1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm quản lý chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi THCS

27 525 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 209,5 KB

Nội dung

Để góp phầnthực hiện chủ trương đó, ngành giáo dục cần chú trọng nâng cao chất lượng bồi dưỡnghọc sinh giỏi ngay từ bậc học cơ sở, các nhà quản lý phải đề ra được những biện phápquản lý

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

“QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH

GIỎI THCS”

Trang 2

A MỞ ĐẦU

I ĐẶT VẤN ĐỀ.

1 Cơ sở lý luận.

Trong thời đại khoa học và công nghệ ngày nay, nhân lực có trình độ cao không chỉ

là tiền đề mà còn là yếu tố có tính quyết định cho sự phát triển của một đất nước Để tạonguồn nhân lực có trình độ cao thì vấn đề phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng người tài cóvai trò quan trọng Nhận thức được vai trò quan trọng của nhân tài, Đảng và Nhà nước ta

đã có những chủ trương, chính sách để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài Để góp phầnthực hiện chủ trương đó, ngành giáo dục cần chú trọng nâng cao chất lượng bồi dưỡnghọc sinh giỏi ngay từ bậc học cơ sở, các nhà quản lý phải đề ra được những biện phápquản lý dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi để công tác này đạt kết quả cao nhất Chính vìvậy, nhiệm vụ chính trị quan trọng của người lãnh đạo nhà trường là quản lý hoạt độngbồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao nhất.Tuy nhiên, công tác quản lý bồi dưỡng họcsinh giỏi của trường vẫn chỉ làm theo kinh nghiệm Việc tìm kiếm được các biện phápquản lý công tác này một cách khoa học, có hệ thống là vấn đề cấp bách và cần thiết đểđáp ứng yêu cầu của xã hội, phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục và hội nhập quốc

tế

2 Cơ sở thực tiễn.

Xuất phát từ thực tế trong nhà trường, với cương vị của người quản lý chỉ đạo chuyênmôn, tôi nhận thấy để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao cần có sự phối kếthợp đồng bộ giữa cán bộ quản lí chuyên môn với đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy và

sự vào cuộc của phụ huynh học sinh Bằng kinh nghiệm của mình và những kết quả mà

trường đã đạt được tôi mạnh dạn được nêu ra kinh nghiệm “Quản lý, chỉ đạo hoạt động

bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Trung học cơ sở”

II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

Quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Trung học cơ sở TânTiến-Văn Giang-Hưng Yên

III KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.

Thời gian 4 năm học: 2010-2011; 2011-2012; 2012-2013; 2013-2014

IV THỜI GIAN HOÀN THÀNH

Tháng 3 năm 2014

Trang 3

II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Lý luận hoạt động dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi

- Lý luận về quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học, quản lý dạy học bồidưỡng học sinh giỏi

- Nghiên cứu về mục tiêu giáo dục học sinh Trung học cơ sở, mục tiêu dạy học họcsinh giỏi

- Lý luận về học sinh giỏi: Một số quan điểm về học sinh giỏi, đặc điểm học tập củahọc sinh giỏi

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dạy học học sinh giỏi

2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát sư phạm

Thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt động quản lý của Ban giám hiệu, hoạtđộng dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh học bồi dưỡng học sinh giỏitrường Trung học cơ sở Tân Tiến

Thăm dò bằng phiếu cán bộ giáo viên có kinh nghiệm dạy học bồi dưỡng học sinhgiỏi của trường Trung học cơ sở Tân Tiến

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm tại trường Trung học cơ sở Tân Tiến nhằm kiểm tra hiệu quả của cácbiện pháp quản lý dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi đã nghiên cứu trong đề tài

III CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI.

1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trang 4

Trên thế giới, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi đã có từ rất lâu và có lịch sửphối hợp nghiên cứu ở các quốc gia Nhiều nước trên thế giới đã tập trung và chăm lo đểgiáo dục phát triển trước một bước nhằm đón đầu yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội Tiêubiểu là nước Nhật, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ Có thể nói,hầu như tất cả các nước đều coi trọng vấn đề đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi trongchiến lược phát triển chương trình giáo dục phổ thông Nhiều nước ghi riêng thành mộtmục dành cho học sinh giỏi, một số nước coi đó là một dạng của giáo dục đặc biệt hoặcchương trình đặc biệt

Ở Việt Nam vấn đề bồi dưỡng người tài đã được nhiều triều đại Việt Nam coi là

công việc hàng đầu của đất nước và đúc rút thành kinh nghiệm quý báu: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” Khi cách mạng tháng Tám thành công, ngày 20/11/1946, trong bài viết “Tìm người tài đức”, Hồ Chủ Tịch khẳng định: “Nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết phải có người tài, trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu gì người có tài, có đức …” Kế thừa truyền thống hiếu học, trọng giáo dục, trọng nhân tài của dân tộc Việt

Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp GD&ĐT, quan tâm đến nhân tố con

người và bồi dưỡng người tài Với quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, chất

lượng giáo dục có nhiều chuyển biến và đội ngũ học sinh giỏi Việt Nam ngày càng đượcphát triển qua số lượng học sinh gỏi đạt giải cao trong kỳ thi thế giới

2 Những khái niệm cơ bản về học sinh giỏi và bồi dưỡng học sinh giỏi

2.1 Năng lực, tài năng, năng khiếu.

Năng lực: Là những đặc điểm tâm lý cá biệt ở mỗi con người, tạo thành điều kiệnquy định tốc độ, chiều sâu của việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để đáp ứng yêu cầu

và hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhất định

- Tài năng (trình độ cao của năng lực là tài năng) Tài năng là một tổ hợp các nănglực tạo tiền đề thuận lợi cho con người sáng tạo, thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao Tàinăng được rèn luyện, hình thành trong quá trình hoạt động của con người Người có năngkhiếu được phát hiện, bồi dưỡng kịp thời thì có nhiều cơ hội trở thành tài năng

- Năng khiếu: Là “mầm mống” của tài năng, là tín hiệu của tài năng trong tương lai.

Năng khiếu không được tạo ra mà chỉ được tìm ra, phát hiện thấy ở trẻ em Năng khiếu

có liên quan tới một số yếu tố bên trong dựa trên những tư chất bẩm sinh – di truyền thểhiện ở các tố chất sinh lý, thần kinh trội tương hợp với năng khiếu có ở một người

2.2 Các giai đoạn phát triển của một tài năng

Giai đoạn 1: Giai đoạn sinh học: (từ lúc người mẹ mang thai đến lúc đứa trẻ rađời)

Trang 5

Đây là giai đoạn hình thành các tổ chức cấu trúc tế bào, gắn bó chặt chẽ với việchình thành và phát triển của thai nhi cũng như việc nảy sinh (hoặc thui chột) mầm mốngban đầu tài năng của mỗi con người

Giai đoạn 2: Giai đoạn sinh trưởng – xã hội: (Bắt đầu từ lúc đứa trẻ ra đời cho tớilúc đứa trẻ trưởng thành) Đây là giai đoạn nảy sinh, bộc lộ, phát triển và xác lập nănglực

Giai đoạn 3: Giai đoạn xã hội: Đây là giai đoạn tài năng được thể hiện, được sửdụng trong thực tiễn, mang lại các kết quả, các cống hiến cụ thể

2.3 Học sinh giỏi, học sinh giỏi Trung học cơ sở

Học sinh giỏi: Là học sinh có tiềm năng của sự “thông thạo”

Học sinh giỏi Trung học cơ sở: Học sinh giỏi về một môn học nào đó là sự đánh giá,ghi nhận kết quả học tập mà các em đạt được ở mức độ cao so với mục tiêu môn học ởtừng lớp và cả cấp Trung học cơ sở Kết quả ở mỗi môn học của học sinh được thể hiệnthông qua kiến thức và kỹ năng mà các em có được, đồng thời còn thể hiện ở trình độ tưduy, qua thái độ và cách ứng xử, qua cách vận dụng kiến thức và kỹ năng trong cuộcsống thường ngày

2.4 Khái niệm bồi dưỡng học sinh giỏi

Theo Từ điển Giáo dục học 2001, bồi dưỡng được định nghĩa như sau: “Bồi dưỡng

là quá trình trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể” Bồi dưỡng học sinh giỏi là chủ động tạo

ra môi trường và những điều kiện thích hợp cho người học phát huy cao độ nội lực củamình, đi đôi với việc tiếp nhận một cách thông minh, hiệu quả ngoại lực (người thầy cóvai trò quan trọng hàng đầu trong môi trường có tính ngoại lực); mà cốt lõi là giúp chongười học về phương pháp, biết cách học, cách nghiên cứu, cách tư duy, cách tự đánhgiá, tận dụng phương tiện hiện đại nhất để tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin để tựhọc, tự bồi dưỡng

2.5 Một số biểu hiện của học sinh giỏi cần chú ý trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi

Học sinh giỏi thường tỏ ra thông minh, trí tuệ phát triển, có năng lực tư duy tốt, tiếpthu nhanh, nhớ lâu, có khả năng suy diễn, khái quát hóa, hiểu sâu, rộng, có khả năng giảiquyết vấn đề nhanh, hiệu quả cao Học sinh giỏi có óc tư duy độc lập, luôn tìm cái mới,hiểu khá sâu về bản chất và hiện tượng, có cách giải hay, ngắn gọn và sáng tạo Học sinhgiỏi rất say mê tò mò, ham hiểu biết, biết vượt khó, lao vào cái mới, có ý chí phấn đấuvươn lên

Trang 6

2.6 Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Trung học cơ sở.

Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi được thể hiện qua báo cáo

chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng VI: “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu Nhiều tài năng có thể bị mai một đi nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ…"

2.7 Mục đích của việc bồi dưỡng học sinh giỏi

Mục đích của việc bồi dưỡng học sinh giỏi được quy định rõ ràng trong Điều I

-Quy chế thi học sinh giỏi quốc gia chính là: “Động viên, khích lệ những học sinh học giỏi và các giáo viên dạy giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy

và học, chất lượng của công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời nhằm phát hiện học sinh có năng khiếu về môn học để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước”

3 Những vấn đề cơ bản về quản lý và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Trung học cơ sở.

3.1 Quản lý, Quản lý Giáo dục, Quản lý nhà trường Trung học cơ sở.

- Quản lý : Có rất nhiều định nghĩa về Quản lý Song, từ những ý chung của các

định nghĩa và xét quản lý với tư cách là một hành động, có thể định nghĩa: “Quản lý là

sự tác động có tổ chức, hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”

- Quản lý giáo dục: Trong quá trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục, cácnhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra những khái niệm khác nhau về quản lý giáo dục nhưngtựu chung thì Quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động có tổ chức, có định hướng phùhợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạtđộng giáo dục ở từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định

- Quản lý nhà trường: Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường ở Việt Nam là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với thế hệ trẻ và với từng học sinh”

3.2 Biện pháp quản lý

Có nhiều khái niệm khác nhau về biện pháp quản lý Song, ta hiểu chung biện phápquản lý là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể của công tác quản lý nhằmđạt được mục tiêu quản lý Hay nói cách khác, biện pháp quản lý là những phương phápquản lý cụ thể trong những sự việc cụ thể, đối tượng cụ thể và tình huống cụ thể

Trang 7

3.3 Nội dung quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Trung

học cơ sở

- Công tác kế hoạch

Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa: Xác định, hình thành các mụctiêu, phương hướng phát triển cho tổ chức; Xác định và bảo đảm các nguồn lực để đạtđược mục tiêu; Quyết định những biện pháp tốt nhất để đạt được các mục tiêu đó

- Công tác tổ chức

Chức năng tổ chức có hai vai trò chủ yếu trong quá trình quản lý:

Thứ nhất, vai trò hiện thực hoá các mục tiêu theo kế hoạch đã xác định

Thứ hai, chức năng tổ chức có khả năng tạo ra sức mạnh mới của một tổ chức, cơquan, đơn vị thậm chí của cả một hệ thống nếu việc tiếp nhận, phân phối và sắp xếp cácnguồn lực được tiến hành khoa học, hợp lý và tối ưu Sức mạnh mới của tổ chức có thểmạnh hơn nhiều lần so với khả năng vốn có của nó

- Công tác chỉ đạo

Thực hiện chức năng chỉ đạo thực chất là những hành động xác lập quyền chỉ huy và

sự can thiệp của người cán bộ quản lý trong toàn bộ quá trình quản lý, là huy động mọilực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt độngtrong tổ chức diễn ra trong kỷ cương, trật tự

- Công tác kiểm tra

Kiểm tra là công cụ quan trọng để nhà quản lý phát hiện ra những sai sót và có biệnpháp điều chỉnh Kiểm tra góp phần đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao,giúp cho việc đánh giá khen thưởng chính xác những cá nhân và tập thể có thành tích,đồng thời phát hiện được những lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa kịp thời

3.4 Các yếu tố có tác động đến quản lý,chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Quy chế dạy học và quy chế quản lý hoạt động dạy học: là những chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước, các chỉ thị, hướng dẫn giảng dạy của Bộ GD&ĐT, SởGD&ĐT và của Phòng GD&ĐT

- Năng lực cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên: Năng lực cán bộ quản và chất lượngđội ngũ giáo viên có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi của nhàtrường Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết định tới chất lượng của một cơ sởgiáo dục

Trang 8

- Chất lượng học sinh và chất lượng tuyển sinh đầu vào: Chất lượng của học sinh làkết quả phản ánh về động cơ, tinh thần, thái độ trong quá trình giáo dục và được thể hiệnqua hai mặt giáo dục là: Học lực (văn hóa) và Hạnh kiểm (đạo đức) Chất lượng hai mặtdùng để đánh giá khả năng, trình độ nhận thức, lĩnh hội tri thức của học sinh Hai mặtgiáo dục này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện kết quả học tập và rènluyện của học sinh

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học làmột phần không thể thiếu trong quá trình dạy học Nó là yếu tố tác động trực tiếp đến quátrình giáo dục, góp phần quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường Việc khaithác, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, đồ dùng thí nghiệm có tác dụng rất quan trọngtrong việc rèn kỹ năng cho học sinh

- Môi trường giáo dục và môi trường dạy học: Gia đình, nhà trường và xã hội là bamôi trường liên kết, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành

và phát triển nhân cách của mỗi học sinh Chính vì vậy, nhà quản lý phải xây dựng đượcmối quan hệ tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội

- Công tác thi đua, khen thưởng: Công tác thi đua, khen thưởng là một trong nhữngbiện pháp quản lý Khen thưởng đúng, kịp thời và thích đáng sẽ tạo ra động lực, độngviên, cổ vũ lòng nhiệt tình sự say mê sáng tạo của mỗi giáo viên và học sinh

IV THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN TIẾN.

1 Thực trạng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường Trung học cơ

sở Tân Tiến.

1.1 Về tuyển chọ học sinh vào các đội tuyển

Hằng năm ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo của Phòng GD & ĐT Văn Giang,

và căn cứ vào nhiệm vụ năm học Nhà trường tổ chức cho học sinh đăng ký dự thi vào cácđội tuyển học sinh giỏi ở các khối lớp:

Khối 6, 7 môn Ngữ Văn,Toán, Anh văn

Khối 8, 9 môn Toán, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, Anhvăn,Thể dục

1.2 Về nội dung bồi dưỡng.

Ở cấp Trung học cơ sở không có nội dung chương trình dành riêng cho học sinh giỏinên nhà trường chỉ đạo cho mỗi giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi tự nghiên

Trang 9

cứu, sưu tầm tài liệu và tự soạn giáo án, các chuyên đề nâng cao và chuyên sâu phù hợpvới khả năng nhận thức của học sinh dựa trên nội dung chương trình và chuẩn kiến thức

kỹ năng đối với từng môn học do Bộ GD&ĐT quy định, trong đó nhấn mạnh đến việckhắc sâu kiến thức trọng tâm, kỹ năng học và làm bài của học sinh, lồng ghép tài liệunâng cao vào bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh

1.3 Về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học.

Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất đủ cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, sáchtham khảo, tài liệu trong thư viện tương đối đầy đủ Hàng năm nhà trường tăng cườngđầu tư mua sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đặc biệt là các tài liệu nâng cao phù hợpvới đối tượng học sinh giỏi Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được đánh giá là tạm đủ Tuynhà trường có đủ phòng học và đồ dùng phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhưngchưa đảm bảo chất lượng, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng họcsinh giỏi

1.4 Sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội.

Nhà trường đã phối hợp với các tổ chức xã hội giúp nhà trường về thiết bị, tài liệugiảng dạy, thay bảng mới, thay quạt, mua máy chiếu, lập quỹ khuyến học thưởng chogiáo viên và học sinh đạt giải trong các kì thi

1.5 Về chế độ chính sách.

Nhà trường đã có những biện pháp khen thưởng, động và giáo viên và học sinh cókết quả cao trong các kỳ thi các cấp Tuy nhiên mức động viên còn khiêm tốn

* Đánh giá chung về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường

- Mặt mạnh: Ban giám hiệu, tổ trưởng tổ chuyên môn quan tâm chỉ đạo sát sao tới

công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường, coi đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàngđầu của trường Sự đầu tư về đội ngũ, về cơ sở vật chất, về thiết bị đồ dùng luôn đượcquan tâm thực hiện thường xuyên Sự quan tâm đó cũng ảnh hưởng lớn đến nhận thứccủa cha mẹ học sinh, học sinh trong Nhà trường Được nhân dân, các đoàn thể ủng hộ tạođiều kiện, giáo viên và học sinh càng thấy được niềm tự hào và trách nhiệm của mìnhtrong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường, đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinhgiỏi

- Mặt yếu:

+ Công tác xây dựng kế hoạch học tập chưa được giáo viên và học sinh quan tâm,kiểm tra, đánh giá công việc này còn có phần xem nhẹ Vì vậy mà một số môn học giáoviên và học sinh không biết phân phối thời gian cho học tập, do đó kết quả chưa được

Trang 10

cao Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi còn

ở mức độ khiêm tốn cũng một phần làm ảnh hưởng đến kết quả

+ Đội ngũ giáo viên có đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nhưngchưa thực sự giỏi về chuyên môn Một số giáo viên chưa có phương pháp phát hiện vàbồi dưỡng học sinh giỏi mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân để lựa chọn, nên kếtquả chưa cao

+ Một số giáo viên chưa tích cực trong việc trang bị cho học sinh phương pháp tựhọc, chưa chú trọng đến việc rèn kĩ năng cho học sinh, do đó học sinh nắm bắt kiến thứcthụ động chưa linh hoạt, sáng tạo làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả

2 Thực trạng quản lý,chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường

Trung học cơ sở Tân Tiến.

Với mục tiêu nhằm bồi dưỡng nhân tài và nâng cao chất lượng giáo dục của nhàtrường,hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học Nhà trường luôn chú trọng quản lý cáckhâu phục vụ tốt cho dạy và họ, đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cụ thể

2.1 Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi.

Ban giám hiệu luôn quan tâm, chú trọng, nhất là tăng cường cải tạo trang thiết bị, cơ

sở vật chất hiện có khi nguồn tài chính chưa cho phép Mua đủ các loại sách giáo khoa,sách tham khảo phục vụ cho việc bồi dưỡng khi giáo viên có nhu cầu

2.2 Quản lý kiểm tra đánh giá.

Quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của giáo viên

Công tác kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng, việc kiểm tra hoạt động bồidưỡng học sinh giỏi đã được nhà trường chú trọng góp phần thúc đẩy ý thức tự giác, tựphấn đấu học hỏi của thầy và trò góp phần nâng cao kết quả đội ngũ học sinh giỏi của nhàtrường

- Quản lý kiểm tra đánh giá học sinh: Nhà trường lập ra một ngân hàng đề với tất cảcác môn học bồi dưỡng học sinh giỏi Phó hiệu trưởng lên kế hoạch kiểm tra học sinhbằng các đề thi trong ngân hàng đề có sự tham gia ý kiến của tổ trưởng tổ chuyên môn.Tất cả các bài kiểm tra đều được rọc phách rồi giao cho giáo viên chấm Ban giám hiệuquản lý kết quả kiểm tra, từ đó đánh giá để chọn đội tuyển chính thức

- Quản lý việc phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong công tác bồi dưỡnghọc sinh giỏi

Trang 11

Huy động cộng đồng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm huy độngsức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng để xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục Hiểuđược ý nghĩa đó, Ban giám hiệu nhà trường cùng Chủ tịch Công đoàn, giáo viên chủnhiệm tham gia trực tiếp vào việc huy động cộng đồng vào công tác bồi dưỡng học sinhgiỏi và đã đạt được một số kết quả nhất định trong nhiều năm Tuy nhiên sự huy động đócòn chưa phát huy hết khả năng hiện có

* Đánh giá chung về thực trạng biện pháp quản lý,chỉ đạo công tác bồi dưỡng họcsinh giỏi ở trường Trung học cơ sở Tân Tiến

- Mặt mạnh

Công tác quản lý việc bồi dưỡng học sinh giỏi đã được nhà trường, thầy cô và cha

mẹ học sinh quan tâm

+ Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh,hội phụ huynh đều có nhận thức đúng đắn vềtầm quan trọng của quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Nhà trường xác định hoạtđộng bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi năm học + Việc tạo động cơ cho học sinh học tập , phần lớn nhà trường đã dùng biện phápbiểu dương, khen thưởng, động viên kịp thời, đưa việc chấp hành các nội quy học tập vàkết quả học tập vào tiêu chí đánh giá thi đua, yêu cầu xây dựng hệ thống bài tập tự học vàgiao cho học sinh có mức độ khó tăng dần

+ Công tác đảm bảo điều kiện cho quản lý các hoạt động bồi dưỡng của trường đãđược ban giám hiệu quan tâm, chú trọng, nhất là tăng cường tham mưu với lãnh đạo cáccấp để cải tạo trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện có phục vụ tốt cho dạy và học của nhàtrường

+ Quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi củagiáo viên phù hợp Đặc biệt đã có những đổi mới trong công tác kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập của học sinh, đây là yếu tố không thể thiếu được trong quản lý Thông qua đó,quản lý cả về nội dung, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bằng hình thức dự giờ thămlớp định kỳ và đột xuất; Kiểm tra giáo án dạy bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên, vởviết của học sinh

+ Việc phối hợp giữa gia đình và Nhà trường đã được chú trọng, có kế hoạch hoạtđộng và từng bước có hiệu quả

- Mặt yếu

+ Nhà trường chưa có biện pháp khuyến khích tốt nhất nhằm khơi dậy và phát huyhết nội lực của giáo viên và học sinh

Trang 12

+ Phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ học sinh trong việc quản lý công tác bồi dưỡnghọc sinh giỏi chưa thật thường xuyên

+ Một số giáo viên mới chỉ quan tâm tới kết quả học tập cụ thể của học sinh màchưa quan tâm tới điều kiện, cách học, quá trình tự học của học sinh Khả năng tự họccủa phần nhiều học sinh còn yếu, các em vẫn ỷ lại trông chờ vào việc hướng dẫn của thầy

cô, việc quản lý học sinh tự học trên lớp chủ yếu vẫn mang tính chât hành chính, chưa đisâu quản lý về chất lượng

V NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT.

Xuất phát từ thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường còn cónhững hạn chế nhất địnhchưa đạt như mong muốn Để khắc phục những hạn chế trên,công tác quản lý chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi cần giải quyết một số vấn đề sau:

1 Quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng họcsinh giỏi

2 Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực với từng bước đi thích hợp

3 Đầu tư thoả đáng cho việc mua sắm tài liệu Đẩy mạnh việc xây dựng các điềukiện cơ sở vật chất ,trang thiết bị cốt yếu cần thiết hỗ trợ cho việc bồi dưỡng học sinhgiỏi

4 Tăng cường sự phối kết hợp các lực trong và ngoài nhà khi tổ chức các hoạt độnggiáo dục của nhà trường, tạo sự đồng thuận trong các hoạt động

5 Tuyển chọn và bồi dưỡng giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi

6 Đổi mới các biện pháp phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi

7 Tăng cường các biện pháp bồi dưỡng và phát triển học sinh giỏi

8 Cải tiến chế độ, chính sách thi đua khen thưởng để khuyến khích học sinh và giáoviên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi

VI NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CỦA NHÀ TRƯỜNG

Với cương vị là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn,tôi đã tham mưu cùng bangiám hiệu thực hiện các biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi củanhà trường như sau:

1 Quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

1.1 Mục tiêu

Trang 13

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinnh, cha mẹ học sinh hiểu

rõ hơn vị trí, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi

1.2 Nội dungvà cách tiến hành

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phải nắm chắc và thông suốt các quan điểm, chủtrương chính sách của Đảng và nhà nước ta về vấn đề đào tạo và bồi dưỡng nhân tài

Quán triệt mục tiêu “dân trí, nhân lực, nhân tài” vào kế hoạch của nhà trường Đồng thời

phải cụ thể hoá Nghị quyết, chính sách và từng hoạt động của trường Tuyên truyền giúpcha mẹ học sinh quan tâm tạo điều kiện cho con em mình phấn đấu vươn lên trong họctập Đồng thời phải hiểu đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chiếnlược nhân tài để hợp tác tích cực với nhà trường

Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức triển khai tới toàn thể cán bộ giáo viêntrong trường mọi văn bản, chỉ thị, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học Những vănbản liên quan đến dạy và học giúp cho mọi thành viên trong trường nhận thức đượcnhiệm vụ trách nhiệm của mình để đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường

- Tổ chức và thực hiện tốt nội quy, quy chế của nhà trường

- Nêu gương tự học điển hình trên thế giới, trong nước, đặc biệt các gương tự họcđiển hình trong trường đã thành đạt

- Chỉ đạo, tổ chức các hội nghị “Học tốt” để tuyên dương, khen thưởng học sinh có

2 Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực với từng bước đi thích hợp

2.1 Mục tiêu

Để có cách nhìn tổng quát về hướng phát triển về bồi dưỡng học sinh giỏi và tạocho ban giám hiệu và giáo viên khả năng xây dựng kế hoạch quản lý,chỉ đạo và dạy họcphù hợp, khoa học Tăng cường kỷ cương, nền nếp trong việc thực hiện chương trình, kếhoạch dạy học, nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi

Ngày đăng: 30/10/2016, 17:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường. Ban hành theo quyết định số: 04/2000/QĐ-BGD&ĐT. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000) Khác
2.Hệ thống các văn bản pháp luật ngành Giáo dục – Đào tạo Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. . Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001) Khác
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học. Ban hành kèm theo nghị quyết số: 07/2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 02/04/2007 Khác
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Ban hành kèm theo thông tư số: 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12/12/2011 Khác
5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 Khác
6. Đảng cộng sản Việt Nam ( 2011), Nghị quyết Đại hội Đảng toàng quốc lần thứ XI. Hà nội Khác
8. Từ điển Tiếng Việt (2001). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Khác
9. Đặng Quốc Bảo (2010), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
13. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Giáo dục Việ Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w