Giao an su trang 1

7 614 0
Giao an su trang 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG III : NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN THẾ KỶ XIII -XIV Bài 13: NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỶ XIII I- MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1- Về kiến thức: - Giúp học sinh biết: Nguyên nhân làm cho nhà Lý suy yếu sụp đổ, nhà Trần thành lập. Nhà Trần thành lập là việc cần thiết cho đất nước và xã hội Đại Việt lúc bấy giờ. - Học sinh hiểu: Nhà Trần củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền, bổ sung thêm luật pháp nước Đại Việt. - Vận dụng: Biết so sánh sự giống và khác nhau giữa bộ máy nhà nước, pháp luật thời Lý Trần rút ra sự tiến bộ của nhà Trần so với nhà Lý. 2- Về tư tưởng: - Bồi dưỡng tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột, tự hào về lòch sử dân tộc, ý thức độc lập tự cường của ông cha ta thời Trần. 3- Về kỹ năng: - Qua bài học giúp học sinh sẽ vẽ và sử dụng tốt bản đồ. Có khả năng so sánh đối chiếu tốt với kiến thức đã học. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - Bản đồ nước Đại Việt thời Trần. - Sơ đồ tổ chức bộ máy quan lại và các đơn vò hành chính thời Trần. 2- Học sinh: Sách giáo khoa. III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1- Ổn đònh lớp: (1 phút) kiểm tra só số 2- Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Câu hỏi: Hãy trình bày đặc điểm nền giáo dục thời Lý? 3- Bài mới: (2 phút) Các em đã học chương II là gì? Gọi 1 học sinh trả lời: Nước Đại Việt thời Lý (thế kỷ XI-XII). Triều đại Lý suy tàn, triều đại mới thay thế đó là triều đại nhà Trần. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu tiếp Chương III: Nước Đại Việt thời Trần (thế kỷ XIII-XIV). Bài đầu chương là bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỷ XIII. ( GV ghi bảng) TUẦN: 11 TIẾT: 22 Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung • Đặt vấn đề: Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu, trước tình hình đó nhà Trần thành lập. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vì sao nhà Lý sụp đổ? - Mức độ kiến thức cần đạt: + Giúp HS hiểu vì sao nhà Lý sụp đổ. • Tổ chức thực hiện: * Nhà Lý sụp đổ (7 phút) Hoạt động 1: cá nhân - GV hỏi: Nhà Lý lên ngôi năm nào? - GV diễn giải: Nhà Lý lên ngôi năm 1009, trải qua 8 đời vua nhưng đến đời vua thứ 9 nhà Lý càng suy yếu trầm trọng. - GV hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến nhà Lý suy yếu như vậy? - GV: Gọi 1 HS đọc bài. - GV hỏi: Việc làm trên của vua quan nhà Lý đã dẫn đến hậu quả gì? - GV hỏi: Dân chúng cực khổ tất yếu sẽ làm gì? - GV hỏi: Trong tình hình đó, một số thế lực phong kiến đã làm gì? - GV hỏi: Trước tình hình đó nhà Lý phải làm gì? - Học sinh lắng nghe. - HS trả lời: 1009 - HS trả lời: Chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa. - HS đọc đoạn chữ nhỏ “Bấy giờ . việc gì?” - HS trả lời: Lụt lội hạn hán xảy ra. - HS trả lời: Nỗi dậy đấu tranh. - HS trả lời: Chống lại triều đình. - HS trả lời: Dựa vào thế lực họ Trần. I- Nhà Trần thành lập: 1- Nhà Lý sụp đổ: Chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa. Lụt lội, hạn hán xảy ra  Dân chúng cực khổ. Một số thế lực phong kiến chống lại triều đình. - GV: Gọi 1 HS đọc bài. - GV hỏi: Qua đoạn trích trên tạo điều kiện và thời cơ cho họ Trần làm gì? - GV diễn giảng: Lý Huệ Tông không có con trai nối dõi lập con gái thứ hai cũng là con gái út tên Lý Chiêu Thánh, vua cuối cùng của nhà Lý niên hiệu Lý Chiêu Hoàng chỉ mới 7 tuổi. * Sơ kết mục 1: Sự ăn chơi sa đọa bất lực không chăm lo đời sống nhân dân của vua quan nhà Lý, làm cho nhân dân đói khổ, bất mãn khởi nghóa, các đòa phương đánh giết lẩn nhau càng làm cho triều đình nhà Lý suy yếu. Nhà Trần thành lập là cần thiết trong hoàn cảnh lòch sử nước Đại Việt. * Củng cố mục 1 bằng câu hỏi: Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào? • Đặt vấn đề: GV chuyển ý: Theo em nhà Trần công việc đầu tiên sau khi lên ngôi nắm chính quyền là gì? * Mức độ kiến thức cần đạt: Giúp HS hiểu bộ máy quan lại và các đơn vò thời Trần hoàn chỉnh chặt chẽ hơn thời Lý. • Tổ chức thực hiện: Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền (20 phút) Hoạt động 2: Cá nhân - GV sử dụng bản đồ đòa giới, lãnh thổ - HS đọc đoạn chữ nhỏ: “Trần Cảnh .Hoàng đế” - HS trả lời: Buộc Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. - HS trả lời: Nhà Lý suy yếu, Lý Chiêu Hoàng nhỏ tuổi không hiểu chính sự nên họ Trần buộc nhà Lý phải nhường ngôi cho họ Trần. - HS trả lời: Củng cố chế độ phong kiến tập quyền. Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. 2- Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền: Đại Việt thời Trần và nói rõ trên phạm vi lãnh thổ đó nhà Trần đã xây dựng và củng cố chế độ tập quyền ra sao. Chúng ta cùng tìm hiểu. - GV hỏi: Bộ máy chính quyền trung ương nhà Lý được tổ chức như thế nào? - GV hỏi: Bộ máy chính quyền đòa phương được tổ chức như thế nào? - GV hỏi: Bộ máy quan lại nhà Trần được tổ chức như thế nào? - GV yêu cầu HS xem bảng tra cứu thuật ngữ “Phong kiến tập quyền” - GV hỏi: Ở triều đình được tổ chức như thế nào? - GV hỏi: Dưới vua có các chức gì? - GV hỏi: Nhà Trần đặt thêm một số cơ quan nào? GV nhấn mạnh. - GV hỏi: Đặt thêm một số chức quan gì? - GV mở rộng thêm: + Hà đêâ sứ: trông coi việc sửa chữa đắp đê + Khuyến nông sứ: chăm lo, khuyến khích nông dân sản xuất. + Đồn điền sứ: chiêu mộ người đi khai hoang. - HS nghe, theo dõi lược đồ. - HS trả lời: Vua, giúp việc vua có quan văn, quan võ. - HS trả lời: Cả nước chia 24 lộ, phủ. Dưới lộ phủ là huyện, hương xã. - HS trả lời: Theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền gồm ba cấp. - HS trả lời: Vua đứng đầu, thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) quản lý đất nước. - HS trả lời: Đại thần văn, võ. - HS trả lời: Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ. - HS trả lời: Hà đêâ sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ - Học sinh lắng nghe thu thập thông tin. Theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền gồm ba cấp. Đặt thêm một số cơ quan, một số chức quan. - GV hỏi: Bộ máy nhà nước thời Trần được chia ra sao? - GV giảng: Thời Trần tiến bộ hơn thời Lý: Các lộ, phủ, châu, huyện do các chức quan trông coi. *Sơ kết mục 2: Tổ chức bộ máy quan lại và các đơn vò thời Trần được hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Lý, chứng tỏ chế độ tập quyền thời Trần được củng cố hơn thời Lý. * Củng cố mục 2 bằng câu hỏi: So sánh sự khác nhau giữa bộ máy nhà nước thời Lý và bộ máy nhà nước thời Trần? - GV chốt lại: + Vua nhường ngôi sớm cho con tự xưng là Thái thượng hoàng cùng con quản lý đất nước. + Các chức quan đại thần do người họ Trần nắm giữ. + Đặt thêm một số cơ quan, một số chức quan. + Cả nước chia 12 lộ. - Theo em, việc tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần hoàn chỉnh chưa? - Câu hỏi gợi ý: Để xã hội thật sự có kỷ cương đi vào nề nếp nghiêm khắc với một số kẻ phạm tội nhà Trần đã làm gì? * Mức độ kiến thức cần đạt: Nhà Trần sửa sang luật pháp, tăng cường cơ quan pháp luật. • Tổ chức thực hiện: Pháp luật thời Trần (7 phút) Hoạt động 3:Cá nhân -GV hỏi:Nhà Lý đã ban hành bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta tên là gì? - GV hỏi: Thời Trần ban hành bộ luật - HS trả lời: 12 lộ (dưới lộ phủ, châu, huyện, xã) - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. - HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. - HS trả lời: Chưa - HS trả lời: Ban hành pháp luật 3- Pháp luật thời Trần : Ban hành Quốc triều mới gọi là gì? Hoạt động 4: Nhóm - GV hỏi: Nhận xét Hình luật thời Trần so với Hình thư thời Lý? GV chốt lại: + Thời Trần giống thời Lý. + Bổ sung thêm: Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản. Quy đònh cụ thể việc mua bán ruộng đất. - GV giải thích: tư hữu tài sản: sở hữu riêng. - GV hỏi: Nhà Trần đặt thêm cơ quan gì thuộc về pháp luật? - GV giảng thêm: Tội trộm cắp bò trừng trò rất nặng thích chữ vào mặt, chặt ngón chân, lần thứ ba sẽ bò giết. Những đồ vật lấy trộm một phần sẽ phải đền chín phần nếu không đền được bắt vợ con sung làm nô tì. + Cơ quan xét xử chọn những quan chức có uy tín về đức độ, công minh và thanh liêm. Trên danh nghóa nhà vua là người có quyền quyết đònh trong mọi việc xét duyệt. Tội mưu phản triều đình bò xếp vào hàng đại nghòch và bò trừng trò rất nặng giết hết thân tộc. Trong gia đình cấm cha con vợ chồng và gia nô không được kiện cáo nhau. Ở làng xã các bô lão giữ vai trò dàn xếp xét xử. - GV liên hệ thực tế bằng câu hỏi: Ngày nay nhà nước ta ban hành pháp luật để làm gì? - GV chốt lại: Pháp luật nước ta ngày nay do nhà nước ban hành bảo vệ - HS trả lời: Hình thư - HS trả lời: Quốc triều hình luật. - HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. - HS trả lời: Thẩm hình viện để xét xử. - HS trả lời: Để đảm bảo công bằng xã hội …. hình luật. Đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử. quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đảm bảo công bằng xã hội. Mọi người phải tuân theo pháp luật, nếu ai vi phạm thì bò xử lý nghiêm minh theo quy đònh của pháp luật. * Sơ kết mục 3: Nhà Trần rất quan tâm đến pháp luật chú trọng sửa sang luật pháp, tăng cường cơ quan pháp luật. * Sơ kết bài học: (1 phút) - Cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII, nhà Lý suy yếu không đủ năng lực quản lý đất nước, xã hội rối loạn đời sống nhân dân cực khổ. Trong bối cảnh đó nhà Trần thay thế nhà Lý quản lý đất nước là cần thiết đối với quốc gia, xã hội Đại Việt bấy giờ. - Bằng biện pháp tích cực, nhà Trần đã củng cố được chế độ quân chủ trung ương tập quyền tăng cường pháp luật, nhờ vậy quốc gia Đại Việt thời Trần đã có bước phát triển mới về các mặt. Các em sẽ được tìm hiểu kỹ hơn ở bài sau. 4- Củng cố: (4 phút) Câu 1: GV treo sơ đồ bộ máy nhà nước và quan lại nhà Trần được hoàn chỉnh (che phần từ lộ trở xuống). Hỏi HS trả lời , GV mở ra. Câu 2: Chọn câu đúng nhất: Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào? 5- Dặn dò: (1 phút) - Học kỹ bài. - Chuẩn bò phần II: Nhà Trần xây dựng quân đội và phát triển kinh tế. NHẬN XÉT TIẾT HỌC: RÚT KINH NGHIỆM: . không đền được bắt vợ con sung làm nô tì. + Cơ quan xét xử chọn những quan chức có uy tín về đức độ, công minh và thanh liêm. Trên danh nghóa nhà vua là người. quan tâm đến pháp luật chú trọng sửa sang luật pháp, tăng cường cơ quan pháp luật. * Sơ kết bài học: (1 phút) - Cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII, nhà Lý suy

Ngày đăng: 12/06/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan