Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá về phát triển bền vững các khu công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình (Trang 33 - 37)

III. Kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững 1 Kinh nghiệm của các nước trên thế giớ

1.Điều kiện tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý

Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực Nam của vùng đồng bằng sông Hồng, cách Hà Nội hơn 90km về phía Nam, nằm trên tuyến giao thông quan trọng nhất nước (tuyến Bắc – Nam) và nằm trong khu vực ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 143km. Ranh giới của tỉnh được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam;

- Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định; - Phía Đông Nam giáp biển Đông;

- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa; - Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình.

Như vậy, với vị trí địa lý và hệ thống giao thông tương đối thuận lợi như trên, tỉnh có rất nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp cũng như các khu công nghiệp nói riêng.

1.2. Đặc điểm địa hình và phân vùng

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.391 km2. Tỉnh có địa hình đa dạng, từ núi đồi ở phía Tây, Tây Nam, đến vùng đồng bằng trũng xen kẽ núi đá vôi ở giữa, và phía Đông, Đông Nam là đồng bằng phì nhiêu, chạy xuống phía Đông Nam là bãi bồi ven biển.

Vùng đồi núi gồm các dãy núi đá vôi với độ dốc lớn, núi đất và đồi đan xen các thung lũng lòng chảo hẹp, trong tiểu vùng có dạng địa hình bình nguyên. Vùng này chủ yếu nhằm ở huyện Nho Quan, phía Bắc - Đông Bắc của huyện Gia Viễn và phần lớn thị xã Tam Điệp với diện tích chiếm gần 30% tổng diện tích tự nhiên.

Vùng đồng bằng trũng trung tâm gồm phần còn lại của Nho Quan, Gia Viễn, thị xã Tam Điệp và huyện Hoa Lư, thành phố Ninh Bình cùng một phần của Yên Mô. Vùng này có diện tích lớn nhất tới xấp xỉ 40% tổng diện tích tự nhiên, gồm các tiểu vùng ruộng trũng, hồ, ao và nhiều núi đá vôi nổi lên với các hang động đẹp.

Vùng đồng bằng ven biển gồm toàn bộ huyện Kim Sơn, huyện Yên Khánh và phần diện tích còn lại của Yên Mô, chiếm khoảng trên 30% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Vùng này còn có khoảng 15 km bờ biển và đất phì nhiêu, rất thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản.

Có thể nói, địa hình của tỉnh Ninh Bình hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội với thế mạnh của vùng đồi núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Tuy nhiên, do bị sông, núi chia cắt mạnh và vùng núi thì dốc, đồng bằng nằm ven biển lại phải chịu nhiều thiên tai như bão, lụt... vì vậy gây trở ngại không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.

1.3. Khí hậu, thủy văn

1.3.1. Về khí hậu:

Đặc điểm chung là khí hậu nhiệt đới gió mùa với đầy đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,20C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (khoảng 16,5-180C) và trung bình cao nhất vào tháng 7 (xấp xỉ 28,50C). Tổng số giờ nắng trung bình trong năm đạt trên 1.300 giờ, tập trung chủ

yếu vào mùa hạ. Tổng nhiệt độ trong năm đạt tới trên 8.8000C, có tới 8 tháng trong năm có nhiệt độ trung bình đạt trên 200C, tuy nhiên thời gian gần đây có biến thiên mạnh, gây trở ngại đến phát triển kinh tế - xã hội, cũng như phát triển các khu công nghiệp của tỉnh.

1.3.2. Về thủy văn:

Tỉnh có hệ thống sông ngòi khá dày (gồm sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Càn…) và hệ thống các hồ như Yên Quang, Đồng Thái, Đá Lại, Đồng Chương và Yên Thắng…

Chế độ mưa trong năm được chia 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa diễn ra vào mùa hạ (từ giữa tháng 4 đến tháng 10), tập trung 85% lượng mưa trong năm; Mùa khô là thời gian còn lại với lượng mưa rất thấp (khoảng 15%). Lượng mưa phân bố không đều trong năm nhưng phân bố khá đều trên toàn bộ diện tích.

Chế độ thủy triều với thời gian triều lên ngắn và triều xuống dài. Dòng chảy của hệ thống sông Đáy kết hợp với chế độ thủy triều đã bồi tụ tại vùng cửa sông, tạo nên bãi bồi và lấn biển với tốc độ khá nhanh. Do vậy, vùng bãi bồi ven biển, ven sông ít xảy ra hiện tượng sụt lở đất.

Nhìn chung, chế độ khí hậu, thủy văn của tỉnh tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các khu công nghiệp, tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư.

1.4. Tài nguyên đất

Ninh Bình cũng có tài nguyên đất thuận lợi cho phát triển nhiều ngành nghề khác nhau: đất đai vùng đồng bằng rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; đất đai vùng bãi bồi ven biển thuận lợi cho phát triển trồng cói, nuôi trồng thủy sản; đất đai vùng đồi núi thuận lợi phát triển cây công nghiệp, kinh tế trang trại và lâm nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất, tiếp đến là đất phi

nông nghiệp và cuối cùng là đất chưa sử dụng. Đất để xây dựng các khu công nghiệp còn khá thấp so với diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh (0,8%). Theo quy hoạch đến năm 2020, cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Ninh Bình như sau:

Bảng 1: Quy hoạch cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Ninh Bình đến năm 2020

TT Loại đất

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 139.011,0 100

1 Đất nông nghiệp 103.022,0 74

2 Đất phi nông nghiệp 35.010,0 25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: đất khu công nghiệp 2.700,0 0,8

3 Đất chưa sử dụng 979,0 1,0

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình)

1.5. Tài nguyên khoáng sản

Ninh Bình có nhiều khoáng sản tự nhiên với trữ lượng khá dồi dào như: Đá vôi chiếm trữ lượng lớn nhất (hàng chục tỷ m3, diện tích hơn 2 vạn ha); Đôlômit với trữ lượng hàng chục triệu tấn; Đất sét phân bố rải rác ở các vùng đồi thấp và một số vùng tương đối bằng phẳng, các vùng bãi bồi ven sông; Nước khoáng trữ lượng lớn ở Gia Viễn với thương hiệu nước khoáng Kênh Gà có khả năng chữa bệnh; Thương hiệu nước khoáng Cúc Phương cũng được nhiều người biết đến với hàm lượng Magie-Carbonat cao; Ngoài ra tỉnh còn có than bùn, phân bố ở Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan). Những tài nguyên khoáng sản này rất thuận lợi để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, phụ gia và nhiều hóa chất khác, phát triển nhiều ngành công nghiệp ( sản xuất xi măng, đá xây dựng, vật liệu xây dựng, phụ gia, hóa chất, phân vi sinh, gạch ngói, sản xuất nước giải khát và phát triển du lịch…).

Ninh Bình là tỉnh có rất nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng được công nhận, là tỉnh có tiềm năng du lịch to lớn. Tài nguyên phục vụ du lịch rất đặc sắc và đa dạng như: khu quần thể hang động và di tích lịch sử - văn hóa Tam Cốc - Bích Động - Tràng An, khu du lịch sinh thái Tràng An; khu cố đô Hoa Lư, đền vua Đinh, vua Lê; khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long; vườn quốc gia Cúc Phương; khu Kênh Gà và động Vân Trình; khu quần thể nhà thờ đá Phát Diệm; công trình phật giáo lớn nhất Việt Nam_chùa Bái Đính; các khu làng nghề truyền thống…

Một phần của tài liệu Đánh giá về phát triển bền vững các khu công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình (Trang 33 - 37)