1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

An toàn điện trong y tế

11 2,7K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 608,22 KB

Nội dung

Phạm Mạnh Hùng 3 Lời nói đầu Trong xu thế phát triển hiện nay, các tai nạn về điện đang có xu hướng ra tăng và ở mức độ cao, đặc biệt trong môi trường bệnh viện với rất nhiều các thiết

Trang 1

TIỂU LUẬN: AN TOÀN ĐIỆN

Đề tài: An toàn điện trong y tế

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Phạm Mạnh Hùng

Sinh viên thực hiện:

Họ và tên : Đỗ Quốc Bình

Lớp : Điện tử truyền thông 09 K56

Hà Nội, 12- 2015

Trang 2

GVHD: Thầy Phạm Mạnh Hùng 2

Mục lục

Lời nói đầu 3

Đặt vấn đề 4

Chương 1: Ảnh hưởng của dòng điện đến cơ thể con người 5

1.1 Ảnh hưởng của dòng điện tới cơ thể 5

1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng điện qua cơ thể người 6

1.3.Đường đi của dòng điện qua cơ thể người 6

Chương 2: Mô hình điện trong cơ thể 7

Chương 3: Phương pháp bảo vệ, phòng ngừa tai nạn điện 8

Tài liệu tham khảo: 11

Trang 3

GVHD: Thầy Phạm Mạnh Hùng 3

Lời nói đầu

Trong xu thế phát triển hiện nay, các tai nạn về điện đang có xu hướng ra tăng và ở mức độ cao, đặc biệt trong môi trường bệnh viện với rất nhiều các thiết

bị điện khác nhau với cường độ sử dụng liên tục Song song với các công nghệ mới giúp tránh được tai nạn điện thì việc tuyên truyền cho mọi người biết tới nguy hiểm về điện là rất cần thiết Bởi điều này là cách phòng tránh tốt nhất, cho việc hạn chế những điều không mong đợi xảy ra Đặc biệt là với các Kĩ sư kỹ thuật Điện tử Y sinh nói chung và kỹ sư chuyên ngành khác nói riêng thì việc học về ảnh hưởng của dòng điện tới cơ thể con người cũng như các biện pháp giảm thiểu

là cần thiết hơn bao giờ hết Nhận thấy vấn đề đó, bộ môn Công nghệ điện tử và kĩ thuật y sinh đưa vào giảng dạy cho sinh viên học phần: An toàn điện-bức xạ Theo yêu cầu của môn học, sinh viên tìm hiểu thêm các vấn đề về an toàn điện Dựa trên

kiến thức học được trên lớp và thực tế, em xin lựa chọn đề tài: An toàn điện trong y tế Do thực hiện trong thời gian ngắn nên không tránh khỏi những thiết

sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn Thầy Phạm Mạnh Hùng đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này !

Trang 4

GVHD: Thầy Phạm Mạnh Hùng 4

Đặt vấn đề

Điện đã được con người biết đến từ xa xưa, trải qua quá trình lịch sử lâu dài, con người đã từng bước phát minh và sử dụng điện phục vụ cho mình Từ những thiết bị giải trí, thiết bị phục vụ sản suất, đến các thiết bị phục vụ điều trị, chẩn đoán bệnh cho con người Nhưng cũng từ đó, con người phải đối mặt với một vấn đề mới: tai nạn giật điện Hàng năm trên thế giới có hàng triệu vụ tai nạn điện dưới các hình thức khác nhau, trong số đo tai nạn điện do các thiết bị y

tế, những thiết bị được chế tạo để phục vụ sức khỏe con người, chiếm số lượng không nhỏ Trước vấn đề này, việc tạo ra các tiêu chuẩn về an toàn điện là hết sức cần thiết, ở Việt Nam, nhà nước cũng đưa ra các tiêu chuẩn, quy định về an toàn điện nói chung và an toàn điện trong y tế nói riêng Do các thiết bị y tế có đặc thù riêng nên rất cần thiết được chú trọng, quan tâm

Trang 5

GVHD: Thầy Phạm Mạnh Hùng 5

Chương 1: Ảnh hưởng của dòng điện đến cơ thể con người 1.1 Ảnh hưởng của dòng điện tới cơ thể

Khi tiếp xúc với dòng điện chạy qua người gây ra các tác động về nhiệt, điện phần, tác động sinh lý và các tác động khác có thể nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người Các tác động này xảy ra rất nhanh và tùy từng mức độ Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người được chia làm 2 loại:

 Tác dụng kích thích:

 Dòng điện đi qua cơ thể người sẽ kích thích tổ chức tế nào kèm theo các co giật cơ bắp, đặc biệt là phổi, cơ tim, có thể làm ngừng cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn

 Phần lớn các trường hợp bị điện giật là do tác dụng kích thích, do tiếp xúc với điện áp thấp

 Khi người mới chạm vào dòng điện, điện trở của người còn lớn, chỉ gây hiện tượng co quắp cơ bắp, nếu để tiếp xúc lâu khi đó điện trở của người ngày càng giảm và làm dòng điện tăng lên Thời gian tiếp xúc với dòng điện càng lâu thì càng nguy hiểm bởi vì người không còn khả năng tự tách mình ra khỏi vật mang điện, dẫn đến tê liệt hệ thần kinh và hệ tuần hoàn

 Tác dụng gây chấn thương:

 Xảy ra khi người tiếp xúc với điện áp cao (>=6kV)

 Do phản xạ tự nhiên của người rất nhanh, người có khuynh hướng tránh xa vật mang điện, dù dòng điện qua người trong thời gian ngắn, tác dụng kích thích ít nhưng người bị nạn có thể bị chấn thương như làm rối loạn chức năng của các hệ, giảm sút trí nhớ, tê liệt một phần hệ thần kinh, ảnh hưởng tới cơ quan tạo máu,… hay chết do hồ quang đốt cháy da thịt

Trang 6

GVHD: Thầy Phạm Mạnh Hùng 6

1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng điện qua cơ thể người

Điện trở người: giá trị điện trở của cơ thể người tùy thuộc vào các cơ bắp, các cơ quan nội tạng, hệ thần kinh, da… ngoài ra điện trở người còn phụ thuộc trạng thái sinh lý rất phức tạp Vì thế mỗi người có trị số điện trở khác nhau và mỗi người tùy từng lúc cũng có giá trị điện trở khác nhau

 Giá trị điện trở của người gồm 2 phần:

 Điện trở da: chiếm phần lớn giá trị điện trở của cơ thể người, lớp da

có chất sừng khô mỏng (từ 0,02-0,5mm) đóng vai trò như lớp cách điện

 Điện trở của các cơ quan nội tạng bên trong, chiếm không đáng kể trong giá trị điện trở của người, chỉ từ 570Ω -1000Ω

 Điện trở của người khi bị điện giật tùy thuộc vào các yếu tố sau:

 Áp lực khi tiếp xúc

 Môi trường

 Vị trí tiếp xúc

 Điện áp đặt lên người

 Diện tích tiếp xúc

 Thời gian dòng điện tác dụng

1.3.Đường đi của dòng điện qua cơ thể người

Nếu dòng điện đi qua tim hay các vị trí tập trung nhiều dây thần kinh, các chỗ khớp nối tay thì càng nguy hiểm

Những vị trí đặc biệt nguy hiểm là vùng đầu (vùng gáy, óc, thái dương, cổ), vùng bụng, vùng cuống phổi, vùng ngực… và thông thường là những vùng tập trung nhiều dây thần kinh như đầu ngón tay, ngón chân

Trang 7

GVHD: Thầy Phạm Mạnh Hùng 7

Chương 2: Mô hình điện trong cơ thể

Xét về mặt điện học, ta có thể xem cơ thể người là một điện trở, tuy nhiên điện trở trong cơ thể người không đồng nhất và ổn định, phụ thuộc thể trạng sức khỏe từng người, điều kiện môi trường, …

Hình 2.1: Mô hình điện trong cơ thể

Điện trở trong cơ thể người luôn thay đổi trong một phạm vi rất lớn từ vài chục kΩ -600Ω, khi tính toán thường lấy giá trị trung bình là 1k Ω Khi da ẩm hoặc

ra mồi hôi thì giá trị này sẽ giảm xuống

Điện trở của người phụ thuộc vào áp lực và diện tích tiếp xúc Áp lực và diện tích tiếp xúc càng tăng thì điện trở người càng giảm

Hình 2.2: Điện trở phụ thuộc vào áp lực và diện tích tiếp xúc

Điện trở người phụ thuộc điện áp đặt vào vì ngoài hiện tượng điện phân còn

có hiện tưởng chọc thủng Khi điện áp đặt vào 250V lúc này lớp da ngoài cùng mất hết tác dụng nên điện trở người giảm xuống rất thấp

Trang 8

GVHD: Thầy Phạm Mạnh Hùng 8

Chương 3: Phương pháp bảo vệ, phòng ngừa tai nạn điện

Như đã trình bày ở trên, nguyên tắc phòng tránh tai nạn điện cơ bản là tránh không tiếp xúc trực tiếp với dòng điện, tuy nhiên các thiết bị điện, nhất là các thiết

bị trong bệnh viện mà tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân như máy ghi điện tim, máy ghi điện não, máy sốc tim, … Một số giải pháp:

 Dây nối đất cho thiết bị

 Hạn chế dòng rò

 Thêm đế cách điện

 Thiết bị hoạt động ở điện áp thấp

 Sử dụng bộ khuếch đại cách ly

Trang 9

GVHD: Thầy Phạm Mạnh Hùng 9

Hình 3.1: Một số hình ảnh về mạch khối cách li

Trang 10

GVHD: Thầy Phạm Mạnh Hùng 10

Kết luận Vấn đề an toàn điện, nhất là trong các bệnh biện cần phải hết sức được chú trọng do trong bệnh viện có rất nhiều các thiết bị điện khác nhau Bài tiểu luận này đưa ra cái nhìn tổng quan về ảnh hưởng của dòng điện tới con người cũng như các phương pháp giảm thiệu thiệt hại do tai nạn điện gây ra

Trang 11

GVHD: Thầy Phạm Mạnh Hùng 11

Tài liệu tham khảo:

[1] Nguyễn Đức Thuận, Hoàng Ngọc Liên, Nguyễn Thái Hà, an toàn bức xạ và an toàn điện trong y tế, 2005

[2] http://sisys.vn/giai-phap-cap-dien-cho-benh-vien-tcvn7447-7-7102006-iec60364-7-7102002-bid16.html, truy cập lần cuối ngày 03/12/2015

[3] http://socongthuonght.gov.vn/quan-ly-dien/can-111ay-manh-cong-tac-tuyen-truyen-ve-an-toan-111ien, truy cập lần cuối ngày 05/12/2015

Ngày đăng: 30/10/2016, 19:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w