1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Văn hóa ẩm thực Nghệ thuật ẩm thực trong phát triển du lịch Nam Bộ

28 1,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 244,45 KB

Nội dung

TRƯỜNG TRUNG CẤP ĐẠI VIỆT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA KINH TẾ BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỀ TÀI: NGHỆ THUẬT ẨM THỰC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NAM BỘ Giáo viên hướng dẫn: Hoà

Trang 1

TRƯỜNG TRUNG CẤP ĐẠI VIỆT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN VĂN HÓA ẨM THỰC

ĐỀ TÀI: NGHỆ THUẬT ẨM THỰC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NAM BỘ

Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Phó TrìnhSinh viên: Nguyễn Văn QuíMSSV: 131080657

Trang 2

Nhận xét của giáo viên:

Trang 3

Chương I: Cơ sở lý luận về nghệ thuật ẩm thực

1 Một vài lý luận về nghệ thuật ẩm thực

1.1 Lý luận chung về ẩm thực

1.2 Những đặc điểm của nghệ thuật ẩm thực Nam Bộ

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới nghệ thuật ẩm thực Nam Bộ

1.4 Những đặc trưng của nghệ thuật ẩm thực Nam Bộ

1.5 Một số món ăn Nam Bộ tiêu biểu

2 Vai trò của ẩm thực trong cuộc sống đời thường và trong du lịch

2.1 Ẩm thực trong cuộc sống đời thường

2.2 Vai trò và ý nghiaxcuar nghệ thuật ẩm thực đối với du lịch

2.3 Xu hướng du lịch trong những năm gần đây và văn hóa ẩm thực trong hoạt

Trang 4

2 Văn hóa ẩm thực trong hoạt động du lịch của Nam Bộ hiện nay

2.1 Đối với khách du lịch

2.2 Đối với người dân Nam Bộ đi nghỉ ngơi, du lịch cuối tuần

Chương III: Một số giải pháp để phát triển nghệ thuật ẩm thực Nam Bộ phục vụ cho du

lịch

1 Quan điểm phát triển du lịch

2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của ẩm thực trong phát triển du lịch

2.1 Giải pháp bảo tồn và phát triển các món ăn, đồ uống mang truyền thống vănhoá Nam Bộ

2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng món ăn, đồ uống

2.3 Giải pháp thu hút du khách thưởng thức ẩm thực Nam Bộ

2.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực và dulịch

Kết luận

Trang 5

PH ẦN MỞ ĐẦU

L ỜI MỞ ĐẦU

Ẩm thực hay nói đơn giản hơn là ăn và uống vốn là chuyện hằng ngày, rất gần gũi

và cũng rất đời thường Nhưng ở mỗi thời đại khác nhau thì ăn uống lại được quan tâmvới những mức độ khác nhau Ngay từ xa xưa, ông bà ta đã rất coi trong việc ăn uống, thếnên tục ngữ mới có câu: “có thực mới vực được đạo”, “ăn coi nồi,ngồi coi hướng”, “học

ăn, học nói, học gói, học mở”

Ngày nay, khi cuộc sống ngày một phát triển, nhu cầu của con người ngày một

cao hơn, ẩm thực cũng nhờ vào đó mà trở nên hồn thiện hơn Vượt ra khỏi giới hạn “ăn

no mặc ấm” để đạt đến “ăn ngon mặc đẹp” Ẩm thực đã không còn đơn thuần là giá trị vậtchất, mà xa hơn chính là yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa đậm đà, duyên dáng và cốtcách

Tìm hiểu về ẩm thực của một đất nước chính là cách đơn giản nhất để có thể hiểuthêm về lịch sử và con người của đất nước ấy Qua đó góp phần nâng cao vốn hiểu biết vàlòng tự hào dân tộc trong mỗi chúng ta Những điều được trình bày trên đây cũng chính là

lý do em chọn đề tài “Nghệ thuật ẩm thực trong phát triển du lịch Nam Bộ” để trình bàytrong bài tiểu luận này

Qua đề tài này, em muốn giới thiệu với tất cả mọi người về một nét đẹp rất đặctrưng của đất nước và con người Việt Nam, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực.Nước Việt

Nam hình chữ “S”, trải dài trên nhiều vĩ độ, chia làm ba miền Bắc,Trung, Nam Mỗi miền

có những đặc trưng riêng về đặc điểm tự nhiên, sinh hoạt, sản xuất và phong tục tập quán

Từ đó hình thành nền văn hóa ẩm thực riêng cho từng miền Tuy nhiên, do thời gian hạnhẹp, khả năng có giới hạn và lượng thông tin vô cùng đa dạng em chỉ xin được tập trungnghiên cứu những đặc trưng ẩm thực tiêu biểu nhất của mỗi miền Nam

Nguồn tài liệu em sử dụng là những kiến thức thực tế được tích góp từ những thế hệ

Trang 6

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng Phó Trình hướng dẫn giúp đỡ em hoànthành bài tiểu luận này.

Xin chân thành cảm ơn !

Trang 7

1 Lý do chọn đề tài.

“Ẩm thực là tiếng dùng khái quát nói về việc ăn và uống Văn hóa ẩm thực bao

gồm cách chế biến, bày biện và thưởng thức từng món ăn, thức uống từ đơn giản, đảmbạc đến cầu kì mỹ vị” Mỗi khu vực, mỗi quốc gia đều có nét riêng biệt trong văn hóa ẩmthực của mình Và trong đó, môi trường tự nhiên góp phần không nhỏ vào việc tạo nênnhững đặc trưng đó

Kênh rạch chằng chịt đã tạo cho vùng đất miền Nam Bộ trở thành một vùng đất đasinh thái, rất giàu về hải sản như tôm, cua, cá, mực… Từ những nguyên liệu tự nhiên này

đã được người Nam Bộ chế biến ra những món ăn khác ăn Qua thời gian con người ngày

càng tìm hiểu các cách kết hợp khác nhau đã làm cho nền văn hóa ẩm thực dân tộc khôngngừng phong phú nên

Cũng bởi vì những điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy, mà vùng đất Nam Bộ đãtrở thành một tuyến du lịch sinh thái

Khi tìm hiểu về văn hóa nói chung, và văn hóa ẩm thực nói riêng ở khu vực Nam

Bộ, yếu tố sông nước luôn đóng vai trò quan trọng , tạo nên nét đặc sắc riêng, tính phong

phú, đa dạng và sáng tạo của ẩm thực Nam Bộ

Chính vì vậy, tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của người Việt ở Nam Bộ là một đề tàiphong phú, sẽ góp phần làm đa dạng hơn cho sắc thái văn hóa Nam Bộ nói riêng và vănhóa Việt Nam nói chung

2 Tính cấp thiết của đề tài.

Ẩm thực Việt Nam nói chung, và ẩm thực miền Nam Bộ nói riêng đã để lại những

ấn tượng sâu sắc trong lòng của các thực khách khi đặt chân đến vùng Nam Bộ Bởi vì

những món ăn nơi đây được chế biến từ những nguyên liệu sẵn có của vùng sông nước

nơi đây

Trang 8

Ngày nay do sự bận rộn của công việc, những lo toán trong cuộc sống làm cho con

người cảm giác mệt mỏi và chán nán Không ít trong số đó học đã tìm đến con đường du

lịch để học có những cảm giác thoải mãi Và năng động hơn trong công việc

Trong xu thế hiện nay, du lịch chỉ nhằm mục đích tham quan, tìm hiểu về văn hóa ,lịch sử, mà còn là nghỉ ngơi, di dưỡng tinh thần, thể chất thì việc đưa văn hóa ẩm thựcvào phục vụ khách du lịch sẽ tạo ra những nét riêng cho du lịch

Là một sinh viên nghành du lịch, tôi rất lấy làm mừng khi chọn đề tài “ Nghệ thuật

ẩm thực trong việc phát triển du lịch Nam Bộ” để làm bài tiểu luận kết thúc môn học “Văn hóa ẩm thực” của chúng tôi

3 Mục tiêu.

Làm rõ vai trò của ẩm thực đối với hoạt động du lịch

Đánh giá thực trạng văn hoá ẩm thực Nam Bộ hiện nay và việc khai thác ẩm thực phục

vụ cho hoạt động du lịch

Bước đầu đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa của việc khai thác ẩm thực cho

phát triển du lịch Nam Bộ

4 Nội dung.

Ngoài phần mở đầu, và kết luận Bài tiểu luận gồm 3 chương

CHƯƠNG I: Văn hoá ẩm thực và vị trí của ẩm thực trong hoạt động du lịch

CHƯƠNG II : Thực trạng của ẩm thực Nam Bộ hiện nay và văn hoá ẩm thực trong hoạtđộng du lịch Nam Bộ

CHƯƠNG III:Một số giải pháp để phát triển nghệ thuật ẩm thực Nam Bộ phục vụ cho du

lịch

Trang 9

CHƯƠNG I: VĂN HÓA ẨM THỰC VÀ VỊ TRÍ CỦA ẨM THỰC TRONG HOẠT

ĐỘNG DU LỊCH

1 Một vài lý luận về nghệ thuật ẩm thực.

1.1 Lý luận chung về vấn đề ẩm thực.

Văn hóa ẩm thực – với sự thực hành ăn uống – Việt Nam nói chung và Nam Bộ

nói riêng cũng là một thành tố trong nền văn hóa Việt Nam Nó tham gia tích cực vào việcphản ánh bản sắc văn hóa, dân tộc, bởi ăn uống là một trong những nhu cầu cơ bản của

con người để duy trì sự sống Dân gian Việt Nam có câu “ Có thực mới vực được đạo”( Không có ăn chẳng làm được gì)

Người Việt có 3 cách ăn:

Ăn toàn diện: Tức là ăn bằng ngũ quan Trước hết ăn bằng mắt, thức ăn được trìnhbày cho đẹp mắt, có nhiều màu sắc, hình thức hấp dẫn Rồi đến ăn bằng mũi: ngửi mùithơm bốc lên từ thức ăn, từ những loại rau thơm, rau mùi…Sau đó răng chạm vào thức ăn

mềm như bún, dai như thịt luộc, giòn như cá, như sứa, như cải Có khi nhai những móngiòn như đậu phộng, tai sẽ nghe thấy những tiếng lốc cốc.Sau khi nhìn, ngửi, nhai, nghe,mới nếm dư vị, thưởng thức bằng lưỡi mùi vị của món ăn Như thế là toàn diện

Ăn khoa học: Theo sự nghiên cứu của nhiều vị Đông y, và đặc biệt là của các

chuyên gia Nhật Bản, có thể nói một cách tổng, món ăn mặn thuộc về dương, món ănngọt thuộc về âm Vì vậy, khi pha nước mắm ( mặn bằng dương) thì có dấm ( chua bằng

âm) và đường ngọt ( ngọt bằng ăm) như vậy là âm dương cân bằng

Ăn dân chủ: Các thức ăn đucợ dọn tất cả ra bàn, thích món nào, ăn món đó, ăn ít

hay nhiều, tùy khẩu vị và sức ăn là dân chủ

Đó là ba nét chính, ngoài ra còn có cách ăn bì cuốn, nem cuốn, ngày xưa chấm

chung một chén nước mắm

Trang 10

1.2 Những đặc điểm của nghệ thuật ẩm thực Nam Bộ

Trong bối cảnh văn minh thực vật nói chung, người Nam Bộ xưa và nay luôn cótiếng trong việc ăn uống Có nhiều món mà tất cả mọi nơi đất nước ta đều có như chả cá,giò lụa, bún, bánh cuốn…nhưng những món ăn dân dã và đơn sơ lại ăn ở Nam Bộ sẽ ngon

hơn

Ví dụ: miền Bắc, miền trung đều có món canh chua nhưng tô canh Nam Bộ kháchẳn về chất lượng, thể hiện ở sự trù phú vô cùng của miền đất mới: nước thật chua, cá cắtkhúc lớn, các loại quả thơm, cà chua, đậu bắp, các loại rau thơm, và ớt thật cay Ngoài ra

người Nam Bộ còn sử dụng rất nhiều loại rau như bạc hà, bông súng, bông điên điển,bông so đũa, kèo nèo, bồn bồn, mái dầm, lục bình, rau đắng…

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới nghệ thuật ẩm thực Nam Bộ.

Là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, cóđặc điểm là thường thêm đường hay sử dụng nước cốt dừa Nền ẩm thực này cũng sản

sinh ra vô số các loại mắm khô ( như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía…)

Do vùng đất Nam Bộ là nơi có kênh rạch chằng chịt, nên người dân Nam Bộ cũng

dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc ( các loại cá, tôm, cua ốc biển)

và rất đặc biệt với các món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay nhiwwfu

khi đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấucháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng chui…

1.4 Những đặc trưng của nghệ thuật ẩm thực Nam Bộ.

 Những đặc trưng truyền thống

Triết lý dân gian Việt Nam ca dao, tục ngữ đã nói rất nhiều đến việc ăn uống Theo

từ điển thành ngữ Việt Nam với khoảng 10.000 câu đã có 1187 câu nói về ăn uống, hay

mượn chuyện ăn uống để nói về đời Thống kê này của ông Vương Xuân Tình – Viện

Dân Tộc học càng làm rõ hơn một thành ngữ nổi tiếng của người Việt là “ Có thực mớivực được đạo”

Trang 11

Do đặc điểm địa hình và sinh hoạt kinh tế, văn hóa Nam Bộ đã định hình nền vănminh sông nước, ở đó nguồn lương thực - thực phẩm chính là lúa, cá và rau quả kể cả các

loại rau đồng, rau rừng Từ sự phong phú, dư dật ấy mà trải suốt quá trình khai hoangdựng nghiệp, món ăn, thức uống hàng ngày của người Nam Bộ cho dù trong hoàn cảnhnào, thiếu thốn đạm bạc, hay đầy đủ ngỏa nguê, họ không thể không khám phá và sángtạo nhiều phương thức nuôi trồng, đánh bắt để chế biến vô số miếng ngon một cách có bàibản từ những đặc sản của địa phương

 Đặc trưng của giao lưu văn hóa Nam Bộ

Với phong cách thưởng thức “mùa nào thức nấy” và quan niệm “ăn để mà sống”hầu có đủ dưỡng chất tái tạo sức lao động, họ đã tỏ ra rất sành điệu trong việc phối hợpcác yêu cầu cao nhất của miếng ăn: thơm, ngon, bổ, khỏe Câu nói “ăn được ngủ được là

tiên” rất được người Nam Bộ quan tâm, xem trọng, cho nên ngồi vào bàn ăn, khi chủ nhà

giới thiệu món nào, dù là cá thịt hay rau quả, kể cả rượu, họ thường nhắc nói: ăn món này

bổ xương, hoặc trị suy dinh dưỡng, bổ gan, bổ phổi ; rượu thuốc này giải quyết đượcbệnh “tê bại” nhức mỏi; tráng dương, bổ thận v.v Và không quên “động viên” gắp đũanằm, hoặc dùng muỗng múc (mới được nhiều), cứ tự nhiên, hãy ăn thiệt tình “đừng mắccỡ”, thậm chí ép ăn! Dùng bữa, thấy khách ăn nhiều, ngon miệng chủ nhà không thểkhông cảm thấy sung sướng, hài lòng

Khẩu vị của người Nam Bộ cũng rất đặc biệt: gì ra nấy! Mặn thì phải mặn quéo

lưỡi (như nước mắm phải nguyên chất và nhiều, chấm mới “dính”; kho quẹt phải kho cho

có cát tức có đóng váng muối); ăn cay thì phải gừng già, cũng không thể thiếu ớt, mà ớtthì chọn loại ớt cay xé, hít hà (cắn trái ớt, nhai mà môi không giựt giựt, lỗ tai không nghe

kêu “cái rắc”, hoặc chưa chảy nước mắt thì dường như chưa đã!)

Về nơi ăn, với những bữa cơm thường ngày trong gia đình thì tùy điều kiện không

gian căn nhà rộng hay hẹp mà bố trí hợp lý: hoặc trên bàn, hoặc ngay trên sàn nhà Nếu là

bạn thân rủ nhau nhậu chơi thì có thể trải đệm dưới gốc cây trong sân vườn hay ngoài

Trang 12

rất chung, hài hòa giữa phong tục truyền thống với đặc điểm văn minh vùng sông nước,hầu từng bước hoàn thiện nền văn hóa ẩm thực độc đáo Độc đáo vì đã biết tận dụng, khaithác và chế biến “của trời cho” một cách kịp thời theo “đơn vị tính” thời gian là “tháng”,

“ngày” thậm chí “giờ” Thật đúng như thế nếu ai đó ở vùng đầu nguồn, có việc phải đi xa

nhằm vào tháng cá mờm hoặc cá linh non xuất hiện thì đành phải chịu nhịn, vì sau đóchừng một tháng cá mờm đã lớn thành cá cơm, cá linh non cũng thế Hoặc trong một nămmới có được mấy ngày “cá ra” (nước trên đồng giựt cạn, cá rút xuống kinh, mương để rasông), nếu người sống nghề đánh bắt thủy sản không chuẩn bị kịp mọi việc để chặn bắt cáthì xem như năm ấy bị thất thu nguồn lợi lớn Rau trái cũng không khác Đặc biệt đối với

rau, như bông điên điển, rau dừa, rau muống nếu hái muộn, từ lúc trời đã trưa nắng đến

chiều sẽ không giòn, mất ngon, chức năng kích thích thèm ăn, ngăn chống lão hóa của rau

do đó cũng bị giảm rất đáng kể

Ví dụ: Nồi canh chua của người Nam Bộ mùa nóng thì dùng với bạc hà, đậu bắp,

cà chua còn mùa mưa thì có thể thêm các loại rau như bông súng, điên điển, lục bình, kèo

nèo… Trong dịp lễ tết thì họ ăn bánh tét, dưa món, củ kiệu

Nói đến văn hóa ẩm thực ở Nam Bộ mà không nhắc đến “miếng trầu” là cả một sự

thiếu sót, bởi đó chính là nét lớn mang tính truyền thống chung nhất của dân tộc ViệtNam trên cả ba miền Thật vậy “miếng trầu” từ hàng nghìn năm, nó vẫn được dân tộc ta

đặc biệt quý trọng, bởi “Trầu cau là nghĩa, thuốc xỉa là tình” cho nên trong giao tiếpngười ta luôn trịnh trọng đặt nó ở vị trí “đầu câu chuyện”, kể cả chuyện hôn nhân quan

trọng nhất đời của một người (“Một miếng trầu là dâu nhà người”) Họ ghiền trầu đến nỗi

“Miếng hạ gộng, miếng động quan”, người xưa từng “đặt vè”, và cảnh giác “Nhịn thuốc

mua trâu, nhịn trầu mua ruộng”

Trong ăn uống của người Nam Bộ thường thiên về hình thức Ngoài các tiêu chí về

an toàn vệ sinh thực phẩm, món ăn Nam Bộ còn thể hiện sự dân dã, mộc mạc, chất phátcủa người dân Nam Bộ Khi thưởng thức các món ăn của người dân Nam Bộ thực kháchkhông chỉ thấy ngon mà còn phải trầm trồ khen đẹp mắt về cách sắp xếp, trang trí món ăn

Trang 13

của người Nam Bộ Chẳng hạn như đĩa bánh tét chữ của Nam Bộ, những miếng bánh tétphải còn nguyên vẹn không nát, và chữ phải hiện rõ nét được xếp ngay ngắn trong đĩa.

Bên cạnh những món ăn thuần túy của người Việt Nam thuần túy, rất nhiều các

món ăn của Trung Hoa, Campuchia, Thái Lan đã trở nên quen thuộc với người Nam Bộnhư bánh bao, hủ tiếu, xá xíu… và các món ăn này đã được người dân Việt Nam nóichung và người dân Nam Bộ nói riêng đã chọn lọc và đã trở thành những món ăn phổ

biến được sử dụng rộng rãi

1.5 Các món ăn tiêu biểu.

Nam Bộ là nơi có hệ thống kênh rạch chằng chịt nhất nước ta, bởi vì vậy họ luôngiữ cho mình một truyền thống từ đời xa xưa đó là văn minh lúa nước Tất cả các món ăncủa người Nam Bộ đều mang chất dân dã, mộc mạc Cùng với đó là sự phong phú củanguồn nguyên liệu, hầu như có ở khắp mọi từ vườn sau nhà, dọc lối đi, bờ mương… Họtận dụng hết những nguyên liệu sẵn có đấy để đưa vào ẩm thực một cách hài hòa

 Chuột nướng chao

Làm món chuột ướp chao nướng vỉ cũng đơn giản Dùng nước sôi cạo sạch long (

có nơi thì dùng rơm thui) hoặc lột da, móc ruột bỏ, chừa gan tim, cắt bỏ phần đầu, để

nguyên con hoặc chặt ra cỡ hai, ba ngón tay tùy theo chuột lớn, nhỏ Kế đến nhúng chuột

vào tô chao có ướp tiêu, tỏi, bột ngọt, tí nước mắm ngon cho thơm

Bếp than được đốt cháy lên cho đỏ hồng Gắp thịt chuột lên vỉ nướng và trở đều.Khi nào thấy chuột hơi tái màu, ta có thể phết thêm chao cho thấm và nướng tiếp, khi thấythịt có mùi thơm và cháy sem sém rìa là thịt đã chin Chuột nướng chao chấm với nước

tương giàm ớt hiểm xanh hoặc nước mắm chao mới đúng điệu và thật tuyệt vời

 Ba khía ngâm muối

Ba khía là loại sinh vật sống ở ven sông, biển hình dáng giống con cua, lớn hơn

Trang 14

lấy ra ăn với món nào cũng đều ngon Lúc đem ra ba khía ra dùng, cần ngâm với nước sôikhoảng 5 phút, tách yếm, bẻ càng bỏ tròng vô tô ướp tỏi, ớt, chanh, đường bột ngọt chothấm đều, bắc chảo phi mỡ tỏi cho thơm vào bỏ ba khía vô chiên Khi nào ăn, vắt chanhvào, ta sẽ có món ăn ngon, nhất là khi ăn với cơm nguội.

 Cháo đậu xanh nấu với rắn hổ đất

Ở Đồng Tháp Mười rắn, rùa nhiều có tiếng Khi bắt được rắn hổ đất, đem đập đầu

cho chết, dùng nước sôi cạo vẩy thật sạch Kế đến mổ lấy ruột gan, rồi chặt rắn dài theo tỉ

lệ thích hợp, đem hầm cho nhừ mới vớt ra Sau đó đổ gạo, và đậu xanh vào nồi nước hầmrắn Cháo chin nêm nếm vừa miệng Đem xé thịt rắn nhỏ như thịt gà trộn chanh, rau răm.Múc mỗi tô cháo cho một ít thịt rắn, có rắc tiêu hành trộn đều, ăn tới đâu mát tới đó…vì

cháo đậu xanh rắn hổ đất làm mát gan giải nhiệt

 Bánh xèo Mười Xiềm

Xuất hiện ngay từ những ngày đầu mở Đất Phương Nam, bánh xèo là món ăn dân

dã rất quen thuộc với người miền Nam Những ai đã từng ăn qua món bánh này, khó cóthể mà quên được hương vị đậm đà đầy chất dân dã của nó

Cái bánh độc đáo ở chỗ, nguyên cái bánh lớn vàng ươm, giòn rụm, nhưng rất hạn

chế dầu mỡ Điều này tốt cho sức khỏe của thực khách, nhất là những người buộc phải ănkiêng chất béo

Từ cái bánh xèo truyền thống nhân tôm thịt ,ngày nay, nhiều loại bánh xèo có nhân

là các loại nguyên liệu như: nấm kim châm, nấm linh chi bạch ngọc, nấm bào ngư, nấmmối (theo mùa), cổ hủ dừa, các nguyên liệu chay ,v v

Ăn bánh xèo mà không có rau xanh xem như thất bại những nhà hàng bánh xèoMười Xiềm còn được đầu tư dàn máy lọc nước ozôn rửa rau, bảo đảm an toàn vệ sinh

thực phẩm cho thực khách

Ngoài những loại rau căn bản như cải bẹ xanh, xà lách, rau thơm thì điểm lạ củabánh xèo dì Mười Xiềm là sự có mặt các loại rau rừng như: đọt sao nhái, lá lụa, đọt điều,

Ngày đăng: 29/10/2016, 15:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w