Quá trình hình thành các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Đánh giá về phát triển bền vững các khu công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình (Trang 40 - 43)

II. Quá trình hình thành và thực trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Bình

1. Quá trình hình thành các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Bình

Theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp của Việt Nam đến năm 2020, tỉnh Ninh Bình có 02 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập là khu công nghiệp Ninh Phúc 334,02 ha và khu công nghiệp Tam Điệp 357 ha.

Khu công nghiệp Ninh Phúc (thuộc xã Ninh Phúc - thành phố Ninh Bình và xã Khánh Cư - huyện Yên Khánh) được Chính phủ cho phép thành lập tại văn bản số: 1723/CP-CN ngày 17/12/2003 và UBND tỉnh Ninh Bình đã ra quyết định thành lập số: 1687/QĐ-UB ngày 20/07/2004. Chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp của Tỉnh. Đây là khu công nghiệp ưu tiên thu hút các dự án thu hút nhiều lao động địa phương; áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; sử dụng nhiều nguyên vật liệu địa phương; sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và khu vực; ít gây ô nhiễm môi trường. Các loại hình trong khu công nghiệp này bao gồm:

- Các nhà máy cơ khí sửa chữa, cơ khí lắp ráp, cơ khí đóng tàu. - Các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp.

- Nhà máy phân đạm từ khí than. - Cảng khô ICD3 và dịch vụ hậu cảng.

Khu công nghiệp Tam Điệp (thuộc xã Quang Sơn và một phần thuộc phường Tây Sơn - thị xã Tam Điệp) nằm trong Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt với quy mô 357ha (giai đoạn

3 Cảng khô ICD (Inland Clearance Depot), hay còn gọi là cảng nội địa, là loại cảng nằm sâu trong nội

địa, không có bến cảng. Hàng hóa nhập khẩu hay xuất khẩu được chứa trong container là chủ yếu, được dỡ từ tàu biển (đối với hàng nhập khẩu) hay tập kết từ các nhà máy (đối với hàng xuất khẩu) và

I: 200ha, giai đoạn II: 157ha). Khu công nghiệp được xây dựng với các loại hình công nghiệp như:

- Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. - May mặc, giày da.

- Cơ khí chế tạo.

- Sản xuất vật liệu xây dựng. - Công nghiệp hàng tiêu dùng.

Từ khi thành lập đến nay, trải qua hơn 4 năm xây dựng và phát triển, hai khu công nghiệp này đã thu hút được khá nhiều dự án đầu tư, hoàn thành giải phóng và san lấp mặt bằng, xây dựng hệ thống giao thông và đường thoát nước… Tính đến cuối năm 2008, khu công nghiệp Ninh Phúc đã được lấp đầy , khu công nghiệp Tam Điệp giai đoạn I có tỷ lệ lấp đầy 75% và hiện đang tiến hành mở rộng và hoàn thiện khu công nghiệp Tam Điệp giai đoạn II. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Ninh Bình đã đưa ra đề án điều chỉnh, bổ sung thêm 8 khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình vào danh mục các khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Đồng thời, mở rộng thêm 2 khu công nghiệp sẵn có. Ngày 28 tháng 11 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định phê duyệt bổ sung thêm 5 khu công nghiệp của tỉnh Ninh Bình vào danh mục quy hoạch các khu công nghiệp của Việt Nam, đưa số lượng các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Bình lên con số 7.

Các khu công nghiệp chính thức hiện tại trên địa bàn tỉnh Ninh Bình gồm có: Khu công nghiệp Ninh Phúc; Khu công nghiệp Tam Điệp; Khu công nghiệp Gián Khẩu; Khu công nghiệp Khánh Cư; Khu công nghiệp Xích Thổ; Khu công nghiệp Phúc Sơn; Khu công nghiệp Sơn Hà. Ngoài hai khu công nghiệp Ninh Phúc và Tam Điệp đã có sẵn và đang hoạt động, các khu công nghiệp còn lại đều

xuất phát từ các cụm công nghiệp nâng lên thành khu công nghiệp, đang được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư.

Một phần của tài liệu Đánh giá về phát triển bền vững các khu công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w