Phân tích sự hài lòng thị hiếu của người việt nam khi sử dụng hàng nhập ngoại

11 402 0
Phân tích sự hài lòng thị hiếu của người việt nam khi sử dụng hàng nhập ngoại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích sự hài lòng thị hiếu của người Việt nam khi sử dụng hàng nhập ngoại CHỦ ĐỀ SỐ 1: Sự thỏa mãn của khách hàng Việt Nam đối với hàng hóa/dịch vụ nhập ngoại - Mức độ thỏa mãn (từ rất thấp – rất cao) của khách hàng Việt Nam khi mua và sử dụng các sản phẩm/dịch vụ nhập ngoại (VD: quần áo, giày dép, ví ngoại, đồ điện tử, mỹ phẩm, nhà hàng, học trường quốc tế, …)? Giải thích tại sao (phân tích các lợi ích/benefit & các chi phí/cost)? - Mức độ thỏa mãn với cuộc sống nói chung của những khách hàng mua/sử dụng hàng ngoại? (Phân tích tác động của sự thỏa mãn trong tiêu dùng đối với hạnh phúc trong cuộc sống nói chung) Hãy sử dụng cả số liệu thứ cấp (internet, báo chí, các báo cáo, …) & sơ cấp (quan sát & 5 phỏng vấn) để minh họa cho bài viết MỞ ĐẦU Những năm gần đây, khi nhu cầu “Ăn no mặc ấm” được thay bằng nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” thì ở những thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trên những con phố chính xuất hiện nhiều hãng đồ hiệu nước ngoài du nhập vào Việt Nam Đó là những hãng thời trang cao cấp, có tên tuổi của Pháp, Tây Ban Nha, Ý như Louis Vuitton, Longchamp, Bonia, Burberry, Nine West, Lacost, Escada, Esprit, Levis, Mango…lần lượt trình làng với những Bộ sưu tập theo mùa với kiểu dáng phong phú, chất liệu đẹp, sang trọng và đặc biệt thời trang Ngày xưa, khi người ta sở hữu một chiếc xe đạp Thống Nhất thì nhu cầu chỉ là chiếc quần lĩnh đen với áo sơ mi trắng Khi có chiếc Peugeot da đồng thì người ta muốn chiếc quần lụa đen với áo sơ mi hoa Khi sở hữu chiếc xe Honda, người ta muốn có quần bò Levis với áo cotton chẽn Giờ đây, khi sở hữu một chiếc xe hơi, thì 1 nhu cầu dùng hàng hiệu cũng là lẽ dễ hiểu Giá cả thì từ hàng chục, hàng trăm đến hàng ngàn USD cho một món đồ… PHÂN TÍCH Luxury Mall ở Đào Duy Anh vắng huơ vắng hoắt Khác hẳn với mua sắm đông đúc ở Tràng Tiền Plaza hay Vincom Tower, hiếm khi đếm được hai chục khách ở đây Nhưng nó vẫn đang được người ta nhắc đến nhiều hơn bất cứ lúc nào Đơn giản bởi cái giá trên trời của nó Một cái thắt lưng của D&G giá 2.950.000đ, một cái quần của Just Carvalli giá 5.800.000đ Dù có giảm giá 50% thì khách vẫn lắc đầu lè lưỡi Thế mà Luxury Shopping Mall vẫn có nguy cơ bị tiếm ngôi Một Shopping Acard mới đang manh nha hình thành bên phải mặt tiền khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội Sau khi Louis Vuitton mở rộng cửa hàng của mình, Cartier đã chuyển đến làm hàng xóm Tiếp đó là Mont Blance và mới đây là Chopard Cách đó không xa Hilton Hanoi Opera cũng nhường một phần mặt tiền của mình cho Fulra Những thương hiệu ở đây không chỉ có bề dày lịch sử đáng nể mà còn có một đẳng cấp đủ để họ có quyền kỹ tính khi chọn chỗ cho mình Sự xuất hiện ồ ạt của các thương hiệu nổi tiếng thế giới ở Hà Nội, trong một thời gian ngắn, cho thấy các ông chủ đang đặt niềm tin mới vào những người Việt đang ngày một giàu hơn Ông Hardy Gattiker, giám đốc điều hành ở châu Á của thương hiệu Chopard nói trong ngày khai trương cửa hàng đầu tiên của hãng tại Hà Nội: "Hiện nay, chỉ có 0,5 - 1,5% dân Việt có khả năng mua được hàng cao cấp Nếu con số này lên 5% nghĩa là 5 triệu người, mà tôi tin là sẽ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng tôi thấy mình chẳng có lý do gì để dừng lại" Cũng cùng quan điểm với Chopard, ông Maxime Elgue, giám đốc điều hành khu vực viễn đông của Cartier nhận xét: "Vẫn còn nhiều điều chúng tôi phải tìm hiểu tại đây, nhưng tôi tin mọi thứ sẽ tốt" Theo ông Elgue, Cattier chủ trương nhắm vào khách hàng Việt Nam và ưu tiên trước mắt của hãng là đồng hồ và nữ trang cao cấp Điều này cũng ít nhiều giống với 2 Chopard, khi xác định khách hàng tiềm năng của hãng chính là bộ phận người Việt và Việt Kiều Có thể chính nó đã lý giải việc Chopard chọn giới thiệu bộ sưu tập nữ trang và đồng hồ Happy Diamond nổi tiếng làm điểm nhấn đầu tiên Bộ sưu tập này đã quá thành công trên thế giới và giá của nó ở mức chấp nhận được: Từ khoảng 1.000$ trở lên Tuy nhiên, doanh số chưa phải là ưu tiên hàng đầu của những thương hiệu như Chopard, Catier Đón đầu một xu thế, khẳng định vị trí thương hiệu của mình trên thị trường và trong nhận thức của người Việt, tạo điều kiện để người Việt tiếp cận được với hàng chính hãng - cũng là một cách chống hàng giả, hàng nhái - đó mới chính là mục tiêu của họ Giải thích kỹ hơn hiện tượng đổ bộ hàng loạt thương hiệu cao cấp vào Hà Nội, ông Gattiker nói: "Không ai muốn bỏ lỡ một chuyến tàu đến một tương lai đầy hứa hẹn Mọi người đều muốn có một chỗ đến con tàu đó" "Nhận dạng" dân sài hàng hiệu Những vị khách đầu tiên trên chuyến tàu đồ hiệu ở Việt Nam chính là các ngôi sao Khi đã nổi tiếng và xuất hiện ngày càng nhiều trước công chúng, các sao luôn phải đổi mới cách ăn mặc của mình Họ cần những đồ đẹp nhất, xịn nhất - để xứng tầm với họ - và đảm bảo độc nhất Có thể kể ra vô số tín đồ hàng hiệu trong giới ngôi sao: Thanh Lam, Hồng Nhung, Phương Thanh, Hiền Thục Tuy nhiên, đáng nể nhất vẫn là Đàm Vĩnh Hưng Trang phục của ca sĩ giọng khàn này được sắm chủ yếu từ các chuyến lưu diễn bên Mỹ Trong một chuyến đi mới đây, Mr Đàm đã bỏ ra 6.000$ để chất đồ hiệu lên người "Người đàn ông mode nhất phải thuộc và viết được các tên của các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới mà tôi rất rành công việc này", Hưng nói - những thương hiệu anh rành nhất là Louis Vuitton, D&G, Gucci, Roberto Cavalli, Jean Paul Gautier, Emporio, Armani, Umberto Bilancioni, J Lindeberg Tiếp đến là những cô chiêu cậu ấm Một số người muốn bắt chước thần tượng, một số người đơn giản họ thích sành điệu và thừa tiền để sành điệu Bên cạnh đó, một bộ phận thanh niên thuộc tầng lớp trung lưu, thượng lưu cũng đang dần kết thân với hàng cao cấp nhằm mục đích nâng cao giá trị bản thân, 3 chứng tỏ mình là người sành điệu Đối tượng này hiểu được sức quyến rũ của những nhãn mác cao cấp đã tồn tại hàng trăm năm nay trên thế giới Họ biết cách tiêu xài cho bản thân Theo Maslow, một trong những đặc điểm nhu cầu của con người là mong muốn có được thành công như người khác Con người thường muốn được những người xung quanh, bạn bè, đồng nghiệp chú ý và ngợi khen Sau khi đã đạt được mức độ thỏa mãn nhu cầu tự nhiên thì họ sẽ tìm đến với nhu cầu được thể hiện mình, khẳng định mình Và trong văn hóa tiêu dùng họ đã tìm đến với những nhãn hiệu nổi tiếng Sở dĩ tạo được sự khác biệt như vậy vì những nhãn hiệu nổi tiếng làm cho khách hàng tách ra khỏi đám đông bằng cách phô trương sự giàu có và địa vị xã hội của họ “Trong xã hội thiên về vật chất hiện nay, trong một khía cạnh nào đó, tư cách của bạn được thể hiện qua những thứ mà bạn mua” – theo Haig phân tích Nếu một người nào đó lái một chiếc xe Rolls Royce, mặc áo hiệu Louis Vuitton hay đeo đồng hồ Rolex, chắc hẳn người đó sẽ trở nên nổi bật so với những người lái xe Ford, mặc quần áo hiệu Gap hay đeo đồng hồ Timex, vốn là những nhãn hiệu phổ biến hơn Bởi vì khách hàng Việt Nam thường muốn “quảng cáo” cái tôi của mình thông qua các sản phẩm họ sử dụng để không bị nhận biết rằng mình lúc nào cũng mong muốn khẳng định vị trí trong xã hội, được cảm thấy mình là “người ở trên cao” trong cộng đồng Khách hàng Việt Nam sử dụng những nhãn hiệu thời trang cao cấp là những công cụ điển hình trong việc tạo ra địa vị xã hội cho người sử dụng Chắc chắn là chúng không phải được mua chỉ để phục vụ cho mục đích thực dụng Người ta không chọn một chiếc đồng hồ Rolex vì tính chính xác của nó Người ta đeo nó để khẳng định mình là ai, giàu có cỡ nào! Biểu tượng của Louis Vuitton vừa khẳng định sự sang trọng, quý phái, vừa làm toát lên địa vị xã hội của người sử dụng, gây được sự chú ý của người khác Để trả lời cho câu hỏi tại sao về mức độ thỏa mãn của khách hàng Việt Nam khi sử dụng các sản phẩm cao cấp thì ta thấy nhìn chung họ đã đáp ứng được: 1 Khẳng định phong cách, thương hiệu và sự sành điệu: Những khách hàng của các mặt hàng cao cấp ngày nay xem vẻ bề ngoài mang tính vật chất của hàng hóa cao cấp chỉ là điều thứ yếu Sản phẩm mà họ mua phải thể hiện được phong cách riêng và sự sành điệu của họ Họ sẵn sàng chi rất nhiều 4 tiền để được sở hữu những nhãn hiệu nổi tiếng, đơn giản chỉ vì họ hiểu được giá trị của những sản phẩm này Thương hiệu vẫn là yếu tố đầu tiên hấp dẫn người tiêu dùng bởi nó vừa khẳng định được chất lượng sản phẩm, vừa khẳng định được đẳng cấp của người sở hữu Nhưng một cái tên là chưa đủ! Người tiêu dùng vẫn đòi hỏi những sản phẩm có tính đa dạng, biến hóa, khác biệt và mới mẻ "Có gì mới không?" là câu hỏi thường trực trong đầu những nhà tiêu dùng sài hàng hiệu Đó chính là yếu tố để hàng hiệu song hành cùng hàng độc, mà đôi khi giá cả chưa chắc đã là giá trị của những mặt hàng này Từ ý thức luôn muốn khẳng định mình những người sài hàng hiệu thường muốn tạo ra một phong cách riêng không lẫn với ai để thể hiện mình Họ thích mặc trang phục của những nhãn hiệu nổi tiếng từ đầu tới chân, những khách hàng này sẽ kết hợp nhiều nhãn hiệu thời trang nổi tiếng khác nhau để tạo ra phong cách riêng cho mình Ví dụ, không có gì là bất bình thường khi tìm thấy các khách hàng này mặc áo của Roberto Cavalli, quần Armani, giày Loubouitn, đeo đồng hồ Longines và mang túi xách Louis Vuitton Cùng một lúc họ sử dụng nhiều sản phẩm của nhiều thương hiệu mà họ yêu thích làm tất cả các công việc nhằm tạo ra sự cộng hưởng với ngôn từ sáng tạo và đáp lại bằng những sản phẩm mà họ mong muốn Theo số liệu điều tra phỏng vấn cho thấy, xu hướng của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay là chuộng hàng hiệu được sản xuất từ các nước tiên tiến (ví dụ: cùng mác Louis Vuitton nhưng nếu sản xuất ở chính Italy người tiêu dùng sẽ cảm thấy thoải mãi hơn, hãnh diện hơn so với diện đồ sản xuất tại Trung Quốc, Việt Nam) Hầu hết người tiêu dùng đều đánh giá chất lượng sản phẩm ở các nước tiên tiến là cao, thể hiện sự khéo léo về thiết kế, đáng tin cậy và xứng với đồng tiền họ bỏ ra 2 Cảm nhận được đắt giá và đáng giá của sản phẩm: Đối tượng để mua các sản phẩm, dịch vụ cao cấp là khách hàng Việt Nam cũng đa dạng hơn Họ dần đáp ứng nhu cầu của mình theo khả năng kinh tế của họ Có thể họ sử dụng những sản phẩm dịch vụ cao như hàng hiệu, đồ mỹ phẩm nhưng đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe họ vẫn không tìm đến những bệnh viện có uy tín và thương hiệu này là họ ưu tiên cho việc tiêu tiền và tiêu vào những đối tượng sản 5 phẩm dịch vụ mà họ yêu thích (Ví dụ: ngày càng có nhiều người thích sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Bệnh viện Việt Pháp mặc dù chi phí ở đó không hề rẻ) Họ tự cho phép mình hưởng thụ việc mua sắm, họ tin điều đó làm họ cảm thấy hài lòng hoặc là nó đáng giá, nhưng hãy vui vẻ mua "masstige" (là kiểu kinh doanh ăn theo các hãng nổi tiếng) hay thậm chí mua những món hàng chi phí thấp, các mặt hàng mà không một mặt hàng cao cấp nào thỏa mãn được mong muốn thể hiện cá tính của họ Sự pha trộn giữa những kiểu mua hàng rẻ tiền và đắt tiền là đặc điểm nổi bật của khách hàng Việt Nam giúp ta biết đâu là một người mua tinh vi và khôn ngoan: những bà mẹ tốn hàng trăm triệu cho đồ trang trí nội thất nhưng sẵn sàng mua một số đồ khác tại các chợ cóc; Những nữ doanh nhân trẻ tuổi bỏ hàng ngàn đô la mua túi xách nhưng lại mua những thứ khác của các hãng không tên tuổi tại các quầy tạp phẩm Tương tự, khách hàng của các mặt hàng cao cấp ngày nay thích sử dụng tiền khi họ nhận thấy rằng chất lượng sản phẩm và giá tiền chúng ngang nhau 3 Sự thỏa mãn - Chìa khoá cho lòng trung thành của khách hàng Đẳng cấp của hàng hiệu cũng được tính bằng tuổi thọ sản phẩm, độ giữ phom dáng, các tính năng ưu việt của chất liệu trong quá trình sử dụng Khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ cao cấp, khách hàng khá nhạy cảm để nhận biết họ được đối xử như thế nào, hăng hái hay thụ động Thông thường khách hàng không phải chịu đựng bất kỳ sự không công bằng, thiếu tiện nghi, hay thất vọng nào trong quá trình trao đổi mua bán Vậy mức độ thỏa mãn với cuộc sống nói chung của những khách hàng mua và sử dụng hàng ngoại cao cấp Tác động của sự thỏa mãn trong tiêu dùng đối với hạnh phúc trong cuộc sống? Sự thật phía sau những cảm nhận đắt giá Số liệu thực tế cho thấy, sự trung thành của người tiêu dùng (hay nói cách khác là sự lệ thuộc của họ) vào các thương hiệu đắt tiền luôn bền vững và ngày càng tăng Trong một nghiên cứu về người uống bia tại thị trường Việt Nam, khi trả lời cho câu hỏi: “nếu được thoải mái lựa chọn thì bạn sẽ chọn loại bia nào?”, hơn 70% người được hỏi đã trả lời Heineken Quả thật là các thương hiệu mạnh luôn có giá cao hơn hẳn những đối thủ cạnh tranh cùng ngành hàng Tuy vậy, nếu bạn tìm hiểu kỹ lưỡng thì sẽ thấy rằng, các sản 6 phẩm “cao cấp” đắt tiền luôn được ưa chuộng, và ngày càng được ưa chuộng hơn Trong một đợt phỏng vấn bỏ túi được thực hiện năm 2006 tại Thành phố Hồ Chí Minh với khoảng 60 phụ nữ được hỏi ý kiến, tất cả mọi người đều chọn Sunsilk làm dầu gội thay vì chọn một nhãn dầu nội địa khác có chất lượng tốt và giá rẻ hơn Nhiều người hồ nghi về “tuối thọ” của các hãng đồ hiệu này khi vào Việt Nam bởi “cái giá phải trả” cho một món đồ cũng là khó có thể tưởng tượng Nhưng thực tế đã chứng minh các hãng thời trang không những tồn tại mà còn "sống" khỏe với việc vươn ra mở cửa hàng ở những con phố đẹp nhất của Hà Nội, Sài Gòn và các trung tâm thương mại lớn như Parkson, Diamond Plazal Vincom, Hanoi Tower, Tòa nhà Hàng hải Phỏng vấn một người tiêu dùng cho thấy: “Tôi thích dùng hàng hiệu, dù đắt nhưng mình lâu chán Kiểu dáng không bị lỗi thời, chất liệu và màu sắc lại rất bền Lỡ có đi công tác nước ngoài thì mình cũng không bị lỗt mốt so với họ” Trong cuốn “The Cult of The Luxury Brand”, hai tác giả Radha Chadha và Paul Husband (tạm dịch: Mốt xài hàng hiệu sang trọng) nêu ra một số dẫn chứng về xu hướng thích xài hàng hiệu của người tiêu dùng Đặc biệt tại châu Á, người dân ngày càng thích chọn mua những loại hàng hóa có nhãn hiệu rất đắt tiền (có đến 94% phụ nữ ở Tokyo - theo cuốn sách trên - sử dụng sản phẩm của - một nhãn hiệu hàng hóa thuộc loại đắt nhất thế giới) Hẳn việc ưa chuộng các sản phẩm giá cao sẽ cho cảm nhận là sản phẩm tốt hơn, dẫn đến việc sẽ hài lòng hơn khi sử dụng Dựa trên những phân tích về giá trị của sản phẩm và giá trị của thương hiệu, chúng ta dễ thấy được là một sản phẩm mang thương hiệu sẽ tạo ra hai loại giá trị khác biệt rất rõ ràng: giá trị lý tính và giá trị cảm tính Giá trị lý tính: Đây chính là những lợi ích mà một loại hàng hóa, hay một loại dịch vụ mang lại cho người tiêu dùng Cà phê đơn thuần là một loại thức uống gây nghiện và giúp người uống tỉnh táo hơn, sảng khoái hơn Uốn tóc là một dịch vụ giúp cho các bà các cô có mái tóc kiểu cách và đẹp hơn Nếu một sản phẩm không có thương hiệu, nó được gọi là hàng hóa 7 Giá trị cảm tính: Là một loại giá trị do các thương hiệu mang lại Khi một loại hàng hóa với những đặc điểm cụ thể tạo nên sự khác biệt, người bán hàng sẽ được gắn thêm tên gọi cho hàng hóa đó để người tiêu dùng dễ phân biệt, dễ nhận biết Chính cái tên mà người bán hàng gắn cho loại sản phẩm có những đặc điểm khác biệt là lý do để cho chúng ta phải trả thêm tiền để mua sản phẩm đó Nói một cách khác, sản phẩm đó có kèm theo thương hiệu Cà phê thương hiệu Highland có giá trên dưới 20 ngàn đồng một ly, trong khi ly cà phê bán ở chợ (cũng ngon không kém) thì giá chỉ có 4.000 đồng Dịch vụ cũng vậy, uốn tóc tại tiệm bình dân ở cửa hàng bình thường giá chỉ 150.000 đồng, nhưng cũng uốn một kiểu tóc tương tự ở tiệm Khôi sang trọng thì giá suýt soát một triệu đồng Tuy nhiên, sự khác biệt về giá cả không chỉ bởi cái tên thương hiệu Trên thực tế, sự chênh lệch về giá ở đây thể hiện mức độ cảm nhận, hay nói cách khác là lượng cảm xúc tốt mà người khách hàng có được từ sản phẩm hay dịch vụ có cái tên đặc thù đó Đâu là sự khác biệt? Trước hết, tất cả mọi người đều phải công nhận rằng hàng hiệu thứ thật luôn luôn có những đặc điểm khác biệt vượt trội với chất lượng “không thể chê vào đâu được” Kế đến là nó tạo ra các giá trị cảm tính như sự tự hào, sự hãnh diện và rất tự tin cho người xài hàng hiệu Làm sao mà lại có thể không tự hào khi bạn mặc một chiếc áo sơ-mi “hàng độc” có giá đến 6 triệu đồng, đeo một cái thắt lưng có giá 18 triệu đồng và đi một đôi giày da nai “chính hiệu” có giá gần 30 triệu đồng Một thương hiệu đắt tiền luôn tạo ra sự khao khát của người tiêu dùng, làm cho họ hãnh diện và thỏa mãn hơn rất nhiều so với một nhãn hiệu bình dân Hiện nay, khó ai có thể phủ nhận những tiện ích thiết thực của Điện thoại di động (ĐTDĐ) mang lại cho cuộc sống hiện đại Nếu như vài năm trước đây, người dùng chỉ cần một chiếc ĐTDĐ phục vụ cho đàm thoại liên lạc đơn thuần thì càng về sau này thì nhu cầu không dừng lại ở đó nữa Vì lẽ đó, các nhà cung cấp cũng đã không ngừng cho ra đời những chiếc điện thoại cao cấp, đa tính năng để đáp ứng kịp nhu cầu của người tiêu dùng Ngày nay, người tiêu dùng – nhất là đa phần giới trẻ – luôn mong muốn sở hữu một chiếc ĐTDĐ cao cấp, cả về tính năng lẫn kiểu dáng Bởi đơn giản, ĐTDĐ không chỉ là công cụ liên lạc mà ở một khía cạnh nào đó, 8 ĐTDĐ là bộ mặt của chủ nhân, thể hiện được cá tính và thị hiếu thẩm mỹ của người sử dụng Và có không ít người xem việc trang bị cho mình một chiếc ĐTDĐ cao cấp là một trong những cách thể hiện mình nên không ngại đầu tư một số tiền kha khá họ quan niệm : Điện thoại di động – Phong cách và cá tính Việc cho con theo học các trường quốc tế hiện nay cũng đang là một trào lưu của tầng lớp trung lưu trở lên Họ trông đợi rất nhiều vào kết quả học tập cũng như chất lượng đào tạo của các trường, với kỳ vọng con cái họ sẽ được tiếp cận với nền giáo dục hiện đại, tương thích và có giá trị khi so sánh với mặt bằng quốc tế về cả chất lượng và giá trị sử dụng của tấm bằng tốt nghiệp Một thương hiệu đắt tiền luôn tạo ra sự khao khát của người tiêu dùng và làm cho họ thỏa mãn hơn rất nhiều so với một nhãn hiệu bình dân Như vậy sự thỏa mãn chính là điều khác biệt cơ bản Một thương hiệu bình dân sẽ đáp ứng cho những nhu cầu cơ bản của khách hàng bằng các giá trị lý tính, nhưng một thương hiệu cao cấp sẽ tạo ra thêm những giá trị cảm tính và các giá trị cảm tính này là loại mà không dễ gì mà người tiêu dùng có được (như sự hãnh diện, sự thỏa mãn sung sướng, sự tự tin, …) Các giá trị cảm tính này thực tế là các cảm xúc tốt ở mức độ cao và sẽ xuất hiện mỗi khi nhãn hiệu được sử dụng KẾT LUẬN Hiện tại, phần lớn người Việt mua hàng hiệu xem ra vẫn chỉ chứng tỏ sự sành điệu hoặc khoe khoang sự giàu có của mình Nhưng trên thực chất, Louis Vuitton không chỉ nổi tiếng nhờ những họa tiết ô vuông chữ lồng mà còn có giá bởi cam kết về chất lượng dài bằng cả đời người Chopard, như lời ông Gattiker, "Không chỉ bán mà còn sống cùng những sản phẩm hãng làm ra" Rồi những cái hào nhoáng bên ngoài sẽ qua đi và hàng hiệu sẽ trở về với đúng các giá trị thật Người Việt sẽ đến với hàng hiệu, bằng đầy đủ với những hiểu biết về chúng, như một cách để biểu hiện cho quan điểm sống của mình Khi đó Họ sẽ hiểu hơn câu nói nổi tiếng của Renzo Rossi, ông chủ tập đoàn Diesel: "Tôi không bán quần jeans mà tôi đem lại một phong cách sống", cũng như câu nói của giám đốc 9 hãng sản xuất nước hoa Cleverland: “Ở nhà máy chúng tôi sản xuất nước hoa, ở cửa hàng chúng tôi bán niềm hy vọng” DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tạp chí Heritage Fashion 2 Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, tập 9, số 10 – 2006 3 http://www.saga.vn 4 http://doanhnhan360.com 5 http://www.lantabrand.com 10 11

Ngày đăng: 29/10/2016, 10:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Sự thật phía sau những cảm nhận đắt giá

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan