nghĩa 32

1.10 Cơ sở thực tiễn 33

Tiểu kết 40

CHƯƠNG 2: CÁC NGUYÊN TẮC DẠY TIẾNG VIỆT NHƯ LÀ MỘT NGOẠI NGỮ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 42

2.1 Sự khác nhau về ngữ âm và ngữ điệu 42

2.1.1 Sự khác nhau về ngữ âm 42

2.1.2 Sự khác nhau về thanh điệu 44

2.2 Sự khác nhau về ngữ điệu 45

2.2.1 Sự khác nhau cơ bản về ngữ pháp 46

Trang 10

2.2.2 Sự khác nhau về trật tự từ 46

2.2.3 Sự khác nhau về xưng hô 46

2.2.3.1 Sự khác nhau về cách dùng thì và chia động từ 48

2.3 Một số lỗi thường gặp của học viên nước ngoài khi học tiếng Việt 49

2.3.1 Những sự nhầm lẫn khi dùng từ 49

2.3.2 Dạng câu hỏi “đâu” và “ở đâu" 52

2.4 Quan hệ và ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng trật tự từ và hư từ 53

2.4.1 Dùng sai trật tự từ trong phạm trù sở hữu 54

2.4.2 Dùng sai trật tự từ của các chỉ định từ 54

2.4.3 Dùng sai trật tự từ các các định ngữ của danh từ 54

2.5 Phạm trù thì (Tense) 55

2.5.1 Các từ “ đã”,“đang”, “sẽ ” biểu thị tình thái liên quan đến thì: 55

2.5.1.1 Các từ “ đã”, “đang”, “sẽ” theo quan điểm của người nói 55

2.5.1.2 Ý nghĩa thời gian được đánh dấu bằng trạng từ và trạng ngữ thời gian 55

2.5.2 Thứ tự từ ngữ có thể biểu hiện ý nghĩa thời gian 55

2.6 Thể bị động (Passive voice ) 56

2.7 Khảo sát bài tập trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và khảo sát học viên tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng 58

Tiểu kết 66

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP VÀO VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT 68

3.1 Giảng dạy tiếng Việt bằng phương pháp giao tiếp cho người nước ngoài 68

3.1.1 Phương pháp giáo dục truyền động (transaction) 69

3.2 Các bước tiến hành học ngôn ngữ theo phương pháp giao tiếp : 71

3.2.1 Qui trình thực hiện phương pháp giao tiếp 75

Trang 11

3.3.1 Dạy ngữ pháp bằng phương pháp giao tiếp 77

3.3.2 Dạy kỹ năng nghe - nói theo phương pháp giao tiếp 79

3.4 Dạy kỹ năng đọc và viết theo phương pháp giao tiếp 87

3.5 Những ưu điểm của phương pháp giao tiếp 91

3.6 Những đề xuất cho việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài bằng phương pháp giao tiếp 92

Tiểu kết 97

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

PHỤ LỤC 103

Trang 12

GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NÓI TIẾNG ANH

BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP

chúng ta có thể lĩnh hội cái hay cái đẹp trong văn học Hơn nữa, “Tiếng Việt là thứ của cải vô cùng quý giá”, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Nó cũng chính là linh hồn của cả dân tộc nhờ đó mà trải qua bao thăng trầm lịch sử bị ngoại xâm, người Việt Nam ta vẫn giữ được bản sắc dân tộc mình”

Một số ý kiến và gợi ý thú vị trên đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài “ Giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài bằng phương pháp giao tiếp” Tôi tin rằng với đề tài này sẻ giúp cho học viên thành công trong việc của họ

Trang 13

ABSTRACT

The foreigners study Vietnamese not only for the purpose of understanding and using it but they also want to know more about the Vietnamese people together with their cultural characteristics reflected in the Vietnamese language Teaching Vietnamese to foreigners is in reality to propagate the Vietnamese culture The persons who teach Vietnamese culture; therefore, they must not only be well- learned, have pedagogical ability but also have human dignity and a national pride Language is not only a highly valuable property but also a symbol of its racial charater A language can only survive if its people are strong And a people will perish if their language ceases to exist The survial of the Vietnamese language is due to the indomitable spirit of the Vietnamese people And the surial of Vietnamese people owes to their languages The Vietnamese language is indeed the unassimilated language of an indomitable people Many foreigners don’t learn Vietnamese because of their economic interest but because they hold Vietnam in high esteem The Vietnamese language is a subject creating energy for vocabulary, providing us with necessary language knowledge in order that we can grasp the beauty and the quintessence of literature Moreover, “The Vietnamese language is the most valuable property” as president Ho Chi Minh proclaimed “It’s also our people’s souls Thanks to it, through many ups and downs in the history being invaded , we, Vietnamese people can preserve our own national identity”

Some above interesting opinions and suggestions do drive us to choose the thesis entitled “Teaching the Vietnamese language to the English speaking learners

by the communicative language teaching approach”- which, I believe, helps foreign language learners successful in their studying

Trang 14

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam học là một bộ môn khu vực học, trong đó hàm chứa toàn bộ thông tin về khu vực như hoàn cảnh tự nhiên, văn hoá, lịch sử, phong tục, tín ngưỡng tập quán…, trong đó, yếu tố văn hoá đóng vai trò hết sức quan trọng Văn hoá mỗi quốc gia, mỗi khu vực được thể hiện rất rõ nét qua ngôn ngữ Như vậy, văn hoá và ngôn ngữ có mối quan hệ rất mật thiết với nhau, dạy ngôn ngữ cũng có nghĩa là dạy văn hoá Việt Nam học ra đời từ nhu cầu của người nước ngoài muốn tìm hiểu đất nước, con người Việt Nam để duy trì mối quan hệ trong làm ăn, giao lưu, hợp tác, vì vậy

họ học tiếng Việt cũng giống như mình học tiếng nước ngoài vậy Trong suốt thời

kỳ ngàn năm Bắc thuộc, chúng ta phải dùng chữ Hán, sau đó từ chữ Hán ta chuyển sang chữ Nôm, rồi từ chữ Nôm chuyển sang chữ Quốc ngữ Như vậy, chúng ta đã

“dùng đá người để mài dao nhà” mà có tiếng Việt của ngày hôm nay, trong cả hai

phương diện tiếng nói và chữ viết Rất nhiều người Việt Nam theo học các ngoại ngữ khác nhau trên thế giới nhưng cũng không ít người nước ngoài học tiếng Việt của chúng ta Đây là niềm tự hào dân tộc

Việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, trong đó có cộng đồng những người nói tiếng Anh đã diễn ra từ nhiều năm nay Các thế hệ thầy cô đã khổ công để trang bị kiến thức tiếng Việt cho các thế hệ học trò Đây là việc làm rất khó, nếu không có cách làm tốt thì sẽ không có hiệu quả cao Trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế,nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài ở Việt Nam đã tăng lên rõ rệt Họ học tiếng Việt chủ yếu để làm ăn để nghiên cứu, nhưng có khi cũng từ lý do rất đơn giản là để giao tiếp, để tìm hiểu, khi đi tham quan, du lịch Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong dạy và học tiếng Việt, chúng ta phải tích cực đầu tư cơ sở

hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhưng trên hết, phải đầu tư trí tuệ để sẵn sàng làm tốt công việc này Chúng ta học tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Nhật… là học ngoại ngữ, thì họ học tiếng Việt cũng chính là học ngoại ngữ vậy Trong xu thế hiện đại, người nước ngoài đến Việt Nam học tiếng Việt ngày càng tăng, họ học tiếng Việt với nhiều mục đích khác nhau:

- Để giao tiếp trong đời thường: Người học là khách du lịch, tham quan hoặc

Trang 15

làm công tác trao đổi văn hóa giáo dục, họ cư trú ở Việt Nam trong thời gian ngắn

- Để giao tiếp trong sản xuất kinh doanh: Học viên thường là các doanh nhân, các nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu thị trường hoặc đầu tư, làm ăn ở Việt Nam ngắn hoặc dài hạn

- Học tiếng Việt để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, văn học, ngôn ngữ, kinh tế Việt Nam… Học viên là những sinh viên, nghiên cứu sinh, nhân viên của các tổ chức Quốc Tế, Chính Phủ và Tư nhân đến từ nước ngoài như Úc, Nhật, Mỹ, Anh…

Tất cả các đối tượng trên đều có mục đích và nhu cầu riêng khi học tiếng Việt Chúng tôi thiết nghĩ, dù là tiếng Việt dùng trong giao tiếp, du lịch, kinh tế hay khoa học cũng đều là tiếng Việt văn hóa, cần phải tuân theo những chuẩn mực nhất định Chúng ta không xem nhẹ bất cứ ngôn ngữ chuyên ngành nào trong giảng dạy tiếng Việt Người ta nói rằng ngôn ngữ là sản phẩm, cũng là biểu hiện bản sắc của một nền văn hóa Ngôn ngữ Việt là phương tiện hữu hiệu đầu tiên để văn hóa Việt Nam giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới Đó chính là lý do chúng tôi

quyết định chọn đề tài: “Giảng dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài nói tiếng

Anh bằng phương pháp giao tiếp”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cho tới nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố trong hệ thống các đề tài giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài bằng phương pháp giao tiếp,

trong đó điển hình là: “Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài”

của Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQGHN) “Giảng dạy tiếng

Việt như một ngoại ngữ” của GS Phan Văn Giưỡng “Vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” của Nguyễn Văn Huệ (tham luận trong hội thảo khoa học toàn quốc do Trường đại học Sài Gòn, Trường đại học HUFLIT tổ chức 2010), v.v…

Đây là những công trình đề cập khá chuyên sâu về việc dạy tiếng Việt theo phương pháp giao tiếp Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, cung cấp cho ta nhiều ý kiến để tham khảo Tất cả những công trình nghiên cứu trên là cơ sở, nền tảng giúp cho việc nghiên cứu đề tài của chúng tôi được thuận lợi

Nhìn chung, các công trình này đã đi sâu nghiên cứu về việc dạy tiếng Việt

Trang 16

cho người nước ngoài Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ khái quát về những điểm chung trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, chưa đi sâu tìm hiểu cụ thể những biểu hiện trong văn hóa ứng xử, cách dung câu từ trong giao tiếp của người Việt hoặc sự khác biệt của cấu trúc, văn phạm sử dụng trong giao tiếp Tất cả

những nội dung này được phương pháp giao tiếp hay còn gọi là tiến trình giao tiếp, thỏa mãn đầy đủ và thực tế nhất so với các phương pháp dạy Tiếng khác Vì

vậy, tác giả luận văn đã tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của những công trình đi trước và phát triển, đề xuất thêm những lãnh vực chính yếu như: Ảnh hưởng của văn hóa trong ngôn ngữ, phương pháp dạy các kỹ năng trong giao tiếp, đặt biệt là kỹ năng nói và nghe, cũng như môi trường học v.v… đối với phương pháp giao tiếp trong việc dạy tiếng Việt cho cộng đồng người nói tiếng Anh

Phải nói rằng kết quả của các công trình nghiên cứu trên là những tài liệu quý giá để tác giả luận văn kế thừa và phát triển trong quá trình thực hiện đề tài của mình

3 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu tính khoa học và tính ưu việt cũng như sự phát triển của phương

pháp giao tiếp so với các phương pháp khác trong việc giảng dạy tiếng Việt,

- Áp dụng phương pháp giao tiếp trong giảng dạy tiếng Việt tại TP.HCM nói chung và tại Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng nói riêng, trong thời kỳ hội nhập

của đất nước ta

4 Đối tượng nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

- Một số phương pháp giảng dạy tiếng Việt đã và đang áp dụng hiện nay:

 Phương pháp văn phạm - phiên dịch (The Grammar-Translation Method)

 Phương pháp trực tiếp (The Direct Method)

 Phương pháp nghe – nói (Audiolingual Method)

 Phương pháp giao tiếp (Community Language Learning / Communcative Approach)

- Lớp học tiếng Việt của học viên nước ngoài tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Trang 17

- Một số giáo trình tiếng Việt dạy cho người nước ngoài tiêu biểu đang được giảng dạy tại Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng và một số trung tâm dạy tiếng Việt tại thành phố Hồ Chí Minh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi tập trung nghiên cứu đề tài tại thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt là tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Chú trọng đến trình độ tiếp cận ban đầu của học viên trong việc học tiếng Việt

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

Phương pháp phân tích lí thuyết, ở đó xác định sự thống nhất giữa giáo trình và nội dung lý thuyết gỉang dạy (có dẫn chứng và so sánh)

- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

- Phương pháp phân tích thực nghiệm xã hội học về việc sử dụng giáo trình,

tiến trình dạy tiếng Việt trong một lớp học

- Phương pháp đối chiếu so sánh

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp SWOT

- Tài liệu được sử dụng từ nhiều nguồn: Sách tham khảo, tên các trang mạng,

khảo sát và phỏng vấn một số học viên trong lớp học tiếng Việt

6 Đóng góp về khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn trình bày về cơ sở khoa học áp dụng phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nói tiếng Anh Sau khi khảo sát một số giáo trình dạy tiếng Việt vốn đã và đang được áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời phỏng vấn một số học viên trong lớp học tiếng Việt.Chúng tôi nghiên cứu và đề nghị bổ sung thêm một số phương thức quan trọng trong việc dạy và học Tiếng Việt nhằm đem lại kết quả tốt nhất trong công tác giảng dạy Tiếng Việt hầu đáp ứng được yêu cầu của ngường học, trong thời kỳ phát triển và hội nhập của đất Nước ta Chúng tôi cũng hy vọng rằng luận văn này đáp ứng được cả về lí thuyết và thực hành trong việc dạy và học tiếng Việt

Trang 18

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

- Chương 2: Các nguyên tắc dạy tiếng Việt như là một ngoại ngữ cho người nước ngoài

- Chương 3: Ứng dụng phương pháp giao tiếp vào việc giảng dạy Tiếng Việt

Phần kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 19

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận

1.2 Tổng quan về Tiếng Việt

Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường, nhánh Môn-Khmer

của họ ngôn ngữ Nam Á, là một họ ngôn ngữ đã có từ rất xưa trên một khu vực

rộng lớn của Đông Nam Châu Á, vùng này thời cổ là một trong những trung tâm văn minh trên thế giới

Ví dụ:

Trong tiếng Việt, có từ “tay” thì từ tương đương trong tiếng Mường là

“thay”, trong tiếng Khmer nghe như “tai”

Tiếng Việt có mối quan hệ xa xưa với nhóm Thái

Ví dụ:

Những từ gà, vịt, đồng, rẫy…được chứng minh là cùng gốc với những từ

tương đương trong nhóm tiếng Thái

Phần lớn những ngôn ngữ của các dân tộc thuộc khối cộng đồng Việt Nam đều sinh ra từ một cội nguồn chung xa xưa Từ cội nguồn ấy, tiếng Việt đã có quá trình phát triển riêng trong xã hội của người Việt, là một xã hội sớm đạt tới trình độ

tổ chức khá cao, với một nền văn minh tương đối hoàn chỉnh Trải qua giai đoạn này, tiếng Việt đã thành một ngôn ngữ thống nhất và nó có bản sắc của nó Bản sắc

ấy khá vững bền, nó tiếp tục phát huy ở giai đoạn sau, giai đoạn của sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa Việt Nam và Trung Quốc

1.3 Lịch sử hình thành và phát triển tiếng Việt

 Tiếng Việt ở giai đoạn dùng chữ Hán

Chữ Hán còn gọi là chữ Nho, chữ Trung Quốc, là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc Chữ Hán có nguồn gốc bản địa, sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước Cũng như các chữ viết khác trên thế giới, chữ Hán được hình thành từ

Trang 20

các nét vẽ miêu tả các sự vật hiện tượng xung quanh con người Nhưng khác ở đây

là chữ Hán đã chọn một cách phát triển không giống các chữ viết khác trên thế giới Với các chữ viết khác trên thế giới, khi xã hội phát triển, con người đã đơn giản các nét vẽ và dùng các nét đó để thể hiện cho một âm tiết nào đó trong tiếng nói của các dân tộc họ Còn với chữ Hán, nó vẫn giữ lại ý nghĩa tượng hình ban đầu của chữ và dùng các phép tạo chữ khác để tạo nên các chữ có ý nghĩa trừu tượng Chính vì thế, chữ tượng hình mặc dù chiếm một phần không lớn trong chữ Hán, nhưng lại có tầm quan trọng rất lớn trong hệ thống chữ Hán

Trong suốt thời gian Bắc thuộc, với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt đã chấp nhận ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng Tuy người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán nhưng cũng đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ Hán-Việt

Từ đó đã có rất nhiều từ Hán-Việt đi vào trong từ vựng của tiếng Việt Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó

Năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, người Việt đã giành độc lập và không còn lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn đậm ảnh hưởng của tiếng Hán Sang thời kỳ tự chủ chữ Hán giữ địa vị là văn tự chính thức nhưng cách đọc đã phát triển theo hướng riêng, khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung Quốc Sang thời Hậu Lê, Hàn Thuyên đã sáng tạo ra chữ Nôm

 Tiếng Việt ở giai đoạn dùng chữ Nôm

Sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt-Hán đã diễn ra cả nghìn năm dưới chế độ đô hộ của phong kiến Trung Hoa Suốt giai đoạn này, chữ Hán giữ địa vị rất quan trọng

Nó được dùng trong hành chính, tế lễ, học thuật, thơ văn Chữ Nôm là một thứ chữ được tạo ra theo nguyên tắc và trên cơ sở của chữ Hán Chữ Nôm xuất hiện vào

khoảng thế kỷ IX-X, nhưng mãi đến thế kỷ XIII-XV mới có thơ phú “quốc âm”,“quốc ngữ” viết bằng chữ Nôm “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi - tập thơ

này là thành công đầu trong nền văn học viết của tiếng Việt

Vào cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỳ XIX, trào lưu văn học Nôm phát triển mạnh với nhiều tác phầm được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân Những tác phẩm

Trang 21

như “Chinh phụ ngâm”, “Kim Vân Kiều” (truyện Kiều) đã phản ánh cách đặt câu,

cách làm thơ qua trào lưu văn học Nôm đạt tới trình độ điêu luyện mà vẫn bền vững, nhuần nhuyễn tính cách Việt Nam

 Tiếng Việt ở giai đoạn dùng chữ Quốc Ngữ

Chữ quốc ngữ là một thứ chữ được xây dựng theo nguyên tắc ghi âm, bằng chữ cái La tinh - loại chữ này đã được dùng phổ biến từ rất lâu ở Châu Âu Đến cuối

thế kỷ thứ XVIII, một số giáo sỹ phương Tây (người Bồ Đào Nha, Pháp) đem

nguyên tắc ấy dùng vào việc ghi âm tiếng Việt, tạo ra một thứ chữ thuận lợi hơn cho việc ghi chép và truyền đạo Cố đạo Alexandre De Rhodes là người có công trong

việc hoàn chỉnh và phổ biến chữ quốc ngữ, ông đã biên soạn từ điển Latinh” xuất bản ở Rome năm 1651 Tuy nhiên, sự tiếp xúc đó chưa ảnh hưởng sâu

“Việt-Bồ-rộng đối với người Việt, nó chỉ có phạm vi sử dụng hạn chế trong những kinh bổn đạo Thiên Chúa

Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược và đặt ách đô hộ lên nước Việt

Nam, thực thi chính sách đẩy lùi ảnh hưởng của tiếng Nôm (gốc Hán) và từng bước

đưa tiếng Pháp vào thay thế tiếng Việt Tuy nhiên, tiếng Việt không những không bị thay thế mà còn chủ động, lựa chọn những cái có lợi cho mình cả về từ vựng lẫn ngữ pháp

Từ đầu thế kỷ XX, tiếng Việt đã được dùng trong mọi thể loại văn học, mọi địa hạt văn hóa, khoa học, kỹ thuât, nó phát triển thành ngôn ngữ văn học toàn diện Đây là giai đoạn hiện đại hóa tiếng Việt Ở giai đoạn này, sự phát triển của tiếng Việt diễn ra mạnh và nhanh, và cũng là giai đoạn sử dụng chữ quốc ngữ thay cho chữ Nôm

Trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ở đầu thế kỷ thứ XX, một số nhà nho yêu nước đã nêu việc dùng chữ quốc ngữ lên hàng đầu trong sáu biện pháp của bản sách lược gọi là Văn Minh Tân Học Sách (1907) và lên tiếng kêu gọi đồng bào

vì tương lai đất nước mà nên dùng thứ chữ tiện lợi ấy Những tài liệu văn hóa bằng chữ quốc ngữ do phong trào này phát hành đã được phổ biến khá rộng Sách báo chữ quốc ngữ được xuất bản nhiều là từ khoảng 1920 trở về sau

Không những sách báo công khai mà cả sách báo bí mật cũng dùng chữ quốc

Trang 22

ngữ Sách báo công khai là những “Nhật trình”, “Tuần san”, “Nguyệt san”, sách báo bí mật là những tờ báo nhỏ, những tài liệu chính trị của tổ chức như “Công hội đỏ”, “Nông hội đỏ” những tài liệu quan trọng như “Đường Cách mệnh” của Hồ Chí Minh, “Luận cương chính trị” của BCH-TƯ Đảng Cộng sản Đông Dương, đã

được truyền trong thời kỳ này

Trong thời kỳ ấy, văn xuôi tiếng Việt đã thực sự ra đời và được luyện dần trong các thể loại nghị luận chính trị, xã hội Cách đặt câu đổi mới, coi trọng tính chất rõ ràng, khúc chiết hơn là tính chất đối xứng, nhịp nhàng Những tri thức mới

về chính tri, khoa học đòi hỏi nhiều từ mới phải đưa vào tiếng Việt

Những từ như: kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng, giai cấp…xuất hiện trong tiếng Việt từ thời bấy giờ Văn xuôi nghệ thuật cũng dần dần trở thành phổ biến

Lúc đầu còn là văn dịch, rồi khoảng từ 1930 về sau, lớp văn sỹ “Tân học” ngày càng đông, đã sáng tác theo thể loại mới: truyện ngắn, truyện dài, kịch, nói… Cuối

cùng, văn xuôi rời bỏ hẳn lối đặt câu biến ngẫu, có xu hướng gần gũi hơn với lời nói

bình thường “thơ mới” lại càng mạnh dạn hơn, nó phá bỏ những luật lệ khắt khe,

và xích tới gần văn xuôi

Trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật thì số lương thuật ngữ mới hoặc gốc

Hán như: tâm, bán kính, ẩn số hoặc gốc Pháp như: A-xít, ô-xy, mê-tan…đã tăng lên

nhiều, và được bắt đầu truyền bá qua một số công trình dịch thuật và biên soạn có tính chất giáo khoa phổ thông Đó là những công trình có ý nghĩa quan trọng, do những nhà khoa học, cũng qua những công trình đó mà văn xuôi khoa học tiếng Việt hình thành và phát triển nhanh chóng

Ngày nay, tiếng Việt được dùng bằng chữ quốc ngữ là ngôn ngữ chung, dùng trong mọi địa hạt giao lưu giữa các thành phần dân tộc, và đặc biệt trong sự xây dựng và phát triển nền văn hóa và khoa học-kỹ thuật chung của khối cộng đồng dân tộc Việt Nam

1.4 Văn hóa

Văn hóa là một khái niệm được hiểu theo nhiều góc độ, ý nghĩa khác nhau

Do đó, hiện nay trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa

Trong giao tiếp, người ta thường quan niệm văn hóa là trình độ học vấn, khi

Trang 23

họ nói “Anh ấy có văn hóa cao” tức là “ Anh ấy có học vấn cao”

Văn hóa cũng được người ta hiểu là cách ứng xử trong quá trình giao tiếp: Nếu hành động cử chỉ hoặc lời nói nào đó không hợp với cách ứng xử chung trong cộng đồng, để phê phán người ta thường nói: “Ô, sao anh ta lại vô văn hóa đến thế?”

Có thể nói rằng, cách tiếp cận khái niệm văn hóa hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ và quá trình nhận thức của con người trong tiến trình phát triển lịch sử Hiện nay, nhìn chung, giới khoa học đều nhất trí coi văn hóa là khái niệm chỉ một phức thể bao gồm cả các sản phẩm vật chất và tinh thần do con người tạo ra Như vậy, văn hóa không chỉ có các hiện tượng như phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật…mà gồm cả những hiện tượng về vật chất như: Đền đài, cung điện, đình chùa, miếu mạo Bởi thế, mới có khái niệm văn hóa vật thể và phi vật thể (tức văn hóa mang tính vật chất và văn hóa mang tính tinh thần, chính xác hơn là văn hóa được vật thể hóa và tinh thần hóa)

Nói tóm lại, văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần

do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội

Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức, và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội mà nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”

1.5 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Với ngành Việt Nam học, nhìn từ góc độ giao tiếp thì nét đặc trưng nổi trội nhất của văn hóa là thái độ hay hành vi ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội Tạo nên nét đặc trưng này chính là cái giá trị được coi là bản sắc vùng miền, hay bản sắc dân tộc Trong đó ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng nếu không muốn nói là yếu tố quyết định tạo nên bản sắc ấy Nếu người tham gia giao tiếp không chú ý tới yếu tố văn hóa trong ngôn ngữ, thì họ khó thành công trong giao tiếp ngôn ngữ đó Chính vì lí do này, bên cạnh khả năng ngôn ngữ, người học ngoại

Trang 24

ngữ (tiếng Việt) phải hiểu ngôn ngữ Việt đó được sử dụng thế nào trong các bối cảnh văn hóa - xã hội cụ thể

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa được xác định một cách cụ thể là “vô cùng chặt chẽ, tới mức mà ta không thể hiểu và đánh giá đúng được cái này nếu không có kiến thức về cái kia” (Sapir , 1991) Ngôn ngữ là một phần của văn hóa và văn hóa là một phần của ngôn ngữ, cả hai đan xen nhau để cái nọ không tách khỏi cái kia mà không mất đi ý nghĩa của ngôn ngữ hay văn hóa

Ngôn ngữ có nguồn gốc từ văn hóa, văn hóa được phản ánh và chuyển tải bởi ngôn ngữ từ thế hệ này sang thế hệ khác Ta có thể nói, mối quan hệ giữa ngôn ngữ

và văn hóa là mối quan hệ có tính tương tác qua lại, tác động hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển Nói cách khác, ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải mọi kiến thức, trong ý nghĩa đó ngôn ngữ là một phần của văn hóa tư duy

Rõ ràng ngôn ngữ và văn hóa là mối quan hệ có tính phản ánh, văn hóa là nội dung và ngôn ngữ là phương tiện để mô phỏng nội dung đó Từ quan điểm trên, có thể nhận thấy tầm quan trọng của kiến thức văn hóa trong giao tiếp là không thể phủ nhận Giáo viên giảng dạy tiếng Việt nhất thiết phải áp dụng phương pháp giao tiếp trong quá trình dạy và học đồng thời bổ sung các tài liệu giảng dạy có yếu tố văn hóa để cung cấp cho học viên nước ngoài những thông tin về ngôn ngữ xã hội mà

họ đang theo học

Chúng ta đã xác định rằng, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài như dạy một ngoại ngữ Để nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tiếng Việt, chúng ta cần có phương pháp giảng dạy khoa học, tích cực, hiệu quả Dù là phương pháp gì đi nữa, nếu không xuất phát từ những kinh nghiệm quý báu được tích lũy và hệ thống hóa một cách khoa học, thì không thể giúp cho chúng ta trong việc học đạt kết quả tối

ưu Cho nên việc dạy và học ngoại ngữ cần phải có phương pháp phù hợp Việc học ngoại ngữ đã trải qua rất nhiều thay đổi Trước kia nó được coi là dấu hiệu học thức của một thiểu số, nội dung chương trình là những thông tin lựa chọn trong văn chương, đặt nặng về ngữ pháp – dịch thuật Ngày nay, việc học mở rộng cho mọi tầng lớp dân chúng, nó chú trọng đến giao tiếp thông hiểu giữa các dân tộc nhất là trong giai đoạn hội nhập và phát triển của đất nước ta hiện nay Chúng ta biết rằng

Trang 25

ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng nói và viết, được biểu hiện qua các ký hiệu mang tính vật chất là âm thanh và chữ viết (văn tự) Mọi hoạt động nhận thức của con

người đều tuân theo nguyên lý kế thừa và phát triển Ngôn ngữ hoạt động với tư cách là công cụ cho con người tiếp thu cái mới, nâng cao năng lực nhận thức và kích thích sáng tạo Trong văn hóa giao tiếp, ngôn ngữ phát triển đổi mới cũng đã góp phần tạo ra tính dân chủ, bình đẳng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau giữa mọi thành viên trong xã hội Nó tạo nên bộ mặt mới về đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện đại, vừa giữ gìn được những bản sắc của văn hóa truyền thống trong thời kỳ hội nhập, tiếp thu những tinh hoa của văn hóa nước ngoài Trong ngành Việt Nam học khi nói đến ngôn ngữ không thể không nói đến văn hóa Tương tự khi dạy tiếng Việt chúng ta không chỉ thuần dạy tiếng mà bỏ đi yếu tố quan trọng trong ngôn ngữ đó là văn hóa

1.6 Văn hóa giao tiếp

Văn hóa giao tiếp là yếu tố quy định ngôn ngữ giao tiếp, là một khái niệm để chỉ các hình thức giao tiếp mang tính đặt thù cho hoàn cảnh giao tiếp hoặc trình độ giao tiếp ở những cộng đồng người, thuộc các nhóm nghề nghiệp hoặc xã hội khác nhau

Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa nhằm chỉ quan hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi thành viên trong xã hội (giao tiếp một cách lịch sự, có thái độ thân thiện, chân thành, cởi mở, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau) là tổ hợp của các thành tố: lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, cách ứng xử…

1.6.1 Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam

Ta biết rằng ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt được nảy sinh do nhu cầu giao tiếp giữa con người với con người Loài người khác với loài vật ở chỗ giao tiếp của con người được thực hiện bằng ngôn ngữ, nó hình thành bằng những phản xạ không điều kiện Loại phản xạ này hoàn toàn khác với loại phản xạ có điều kiện ở thế giới động vật

Cùng với tư duy ngôn ngữ được hình thành trong quá trình lao động, đã thoát khỏi tình trạng giao tiếp mang tính bản năng động vật, chuyển sang hình thức giao tiếp mang tính xã hội Ở phương diện này ngôn ngữ không chỉ đóng vai trò sợi dây

Trang 26

liên kết các thành viên trong cộng đồng mà nó còn là yếu tố tác động ngược trở lại làm cho lao động phát triển Tính chuẩn mực hay không chuẩn mực, đúng đắn hay không đúng đắn của hoạt động giao tiếp đều được nhìn nhận qua văn hóa giao tiếp

1.6.2 Tiếng Việt và văn hóa giao tiếp của người Việt Nam

Tìm hiểu sự phát triển của văn hóa nói chung và văn hóa giao tiếp của người Việt Nam nói riêng ta không thể không nói tới ngôn ngữ

Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam được biểu hiện qua nhiều hình thức

vô cùng phong phú và được thể hiện qua các đặc trưng sau:

Xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, ta có thể thấy đặc điểm của người Việt là vừa thích giao tiếp, lại vừa rụt rè, e ngại

Người Việt Nam có thói quen quan tâm đến việc giữ gìn các mối quan hệ với mỗi thành viên trong làng xóm, tập thể, cộng đồng Điều này dẫn đến trong văn hóa giao tiếp của người Việt họ rất coi trọng đến việc giao tiếp, và nó thể hiện ở hai điểm nổi bật sau đây:

- Gia chủ rất thích có khách đến thăm nhà Thăm viếng nhau ở đây không còn

là nhu cầu công việc mà là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ

- Người Việt Nam có tính hiếu khách: “ Khách đến nhà chẳng gà thì vịt”, bởi

lẽ “đói năm, không ai đói bữa.” Khi có khách đến nhà, cho dù bạn là người thân

quen hay xa lạ, thì chủ nhà luôn tiếp đãi khách một bữa thịnh soạn, cho dù gia cảnh lúc đó có khó khăn Tính hiếu khách càng được thể hiện rõ ràng hơn khi bạn về những vùng quê hẻo lánh, hay miền rừng núi xa xôi

Như đã đề cập, ngoài việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có một đặc tính gần như ngược lại đó là rụt rè – điều mà những người quan sát nước ngoài hay

nhắc đến Sự tồn tại đồng thời của hai tính cách dường như trái ngược nhau, tính thích giao tiếp và tính rụt rè này chính là bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng

xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị:

Rõ ràng là người Việt Nam rất thích giao tiếp, nhưng đó là khi họ thấy mình đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng (liên kết) ngự trị Còn khi đã vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng, trước những người lạ, nơi tính

Trang 27

ngự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam, ngược lại, bao giờ cũng tỏ ra rụt rè Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy lại không hề mâu thuẫn với nhau, vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng một bản chất Chúng biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam

- Xét về quan hệ giao tiếp: Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam luôn lấy tình

cảm lấy sự yêu sự ghét làm nguyên tắc ứng xử

“ Yêu nhau chín bỏ làm mười”; “Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau bồ hòn cũng méo” (Tục ngữ)

“Yêu nhau yêu cả đường đi,

“Ghét nhau ghét cả tông ty họ hàng”

Người Việt Nam sống có lý, có tình, nhưng thiên về tình cảm hơn mọi thứ trên đời

Khi cân nhắc giữa tình và lý thì người Việt đề cao tình hơn lý: “Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình” (Tục ngữ) Trong gia đình thì Vợ chồng là nghĩa ở đời, Ai ơi chớ nói những lời thiệt hơn (Ca dao) Ngoài xã hội, ai giúp mình một chút gì đều

phải nhớ ơn, ai bảo ban mình một tý gì cũng đều tôn làm thầy Ở Việt Nam khái

niệm “thầy” được mở ra rất rộng – thầy đồ, thầy võ, thầy thuốc, thầy cúng, thầy bói, thầy địa lý, thầy phù thủy, thầy cãi…

Với đối tượng giao tiếp: Người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá…

Thói quen ưa tìm hiểu về tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội,

tình trạng gia đình (bố mẹ còn hay mất, đã có vợ chồng chưa, có con chưa, mấy trai mấy gái…) là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm Thói quen này khiến

cho người nước ngoài có nhận xét, là người Việt Nam hay tò mò Đặc tính này dù gọi bằng tên gì đi nữa chẳng qua cũng chỉ là một sản phẩm của tính cộng đồng làng

xã mà ra

Người Việt tự thấy có ý thức trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, đó

là do tính cộng đồng, mà muốn quan tâm thì phải biết rõ hoàn cảnh Hơn nữa do các thói quen trong quan hệ xã hội trong cách xưng hô, muốn lựa từ xưng hô cho thích hợp với người đối thoại nên họ cần phải có đủ thông tin cần thiết về cá nhân của người đối thoại đó

Trang 28

Người Việt Nam có tính hay quan sát thông quan kinh nghiệm xem tướng rất

ư là phong phú: chỉ cần nhìn vào dáng đi, cái mặt, cãi mũi, con mắt…thì họ đã đoán được tính cách của con người đó, ví dụ: ta thường nghe câu ca dao sau:

Những người ti hí mắt lươn Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người

Người Việt Nam thường biết nhận diện và chọn đối tượng để giao tiếp thích

hợp;“Chọn mặt gửi vàng”(Tục ngữ) Nếu việc chọn này không thực hiện được thì người Việt sẽ có những chiến lược thích ứng một cách linh hoạt: “Đi với bụt mặc áo

cà sa, đi với ma mặc áo giấy” (Tục ngữ)

1.6.3 Tính cộng đồng trong văn hóa giao tiếp của người Việt

Tính cộng đồng còn làm cho người Việt Nam luôn trọng danh dự: “Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch rách cho thơm” Danh dự gắn với năng lực giao tiếp:

“Lời hay nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm; lời dở truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng”.Vì quá xem trọng danh dự nên người Việt Nam mắc phải bệnh sĩ diện: “Ở đời muôn sự của chung, hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi; Một quan tiền công không bằng một đồng tiền thưởng” Ở làng quê, thói sĩ diện thể

hiện trầm trọng qua tục lệ ngôi thứ, nơi đình trung, và tục chia phần

Do sĩ diện, các cụ già vẫn có thể to tiếng nhau vì miếng ăn: “Một miếng giữa đàng bằng một sàng xó bếp” Lối sống trọng danh dự đưa đến cơ chế tạo tin đồn,

tạo nên dư luận như một vũ khí lợi hại bậc nhất của cộng đồng để duy trì ổn định của làng xã

1.7 Về cách thức giao tiếp của người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận

Với sự tế nhị của người Việt cho nên trong giao tiếp họ không bao giờ đi thẳng vào vấn đề như người phương Tây mà thường “vòng vo tam quốc” Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp lại phải xấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn Cũng để đưa đẩy tạo không khí là truyền thống miếng trầu là đầu câu chuyện Với thời gian, chức năng “ mở đầu câu chuyện” này của “miếng trầu” được thay thế bởi chén trà, điếu thuốc lá…Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy trong các mối quan hệ Nó tạo nên thói quen đắn đo cân nhắc kỹ

Trang 29

càng khi nói năng: “Ăn có nhai, nói có nghĩ”; “Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo”… Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người

Việt Nam giữ được sự hòa thuận, không làm mất lòng ai, nhưng nhược điểm là làm mất đi tính quyết đoán

Người Việt Nam rất hay cười, nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt; người ta có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả lúc không đáng để cười mà vẫn cười Người phương Tây rất ngỡ ngàng và đôi khi họ còn lo sợ

với những nụ cười “bất chợt” của người Việt Điều này, người làm công tác giảng

dạy cũng nên làm sáng tỏ yếu tố văn hóa này cho người nước ngoài học tiếng Việt biết được và hiểu nhau Tâm lý ưa hòa thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương

nhường nhịn: “Một sự nhịn là chín sự lành”,“Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê”…

1.8 Hệ thống nghi thức lời nói của người Việt rất phong phú

Hệ thống xưng hô của người Việt rất là phong phú Khi giao tiếp tất nhiên ta phải có xưng hô; hoạt động giao tiếp luôn diễn ra trong những tình huống, phạm vi

cụ thể cho nên xưng hô phải được xem xét trong từng phạm vi, tình huống cụ thể bởi vì hành vi xưng gọi đã trừu tượng hóa thuộc tính xã hội của đối tượng giao tiếp như học vấn, địa vị, nghề nghiệp, tuổi tác, tôn giáo, tín ngưỡng, các đặc điểm của

tình tiết cụ thể (thân mật, bình thường, xuề xòa, suồng sã…), tùy thuộc vào từng

giai đoạn lịch sử, địa phương, thành thị hay nông thôn và điều đặc biệt là phải có sự hiểu biết về văn hóa Có như vậy mới hiểu được hệ thống xưng hô trong tiếng Việt

Sử dụng được từ xưng hô thích hợp sẽ tạo thêm được sự thân mật với người tham gia đối thoại, và do đó dễ đạt được hiệu quả giao tiếp mong muốn

Chúng ta biết rằng trong các ngôn ngữ phương Tây và Trung Hoa chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt còn sử dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô, và những danh từ thân tộc này có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng Hệ thống xưng hô này có đặc điểm:

- Thứ nhất, trọng tình cảm có tính chất thân mật hóa, xem mọi thành viên trong cộng đồng như là bà con, họ hàng trong một gia đình

- Thứ hai, có tính chất cộng đồng hóa cao – trong hệ thống này không có

Trang 30

những từ xưng hô chung mà phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không

gian giao tiếp cụ thể: “Chú khi ni, mi khi khác” Cùng là hai người, cách xưng hô có

khi thể hiện được hai quan hệ khác nhau: chú-con, ông-con, bác-em, anh-tôi…Lối

gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự sinh (Cả, Hai, Ba, Tư…)

- Thứ ba, thể hiện tính tôn ti: Người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc

xưng khiêm hô tôn (gọi mình thì khiêm nhường, còn gọi đối tượng giao tiếp thì tôn trọng) Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai cùng xưng là em và cùng gọi nhau là chị Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng: Xưa kia chỉ gọi đến tên riêng khi chửi nhau; đặt tên con cần nhất là không được trùng tên của những người bề trên trong gia đình, gia tộc cũng như ngoài xã hội Vì vậy mà người Việt

Nam trước đây có tục nhập gia vấn húy (vào nhà ai phải hỏi tên chủ nhà để khi nói chuyện có động đến từ đó thì phải nói chệch đi)

Nghi thức trong cách nói lịch sự cũng rất phong phú Do truyền thống tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có một từ cảm ơn, xin lỗi chung chung cho mọi trường hợp như người phương Tây Với mỗi trường hợp có thể có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau

Ví dụ: Con xin chú (cảm ơn khi nhận quà…)

Chị chu đáo quá (cảm ơn khi được quan tâm) Bác hay bày vẽ quá (cảm ơn khi được đón tiếp) Anh quá khen (cảm ơn khi được khen)

Cháu được như hôm nay là nhờ cô đấy (cảm ơn khi được giúp đỡ…)

Văn hóa nông nghiệp ưa ổn định, sống chú trọng đến không gian nên người Việt Nam phân biệt kỹ các lời chào theo quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm

Trong khi đó, văn hóa phương Tây ưa hoạt động lại phân biệt kỹ các lời chào theo thời gian như chào gặp mặt, chào chia tay, chào buổi sáng, chào buổi trưa, chào buổi chiều, buổi tối…[10,tr.94-101]

1.9 Đặc điểm của Tiếng Việt

1.9.1 Chữ viết của tiếng Việt vào loại tiên tiến

Chữ viết là kí hiệu ghi lại ngôn ngữ Ngôn ngữ có hai phần: Ngữ âm và ý nghĩa Chữ ghi ý là chữ viết cổ nhất của loài người, mỗi một chữ biểu thị nội dung ý

Trang 31

nghĩa của một từ, nó biểu thị bằng một kí hiệu duy nhất không có liên quan đến âm thanh cấu tạo nên từ

Chữ ghi âm thì ngược lại không biểu thị ý nghĩa của từ mà diễn tả chuỗi âm thanh nối tiếp ở trong từ Chữ ghi âm nó phát triển từng bước khác nhau, ví dụ: như loại chữ Triều Tiên, Nhật Bản

Chữ Việt Nam hiện nay – chữ Quốc ngữ - là loại chữ viết ghi âm vị, dựa trên

cơ sở chữ cái Latinh Nếu không có loại chữ ghi âm vị này thì việc học tiếng Việt, chữ Việt sẽ rất khó khăn Chúng ta biết rằng chữ Nôm đã có tác dụng tích cực trong việc gìn giữ và phát triển tiếng Việt, nó quyết định hình thành văn học, nó nói lên ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc ta Tuy thế chữ Nôm có những mặt hạn chế như: Cách viết không có quy định thống nhất, cấu tạo rườm rà, rắc rối, khó học

Từ thế kỷ XX, chữ Quốc ngữ trở thành một công cụ giao tiếp thuận lợi Chữ Quốc Ngữ góp phần tích cực trong sự nghiệp cách mạng, trong công cuộc xây dựng một xã hội văn minh của đất nước ta Chữ Quốc ngữ tuân theo các nguyên tắc âm học Nó dùng một số kí hiệu nhất định ở hệ thống chữ cái Latinh, và bổ sung một số phụ đề ghi các âm vị và thanh điệu So với chữ Nôm, một loại chữ ghi ý, thì chữ Quốc ngữ đơn giản, tiện lợi hơn nhiều Chữ Quốc ngữ giúp ta dễ học, dễ viết và cũng giúp ta dễ dàng tiếp thu các ngoại ngữ khác cùng một hệ chữ Latinh

1.9.2 Đặc điểm loại hình tiếng Việt

Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, tức là mỗi một tiếng (âm tiết) được phát

âm tách rời nhau và được thể hiện bằng một chữ viết Đặc điểm này bao quát tiếng việt cả về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Ở loại hình này,từ không có hiện tượng biến hình, tức khi tham gia cấu tạo lời nói từ không biến đổi hình thái Trong phát

ngôn dù nằm ở bất kì vị trí nào trong câu thì từ cũng vẫn giữ nguyên dạng (như ở trong từ điển)

Ví dụ: Tôi tặng cô ấy cuốn tiểu thuyết, cô ấy cho tôi bó hoa

Dù thay đổi chủ ngữ, về mặt ngữ âm và chữ viết vẫn không thay đổi

Tiếng Anh: I give her the novel, she gives me the flowers

(Thay đổi chủ ngữ và động từ theo sau, thay đổi ngữ âm trong ngôn ngữ biến hình như câu tiếng Anh ở trên)

Trang 32

Điều này khác hẳn với một số ngôn ngữ mà từ có biến đổi hình thái, những

ngôn ngữ khúc chiết (langue flexionnelle) chẳng hạn trong tiếng Anh, tiếng Nga,

tiếng Pháp…Tính chất không biến đổi hình thức của từ trong giao tiếp, làm cho tiếng Việt khi đọc và viết rất dễ nhớ

Tính phân tiết nói trên của âm tiết tiếng Việt đã tạo điều kiện để mở thêm cách chơi chữ bằng trùng điệp Dùng toàn những âm tiết có cùng một âm đầu hoặc cùng một vần, hoặc cùng thanh điệu để đặt thành câu văn, câu thơ, hoặc cả bài văn,

bài thơ Chẳng hạn, để chế giễu một anh chàng có “máu dê” có thể đặt một bài thơ với bốn câu đầu “d, b, r, h”:

Danh giá gì dan díu giống dê!

Bạc bồ bạc bó, bẩn bề bề

Rúc ra rúc rích râu ria rậm

Hang hốc hung hăng hí hoáy : hề!

Trong ngôn ngữ Việt sự có mặt của yếu tố Hán-Việt còn tạo điều kiện cho lối chơi chữ kết hợp giữa đồng âm và đồng nghĩa

dụ: Chuồng gà kê áp chuồng vịt

“Kê” (thuộc yếu tố Hán-Việt) nghĩa là “gà”, “áp” ( yếu tố Hán-Việt) nghĩa là “vịt” Cách chơi chữ này hết sức độc đáo, ta có thể nói chỉ có trong tiếng Việt mới thể hiện được nét văn hóa đọc đáo trên Vậy, người giảng dạy tiếng Việt cần phải nắm vững và hiểu rõ những đặc điểm này để giúp cho học viên nước ngoài nắm bắt được cái hay, cái đẹp, cái tế nhị và tao nhã của ngôn ngữ Việt

Trang 33

các ngôn ngữ khác, để tạo ra các từ, ngữ mới, ví dụ: Tiếp thị, karaoke, thư điện tử,

thư thoại, phiên bản (version), xa lộ thông tin, siêu liên kết văn bản, truy cập ngẫu

nhiên…

Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức láy thì quy luật phối hợp ngữ

âm chi phối chủ yếu việc tạo ra các đơn vị từ vựng, chẳng hạn: Chôm chỉa, chỏng chơ, đỏng đa đỏng đảnh, thơ thẩn, lúng la lúng liếng…

Vốn từ vựng tối thiểu của tiếng Việt phần lớn là các từ đơn tiết (một âm tiết, một tiếng) Sự linh hoạt trong sử dụng, việc tạo ra các từ ngữ mới một cách dễ dàng

đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vốn từ, vừa phong phú về số lượng, vừa

đa dạng trong hoạt động Cùng một sự vật, hiện tượng, một hoạt động hay một đặc trưng, có thể có nhiều từ ngữ khác nhau biểu thị Tiềm năng của vốn từ ngữ tiếng Việt được phát huy cao độ trong các phong cách chức năng ngôn ngữ, đặc biệt là trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Hiện nay, do sự phát triển vượt bậc của khoa học-kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, thì tiềm năng đó còn được phát huy mạnh mẽ hơn

1.9.4 Đặc điểm ngữ pháp tiếng Việt

Như đã nói ở trên, tiếng Việt không biến đổi hình thái, khi diễn đạt các hình

thức ngữ pháp, tiếng Việt không dùng cách thay đổi hình thức của từ mà dùng trật

tự từ và hư từ để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp

Ví dụ:

Để diễn đạt ý nghĩa về thì, ta thường dùng các hư từ chỉ thời gian như đã, sẽ, đang, để diễn đạt ý nghĩa số nhiều của danh từ thì người ta dùng các lượng từ như: Những, các, một số, một vài, tất cả… Ở các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Nga, để

diễn đạt các ý nghĩa này bằng cách chia động từ và cấu tạo danh từ số nhiều bằng

cách thêm s hoặc es vào sau danh từ chính (tiếng Anh) hoặc biến đổi a thành I (tiếng Nga)

Ví dụ:

- Những quyển sách (tiếng Việt)

- Books (tiếng Anh)

- Kinigi (tiếng Nga)

Trang 34

Các nhà nghiên cứu cho biết, trật tự từ là phương thức ngữ pháp quan trọng nhất trong tiếng việt nó mang đậm nét văn hóa trong cách dung từ ở tiếng Việt Nó khác với các ngôn ngữ biến hình, đối với tiếng Việt khi trật tự từ trong câu thay đổi thì nội dung cũng biến đổi theo Như những ví dụ sau đây:

Ví dụ: Ta thường thấy bảng cấm nơi công cộng có ghi “Cấm không được hút thuốc” nếu ta đọc ngược lại, ta sẻ có một câu phản nghĩa “Thuốc hút được không cấm”

Ta xét thêm những câu sau đây, khi thay đổi trật tự từ, câu sẻ mang ý nghĩa khác

- Sao nó bảo không đến?

- Sao bảo nó không đến?

- Sao không bảo nó đến?

- Sao không đến bảo nó?

- Nó không bảo, sao đến?

- Nó không đến bảo sao?

- Bảo nó đến không sao

từ khi kết hợp trong câu, nhưng trật tự từ trong câu thay đổi đã làm ý nghĩa của hai câu trên khác nhau

Tiếng Anh: (1) I saw them

(2) They saw me

Trong khi đó có sự biến đổi hình thái về từ khi kết hợp trong câu tiếng Anh

“I” làm chủ ngữ trong câu (1) khác với “they” làm chủ ngữ trong câu (2)

Các nhà nghiên cứu đã từng coi, thành phần trạng ngữ là thành phần tự do nhất, nó có thể đứng ở bất kì vị trí nào trong câu Tuy nhiên, khi thay đổi vị trí của trạng ngữ trong câu, ý nghĩa của câu cũng thay đổi theo

Trang 35

Ví dụ :

(1) Cô đi bao giờ?

(2) Bao giờ cô đi?

Hai câu trên đều là câu hỏi về thời gian

Nhưng ở câu (1): Ý nghĩa thời gian hỏi về quá khứ Câu (2): Ý nghĩa thời gian hỏi

về tương lai

Hư từ cùng với trật tự từ cho phép tiếng Việt tạo ra nhiều câu cùng có nội dung thông báo cơ bản như nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm Ví dụ: Chúng ta hay so sánh các câu sau đây:

-“Anh ấy không uống rượu.”

-“ Rượu, anh ấy không uống.”

-“Rượu, anh ấy cũng không uống.”

Ngoài trật tự từ và hư từ, tiếng Việt còn sử dụng phương thức ngữ điệu Ngữ điệu giữa vai trò trong việc biểu hiện quan hệ cú pháp của các yếu tố trong câu, nhờ

đó nhằm đưa ra nôi dung muốn thông báo Trên văn bản, ngữ điệu thường được biểu hiện bằng dấu câu Chúng ta thử so sánh 2 câu sau để thấy sự khác nhau trong nội dung thông báo:

- Đêm hôm qua, cầu gãy

- Đêm hôm, qua cầu gãy

Qua một số đặc điểm nổi bật vừa nêu trên đây, chúng ta có thể hình dung được phần nào bản sắc và tiềm năng của tiếng Việt

- Phương Ngữ:

Phương ngữ của tiếng Việt cũng là vấn đề đáng được chú ý khi giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, chủ yếu là về mặt ngữ âm Có một số từ vựng tuy cùng một nghĩa nhưng mỗi địa phương lại sử dụng từ khác nhau Trong trường hợp này giáo viên cần giúp cho học viên nhận thức sự khác nhau của phương ngữ Thông thường ở nước ngoài người ta chọn tiếng nói của thủ đô làm ngôn ngữ chuẩn, nhưng ở Việt Nam tiếng Hà Nội chỉ được coi là cơ sở của tiếng Việt chuẩn chứ không hoàn toàn là tiếng chuẩn Tiếng Sài Gòn tuy là một phương ngữ nhưng

có vị thế khá đặc biệt so với các tiếng địa phương khác Tiếng Sài Gòn ngày nay được xem là ngôn ngữ chuẩn của phương ngữ Nam Bộ chứ không chỉ đơn thuần là

Trang 36

một thứ tiếng địa phương Ngày nay, ngày càng nhiều người đến đất nước Việt Nam

để công tác, làm ăn, hoặc du lịch…Họ đến khắp 3 miền của đất Việt, họ gặp không

ít khó khăn về vấn đề phương ngữ của 3 miền, hệ thống ngôn từ đa dạng và khác biệt nhau Sau đây tôi xin trích một số từ tượng trưng trong hệ thống phương ngữ của 3 miền

Trang 37

1.1, Bảng so sánh phương ngữ (nguồn: https://vi.wikipedia.org, internet)

Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam

Tôi Tui Tui Tao Tau Tao

chúng tao choa, bọn choa tụi tao

Trang 38

1.2, Bảng so sánh một số từ thông dụng tại các vùng trong phương ngữ tiếng Việt:

Thể loại Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam

mùi tàu ngò tàu ngò gai

Trang 39

(cây/hoa) dâm bụt râm bụt (cây/hoa) bông bụp

Thực phẩm

chè (tươi) chè xanh, trà trà (xanh)

xì dầu xì dầu nước tương,xì dầu

mì chính mì chính bột ngọt tào phớ đậu pha tàu hủ ngon nem rán nam, chả cuốn chả giò

ô mai ô mai, xí muội xí muội

áo phông áo phông áo thun

tất tất vớ

(thắp nến) (thắp) nến đèn cầy (đốt) đèn cầy dĩa Dĩa nĩa

Trang 40

thìa Thìa muỗng

ô tô ô tô, xe con xe hơi

(má) phanh (má) phanh (bố) thắng lốp (xe) lốp (xe) vỏ (xe) săm (xe) ruột (xe) ruột (xe) xích (xe) xích (xe) sên (xe) dầu nhờn dầu nhớt dầu nhớt

Ngày đăng: 30/10/2016, 21:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Lê A (2012), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tiếng Việt
Tác giả: Lê A
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
[2] Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thy (2012), Ngữ pháp tiếng Việt tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt tập 1
Tác giả: Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thy
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
[3] Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thy (2012), Ngữ pháp tiếng Việt tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt tập 2
Tác giả: Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thy
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
[4] Diệp Quang Ban (2013), Ngữ pháp Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Việt Nam
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2013
[5] Đỗ Hữu Châu (2004), Giáo trình từ vựng học tiếng Việt, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2004
[6] Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt. tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ, NXB Đại Học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt. tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB Đại Học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1975
[7] Trần Trí Dõi (2011), Giáo trình lịch sử tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lịch sử tiếng Việt
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
[8] Nguyễn Đức Dân (1998), Lô gích và tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lô gích và tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
[9] Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt,NXB Đại Học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: NXB Đại Học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
[10] Hữu Đạt (2009),Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp, NXB Giáo dục Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt
Năm: 2009
[11] Đinh Văn Đức (1985), Ngữ pháp tiếng Việt- Từ loại, NXB ĐH&THCN, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt- Từ loại
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: NXB ĐH&THCN
Năm: 1985
[12] Phan Văn Giưỡng (2010), Sổ tay giảng dạy tiếng Việt, NXB Văn Hóa Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay giảng dạy tiếng Việt
Tác giả: Phan Văn Giưỡng
Nhà XB: NXB Văn Hóa Sài Gòn
Năm: 2010
[13] Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ và nhận diện từ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
[14] Nguyễn Thiện Giáp (2010), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2010
[15] Nguyễn Thiện Giáp (2012), Dẫn luận ngôn ngữ, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
[16] Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên) (2005), Lược sử Việt ngữ học - Tập 1, NXB [17] Cao Xuân Hạo (2003), Tiếng Việt - Mấy vấn đề về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử Việt ngữ học -" Tập 1, NXB [17] "Cao Xuân Hạo" (2003), "Tiếng Việt - Mấy vấn đề về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên) (2005), Lược sử Việt ngữ học - Tập 1, NXB [17] Cao Xuân Hạo
Nhà XB: NXB [17] "Cao Xuân Hạo" (2003)
Năm: 2003
[18] Huỳnh Thị Hồng Hạnh - Nguyễn Hữu Chương (2014), Những vấn đề chính tả tiếng Việt hiện nay, NXB Văn hóa văn nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chính tả tiếng Việt hiện nay
Tác giả: Huỳnh Thị Hồng Hạnh - Nguyễn Hữu Chương
Nhà XB: NXB Văn hóa văn nghệ
Năm: 2014
[19] Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học đối chiếu
Tác giả: Bùi Mạnh Hùng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
[20] Nguyễn Chí Hoà (2000), Ngữ pháp tiếng Việt thực hành, NXB Đại Học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt thực hành
Tác giả: Nguyễn Chí Hoà
Nhà XB: NXB Đại Học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
[32] www.123doc.org [33] https://vi.wikipedia.org [34] www.voer.edu.vn [35] www.thuvien.kyna.vnGIÁO TRÌNH THAM KHẢO Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w