1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên

20 447 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 428,83 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- NGUYỄN THỊ HUYỀN KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG MÙ CHỮ VÀ TÁI MÙ CHỮ Ở THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ HUYỀN

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG MÙ CHỮ VÀ TÁI

MÙ CHỮ Ở THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ,

TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Hà Nội-2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-* -

NGUYỄN THỊ HUYỀN

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG MÙ CHỮ VÀ TÁI

MÙ CHỮ Ở THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ,

TỈNH ĐIỆN BIÊN

Luận văn Thạc sỹ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số : 60 22 02 40

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.Trần Trí Dõi

Hà Nội-2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, không có sự sao chép ở bất cứ nguồn tài liệu, đề tài luận văn, luận án hay công trình nghiên cứu khoa học của tác giả nào khác

Người cam đoan

Học viên

Nguyễn Thị Huyền

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để luận văn này được hoàn thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Trần Trí Dõi – người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho

em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Ngôn ngữ học

đã dạy bảo và giúp đỡ nhiệt tình cho em trong suốt thời gian học cao học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ UBND phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập tư liệu tại địa phương

Hà Nội, tháng 10 năm 2014

Học viên

Nguyễn Thị Huyền

Trang 5

BẢNG VIẾT TẮT

- PCGDTH-XM: Phổ cập giáo dục Tiểu học và Xóa mù

- GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo

- THCS: Trung học cơ sở

- MC: Mù chữ

- TM: Tái mù chữ

- MHT: Mù chữ hoàn toàn

- KHT: Mù chữ không hoàn toàn

- THT: Tái mù chữ hoàn toàn

- CHT: Tái mù chữ chƣa hoàn toàn

- LHQ: Liên hợp quốc

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lí do chọn đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Nội dung nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Bố cục của đề tài 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8

1.1 Khái quát về hiện tượng Mù chữ và Tái mù chữ 8

1.1.1.Những quan niệm về mù chữ và tái mù chữ trên thế giới 8

1.1.2 Quan niệm về mù chữ và tái mù chữ ở Việt Nam ………18

1.2 Khái quát về địa bàn khảo sát Error! Bookmark not defined.

1.2.1 Khái quát về tỉnh Điện Biên Error! Bookmark not defined.

1.2.2 Khái quát về thành phố Điện Biên Phủ Error! Bookmark not defined.

1.2.3 Khái quát về địa bàn phường Nam Thanh Error! Bookmark not defined.

Chương 2: TÌNH TRẠNG MÙ CHỮ VÀ TÁI MÙ CHỮ Ở PHƯỜNG

NAM THANH, THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦError! Bookmark not defined.

2.1.Tổng hợp kết quả khảo sát tại phường Nam ThanhError! Bookmark not defined 2.2 Tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở phường Nam Thanh chia theo đơn vị

bản Error! Bookmark not defined.

2.3 Tình trạng mù chữ và tái mù chữ chia theo giới tínhError! Bookmark not defined 2.4 Tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở phường Nam Thanh chia theo độ

tuổi Error! Bookmark not defined.

2.4.1 Kết quả của cuộc khảo sát Error! Bookmark not defined.

2.4.2 Số liệu báo cáo xóa mù theo độ tuổi của địa phương.Error! Bookmark not defined.

2.5 Tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở phường Nam Thanh chia theo thành

phần dân tộc Error! Bookmark not defined.

2.6 Tiểu kết Error! Bookmark not defined

Trang 7

2

TRẠNG MÙ CHỮ VÀ CHỐNG TÁI MÙ CHỮ VÙNG DÂN TỘC MIỀN NÚI VIỆT NAM Error! Bookmark not defined.

3.1 Vấn đề cấp thiết của xóa mù và chống tái mùError! Bookmark not defined 3.2 Một số kiến nghị về giải pháp Error! Bookmark not defined

3.2.1 Mù chữ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước nhà ở vùng dân tộc thiểu số Error! Bookmark not defined 3.2.2 Một số đề xuất Error! Bookmark not defined.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Theo cách hiểu truyền thống, mù chữ (illiteracy) là tình trạng người không biết đọc, biết viết Đây là một tình trạng không chỉ có ở Việt Nam mà

có ở nhiều quốc gia trên thế giới và là một trong những vấn đề mang tính cấp bách của nhân loại Hiện nay thế giới còn gần khoảng 774 triệu người

mù chữ

Những nước có tỉ lệ dân số biết đọc, biết viết cao nhất là Úc (99,9%) tiếp đến là Áo, Bỉ, Canada…Những nước có tỉ lệ người biết đọc, biết viết thấp nhất là Brkina (12,8%), Niger (14,4%)….Việt Nam có số người biết đọc, biết viết là 90,3%, đứng vị trí 82/175 nước, đứng sau Mexico, Trung Quốc, Sri Lanka và đứng trước Zimbabwe, Jodan

Tại Hội nghị triển khai dự án “Phát triển chiến lược hệ thống nguồn lực

hỗ trợ sang kiến nâng cao năng lực xóa mù chữ tại Việt Nam” diễn ra vào

ngày 19 tháng 12 năm 2007 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết nước ta không chỉ có hiện tượng mù chữ mà còn xuất hiện cả hiện tượng tái mù chữ (Reilliteracy) Điều đáng chú ý là số người tái mù chữ lại có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây Đây là một thực trạng rất đáng lo ngại ở nước ta cần được quan tâm

Nếu hiện tượng mù chữ, tái mù chữ không bị đẩy lùi thì nó sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, đặc biệt đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Theo Quyết định số 692/QĐ – TTg ngày 04 tháng 05 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ thì Điện Biên là một trong số 14 tỉnh có điều kiện kinh

Trang 9

4

tế - xã hội khó khăn và có tỷ lệ người mù chữ cao nên được hỗ trợ Đề án

“Xóa mù chữ đến năm 2020” Điều này cho thấy hiện tượng mù chữ và tái

mù chữ đang là một vấn đề xã hội mang tính cấp bách ở tỉnh Điện Biên Thêm vào đó, theo số liệu thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ năm 2012, ở thành phố Điện Biên Phủ tỷ lệ người

mù chữ trong độ tuổi từ 15 đến 25 là 0.01%; tỷ lệ người mù chữ trong độ tuổi từ 26 đến 35 là 0.24%; tỷ lệ người mù chữ trong độ tuổi từ 36 trở lên là 1.01% Như vậy, chúng ta có thể thấy mặc dù thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Điện Biên; là nơi có điều kiện và cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục tốt nhất của tỉnh; là nơi có nhiều trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia, ngoài ra còn có các trường trung cấp, cao đẳng và các Trung tâm học tập cộng đồng nhưng tình trạng mù chữ vẫn còn tồn tại

Xuất phát từ thực tiễn cấp bách nói trên, chúng tôi chọn đề tài

nghiên cứu “Khảo sát tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên”: Trường hợp chọn thí điểm địa bàn phường Nam Thanh để tiến hành khảo sát với mong muốn nhằm tìm hiểu vấn đề

này một cách có hệ thống trên cả hai lĩnh vực lý luận và thực tiễn để có được một cách nhìn gần với thực tế hơn và từ đó đề xuất ra những biện pháp khắc phục sao cho phù hợp với tình hình thực tế của thành phố Điện Biên Phủ nói riêng và cả nước nói chung

2 Mục đích nghiên cứu

Mù chữ và tái mù chữ là một trong những hiện tượng của ngôn ngữ học

xã hội, phản ánh trình độ phát triển của một xã hội Chính vì thế, mục đích nghiên cứu của đề tài là:

- Tìm hiểu thực trạng mù chữ và tái mù chữ ở 6 bản của phường Nam Thanh

Trang 10

- Từ đó, góp phần tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở thành phố Điện Biên Phủ nói riêng và ở Việt Nam nói chung

- Ngoài ra, thông qua việc điều tra thu thập tư liệu phục vụ cho đề tài đã đưa ra những trải nghiệm thực tế, có cơ hội được nhìn thấy và lắng nghe suy nghĩ, thái độ của người dân đối với những vấn đề ngôn ngữ ở địa bàn mà họ đang sinh sống để từ đó đề xuất ra những giải pháp khắc phục tình trạng mù chữ và tái mù chữ cho đồng bào dân tộc miền núi

3 Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện các mục đích trên, đề tài tiến hành nghiên cứu các vấn đề

cụ thể sau:

- Tìm hiểu các khái niệm liên quan đến vấn đề mù chữ và tái mù chữ

- Điều tra khảo sát và đánh giá tình trạng mù chữ và tái mù chữ của người dân đang sinh sống tại 6 bản: Noong Chứn, Pom Loi, Khá, Co Cáng, Noong

En và Hoong En thuộc phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

- Kiến nghị về các giải pháp xóa mù và chống tái mù chữ ở vùng dân tộc miền núi nói riêng và Việt Nam nói chung

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng khảo sát được tiến hành ở đây là tất cả những người thuộc độ tuổi đến trường học chữ trở lên (tức 6 tuổi trở lên) trong một đơn vị cư trú để nhận diện tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở cộng đồng cư dân vùng dân tộc miền núi

Thành phố Điện Biên Phủ là một thành phố vùng cao Tây Bắc trực thuộc tỉnh Điện Biên Vì thế, phạm vi khảo sát được chúng tôi tiến hành là

những đối tượng từ 6 tuổi trở lên, hiện đang sinh sống tại các bản : Co Cáng,

Trang 11

6

Pom Loi, Khá, Noong Chứn, Noong En, Hoong En, phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

Sau khi tiến hành khảo sát ở những địa điểm trên, chúng tôi thu được

601 phiếu (trong đó có 1 phiếu không hợp lệ đó là đối tượng được điều tra dưới 6 tuổi) Đây là kết quả khảo sát điền dã trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ vào tháng 1/2013 của đoàn sinh viên khoa Ngôn ngữ học để thực

hiện Đề tài Nhóm A, Mã số: QGTĐ.12.09 do GS TS Trần Trí Dõi chủ trì

Như vậy, số liệu này là một phần kết quả của đợt nghiên cứu điều tra điền dã

nói trên thuộc địa bàn một thành phố của tỉnh Điện Biên

5 Phương pháp nghiên cứu

Để luận văn được hoàn thành, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong ngôn ngữ học như sau:

Trước hết, đó là phương pháp nghiên cứu điều tra điền dã để thu thập tài liệu và số liệu từ thực tiễn Ở từng địa bàn khảo sát, mỗi người dân có một phiếu phỏng vấn với những thông tin về cá nhân (như tên, tuổi, giới tính, đã đi học chưa…) cùng một bài đọc tiếng Việt và bài toán ở trình độ tiểu học nhằm kiểm tra khả năng đọc – hiểu, viết cũng như tính toán của họ.Từ đó, trên cơ sở những tiêu chí về mù chữ, chúng tôi phân loại, xử lý và phân tích số liệu để tìm ra những khác biệt của tình hình mù chữ và tái mù chữ theo từng đặc trưng về giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc và địa bàn Đặc biệt, chúng tôi còn tiến hành đối chiếu số liệu xử lý được với những con

số thống kê của Phòng Giáo dục thành phố Điện Biên Phủ, qua đó, rút ra những nhận xét cần thiết

Những thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội cũng như thực tế trải nghiệm trong nghiên cứu điền dã sẽ là căn cứ cho những phân tích về nguyên nhân khó khăn cho công tác xóa mù chữ và chống tái mù chữ tiếng

Trang 12

phổ thông cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây Cuối cùng, chúng tôi sẽ rút

ra những nhận xét tổng quát cho vấn đề

Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành tập hợp những tài liệu có liên quan đến đề tài như sưu tầm và phân tích những tài liệu từ sách báo, tạp chí, internet…

Khi khảo sát điền dã, chúng tôi áp dụng những tiêu chí của Việt Nam

đã nói ở trên Chúng tôi cho rằng, những tiêu chuẩn trong quy định của nhà nước ta về cơ bản là phù hợp với thực tế giáo dục của xã hội ta hiện nay, nhất là đối với vùng dân tộc miền núi

6 Bố cục của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục của Luận văn gồm có 3 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở thành phố Điện Biên

Phủ, tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay

Chương 3: Một số đề xuất về giải pháp khắc phục tình trạng mù chữ

và chống tái mù chữ ở vùng dân tộc miền núi của Việt Nam

Trang 13

8

1.1 Khái quát về hiện tượng Mù chữ và Tái mù chữ

1.1.1.Những quan niệm về mù chữ và tái mù chữ trên thế giới

1.1.1.1 Quan niệm của UNESCO

UNESCO là cơ quan phụ trách khoa học, giáo dục và văn hóa của Liên hợp quốc (LHQ) Vì thế, quan niệm của cơ quan này là sự thể hiện nhận thức chung của cộng đồng thế giới về hiện tượng giáo dục này Theo tinh

thần định nghĩa mà UNESCO thể hiện, có thể hiểu mù chữ là không có khả năng đọc và viết Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm này cũng được phát

triển theo thời gian phù hợp với sự phát triển của xã hội và thế giới

Năm 1958, UNESCO đã đưa ra định nghĩa ban đầu về mù chữ Theo

đó, “Một người không biết chữ nếu họ không có hai khả năng đọc và viết

một tuyên bố ngắn và đơn giản liên quan đến cuộc sống hằng ngày của họ” Với nội hàm như thế, tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc ủng hộ một ý tưởng “giáo dục cơ bản” nên tập trung chủ yếu vào hai

kỹ năng là đọc và viết Như vậy, có thể thấy vào thời gian này đối với UNESCO, mù chữ là một thuật ngữ khá “chung chung” là đọc và viết các

Bộ Giáo dục của các nước thành viên LHQ, giáo dục về xóa mù chữ đã được

làm nổi bật khi nhấn mạnh mối liên hệ giữa xóa mù chữ với phát triển xã

hội; và lần đầu tiên UNESCO đề xuất chức năng biết đọc, biết viết là phương tiện để con người phát triển kinh tế - xã hội trong một quốc gia Với quan niệm như thế, vấn đề xóa mù chữ được hiểu là nó đã vượt ra ngoài giới hạn của nội hàm biết chữ thô sơ trước đây là chỉ đơn giản là dạy học, dạy viết mà nó gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia

Tiếp theo vào năm 1978, UNESCO đã thông qua định nghĩa về “mù chữ chức năng”; theo đó, một người được coi là “mù chữ chức năng” nếu họ

Trang 14

không thể tham gia vào bất kỳ hoạt động nào mà biết đọc, biết viết là điều kiện cần cho hiệu quả hoạt động của các nhóm hoặc cộng đồng đó và cũng không thể sử dụng kỹ năng đọc, viết và tính toán cho sự phát triển của chính mình và của cả cộng đồng Như vậy, với quan niệm về “mù chữ chức năng”, UNESCO coi nội hàm “biết chữ” ở mức độ rộng và phức tạp hơn, trong đó nếu “biết chữ” nhưng không qua kỹ năng ấy để phục vụ cho sự phát triển của chính cá nhân mình và của cả cộng đồng thì bản thân các cá nhân ấy được coi là ở (hay thuộc) tình trạng mù chữ

Và vào thời điểm hiện nay, tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã định nghĩa về khái niệm biết chữ một cách cụ thể hơn Theo đó, sự biết viết, sự biết đọc hay khả năng biết chữ của một ai đó là

“Khả năng nhận biết, hiểu, sáng tạo, truyền đạt, tính toán và dùng chữ được

in ra và viết ra liên kết cùng các văn cảnh khác nhau” Để giải thích rõ hơn

khái niệm biết đọc, biết viết mở rộng nói trên, tổ chức năng đã đề nghị phân biệt 3 loại “mù chữ” trong thế kỷ mới, bao gồm:

- Loại thứ nhất là những người “không biết chữ”, do đó “không đọc sách được” Đó là những người “mù chữ” cũ, “không biết chữ” theo nghĩa truyền thống của khái niệm này

- Loại thứ hai là những người có thể “biết chữ” nhưng vẫn không phân biệt được những phù hiệu, tín hiệu mà xã hội hiện đại đang sử dụng phục vụ cho xã hội (ví dụ như: bảng đèn hiệu giao thông, biển báo nhà vệ sinh nam,

nữ v.v) Đây là những kiểu người có thể “đọc” hay “viết” chữ nhưng cũng không “hiểu” được những quy định của xã hội hiện đại

- Và loại thứ ba là những người “biết chữ” nhưng không biết hay không

có khả năng sử dụng máy tính, một công cụ phổ biến hiện nay trong xã hội

để thực hiện học tập, giao lưu, quản lý công việc

Ngày đăng: 27/10/2016, 16:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w