Cùng với sự phát triển của tất cả các ngành, các lĩnh vực đời sống xã hội, giáo dục mầm non ở nước ta đã và đang nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền.. Bảo vệ và chăm s
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện bài tập lớn về đề tài “Bạo hành trẻ em ở trường mầm non” em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình từ giảng viên TS Đặng Thị Ngọc Phượng.
Em xin chân thành cảm ơn cô đã tận tâm hướng dẫn em qua từng buổi học Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì em nghĩ bài tập lớn này của em khó có thể hoàn thiện được.
Cuối cùng, em xin kính chúc cô dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên:
Phạm Thị Thu Hằng Lớp : GDMN 2C
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Cấu trúc đề tài 5
PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 5
1.1 Một số khái niệm 6
1.1.1 Trẻ em 6
1.1.2 Bạo hành trẻ mầm non 6
2.1 Các loại bạo hành trẻ mầm non 6
2.1.1 Bạo hành về mặt thể xác 6
2.1.2 Bạo hành về mặt tinh thần 7
3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 7
CHƯƠNG 2: BẠO HÀNH TRẺ EM Ở TRƯỜNG MẦM NON 9
2.1 Thực trạng bạo hành trẻ em ở trường mầm non 9
2.2 Nguyên nhân 13
2.2.1 Nhà nước và cơ quan quản lí giáo dục 13
2.2.2 Gia đình và xã hội 14
2.2.3 Nhà trường 15
2.2.4 Giáo viên 15
2.2.5 Từ phía trẻ em 16
2.3 Ảnh hưởng của bạo hành đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ 17
Trang 32.3.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ 17
2.3.2 Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ 18
2.3.3 Ảnh hưởng đến tương lai của trẻ 18
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC, HẠN CHẾ NẠN BẠO HÀNH TRẺ EM Ở TRƯỜNG MẦM NON 20
3.1 Đối với nhà nước và cơ quan quản lí giáo dục 20
3.2 Đối với nhà trường 21
3.3 Đối với giáo viên 22
3.4 Đối với phụ huynh trẻ và trẻ 23
PHẦN KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của Đất Nước Như
chúng ta đã biết, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình thương yêu đặc biệt Bác đã từng nói :
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Là một vị lãnh tụ của dân tộc,bận trăm công nghìn việc nhưng Bác Hồ của chúng ta vẫn dành những tình yêu thương đặc biệt cho các cháu thiếu nhi Bác ví trẻ em như “búp trên cành” hình ảnh này đã diễn tả đúng giai đoạn tâm sinh lí của trẻ : là giai đoạn bắt đầu, còn non trẻ, tinh khiết, hồn nhiên và trong trắng Vì vậy, với lứa tuổi này Bác rất nâng niu, trân trọng như giữ gìn một viên ngọc quý giá
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm
mỹ cho trẻ em Những kĩ năng đầu tiên mà trẻ tiếp thu được ở trường mầm non sẽ là điều kiện để trẻ tiếp tục hoàn thiện bản thân, tiến tới thành công cho cuộc sống sau này
Cùng với sự phát triển của tất cả các ngành, các lĩnh vực đời sống xã hội, giáo dục mầm non ở nước ta đã và đang nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền Đảng ta xác định, giáo dục mầm non là vấn đề
có tầm chiến lược lâu dài trong việc phát triển nguồn nhân lực cao cho đất nước Do vậy, trong những năm gần đây ngành giáo dục mầm non có nhiều chuyển biến tích cực về quy mô, cấu trúc cũng như phương thức hoạt động
Bên cạnh những chuyển biến tích cực, ngành giáo dục mầm non đang tồn tại nhiều bất cập yếu kém trong công tác chăm sóc và giáo dục Bạo hành trẻ em đang là vấn đề nóng hổi, làm cả xã hội phải giật mình trước sự xuống cấp trầm trọng của một bộ phận nhóm người đang tồn tại trong xã hội Chính điều này đã
để lại nững ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ
Trang 5Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” (UNESCO).Vì vậy việc tìm hiểu nạn bạo hành trẻ em không chỉ giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của mỗi cá nhân, gia đình và của cả cộng đồng trong việc bảo vệ và tạo điều kiện cho trẻ em phát triển, mà còn thấy được hậu quả do nạn bạo hành gây ra, từ đó đề ra những giải pháp để ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em Nhằm đảm bảo quyền lợi, bảo vệ và tạo ra nguồn nhân lực tương lai cho đất nước Bởi lẽ trẻ em là những mầm non tương lai, mầm non ấy phải được bảo vệ thì đất nước mới phát triển toàn diện Chính vì những lí do
này,tôi quyết định chọn đề tài: “Bạo hành trẻ em ở trường mầm non”.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề bạo hành trẻ em ở trường mầm non đang là một vấn đề nóng hổi và nhạy cảm Chính vì vậy, vấn đề này đã được rất nhiều quốc gia trên thế giới triển khai nghiên cứu trong đó có Việt Nam
Trên thế giới, chúng ta không thể không nhắc đến bản Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em được ban hành vào năm 1990 Đây là một công ước quốc tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em Công ước quy định rằng tất cả trẻ em ở khắp mọi nơi đều có quyền được bảo vệ khỏi tất cả các hình thức bạo lực
Tháng 12 năm 2013, UNICEF đã tổ chức hội thảo về “Nghiên cứu nguyên nhân bạo lực đối với trẻ em” Hội thảo đã chỉ ra những yếu tố gây ra các hình thức bạo lực đối với trẻ, đề xuất những giải pháp can thiệp của quốc gia trong phòng chống bạo lực Nghiên cứu được thực hiện ở 4 khu vực trên thế giới, trong đó có Nam Phi (tại Zimbabwe), Đông Á (tại Việt Nam), Mỹ Latinh (tại Pêru), Nam Âu (tại Italia)
Ở Việt Nam, ngày 27/5/2009 Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm tư vấn FDC tổ chức Hội thảo “Bạo hành trẻ
em trong gia đình và nhà trường hiện nay – thực trạng và giải pháp” Bài viết
“Cần phải ngăn chặn bạo hành trẻ em trong nhà trường để con em chúng ta được phát triển lành mạnh” của Nguyễn Thị Thương Giám đốc Trung tâm
Trang 6FDC đã chỉ rõ ra được biểu hiện, nguyên nhân của nạn bạo hành Đồng thời, bài viết còn đề ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em Cũng tại hội thảo này, bài viết “Bạo hành trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học- đôi điều suy nghĩ” của Nguyễn Thị Kim Bắc ở Trung tâm tư vấn FDC đã nêu lên tình hình chung của nước ta, đưa ra một số thông tin về nguyên nhân và chia sẻ về cách kiềm kế cảm xúc, nhưng bài viết chưa đưa ra được các biện pháp cụ thể để hạn chế vấn nạn này Bà có nói rằng “Ai trong chúng ta cũng từng qua thời con nít mới thành người lớn Cũng từng hiểu tuổi thơ muốn được nuôi nấng, dạy dỗ thế nào Xin hãy nói “KHÔNG” với bạo hành tuổi nhỏ! Hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ thơ chúng ta!”.
Trên một số tờ báo nhiều học giả, nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra những nhận định, những ý kiến về vấn đề bạo hành trẻ em ở trường mầm non Điển hình một số bài báo sau:
Trường Yên (2013), “Vì sao trẻ bị bạo hành”, Báo BBC Tiếng Việt
ngày 18/12/2013 Bài viết chỉ ra rất rõ nguyên nhân vì sao trẻ em bị bạo hành Một số nguyên nhân như: trường công quá tải, bạo hành tại trường tư thục, sự buông lỏng quản lí và trách nhiệm của gia đình và xã hội
Trịnh Viết Then (2013), “Đề xuất kiểm soát tình trạng trẻ mầm non”, Báo
Vnexpress ngày 19/12/2013 Tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm kiểm soát
hành vi bạo hành trẻ tại các nhóm trẻ, nhà trẻ, trường mầm non ngoài công lập Tiêu biểu là “Cần có sự phối hợp và giúp đỡ của các cơ quan chức năng, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các nhóm công tác, trợ giúp xã hội trong việc tổ chức, quản lý và hoạt động của các nhóm trẻ, nhà trẻ, trường mầm non ngoài công lập nói chung và kiểm soát hành vi bạo hành trẻ nói riêng”
Nguyễn Công Khanh (2014) giảng viên trường ĐHSP Hà Nội, “Giáo
viên mầm non, đạo đức và kỹ năng sư phạm”, Báo Vietnamnet ngày
23/01/2014
Ngọc Hùng (2016), “Bạo hành trẻ mầm non: Sao vẫn sa chân vào vết
xe đổ?”, Báo dân trí ngày 28/05/2016 Bạo hành trẻ em một số nơi đã được
đưa ra ánh sáng ấy vậy mà ở đâu đó trên đất nước chúng ta lại sa vào vết xe
Trang 7đổ của nhừng người đi trước, hộp phải trả giá cho những việc họ đã gây ra Đó chính là nội dung của bài viết trên Trong đó có câu “Liên tục những vụ bạo hành trẻ mầm non xuất hiện với đủ mọi thủ đoạn đánh đập, hành hạ khiến chúng ta uất nghẹn, nào là đánh vào đầu, tát vào mặt, trói quặc tay đằng sau, nhét giẻ vào mồm… Xem những hình ảnh, clip bạo hành ấy, người dưng như chúng ta cũng phải giận điên người trước hành động tàn bạo của những ác mẫu, huống hồ gì là nỗi đau xé ruột xé gan của người làm cha, làm mẹ” Bao người vẫn sa chân vào vết xe đổ ấy để rồi những giọt nước mắt muộn màng, những lời xin lỗi dù chân thành đến đâu cũng chẳng thể cứu vãn được điều gì.
Huỳnh Văn Sơn (2016 ), “Những tổn hại trong tâm lí trẻ bị bạo hành”,
Báo giáo dục ngày 20/06/2016 Trong cuộc trò chuyện với giáo viên PGS TS
Huỳnh Văn Sơn, Trưởng Bộ môn Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TP HCM đã mổ xẻ nhiều vấn đề liên quan đến hậu quả mà trẻ có nguy cơ phải gánh chịu sau khi bị bạo hành Khi được phóng viên hỏi về ttaam lí trẻ sau khi
bị bào hành sẽ như thế nào và liệu nỗi ám ảnh đó có theo các em suốt cuộc đời không? Ông đã trả lời rằng: “Có những ám ánh thực sự đeo mang suốt đời: nỗi sợ hãi, lo âu có thể trở thành những rối loạn rất sâu sắc, bé khó thích nghi với nhà trường và từ đó đi học không còn là một niềm vui nữa, đi học là một nỗi sợ của trẻ”
3 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng nạn bạo hành trẻ em ở trường mầm non hiện nay
- Tìm ra nguyên nhân của vấn nạn này
- Thấy được hậu quả nặng nề do nạn bạo hành trẻ em gây ra và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của trẻ
- Đề ra một số biện pháp nhằm hạn chế và khắc phục nạn bạo hành trẻ
em ở trường mầm non
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Bạo hành trẻ em ở trường Mầm non
Trang 84.2 Phạm vi nghiên cứu
Bạo hành trẻ em độ tuổi Mẫu giáo (3-6 tuổi) tại các trường mầm non tư thục và công lập trên lãnh thổ Việt Nam
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khi thực hiện nghiên cứu đề tài trên tôi thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài
- Tiến hành thu thập, xử lí thông tin và đánh giá được hậu quả nghiêm trọng của thực trạng bạo hành trẻ em ở trường Mầm non
- Từ phân tích, đánh giá đi đến đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bạo hành trẻ em ở trường Mầm non
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phân tích-tổng hợp: Sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu,bổ sung
và tích lũy vốn tri thức lí luận liên quan đến đề tài ở nhiều khía cạnh khác nhau Tìm hiểu các tài liệu thông qua sách báo, internet, các đoạn video, các bài viết rên mạng xã hội… , sau đó phân tích, sàng lọc thông tin liên quan đến
đề tài nghiên cứu Kết hợp tham khảo một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn có liên quan đến đề tài để tham khao thêm về phương pháp nghiên cứu làm cơ sở bổ sung cho đề tài
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp này để phát hiện những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, phát hiện những dấu hiệu, biểu hiện của hành vi bạo hành ở trường mầm non
7 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết thúc và tài liệu tham khảo phần nội dung
đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Bạo hành trẻ em ở trường mầm non
Chương 3: Biện pháp khắc phục, hạn chế tình trạng bạo hành trẻ em ở trường Mầm non
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trang 915 tháng 6 năm 2004 về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Trẻ
em là những công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”
1.1.2 Bạo hành trẻ mầm non
Bạo hành là hành vi thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận của giáo viên, gây thương tích tàn tật, lăng nhục về tinh thần, là sự xúc phạm danh
dự và nhân phẩm đến mức có thể gây ra những “sang chấn tâm lý” ở trẻ
TS Nguyễn Thị Kim Anh, phó Hiệu trưởng Trường CĐ Trung ương TP HCM nêu quan điểm: Thực chất, bạo hành chính là những hành vi ứng xử tiêu cực với trẻ em vượt quá khả năng ứng phó của người chăm sóc, nuôi dưỡng, gây tổn thương về mặt thực thể và tâm lý cho trẻ
2.1 Các loại bạo hành trẻ mầm non
Có rất nhiều hình thức bạo hành khác nhau nhưng được phân thành 2 loại chính là bạo hành về mặt thể xác và bạo hành về mặt tinh thần
2.1.1 Bạo hành về mặt thể xác
Bạo hành về mặt thể xác là hành vi ngược đãi, đánh đập của giáo viên mầm non gây ra những tổn thương trên thân thể của trẻ Bạo hành trẻ xác có nhiều mức độ khác nhau Thứ nhất là mức độ nhẹ, giáo viên ngắt hoặc véo làm trẻ đau, hậu quả để lại là những vệt bầm tím, vệt hằn trên da Thứ hai là mức độ vừa, giáo viên giật, kéo tóc trẻ, dùng tay chân hoặc kết hợp các dụng
cụ (thước, roi, thìa…) để đánh đập trẻ, hậu quả làm trẻ đau đớn, để lại những vết thương, vết bầm tím lớn trên thân thể trẻ Cuối cùng mức độ nặng nhất của bạo hành là giáo viên dùng tay chân đánh đập trẻ ở mức độ nặng, hậu quả gây
ra những vết thương lớn, vết thương bên trong, gây gãy xương, làm tàn tật và nặng hơn có thể gây tử vong cho trẻ
Trang 102.1.2 Bạo hành về mặt tinh thần
Bạo hành về mặt tinh thần là những lời nói, thái độ, hành vi ngược đãi hoặc sỉ nhục của giáo viên làm tổn hại đến tâm lí của trẻ Bạo hành tinh thần chia làm 2 loại Một là bạo hành trực tiếp, nghĩa là trẻ em trực tiếp là nạn nhân
bị giáo viên chửi mắng, sỉ nhục, dùng những từ ngữ thô lỗ ảnh hưởng tới nhân phẩm và tâm lý trẻ Hai là bạo hành gián tiếp, nghĩa là trẻ không phải là nạn nhân mà chỉ là người chứng kiến những hành vi bạo hành của giáo viên với những trẻ khác Bạo hành có thể xuất phát từ hành vi của người thiếu đạo đức
và độc ác, nhưng phần nhiều, bạo hành xuất phát từ sự sai lầm của nhận thức Quan niệm “thương cho roi cho vọt” đã được nhiều người giữ trẻ áp dụng, đôi khi còn được chính những bậc cha mẹ đồng tình trong một giới hạn nào đó Tuy nhiên, không có một lý do nào, một luận thuyết nào để biện minh cho hành vi bạo hành bởi bạo hành là hành vi giáo dục sai lầm, là cách giáo dục của một số người đã xuống cấp về mặt đạo đức, kém về trình độ chuyên môn
3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
Đặc điểm sinh lí của trẻ Mẫu giáo là tốc độ tăng trưởng chậm hơn Chức năng cơ bản của các bộ phận dần dần hoàn thiện Chức năng vận động phát triển nhanh, hệ cơ phát triển, trẻ có khả năng phối hợp động tác khéo léo hơn.Trí tuệ phát triển nhanh, đặc biệt về ngôn ngữ
Tâm lý lứa tuổi Mẫu giáo là một bộ phận của tâm lý học trẻ em Nó nghiên cứu những quy luật, những đặc điểm lứa tuổi của quá trình tâm lý, những khả năng lứa tuổi của việc lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử-xã hội, những nhân tố chủ đạo trong sự phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi Mẫu giáo Giai đoạn từ 3-6 tuổi được xem là bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi đứa trẻ Đây chính là giai đoạn trẻ bắt đầu tiếp nhận những kĩ năng và nhận thức làm nền tảng cho sự hình thành nhân cách và phát triển năng lực Vì vậy ở lứa tuổi này trẻ đã có khả năng tiếp thu một lượng kinh nghiệm,kiến thức không nhỏ cho sự va chạm trong gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội Chính vì thế, trong giai đoạn này, gia đình cũng như nhà trường cần phát huy hết vai trò của mình để giúp các em tiếp thu hết những kĩ
Trang 11năng quan trọng và cần thiết nhưng cần đúng mức không nhồi nhét những điều vượt quá mức phát triển.
Một đặc điểm quan trọng trong độ tuổi này là ý thức về bản ngã, nó được thể hiện rõ nhất trong sự tự đánh giá về thành công, thất bại, ưu điểm, nhược điểm của bản thân trẻ Trẻ bắt đầu biết phân biệt một cách rõ ràng giữa bản thân và những người xung quanh Trẻ có ý thức về tính sở hữu biết cái gì của mình và cái gì của người khác Trẻ thích được thể hiện cái tôi cá nhân của mình, thích tự mình làm những việc như mặc quần áo, đánh răng, rửa tay, tự
ăn, sắp xếp đồ chơi, đi vệ sinh… Chính vì vậy, các giáo viên nên để trẻ tự làm những việc trong khả năng của mình và khuyến khích các em giúp đỡ gia đình với những việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe
Ở độ tuổi này, tình cảm của trẻ có sự chuyển biến mạnh mẽ, phong phú, sâu sắc và phức tạp hơn Trẻ đòi hỏi quan tâm, chăm sóc một cách cụ thể và
đa dạng hơn Vì vậy đã xuất hiện ở trẻ những biểu hiện tình cảm rõ ràng cũng như những chống đối dưới nhiều hình thức khác nhau Điều này khiến trẻ dễ
có những tổn thương sâu sắc nếu chúng ta không thỏa mãn nhu cầu của trẻ Trẻ Mẫu giáo luôn muốn là trung tâm chú ý của người lớn Khi trẻ làm được việc gì mà trẻ cho là rất "xuất sắc" nhưng với người lớn thì họ cho rằng rất bình thường, trẻ thường cáu giận, quấy khóc cho đến khi được người khác công nhận.Trẻ không thích bị chê trong tuổi này và rất dễ tủi thân, hay vùng vằng, làm mình mẩy để được dỗ dành Hiểu được tâm lý của trẻ giai đoạn này, giáo viên sẽ biết cách dạy dỗ trẻ tốt hơn
Trang 12CHƯƠNG 2: BẠO HÀNH TRẺ EM Ở TRƯỜNG MẦM NON
2.1 Thực trạng bạo hành trẻ em ở trường mầm non
Ở Việt Nam, trẻ em chiếm tới ¼ dân số và chiếm vị trí vô cùng quan trọng Mọi trẻ em đều có quyền sống , học tập, phát triển và bảo vệ không bị xâm hại; được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện và không
bị phân biệt đối xử Lợi ích của trẻ em phải đặt lên hàng đầu vì trẻ em liên quan đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của cộng đồng và của cả
Thời gian vừa qua tình trạng bạo hành trẻ mầm non có xu hướng ngày càng tăng và trở thành vấn đề rất nghiêm trọng, là một tệ nạn đối với toàn xã hội Biểu hiện là gần đây có rất nhiều vụ bạo hành xảy ra, làm người dân cả nước liên tục bàng hoàng và phẫn nộ trước những vụ bạo hành của những bảo mẫu “mặt người dạ thú” Phần lớn sự việc được phát giác không phải từ phía
cơ quan chức năng mà đều từ phía người dân và gia đình nạn nhân Nhưng tất
cả những sự việc được phát hiện đó chỉ là “mỏm nổi của tảng băng chìm” Chúng ta đâu biết, còn đâu đấy những vụ việc tương tự đã và đang xảy ra? Chúng ta đâu biết còn bao nhiêu trẻ em đang cần sự giúp đỡ, kéo ra khỏi vũng lầy của nạn bạo hành? Chúng ta đâu biết ngay cả con em mình cũng đang bị mắc phải và cần lắm sự giúp đỡ ấy?
Trang 13Dân ta quan niệm “Yêu cho roi cho vọt”, đó cách hữu hiệu nhất để cô giáo bắt trẻ làm theo những yêu cầu của mình Không chỉ giáo viên mà ngay
cả bố mẹ trẻ cũng vậy, khi trẻ phạm lỗi thì dùng hình phạt với trẻ, đáng đập trẻ để răn đe Tuy nhiên, đánh như thế nào cho đúng, khi đánh trẻ phải tránh những chỗ “phạm” để trẻ đau nhưng không nguy hiểm đến tính mạng như mông, chân, tay của trẻ Đừng mù quáng mà đem trẻ ra bạo hành, đánh đập trẻ Cho đến hiện tại thì việc đánh mắng trẻ vô cớ chỉ vì những bức xúc, buồn bực hay bất đồng trong cuộc sống là thường xuyên diễn ra
Những năm qua, cùng với việc chuyển đổi hệ thống trường bán công sang trường công lập, giáo dục mầm non nước ta đã có nhiều khởi sắc mới
Cơ sở vật chất hạ tầng, trang thiết bị được quan tâm đầu tư, đời sống cán bộ giáo viên ổn định đã góp phần quan trọng để bậc học này ngày càng đạt chất lượng cao Tuy nhiên bên cạnh những cái được nổi trội ấy, giáo dục mầm non nước ta vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, trong đó khó khăn lớn nhất là vấn đề trường lớp, cơ sở vật chất của một số trường trọng điểm trên địa bàn Cơ sở hạ tầng không đáp ứng đủ nhu cầu học tập của các cháu nên dẫn đến tình trạng quá tải Quá tải là một trong những nguyên nhân gây nên bạo hành tại các cơ
sở mầm non.Đặc biệt là sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức của một số nhóm người đang tồn tại trong xã hội
Ngành giáo dục mầm non hiện nay có khoảng 277.684 giáo viên Trong
số 277.684 giáo viên đó thì có không ít cô có những hành vi giáo dục vi phạm đạo đức nghề nghiệp Điển hình một số vụ như sau:
Đầu năm 2008, nhiều người đã bị sốc khi xem những hình ảnh bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa ở thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) bạo hành các em nhỏ trong giờ ăn Những bé ăn chậm bị đánh và bị mắng mỏ nặng nề Trong suốt một thời gian dài, hơn 10 cháu bé được gửi chăm sóc tại cơ sở này đã bị bà Hoa ngược đãi thường xuyên Bà bảo mẫu hành hạ trẻ em này đã phải lĩnh án
18 tháng tù giam
Tháng 11 năm 2010, dư luận lại một lần nữa phẫn uất với hành vi bạo hành trẻ em của bảo mẫu Trần Thị Phụng tại Bình Dương Trong quá trình
Trang 14tắm cho bé, người phụ nữ này dùng chân đạp vào người đứa bé, đè xuống sàn
“nhà tắm” để kỳ cọ cho bé và liên tục mắng chửi mặc cho đứa bé cố tìm cách
“thoát thân” Tòa đã tuyên bị cáo Trần Thị Phụng mức án 24 tháng tù giam
Tháng 11/2013, người dân bàng hoàng trước cái chết thương tâm của
bé trai 18 tháng tuổi, mà nguyên nhân là do chính bảo mẫu của bé - Hồ Ngọc Nhờ (18 tuổi, Cần Thơ) gây ra Sau khi hăm dọa làm ngã bé trai xuống đất, Nhờ đã dùng chân đạp mạnh lên ngực và bụng cháu Em bé đã tử vong bởi những chấn thương nội tạng quá nặng
Vào tháng 12 năm 2013 lại xuất hiện những hình ảnh các bảo mẫu bạo hành trẻ tại trường mầm non tư thục Hải Âu, tỉnh Bình Dương Hàng ngày, các cô giáo tại trường thường xuyên sử dụng “giáo cụ” là dép, thìa inox để đánh trẻ Người dùng thìa đánh trẻ được xác định là bà Bùi Thị Kim Thủy Tại
cơ quan chức năng, bảo mẫu này đã thừa nhận hành vi dùng thìa inox và dép đánh trẻ Cơ sở này sau đó đã bị đình chỉ hoạt động
Vụ việc các bảo mẫu tại trường mầm non Phương Anh đã thực sự làm
dư luận bàng hoàng Tất cả đều bày tỏ sự phẫn nộ trước các hành vi tát, đánh vào lưng, bóp cổ, bịt mũi hay dốc đầu trẻ của hai bảo mẫu tại cơ sở mầm non Phương Anh ở quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Hai bảo mẫu hành hạ trẻ nhỏ là Lê Thị Đông Phương (31 tuổi, chủ cơ sở mầm non Phương Anh) và Nguyễn Lê Thiên Lý (19 tuổi, ngụ Kiên Giang) Hai người này sau đó đã bị toà án phạt tù về tội hành hạ người khác
Mới đây, một vụ việc bạo hành trẻ mầm non ở Lạng Sơn đã khiến dư luận vô cùng bức xúc Sự việc xảy ra vào trưa ngày1 tháng 10 năm 2015 tại trường mầm non xã Xuân Mai, huyện Văn Quan, Lạng Sơn Một trẻ mầm non quấy khóc bị cô giáo bế ra ngoài đóng cửa Bị nhốt ở ngoài, em bé khóc thét, liên tục đập cửa rồi ngồi xuống bốc rác cho vào miệng Chưa dừng lại ở đó,
em bé còn bị một người phụ nữ doạ thả xuống bể nước Sáng 3/10, khi clip ghi lại hình ảnh trên được chia sẻ trên Facebook Tin nóng Lạng Sơn, nhiều người đã bình luận thể hiện sự phẫn nộ với việc làm của các cô giáo Sau khi
Trang 15sự việc được cơ quan chức năng phát hiện, hai giáo viên liên quan đã bị tạm đình chỉ công tác để tiến hành điều tra làm rõ.
Câu chuyện ngược đãi trẻ mầm non ở Lạng Sơn chưa kịp lắng xuống thì vào ngày 6 tháng 10 năm 2015, dư luận lại tiếp tục chấn động khi một bé trai 15 tháng tuổi ở Quảng Bình đã bị giáo viên trói chân tay, nhét giẻ vào miệng Theo thông tin ban đầu, vợ chồng chị Đinh Thị Thuý H (trú ở phường Hải Thành, TP Đồng Hới) thấy con trai cháu là Cù Hoàng Phi L (đi học tại trường Mầm non Sơn Ca ở đường Hữu Nghị, TP Đồng Hới, Quảng Bình) có nhiều biểu hiện lạ như: hay khóc, hoảng sợ khi thấy người lạ đến gần, cùng với đó là xuất hiện trên tay chân của con nhiều vết bầm tím,… Nghi ngờ điều
gì đó chẳng lành nên vợ chồng chị Đinh Thị Thuý H đã xem camera theo dõi xem con đang làm gì ở trường Trưa ngày 5/10, sau khi xem camera xong thì chị H phát hoảng với cách cho con ăn của cô giáo tên L., cháu Phi L liên tục
bị cô véo vào tai, lấy thìa inox đánh vào tay,… Không kìm nổi cảm xúc của một người làm mẹ khi chứng kiến con mình bị các bảo mẫu ở đây đối xử như thế nên chị H., đã đến trường đạp của xông vào thì thấy con mình đang bị trói chặt chân tay về phía sau, bị nhét giẻ vào miệng, và bị cô giáo đè xuống sàn với nhiều vết thương bầm tím Sự việc kinh hoàng trên đã được công an vào cuộc điều tra
Nhiều phụ huynh cũng chưa thể quên câu chuyện bé N.T.H.T (SN
2010, ở Nghi Lộc, Nghệ An) bị cô giáo véo đến rách tai Theo đó, khi bé T đi học về có khóc và buồn, mẹ bé T gặng hỏi thì được biết, con bị cô giáo chủ nhiệm kéo tai, gây chảy máu Kiểm tra vành tai trái của con, gia đình bé T phát hiện một vết thương dài 3cm ở phía sau Bức xúc vì việc làm trên, chiều cùng ngày, gia đình bé T đã đến điểm trường Mầm non Thượng Lộc yêu cầu nhà trường xin lỗi Nguyên nhân sự việc được xác định, vào buổi sáng cùng ngày, khi thấy một bé gái khác đang tranh giành ghế với bé T., cô Nguyễn Thanh L., giáo viên tại điểm trường đã kéo tai bé T và làm bé bị thương Mặc
dù vết thương của bé N.T.H.T không quá nghiêm trọng nhưng việc làm của
cô L ít nhiều đã gây ảnh hưởng đến tâm lý của bé T Sau đó, Phòng Giáo dục
Trang 16và Đào tạo huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã quyết định tạm đình chỉ công tác dạy học đối với cô giáo L
Không chỉ có những vụ việc được nêu trên mà còn nhiều sự việc đau lòng xảy ra tương tự trên khắp cả nước và hậu quả để lại cho trẻ và toàn xã hội rất nghiêm trọng Đây là vấn đề cấp bách cho toàn ngành giáo dục nói chung
và ngành giáo dục mầm non nói riêng Chúng ta cần chung tay ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em để đất nước ta là một nước văn minh và phát triển
2.2 Nguyên nhân
Dù ở đâu, trong bất cứ hoàn cảnh, tình huống nào thì bạo hành trẻ em không chỉ để lại hậu quả về tinh thần, thể xác mà còn về mặt kinh tế-xã hội Tìm ra nguyên nhân của bạo hành trẻ em sẽ giúp chúng ta đưa ra một số giải pháp thiết thực để ngăn chặn, phòng chống vấn nạn này Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này từ kinh tế, xã hội văn hóa đến thói quen…tựu chung lại có thể đưa ra một số nguyên nhân như sau
2.2.1 Nhà nước và cơ quan quản lí giáo dục
Việt Nam có hai cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến trẻ em gồm Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) và
Vụ Giáo dục mầm non (thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo) Bên cạnh đó, còn có một hệ thống quản lý hành chính tại địa phương và các tổ chức chính trị xã hội Nhưng hầu hết những vụ bạo hành trẻ em lẫn sai phạm trong các trường mầm non được phát hiện là do phụ huynh, người dân và các cơ quan báo chí
Việc cấp phép các trường mầm non tư thục, các cơ sở trông giữ trẻ tư nhân lẫn quản lý các hoạt động của các đơn vị này hầu như bị buông lỏng trong thời gian qua Điều này thể hiện ở việc hàng nghìn các cơ sở mầm non tư thục không đạt tiêu chuẩn quy định về trường học vẫn được cấp phép thành lập Hàng nghìn các cơ sở trông giữ trẻ tư nhân không giấy phép vẫn ngang nhiên hoạt động Chắc chắn rằng, không thể nói tổ dân phố, các tổ chức đoàn thể xã hội, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý chuyên ngành không biết
Rõ ràng nếu các cơ quan quản lý chuyên ngành lẫn chính quyền địa phương làm đúng quy định và có trách nhiệm, thì không thể có những cơ sở