III. Kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững 1 Kinh nghiệm của các nước trên thế giớ
2. Kinh nghiệm từ trong nước
Trong 13 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, Việt Nam đã có một số địa phương thành công với khu công nghiệp như Quản Nam, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Hải Dương... Nghiên cứu học tập kinh nghiệm của các khu công nghiệp đi trước như của Quảng Nam và Hải Dương sẽ giúp Ninh Bình lựa chọn được hướng đi hợp lý trong phát triển các khu công nghiệp, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
2.1. Kinh nghiệm từ khu công nghiệp Bắc Chu Lai – tỉnh Quảng Nam
Khu công nghiệp Bắc Chu Lai là một trong năm khu công nghiệp của khu kinh tế mở Chu Lai, nằm trong Quy Hoạch tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 43/2004/QĐ-TTg ngày 23/03/2004, được Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 357ha. Nằm ở phía Tây xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, Khu công nghiệp Bắc Chu Lai có lợi thế về giao thông cả đường bộ, đường sắt, đường biển và hàng không: có đường Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam đi ngang qua, cách ga An Tân - Núi Thành 2km, cảng Kỳ Hà 11km và cảng hàng không Chu Lai 8km, nằm sát phía Tây đường cao tốc Đà Nẵng - Dung Quất.
Khu Công nghiệp Bắc Chu Lai do Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Chu Lai (CIZIDCO) quản lý, đầu tư , khai thác. Đến nay khu công nghiệp đã được đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật giai đoạn I với tổng diện tích 142ha, diện tích đất đã cho thuê là 100ha, tỷ lệ lấp đầy 70%. Nhờ có lợi thế về vị trí và những ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Nam, đến nay khu công nghiệp Bắc Chu Lai đã thu hút được 15 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 178 triệu USD, trong đó có 6 dự án đầu tư nước ngoài và 9 dự án đầu tư trong nước, vốn thực hiện trên 90 triệu USD. Trong số 15 dự án tại khu công nghiệp Bắc Chu Lai đã có 7 dự án đã đi vào hoạt động và 8 dự án đang trong quá trình xây dựng cơ bản, dự kiến trong năm 2009 sẽ có thêm 6 dự án đi vào hoạt động.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, nhưng trong năm 2008, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã có nhiều cố gắng duy trì và phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống công nhân, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngay sau khi được thành lập, công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp Chu Lai đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hướng đến môi trường đầu tư thân thiện và phát triển bền vững cho khu công nghiệp như sau:
Đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp: Bên cạnh việc tiếp tục đầu tư các hạng mục công trình còn lại của giai đoạn I, chuẩn bị cho đầu tư hạ tầng giai đoạn II để thu hút đầu tư khi nền kinh tế thế giới hồi phục và sự lan tỏa của khu kinh tế Dung Quất, Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp đã và đang tích cực triển khai các công việc có liên quan đến “Đề án bảo vệ môi trường khu công nghiệp”. Đặc biệt, công ty đang lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư Hệ thống xử lý nước thải chung của khu công nghiệp,
quy mô 7.500m3/ngày đêm, dự kiến cuối năm 2010 đưa vào vận hành giai đoạn I công suất 2.500m3/ngày đêm.
Công khai, minh bạch thủ tục hành chính: Đây là một trong những yếu tố quan trọng để nhà đầu tư yên tâm đầu tư, sản xuất kinh doanh lâu dài tại khu công nghiệp. Nhận thức được điều này, ngay sau khi được thành lập, công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Chu Lai đã tham mưu trình Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai ban hành quyết định số: 08/QĐ-KTM về điều lệ quản lý khu công nghiệp Bắc Chu Lai. Trong đó hệ thống các quy phạm về đầu tư, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý; quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư hạ tầng; các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp; các nội dung về thuê đất, sử dụng đất, quản lý về xây dựng cơ bản, tài chính, ngoại hối, lao động, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường khu công nghiệp; trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết các yêu cầu về đầu tư.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư: Ngoài việc xây dựng các tài liệu giới thiệu về khu công nghiệp, công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp Chu Lai đã thiết lập trang thông tin điện tử cho khu công nghiệp để đăng tải các thông tin cần thiết về khu công nghiệp, các ưu đãi đầu tư để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp cận thông tin về khu công nghiệp mà không phải tốn kém thời gian đi lại để tìm hiểu. Bên cạnh việc thực hiện chu đáo các dịch vụ về hạ tầng, Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp đã và đang phấn đấu làm tốt chức năng là đầu mối trực tiếp làm việc với các cơ quan quản lý có thẩm quyền để giải quyết các thủ tục về đăng ký cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu công trình... theo cơ chế “một cửa”và “một cửa liên thông” của Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai mà không thu bất cứ một khoản tiền dịch vụ nào; đồng hành cùng các doanh nghiệp giải quyết kịp thời
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh, là đầu mối tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, chính quyền địa phương trong đầu tư phát triển.
2.2. Kinh nghiệm từ Hải Dương
Hải Dương là tỉnh đi sau trong công tác quy hoạch đầu tư xây dựng các khu công nghiệp so với một số tỉnh trong cả nước. Mặc dù vậy, tỉnh đã lựa chọn cho mình những cách thức, biện pháp và bước đi thích hợp để xây dựng, phát triển khu công nghiệp, xúc tiến kêu gọi đầu tư vào địa bàn tỉnh nói chung và các khu công nghiệp nói riêng.
Đến nay, Hải Dương có 7 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt quy hoạch, với tổng diện tích gần 1000 ha. Về mặt quy hoạch, các khu công nghiệp có vị trí khá thuận lợi cho việc đầu tư phát triển trước mắt cũng như việc mở rộng quy hoạch về sau. Bên cạnh đó, các khu công nghiệp cũng được quy hoạch khá đồng bộ, gắn liền với quy hoạch các khu đô thị, kkhu nhà ở cho công nhân, khu nhà ở chuyên gia, khu dịch vụ...
Về cơ chế chính sách, ngoài các ưu đãi của Chính phủ, tỉnh đã có cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, một trong những yếu tố có tính quyết định đến quyết định của các nhà đầu tư chính là việc giải quyết các thủ tục hành chính. Về mặt này, ngay sau khi thành lập, Ban quản lý các khu công nghiệp Hải Dương đã sớm tham mưu cho tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giữa Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh với các cấp, ngành trong việc quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; đồng thời thực hiện cơ chế ủy quyền của tỉnh và các bộ, ngành Trung ương trong việc thực hiện các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư.