SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠYVÀ HỌC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC”
Trang 2PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I CƠ SỞ KHOA HỌC1 Cơ sở lý luận
Nhân loại đang đi vào thế kỷ mới với những điều lo âu và những điều hy vọng Ởmọi quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển giáo dục luôn luôn ở vị trí tiêuđiểm của sự phát triển Chính sách giáo dục được coi là chính sách ưu tiên Quốc gianhằm tạo gia tốc cho sự phát triển Nó là chìa khoá để đất nước phát triển kinh tế, xã hội,văn hoá, khoa học, chính trị hài hoà đồng bộ cân đối với nhau Bài học thành công củacác cuộc cải cách giáo dục ở nhiều quốc gia là ở chỗ quốc gia có được một quan điểmđúng đắn và hiện thực hoá thành các chính sách năng động khi xác định được là sứcmạnh của quá trình phát triển
Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kỹ thuật vàđem lại thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân, vì lẽ đó có thể giáo dục đồng nghĩa với sựphát triển và có thể khẳng định rằng không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triểnnào đối với con người, đối với kinh tế, văn hoá Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam tạiđiều 35 quy định: "Giáo dục Đào tạo là quốc sách hàng đầu" để tạo nguồn nhân lực đápứng nhu cầu kinh tế - xã hội Do vậy, chất lượng giáo dục phải được nâng cao đáp ứngnhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Một trong những giải pháp để nâng caochất lượng giáo dục là phải nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục Chiến lượcgiáo dục Việt Nam đến 2020 đã coi giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý giáodục là một giải pháp đột phá
Giáo dục nước ta qua 20 năm đổi mới đã thu được những thành tựu quan trọng Hệthống giáo dục bước đầu đã đa dạng hoá về loại hình, phương thức đào tạo, từng bướchoà nhập vào xu thế chung của giáo dục thế giới Chất lượng giáo dục có chuyển biếnmột số mặt, song nhìn chung còn nhiều yếu kém bất cập Sự bất cập lớn nhất của nó làđộng thái giáo dục không theo kịp với đời sống của nhân dân Hiệu quả giáo dục còn thấpchưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinhtế - xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, phươngpháp tư duy khoa học của đa số học sinh còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu vừa phảităng nhanh quy mô, vừa phải đảm bảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục Chínhvì thế, cần phải đổi mới quản lý giáo dục, quản lý nhà trường để nâng cao chất lượng dạyhọc.
2 Cơ sở thực tiễn
Trang 3Trong hệ thống các nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng thì dạy học làhoạt động trung tâm Việc quản lý dạy học là 1 nhiệm vụ cơ bản hàng đầu, mặt khác làthước đo đánh giá năng lực của người cán bộ quản lý
Trường tiểu học Dị Chế nơi tôi đang công tác là một trong những trường cóphong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” khá sôi nổi Song bên cạnh đó vẫn còn có nhữngmặt hạn chế về chất lượng đội ngũ giáo viên Do đó, Ban giám hiệu nhà trường rất bănkhoăn và đã xác định được vai trò quan trọng trong việc phát huy sức mạnh của đội ngũgiáo viên với việc nâng cao chất lượng dạy học mà công tác quản lý chuyên môn là mộttrong những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy sức mạnh của đội ngũ hiện có.
Với cương vị là Hiệu trưởng nhà trường phụ trách chung moi hoạt động của nhà
trường, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất
lượng dạy học ở trường tiểu học" với hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé vào việc xây
dựng các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường, phù hợpvới yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo.
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của các biện pháp quản lí dạy học.- Áp dụng các biện pháp quản lí vào việc dạy học.
- Đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả quản lí việc dạy học.
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Dị Chế.
- Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học DịChế.
IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý của người quản lý nhằm nâng caochất lượng dạy học ở Trường Tiểu học Dị Chế
V KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
Bắt đầu nghiên cứu từ tháng 10/ 2013 cho đến tháng 2/ 2014
VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để giải quyết các nhiệm vụ vừa nêu ở trên, tôi đã sử dụng đồng bộ các phương pháp:
1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới việc quản lý dạy và học.
Trang 42 Phương pháp điều tra:
+ Điều tra về giáo viên.+ Điều tra về học sinh.
3 Phương pháp thực nghiệm:
Áp dụng những lý luận về quản lý dạy và học vào việc quản lý dạy học của giáoviên trường tiểu học Dị Chế
4 Phương pháp quan sát
Dự giờ dạy của giáo viên
5 Phương pháp thống kê toán học:
Sử lý các số liệu và kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu.
VII Thời gian hoàn thành: 1/ 3/ 2014
Trang 5PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I
MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ VAI TRÒCỦA NGƯỜI THẦY TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤCI MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Khái niệm về quản lý:
Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụngcác nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người đểđạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.
4 Khái niệm về quản lý giáo dục:
Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý,nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt hiệu quả nhất.
5 Khái niệm về quản lý nhà trường phổ thông:
Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trong phạm vi xác định củamột đơn vị giáo dục nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêucầu của xã hội.
6 Biện pháp: Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, cách giải quyết một vấn đề cụ
7 Biện pháp quản lý: Biện pháp quản lý là cách thức chủ thể quản lý sử dụng các công
cụ quản lýtác động vào việc thực hiện từng khâu của chức năng quản lý trong mỗi quátrình quản lý nhằm tạo nên sức mạnh, tạo ra năng lực thực hiện mục tiêu quản lý.
II.VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGGIÁO DỤC
Trang 6Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Công cuộc đổimới của nước ta đang trải qua nhiều chặng đường, với từng bước đi thích hợp Đảng tachủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Trong quá trìnhđó, việc xây dựng một con người Việt Nam vừa có đức, vừa có tài, vừa hồng, vừa chuyênđáp ứng yêu cầu xã hội là một việc làm cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết Để làmđược điều đó, không thể không nhắc đến vai trò của người thầy trong sự nghiệp này.
Ở xã hội nào cũng vậy, vai trò của người thầy luôn được đánh giá cao Người thầygiúp định hướng hình thành nhân cách ở mỗi con người, góp phần xây dựng những nhântài của thế hệ tương lai Trong sự nghiệp giáo dục, hơn ai hết vai trò của người thầy đượcxem là tâm điểm ,bởi vậy ở nước ta không phải ngẫu nhiên mà có một ngày để tôn vinhNhà giáo - Ngày 20.11, bởi lẽ những gì mà người thầy đã đóng góp và cống hiến cho xãhội là không thể tính đếm được.
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG1 Vài nét về Trường Tiểu học Dị Chế
Trường Tiểu học Dị chế đóng trên địa bàn thôn Dị Chế xã Dị Chế huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên.
Năm học 2013- 2014 trường có 476 học sinh, được chia làm 18 lớp từ khối 1 đến khối5.
Trang 7Tổng số 18 476
Nhìn chung học sinh ngoan, chăm học, có ý thức kỉ luật tốt “ Kính thầy, yêu bạn”.
Nhiều phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Tổng số cán bộ giáo viên và công nhân viên của trường: 36 đ/c, trong đó:Ban Giám hiệu:3 đ/c
Văn thư Kế toán:01 đ/cĐồ dùng thư viện: 01 đ/c
Giaó viên: 33 đ/c( GV Văn hoá:28, Âm nhac: 01, Mĩ thuật: 01, Tiếng Anh:02)
Bảng thống kê về số lượng, chất lượng học sinh đầu năm học 2013 -2014 nhưsau:
T/Số Giới tính Hạnh kiểm Học lựcNa
Bảng thống kê về số lượng, trình độ chuyên môn của giáo viên
40-60
Trang 8viên viết chữ đẹp va say mê luyện chữ nét thanh, nét đậm Ngoài công tác chủ nhiệmmột lớp, một số các đồng chí giáo viên sẵn sàng nhận thêm các công tác như ban chi ủy,thanh tra, khối trưởng chuyên môn… Khi được ban giám hiệu phân công.
Trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD-ĐT huyện Tiên lữ Làtrường nhiều năm đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến và có phong trào Giữ vởsạch- Viết chữ đẹp rất sôi nổi.
Bên cạnh đó, trường còn nhận được sự động viên và hỗ trợ kịp thời của Đảng uỷvà UBND xã Dị Chế và Ban chấp hành Hội cha mẹ HS
2 Một số hạn chế về công tác chuyên môn của nhà trường
Bên cạnh những mặt mạnh, Trường Tiểu học Dị Chế còn có một số hạn chế về chuyênmôn Cụ thể:
- Một số giáo viên soạn giáo án chưa khoa học, nội dung dàn trải và chưa tự tin khiđứng trên bục giảng.
- Hoạt động dự giờ của giáo viên chưa thực sự đạt được những hiệu quả như mongmuốn Thực tế hầu như các giáo viên còn chưa tự giác, tích cực dự giờ của đồng nghiệp,
bởi tâm lí e ngại cho rằng đi dự giờ tức là kiểm tra tiết dạy của đồng nghiệp, do đó nói
đến dự giờ tức là nói đến hoạt động của Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng, Tổ phóchuyên môn trong khi lẽ ra việc làm này phải là việc làm thường xuyên đối với mỗi giáoviên Giáo viên hầu như mới chỉ tham gia dự giờ trong các hoạt động mang tính chất“thao giảng” chào mừng các ngày kỉ niệm trong năm học như 20-10, 20-11, 8-3, 26-3,
- Một số đồng chí còn lúng túng trong việc sử dụng đồ dùng dạy học, trình độ tinhọc và sử dụng máy tính còn hạn chế do vậy gặp khó khăn khi ứng dụng công nghệ thôngtin vào giảng dạy.
- Nhà trường chưa có biện pháp quản lý tốt nhằm đẩy mạnh chất lượng buổi sinhhoạt chuyên môn, nội dung sinh hoạt tổ phần lớn chỉ dừng lại ở mức thông báo các chủtrương, kế hoạch của nhà trường cũng như của Phòng GD_ ĐT.
Để khắc phục những mặt còn hạn chế đó tôi đã nghiên cứu và tìm ra những biệnpháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trường Tiểu học Dị Chế.
CHƯƠNG III
NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
Trang 91) Quản lý thực hiện nội dung chương trình
Chương trình dạy học là pháp lệnh của nhà nước do Bộ giáo dục ban hành Ngườiquản lý phải nắm vững và làm cho toàn thể giáo viên cùng nắm vững Với tư cách làngười lãnh đạo và chịu trách nhiệm cao nhất về chuyên môn trong nhà trường, ngườiquản lý phải điều khiển hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò theo những yêucầu, nội dung, hướng dẫn của chương trình dạy học Sự nắm vững chương trình dạy họccủa người quản lý là một đảm bảo đầu tiên để quản lý giáo viên thực hiện tốt chươngtrình dạy học.
Muốn đựơc như vậy, ngay từ đầu năm học, cần phổ biến những thay đổi (nếu có)về nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, những sửa đổi trong chương trình và sáchgiáo khoa theo cách chỉ thị hướng dẫn giảng dạy bộ môn của bộ giáo dục
Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện chương trình các môn học một cách linhhoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với thực tế địa phương theo đúng tinh thần côngvăn: Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
Đối với môn Mĩ thuật, Âm nhạc, Thủ công( Kĩ thuật), Thể dục và hoạt động ngoàigiờ lên lớp, tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất của nhàtrường,coi trọng thực hành vận dụng, giảm các yêu cầu mang tính chuyên nghiệp, kĩthuật.
Chỉ có thực hiện đúng đủ chương trình dạy học thì những cơ sở khoa học, tính chấtgiáo dục toàn diện, mục đích đào tạo của chương trình dạy học mới trở thành hiện thựcnhư ý kiến đồng chí Lê Duẩn:
“Yêu cầu cơ bản nhất, quan trọng bao chùm toàn bộ chương trình giảng dạy là
đào luyện con người toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, là xây dựng cho học sinh thànhnhững con người mới, có tình cảm tốt đẹp, có tri thức đầy đủ để đáp ứng được nhữngđòi hỏi của việc xây dựng chế độ mới của chúng ta”
Muốn làm tốt việc này hiệu phó, các tổ trưởng chuyên môn phải theo dõi, nắm tìnhhình thực hiện chương trình dạy học hàng tuần, hàng tháng Sử dụng lịch kiểm tra họctập, sổ thăm lớp dự giờ vv… để nắm tình hình có liên quan đến việc thực hiện chươngtrình dạy học Ban giám hiệu phải biết dùng thời khoá biểu để điều khiển và kiểm soáttiến độ thực hiện chương trình dạy học của tất cả các môn, các lớp sao cho đồng đều, cân
đối Nếu chương trình dạy học là “bản thiết kế ” của một công trình thì hoạt động dạycủa thầy là sự “thi công” mà nhà quản lý là “tổng công trình sư” phải điều khiển “thi
công” đúng “thiết kế ” Với những biện pháp đó, việc thực hiện chương trình của trường
tôi đã được thực hiện đúng và nghiêm túc
Trang 102) Chỉ đạo công tác soạn, giảng của giáo viên
a Việc soạn giáo án là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của giờ dạy và cótính chất bắt buộc đối với mọi giáo viên trước lúc thực hiện giờ lên lớp Hiện nay trêntrang giáo án điện tử của mạng Internet của tất cả các môn học đều có các giáo án sẵn vàthế là một bộ phận giáo viên đã tải về sử dụng, không dành nhiều thời gian nghiên cứu,không trăn trở nhiều cho việc chuẩn bị phương án giảng dạy vì thế hiệu quả của giờ dạycòn nhiều hạn chế
Mặc dù chúng ta có trình độ Đại học nhưng điều đó không có nghĩa là việc hiểu và giảngdạy chương trình phổ thông là một việc quá dễ dàng việc mỗi người tự mình trăn trở xâydựng phương án giảng dạy cho riêng mình là điều cực kì quan trọng không ai thay thếđược Tuy nhiên để có một giáo án có chất lượng cũng không phải là điều dễ dàng Xuấtphát từ thực tế tôi đã trao đổi và chỉ đạo tới giáo viên thực hiện tiến trình soạn giáo ántheo các bước sau:
- Bước 1: Đọc kĩ sách giáo khoa, tóm tắt cuối bài, câu hỏi và bài tập mà sách giáo
khoa đưa ra:
Tóm tắt chính là những kiến thức cốt lõi, câu hỏi và bài tập là những yêu cầu về kiến thứcvà kỹ năng của bài cần đạt được
- Bước 2: Xác định mục tiêu, kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi của bài:
Có người cho rằng, các kiến thức có trong bài cứ khai thác cho hết, thế là đạt mục tiêu bàihọc Đó chỉ là quan niệm có tính chất đơn giản Thực tế đây là điều rất quan trọng quyếtđịnh hướng đi của tiết dạy Nếu xác định đúng bài giảng sẽ trở nên ngắn gọn, tinh giản,vững chắc, đạt được mục tiêu, nếu xác định không đúng bài giảng sẽ trở nên ôm đồm,dàn trải, các kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi khắc hoạ không rõ nét, phân bố thờigian không hợp lý, mất nhiều thời gian vào các kiến thức không trọng tâm, không hoànthành được khối lượng kiến thức và kỹ năng, không đạt được mục tiêu bài học.
Vậy làm thế nào để xác định đúng mục tiêu, kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõicủa bài? Điều này đòi hỏi phải đọc kĩ nội dung sách giáo khoa và xác định vị trí của bàitrong hệ thống kiến thức của chương Trong đó tóm tắt sách giáo khoa, câu hỏi và bài tậpcuối bài là gợi ý tốt về kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi mà học sinh phải nắm đượcsau khi học
- Bước 3: Đọc tài liệu tham khảo về các nội dung liên quan đến bài giảng:
Sách giáo khoa viết rất cô đọng và súc tích Nếu không dành thời gian thích đáng choviệc đọc tài liệu tham khảo thì những điều chúng ta trình bày sẽ rất đơn sơ, ít có sứcthuyết phục, điều này thể hiện rõ trong các trường hợp thầy giáo giảng giải các kiến thức,vận dụng kiến thức vào thực tế Việc đọc các tài liệu tham khảo về nội dung liên quan
Trang 11đến bài giảng giúp chúng ta hiểu sâu, hiểu thấu đáo các kiến thức, điều đó làm cho việctrình bày bài giảng được thực hiện một cách tự tin, chính xác, sâu sắc Tuy nhiên, tronggiờ giảng chỉ trình bày ở một mức độ nhất định phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của bài.Có giáo viên để thể hiện bài giảng sâu bằng cách đưa vào bài giảng quá nhiều ví dụ,nhiều kiến thức phức tạp Điều đó chỉ làm cho bài giảng trở nên ôm đồm gây rối trí mấtthời gian vô ích của học sinh và đương nhiên không đạt được mục tiêu của bài học Bàigiảng sâu được thể hiện ở chỗ là người thầy làm cho học sinh hiểu rõ, hiểu đúng, nắmđược bản chất của kiến thức và vận dụng được các kiến thức của bài học để trả lời cáctình huống lý thuyết, bài tập và thực tiễn đặt ra.
Khi soạn bài phải lưu ý đến tính thực tiễn, xác định xem những kiến thức nào của bài cầncó những ví dụ minh hoạ hoặc vận dụng để giải quyết các tình huống lý thuyết, tìnhhuống thực tiễn và bài tập đặt ra Điều này vừa là yêu cầu của bài giảng vừa làm tăng tínhsinh động của giờ dạy Tuy nhiên các dẫn chứng đưa ra chỉ cần vừa đủ, thật sự điển hình,tránh đưa quá nhiều làm cho bài giảng ôm đồm, mất thời gian không cần thiết
- Bước 4: Lựa chọn phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy cần được vận dụng linh hoạt tuỳ từng nội dung cụ thể củabài Dù dùng phương pháp nào đều phải thể hiện được phương châm: lấy học sinh làmtrung tâm.
Trong quá trình soạn giáo án nên cố gắng tìm cách chuyển đổi nội dung bài dạythành các tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh khám phá kiến thức Điều này vừa làyêu cầu của phương pháp dạy học vừa làm tăng tính sinh động của giờ dạy Các câu hỏiđặt ra phải hợp lý, có tính định hướng, có tác dụng phát huy trí lực học sinh, tránh sửdụng các câu hỏi vụn vặt, quá đơn giản
Nói chung các bài giảng được trình bày theo cấu trúc của sách giáo khoa, tuy nhiênở một số bài có thể được trình bày theo cấu trúc khác tuỳ vào phương án giảng dạy củagiáo viên, ví dụ như: sắp xếp lại trình tự các phần,…
Đối với những giáo viên soạn giáo án bổ sung thì cần nghiên cứu kĩ sách thiếtkế và căn cứ vào thực tế để có những bổ sung hợp lý
Để có những trang giáo án có chất lượng về nội dung và đẹp về hình thức tôi đãthống nhất với giáo viên về cách trình bày sao cho khoa học Ví dụ: Quy định về kẻ hếtbuổi, hết tuần, chọn Font chữ( đối với giáo án soạn trên máy tính), gạch chân các đề mục,…
Để kiểm tra và đánh giá việc soạn giáo án của giáo viên, hàng tuần BGH duyệt giáoán theo lịch, đánh giá cho điểm công khai và rút kinh nghiệm trực tiếp với giáo viên.
Trang 12Để tạo phong trào thi đua, trường đẫ tổ chức thi Giáo án và trưng bày vào đợt20/11, sau đợt thi có đánh giá nhận xét, xếp loại cụ thể, chính xác, công bằng Bộ giáo áncủa các đ/c: Lương Thị Hường, Vũ Thị Khải (Khối1), Nguyễn Thị Lan Anh , (Khối 2),Nguyễn Thị lựu ( Khối 3), Nguyễn Thị Nhuận ( Khối 4), Trần Thị Minh Tâm, ( Khối 5),….đã được triển lãm trong toàn trường.
Qua các việc làm trên, tôi thấy ở trường tôi các đồng chí giáo viên đã thực hiện rấtnghiêm túc việc soạn bài, chất lượng bài soạn được nâng cao Qua các đợt kiểm tra củaPhòng Giáo dục trường được đánh giá là có nhiều hồ sơ tốt, bài soạn đã đi sâu vào đổimới phương pháp và nêu được trọng tâm chính của bài, nâng cao chất lượng giảng dạycác môn học Kết quả cụ thể: Hồ sơ sổ sách có: 17 bộ xếp loại tốt, Khá :8 bộ, Trungbình: 5 bộ
b.Để tiết dạy thành công đòi hỏi:
- Giờ giảng phải thể hiện được các yêu cầu đã nêu trong giáo án, sinh động, phân bốthời gian hợp lý, phát huy được tính tích cực của học sinh
- Lời nói, trình bày của người thầy phải sinh động: việc tạo cho giờ dạy có tính sinhđộng có ý nghĩa cực kì quan trọng giup học sinh tiếp thu hào hứng, đưa lại hiệu quả cao,người ta thường gọi đó là bài giảng có hồn Có lớp giờ giảng diễn ra một cách nhạt nhẽo,buồn tẻ, nặng nề, mặc dù hoàn thành nhưng hiệu quả rất thấp, những dấu ấn của bài giảngđể lại trong trí não học sinh rất mờ nhạt, đó là những bài giảng không có hồn.
Sự sinh động trong tiết học liên quan đến rất nhiều yếu tố: chuẩn bị bài kĩ lưỡng, nắmchắc, hiểu sâu, biết rộng những điều trình bày, lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm đốivới học sinh và xử lý các tình huống sư phạm linh hoạt Sự hào hứng trong lời giảng củathầy sẽ khơi dậy, lôi cuốn sự hào hứng tiếp thu và xây dựng bài của học sinh.
- Phân bố thời gian hợp lý với yêu cầu từng phần, từng đơn vị kiến thức làm cho bàigiảng hài hòa cân đối.
- Tinh giản bài giảng: thể hiện ở chỗ các nội dung kiến thức được trình bày ngắngọn, vừa đủ, không đưa vào các vấn đề phức tạp không cần thiết, không phù hợp với yêucầu bài dạy và trình độ học sinh Các ví dụ và hình ảnh minh họa cho bài giảng phải thậtđiển hình số lượng vừa đủ, nếu đưa vào quá nhiều giờ giảng sẽ trở nên ôm đồm nặng nề,tốn phí thời gian không cần thiết, đồng thời hạn chế thời gian diễn giải kiến thức Có giáoviên tưởng rằng đưa được nhiều tranh ảnh, ví dụ sẽ làm cho sự thành công của bài giảngtăng lên, thật là nhầm lẫn.
Trang 13Giờ dạy tinh giản còn thể hiện ở chỗ là dành nhiều thời gian cho kiến thức trọngtâm, kiến thức cốt lõi, còn kiến thức không phải trọng tâm không cần dành nhiều thờigian để giảng giải, khai thác
Kết thúc giờ dạy thầy giáo và học sinh phải có cảm giác thoải mái, nhẹ nhõm mớithực sự thành công Nếu thầy giáo và học sinh phải làm việc cật lực, vội vã thì dù nhữngđiều thầy trình bày được chuẩn bị rất công phu thì hiệu quả giờ dạy vẫn thấp.
- Vững chắc thể hiện: dạy đủ, đúng, sâu các kiến thức trọng tâm, học sinh hiểu vàvận dụng được các kiến thức giải quyết được các tình huống lý thuyết, bài tập và thựctiễn đặt ra.
- Trình bày bảng hợp lý: đảm bảo hài hoà giữa trả lời của học sinh với lời giảng vàviệc ghi bảng của thầy
Lưu ý:
Sau khi tiến hành giờ dạy cần rút kinh nghiệm bổ sung để lần sau dạy sẽ tốt hơn.Khi rút kinh nghiệm cần lưu ý các điểm sau:
- Phân bố thời gian ở các phần
- Tính hợp lý của hệ thống câu hỏi dẫn dắt
- Tính rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác trong những lời diễn giảng của thầy - Sự tinh giản và vững chắc của giờ dạy
- Sự hợp lý, hài hòa giữa câu hỏi của thầy, trả lời của học sinh, lời giảng và ghibảng của thầy
- Khả năng hiểu bài của học sinh và tính sinh động của giờ dạy
Từng nội dung đó phải chỉ ra được ưu, nhược điểm Đặc biệt là nhược điểm phải đưara phương án khắc phục
Chúng ta đều biết rằng để có một giờ dạy tốt quả không dễ chút nào Dù là người cónăng lực giỏi, tận tụy và tâm huyết với nghề nghiệp vẫn không dám nói rằng tất cả cácgiờ dạy đều thành công.Tuy nhiên với lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm, làm việc cóphương pháp, luôn có chí tiến thủ chúng ta sẽ ngày càng có nhiều giờ dạy có hiệu quả caovà tự tin khi đứng trên bục giảng.
3) Tăng cường công tác dự giờ thăm lớp
Dự giờ thăm lớp là một việc làm hết sức quan trọng đối với nhà quản lý chuyên môn
và giáo viên nói chung Bởi vậy kế hoạch dự giờ cần được xây dựng dưới nhiều hình