HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BIDV I.Giới thiệu chung về BIDV + Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Trang 1HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
BIDV
I.Giới thiệu chung về BIDV
+ Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
+ Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam
+ Tên gọi tắt: BIDV
+ Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
+ Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam, BIDV là ngân hàng trong Top 30 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á, trong 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới do Tạp chí The Banker bình chọn
+ Lĩnh vực kinh doanh: Ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính
http://bidv.com.vn/
II.Vị thế thương hiệu của BIDV
+ BIDV là ngân hàng tiên phong, tích cực, chủ động thực hiện hiệu quả chính sách tài chính tiền tệ, phát triển kinh tế đất nước, khẳng định vai trò là công cụ đắc
lực của Chính phủ
+ BIDV là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được giao làm chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư Việt Nam ra nước ngoài tại 03 nước Lào, Campuchia và
Myanmar, đóng vai trò chủ lực trong hợp tác kinh tế và đầu tư tại các địa bàn trọng
điểm chiến lược và là định chế tài chính tiên phong mở đường để cùng các doanh nghiệp Việt Nam tham gia đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài
+ BIDV là ngân hàng đi đầu khởi xướng, đề xuất thành lập các liên kết vùng và
đã được đánh giá cao
+ BIDV là ngân hàng luôn chủ động, tích cực đóng góp hiệu quả, thiết thực cho
sự phát triển bền vững của cộng đồng
Trang 2+ BIDV là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam có Trung tâm nghiên cứu với chức
năng nghiên cứu chuyên sâu, phản biện độc lập và đưa ra các đánh giá, dự báo về các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế xã hội
III.Hoạch định chiến lược
1 Định hướng chiến lược của BIDV trong giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến 2030.
a Tầm nhìn: Nằm trong Top 20 Ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á, Top 100 ngân
hàng lớn nhất Châu Á Thái Bình Dương và Top 300 Ngân hàng lớn nhất thế giới đến năm 2030; Trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng quốc tế hiện đại có trình
độ, năng lực vận hành đồng bộ, thông suốt trong môi trường kinh tế thị trường đầy
đủ, có sức cạnh tranh cao trong khu vực châu Á và trên thế giới với hai trụ cột phát triển là Ngân hàng thương mại hiện đại tập trung đẩy mạnh hoạt động bán lẻ
và Bảo hiểm (nhân thọ, phi nhân thọ) có quy mô hoạt động ở mức khá của khu vực và châu Á
b Chiến lược:
Trong đó chú trọng đến 03 khâu đột phá chiến lược là:
1 Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.BIDV đã triển khai mô hình tổ chức theo theo khuyến nghị của Tư vấn quốc tế, cơ bản phù hợp với thông lệ và quy định của pháp luật
Mô hình tổ chức của BIDV sau CPH được chia thành các khối chủ yếu như: Khối Ngân hàng (các chi nhánh/Sở Giao dịch), khối các công ty con, khối liên doanh, khối vốngóp Tuy nhiên, mô hình tổ chức tại Trụ sở chính có sự khác biệt cơ bản như sau:
- BIDV thực hiện việc quản lý tập trung theo khuyến nghị của đề án Tư vấn quốc tế, tại Trụ sở chính BIDV được hình thành các khối chức năng rõ ràng (cụ thể là 07 khối), đảm bảo sự phân tách giữa “Front Office” và “Back/Support Office”
- Các Khối kinh doanh (Front Office) bao gồm: Khối Ngân hàng bán buôn, Khối bán lẻ
và mạng lưới, Khối nguồn vốn và kinh doanh vốn Các khối “Front Office” họat động trên nguyên tắc cơ bản là giao dịch, thương lượng với khách hàng nhưng không thể nhập
dữ liệu vào tài khoản Họ chỉ có thể lấy thông tin về các tài khoản đó
- Các Khối Back Office/ Hỗ trợ bao gồm: Khối quản lý rủi ro, Khối tác nghiệp, Khối tài chính, Khối hỗ trợ Các khối “Hỗ trợ” họat động trên nguyên tắc cơ bản là không liên hệ với khách hàng và có nhiệm vụ nhập dữ liệu vào tài khoản (trả tiền, nhận tiền và chuyển tiền), hỗ trợ về rủi ro, tác nghiệp và tài chính
2 Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững
Vd: Ký kết hợp tác giữa Học viện Ngân hàng và Ngân hàng BIDV giai đoạn 2013 – 2018.Bản ghi nhớ hợp tác giữ hai tổ chức với những nội dung: Phối hợp tổ chức các
Trang 3hoạt động nhằm hỗ trợ công tác chuyên môn của hai đơn vị, trong đó tập trung vào các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ (bao gồm cả lý luận và thực tiễn), hoạt động hướng nghiệp, phát hiện đào tạo tài năng trẻ, xây dựng và đào tạo đội ngũ chuyên gia trong hoạt động tài chính ngân hàng…thông qua việc phối hợp tổ chức các diễn đàn hợp tác, các chương trình hội thảo, toạ đàm về chuyên môn, chuyên ngành tài chính ngân hàng, tổ chức chương trình ngày hội việc làm, tập huân công tác nhằm trao đổi, chia sẻ vàtrau dồi kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn cho cán bộ.
3 Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV
BIDV xác định CNTT và nguồn nhân lực là 2 điều kiện quyết định sự phát triển của BIDV để đủ sức cạnh tranh và hội nhập BIDV đã chuyển dần từ mô hình quản lý CNTT phân tán sang quản lý CNTT tập trung, tách bạch giữa công tác quản trị CNTT và triển khai, vận hành hệ thống CNTT, từng bước hoàn thiện mô hình ứng dụng CNTT hiện đại Đến nay, BIDV đã Xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại, đủ sức
phục vụ vận hành hoạt động của cả hệ thống BIDV; hệ thống các phần mềm ứng
dụng CNTT tiên tiến, đồng bộ, liên thông, bao quát mọi hoạt động, quản lý gần 8 triệu khách hàng và xử lý gần 1,7 tỷ giao dịch/năm; mô hình quản trị CNTT tiên tiến phù hợp với thông lệ quốc tế và quy mô phát triển của BIDV; Đội ngũ cán bộ CNTT lớn mạnh, không ngừng phát triển, với khoảng 700 cán bộ được đạo tạo bài bản, có trình độ cao, tâm huyết trung thành với BIDV và khẳng định thương hiệu cán bộ CNTT BIDV đủ sức quản lý, triển khai, vận hành một hệ thống CNTT quy mô lớn
Như vậy, CNTT BIDV đã phát triển một bước dài từ không đến có, từ thấp đến cao Đến nay, BIDV được đánh giá là một trong những ngân hàng có hệ thống CNTT hàng đầu tại Việt Nam
Năm 2016 cũng được coi là thời điểm cần thiết để khởi động chương trình "Đổi mớilần thứ hai với tầm nhìn đến năm 2030" với những bước đi cần thiết để BIDV tận dụng
cơ hội mới trong hội nhập, những mục tiêu, giải pháp cụ thể:
- Kiên định, quyết tâm giữ vững vai trò trở thành NHTM hiện đại hàng đầu ViệtNam; đồng thời xác định hoạt động kinh doanh bảo hiểm là trụ cột thứ hai sau hoạtđộng ngân hàng
- Củng cố vị thế thị trường của BIDV với động lực tăng trưởng là hoạt động bán lẻ,phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn, FDI, SME, tiếp tục đồng hành với các doanhnghiệp Việt Nam tại thị trường hải ngoại
- Quyết liệt triển khai các biện pháp nâng cao năng lực tài chính, đẩy nhanh tiến độbán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài
Trang 4- Hoàn thiện mô thức quản trị ngân hàng tuân thủ luật pháp, hoạt động theo thông lệ,bảo đảm tính minh bạch, công khai và hiệu quả
- Chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính ngân hàng quốc tế vàkhu vực, phát huy hiệu quả hoạt động của các đơn vị hiện diện tại nước ngoài
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn và thông
lệ quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động ngân hàng trong xu thếhội nhập và toàn cầu hóa kinh tế
- Nâng cao, đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, tối đa hóa bán chéo sản phẩmdịch vụ ngân hàng và bảo hiểm, gia tăng nguồn thu phi lãi trong tổng thu nhập
- Triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả chiến lược phát triển CNTT song song
và nhất quán với chiến lược phát triển của BIDV, là chìa khóa đột phá cho hoạt độngkinh doanh của BIDV
- Mở rộng kênh phân phối truyền thống, hiện đại, hiện diện thương mại tại các thịtrường trong khu vực và trên thế giới gắn với phát triển thương hiệu BIDV
- Xây dựng và thực hiện hiệu quả chiến lược hội nhập kinh tế quốc của BIDV,trong đó lộ trình thực hiện đến năm 2018 cơ bản đạt được nền tảng của một “ngânhàng đạt chuẩn ASEAN” (Qualified ASEAN banks –QABs) – gói cam kết thứ 6 (Tự
do hóa dịch vụ tài chính – Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC)
2.Môi trường kinh doanh
a Môi trường bên ngoài
1 Yếu tố môi trường kinh tế xã hội Việt Nam hiện tại
Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 là giữ vững ổn địnhkinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015, chú trọng cải thiện chấtlượng tăng trưởng, bảo đảm phát triển bền vững 7 tháng đầu năm 2016, tình hình kinh tế
- xã hội đạt được một số kết quả:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2016 ước tính tăng 5,52% so vớicùng kỳ năm trước, trong đó quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,55% Tăng trưởng 6 thángđầu năm nay tuy cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2012-2014 nhưng có dấu hiệuchững lại so với tốc độ tăng 6,32% trong 6 tháng đầu năm 2015
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2016 tăng 2,35% so với tháng 12/2015,bình quân mỗi tháng tăng 0,39% CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2016 tăng 1,72% so vớibình quân cùng kỳ năm 2015, tuy cao hơn so với mức tăng 0,86% của bình quân cùng kỳnăm trước, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI bình quân 6 tháng của một số nămgần đây
Lạm phát cơ bản tháng 7/2016 tăng 0,10% so với tháng trước và tăng 1,85% so vớicùng kỳ năm trước Lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng đầu năm 2016 tăng 1,81% so vớibình quân cùng kỳ năm 2015
Tỷ giá hối đoái 7 tháng đầu năm 2016 giảm 0,21% so với tháng trước; giảm 1,02% sovới tháng 12/2015 và tăng 2,21% so với cùng kỳ năm 2015
Trang 5 Mặt bằng lãi suất huy động tương đối ổn định Lãi suất huy động bằng đồng ViệtNam kỳ hạn dưới 6 tháng phổ biến ở mức 4,5%-5,4%/năm; kỳ hạn trên 6 tháng ở mức5,4%-7,2%/năm.
Tính chung 7 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 96,83 tỷUSD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,5%), trong đókhu vực kinh tế trong nước đạt 27,93 tỷ USD, tăng 2,4%; khu vực có vốn đầu tư nướcngoài (kể cả dầu thô) đạt 68,90 tỷ USD, tăng 6,5%
Tính chung 7 tháng, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 95,03 tỷ USD, giảm0,9% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,4%), trong đó khu vực kinh
tế trong nước đạt 39,63 tỷ USD, tăng 1,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 55,40
tỷ USD, giảm 2,4%
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/7/2016 thu hút 1408 dự
án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 8695,2 triệu USD, tăng 31,8% về số dự án
và tăng 25,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015
Năm 2015, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam đạt 204 tỷ USD, GDP/người đạt 2228USD, tăng 6.6% so với năm 2014 cho thấy sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế sovới giai đoạn 2011-2014 Mức sống, thu nhập người dân ngày càng cải thiện tạo điềukiện tốt cho thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng ngày càng phát triển và mở rộng
(Trích: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&idmid=&ItemID=15888
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&idmid=&ItemID=15853 )
Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam bước đầu đã đạt được những tăng trưởng nhất địnhtrong 2 quý đầu năm 2016 Nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp có nhu cầu tái sảnxuất cơ bản và tái sản xuất mở rộng trong chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thị trườngnước ngoài Nhu cầu về vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất cũng tăng cao đồng thời làmphát sinh mạnh mẽ nhu cầu dịch vụ đòi hỏi ngân hàng cung cấp từ dịch vụ thanh toán,bảo lãnh, thuê mua đến chuyển đổi ngoại tệ… Vì vậy khi nền kinh tế tăng trưởng, hoạtđộng ngân hàng cũng ngày càng phát triển
Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển làm phát sinh các như cầu về dịch vụ ngân hàng nhưvay vốn để sản xuất, chuyển đổi ngoại tệ, chiết khấu bộ chứng từ…
2.Môi trường chính trị - pháp luật
Về chính trị, dưới đây là một số đánh giá về bối cảnh chính trị của Việt Nam trong tương
lai Yếu tố này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của BIDVnói riêng
Theo đánh giá của cộng đồng quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tình hình
an ninh, chính trị ổn định Là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, thương mại, thu hút dòng
Trang 6vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài Đây là yếu tố thuận lợi cho ngành ngânhàng nói riêng cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung:
Môi trường ổn định thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển, các doanh nghiệpnước nước ngoài tăng cường đầu tư làm tăng trưởng kinh tế kéo theo sự phát triển củangành ngân hàng
Các ngân hàng nước ngoài tăng cường đầu tư vốn vào ngành ngân hàng làm tăng tínhcạnh tranh trong lĩnh vực này từ đó thúc đẩy ngành ngân hàng phát triển
Nền chính trị ổn định giúp giảm thiểu các nguy cơ xảy ra bạo động, khủng bố, đìnhcông từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh ít rủi ro hơn Thông qua đó thu hút đượcnhiều nhà đầu tư vào nền kinh tế cũng như lĩnh vực ngân hàng
Những quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước về kinh tế, về tự do hóa thương mại –đầu tư và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ( đặc biệt là cổ phần hóa các Ngân hàngthương mại nhà nước) trong thời gian qua tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống NHTMViệt Nam tăng cường năng lực tài chính, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động, chủđộng hội nhập và áp dụng các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
Về môi trường pháp luật, các hoạt động của ngân hàng chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của
ngân hàng nhà nước và sự chi phối của cơ chế pháp lý bao gồm: Luật doanh nghiệp, Luậtlao động, Luật các tổ chức tín dụng, Luật ngân hàng, các văn bản thông tư nghị định cóliên quan nhằm duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh cho các bên tham gia
“Luật Các tổ chức tín dụng 2010 đã quy định cụ thể phạm vi hoạt động của từng loạihình tổ chức tín dụng, trong đó lấy hoạt động của ngân hàng thương mại làm căn cứ dẫnchiếu khi quy định phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng khác.”
“Luật Các tổ chức tín dụng 2010 đã quy định theo hướng đại chúng hoá về sở hữuđối với các tổ chức tín dụng cổ phần để hạn chế việc chi phối, lạm dụng quyền lực do sởhữu tỷ lệ lớn cổ phần Cụ thể, Luật đã quy định giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cánhân không được vượt quá 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, tỷ lệ sở hữu cổ phần củamột tổ chức không được vượt quá 15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.”
Về khuôn khổ văn bản của ngành ngân hàng, trong những năm tới, tùy theo thực tiễn
vận động của thị trường tài chính tiền tệ, Ngân hàng nhà nước đã, đang và có thể banhành những văn bản quy định như :
Đến năm 2018 sẽ triển khai áp dụng Basel II với tất cả các ngân hàng thương mạitrong nước
Những thay đổi về mức tiền gửi dự trữ bắt buộc gửi tại NHNN (hiện tại là 5% đồngViệt nam và 8% ngoại tệ) tùy theo định hướng điều tiết cung tiền
“Quy định về lãi suất trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 đã tách lãisuất điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp vàchống cho vay nặng lãi, vừa đảm bảo để Ngân hàng Nhà nước điều hành, thực thi chính
Trang 7sách tiền tệ, vừa có cơ sở để áp dụng quy định của các luật liên quan như Luật Dân sự,Hình sự, Lao động, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước…”
Các chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS) bắt buộc áp dụng ở tất cả các ngân hàng vàcông ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
hệ thống ngân hàng thương mại
Quá trình mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng sẽ buộc BIDV phải đốimặt với sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, nguồn thu sẽ bị chia sẻ trong khi những rủi rotiềm ẩn của thị trường ngày càng lớn Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chínhđang ngày càng trở nên quyết liệt khi Ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danhmục dịch vụ về cả mảng cho vay lẫn huy động vốn Sau khi hội nhập, đối thủ cạnh tranhhiện tại không chỉ là ngân hàng trong nước mà còn cả ngân hàng nước ngoài với nhữnglợi thế về quy mô, năng lực tài chính Vì vậy các ngân hàng trong nước sẽ phải chấpnhận cuộc cạnh tranh quyết liệt để tồn tại và phát triển
Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế dẫn đến sự hội nhập giữa các nền kinh tế trong khuvực hay toàn cẩu Do đó, Ngân hàng cần phải theo dõi và nắm bắt xu hướng kinh tế thếgiới, phát hiện các thị trường tiềm năng, tìm hiểu các diễn biến về chính trị và kinh tếtheo những thông tin về công nghệ mới, các kinh nghiệm về kinh doanh quốc tế Hộinhập sẽ mang đến một lượng vốn lớn từ bên ngoài cho ngành ngân hàng Sự cạnh tranhmạnh mẽ sẽ tạo cơ hội và sức ép thúc đẩy tính sáng tạo, tăng cường năng suất lao động vàđào luyện nguồn nhân lực ngân hàng đáp ứng với nhu cầu phát triển mới Trong quá trìnhhội nhập, ngân hàng trong nước phải chấp nhận sự tác động mạnh mẽ của thị trường tàichính thế giới, nhất là về lãi suất và tỷ giá, đòi hỏi phải tăng cường tính linh hoạt tronghoạt động, tăng cường kỹ năng kinh doanh và cải cách phương thức quản trị nhằm mụctiêu lợi nhuận và an toàn
Toàn cầu hóa cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của cả cá nhân lẫndoanh nghiệp trong và ngoài nước, từ đó, góp phần tạo điều kiện mở rộng và phát triểnthị trường cho các ngân hàng biết tận dụng cơ hội
4.Yếu tố công nghệ
Trang 8Tốc độ phát triển của công nghệ ngân hàng trên thế giới là rất nhanh chóng, tạo điều kiệncho việc mở rộng các sản phẩm, dịch vụ Để phát triển kinh doanh tiếp cận nhanh chóngvới thông lệ quốc tế, việc đầu tư và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin phục vụ quảntrị điều hành và kinh doanh đang là một nhu cầu bức xúc
Xu hướng đầu tư mạnh cho nền tảng công nghệ để cung ứng các dịch vụ chất lượng cao
và tiện dụng cho khách hàng đang diễn ra mạnh mẽ Bên cạnh kênh giao dịch truyềnthống, với sự phát triển không ngừng của CNTT, các ngân hàng đã phát triển và mở rộngnhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trực tuyến như: các điểm giao dịch tự động (Autobank); ngân hàng điện tử (Internet banking, phone banking); Ví điện tử; Thiết bị thanhtoán thẻ (POS) tại các trung tâm thương mại, cửa hàng… đem lại lợi ích lớn cho kháchhàng Hệ thống core banking (hệ thống NH lõi hay hệ thống quản trị NH tập trung) cũng
đã được vào ứng dụng phổ biến ở hầu hết NH tại Việt Nam
Bên cạnh đó, sự phát triển công nghệ đã làm thay đổi cách thức liên hệ giữa NHTM vớingười tiêu dùng và các công ty, thông qua đó giúp các NHTM có thể phát triển thị trường
ra nước ngoài một cách thuận lợi
Hạn chế:
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tốc độ phát triển, ứng dụng CNTT trong hệ thốngngân hàng còn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa có sự đồng đều, chuẩn mực theo cácquy chuẩn quốc tế nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản trị ngân hàng
Chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế, nên việcvận hành hệ thống công nghệ thông tin chưa tốt, có thể dẫn đến nhiều sai sót
Chính sách quản lý cũng chưa theo kịp sự phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử(cấp phép - hành lang pháp lý quản lý - chính sách quản trị, quy trình sản phẩm của các tổchức tín dụng) Trong khi đó, rủi ro về công nghệ thông tin rất lớn như nguy cơ bị cáchacker xâm nhập trái phép, lợi dụng để phạm pháp
(Trích: http://thoibaonganhang.vn/can-buoc-tien-ve-cong-nghe-ngan-hang-31575.html )
5.Yếu tố văn hóa – xã hội
Quy mô và cơ cấu dân số
Dân số trung bình năm 2016 của cả nước ước tính 92,70 triệu người, tăng 987,8 nghìnngười, tương đương tăng 1,08% so với năm 2015, bao gồm dân số thành thị 32,06 triệungười, chiếm 34,6%; dân số nông thôn 60,64 triệu người, chiếm 65,4%; dân số nam45,75 triệu người, chiếm 49,4%; dân số nữ 46,95 triệu người, chiếm 50,6% Tốc độ đô thịhóa đạt 36.8% tăng 1.1% so với năm 2015
Quy mô và cơ cấu dân số ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của ngành ngân hàng.Nhất là khi Việt Nam là một nước đông dân, tỉ trọng dân số nông thôn vẫn còn cao, người
Trang 9dân vẫn chưa quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng nhất là ở nông thôn hay miền núi Vìthế chuyển dịch cơ cấu dân số theo hướng tăng tỉ trọng dân cư thành thị sẽ góp phần pháttriển, mở rộng các hoạt động của ngành ngân hàng.
(Trích: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&idmid=&ItemID=15888
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&idmid=&ItemID=15853 )
Thói quen tiêu dùng
Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người dân tuy có cải thiện nhưng chưanhiều Tính đến cuối năm 2015, tỉ lệ thanh toán bằng tiền chiếm tới 65% tổng phươngtiện thanh toán Đó là một bất lợi đối với ngành ngân hàng khi muốn tham gia vào thươngmại điện tử
(Trích:http://ndh.vn/65-phuong-tien-thanh-toan-van-dung-tien-mat-2015121602404084p149c165.news )
Bên cạnh đó, khách hàng ngày càng trở nên khó tính, thông minh và thông thạo côngnghệ hơn Hiện nay, thế hệ trẻ ít đến chi nhánh ngân hàng hơn và chủ yếu giao dịch quaMobile Banking, Internet Banking, bởi vậy hệ thống nhà băng phải thay đổi để đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của khách hàng
Giáo dục và đào tạo
Bên cạnh đó, ngành giáo dục và đạo tạo cũng phát triển mạnh Ngoài các trường công lập
và hệ thống trường dân lập, ngày càng có nhiều trường mở thêm các khóa hoặc các khóahuấn luyện nhằm giúp cho nhân viên ngân hàng có thể cập nhật kiến thức thường xuyên
b.Môi trường ngành
Trang 101) Các đối thủ tiềm năng
-đối thủ tiềm ẩn chính là các ngân hàng mới tham gia vào ngành ngân hàng hoặc
có ý định xâm nhập vào thị trường này đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài.Đối với các đối thủ tiềm năng BIDV cần quan tâm đến nguồn vốn,các lợi thế về tài chính,công nghệ để chủ động để ra các phương án và biện pháp đối phó như tạo
ra các rào cản gia nhập ngành hay lợi thể về quy mô sản xuất.Bên cạnh đó cũng cần phải chú ý đến các giao dịch mua bán sáp nhập của các ngân hàng tạo nên đối thủ tiềm ẩn mạnh cả về quy mô và chất lượng giống như BIDV sáp nhập MHB.2) Phân tích khách hàng
-khách hàng là ng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và sự trung thành của khách hàng mang lại lợi thế lớn.Đối với BIDV,có quy mô lớn nhất và tiềm năng nhất chính là khách hàng cá nhân (gần 8 triệu khách hàng cá nhân 2016)
Để đáp ứng đc nhu cầu ngày càng cao của khách hàng,BIDV sáng tạo ra nhiều sảnphẩm mới,dịch vụ mới để cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân tốt nhất,cạnh tranh nhất cho đối tượng khách hàng này,có thể kể đến giải thưởng ‘cho vay nhà ở tốt
Trang 11nhất’ và giải thưởng ‘Ngân hành bán lẻ tốt nhất’.Đối với khách hàng doanh nghiệpBIDV cũng tạo ra nhiều sản phẩm,dịch vụ hướng tới phân khúc khách hàng
này,mới đây nhất có thể nhắc đến gói vay vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp hay những doanh nghiệp siêu nhỏ vay vốn vs lãi suất chỉ 6,5% từ
11/8/2016-31/12/2016.BIDV cũng chú ý đến các kênh hiện đại để tương tác với khác hàng như internet banking,trung tâm chăm sóc khách hàng 24/7,mobie
banking,trung tâm mạng xã hội góp phần thu hút đc nhiều hơn khách hàng quan tâm đến các dịch vụ hiện đại và thân thiện Đối với những khách hàng lâu năm thì chế độ hậu mãi đối với họ cũng rất quan trọng.Ngân hàng cần có những mối liên
hệ sau bán hàng với nhiều hình thức:hội nghị khách hàng,dịch vụ quà tặng ngày sinh nhật
3) Phân tích nguy cơ của sản phẩm thay thế
-sản phẩm thay thế là sản phẩm của thị trường khác nhưng có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường như sản phẩm chính.Đối với khách hàng là doanh nghiệp thì guy cơ của sản phẩm thay thế là không cao lắm do tính chất công việc và những yêu cầu về tính rõ ràng của chứng từ,hóa đơn trong các giao dịch hay các gói sản phẩm của ngân hàng.Nhưng đối với khách hàng là người tiêu dùng thì lại khác.Do thói quen thích nắm giữ,thanh toán bằng tiền mặt,nhiều người sẽ chọn biện pháp cất tiền trong két sắt tại nhà hơn là gửi trong ngân hàng.Hơn nữa,mục đích gửi tiềntại ngân hàng của nhiều khách hàng là lấy tiền lãi,khi nhận thấy lãi suất ngân hàng không được như kỳ vọng,thay vì gửi tiền ở ngân hàng,họ sẽ dùng số tiền đó đi mua cổ phiếu các doanh nghiệp,đầu tư vào bất động sản hoặc thị trường chứng khoán,cất trữ vàng thậm chí là cho vay nặng lãi để thu về lợi nhuận lớn hơn
4) Sức mạnh của các nhà cung cấp
-Nhà cung cấp của BIDV ở đây chính là ngân hàng trung ương.Ngân hàng TW sẽ gây sức ép đối với BIDV cũng như ngân hàng khác thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc,lãi suất chiết khấu,chính sách về tỷ giá,chính sách lãi suất.Ngân hàng TW dùng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng như chính sách lãi suất là 1 trong những công cụ điều hành chính sách tiền tệ tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các ngân hàng.Ngoài ra BIDV cũng liên kết với 20 ngân hàng lớn nhỏ khác,các ngân hàng
có số vốn lớn có thể gây ra áp lực với BIDV.Các nhà cung ứng ở đây cũng có thể
kể đến các nhà cung ứng trang thiết bị hay cho thuê văn phòng chi phí chuyển đổicác nhà cung ứng lại lớn
5) Cạnh tranh của các đối thủ trong ngành
-Hiện nay trong thị trường ngân hàng,3 ‘đại gia’ lớn là BIDV,vietcombank và vietinbank đang cạnh tranh quyết liệt cho vị trí ngân hàng số 1 Việt Nam.Cả 3 đều
có tiềm lực tài chính mạnh trong nhóm các NHTM Nhà nước chi phối.So về vồn điều lệ thì dẫn đầu là vietin,thứ 2 là BIDV sau khi sáp nhâp MHB,thứ 3 là
Vietcom.Xét về lợi nhuận,năm 2015 Viettin là ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận