Hay thứ tự ưu tiên áp dụng các quy định trong văn bản pháp luật chuyên ngành so với các quy định trong Bộ luật dân sự và Luật thương mại như thế nào?...Cho nên, việc phân tích, nghiên cứ
Trang 1MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
I Khái quát chung về hợp đồng và hợp đồng trong thương mại 1
1 Quan niệm về hợp đồng 1
2 Quan niệm về hợp đồng thương mại 2
II Vấn đề áp dụng pháp luật trong quan hệ hợp đồng 6
1 Nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng thương mại 6
2 Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong quan hệ hợp đồng và ví dụ minh họa 8
3 Một số lưu ý về vấn đề áp dụng pháp luật trong quan hệ hợp đồng 11
III Đánh giá một số điểm bất cập trong việc vận dụng pháp luật trong quan hệ hợp đồng thương mại 12
IV Định hướng hoàn thiện 14
KẾT THÚC VẤN ĐỀ 15
0
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của thương mại trong nước và quốc tế, hợp đồng thương mại cũng ngày càng phát huy được vai trò quan trọng của mình, với ý nghĩa là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là công cụ để xác lập quyền và nghĩa vụ của các chủ thể hoạt động thương mại Do đó, hợp đồng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật
để có hiệu lực ràng buộc đối với các bên, góp phần bảo vệ ích chính đáng của các chủ thể kinh doanh chân chính Tuy nhiên hiện nay, một số thương nhân vẫn còn khá lung túng, chưa nắm rõ được các quy định của pháp luật trong quan hệ hợp đồng thương mại, cũng như việc áp dụng quy định này Họ thường gặp phải một số thắc mắc như: Có những quy định nào điều chỉnh vấn đề hợp đồng thương mại? Cách thức áp dụng phối hợp các quy định pháp luật đó ra sao? Hay thứ tự ưu tiên áp dụng các quy định trong văn bản pháp luật chuyên ngành so với các quy định trong Bộ luật dân sự và Luật thương mại như thế nào? Cho nên, việc phân tích, nghiên cứu vấn đề này là vô cùng quan trọng và cần thiết, từ đó giúp cho các nhà kinh doanh có thể hiểu sâu, hiểu rõ việc
áp dụng các quy định pháp luật trong quan hệ hợp đồng thương mại để tiến hành kinh doanh hiệu quả Chình vì những lí do trên, em xin lựa chọn đề tài số 1 cho bài tập lớn
của mình: “Phân tích vấn đề áp dụng pháp luật trong quan hệ hợp đồng thương mại,
có ví dụ minh họa”
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Khái quát chung về hợp đồng và hợp đồng trong thương mại
1 Quan niệm về hợp đồng
Ở Việt Nam, khái niệm về khế ước (hợp đồng) đã xuất hiện trong Bộ Luật Giản yếu Nam Kỳ 1883, Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931, Bộ Dân Luật Trung Kỳ năm 1936 Nó đánh dấu sự hình thành chính thức những khái niệm đầu tiên về hợp đồng trong lịch sử lập pháp của Việt Nam Sau này, Nhà nước ta đã ban hành hai pháp lệnh: Pháp lệnh hợp
Trang 3đồng kinh tế 1989 và Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 nhưng khái niệm khái niệm
về hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự về cơ bản không có gì mới hơn so với quan niệm phổ biến về hợp đồng trước đó Phải mãi đến khi Bộ luật dân sự năm 1995 ra đời thì khái niệm hợp đồng của Việt Nam đã tiến gần đến quan điểm của các nước trên thế giới trong cách nhìn nhận về hợp đồng Điều này tiếp tục được kế thừa tại Điều 388, Bộ
luật dân sự năm 2005: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên bề việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự” Cách định nghĩa này đã nhấn mạnh vào đặc
điểm cơ bản của hợp đồng là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các bên và dẫn đến hệ quả pháp lý là có thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên đối với nhau Quy định về hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 đồng thời là quy định các nguyên tắc cho các loại hợp đồng không phân biệt hợp đồng dân sự, thương mại, lao động Với tư cách là sự kiện pháp lý, là giao dịch dân sự, hợp đồng bao hàm hai yếu tố là
sự thỏa thuận và mục đích tạo lập hiệu lực pháp lý Hợp đồng thiết lập khi có sự thỏa thuận của các bên hay là sự gặp nhau về mặt ý tưởng giữa các chủ thể bình đẳng về địa
vị pháp lý Nhưng hợp đồng chỉ được hình thành khi sự thỏa thuận giữa các bên phải có mục đích tạo lập hệ quả pháp lý, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ Điều này có nghĩa không phải mọi thỏa thuận đều là hợp đồng Bên cạnh đó, khi xem xét hợp đồng dưới góc độ của sự kiện pháp lý – giao dịch làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ cần nhìn nhận rằng đây là kết quả kết hợp giữa sự thỏa thuận của các bên với những quy định của pháp luật Điều đó có nghĩa rằng những thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định của pháp luật, không vi phạm điều cấm của pháp luật
2 Quan niệm về hợp đồng thương mại
2.1 Định nghĩa
Hiện nay ở Việt Nam, pháp luật không đưa ra định nghĩa thế nào là “hợp đồng thương mại” Tuy nhiên, trước đây khi Bô luật dân sự 2005 chưa có hiệu lực thì các hợp đồng mang yếu tố tài sản được phân biệt thành hai loại: Hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế (hay còn gọi là hợp đồng thương mại) Theo đó, hợp đồng kinh tế được định
2
Trang 4nghĩa là các hợp đồng được kí bằng văn bản giữa các pháp nhân với nhau hoặc giữa pháp nhân với tổ hợp tác, hộ gia đình với mục đích kinh doanh thu lợi nhuận; các hợp đồng không phải là hợp đồng kinh tế được coi là hợp đồng dân sự Quan hệ hợp đồng kinh tế được điều chỉnh bằng Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989; quan hệ hợp đồng dân sự được điều chỉnh bằng Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 và từ ngày 01/07/1996 được điều chỉnh bằng Bộ luật dân sự năm 1995 Tuy nhiên, trong nền kinh
tế thị trường rất khó phân biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự Bởi lẽ, cả hai loại hợp đồng này có nhiều điểm tương đồng giống nhau về bản chất, tức là đều phản ánh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa tiền tệ, nội dung đều là những hành vi mua bán và trao đổi lợi ích vật chất, chủ thể của chúng đều là pháp nhân, cá nhân và các chủ thể khác Trên thực tế, việc áp dụng luật hợp đồng đã gặp không ít khó khăn và từng
có những vụ việc mà dựa vào pháp luật hiện hành mỗi cơ quan có thẩm quyền xử lý theo mỗi cách Do đó, ngày 01/01/2006 Bộ luật dân sự năm 2005 được ban hành, thay thế cho Bộ luật dân sự 1995 và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 29/9/1989 Như vậy kể
từ thời điểm này, khái niệm hợp đồng kinh tế không còn tồn tại; mọi hợp đồng, dù được
kí kết giữa nhà kinh doanh với nhau để phục vụ cho mục đích kinh doanh thu lợi nhuận hay được kí kết giữa các cá nhân với nhau để phục vụ cho mục đích sinh hoạt, tiêu dùng đều gọi chung là hợp đồng dân sự và chịu sự điều chỉnh chung của Bộ luật dân sự năm
2005 Nói như vậy không có nghĩa là không có những quy định riêng dành cho hợp đồng trong lĩnh vực thương mại Hiện nay, các quy định về hợp đồng không chỉ được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005 mà còn được ghi nhận trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như: Luật xây dựng năm 2003, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2003, Luật đấu thầu năm 2005, Luật giao dịch điện tử năm 2005,… Đặc biệt, trong Luật thương mại năm 2005 cùng với việc ghi nhận nội dung các hoạt động thương mại cụ thể, hợp đồng- hình thức biểu hiện của các hành vi đó cũng được pháp luật quy định Như vậy có thể thấy rằng, khái niệm hợp đồng thương mại vần tồn tại trong đời sống kinh tế, pháp lý với ý nghĩa là hợp đồng hình thành trong lĩnh vực thương mại Qua
những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm sau: Hợp đồng trong thương mại là sự
Trang 5thỏa thuận giữa các thương nhân hoặc giữa thương nhân và những người có liên quan
về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại của mình Nói một cách đơn giản hơn, hợp đồng thương mại chính là do thương nhân kí
kết với nhau hoặc với người có liên quan để phục vụ hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận
Đó là quan điểm của Việt Nam chúng ta về “hợp đồng thương mại”, còn ở một số nước khác trên thế giới đặc biệt là các nước theo truyền thống châu Âu lục địa (dòng họ civil law) như Pháp, Đức và các nước chịu ảnh hưởng của dòng họ civil law này (ví dụ:
Bỉ, Tây Ban Nha, một số nước ở châu Mỹ Latin…) thì họ cho rằng mọi giao dịch gắn liền với hoạt động thương mại của thương nhân được coi là giao dịch thương mại, còn hợp đồng thương mại thực chất chỉ là dạng của giao dịch thương mại khi có sự thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên mà thôi Hợp đồng thương mại và giao dịch thương mại chịu sự điều chỉnh riêng của pháp luật thương mại Ví dụ: Ở Đức, Pháp, Ba Lan, Séc, Nhật Bản thì các quy định về vấn đề này thường được đưa vào Bộ luật thương mại; còn ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thì chúng nằm ở Luật thương mại của những nước này; riêng đối với các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) còn áp dụng những quy định chung của luật châu Âu điều chỉnh các quan hệ hợp đồng như Những nguyên tắc của luật hợp đồng châu Âu năm 19891
2.2 Đặc điểm
Qua những phân tích ở trên ta có thể thấy, về mặt lý luận hợp đồng trong thương mại
là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự Tuy nhiên, hợp đồng trong thương mại có những đặc điểm riêng nhất định, khác với những hợp đồng dân sự thông thường theo cách hiểu truyền thống Có thể xem xét hợp đồng thương mại trong mối liên hệ với hợp đòng dân sự theo nguyên lý của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Từ cách tiếp cận này, những vấn đề cơ bản như: giao kết hợp đồng, nguyên tắc và các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu trong hoạt động
một số nước trên thế giới, Tạp chí luật học số 11/2008.
4
Trang 6thương mại… đều được điều chỉnh chung bởi pháp luật dân sự Song, xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu của hoạt động thương mại, một số vấn đề cần thiết phải có những quy định riêng mang tính chất phát triển tiếp tục những quy định của dân luật truyền thống
về hợp đồng, ví dụ như chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên, chế tài và giải quyết tranh chấp hợp đồng…
Theo quy định hiện hành, có thể nhận diện hợp đồng trong thương mại theo một số đặc điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể, hợp đồng thương mại được thiết lập chủ yếu giữa các chủ thể kinh doanh (thương nhân) Theo quy định của Luật Thương mại 2005, thương nhân bao
gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động kinh doanh một cách độc lập, thương xuyên và có đăng kí kinh doanh Có những quan hệ hợp đồng thương mại đòi hỏi các bên đều phải là thương nhân (hợp đồng đại diện thương nhân, hợp đồng đại lý thương mại…) và cũng có những hợp đồng thương mại chỉ đòi hỏi ít nhất một bên là thương nhân (hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng môi giới thương mại,…)
Thứ hai, về hình thức, hợp đồng thương mại được thiết lập theo cách thức mà hai bên thỏa thuận, có thể được thể hiện bằng hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi
cụ thể của các bên giao kết Trong một số trường hợp, pháp luật quy định các bên phải thiết
lập hợp đồng bằng hình thức văn bản (hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng dịch
vụ khuyến mãi, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại, hợp đồng tín dụng…) Ngoài hình thức văn bản truyền thống, Luật thương mại năm 2005 cho phép các bên hợp đồng có thể sử dụng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản (bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu)
Thứ ba, mục đích phổ biến của các bên trong hợp đồng thương mại là lợi nhuận Mục
đích lợi nhuận là đặc trưng của giao dịch kinh doanh do các bên của hợp đồng nhằm thu được lợi nhuận từ việc thực hiện hợp đồng Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, một bên của hợp đồng thương mại không có mục đích lợi nhuận Những hợp đồng này, về nguyên
Trang 7tắc không đương nhiên chịu sự điều chỉnh của pháp luật thương mại mà do bên không có mục đích lợi nhuận quyết đinh lựa chọn luật để áp dụng cho quan hệ hợp đồng đã thiết lập
Thứ tư, hợp đông thương mại gồm rất nhiều loại, tùy thuộc vào quan hệ thương mại thiết lập giữa các chủ thể, cụ thế bao gồm:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa;
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ;
- Hợp đồng đại lý thương mại;
- Hợp đồng đại diện cho thương nhân;
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
- Hợp đồng thành lập công ty;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Và nhiều loại hợp đồng khác phát sinh trong hoạt động thương mại…2
II Vấn đề áp dụng pháp luật trong quan hệ hợp đồng
1 Nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng thương mại
1.1 Bộ luật dân sự năm 2005
Bộ luật dân sự là sự quy định các vấn đề mang tính nguyên tắc, điều chỉnh các quan
hệ tài sản nói chung Các quy định về hợp đồng trong Bộ luật dân sự được áp dụng với mọi quan hệ hợp đồng, không phân biệt hợp đồng dân sự hay hợp đồng trong thương mại, bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
- Bản chất của hợp đồng và các nguyên tắc giao kết hợp đồng
- Điều kiện và thủ tục giao kết hợp đồng
- Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và các trường hợp hợp đồng vô hiệu
- Đại diện và ủy quyền ký kết hợp đồng
kết hợp đồng thương mại, Nxb Chính trị-Hành chính, Hà Nội, 2013.
6
Trang 8- Sửa đổi, bổ sung, chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, chấm dứt, thanh
lý hợp đồng
- Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
- Thực hiện hợp đồng
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Ngoài những quy định chung về mọi về mọi loại hợp đồng, Bộ luật dân sự còn quy định riêng về một số hợp đồng dân sự thông dụng như: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng gia công, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng ủy quyền,
1.2 Luật thương mại năm 2005
Luật thương mại năm 2005 là nguồn quan trọng điều chỉnh giao dịch thương mại giữa các nhà kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan nhằm triển khai hoạt động kinh doanh Luật thương mại hiện hành điều chỉnh hoạt động thương mại bằng các quy định về quyền và nghĩa vụ đặc trưng của các bên trong hoạt động thương mại (và một số
ít quy định về hợp đồng) Luật thương mại được xây dựng trên cơ sở sự tiếp tục phát triển mang tính nguyên tắc của Bộ luật dân sự, cụ thể hóa các nguyên tắc này cho thích hợp để điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại
1.3 Các luật chuyên ngành
Bên cạch các quy dịnh trong Bộ luật dân sự và Luật thương mại, một số hợp đồng đặc thù trong lĩnh vực thương mại còn điều chỉnh bởi quy định trong luật chuyên ngành như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật xây dựng, Bộ luật hàng hải,… Thông thường, ngoài việc phải tuân thủ những quy định chung về hợp đồng trong
Bộ luật dân sự và Luật thương mại, mỗi loại hợp đồng cụ thể còn chịu sự điều chỉnh của luật chuyên ngành đó Các quy định riêng trong luật chuyên ngành thường đề cập các
Trang 9vấn đề chủ yếu là: chủ thể của quan hệ hợp đồng, hình thức của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
1.4 Các nguồn luật khác
Ngoài các nguồn luật trên thì tùy vào trường hợp mà quan hệ hợp đồng thương mại còn có thể chịu sự điều chỉnh bởi các nguồn luật khác như là: các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, pháp luật nước ngoài khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu tới, hay là các nghị quyết, hướng dẫn, tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao và nghị quyết của Hội đồng thẩm phán cũng có thể coi là một nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng thương mại
2 Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong quan hệ hợp đồng và ví dụ minh họa
Căn cứ vào phạm vi áp dụng và mối quan hệ của các văn bản quy phạm pháp luật, người ta chia thành luật chung và luật chuyên ngành Luật chung là văn bản ghi nhận các quy định cơ bản áp dụng cho nhóm quan hệ nhất định, còn luật chuyên ngành được hình thành trên cơ sở của luật chung để điều chỉnh một loại quan hệ nhất định Việc phân chia này nhằm tránh dự chồng chéo, phức tạp giữa quy định trong hệ thống pháp luật, làm cho quy định của pháp luật rõ ràng hơn, thuận lợi hơn trong quá trình áp dụng Luật chung là nền tảng cho sự ra đời của luật chuyên ngành Đôi khi, luật chuyên ngành
bỏ sót hoặc không thể quy định được tất cả các vấn đề có tính chuyên ngành nên khi điều chỉnh một quan hệ nhất định lại có sự khác nhau giữa luật chung và luật riêng
Trong trường hợp này người ta áp dụng nguyên tắc: Nếu luật chuyên ngành và luật
chung cùng điều chỉnh một vấn đề thì ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành; những vấn đề nào luật chuyên ngành không quy định hoặc quy định không rõ thì áp dụng quy định của luật chung 3 Tuy nhiên, để xác định quy định chung hay quy định chuyên ngành
phải xem xét trong từng quan hệ cụ thể Ví dụ: có trường hợp Luật thương mại được coi
mại và kĩ năng đàm phán, soạn thảo, Nxb CAND, Năm 2012
8
Trang 10là luật chuyên ngành nhưng có trường hợp lại được coi là luật chung trong mối quan hệ với luật chuyên ngành thương mại cụ thể
Chính vì vậy, nguyên tắc này cũng được quy định lại một cách cụ thể trong Luật
thương mại năm 2005 là: Hoạt động thương mại phải tuân theo phải tuân theo Luật
thương mại và pháp luật có liên quan Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định luật đó Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự (Điều 4, Luật thương mại 2005) Từ đây, ta có thể thấy rằng việc áp dụng pháp
luật trong quan hệ hợp đồng thương mại được tiến hành như sau:
Thứ nhất, hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật riêng thì áp dụng theo luật đó (Luật xây dựng, Bộ Luật Hàng hải, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Các tổ chức tín dụng,…).
Ví dụ: Khi giao kết hợp đồng đại lý bảo hiểm, các bên cần tuân thủ điều kiện về chủ
thể của hoạt động thương mại đặc thù này, được quy định tại Điều 86, Luật kinh doanh
bảo hiểm 2000, sửa đổi, bổi sung năm 2010 Theo đó, “1.Cá nhân hoạt động đại lý bảo
hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; b) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; c) Có Chứng chỉ đại
lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp Bộ Tài chính quy định
về chương trình, nội dung, hình thức đào tạo, việc cấp Chứng chỉ đại lý bảo hiểm 2.Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp; b) Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này 3 Người đang bị truy cứu cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt
tù hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm”.
Thứ hai, hoạt động thương mại (mua bán hàng hóa, dịch vụ trung gian, xúc tiến thương mại và các dịch vụ thương mại khác) phải tuân theo Luật thương mại và các văn bản có liên quan.