Trở ngại chính đầu tiên trong việc phát triển nuôi tôm là vốn hiểu biếthạn hẹp về chu kỳ sống của tôm, bao gồm cả giai đoạn sinh sản ở đại dương,giai đoạn phát triển phức tạp từ ấu trùng
Trang 1BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG TRUNG HỌC THỦY SẢN.
Thành phố Hồ Chí Minh Ngày 13 tháng 7 năm 2013
Trang 2LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………
………
………
………
………
………
Trang 3
Table of Contents Phần I: TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP………6
1.Lịch sử phát triển cơ sở thực tập……… 7
2 Điều kiện tự nhiên của trại………7
3 Cơ sở vật chất………8
Phần II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÔM THẺ CHÂN TRẮNG……… 8
I Đặc điểm sinh học……… 8
1 Phân loại………8
2 Phân bố……… 9
3 Đặc điểm về hình thái……… 9
4 Đặc điểm dinh dưỡng……… 10
5 Đặc điểm sinh trưởng……… 10
6 Đặc điểm sinh sản……….10
II QUY TRÌNH SẢN XUẤT……… 11
1 Ương nuôi ấu trùng……….11
Phần III: Kết luận và đề xuất ý kiến……… 30
1 Kết luận……… 30
2 Đề xuất ý kiến……….31
Phần IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 32
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Sơ lược về nghề nuôi tôm giống :
Hình thức nuôi tôm đầu tiên được bắt đầu ở châu Á cách đây vài thế kỷ khi màtôm giống tự nhiên bị thủy triều đẩy vào các đầm nuôi cá măng, cá đối và cácloài cá khác Điều này đã tạo thu hoạch khoảng từ 100 - 200 kg tôm/ha/năm màkhông cần mất công cho ăn hay chăm sóc
Đến cuối thế kỷ 20, bắt đầu xuất hiện một vài tiến bộ về công nghệ cho việcnuôi tôm Trở ngại chính đầu tiên trong việc phát triển nuôi tôm là vốn hiểu biếthạn hẹp về chu kỳ sống của tôm, bao gồm cả giai đoạn sinh sản ở đại dương,giai đoạn phát triển phức tạp từ ấu trùng đến con giống
Những tiến bộ đầu tiên diễn ra theo hướng hoàn thành vòng đời của tôm nuôitrong tình trạng nuôi nhốt vào năm 1934, khi Tiến sỹ Motosaku Fujinaga, NhậtBản thành công trong việc kích thích sinh sản cho tôm he Nhật Bản (Penaeusjaponicus) từ ấp nở trứng và ương nuôi ấu trùng từ giai đoạn Nauplii sangMysis nhờ sử dụng tảo silic
Trong hai thập kỷ sau Chiến tranh Thế giới thứ II, Tiến sỹ Fujinaga vẫn tiếp tục phát triển các kỹ thuật sinh sản cho tôm, nuôi ấu trùng và thương phẩm và cho đến nay, các kỹ thuật đó vẫn là nền tảng của công nghệ nuôi tôm Do đó, Tiến
sỹ Fujinaga được xem là cha đẻ của nghề nuôi tôm và Nhật Bản trở thành điểm khởi đầu cho sự phát triển của ngành tôm Những thành tựu của Tiến sỹ
Fujinaga và các cộng sự của ông có tầm ảnh hưởng to lớn và lâu dài cho ngành tôm nuôi Thành công này cho phép sản xuất tôm ở giai đoạn hậu ấu trùng ở quy mô thương mại cho các chương trình nuôi và tái tạo Mặc dù đã đạt được thành công đáng kể tại Nhật Bản, nhưng nuôi tôm thương mại và những loài phù hợp hơn chỉ được phát triển khi chuyển sang những khu vực có thời tiết, đấtđai thuận lợi hơn
Những năm 1960, làn sóng phát triển thứ hai của ngành tôm bắt đầu trỗi dậy khicác nhà khoa học cố gắng chuyển giao các phương pháp của Tiến sỹ Fujinagasang các khu vực khác và nhiều loài khác Địa điểm chuyển giao ban đầu là Mỹ
và Đài Loan
Trang 5Tại Việt Nam Trong những năm qua ngành nuôi thủy sản nước ta, đặc biệt lànuôi tôm sú xuất khẩu phát triển rất mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tếquan trọng, có động lực lớn trong việc thúc đẩy và phát triển nền kinh tế.
Trong vài năm gần đây nghề nuôi tôm sú ở tỉnh Ninh Thuận hầu như không cònhiệu quả do dịch bệnh, môi trường bị ô nhiễm, con giống kém chất lượng, Nênmột số người dân vùng ven biển của tỉnh đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chântrắng mang lại hiệu quả, từ đó mà diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ngày càngtăng lên , góp phần thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh nói riêng vànước ta nói chung phát triển
Trong thời gian hơn 4 tuần thực tập, với những kiến thức đã được học ở trườngkết hợp thực hành thực tế sản xuất tại cơ sở về kĩ thuật ương nuôi tôm giống,trong đó tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei ) là đối tượng quan tâm nguyêncứu nhiều hơn, nhất là tìm hiểu về các đặc điểm sinh học của tôm thẻ chântrắng, quy trình ương nuôi ấu trùng và nuôi vỗ thành thục tại cơ sở thực tập
Vì thời gian thực tập ngắn, quá trình tìm hiểu, khả năng nắm bắt và tiếp thu tại
cơ sơ có những hạn chế nhất định, các số liệu kĩ thuật được lấy từ thực tế, dovậy trong bài báo cáo này sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót nên mong quý thầy
cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài báo cáo được hoàn thiện hơn !
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6
PHẦN I : TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.Lịch sử phát triển của cơ sở thực tập
Hình 1 : Trung tâm giống hải sản cấp 1
1.1 giới thiệu chung
- Trung tâm giống hải sản cấp 1tỉnh là đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận địa chỉ :
KHU SẢN XUẤT VÀ KIỂM ĐỊNH GIỐNG TẬP TRUNG,AN
HẢI,NINH PHƯỚC,NINH THUẬN :điện thoại (0683633009)
- Trung tâm có Nhà làm việc, phòng xét nghiệm, 4 nhà xưởng sản xuất
giống, bể ương phù hợp (trên 750 m3) để sản xuất 3 đối tượng chính (giápxác, nhuyễn thể, cá) và 1 nhà sản xuất tảo tươi Ngoài ra còn có 2,65 ha
ao chứa lắng ương nuôi giống bố mẹ đầy đủ hệ thống điện, nước
1.2 Lịch sử phát triển của trại:
Trung Tâm Giống Hải Sản Cấp I Ninh Thuận được chính thức thành lập vàotháng 9 năm 2006 theo QĐ 112/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ tướng
Trang 7Chính phủ, cho phép tỉnh Ninh Thuận là một trong năm tỉnh ven biển được thành lập 01 Trung Tâm giống Hải Sản cấp I Theo đề án thành lập được phe duyệt thì Trung Tâm được phép hoạt động trong các lĩnh vực giống thủysản mặn lợ và ngọt đồng thời có chức năng hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, dịch vụ trong các lĩnh vực trên Trung tâm được xây dựng trên diện tích 8.9ha- diện tích thực sự xây dựng là 8.6ha ( còn 0.3ha do bị chia cách không liên hoàn nên còn bỏ trống Chính thức đi vào hoạt động vào ngày 1/3/2007 sau khi có quyết định bổ nhiệm Ban giám đốc gồm 01 Giám Đốc do Phó Giám Đốc Sở Nông nghiệp & PTNT kiêm nhiệm và 01 Phó Giám Đốc với chỉ tiêu biên chế ban đầu là 06 viên chức, trong đó có 05 là cán bộ đã có ít nhất 3 năm công tác từ các đơn vị trong ngày nghề chuyển
về và 01 tuyển mới
1.3 Nhiệm vụ chính của trại:
Sản xuất và cung cấp 3 đối tượng chính (giáp xác, nhuyễn thể,cá ) và 1 nhà sản xuất tảo tươi thích hợp với điều kiện nuôi tại địa phương và vùng lân cận
Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và triển khai ứng dụng nhiều đề tài nghiêncứu khoa học Đặc biệt chỉ trong 2 năm đội ngũ cán bộ Trung tâm đã làm chủ được 6 quy trình công nghệ
Tham gia công tác khuyến ngư của tỉnh
2 Điều kiện tự nhiên của Trại
2.1 Vị trí địa lí
- Trung tâm giống hải sản cấp 1 thuộc xã An Hải ,Huyện Ninh Phước ,Tỉnh Ninh
Thuận Nằm trong khu Sản Xuất và kiểm định giống tập trung An Hải
vị trí địa lý trung tâm giống Phía Bắc giáp các phường Đạo Long, Tấn Tài và Mỹ Đông, Phan Rang - Tháp Chàm, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
Phía Tây Bắc giáp xã Phước Thuận, Ninh Phước
Phía Tây giáp thị trấn Phước Dân và xã Phước Hải
Phía Đông Bắc giáp phường Đông Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
Phía Đông giáp Biển Đông
Phía Nam giáp xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam
Trang 82.2 Điều kiện khí hậu :
Trung tâm giống hải sản cấp 1 chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiết đới gió mùa ,có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 9 năm sau Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26-27 0 C lượng mưa trung bình 700-800ml
2.3 Điều kiện giao thông:
Phía trước trung tâm giáp với biển đông ( khoảng 50m ) rất thuận lợi trong việc cấp thoát nước phục vụ sản xuất và vận chuyển
Mặt trước trung tâm là đường lộ nối liền khu sản xuất và kiểm định giốngvới Thành Phố Phang rang- Thap chàm Rất thuận lợi về mặt giao thông
bộ
2.4 Điều kiện cơ sở vật chất:
Trung tâm có đầy đủ trang thiết bị sản xuất hiện đại Hệ thống bể
composite trên dưới gần 100 bể , gồm bể 6m3, 5m3 , 4m3 và 1m3…
Hệ thống bể xi măng có mái che phục vụ trong sản xuất và ương nuôi nhuyễn thể ,cá
Hệ thống thoát nước đúng tiêu chẩn trong ngành nuôi trồng thủy sản
2.5 Tình hình an ninh:
Trại được bảo vệ bằng 01 hàng rào xi măng có rào kẽm gai, khá kiên cố
Việc phân công trực, tuần tra ban đêm rất được chú trọng và lien tục đảm bảo an toàn về an ninh trật tự, bảo quản tốt tài sản của trung tâm
Trung tâm phối hợp với chính quyền địa phương để giử gìn trật tự chung trong khu vực cũng như trong phạm vi trung tâm
PHẦN II : QUY TRÌNH SX GIỐNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
Trang 9Loài:Lipopenaeus vannamei Boone, 1931
Hình 2 :Hình dạng ngoài của tôm thẻ chân trắng
3 Phân bố:
Tôm Lipopenaeus vannamei (Bone 1931) là tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê-hi-cô, vùng biển Equađo; Hiện tôm chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông á và Đông Nam á như Trung Quốc, Thái Lan,
Philippin, Indonexia, Malaixia và Việt Nam
4 Đặc điểm về hình thái :
Tôm thẻ chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc, bình thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm chân trắng Chuỳ là phần kéo dài tiếp với bụng Dưới chuỳ có 2 - 4 răng cưa, đôi khi có tới 5 - 6 răng cưa ở phía bụng Những răng cưa đókéo dài, đôi khi tới đốt thứ hai.Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi (gai telssm), không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chuỳ khá dài đôi khi từ mép sau vỏ đầu ngực
Gờ bên chuỳ ngắn, chỉ kéo dài tới gai thượng vị.Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có Telsson (gai đuôi) không phân nhánh Râu không có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với vỏ giáp Xúc biện của hàm dưới thứ nhất thon dài và thường có 3 - 4 hàng, phần cuối của xúc biện có hình roi Gai gốc (basial) và gai ischial nằm ở đốt thứ nhất chân ngực
Trang 10Hình 3 : các đốt bụng của tôm thẻ chân trắng
1 Đặc điểm dinh dưỡng:
Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp giống như những loài tôm khác Song không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng đạm cao như tôm sú
2 Đặc điểm sinh trưởng :
Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng thích nghi sống nơi đáy là bùn, độ sâu khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5 -
50‰, thích hợp ở độ mặn nước biển 28 - 34‰, pH = 7,7 - 8,3, nhiệt độ thích hợp 25 - 32oC, tuy nhiên chúng có thể sống được ở nhiệt độ 12 - 28oC
Tôm chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, chúng lớn nhanh hơn tôm sú ở tuổi thành niên Trong điều kiện tự nhiên từ tôm bột đến tôm cỡ 40 g/con mất khoảng thời gian 180 ngày hoặc từ 0,1 g có thể lớn tới 15 g trong giai đoạn 90 - 120 ngày Là đối tượng nuôi quan trọng sau tôm sú
3 Đặc điểm sinh sản:Tôm chân trắng thành thục sớm, con cái có
khối lượng từ 30 -45 g/con là có thể tham gia sinh sản Ở khu vực
tự nhiên có tôm chân trắng phân bố thì quanh năm đều bắt được tôm chân trắng Song mùa sinh sản của tôm chân trắng ở vùng biểnlại có sự khác nhau ví dụ: ở ven biển phía Bắc Equađo tôm đẻ tử tháng 12 đến tháng 4 Lượng trứng của mỗi vụ đẻ phụ thuộc vào cỡ
Trang 11tôm mẹ: Nếu tôm mẹ từ 30 - 45g thì lượng trứng từ 100.000 - 250.000 trứng, đường kính trứng 0.22mm.
Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm lại phát triển tiếp Thời gian giữa 2 lần đẻ cách nhau 2 - 3 ngày Con đẻ nhiều nhất tới 10 lần/năm Thường sau 3 - 4 lần đẻ liên tục thì có lần lột vỏ Sau khi đẻ
14 - 16 giờ trứng nở ra ấu trùng Nauplius ấu trùng Nauplius trải qua 6giai đoạn: Zoea qua 3 giai đoạn,
Mysis qua 3 giai đoạn thành Postlarvae Chiều dài của Postlarvae tôm
P.Vannamei khoảng 0,88 - 3mm
1.ƯƠNG NUÔI ẤU TRÙNG
1.1 Chuẩn bị bể ương nuôi ấu trùng :
Bể nuôi ấu trùng là bể composite, dung tích 6m³ và 4m³ sâu trung bình từ 1- 1.2m Có hệ thống thoát nước riêng biệt , nguồn nước cấp cho bể từ bể 120m³ qua hệ thong lọc cơ học đến bể 16m³
Hình 4 : bể composite nuôi ấu trùng tôm
4.2 vệ sinh bể nuôi :
- Ngâm hồ nuôi tôm bằng nước ngọt có xử lý cholorine XC 90 + virkon :100g + 10g/ bể; 6m³/ bể, ngâm trong vòng 48h
Trang 12- Sau 2 ngày tiến hành xã nước ngâm hồ, vệ sinh bằng nước ngọt phơi khô trong vòng 24h
Sau 24h xịt những bể nuôi bằng chlorine XC 900 :100ppm
- Vệ sinh lại bằng virkon và iodine sau 24h , phơi khô bể
Trang 131.4 Chuẩn bị thức ăn :
1.4.1 Thức ăn tươi sống: Cho ăn tảo tươi, thích hợp nhất là tảo khuê
(tảo silic) Tảo tươi có ưu điểm là nhiều đạm, vitamin, cho ăn thừa cũng không gây ô nhiễm trong bể Tảo tươi còn có tác dụng hấp thụ nitrat (NO3) trong nước
Tảo được thu vào cuối kỳ tăng trưởng bằng cách lọc qua vợt (làm từ lưới gaz 120), đường kình 25-30cm , dài 40-50cm
1.4.1.A Cấy tảo:
Tảo Skeletonema costatum, Chaetoceros sp được nuôi sinh khối để cho ấu trùng Zoea và Mysis ăn
Tảo Skeletonema costatum
Hình 6: Tảo khuê (tảo silic) là thức ăn cho ấu trùng tôm
a.Chuẩn bị bể nuôi tảo
Trang 14- Tảo được nuôi trong các bể composite dung tích 2m³ , túi nolon đáy hình
nón dung tich 80l và thùng nhựa 20l
- Cá bề composite có chìu cao từ 0.8 đến 1m, có màu sang và được bố trí
những nơi có ánh sang mạnh và đều
- Bể được vệ sinh xạch bằng xà phòng trước khi sử dụng
Hình 7:Nuôi tảo trong túi nolon
Hình 8:Nuôi tảo trong bể composit
b Dụng cụ
- Vợt thu tảo: làm từ lưới gaz 120, đường kính miệng vợt 25-30cm , dài
40-50 cm
- Xô đựng tảo : loại 20l
- ống nhựa dẽo : dung để hút sinh khối tảo ra lọc.
c Cấp nước vào bể
- Bơm nước từ bể 6m³ đả qua xử lý vào bể 2m³ bằng hệ thống cấp nước của
trung tâm
- Cho 1 ,2 dây sục khí vào bể , sục khí nhẹ
d cấp môi trường dinh dưỡng
- Bón môi trường đã pha sẵn 1ml/1ít tảo cấy
Vitamin B1 1ml ( 1 ống) 1ml ( 1 ống)
Trang 15Vitamin B12 1ml ( 1 ống) 1ml ( 1 ống)
Môi trường nuôi tảo (1m 3 )
Trang 16(NH) 6 Mo 7 O 24 : 0.9g
Pha trong 100ml nước cất
1.4.1B Ấp artemia :
Artemia là một loại giáp xác phiêu sinh sống trong nước biển, đẻ con
khi môi trường thuận lợi
Hình 9 : lon artemia loại 425g/ lon
- Cho vào bể 1-2 dây sục khí
- Mắc 2 bóng neon 40W hoặc 1 bóng đèn tròn 100W gần mặt nước
b Ấp trứng
- Độ mặn (S‰) : 25ppt ~ 30ppt Nhiệt độ thích hợp 30°c (86°f)
- Độ pH thích hợp từ 8,5 ~ 9,2.
- Duy trì độ chiếu sáng mạnh nhất trong thời gian ấp trứng
- Trong quá trình ấp, phải sụt khí liên tục
Trang 17- Mật độ ấp :1~1,5g trứng artemia/ lít
- Thời gian ấp : trong vòng 24h
Hình 10: ấp trứng artemia
c thu ấu trùng
- Để thu ấu trùng, ngưng sụt khí và chíu sáng Đợi khoảng 10~15
phút vỏ trứng sẽ nỗi trên mắt nước và Nau-artemia sẽ lắng xuống đáy bể.Dùng ống nước thua Nau- art từ dưới đấy bể Lưới thu Nau-art phải thậtmịn, kich thước nhỏ (150 mesh).Lượng Nau- art ròn lại sau khi cho ănphải được bảo quản ở nhiệt độ 4~10°c trong vòng 24h Ấu trùng Nau-art
được trụng sơ qua nước sôi trước khi cho ấu trùng tôm ăn
1.4.2 Thức ăn khô và tổng hợp
A Tảo khô
- Tảo khô Spirulina được dùng để thay thế khi tảo
không đủ hoặc thu không kịp cho tôm ăn
Thực hiện cho ăn như sau:
- Cân lượng tảo khô cần dùng
- Cho tảo khô vào rây
- Cà tảo khô qua rây vào ca nước đặt dưới rây để tảo phân tán đều trong nước,không vón cục vào nhau, dễ chìm xuống đáy bể khi cho ăn
- Khuấy đều tảo trong ca nước
- Tạt đều từng ít một tảo trong ca vào bể để cho ấu trùng tôm ăn
Trang 18B Thức ăn tổng hợp
- Các loại thức ăn tổng hợp (thức ăn vi nang) như frippak1, fippar2 , V8
Zoae, V8 Mysis, Lavar plus 100 là thức ăn cung cấp đạm cho ấu trùng tôm
Hình 11: thức ăn tổng hợp cho ấu trùng tôm.( Zoea, Mysis)
Trang 19- Thả Nau với mật độ 200-250 Nauplii/l, độ sâu nước 1.0 – 1.2m, độ mặn
28 - 32‰, nhiệt độ 29 – 31°C, pH từ 7.5 – 8.0, duy trì sục khí liên tục
- Tiến hành trãi bạt lên các bể đã thả nau.
Hình 13 : phủ bạt sau khi thả Nau.
1.6 Chăm sóc và quản lý thức ăn trong hồ
1.6.1 Giai đoạn Nauplii
- Sau 36 - 38h, Naupli chuyển sang giai đoạn Zoae Có 3 giai đoạn
phụ của Zoae: Zoae 1, Zoae 2 và Zoae 3 Thời gian chuyển giữa các giaiđoạn phụ thường là 24 - 28h, tuỳ nhiệt độ nước nuôi, số lượng và chấtlượng thức ăn và sức khoẻ ấu trùng Giai đoạn ấu trùng Nau không cho
ăn, tự dưỡng bằng noãn hoàng , có tính hướng quang
- Nauplius 1: Có dạng tròn.Có 1 đôi gai đuôi (1+1), chiều dài gai
đuôi ngắn hơn ½ chiều dài thân Phần giữa đôi gai đuôi lồi
- Nauplius 2 dài hơn Nauplius 1.Có 1 đôi gai đuôi (1+1), chiều dài
gai đuôi dài hơn ½ chiều dài thân Phần giữa đôi gai đuôi hơi lõm vào
- Nauplius 3 có thân kéo dài ở phần sau Có 3 đôi gai đuôi (3+3)
- Nauplius 4 có thân lớn và kéo dài hơn Nauplius 3 Có 4 đôi gai
đuôi (4+4), phần giữa các đôi gai đuôi lõm vào nhiều hơn
- Nauplius 5 có phần thân sau nhỏ và hẹp hơn phần đầu rõ rệt Có 6
đôi gai đuôi (6+6)