Đánh giá tính trọng yếu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 68 - 70)

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của Báo cáo tài chính có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên Báo cáo tài chính để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi thực hiện các khảo sát (thử nghiệm) kiểm toán.

Tại CPA VIETNAM, việc đánh giá tính trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch bao gồm hai bước là ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính, và phân bổ mức trọng yếu đó cho từng khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. Sở dĩ CPA VIETNAM chỉ phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán là vì hầu hết các sai sót trên Báo cáo kết quả kinh doanh đều có ảnh hưởng tương tự như trên Bảng cân đối kế toán vì hệ thống bút toán ghi sổ kép, hơn nữa hình thức kiểm toán của CPA VIETNAM là kiểm toán theo khoản mục nên hầu hết các thể thức kiểm toán tập trung vào các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán, nên thích hợp hơn cả là phân bổ tính trọng yếu cho các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán.

Thông thường, căn cứ vào Báo cáo tài chính khách hàng đã cung cấp, kiểm toán viên sẽ tiến hành đánh giá mức trọng yếu ban đầu cho toàn bộ Báo cáo tài chính thông qua tỷ lệ trọng yếu đã quy định đối với một số chỉ tiêu cơ sở sau:

 Lợi nhuận trước thuế :4,0% - 8,0%

 Doanh thu :0,4% - 0,8%

 Tài sản lưu động :1,5% - 2,0%

 Nợ ngắn hạn :1,5% - 2,0%

 Tổng tài sản :0,8% - 1,0%

Sau đó, kiểm toán viên sẽ xem xét số liệu năm nay và số liệu năm trước của các chỉ tiêu trên, cùng với tính chất của nó để xem chỉ tiêu nào có ít biến động nhất thì sẽ lựa chọn mức trọng yếu theo chỉ tiêu đó.

Ví dụ, với Công ty ABC, kiểm toán viên tiến hành đánh giá mức trọng yếu ban đầu như sau:

Biểu 2.3. Ước lượng mức trọng yếu ban đầu

Khách hàng: Công ty ABC Kỳ: 31/12/2005

Nội dung: Ước lượng mức trọng yếu ban đầu

Người lập: DQM Người soát xét: Người soát xét: Tham chiếu: Ngày: Ngày: Ngày: Chỉ tiêu Số tiền trên báo

cáo tài chính

Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu

Tối thiểu Tối đa

% Số tiền % Số tiền

Lợi nhuận trước thuế 760.589.450 4 30.423.578 8 60.847.156

Doanh thu 5.547.016.665 0,4 22.188.067 0,8 44.376.133

Tài sản lưu động 2.006.608.237 1,5 30.099.124 2 40.132.165

Nợ ngắn hạn 1.096.543.363 1,5 16.448.150 2 21.930.867

Tổng tài sản 4.425.478.144 0,8 35.403.825 1 44.254.781

Sau khi tính mức trọng yếu trên các cơ sở khác nhau, kiểm toán viên quyết định lựa chọn chỉ tiêu Tài sản lưu động làm cơ sở để ước lượng ban đầu về mức trọng yếu do kiểm toán viên xét thấy chỉ tiêu này ít có biến động qua các năm. Như vậy, mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính là từ 30.099.124đ - 40.132.165đ. Nếu tổng kết hợp các sai sót trong Bảng cân đối kế toán cao hơn 40.132.165đ thì được xem là trọng yếu, nếu nhỏ hơn 30.099.124đ thì được xem là không trọng yếu, có thể chấp nhận được, nếu tổng kết hợp sai sót nằm giữa 30.099.124đ và 40.132.165đ thì cần xét đoán thêm về mặt nghiệp vụ để xác định tính trọng yếu.

Tương tự, mức trọng yếu ban đầu được ước lượng cho Công ty XYZ là từ 35.310.721đ đến 47.080.961đ.

Sau khi ước lượng được mức trọng yếu ban đầu cho tổng thể, kiểm toán viên sẽ phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. Cơ sở để tiến hành phân bổ là dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên về sai sót của các khoản mục và chi phí kiểm toán đối với các khoản mục. Thường thì mức trọng yếu được phân bổ cho các khoản mục theo những hệ số khác nhau tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của kiểm toán viên về sai sót của các khoản mục và chi phí kiểm toán đối với các khoản mục. Các hệ số này thường là cố định trong mọi cuộc kiểm toán như sau: Hệ số phân bổ đối với Hàng tồn kho là 3; với Các khoản phải thu ngắn hạn, Các khoản phải thu dài hạn, Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn là 2; còn lại các khoản khác sẽ có hệ số phân bổ là 1. Mức trọng yếu ban đầu đối với toàn bộ Bảng cân đối kế toán sẽ được phân bổ cho từng khoản mục theo công thức sau:

Mức trọng yếu đối với khoản

mục i

= Số tiền khoản mục i * Hệ số phân bổ khoản mục i

* Mức trọng yếu ban

đầu của toàn bộ Bảng Σ (Số tiền khoản mục i * Hệ số phân bổ khoản mục i) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó, i là một trong những khoản mục trên Bảng cân đối kế toán.

Đối với khoản mục doanh thu, do kiểm toán viên không phân bổ mức ước lượng ban đầu cho khoản mục doanh thu và các nghiệp vụ phát sinh doanh thu đều đối ứng với một hoặc một số tài khoản trên Bảng cân đối kế toán, vì vậy khi kiểm toán viên phát hiện ra sai sót trong hạch toán doanh thu, kiểm toán viên sẽ đưa ra các bút toán điều chỉnh và yêu cầu khách hàng điều chỉnh theo, nếu khách hàng không điều chỉnh theo yêu cầu của kiểm toán viên thì kiểm toán viên sẽ xem xét bản chất nghiệp vụ ghi sai doanh thu ấy có liên quan đến những tài khoản nào trên Bảng cân đối kế toán để từ đó phân bổ số doanh thu đã bị hạch toán sai vào các tài khoản tương ứng (các tài khoản này đã được kiểm toán viên phân bổ mức trọng yếu) và xem xét mức sai phạm về doanh thu đó trong quan hệ với mức sai phạm cho phép (mức trọng yếu) của các khoản mục liên quan để từ đó đưa ra ý kiến kiểm toán hoặc xét đoán thêm về mặt nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 68 - 70)