Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Đánh giá về phát triển bền vững các khu công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình (Trang 37 - 40)

III. Kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững 1 Kinh nghiệm của các nước trên thế giớ

3. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống đường bộ được nâng cấp và xây dựng thêm khá nhiều. Tính riêng 5 năm 2001-2005, tỉnh Ninh Bình đã chủ động nâng cấp, xây dựng mới được 65km đường quốc lộ, đường liên tỉnh và đường liên huyện và 84% đường nông thôn được cứng hóa bề mặt. Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống đường bộ vẫn còn hạn chế về quy mô và tải trọng, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển ngày càng tăng của nhân dân.

Hệ thống đường thủy gồm 22 tuyến sông, trong đó có 4 tuyến do Trung ương quản lý và hệ thống kênh với tổng chiều dài gần 364,3 km; Có 3 cảng chính cũng do Trung ương quản lý (cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc và cảng K3), và hàng loạt các bến xếp dỡ hàng hóa, ụ tàu, khu neo tránh tàu... nằm trên các bờ sông và cửa sông, nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển kinh tế đại phương.

Ngoài ra, Ninh Bình còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua địa bàn tỉnh, có chiều dài 19km, đi qua 4 ga (Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh, Đồng Giao), thuận lợi trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa, nhất là vận chuyển vật liệu xây dựng.

3.2. Mạng lưới các khu đô thị

Hệ thống đô thị phát triển khá và tương đối mạnh, đặc biệt là thành phố Ninh Bình (trung tâm của tỉnh), thị xã Tam Điệp và một số thị xã khác như thị xã Thiên Tôn, Phát Diệm, Nho Quan... đã được cải thiện, song vẫn còn chậm so với nhiều tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng cũng như trên cả nước.

Quy hoạch đô thị cũng từng bước được tiến bộ và hoàn thiện, trong đó đáng ghi nhận là quy hoạch thị xã Ninh Bình trở thành thành phố Ninh Bình (trong tương lai là thành phố Hoa Lư2), gắn liền các khu cơ quan công quyền,

khu du lịch. Quy hoạch các thị xã, thị trấn, thị tứ đã làm thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn tuy chưa thực sự dựa trên khả năng thực tế và chưa đồng bộ.

Ngoài ra, nhiều công trình đô thị đã được xây dựng làm thay đổi bộ mặt thành phố Ninh Bình, như: Nhà thi đấu thể thao, sân vận động, bệnh viện đa khoa tỉnh, thư viện tỉnh, trụ sở cơ quan ban ngành, công viên, vườn hoa... Tuy nhiên, công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng và xây dựng đô thị của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, gặp khó khăn, trở ngại.

3.3. Điện lực

Hiện tại, tỉnh đã có lưới điện quốc gia đến 100% các xã, phường trên toàn tỉnh. Các khu công nghiệp đều có trạm biến áp và hệ thống đấu nối chờ sẵn. Hệ thống điện được đầu tư nâng cấp và mới xây dựng thêm 3 trạm biến áp công suất cao (500KV, 220KV, 110KV), tăng cường khả năng cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất.

3.4. Cấp nước

Hệ thống cấp thoát nước đô thị được cải tạo, cụ thể là xây dựng và nâng cấp nhà máy nước Ninh Bình công suất 20.000m3/ngày đêm, nhà máy nước Tam Điệp công suất 12.000m3/ngày đêm, cùng một số nhà máy nước công suất 2.000m3/ngày đêm tại các thị trấn. 90% dân cư đô thị được dùng nước sạch và 67% dân số toàn tỉnh được sử dụng nước sạch. Tuy nhiên, ở nông thôn, tỷ lệ này còn hạn chế, do đó cần khẩn trương xây dựng các hệ thống cấp, thoát nước ở các khu vực này. Hệ thống cấp, thoát nước cho các khu công nghiệp cũng là điểm yếu cần được chú trọng để có thể đạt mục tiêu phát triển bền vững một cách hiệu quả.

3.5. Bưu chính viễn thông

Trong những năm vừa qua, bưu chính viễn thông, đặc biệt là hệ thống cáp quang, mạng internet... đã được nâng cấp toàn diện; gia tăng và hoàn thiện các

loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông, tạo bước đột phá phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

3.6. Hệ thống ngân hàng

Những năm gần đây, đã có thêm rất nhiều ngân hàng mới mở chi nhánh tại tỉnh, hệ thống ngân hàng đa dạng với các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng phát triển và các tổ chức tín dụng khác. Hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng này khá hiệu quả. Với hệ thống đó, có thể đảm bảo đáp ứng đầy đủ các dịch vụ ngân hàng với tiêu chuẩn mới.

3.7. Hệ thống khách sạn

Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng tại Ninh Bình được xây dựng và nâng cấp để phục vụ cho du lịch. Các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng chủ yếu được đặt ở trung tâm thành phố Ninh Bình và tập trung nhiều ở các khu du lịch, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh.

3.8. Hệ thống y tế, giáo dục, dạy nghề

Một số công trình hạ tầng khác như trường học các cấp, trường kỹ thuật, trung tâm dạy nghề, bệnh viện các tuyến, bệnh xá, trung tâm chăm sóc sức khỏe... được xây dựng khá tốt trong thời gian qua. Một số tỷ lệ về y tế, giáo dục, dạy nghề đạt chuẩn quốc gia tương đối cao so với cả nước. Giáo dục và dạy nghề có nhiều kết quả tốt, từ đó tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng tốt, cung cấp cho các công ty, doanh nghiệp, các khu công nghiệp... trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá về phát triển bền vững các khu công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w