Thực trạng phát triển bền vững nội tại các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá về phát triển bền vững các khu công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình (Trang 43 - 56)

II. Quá trình hình thành và thực trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Bình

2. Thực trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình

2.1. Thực trạng phát triển bền vững nội tại các khu công nghiệp

2.1.1. Vị trí địa lý của các khu công nghiệp

Nhìn chung, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đều được quy hoạch với những vị trí khá hợp lý, thường là từ các khu đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả, năng suất không cao; xen kẽ giữa đất công nghiệp và dịch vụ, thuận lợi trong thu hồi đất; gần các khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, thuận tiện cho việc giải phóng mặt bằng; thuận tiện về giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt; gần các khu thị tứ, thị xã, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, mặt độ dân số đông, nguồn lao động dồi dào...

Một ví dụ điển hình có thể nói đến là khu công nghiệp Gián Khẩu được xây dựng trên nền móng của khu đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả của huyện Gia Viễn, nằm sát quốc lộ 1A, 12B, tiếp giáp với sông Đáy và sông Hoàng Long; Nguồn điện cung cấp từ trạm biến áp 110/35/22KV; Nguồn nước được cấp từ nhà máy nước Thiên Tôn công suất 10.000m3/ngày đêm; Cách thành phố Ninh Bình 10km về phía Nam, nằm sát khu thị tứ Gián Khẩu có điều kiện kinh tế xã hội tốt; Nguồn lao động dồi dào chuyển từ lao động nông nghiệp hiệu quả thấp sang sản xuất công nghiệp.

Một ví dụ khác như khu công nghiệp Xích Thổ, được quy hoạch tại xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, là một xã miền núi còn khó khăn; mặt bằng quy hoạch là đất đồi núi xen kẽ đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả; Giao thông đường bộ nằm trên tuyến đường ĐT 479 nối hai tỉnh Ninh Bình và Hòa Bình, đường thủy giáp với sông Bôi; Nguồn điện từ tuyến đường dây 10KV Lộ 177 E23.9 Ninh

Bình - Nho Quan; Nguồn nước từ sông Bôi; Tài nguyên có mỏ đá vôi Xích Thổ và Gia Tường trữ lượng 350 triệu tấn, mỏ sét trữ lượng trên 20 triệu tấn...

Ngoài hai khu công nghiệp Ninh Phúc và Tam Điệp đã được xây dựng và hiện đang quy hoạch mở rộng, còn khu công nghiệp Gián Khẩu, khu công nghiệp Khánh Cư, khu công nghiệp sạch Phúc Sơn đều được xây dựng trên nền móng của các cụm công nghiệp này trước đó và mở rộng cho phù hợp với một khu công nghiệp, do vậy các hạng mục hạ tầng cơ bản đã được hoàn thành, tiết kiệm và thuận lợi hơn rất nhiều trong công tác giải phóng mặt bằng cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng. Hai khu công nghiệp còn lại là khu công nghiệp Xích Thổ và khu công nghiệp Sơn Hà đã có trong quy hoạch nhưng mới bắt đầu được tiến hành xây dựng cũng đều có những điều kiện vị trí địa lý thích hợp. Như vậy, có thể nói, các khu công nghiệp ở Ninh Bình được xây dựng ở những vị trí khá hợp lý, có khả năng đảm bảo tính lâu dài và bền vững.

2.1.2. Quy mô đất đai các khu công nghiệp

Các khu công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình được xây dựng theo nhiều mục tiêu khác nhau, với dự kiến bố trí các loại hình công nghiệp khác nhau, cụ thể là:

Bảng 2: Quy mô đất đai và dự kiến bố trí các loại hình công nghiệp tại các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Bình

nghiệp (KCN) (ha)

1 KCN Ninh Phúc 334,02

Cơ khí sửa chữa, lắp ráp, đóng tàu; sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp; sản xuất phân đạm từ khí than; cảng khô ICD.

2 KCN Tam Điệp 357

Chế biến nông sản thực phẩm; may mặc; giày da; cơ khí chế tạo; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất hàng tiêu dùng.

3 KCN Gián Khẩu 412 Dệt may, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng. 4 KCN Khánh Cư 200 Cơ khí chế tạo lắp máy; sản xuất xật liệu

xây dựng; cơ khí đóng tàu và dịch vụ cảng. 5 KCN Xích Thổ 300 Sản xuất phụ gia công nghiệp; vật liệu xây

dựng; chế biến gỗ.

6 KCN Phúc Sơn 200 May mặc; lắp ráp điện tử; dụng cụ đo lường; sản xuất nước giải khát.

7 KCN Sơn Hà 300 Chế biến nông sản, thực phẩm, thức ăn gia súc; may mặc; sản xuất vật liệu xây dựng.

Tổng cộng 2.103,02

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch tổng thể PT KT-XH tỉnh Ninh Bình đến năm 2020)

Việc xác định quy mô của các khu công nghiệp chủ yếu là dựa vào điều kiện thực tế của địa phương có khu công nghiệp cũng như khả năng mở rộng trong tương lai khi cần thiết. Nhìn chung, quy mô hiện tại của các khu công nghiệp ở Ninh Bình được xác định theo các mục tiêu tổng hợp, có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

2.1.3. Cơ cấu sử dụng đất trong khu công nghiệp

Theo quy hoạch, các khu công nghiệp của Ninh Bình được bố trí cơ cấu sử dụng đất gồm đất xây dựng nhà máy, đất khu điều hành, đất giao thông, đất cây xanh cách ly, đất kênh thoát nước, đất khu hạ tầng và hành lang kỹ thuật...

Khu công nghiệp Ninh Phúc: Đất xây dựng nhà máy 69,31%; Đất khu điều hành 1,48%; Đất giao thông 12,5%; Đất cây xanh, mặt nước 12,52%; Đất xây dựng các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật 4,19%.

Khu công nghiệp Tam Điệp: Đất xây dựng nhà máy 63,95%; Đất giao thông 10,16%; Đất cây xanh, mặt nước 18,42%; Đất xây dựng các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật 1,81%; Đất quy hoạch làng cộng đồng thuộc dự án nhà máy Ethanol Ninh Bình 3,98%; Đất dân cư sẽ giải tỏa giai đoạn II 1,68%.

Nhìn chung, các khu công nghiệp được quy hoạch cơ cấu sử dụng đất khá hợp lý, các thông số, tỷ lệ đều nằm trong hoặc xấp xỉ giới hạn chuẩn phát triển bền vững của khu công nghiệp (như đã nêu ở phần trước). Các khu công nghiệp mới được phê duyệt cũng đã được quy hoạch và xây dựng đảm bảo cơ cấu sử dụng đất tương tự như trên.

2.1.4. Tỷ lệ lấp đầy trong các khu công nghiệp

Tính đến hết tháng 01/2009, tổng số dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào các khu công nghiệp hiện tại của Ninh Bình là 45 (trong đó có 8 dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài), tính riêng khu công nghiệp Ninh Phúc là 16 dự án, khu công nghiệp Tam Điệp là 8 dự án và 1 nhà máy xi măng, khu công nghiệp Gián Khẩu là 16 dự án, khu công nghiệp Khánh Cư là 2 dự án và khu công nghiệp Phúc Sơn là 1 dự án và 1 nhà máy xi măng. Tổng số vốn đầu tư vào các dự án là 41.126,74 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có rất nhiều dự án khả quan khác đang tiếp tục được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp hiện tại như sau:

Khu công nghiệp Ninh Phúc: tổng diện tích là 334,02ha, trong đó đất xây dựng nhà máy là 231,54ha, diện tích đã cho thuê là 211,272ha, tỷ lệ lấp đầy là 91,25%. Hiện tại, khu công nghiệp đã cơ bản hoàn thành các hạng mục và đi vào sản xuất ổn định. Mục tiêu trước mắt trong năm 2009 là xây dựng nhà máy xử lý

nước thải và các hạng mục dở dang để hướng tới xây dựng một khu công nghiệp phát triển bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường. Dự kiến đến năm 2010 sẽ hoàn chỉnh xây dựng toàn bộ khu công nghiệp.

Khu công nghiệp Tam Điệp: tổng diện tích là 357ha, trong đó đất xây dựng nhà máy theo quy hoạch là 228,31ha, tuy nhiên mới hoàn thành giai đoạn I trên diện tích 200ha của khu công nghiệp với tỷ lệ lấp đầy là 75% (6 dự án), hiện tại đang tiếp tục hoàn thành giai đoạn II, số dự án hiện có là 8 dự án và 1 nhà máy xi măng, tỷ lệ lấp đầy là 40,45%.

Các khu công nghiệp Gián Khẩu, Khánh Cư, Phúc Sơn đều đang được điều chỉnh xây dựng, mở rộng từ các cụm công nghiệp tương ứng, do đó tỷ lệ lấp đầy bước đầu còn thấp. Đây cũng là điều kiện để các khu công nghiệp có thêm diện tích đầu tư xây dựng nhà máy, thu hút các nhà đầu tư. Khu công nghiệp Gián Khẩu hiện đang được xem là rất nhiều tiềm năng thu hút đầu tư phát triển, với tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp trước khi quy hoạch mở rộng thành khu công nghiệp là 83,04%. Khu công nghiệp sạch Phúc Sơn cũng rất đáng chú ý do mục đích xây dựng là một khu công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường, thu hút nhiều lao động địa phương. Do mới được quy hoạch và đang trong quá trình xây dựng, mở rộng và hoàn thiện nên khu công nghiệp sạch Phúc Sơn có tỷ lệ lấp đầy chưa cao, tuy nhiên khả năng thu hút đầu tư trong thời gian tới rất lớn, bằng chứng là hiện tại đã có nhiều dự án đăng ký đầu tư và đang chờ phê duyệt như: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp công tơ, thiết bị đo lường điện - điện tử của công ty TNHH một thành viên Điện lực Ninh Bình; Dự án nhà máy sản xuất nước giải khát của công ty cổ phần Tam Đảo mới...

Bên cạnh đó, khu công nghiệp Xích Thổ và khu công nghiệp Sơn Hà mới bắt đầu quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa có các dự án đầu tư. Mặc dù vậy,

trong tương lai, khi đã hoàn thành cơ sở vật chất, hạ tầng đến một mức độ nhất định thì bản thân các khu công nghiệp này sẽ tự khắc tạo ra sức hút hấp dẫn đối với các công ty, doanh nghiệp đầu tư vào phát triển sản xuất.

Lộ trình để một khu công nghiệp được lấp đầy và đảm bảo tính bền vững có thể kéo dài từ 6 đến 10 năm. Lộ trình này đối với các khu công nghiệp không giống nhau, nó còn tùy thuộc vào diện tích cũng như các điều kiện cụ thể của từng khu công nghiệp. Việc đánh giá mức độ đảm bảo tính bền vững từ lộ trình đó không phải là một sớm một chiều, mà nó đòi hỏi có thời gian dài để theo dõi, đánh giá cụ thể đối với từng khu công nghiệp. Xét trong trường hợp tỉnh Ninh Bình, có thể thấy rằng các khu công nghiệp đều là mới thành lập, sớm nhất là khu công nghiệp Ninh Phúc (2004), tiếp đó là khu công nghiệp Tam Điệp (2006), còn lại 5 khu công nghiệp mới được ký quyết định thành lập vào cuối năm 2008. Bởi vậy, việc đánh giá xem tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp theo theo thời gian đã đảm bảo được bền vững hay chưa vẫn còn cần nhiều thời gian nghiên cứu và đánh giá về sau, đưa ra nhận định vào thời điểm hiện tại có thể không chính xác. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, có thể đánh giá với riêng khu công nghiệp Ninh Phúc là khu công nghiệp được thành lập đầu tiên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, chỉ sau hơn 4 năm tính từ ngày thành lập, khu công nghiệp này đã được lấp đầy, trong khi đó một số hạng mục hạ tầng vẫn còn dở dang, đang trong quá trình hoàn thiện, đặc biệt là các hạng mục về vệ sinh môi trường (khu xử lý rác thải, xử lý nước thải tập trung). Khu công nghiệp được lấp đầy chỉ trong thời gian ngắn phản ánh hiệu quả kinh tế và sức hút đầu tư của khu công nghiệp khá cao, tuy nhiên tốc độ lấp đầy quá nhanh thì chưa đảm bảo một lộ trình phát triển bền vững cho khu công nghiệp. Đây cũng là điều mà các khu công nghiệp thành lập sau này cần chú ý trong quá trình xây dựng và phát triển để có thể có một lộ trình phát triển hợp lý.

2.1.5. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp

Nếu như năm 2007, tổng số doanh nghiệp có dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại các khu công nghiệp trên toàn tỉnh là 23 thì đến năm 2008, đã có thêm rất nhiều doanh nghiệp được cấp phép đầu tư, đưa con số này tăng lên tới 39 dự án. Có thể nói, năm 2008 đã mang lại nhiều khởi sắc cho các khu công nghiệp của Ninh Bình. Trong số các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư có nhiều dự án tương đối quy mô, chiếm diện tích không nhỏ trong các khu công nghiệp, cụ thể như:

 Khu công nghiệp Ninh Phúc có: Dự án Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám của Tổng công ty hóa chất Việt Nam, diện tích 36,09ha; Dự án Nhà máy sản xuất Sô-đa công suất 200.000 tấn/năm của công ty cổ phần hóa chất Ninh Bình, diện tích 34,36ha; Dự án xây dựng cảng khô ICD Phúc Lộc của công ty cổ phần Phúc Lộc, diện tích 28,55ha; Dự án Nhà máy sản xuất phôi thép Ninh Bình của công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản Ninh Bình, diện tích 25,41ha.

 Khu công nghiệp Tam Điệp có dự án Nhà máy Ethanol Ninh Bình của công ty cổ phần HSC Ninh Bình, diện tích 25ha, với tổng vốn đầu tư 4.800 tỷ đồng, được cấp giấy giấy chứng nhận đầu tư ngày 04/01/2008.

 Khu công nghiệp Gián Khẩu: tiền thân là cụm công nghiệp Gián Khẩu với diện tích 162,1ha, trong đó diện tích đất xây dựng nhà máy là 129,58ha, do đó các dự án đầu tư vào khu công nghiệp này hầu hết là của các công ty vừa và nhỏ, chỉ có một dự án lớn là dự án Nhà máy xi măng Vinakansai (nay là công ty xi măng The Vissai) dây chuyền I (phê duyệt năm 2005) và dây chuyền II (phê duyệt năm 2007) của công ty TNHH đầu tư phát triển thương mại sản xuất Hoàng Phát, diện tích tổng cộng là 54,2ha.

 Khu công nghiệp Khánh Cư: cũng xuất phát từ một cụm công nghiệp, lại mới được xây dựng và đang trong quá trình hoàn thiện nên khu công nghiệp mới chỉ có 2 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có một dự án tương đối quy mô là dự án Nhà máy sản xuất phụ tùng động cơ tàu thủy và thiết bị công nghiệp tàu thủy Vinashin của Công ty cổ phần máy và thiết bị hàn cắt Quang Trung Vinashin, diện tích 30ha, giấy chứng nhận đầu tư được cấp ngày 11/04/2008. Nhìn chung, sau một thời gian hoạt động, thực tế đã cho thấy đa số các doanh nghiệp được thuê và giao đất đều được sử dụng đất đúng mục đích, hợp lý, hiệu quả. Các nhà đầu tư sau khi được chấp thuận đầu tư và giao đất đều nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục liên quan để tiến hành xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, không có tình trạng dự án “treo”. Tuy nhiên, tiến độ đầu tư xây dựng của một số doanh nghiệp còn chậm, thời gian từ khi khởi công đến lúc vận hành thường kéo dài. Ngoài ra, các doanh nghiệp đã thực hiện tương đối đầy đủ các cam kết về ngành nghề, phòng chống cháy nổ, xây dựng nhà xưởng theo đúng thiết kế cơ sở của dự án được chấp thuận. Các khu công nghiệp cũng đang tiếp tục tích cực thực hiện các biện pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư, lấp đầy các khu công nghiệp, nhanh chóng xây dựng các nhà máy và đi vào ổn định sản xuất, phát triển.

Đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã có 41 doanh nghiệp tham gia và được cấp giấy phép chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn đầu tư lên tới hơn 44 nghìn tỷ đồng. Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trong các khu công nghiệp ở Ninh Bình hoạt động khá hiệu quả, góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu tỉnh đề ra. Một số dự án đầu tư đã đi vào sản xuất và có kết quả tương đối tốt, khẳng định được chất lượng sản phẩm và tạo được thương hiệu đáng tin cậy trên thị trường như: nhà máy xi măng Vinakansai (nay là công ty xi

măng The Vissai), nhà máy may xuất khẩu Đài Loan, nhà máy xi măng Tam Điệp, nhà máy lắp ráp ô tô Thành Công; trong đó thành tích nổi bật hơn cả là các nhà máy xi măng. Năm 2008, công ty xi măng Tam Điệp đã sản xuất được 2.499.000 tấn sản phẩm các loại; tổng sản lượng tiêu thụ là 1.665.000 tấn, thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu Đánh giá về phát triển bền vững các khu công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình (Trang 43 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w