1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án vnen 6 môn khoa học tự nhiên hay và chi tiết

300 17K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 300
Dung lượng 6,57 MB

Nội dung

Giáo án Vnen 6 môn Khoa học tự nhiên bao gồm 3 phân môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, dạng tích hợp liên môn. Giáo án với đầy đủ mục tiêu rõ ràng chi tiết, thuận lợi cho việc giảng dạy của giáo viên, mang lại kết quả học tập cao nhất.

Trang 1

Tiết 1+2+3: Bài 1: MỞ ĐẦU

(Thời lượng: 3 tiết)

I Mục tiêu:

-Làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học và quy trình nghiên cứu khoa học.

-Tìm hiểu một số thành tựu nghiên cứu khoa học trong đời sống.

-Tạo hứng thú, bước đầu hình thành kĩ năng quan sát và có ý thức tìm tòi, nghiên cứu trong những hiện tượng tự nhiên, yêu thích môn khoa học.

-hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng báo cáo khoa học.

II.Chuẩn bị: (Cho mỗi nhóm)

-Thí nghiệm 1: 1 cốc nước nóng, 1 cốc nước lạnh, 1 lọ mực, 1 ống nhỏ giọt.

-Thí nghiệm 2: 1 vỏ chai, 1 quả bong bóng, chậu nước nóng, khăn bông.

III.Nội dung các hoạt động:

Tiết 1

A Khởi động:

Trợ giúp của giáo viên /Phương tiện Hoạt động của học sinh/kết quả đạt được

-YC: Xem hình 1.1 và quan sát những

hoạt động của con người.

-Ghi lại ý kiến vào vở.

-GV: Thống nhất các câu trả lời của HS.

-GV: (Cá nhân) trình bày ý kiến của

mình trước nhóm các câu hỏi sau:

+ Trong những hoạt động trên, hoạt

động nào con người chủ động tìm tòi,

khám phá ra cái mới?

+ Những hoạt động nào con người chủ

động tìm tòi, khám phá ra cái mới gọi là

những hoạt động gì?

+Muốn tìm tòi, khám phá ra cái mới,

-Nhóm: Trao đổi và ghi lại ý kiến vào vở sau khi xem hình 1.1.

a.Làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm b.Lấy mẫu nước bị ô nhiễm trên dòng kênh c.làm thí nghiệm trong tàu vũ trụ

Trang 2

con người cần phải suy nghĩ và làm theo

các bước nào?

-Giáo viên thống nhất lại các nội dung

trả lời của học sinh.

+ Làm theo quy trình nghiên cứu khoa học.

Quy trình nghiên cứu khoa học được thực hiện theo các bước sau:

(Vào phần hình thành kiến thức)

Tiết 2

B Hình thành kiến thức:

Trợ giúp của giáo viên /Phương tiện Hoạt động của học sinh/kết quả đạt được

-GV: Thông báo mục 1 như tài liệu

HDH.

-GV: (nhóm) Yêu cầu học sinh xem hình

1.2 và trả lời câu hỏi a,b mục 2.

-GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm

theo nhóm.

GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để

trả tìm từ điền vào chỗ trống.

-GV: (Cá nhân) yêu cầu học sinh mô tả

công việc (quy trình) vào bảng 1,1.

(6 bước)

-GV: Y/c học sinh quan sát biểu tượng ở

hình 1.3 và đặt các bước tương ứng sao

+ càng lớn.

+ Nghiên cứu khoa học.

-HS: Ghi lại các bước thực hiện theo các bước vào bảng 1.1 (6 nội dung tương ứng)

-HS: Các bước tương ứng từ dấu “?” theo chiều kim đồng hồ).

-HS: Lắng nghe hoặc ghi chép những gợi ý.

Tiết 3

C Luyện tập:

Trợ giúp của giáo viên /Phương tiện Hoạt động của học sinh/kết quả đạt được

Trang 3

-GV: (Cá nhân)

Vẽ tóm tắc các bước quy trình nghiên

cứu khoa học vào vở.

d) Phân loại sản phẩm nghiên cứu.

-HS: (Cá nhân) -Tiến hành vẽ tóm tắc sơ đồ NCKH vào vở.

(1)Xác định vấn đề nghiên cứu(2)Đề xuất giả thiết (3)Tiến hành thí nghiệm (4)Phân tích số liệu(5)Rút ra kết luận(6)Báo cáo kết quả.

-GV: (Nhóm)

+ Thực hiện xây dựng phương án

nghiên cứu khoa học để trả lời vấn đề

câu hỏi đặt ra là loại giấy thấm nào hút

được nước nhiều nhất?

-GV: Nhận xét, gợi ý.

-HS: (Nhóm) + Học sinh thực hiện xây dựng phương án nghiên cứu khoa học để trả lời vấn đề câu hỏi đặt ra là loại giấy thấm nào hút được nước nhiều nhất?

+ Thảo luận, trao đổi với bạn để thống nhất ý kiến trong nhóm.

-HS: Lắng nghe hoặc ghi chép những gợi ý.

D Vận dụng:

Trợ giúp của giáo viên /Phương tiện Hoạt động của học sinh/kết quả đạt được

-GV: (chia sẻ)

+ Hãy tự tìm kiếm trên mạng internet,

trao đổi với người thân để kể cho bạn

trong lớp biết về một thành tựu nghiên

cứu khoa học mà em biết?

+ Viết tóm tắt nội dung trên ra giấy,

chia sẻ với các bạn qua: “góc học tập”

của lớp.

-HS: (Chia sẻ) + Thực hiện ở nhà với người thân.

+ Thực hiện qua: “góc học tập” của lớp.

(Có thể thành tựu trong y học, trong giao thông vận tải, trong nông nghiệp, công nghiệp

+ Nội dung 2: Nước vôi trong hóa đục, Nước

Trang 4

- Đánh giá bằng quan sát, nhận xét cá nhân và nhóm.

- Đánh giá bằng câu hỏi/bài tập/nhiệm vụ học tập.

- Đánh giá thông qua sản phẩm cụ thể: (mô tả công việc học sinh làm theo các bước

trong bảng 1.1)

V Dặn dò:

-Tìm hiểu nội dung bài 2: “Dụng cụ thí nghiệm và an toàn thí nghiệm” để

chuẩn bị cho tiết sau.

-Thực hiện các yêu cầu mục vận dụng và tìm tòi mở rộng cuối bài 1 theo

hướng dẫn.

Ngày chuẩn bị:

Ngày lên lớp:

Tiết 4+5+6+7: Bài 2:

DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VÀ AN TOÀN THÍ NGHIỆM

Thời lượng:4 tiết

– Nhận biết được các dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ và những hoá chất độc hại.

– Nêu được các quy tắc an toàn cơ bản khi tiến hành các thí nghiệm.

2 Kĩ năng

– Phân biệt được các bộ phận, chi tiết của kính lúp, kính hiển vi quang học và bộ hiển thị dữ liệu.

– Tập sử dụng kính lúp, kính hiển vi quang học và bộ hiển thị dữ liệu.

– Hình thành thói quen chấp hành nội quy và an toàn thí nghiệm.

3 Thái độ

– Yêu thích nghiên cứu khoa học

– Giữ gìn và bảo vệ các thiết bị thí nghiệm, phòng học bộ môn.

→ Định hướng các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh

– Năng lực tự học: lập kế hoạch học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề: phát hiện và giải quyết vấn đề.

Trang 5

(?) Hãy kể tên những dụng cụ thí nghiệm,

vật liệu, hóa chất trong các thí nghiệm mà

các em đã làm ở bài trước, ghi vào vở

→ Giáo viên cần dành thời lượng, gợi ý

cho các em hoạt động thảo luận theo nhóm,

biết cách ghi chép vào vở.

-Thời gian cho các em suy nghĩ và ghi ý

kiến vào vở;

-Thời gian thảo luận nhóm;

-Các nhóm báo cáo (nếu cần thiết).

cốc, lọ mực, ống nhỏ giọt, vỏ chai, bóng bay, chậu nước, nhíp, bình chia

độ, cân điện tử

Những vật liệu có tên là: giấy thấm

nước vôi trong

tên là: quả cam, bông hoa, khăn bông

B Hoạt động hình thành kiến thức

1 Khái niệm dụng cụ đo

GV: yêu cầu HS làm việc theo nhóm ,

quan sát hình 2.1, 2.2 đọc thông tin nhận

biết các dụng cụ đo, cho biết công dụng

của chúng

GV: cho HS quan sát một số dụng cụ đo

có ở phòng thí nghiệm, yêu cầu HS nhận

biết

HS: các nhóm làm việc ghi tên các dụng

cụ đã và chưa biết, trao đổi, báo cáo lại

Trang 6

thảo luận về cấu tạo kính lúp, tác

dụng của kính lúp, sử dụng kính

lúp khi nào, cách sử dụng thông

qua hoạt động quan sát, vẽ lại

hình dạng nhị hoa

HS: thảo luận, ghi vở cấu tạo kính

lúp, cách sử dụng sau khi thảo

Các nhóm quan sát hình 2.5, kết hợp thông tin nhận biết các bộ phận và xác định được trên kính, chỉ ra các bước sử dụng kính

Tiết 3

4 An toàn trong phòng thí nghiệm

HS: liệt kê dụng cụ dễ vỡ; dụng cụ, hóa

chất dễ cháy; dụng cụ, vật liệu mau hỏng

HS: thảo luận tìm hiểu những việc cần

làm để an toàn trong phòng thí nghiêm,

- Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần á Đèn

Trang 7

Giới hạn đo

Độ chia nhỏ

Đo đại lượng nào?

tích

HS hoạt động cá nhân theo hướng dẫn

(?) Nêu cấu tạo của cân đồng hồ, cách sử dụng cân, thực hành đo khối lượng của vật (?) Xem các kí hiệu trên hình 2.14 chỉ ra và ghi vở nội dung các kí hiệu

GV: gọi một số HS trình bày

E Hoạt động tìm tòi mở rộng

GV: (Chia sẻ)

+ Yêu cầu học sinh thưc hiện nội dung 1.

+ Thực hiện nội dung 2 để chia sẻ với các bạn bằng bài viết gửi vào góc học tập của lớp.

IV Hình thức, công cụ kiểm tra-đánh giá, phụ lục:

- Đánh giá trên lớp.

- Đánh giá bằng quan sát, nhận xét cá nhân và nhóm.

- Đánh giá bằng câu hỏi/bài tập/nhiệm vụ học tập.

- Đánh giá thông qua sản phẩm cụ thể:

V Dặn dò:

-Tìm hiểu nội dung bài 3

Trang 8

8 -Thực hiện các yêu cầu mục vận dụng và tìm tòi mở rộng cuối bài 2 theo hướng dẫn.

Trang 9

(7 tiết) BÀI 1: MỞ ĐẦU

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

a) Kiến thức

Trang 10

10

Trang 11

a) Kĩ năng

– Hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng báo cáo khoa học

– Các kĩ năng quan sát, thu thập, xử lí thông tin

b) Thái độ

– Tạo hứng thú, lòng say mê môn khoa học

c) Định hướng các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh

– Năng lực tự học: lập kế hoạch học tập, bố trí thí nghiệm nghiên cứu khoa học

– Năng lực giải quyết vấn đề: phát hiện và giải quyết vấn đề tìm hiểu các hiện tượng tự nhiêncủa môn khoa học

– Năng lực hợp tác: Cùng hợp tác làm thí nghiệm, phân tích kết quả

– Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: trình bày các số liệu thu được

– Hình thành phẩm chất, tác phong nghiên cứu của nhà khoa học

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1 Nội dung

Trong những hình ảnh ở hình 1.1, hoạt động mà con người chủ động tìm tòi, khám phá ra cáimới là:

– Làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm

– Làm thí nghiệm trong tàu vũ trụ

– Lấy mẫu nước bị ô nhiễm trên dòng kênh

– Theo dõi nuôi cấy mô cây trồng trong phòng kính

Những hoạt động mà con người chủ động tìm tòi khám phá ra cái mới gọi chung là nhữnghoạt động nghiên cứu khoa học

Muốn tìm tòi, khám phá ra cái mới, con người cần phải suy nghĩ và làm theo các bước nào?

Ở đây, các em có thể đưa ra các ý kiến đúng hoặc chưa đúng theo sự hiểu biết của các em

2 Tổ chức hoạt động

Giáo viên cần chuẩn bị các hình ảnh như trong sách hướng dẫn học gồm 8 ảnh, có thể thaybằng những hình ảnh khác gần gũi với các em Vấn đề là phải giúp các em bước đầu nhận rađược hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học mà dấu hiệu của nó chính là hoạt độngchủ động tìm tòi, khám phá ra cái mới của con người Tuỳ từng địa phương, giáo viên có thể giớithiệu thêm các hình ảnh khác để làm phong phú hơn tư liệu cho bài học

Khi thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến học sinh có thể đưa ra những cụm từ diễn tả được

Trang 12

hoạt động khác miễn là phù hợp Không nhất thiết phải cố gắng giúp các em chỉ ra chú thích tất

cả các hình vẽ Ở đây chỉ yêu cầu các em chỉ ra được một số hình ảnh nào đó, trong đó có nhữnghoạt động nghiên cứu khoa học là được Những hình ảnh chưa biết về nhà sẽ được sáng tỏ trongquá trình học tập của các em thông qua học tập với cộng đồng bằng cách các em tự hỏi bố mẹ,những người thân của các em

Thảo luận các câu hỏi trong bài Những câu hỏi này rất quan trọng, giúp học sinh nhận rađược bản chất của hoạt động nghiên cứu khoa học Đó là hoạt động mà con người chủ động tìmtòi khám phá ra cái mới

Giáo viên hướng dẫn các em tự ghi vào vở ý kiến của mình, đồng thời gợi ý giúp các em liên

hệ thực tiễn để tìm ra ví dụ gần gũi với địa phương, hướng dẫn các em thảo luận Ở đây muốncác em luôn có ý thức liên hệ thực tiễn đời sống để đưa ra ý kiến cá nhân của mình

Trang 13

thực hiện xong, giáo viên có thể cho các em chuyển sang hoạt động tiếp theo

Giáo viên nên điều khiển các nhóm thảo luận và đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.Tuyệt đối không được thiếu sự quan sát, bỏ rơi học sinh và kết quả của một nhóm nào, của mộthọc sinh nào trong quá trình tổ chức hoạt động học tập

Việc các em tự đánh giá lẫn nhau là rất cần thiết giúp giáo viên có biện pháp và sự điềuchỉnh kịp thời đối với từng cá nhân học sinh

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1 Nội dung

Hoạt động nghiên cứu khoa học của con người nhằm phát hiện ra bản chất quy luật của sựvật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên, hoặc sáng tạo ra phương pháp, phương tiện mới để làmthay đổi sự vật, hiện tượng phục vụ cho mục đích của con người

Thí nghiệm 1: Giọt mực sẽ hoà tan nhanh hơn trong nước nóng hơn

Thí nghiệm 2: Khi nhiệt độ tăng lên thì thể tích của một lượng khí xác định sẽ tăng lên.Những phán đoán của con người để đưa ra câu trả lời sơ bộ về một vấn đề (hay câu hỏi

nghiên cứu), mà chưa được chúng minh gọi là những giả thuyết.

Nói chung, quy trình nghiên cứu khoa học có thể gồm các bước khác nhau, dưới đây là mộtquy trình nghiên cứu phù hợp với học sinh trung học:

Bước 1: Xác định vấn đề (câu hỏi nghiên cứu)

Bước 2: Đề xuất giả thuyết

Bước 3: Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng

Bước 4: Thu thập, phân tích số liệu

Bước 5: Thảo luận, rút ra kết luận

Bước 6: Báo cáo kết quả

2 Tổ chức hoạt động

Đây là hoạt động trọng tâm của bài để giúp học sinh tìm hiểu, tự trải nghiệm và bước đầuhình dung và hình thành các bước nghiên cứu khoa học, rèn luyện cho các em tác phong nghiêncứu khoa học, kĩ năng làm việc theo nhóm

Giáo viên cần chuẩn bị kĩ lưỡng những thí nghiệm thực hành, lựa chọn những thí nghiệmđơn giản, gần gũi với các em, có thể thay những thí nghiệm trong sách hướng dẫn học bằng cácthí nghiệm khác nếu thấy hiệu quả và hấp dẫn hơn và phù hợp với thực tiễn địa phương

Nên chia lớp: một nửa số nhóm làm thí nghiệm 1 và số còn lại làm thí nghiệm 2

Trang 14

Giáo viên nên tổ chức cho các em biết suy nghĩ đưa ra các giả thuyết, tiên đoán những kếtquả, lường trước các tình huống có thể xảy ra trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của nhóm,đồng thời gợi ý cho các em xây dựng và thực thi những phương án thí nghiệm để kiểm chứng,không nhất thiết phải dựa vào các thiết bị có sẵn như sách hướng dẫn học đề xuất

Giáo viên cần lưu ý những phương án thí nghiệm mà học sinh đưa ra không giống với tàiliệu Trong trường hợp này vẫn tạo điều kiện cho các em thực hiện phương án của mình, có thểgiao cho nhóm thực hiện ở nhà sau đó báo cáo kết quả với cả lớp sau Giáo viên cần chỉ ra rằngphương án với những dụng cụ trong tài liệu chỉ là một phương án cụ thể, sau đó mới định hướngcho các em suy nghĩ đề xuất giải quyết vấn đề Giáo viên có thể phân công một số nhóm đồngthời tiến hành thí nghiệm với các câu hỏi nghiên cứu khác nhau và có ý thức đặt các câu hỏi gợi

mở để hướng tới quy trình tìm hiểu nghiên cứu khoa học và mỗi vấn đề phải được tối thiểu hainhóm cùng nghiên cứu, cùng tìm hiểu Có 2 thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: 2 cốc, nước nóng, nước lạnh, lọ mực, ống nhỏ giọt.

Thí nghiệm 2: 1 vỏ chai, 1 bóng bay, chậu nước nóng, khăn bông.

Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và đưa ra phương án bố trí, làm thí nghiệm Ghi vào vở ýkiến của em

Giáo viên cần tôn trọng tất cả các ý kiến của các em học sinh, ý kiến thống nhất của cácnhóm khi dự đoán và đề xuất phương án Tuyệt đối không nên áp đặt phương án thí nghiệm chocác em

Trong hai thí nghiệm này, giáo viên cần rèn luyện cho các em những kĩ năng thực hành:– Kĩ năng quan sát

– Kĩ năng xây dựng, lắp đặt thí nghiệm (lựa chọn dụng cụ và bố trí thí nghiệm)

– Kĩ năng tiến hành thí nghiệm, vạch ra các bước thực hiện: sử dụng các dụng cụ như ốngnhỏ giọt, lắp bóng bay

– Kĩ năng thu thập, xử lí và khẳng định thông tin

– Kĩ năng thảo luận nhóm, toàn lớp

– Kĩ năng ghi chép (vở ghi)

– Kĩ năng trình bày báo cáo

Các thí nghiệm thực hành đưa ra do giáo viên lựa chọn cần phải làm trước, tránh trường hợpchuẩn bị thiếu dụng cụ

Một trong những nguyên tắc quan trọng là tôn trọng ý kiến của học sinh Nếu các em cần hỗtrợ thì giáo viên cố gắng đáp ứng tốt nhất trong chừng mực có thể, hạn chế sự áp đặt Nếu phátsinh và chưa có dụng cụ thí nghiệm thì giáo viên hướng dẫn các em làm các phương án thínghiệm đó ngoài giờ, coi như bài tập làm ở nhà

Câu hỏi: Trong mỗi thí nghiệm ở trên, hãy mô tả công việc (quy trình) ghi vào vở theo gợi ý

ở bảng 1.1

Trang 15

Quy trình Mô tả công việc em làm theo các bước Bước 1: Xác định vấn đề (câu hỏi nghiên cứu)

Bước 2: Đề xuất giả thuyết

Bước 3: Thiết kế và tiến hành thực nghiệm

kiểm chứng giả thuyết

Bước 4: Thu thập, phân tích số liệu

Bước 5: Thảo luận rút ra kết luận

Bước 6: Báo cáo kết quả

Đây là hoạt động khó nhất, tốn thời gian nhất đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, linh hoạt

xử lí, chỉnh sửa cách trình bày của học sinh Sự uốn nắn câu chữ, hướng các em dùng từ khoahọc là rất cần thiết, giáo viên cần hướng dẫn các em trình bày ngắn gọn, súc tích, biểu hiện rõràng mạch lạc các bước của công việc

Vấn đề là phải cho các em mô tả được sự tìm tòi, khám phá (nghiên cứu khoa học) theo thứ

tự 6 bước cơ bản Cần giới thiệu cho các em 6 bước này là linh hoạt sử dụng Trong quá trìnhvận dụng, tuỳ theo các vấn đề nghiên cứu, người ta có thể gộp lại để ít bước hơn hoặc cũng cókhi chia ra nhiều bước hơn, nhưng những thứ tự công việc hầu như không thay đổi

Các em có thể gặp khó khăn bởi những thuật ngữ: khoa học, nghiên cứu khoa học, vấn đề,giả thuyết, thiết kế, thực nghiệm kiểm chứng, thu thập, phân tích số liệu, báo cáo kết quả Giáoviên cần hiểu và có thể minh hoạ bằng ví dụ cho các em, rồi sau này các em sẽ hiểu sâu sắc hơncác thuật ngữ này trong quá trình học ở trung học

Học nhóm: Hãy quan sát các biểu tượng ở hình 1.3, đặt tương ứng các bước trong quy trìnhnghiên cứu khoa học vào hình chữ nhật (dưới biểu tượng) sao cho thích hợp

Hoạt động này giúp các em bước đầu làm quen với một số biểu tượng và cách biểu diễn quytrình và hình thành sơ bộ mối qua hệ giữa các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học mà saunày là cách học tập tìm tòi, khám phá

Giáo viên có thể tổ chức cho các em học sinh vận động thực hiện theo kiểu trò chơi, hướngdẫn các em vẽ quy trình vào vở theo cách hiểu của mình (sơ đồ khối chẳng hạn)

Trang 16

Hoạt động cá nhân: vẽ quy trình nghiên cứu khoa học vào vở Giáo viên tôn trọng các hình

vẽ của học sinh theo hình 1.3

Hoạt động nhóm: Tìm hiểu câu hỏi dưới đây để xây dựng phương án nghiên cứu khoa học.Loại giấy thấm nào hút được nhiều nước nhất?

Hoạt động này giáo viên chủ yếu gợi ý, giúp các em tự tìm hiểu, đưa ra các phương án đểthực hiện theo quy trình nghiên cứu khoa học Sau khi đưa ra giả thuyết, có thể cho các nhóm tựlàm thí nghiệm ở phòng bộ môn

Giáo viên gợi ý cho các em phác thảo và làm theo 6 bước của quy trình nghiên cứu Hướngdẫn các em có thói quen ghi vào vở những ý kiến của mình

Chuẩn bị: Một vài loại giấy thấm, cốc, nước, nhíp, bình chia độ, cân điện tử

Gợi ý: Thực hiện và ghi vào vở theo quy trình ở Bảng 1.1

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động: Tìm kiếm trên mạng internet, trao đổi với người thân để kể cho bạn trong lớpbiết về một thành tựu của nghiên cứu khoa học mà em biết Viết tóm tắt ra giấy, chia sẻ với cácbạn qua “góc học tập” của lớp

Hướng dẫn học sinh thực hiện ở ngoài lớp học có sự hỗ trợ của cộng đồng Giáo viên có thểgợi ý giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh Hoạt động này giúp các em tìm hiểu và tự hào về cácthành tựu khoa học trong đời sống chúng ta Trong quá trình ấy giúp các em tin yêu vào khoahọc và cuộc sống ngày hôm nay

Trang 17

1 Tìm hiểu một kết quả nghiên cứu khoa học mà em biết được ứng dụng tại gia đình em.

2 Chọn 1 trong những câu sau để đưa ra quy trình nghiên cứu:

– Hiện tượng gì xảy ra nếu ta thổi khí cacbonic vào nước vôi trong?

– Hiện tượng gì xảy ra nếu ta thả quả cam chưa bóc vỏ và đã bóc vỏ vào nước?

– Hiện tượng gì xảy ra nếu ta cắm cành của bông hồng bạch vào cốc nước màu?

Giáo viên cần dành thời gian cho các nhóm báo cáo hoặc đánh giá báo cáo của các nhóm.Sản phẩm thực hiện được cần báo cáo với thầy (cô giáo) và nộp vào “góc học tập” để các bạn trong lớp chia sẻ, đánh giá

* Gợi ý kiểm tra đánh giá

Dưới đây là một số câu hỏi tham khảo, giáo viên có thể sử dụng để định hướng cho học sinh

tự học:

Câu 1 Chọn những cụm từ ở cột B điền vào chỗ ở cột A cho phù hợp.

Những hoạt động chủ động (1) của con người a- sáng tạo ra

nhằm (2) bản chất, quy luật của sự vật,

hiện tượng trong giới tự nhiên; hoặc (3) b- tìm tòi, khám phá

phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để làm biến c- phát hiện ra

Đáp án: 1-b; 2-c; 3-a.

Câu 2 Phân biệt hoạt động nghiên cứu khoa học với các hoạt động thông thường khác.

Trang 18

Gợi ý: Hoạt động nghiên cứu khoa học có các dấu hiệu sau:

– Tìm tòi, khám phá ra cái mới

– Chưa biết trước được kết quả

– Thời gian có thể kéo dài

– Sản phẩm có thể không đúng với dự đoán ban đầu

Câu 3 Nêu trình tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học.

Gợi ý: 6 bước (xem sách hướng dẫn học)

Câu 4 Kể tên một số thành tựu nghiên cứu khoa học của Việt Nam và thế giới mà em biết.

Gợi ý: xem trên mạng internet website của Bộ Khoa học Công nghệ

Câu 5 Hãy đưa ra quy trình nghiên cứu một tình huống thực tiễn mà em quan tâm?

Gợi ý: Tham khảo ý kiến người thân

Bài 2 DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VÀ AN TOÀN THÍ NGHIỆM

– Nhận biết được các dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ và những hoá chất độc hại

– Nêu được các quy tắc an toàn cơ bản khi tiến hành các thí nghiệm

b)Kĩ năng

– Phân biệt được các bộ phận, chi tiết của kính lúp, kính hiển vi quang học và bộ hiển thị dữ liệu

– Tập sử dụng kính lúp, kính hiển vi quang học và bộ hiển thị dữ liệu

– Hình thành thói quen chấp hành nội quy và an toàn thí nghiệm

c)Thái độ

– Yêu thích nghiên cứu khoa học

– Giữ gìn và bảo vệ các thiết bị thí nghiệm, phòng học bộ môn

d)Định hướng các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh

– Năng lực tự học: lập kế hoạch học tập

– Năng lực giải quyết vấn đề: phát hiện và giải quyết vấn đề

– Năng lực hợp tác: Cùng hợp tác làm việc theo nhóm

– Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: trình bày báo cáo

Trang 19

19

Trang 20

2 Hướng dẫn chung

Bài học này giúp các em làm quen với các thiết bị thí nghiệm của môn Khoa học mà trongsuốt quá trình học tập các em phải làm quen đồng thời cũng giúp các em tìm hiểu các quy tắc antoàn cơ bản khi tiến hành thí nghiệm Yêu cầu các các em tìm hiểu một số dụng cụ, máy mócthường dung trong phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của nhà trường, biết phân biệt được một sốdụng cụ đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng Việc tìm hiểu dụng cụ đo rất quan trọng, nhất làkhái niệm giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất cũng như thang đo của dụng cụ Trong quá trình học tập,học sinh sẽ biết được dụng cụ đo để đo các đại lượng nào, cách sử dụng và bảo quản nó

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm, các dụng cụ cần cho học sinh tìm hiểucác tính năng và công dụng của nó như dễ vỡ, dễ cháy nổ, mau hư

Trong giai đoạn hiện nay, ngoài những dụng cụ đo thông thường, còn có rất nhiều các dụng

cụ đo được số hoá, rẻ tiền, với độ chính xác cao, nên chúng tôi cố gắng giới thiệu cho học sinhtiếp cận theo cách tiếp cận mới khi làm thí nghiệm Những thiết bị này học sinh ở các nước vẫn

sử dụng ở cấp trung học trong quá trình học tập

Việc rèn luyện kĩ năng lựa chọn, lắp ráp, xếp đặt dụng cụ thí nghiệm khi sử dụng và bảoquản hết sức quan trọng Giáo viên cần giáo dục cho các em ý thức giữ gìn, tuân theo các nội quytrong quá trình sử dụng

Việc sử dụng kính lúp, kính hiển vi là rất cần thiết đối với học sinh nhất là học sinh lớp 6.Những nơi có bộ thí nghiệm hiển thị dữ liệu thì cần hướng dẫn cho các em biết cách sử dụng,đặc biệt là sự vận dụng của các em vào nghiên cứu tìm hiểu các bài học trong chương trình.Nhiều dụng cụ thí nghiệm đưa ra tìm hiểu có tính chất làm quen để các em biết, có thể thôngqua tranh vẽ hoặc tìm hiểu trực tiếp Thông qua hoạt động tìm hiểu tính chất của dụng cụ mà các

em biết giữ gìn và phòng tránh những khả năng gây hư hại, hoặc có quy tắc sử dụng an toàn,thiết bị, hoá chất độc hại, nguy hiểm

Giáo viên không nhất thiết yêu cầu học sinh tìm hiểu tất cả dụng cụ thí nghiệm mà chỉ cầnchọn ra một số dụng cụ tiêu biểu các chủng loại để học sinh tìm hiểu

Giáo viên chuẩn bị nhiều các loại dụng cụ thí nghiệm, máy móc, các dụng cụ đo Bài này tốtnhất là tổ chức học ở phòng học bộ môn Có thể chuẩn bị tranh ảnh các dụng cụ, máy móc màkhông mang đến lớp được

– Những vật liệu có tên là: giấy thấm

– Những hoá chất có tên là: nước, mực, nước vôi trong

– Ngoài ra còn có những thứ khác có tên là: quả cam, bông hoa, khăn bông

Chú ý: Sự phân loại này không có ranh giới rõ rệt phụ thuộc vào cách sử dụng chúng

Trang 21

– Thời gian cho các em suy nghĩ và ghi ý kiến vào vở;

– Thời gian thảo luận nhóm;

– Các nhóm báo cáo (nếu cần thiết)

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

* Kính hiển vi và cách sử dụng

* Bộ hiển thị dữ liệu và cách sử dụng

Các chức năng trên màn hình hiển thị chưa giới thiệu trong sách hướng dẫn học:

(13): Mở tập tin từ thẻ nhớ

Trang 22

* Độ dài, thể tích, khối lượng là các đại lượng của vật Dụng cụ dùng để đo các đại lượng

của vật gọi là dụng cụ đo.

Nói chung, khi sử dụng bất kì dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó Tập hợp những vạch và số ghi trên dụng cụ đo là thang đo của dụng cụ đo.

Giới hạn đo là giá trị lớn nhất mà dụng cụ đo được.

Độ chia nhỏ nhất là giá trị nhỏ nhất mà dụng cụ đo được.

2 Tổ chức hoạt động

Hoạt động: Hãy quan sát hình 2.1, 2.2, kể tên một số dụng cụ mà em biết Trao đổi với nhóm

để biết tên những dụng mà em chưa biết Ghi vào vở ý kiến của em

Chuẩn bị: Một số dụng cụ thí nghiệm

Gợi ý: Trao đổi, thảo luận, sau đó tiếp xúc với dụng cụ

*Kính lúp và cách sử dụng

– Hướng dẫn các cách chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:

Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh Khám phá và Giải thích vấn đề học tập.

Giáo viên cần chú ý hoạt động này được chuyển tiếp từ hoạt động khởi động (đây là nhiệm vụhọc tập tiếp nối mà không phải là nhiệm vụ học tập mới tinh, độc lập với hoạt động khởi động).Nhiệm vụ học tập này phải bắt đầu từ những khó khăn, những mâu thuẫn học sinh gặp phải ở

hoạt động khởi động: thiết bị nào giúp em quan sát con kiến, vân tay, tem thư dễ dàng hơn?

Giáo viên có thể cho học sinh tập quan sát với các vật dụng gần gũi như quan sát chữ viếttrong vở, chiếc bút, cục tẩy sau đó tập quan sát với mẫu vật: chiếc lá, nhị hoa (chú ý đặc điểmcần quan sát) Mục tiêu là học sinh phải sử dụng được kính lúp để có thể quan sát mẫu vật (với

độ phóng đại từ 3 đến 20 lần)

Trang 23

Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu cấu trúc của kính hiển vi, ghi chúthích từng bộ phận, cách sử dụng kính hiển vi rồi hướng dẫn học sinh làm tiêu bản quan sátđường kính của 1 sợi tóc

Giáo viên thao tác mẫu, quan sát đường kính của 1 sợi tóc được làm sẵn rồi hướng dẫn họcsinh thực hiện (Chú ý hướng dẫn học sinh kĩ năng sử dụng kính: vị trí đặt kính, tư thế quan sát,ghi chép hoặc vẽ lại những gì quan sát được ), vì để đo chính xác đường kính của sợi tóc là khó,nên giáo viên chú ý hướng dẫn các em các thao tác làm quen với kính, còn thí nghiệm giúp họcsinh luyện tập thành thạo hơn

* Bộ hiển thị dữ liệu và cách sử dụng

Giáo viên giới thiệu bộ hiển thị giữ liệu và một số loại cảm biến với học sinh Trong 22 chứcnăng xuất hiện trên màn hình bộ hiển thị dữ liệu, giáo viên chỉ nên tập trung vào một số chứcnăng thường xuyên sử dụng (từ 1 đến 12) vì đây là tiết đầu tiên học sinh làm quen với bộ hiển thị

dữ liệu Các chức năng khác sẽ tìm hiểu dần trong các tiết học sau

Học cá nhân và cặp đôi (trang 17): Hoạt động này, giáo viên cần tổ chức cho học sinh làmviệc theo nhóm Trước hết cho các em xem ảnh trong sách hướng dẫn học, ghi chép và tự ghivào vở, sau đó cho các nhóm tìm hiểu một số dụng cụ cụ thể Vấn đề là các em không những kểtên mà còn biết sơ lược tính chất cơ học, hoá học của các dụng cụ

Giáo viên phải chủ động thời gian, không ép học sinh phải chỉ ra tất cả các dụng cụ hoá chất,chỉ cần chọn một số dụng cụ, hoá chất điển hình để cho các em quan sát, nhận xét

Giáo viên cũng có thể cho các em kể tên một số các dụng cụ, vật liệu hoá chất không theobảng 2.1 mà theo sự phân loại tính chất của chúng như sau:

– Nhóm các dụng cụ, hoá chất dễ vỡ: các đồ bằng thuỷ tinh như ống nghiệm, ống dẫn, phễu, cốc

– Nhóm các dụng cụ, hoá chất dễ cháy nổ: như cồn, ete

– Nhóm các dụng cụ, hoá chất độc hại, nguy hiểm: như axit sunfuric H2SO4, các kim loạinặng, hợp chất của kim loại nặng như thuỷ ngân, hợp chất của thuỷ ngân, chì, hợp chất của chì – Nhóm các dụng cụ, hoá chất mau hỏng: như ống nghiệm, nút bấc

– Nhóm các dụng cụ, hoá chất tiêu hao: như ống nghiệm, cồn đốt

Hoạt động: Để an toàn cho mình và các bạn, trong quá trình sử dụng dụng cụ làm thínghiệm, ta phải làm gì? Hãy chia sẻ với các bạn và ghi ý kiến của em vào vở

Hoạt động này, giáo viên có thể tổ chức hoạt động cặp đôi, dành thời gian cho các em suynghĩ, chia sẻ với bạn và ghi chép những ý kiến của mình vào vở

Có thể cho một vài em trình bày ý kiến cá nhân, từ đó giáo viên giúp các em chia sẻ ý kiếnvới các bạn trong cả lớp

Trang 24

Hoạt động: Đọc thông tin trong khung dưới đây, ghi tóm tắt vào vở

Hoạt động này giúp các em làm quen với đoạn văn bản, rèn luyện kĩ năng ghi chép tóm tắtđồng thời ghi nhớ những kiến thức cơ bản Giáo viên cần dành thời gian cho các em thực hiện

Có thể kiểm tra việc ghi chép của một số học sinh và đưa ra các ghi chép hay nhất cho cả lớptham khảo

Những kiến thức này rất cần thiết cho việc thực hành tiếp theo

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1 Nội dung

Hoạt động: Hãy tìm hiểu các dụng cụ đo ở Hình 2.4, hoàn thành Bảng 2.2, ghi vào vở

Chuẩn bị: Một số dụng cụ đo (Thước thẳng, Cân tạ, Bình chia độ, Cân đồng hồ )

Bảng 2.2 Bảng một số dụng cụ đo

STT Tên dụng cụ đo Giới hạn

đo

Độ chia nhỏ nhất Đo đại lượng nào?

2 Tổ chức hoạt động

Hoạt động này rất quan trọng, là cốt lõi trong bài Giáo viên nên bố trí chia nhóm các dụng

cụ cho một số nhóm tiếp xúc tìm hiểu và thực hiện Khi thảo luận có thể đặt câu hỏi cho các emphân biệt các dụng cụ đo này, hoặc như thế nào mới gọi là một dụng cụ đo Trong các dụng cụ

đo ở sách hướng dẫn học, giáo viên có thể lấy thêm các dụng cụ khác nữa, cho các em kể tên.Phân biệt hay nhận dạng các dụng cụ đo Có thể cho các em tự chế tạo các dụng cụ đo ở nhà,sau đó mang đến lớp báo cáo Cũng có thể cho các em sưu tầm các dụng cụ đo độ dài, đo thể tíchchất lỏng mà có ở gia đình

Việc chỉ ra thang đo, giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất trên mỗi dụng cụ đo có ý nghĩa quantrọng trong quá trình làm thí nghiệm ở cấp trung học Trong sách hướng dẫn học đưa ra 4 nhómdụng cụ đo:

(1) Những dụng cụ đo độ dài

Trang 25

(4) Những dụng cụ đo thời gian

Giáo viên có thể giới thiệu sơ bộ cách đo như thế nào để học sinh hình dung, chưa cần các

em thực hiện thành thạo Ở đây cần tập trung vào nhóm (4) vì các nhóm dụng cụ đo từ (1) đến(3) sẽ được nghiên cứu kĩ ở phần sau

HOẠT ĐỘNG VỚI KÍNH LÚP

1 Quan sát và vẽ lại 1 viên đá: Đi dạo nhặt đá Sử dụng kính lúp để kiểm tra đá và tìm mô

tả trong một cuốn sách nhận dạng đá Các dự án kết thúc có thể là một bộ sưu tập đá được dánnhãn và hiển thị

2 Bộ sưu tập tem: Mua tem tại một bưu điện theo mức độ quan tâm của mỗi đứa trẻ Sử

dụng kính lúp để xác định các tem và để mô tả các hình ảnh in trên tem Đối với tem nước ngoài,xác định vị trí các quốc gia trên một quả địa cầu hoặc bản đồ bằng cách sử dụng kính lúp

3 Tính calo: Sử dụng một kính lúp để đọc nội dung calorie (hoặc các thông tin khác) Một

chuyến đi ngắn đến các cửa hàng tạp hoá (hoặc truy cập vào một nguồn cung cấp thực phẩmthiếu niên điển hình bao gồm các lon soda, kẹo, túi chip ) sẽ cung cấp đa dạng hơn các địnhdạng và thách thức cho người sử dụng kính lúp

4 Vẽ vân tay: Nhìn vào ngón tay của bạn Bạn có thể nhìn thấy dấu vân tay của bạn? Màu

một mảnh giấy với một bút chì để làm cho một bản vá tối Cuộn ngón tay của bạn trên các bản

vá Bây giờ lăn ngón tay của bạn trên một mảnh giấy trắng Bạn có thể nhìn thấy dấu vân tay củabạn? Hãy nhìn vào nó với kính lúp của bạn

5 Vải: Nhìn vào các phần khác nhau của quần áo Các sợi vải trông như thế nào? Có phải tất

cả các chỗ trên một mảnh vải có màu sắc giống nhau không?

6 Thực vật: Nhìn vào trung tâm của một bông hoa Bạn có thể xem các phần khác nhau?

Làm thế nào để có thể phân biệt nhiều bộ phận khác nhau? Nhìn vào lá từ các loài thực vật khácnhau Điều gì làm các cạnh của lá khác nhau như thế? Bạn có thấy bất cứ nơi côn trùng đã ăn lá?Nhìn vào mặt dưới của lá Bạn có thể nhìn thấy gân lá không?

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động này giáo viên hướng dẫn các em tự thực hiện ở phòng học bộ môn hoặc tự tìmhiểu ở ngoài lớp học

Câu hỏi: Nêu cấu tạo (các bộ phận chính) của cân đồng hồ, cách sử dụng cân và thực hành

đo khối lượng của một vật

Câu hỏi: Hãy xem các kí hiệu trên Hình 2.14, chỉ ra và ghi vào vở nội dung các kí hiệu đónói gì? Hoạt động này chủ yếu cho các em làm quen và nhận ra các kí hiệu cảnh báo tính chất

Trang 26

của hoá chất Giáo viên có thể cho các em tìm hiểu ở nhà thông qua việc tìm kiếm trên internet,

có thể có nhiều kí hiệu cảnh báo khác nữa

Giáo viên có thể hướng dẫn cho các em mẫu báo cáo và các công việc để các em thực hiệnbên ngoài lớp học:

1 Tự làm kính lúp: Mục tiêu của hoạt động này nhằm kích thích tư duy, óc “tò mò” của họcsinh, rèn luyện thao tác thực hành chế tạo kính lúp Để có thể thành công cần chú ý về nguyênliệu (có thể thay tấm nhựa màu bằng tấm bìa cattông nhưng chú ý cắt lỗ tròn có kích thước lớnhơn để tránh nước ngấm vào bìa cattông)

2 Giáo viên hướng dẫn nhóm học sinh làm một dự án nhỏ sử dụng kính hiển vi, kính lúp và

bộ hiển thị dữ liệu để nghiên cứu, tìm hiểu môi trường ở quanh em:

2a Dùng kính lúp quan sát 3 loài sinh vật có kích thước nhỏ sống trong vườn trường; vẽ vàghi chú thích đầy đủ các bộ phận

2b Lấy 1 giọt nước nước trong ao, hồ nơi em sống đưa lên kính hiển vi quan sát, mô tảnhững gì em quan sát được

2c Sử dụng bộ hiển thị dữ liệu và bộ cảm biến pH đo độ pH trong nước uống hằng ngày,trong nước sạch sinh hoạt, trong nước ao hồ nơi em sinh sống Làm báo cáo kết quả khảo sát củanhóm em

– Gợi ý phương án đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh

Trang 27

+ Học sinh báo cáo sản phẩm kính lúp tự làm

+ Học sinh báo cáo kết quả làm dự án nhỏ sử dụng kính hiển vi, kính lúp và bộ hiển thị dữ liệu để nghiên cứu, tìm hiểu môi trường ở xung quanh

Giáo viên cần bố trí cho các nhóm được trình bày báo cáo hoặc đánh giá sản phẩm học tập của các em

* Gợi ý kiểm tra đánh giá

1 Kể tên một số dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ có trong phòng thí nghiệm

Gợi ý:

– Dễ vỡ như các ống, cốc, bình đo làm bằng thuỷ tinh, bằng sứ, nhựa cứng

– Dễ cháy như đồ nhựa, giấy, hoá chất dễ bắt lửa như cồn, dầu

2 Nhận biết được một số kí hiệu hoá chất độc hại

Gợi ý: Xem trong sách hướng dẫn học và tìm kiếm trên internet để biết thêm một số kí hiệu khác

Hình 1 Kí hiệu cảnh báo nguy hiểm sinh học

Trang 28

Hình 2 Lưu ý các kí hiệu cảnh báo nguy hiểm

3 Phân biệt được một số dụng cụ đo chiều dài, đo thể tích, đo khối lượng

Gợi ý: Phân biệt ở thang đo, cấu tạo, cách dùng và bảo quản

4 Nhận biết giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của một số dụng cụ đo

Gợi ý: Ngoài các dụng cụ đo như sách hướng dẫn học, trong thực tiễn còn có dụng cụ đokhác như công tơ điện, công tơ mét

5 Nêu công dụng và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi

Gợi ý: Xem trong sách hướng dẫn học

6 Soạn thảo nội quy phòng thí nghiệm và các quy tắc an toàn thí nghiệm

Gợi ý: giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm

I Kiểm tra đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học chủ đề

Trong chủ đề này, giáo viên cần bám sát mục tiêu của các bài học: Chủ yếu cho các em hiểumột số khái niệm, hoạt động nghiên cứu khoa học, quy trình nghiên cứu khoa học, làm quen vớicác dụng cụ thí nghiệm Biết xây dựng lập kế hoạch học tập theo nhóm ở trên lớp và ngoàilớp học

Trang 29

I Mục tiêu của chủ đề

1 Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a)Kiến thức

– Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường

– Phân biệt được các bộ phận, chi tiết của kính lúp, kính hiển vi quang học và bộ hiển thị

dữ liệu

– Tập sử dụng kính lúp, kính hiển vi quang học và bộ hiển thị dữ liệu

– Lập được bảng số liệu khi tiến hành thí nghiệm

b)Kĩ năng

– Đo được thể tích một lượng chất lỏng, thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ,bình tràn, đo được khối lượng bằng cân

– Biết cách xác định khối lượng riêng của vật

– Hình thành tác phong, năng lực thực hành thí nghiệm, nghiên cứu khoa học

– Quan sát và ghi chép được các hiện tượng khi tiến hành thí nghiệm

– Vẽ được hình khi quan sát mẫu vật bằng kính lúp, kính hiển vi quang học

– Thực hiện được quy tắc an toàn khi tiến hành thí nghiệm

c)Thái độ:

– Tạo hứng thú, lòng say mê môn khoa học,

– Có ý thức học tập đúng đắn

– Yêu tự nhiên, bảo vệ giới tự nhiên và sức khoẻ con người

d)Định hướng các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh

– Năng lực tự học: lập kế hoạch học tập, thí nghiệm thực hành

– Năng lực giải quyết vấn đề: phát hiện và giải quyết vấn đề khi đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng, sử dụng các dụng cụ kính hiển vi, làm tiêu bản

– Năng lực hợp tác: Cùng hợp tác làm thí nghiệm, phân tích kết quả

– Năng lực phân tích, so sánh, tính toán thông qua bảng biểu

– Các kĩ năng quan sát, ghi chép làm việc khoa học và phẩm chất nghiên cứu khoa học

II Nội dung chính của chủ đề

Ở chủ đề này, học sinh cần nhận thức được rằng các phép đo độ dài, thể tích và khối lượng làcác phép đo cơ bản cần thiết trong quá trình học tập môn Khoa học Tự nhiên Nắm vững dụng cụ

Trang 30

kĩ năng và những năng lực cốt lõi cho học sinh trong quá trình học tập, có một bài kiểm tra kiếnthức và kĩ năng Cụ thể các bài học được sắp xếp như sau:

Bài 3: Đo độ dài, thể tích, khối lượng (chuyển tải các kiến thức về đo độ dài, đo thể tích, đokhối lượng, sai số, cách biểu diễn kết quả đo, nguyên tắc đo)

Bài 4: Làm quen với thực hành thí nghiệm khoa học (chuyển tải các kiến thức về kĩ năng thínghiệm thực hành khoa học)

III Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề

1 Lưu ý chung

Chủ đề Các phép đo và kĩ năng thí nghiệm có vai trò quan trọng trong việc định hướng chohọc sinh hiểu được tầm quan trọng của môn học, bước đầu làm quen với phương pháp học tậptìm tòi, khám phá, hình thành kĩ năng làm việc nhóm, say mê hứng thú môn học; cung cấp hệthống kiến thức cho các em về các phép đo cơ bản (đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng, đo thờigian); hình thành những kĩ năng ban đầu trong quá trình học tập

Ngoài ra bài học còn muốn học sinh bước đầu làm quen và biết tìm kiếm thông tin trêninternet, rèn luyện các kĩ năng làm việc nhóm, làm việc cá nhân và làm việc với cộng đồng Các

em có khả năng tự tìm tòi, khám phá, tự thu thập thông tin và có thói quen đặt ra giả thuyết và từ

đó hình thành các phương án để kiểm nghiệm và khẳng định các chân lí trong quá trình học tập

và nghiên cứu

IV Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề

Bài 3 ĐO ĐỘ DÀI, THỂ TÍCH, KHỐI LƯỢNG

1 Mục tiêu bài học

a)Kiến thức

– Đo được được độ dài trong một số tình huống học tập

Trang 31

b)Kĩ năng

– Kĩ năng xác định khối lượng riêng của vật

– Kĩ năng đổi đơn vị đo từ nhỏ thành lớn và ngược lại (dựa vào bảng đơn vị đo)

– Hình thành tác phong, năng lực thực hành thí nghiệm, nghiên cứu khoa học

c)Thái độ

– Yêu thích môn học và sự cẩn thận trong các phép đo

d)Định hướng các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh

– Năng lực tự học: lập kế hoạch học tập, bố trí thí nghiệm; tập đo, ước lượng chiều dài, thểtích và khối lượng của một vật

– Năng lực giải quyết vấn đề: phát hiện và giải quyết vấn đề khi đo chiều dài, thể tích vàkhối lượng

– Năng lực hợp tác: Cùng hợp tác làm thí nghiệm, phân tích kết quả

– Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: tính toán, đổi đơn vị, trình bày các số liệuthu được

– Các kĩ năng quan sát, đo và phẩm chất nghiên cứu khoa học

2 Hướng dẫn chung

Bài 3 “Đo độ dài, thể tích và khối lượng” môn Khoa học Tự nhiên 6 đã được tích hợp nộidung trong các SGK hiện hành Để thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động học tích cực, tự lựccủa học sinh, nội dung học được thiết kế tuân theo tiến trình sư phạm của phương pháp thựcnghiệm trong dạy học Cụ thể như sau:

Hoạt động khởi động sử dụng tình huống thực tiễn để làm xuất hiện vấn đề cần giải quyết,thể hiện qua việc giao cho học sinh dự đoán tìm tòi phương pháp đo và giải thích tại sao lại đềxuất phương án đó Dự đoán của học sinh được hình thành trên cơ sở các thao tác tưởng tượng(chưa tiến hành đo) có ý nghĩa là một giả thuyết khoa học, được hình thành trên cơ sở vốn hiểubiết ban đầu của học sinh về đo độ dài, thể tích và khối lượng

Với bố trí tình huống cần đo mà học sinh quan sát được trong hình vẽ (hoặc ảnh chụp), họcsinh có thể đưa ra một số dự đoán về cách đo, có thể đúng hoàn toàn, đúng một phần hoặc có thểsai Lời giải thích của học sinh cho dự đoán cách xác định của mình bộc lộ quan niệm (hiểu biết)ban đầu mà học sinh đang có

Dù dự đoán và lời giải thích đúng hay sai, học sinh đều thấy cần thiết phải kiểm chứng bằngcách thực hành và đối chiếu với kiến thức trong sách để khẳng định, sửa đổi hay bác bỏ lời giảithích của mình Qua đó học sinh học được kiến thức, kĩ năng mới mà chúng ta cần dạy chohọc sinh

Trang 32

Hoạt động hình thành kiến thức bao gồm việc thực hiện phương án tiến hành đo để kiểmchứng lại dự đoán và học kiến thức mới để hoàn thiện lời giải thích cho sự dự đoán của mình.Học sinh được thực hành đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng cũng như tìm ra quy trình đo mộtđại lượng, đơn vị đo, biết cách biểu diễn kết quả đo Sau Hoạt động hình thành kiến thức, họcsinh giải quyết được vấn đề trong Hoạt động khởi động

Hoạt động luyện tập, học sinh vận dụng kiến thức đã học được để giải quyết một số câu hỏi,bài tập liên quan đến các phép đo Qua hoạt động này, học sinh hình thành tư duy về các phép đo(đơn vị đo, dụng cụ đo) trong tình huống cụ thể đặt ra, bao gồm cả kiến thức về đo độ dài, đo thểtích chất lỏng, đo thể tích vật rắn không thấm nước; vận dụng được kiến thức về để đo các đạilượng cần thiết của vật trong thực tế

Hoạt động vận dụng, học sinh được giao nhiệm vụ về nhà là những tình huống cụ thể, nhữngnhiệm vụ mà để tìm hiểu và đề xuất cần có sự hỗ trợ của người thân trong sinh hoạt hằng ngày.Sản phẩm là một bài viết về điều đó

Hoạt động tìm tòi mở rộng, học sinh được giao nhiệm vụ về nhà tìm hiểu thêm trong thực tế

về các đơn vị đo khác, những tình huống trong thực tiễn để giải quyết

Như vậy, qua 5 hoạt động trên, học sinh đã được trải qua đầy đủ tiến trình sư phạm củaphương pháp thực nghiệm: vấn đề – giả thuyết – thực hành thí nghiệm – kết luận – vận dụng.Trong quá trình tổ chức hoạt động học, giáo viên cần theo dõi, nhận xét, gợi ý và đánh giáquá trình học tập của từng nhóm, từng em để tiện cho việc đánh giá sự học tập tiến bộ của họcsinh Khi cần thiết, giáo viên có thể lập bảng theo dõi tiến độ học tập của các nhóm để từ đó cónhững giải pháp và nghiệm vụ sư phạm thích hợp trong quá trình dạy học

Đây là bài rất quan trọng giúp học sinh trang bị những kiến thức, kĩ năng cơ bản để tậpnghiên cứu tìm hiểu các vấn đề khoa học Bài học giúp các em những kiến thức về đo độ dài, đothể tích của chất lỏng, đo thể tích của vật rắn không thấm nước thông qua đo thể tích chất lỏng,

đo khối lượng Các em phải hình thành được tư duy “ĐO”: cách sử dụng thiết bị đo cũng nhưquy trình đo Biết cách thu thập và xử lí dữ liệu, trình bày báo cáo kết quả Học sinh phải thônghiểu và đổi được các đơn vị đo của các đại lượng khi cần thiết Học sinh có kĩ năng làm thínghiệm thực hành, biết vận dụng linh hoạt các bước nghiên cứu khoa học để hoạt động đạthiệu quả

Giáo viên cần chuẩn bị dụng cụ cho các nhóm:

– Nhóm các dụng cụ đo độ dài;

– Nhóm các dụng cụ đo thể tích;

– Nhóm các dụng cụ đo khối lượng;

Có thể tổ chức học tại phòng học bộ môn

Trang 33

Đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng.

Hai vật kim loại hình hộp chữ nhật có kích thước khác nhau như Hình 3.1 Làm thế nào để

đo được kích thước, thể tích và khối lượng của nó?

Trao đổi với bạn để đưa ra các phương án đo đối với vật A hoặc vật B Ghi vào vở ý kiếncủa em theo gợi ý sau đây:

Bảng 3.1 Đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng

Đại lượng đo

Giá trị ước lượng

Dụng

cụ đo

Giới hạn đo

Độ chia nhỏ nhất

Cách đo như thế nào

Để đảm bảo cho tất cả học sinh đều hiểu nhiệm vụ phải làm, giáo viên quan sát hoạt độngcủa các nhóm học sinh để phát hiện những khó khăn, lúng túng của học sinh và có biện pháp hỗ

Trang 34

Với mỗi nhóm đã hoàn thành hoạt động và có yêu cầu được báo cáo, giáo viên cần nhận xét,đánh giá, ghi nhận kết quả và cho phép học sinh thực hiện hoạt động tiếp theo.

B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Thực hành đo

1 Nội dung

* Đo độ dài

– Thảo luận để lựa chọn thước và phương án đo kích thước của vật

– Chuẩn bị: Một số thước đo độ dài, vật kim loại hình hộp chữ nhật

– Tiến hành đo: chiều dài, chiều rộng và chiều cao của vật

– Ghi lại kết quả theo bảng 3.2

– Thực hiện phương án đo khác (nếu có)

* Đo khối lượng

– Chuẩn bị: Cân đồng hồ hoặc cân điện tử, vật kim loại hình hộp chữ nhật

– Thảo luận để lựa chọn dụng cụ và phương án đo khối lượng của vật

– Tiến hành đo

– Ghi lại kết quả theo bảng 3.4

– Báo cáo kết quả với thầy/cô giáo

– Lắng nghe hoặc ghi chép những nhận xét, gợi ý của thầy (cô) giáo

Trang 35

quát lớp và có những nhận xét, gợi ý cho các nhóm khi đã thực hiện xong công việc

Hoạt động 2: Học cá nhân

1 Nội dung

* Đọc thông tin trong khung dưới đây Ghi tóm tắt vào vở

* Tra cứu Bảng 3.6, thực hiện:

– Đổi đơn vị chiều dài, chiều rộng, chiều cao của vật ra mét

– Đổi đơn vị khối lượng của vật ra kilôgam, thể tích ra mét khối

– Tính khối lượng riêng của vật

* Đưa ra quy trình đo theo gợi ý bảng 3.5

* Trong hình 3.2 và hình 3.3 là cách đặt vật, đặt bình và đặt mắt khi đo Cách nào làđúng nhất?

* Đọc thông tin trong khung dưới đây Ghi tóm tắt cách tính giá trị trung bình và cách ghi kết quả đo

2 Tổ chức hoạt động

Sau khi nhóm đã thực hành đo và tự học cá nhân, sách hướng dẫn học yêu cầu:

– Mỗi bạn trình bày ý kiến của mình trước nhóm

– Trao đổi với các bạn trong nhóm để đưa ra ý kiến của nhóm

– Báo cáo kết quả với thầy (cô) giáo

– Lắng nghe hoặc ghi chép những nhận xét, gợi ý của thầy (cô) giáo

Ở đây, học sinh sau khi đã ghi nhận dự đoán đề xuất của học sinh về nhiệm vụ học tập: xácđịnh kích thước, thể tích và khối lượng của vật, giáo viên cho phép học sinh chuyển sang hoạtđộng tiếp theo Chú ý:

– Nhóm nào xong Hoạt động khởi động trước thì chuyển sang Hoạt động hình thành kiến thức trước, không cần chờ cả lớp phải xong đồng loạt

– Chú ý hướng dẫn học sinh về quy tắc an toàn khi thực hành thí nghiệm; quan sát cách đo

và ghi kết quả của học sinh; đối chiếu kết quả với dự đoán ban đầu; đọc nội dung kiến thức về đo

độ dài, đo thể tích và đo khối lượng trong sách Hướng dẫn học để thảo luận và thống nhất việcgiải thích cho những kết quả trong thực hành thí nghiệm

– Khi học sinh báo cáo kết, giáo viên cần nhận xét, gợi ý để nhóm học sinh hoàn thiện Có thể nêu các câu hỏi cụ thể như sau:

+ Để đo kích thước, thể tích và khối lượng của vật người ta làm thế nào? Em có thể rút ra quy trình trong mỗi phép đo không?

+ Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến kết quả đo?

Trang 36

– Trường hợp hết thời gian học tập ở trên lớp, nếu có nhóm học sinh chưa hoàn thành hoạtđộng thì giáo viên cần hướng dẫn để các em hoàn thành tiếp ở nhà Nếu cần, các em có thể nhờthêm sự hỗ trợ của gia đình để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ học tập và coi đó là nhiệm vụ học tập

ở nhà Trong một số trường hợp có thể cho nhóm bảo lưu kết quả và nhanh chóng định hướngcho các em chuyển sang hoạt động tiếp theo

C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1 Nội dung

Trao đổi với bạn và ghi lại ý kiến của em để xây dựng phương án thực hiện:

– Đo kích thước của chiếc bàn học

– Đo thể tích vật rắn không thấm nước trong trường hợp vật rắn có kích thước lớn hơn bìnhchia độ

2 Tổ chức hoạt động

Sách hướng dẫn học yêu cầu:

– Thảo luận nhóm để đưa ra phương án đo

– Chuẩn bị dụng cụ đo, bố trí thí nghiệm

– Tiến hành đo, ghi lại kết quả

– Báo cáo kết quả với thầy (cô) giáo

– Lắng nghe hoặc ghi chép những nhận xét, gợi ý của thầy (cô) giáo

Như vậy, tiếp theo hoạt động hình thành kiến thức là hoạt động luyện tập, nếu nhóm thựchiện chưa xong thì giáo viên giao cho học sinh tiếp tục thực hiện ở nhà chuẩn bị trước câu trả lờicho các câu hỏi ở nhà để tiết thứ hai đến lớp thảo luận trong nhóm Giáo viên cần hướng dẫn họcsinh thực hiện độc lập, ghi vào vở câu trả lời cho từng câu hỏi Nếu cần có thể nhờ thêm sự giúp

đỡ của bố, mẹ, người thân trong gia đình

Đến tiết học sau trên lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp tục trao đổi, thảo luận để thốngnhất câu trả lời trước khi báo cáo với giáo viên Trong quá trình đó, giáo viên cần tranh thủ xemxét vở học tập của một số học sinh để nhận xét, đánh giá và có thể cho điểm nếu thấy cần thiết.Tuy nhiên, cần chủ ý rằng điểm này chỉ cho sau khi đã có nhận xét, đánh giá và định hướng đểhọc sinh hoàn thiện bài làm, đồng thời nói rõ là không tính vào điểm cuối kì của môn học để họcsinh và gia đình được biết

Hoạt động luyện tập hết sức quan trọng, giúp cho học sinh vừa nắm chắc được kiến thức,vừa có kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống nêu ra trong các câu hỏi, bài tập,giúp cho học sinh đáp ứng được các bài kiểm tra, thi sau này

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt đông vận dụng được học sinh tự giác học và tìm hiểu ở ngoài lớp học trên cơ sở nhữnggợi ý của giáo viên sau khi đã tổ chức xong hoạt động hình thành kiến thức hoặc hoạt động luyện

Trang 37

37

Trang 38

– Viết một báo cáo để nộp cho thầy/cô giáo về những điều em đã tìm hiểu được ở trên đểchia sẻ với các bạn trong lớp.

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Học sinh làm việc cá nhân và với cộng đồng để hoàn thành bài viết của mình với các nội dung sau:

1 Tìm hiểu trên internet, trao đổi với người thân để tìm hiểu:

– Những đơn vị đo độ dài khác được sử dụng ở nước Anh

Ở một số nước dùng ngôn ngữ tiếng Anh, đơn vị đo độ dài thường dùng là inh (inch), dặm (mile): 1 inh = 2,54 cm; 1 dặm = 1609 m

– Đơn vị đo khoảng cách trong vũ trụ: năm ánh sáng (n.a.s) 1 n.a.s bằng bao nhiêu km?Trong vũ trụ, để đo những khoảng cách rất lớn người ta dùng đơn vị năm ánh sáng (n.a.s): 1n.a.s = 9461 tỉ km

– Người ta đã xác định được công thức toán để tính thể tích của một số vật có dạng hình học:

– Vật dạng khối hộp, kích thước a, b, c (với cùng một đơn vị đo): V= a.b.c

Trang 39

πR3– Vật hình trụ tròn, bán kính R, độ dài h: V=πRR2h

– Câu chuyện “Cân voi to, đo giấy mỏng” ngày xưa người ta làm như thế nào?

Cân voi to, đo giấy mỏng

Ngày xưa, vua quan Trung Quốc thường cậy thế nước lớn, coi thường nước ta, cho nước ta

là man di, mọi rợ Về tinh thần bất khuất của cha ông ta thì chúng đã được nhiều bài học Nhưng về mặt khoa học thì chúng chưa phục lắm Một lần sứ nhà Thanh là Chu Hy sang nước

ta, vua Thánh Tông sai Lương Thế Vinh ra tiếp Hy nghe đồn Lương Thế Vinh không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông cả toán học nên mới hỏi:

– Có phải ông làm sách Đại thành toán pháp, định thước đo ruộng đất, chế ra bàn tính của nước Nam đó không?

Trang 40

Lương Thế Vinh đáp:

– Dạ, đúng thế!

Nhân có con voi rất to đang kéo gỗ trên sông, Chu Hy bảo:

– Trạng thử cân xem con voi kia nặng bao nhiêu!

– Xin vâng!

Dứt lời, Vinh xăm xăm cầm cân đi cân voi.

– Tôi xem chiếc cân của ông hơi nhỏ so với con voi đấy! – Hy cười nói.

– Thì chia nhỏ voi ra! Vinh thản nhiên trả lời!

– Ông định mổ thịt voi à? Cho tôi xin một miếng gan nhé!

Lương Thế Vinh tỉnh khô không đáp Đến bến sông, trạng chỉ chiếc thuyền bỏ không, sai lính dắt voi xuống Thuyền đang nổi, do voi nặng nên đầm sâu xuống Lương Thế Vinh cho lính lội xuống đánh dấu mép nước bên thuyền rồi dắt voi lên Kế đó trạng ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, thuyền lại đầm xuống dần cho tới đúng dấu cũ thì ngưng đổ đá Thế rồi trạng bắc cân lên cân đá Trạng cho bảo sứ nhà Thanh:

– Ông ra mà xem cân voi.

Sứ Tàu trông thấy cả sợ, nhưng vẫn tỏ ra bình tĩnh coi thường Khi xong việc, Hy nói:

– Ông thật là giỏi! Tiếng đồn quả không ngoa! Ông đã cân được voi to, vậy ông có thể đo được tờ giấy này dày bao nhiêu không?

Sứ nói rồi xé một tờ giấy bản rất mỏng từ một cuốn sách dày đưa cho Lương Thế Vinh, Hy lại đưa luôn một chiếc thước Giấy thì mỏng mà li chia ở thước lại quá thô, Vinh nghĩ giây lát rồi nói:

– Ngài cho tôi mượn cuốn sách! – Sứ đưa ngay sách cho Lương Thế Vinh với vẻ không tin tưởng lắm Lương Thế Vinh lấy thước đo cuốn sách, tính nhẩm một lát rồi nói bề dày tờ giấy Kết quả rất khớp với con số đã viết sẵn ở nhà Nhưng sứ chưa tin tài Lương Thế Vinh, cho là ông đoán mò Khi nghe Vinh nói việc đo này rất dễ, chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho

số tờ là ra ngay kết quả thì sứ ngửa mặt lên trời than: "Danh đồn quả không sai Nước Nam quả

có lắm người tài!" Lương Thế Vinh quả là kì tài! Ông nghĩ ra cách cân đo tài tình ngay cả trong lúc bất ngờ, cần ứng phó nhanh chóng Gặp vật to thì ông chia nhỏ, gặp vật nhỏ thì ông gộp lại Phải chăng ý tưởng của Lương Thế Vinh chính là mầm mống của phép tính vi phân (chia nhỏ) và tích phân (gộp lại) mà ngày nay là những công cụ không thể thiếu được của toán học hiện đại.

(Theo nguồn: https://www.facebook.com/TichTrangVietNam?fref=nf)

2 Xây dựng phương án đo thể tích của bể nước có dạng hình hộp chữ nhật

Phương án 1: Đo kích thước hình hộp mà nước chiếm chỗ trong bể Thể tích của bể được

tính theo công thức: V= a.b.c

Phương án 2: Múc nước vào các thùng đã biết trước thể tích Đo thể tích lượng nước ở thùng

cuối cùng (nếu không đầy) Thể tích được tính bằng thể tích các thùng đo được cộng lại

Ngày đăng: 30/10/2016, 07:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w