Giáo án kiểm tra 1 tiết - chương I - Lớp 10

4 21.6K 394
Giáo án kiểm tra 1 tiết - chương I - Lớp 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THPT Bỉm sơn ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT - LỚP 10 I. MỤC TIÊU: Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong chương I trong chương trình hóa học lớp 10- ban nâng cao. II. NỘI DUNG KIỂM TRA: 1. Thành phần cấu tạo của nguyên tử, kích thước và khối lượng của nguyên tử. 2. Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học. 3. Đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình. 4. Lớp vỏ nguyên tử III. XÂY DỰNG MA TRẬN CỦA ĐỀ KIỂM TRA: TT Nội dung kiến thức cần kiểm tra Biết Hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Thành phần cấu tạo của nguyên tử 1 0,5 1 0,5 1 0,5 3 1,5 2 Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học 1 0,5 1 0,5 2 1 3 Đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối TB 1 0,5 1 0,5 2 1 4 Lớp vỏ nguyên tử 1 0,5 1 0,5 3 3 1 0,5 2 2 8 6,5 Tổng 4 2 4 2 3 3 2 1 2 2 15 10 IV. THIẾT LẬP CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỤ THỂ THEO MA TRẬN: I. Phần trắc nghiệm: Câu 1 / Cho các nguyên tố 1 H; 3 Li; 11 Na; 4 Be; 2 He; 9 F; 10 Ne; 7 N; 8 O. Nhóm các nguyên tố đều có số e độc thân bằng không ở trạng thái cơ bản là: a N, O, F b Be, He, Ne c H, Li, Na d Be, Li, Na. Câu 2 / Mệnh đề nào sau đây không đúng: a Lớp e ngoài cùng bền vững khi có chứa 8e. b Lớp e ngoài cùng bền vững khi phân lớp s chứa tối đa số e. c Không có nguyên tố nào có lớp e ngoài cùng nhiều hơn 8e. d Có nguyên tố có lớp ngoài cùng bền vững với 2e Câu 3 / Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n, e bằng 34. Cấu hình e của nguyên tử đó là: a 1s 2 2s 2 2p 1 . b 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 . c 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 . d 1s 2 2s 2 2p 5 . Câu 4 / Nguyên tử của nguyên tố R có 7e thuộc phân lớp 3d. Nguyên tố R có số hiệu nguyên tử là: a 25. b 24. c 27. d 26. Câu 5 / Hãy cho biết trong các đồng vị sau đây của Fe (Z=26) thì đồng vị nào phù hợp với tỉ lệ: Số proton : Số nơtron = 13 : 15 a 55 Fe. b 58 Fe. c 56 Fe. d 57 Fe. Câu 6 / Cho các mệnh đề sau: (1) Obitan nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó xác xuất có mặt của e là lớn nhất. (2) Đám mây e không có ranh giới rõ rệt, còn obitan nguyên tử có ranh giới rõ rệt. (3) Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa 2e chuyển động tự quay cùng chiều. (4) Trong cùng một phân lớp e, các e sẽ được phân bố trên các obitan sao cho các e độc thân là tối đa và các e này phải có chiều tự quay khác nhau. (5) Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa 2e chuyển động tự quay ngược chiều. Những mệnh đề không đúng là: a (3), (5). b (3), (4). c (1), (2). d (2), (3). Câu 7 / Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) là 115, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Cấu hình e nguyên tử của nguyên tố X là: a 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 2 4p 5 . b 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 2 c 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 7 4s 2 . d 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 1 . Câu 8 / Cho các nguyên tố sau: 7 N; 17 Cl; 24 Cr; 19 K . Nguyên tố có số e độc thân nhiều nhất thuộc lớp ngoài cùng ở trạng thái cơ bản là: a Nguyên tố K b Nguyên tố Cr c Nguyên tố N d Nguyên tố Cl Câu 9 / Phân lớp e ngoài cùng của các nguyên tố X; Y; Z lần lượt là: 2p 6 ; 3s 2 ; 3p 5 . Hỏi X, Y, Z là kim loại, phi kim hay khí hiếm? a X là phi kim, Y là kim loại, Z là khí hiếm. b X là kim loại, Y là phi kim, Z là khí hiếm. c X là khí hiếm, Y là phi kim, Z là kim loại. d X là khí hiếm, Y là kim loại, Z là phi kim. Câu 10 / Cho các nguyên tử sau: Be (Z=4); Na (Z=11); Mg (Z=12); K (Z=19); Ca (Z=20); Cr (Z=24); Cu (Z=29). Dãy nguyên tử nào dưới đây có số e lớp ngoài cùng bằng nhau: a Ca; Cr; Be. b Ca; Cu; Mg. c Ca; Cr; Cu. d Na; K; Cr; Cu. II. Phần tự luận: (5 điểm) Câu 11/ Cho các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 6, 8, 25, 29, 34. a) Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố trên ở trạng thái cơ bản? b) Xác định số e lớp ngoài cùng? c) Xác định số e độc thân ở trạng thái cơ bản? Câu 12/ Nguyên tố X không phải là khí hiếm, nguyên tử của nó có phân lớp ngoài cùng là 2p. nguyên tử của nguyên tố Y có phân lớp e ngoài cùng là 3s. Tổng số e thuộc phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X và Y bằng 7. a) X; Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao? b) Viết cấu hình e đầy đủ của các nguyên tử X và Y? V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Câu Ý Nội dung Điểm 1 Đáp án B 0,5 2 Đáp án B 0,5 3 Đáp án C Tổng số hạt: 2Z + N = 34 ⇒ Z < 20 Vậy: Z ≤ N ≤ 1,33Z ⇔ Z ≤ 34 - 2Z ≤ 1,33Z ⇔ 10,2 ≤ Z ≤ 11,3 Mà Z nguyên ⇒ Z = 11 Cấu hình e là: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 0,5 4 Đáp án C Nguyên tử của nguyên tố R có 7e thuộc phân lớp 3d nên có cấu hình e là: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 7 4s 2 0,5 ⇒ Z = 27 5 Đáp án C Theo bài ra: 13 15 Z N = ; Mà Z = 26 ⇒ N = 30 Vậy đồng vị đó là: 56 Fe 0,5 6 Đáp án B 0,5 7 Đáp án A Tổng số hạt: 2Z + N = 115 (1) Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 25 hạt: 2Z - N = 25 (2) Từ hệ phương trình (1) và (2) ta có: Z = 35 Vậy cấu hình e của nguyên tử nguyên tố X là: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 2 4p 5 0,5 8 Đáp án C Nguyên tố N: Có 3e độc thân ở lớp ngoài cùng. Nguyên tố Cl: Có 1e độc thân ở lớp ngoài cùng. Nguyên tố Cr: Có 1e độc thân ở lớp ngoài cùng. Nguyên tố K: Có 1e độc thân ở lớp ngoài cùng. Vậy nguyên tố có số e độc thân nhiều nhất là N 0,5 9 Đáp án D Nguyên tố X: Phân lớp ngoài cùng 2p 6 ⇒ có 8e lớp ngoài cùng nên X là khí hiếm. Nguyên tố Y: Phân lớp ngoài cùng 3s 2 ⇒ có 2e lớp ngoài cùng nên Y là kim loại. Nguyên tố Z: Phân lớp ngoài cùng 3p 5 ⇒ có 7e lớp ngoài cùng nên Z là phi kim. 0,5 10 Đáp án D 0,5 11 a Cấu hình e: Z = 6: 1s 2 2s 2 2p 2 Z = 8: 1s 2 2s 2 2p 4 Z = 25: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 5 4s 2 Z = 29: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 1 z = 34: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 2 4p 4 1 b Số e lớp ngoài cùng lần lượt là: 4, 6, 2, 1, 6 1 c Số e độc thân ở trạng thái cơ bản lần lượt là: 2, 2, 5, 1, 2 1 12 a ♦ Nguyên tử của nguyên tố X có phân lớp ngoài cùng là 2p ⇒ Cấu hình e lớp ngoài cùng có dạng: 2s 2 2p x (x = 1 → x = 5 vì X không phải là khí hiếm) ⇒ Tổng số e lớp ngoài cùng là 3; 4; 5; 6; 7 nên X là phi kim. ♦ Nguyên tử của nguyên tố Y có phân lớp ngoài cùng là 3s ⇒ Cấu hình e lớp ngoài cùng có dạng: 3s y (y = 1 hoặc 2) ⇒ Số e lớp ngoài cùng là: 1 hoặc 2 nên Y là kimloại. 1 b ♦ Theo bài ra: x + y = 7 (với y = 1 hoặc y = 2) Nếu y = 1 ⇒ x = 6; không phù hợp vì X không phải là khí hiếm. Nếu y = 2 ⇒ x = 5 1 ♦ Vậy cấu hình e đầy đủ của các nguyên tử X và Y lần lượt là: 1s 2 2s 2 2p 5 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 . sơn ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT - LỚP 10 I. MỤC TIÊU: Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong chương I trong chương trình hóa học lớp 10 - ban nâng. H i X, Y, Z là kim lo i, phi kim hay khí hiếm? a X là phi kim, Y là kim lo i, Z là khí hiếm. b X là kim lo i, Y là phi kim, Z là khí hiếm. c X là khí hiếm,

Ngày đăng: 26/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan